Bạn đang xem bài viết Hạnh Phúc Đích Thực Của Người Kitô Hữu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI KI-TÔ HỮU
Tác giả: Aug. Trần Cao Khải
WHĐ (25.11.2020) – Chúng ta biết rằng, kể từ năm 2013, người ta đã quyết định chọn ngày 20 tháng 3 hằng năm để gọi là Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc hay Ngày Hạnh Phúc (International Day of Happiness). Ngày này là ý tưởng của chuyên gia Liên Hợp Quốc Jayme Illien đưa ra nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao hạnh phúc trên toàn cầu.[1] Thực vậy, hạnh phúc luôn là điều mà cả nhân loại mọi nơi mọi thời hằng mơ ước. Một danh nhân đã nói: “Ước mơ lớn nhất của con người là cảm nhận và tìm được ý nghĩa và niềm hạnh phúc của cuộc sống”. Chúng ta tự hỏi, hạnh phúc là gì mà người ta phải quan tâm, phải tôn vinh, cần phát triển và nâng cao.
Trước hết, ta thử tìm hiểu xem theo nhận định và kinh nghiệm của con người thì hạnh phúc đích thực là gì?
I.- HẠNH PHÚC TRONG CÁI NHÌN CỦA CON NGƯỜI
Có một câu truyện ngắn thế này: Một người đàn ông già sống trong ngôi làng nhỏ, cả làng cảm thấy phiền vì ông ta luôn phàn nàn, khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy tâm trạng u ám. Càng ngày, ông ta càng khiến mọi người xung quanh khó chịu. Ông luôn khiến những người gặp mặt ông cảm thấy bất hạnh. Vì thế, tất cả người trong làng đều cố gắng hết sức để tránh đối mặt với ông ta.
Nhưng một ngày nọ, khi ông già bước sang tuổi 80, mọi người ngạc nhiên bởi tin đồn: “Hôm nay là một ngày hạnh phúc với ông già. Ông không phàn nàn bất cứ điều gì. Ông không hề nhăn nhó, thậm chí còn cười tươi rất nhiều”.
Dân làng tụ tập quanh người đàn ông và hỏi: “Điều gì đã xảy ra với ông thế?”.
“Không có gì đặc biệt cả. 80 năm qua tôi đã cố gắng theo đuổi hạnh phúc nhưng không có tác dụng gì cả. Tôi vừa quyết định sống mà không cần có hạnh phúc, chỉ cần tận hưởng hiện tại thôi. Thật ngạc nhiên, đó cũng là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất từ trước đến giờ”.
Câu truyện trên gợi cho ta bài học đơn giản này, tự khắc tìm đến, sẽ vô ích nếu ta cứ mải mê theo đuổi hạnh phúc vì hạnh phúc không ở ngoài ta mà là do ta cảm nhận từ tâm trạng và thái độ chủ quan của mình.
Con người mọi thời đại đều ra sức suy nghĩ nhiều về hạnh phúc, và không ít người đã đưa ra những nhận định sâu sắc và những trải về hạnh phúc như thế nào.
Hạnh phúc là điều may mắn cho cuộc đời. Khi ta chúc ai được nhiều hạnh phúc, thì cũng có nghĩa là chúc người đó được nhiều may mắn (Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức).
Hạnh phúc có nghĩa là một tình trạng được hoàn toàn hài lòng (Tự điển Larousse).
Hạnh phúc cũng là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện (Từ điển Tiếng Việt 1992, Viện Ngôn Ngữ).
Riêng tác giả Hà Thủy Nguyên, trong bài “Hạnh phúc trong các quan niệm tôn giáo tâm linh”, trang Văn hóa Nghệ An, đã đưa ra một diễn giải chi tiết về hạnh phúc như sau:
“Hạnh phúc là gì? Trong tiếng Hán, “Hạnh” 幸 có nghĩa là được yêu mến, được nhận sự may mắn; còn “Phúc” 福 có nghĩa là vận may, may mắn. Nếu ghép hai từ “hạnh phúc” này với nhau thì có thể hiểu rằng đó là trạng thái được nhận những điều may mắn. Không rõ từ khi nào “hạnh phúc” đã trở thành một cái đích để người ta hướng tới và được lý giải như một trạng thái tinh thần tích cực. Điều này tương tự với từ “happy” – có nghĩa là hạnh phúc trong tiếng Anh. Nghĩa gốc của từ “happy” cũng không bao hàm một trạng thái tinh thần tích cực mà gần gũi với vận may, may mắn. Dấu vết của ý nghĩa gốc này được tìm thấy trong tiếng Anh Trung Cổ, tiếng Norse cổ (heppinn) và tiếng Scotts (happin), đều có ý nghĩa là vận may, may mắn.”[2]
Trong tác phẩm “Đi tìm hạnh phúc cuộc sống”, hai tác giả Rick Foster và Greg Hicks đã đưa ra câu trả lời cho vấn nạn “Hạnh phúc là gì?”. Họ khẳng định đó là những điều rất đỗi bình dị.
Đó là cảm giác bình an khi biết bằng lòng với hiện tại nhưng vẫn nuôi dưỡng những ước mơ của mình và theo đuổi ước mơ đó đến tận cùng.
Đó là cảm giác thư thái đến từ niềm tin và sự can đảm đương đầu với nghịch cảnh cuộc sống.
Đó cũng là hiểu được cái tôi trong sâu thẳm tâm hồn mình, biết lắng nghe tiếng nói từ trái tim và biết hy sinh cho người khác hơn là chỉ nghĩ đến bản thân.
Và sau cùng là biết sống, biết tạo ra niềm vui và tận hưởng niềm vui trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.
Người hạnh phúc thật sự không bao giờ phủ nhận thực tế, họ luôn đối mặt với cuộc sống, mở lòng mình để cảm nhận từng hơi thở của cuộc đời. Họ cảm nhận hạnh phúc bằng nỗi hân hoan. Họ nhìn đời bằng đôi mắt lạc quan, chấp nhận hiện tại, khám phá và hướng tới tương lai với những thái độ tích cực.[3]
Vậy ta có thể tóm lược thế này: Hạnh phúc đối với con người không phải là một vật thể mà chúng ta có thể sở hữu như cái nhà, cái xe… nhưng nó là một trạng thái tâm hồn, một tâm trạng khi ta nhận được sự may mắn nào đó, khi ta được toại nguyện vì một ước mơ đạt được, khi ta hài lòng với cuộc sống của mình dù mình không có đầy đủ tiền bạc và các phương tiện, nhất là khi ta cảm thấy mình được bao bọc bằng tình yêu thương của người khác và ngược lại, mình có thể cho đi những gì mình có…
Đại văn hào Pháp Victor Hugo đã nói: “Hạnh phúc lớn nhất trên đời là niềm tin vững chắc rằng chúng ta được yêu – được yêu vì chính bản thân, hay đúng hơn, được yêu bất chấp bản thân ta”. Cùng quan điểm đó, nữ văn hào Pháp George Sand cũng đã nói: “Chỉ có một thứ hạnh phúc trên đời, yêu và được yêu.”
Thực ra, với nhiều người, hạnh phúc chỉ là một khái niệm “mờ mờ ảo ảo”, lúc thì có thật, nhưng có lúc chỉ là một ảo tưởng, ảo ảnh. Nó mong manh, dễ vỡ, dễ mất, dễ tan biến. Cái hạnh phúc của người này đôi khi lại là cái bất hạnh của người kia. Chẳng hạn, có người nghĩ rằng có nhiều tiền là hạnh phúc vì “Có tiền mua tiên cũng được”. Nhưng không hẳn vậy. Nhớ lại cách đây không lâu, một đại gia cà-phê nổi tiếng của VN đã mạnh mẽ tuyên bố giữa phiên tòa xét xử vụ án ly hôn của vợ chồng ông, rằng “Tiền nhiều để làm gì!?…” Truyền thông và mạng xã hội lúc đó đã nhanh chóng lan truyền câu nói nổi tiếng này của vị đại gia, và dư luận đã coi đó như một bài học để đời “Có tiền không hẳn đã hạnh phúc!”.
Hạnh phúc con người nhiều khi cũng tùy thuộc tâm trạng chủ quan của họ. Chẳng hạn, khi ta buồn thì cảnh vật cũng buồn theo, khi ta vui thì cảnh vật cũng trở nên đáng yêu, vì thế mới nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Mặt khác, con người vốn bị ràng buộc bởi “Tham, sân, si” nên nhiều khi có hạnh phúc nhỏ thì mơ đến hạnh phúc to. Có sự may mắn bình dị thì lại đòi hỏi vận may to lớn. Đó là cái kiểu tham lam như ông bà ta thường nói, “Được sau:[4]
“Có nhiều quan niệm khác nhau về hạnh phúc trong cuộc đời. Cách chung, người ta coi hạnh phúc như một cái gì bên ngoài mà mình phải có được, như tiền tài, danh lợi, sức khỏe, sắc đẹp, địa vị, uy thế, quyền lực, thành công, thỏa mãn ước muốn, .v.v… Mỗi người theo góc độ của mình, tùy thuộc vào nhu cầu thiết yếu của thể chất và tâm linh mà hình thành một quan niệm về hạnh phúc.
“Nhưng nếu như thế thì hạnh phúc là một cái gì chủ quan, phiến diện, tạm thời, và cứ phải săn đuổi, tìm kiếm, chẳng biết bao giờ cho có, và cho cùng. Hạnh phúc như thế đồng nghĩa với sở hữu, sở hữu càng nhiều, hạnh phúc càng lớn, chiếm cứ càng lớn hạnh phúc càng nhiều. Kinh nghiệm thực tế cho thấy không phải thế, nhưng trái lại, sở hữu càng nhiều, càng khổ tâm; chiếm cứ càng lớn, càng khốn đốn. Không nên lẫn lộn phương tiện với mục đích: “Con dao và cái nĩa không làm cho người ta ngon miệng” (De Sirvy).
“Có những phương tiện không cần thiết, không cách này thì cách khác. Hạnh phúc không phải là cái gì bên ngoài mà mình cần phải có, nhưng nhiều khi lại là điều mà mình không có, và không cần phải có. Hạnh phúc không lệ thuộc vào những gì ta có, cũng không nằm trong những gì ta được. Không thể luận bàn về hạnh phúc trên cái có hay không có, được hay không được. Nó nằm trên bình diện khác của đời sống con người, trong chính tâm hồn con người”.
Khi con người cảm nhận được hạnh phúc trên đời này chỉ là một thực tế mong manh, dễ vỡ, dễ mất và tùy thuộc nhiều vào tâm trạng chủ quan của từng người, thì Chúa Giê-su đến trần gian loan báo về hạnh phúc đích thực, đặc biệt thông qua những Mối Phúc thật (x. Mt 5; Lc 6). ĐTC Phanxicô đã nhắc nhở các tín hữu: Hãy đọc các Mối Phúc để hiểu hạnh phúc là gì. Ngài nói, các Mối Phúc là tám cánh cửa để chúng ta gặp được sức mạnh tình yêu của Chúa hoán cải cuộc sống và lịch sử của chúng ta. ĐTC mời gọi các tín hữu học thuộc các Mối Phúc thật và lập đi lập lại để luật mới của Chúa thấm nhuần tâm trí chúng ta và hướng dẫn chúng ta đi đến hạnh phúc.[5]
II.- HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC CỦA NGƯỜI KI-TÔ HỮU
Trong Sứ điệp gửi cho Đại hội Giới trẻ Thế giới 2015, ĐTC Phan-xi-cô đã nhấn mạnh như sau: Tìm kiếm hạnh phúc là một ước muốn chung của tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thời gian; bởi vì chính Thiên Chúa đã đặt trong tâm hồn mỗi người một ước muốn không thể phủ nhận đó là hạnh phúc. Tâm hồn chúng ta không ngừng tìm kiếm điều tốt đẹp, làm cho chúng ta thỏa mãn cơn khát vô tận.
Ngài nói tiếp: Từ “phúc lộc” hay “hạnh phúc” được nhắc đến chín lần trong bài giảng lớn đầu tiên của Đức Giêsu (x. Mt 5,1-12). Nó giống như một điệp khúc nhắc nhở chúng ta về lời mời gọi của Chúa để tiến về phía trước cùng với Ngài trên con đường dẫn tới hạnh phúc đích thực, dù phải trải qua nhiều thử thách.[6]
Từ điển Công Giáo đã định nghĩa hạnh phúc như sau: Hạnh là vui sướng; phúc là sự tốt lành. Hạnh phúc là trạng thái vui sướng vì được sự tốt lành. Có nhiều quan niệm về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc thật là chính Thiên Chúa: “Niềm khao khát Thiên Chúa được ghi khắc trong trái tim con người… chỉ nơi Thiên Chúa, con người mới gặp được chân lý và hạnh phúc mà họ không ngừng tìm kiếm” (GLHTCG 27). Thiên Chúa ban ơn trợ giúp để con người có thể đạt đến hạnh phúc ở đời này và đời sau. Các mối phúc là con đường dẫn đến hạnh phúc thật trong Thiên Chúa (x. Mt 5, 3-12. GLHTCG 1718).[7]
Vậy đã rõ, từ muôn đời, Thiên Chúa mong muốn mọi người đều được hạnh phúc đích thực và chỉ có nơi Thiên Chúa người ta mới gặp được chân lý và hạnh phúc trường cửu. Thánh Au-gus-ti-nô đã thốt lên nỗi niềm thao thức của mình như sau: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa.”
Câu chuyện vườn địa đàng, hay vườn Eden hay vườn hạnh phúc đã minh họa cho chân lý này, đó là Thiên Chúa tạo dựng con người để họ được hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc của tạo vật được tạo dựng theo họa ảnh của Đấng Tạo Thành.
Thực vậy, “Từ Cựu ước đến Tân ước, đề tài hạnh phúc có một chỗ đứng không kém phần quan trọng. Quan niệm hạnh phúc trong Cựu Ước mang nhiều biến đổi tùy theo từng thời kỳ một, nhưng chung chung các tác giả đều khẳng định nguồn gốc chân thật của mọi hạnh phúc là Thiên Chúa. Thiên Chúa theo người Do Thái không phải một hình ảnh trừu tượng nhưng Ngài là một hữu thể huyền bí điều khiển vũ trụ. Ngài đã tạo dựng người nam và người nữ theo hình ảnh của Ngài và ban cho họ cuộc sống hạnh phúc. Sự sáng tạo ló ra từ sự hỗn độn và tất cả khởi đầu trong ánh sáng hạnh phúc. Loài người được hạnh phúc qua cuộc sống thân mật với Thiên Chúa”.[8]
Tuy nhiên, câu chuyện trong vườn địa đàng đã đi đến một kết cục bi thảm khi ông bà nguyên tổ phạm tội kiêu ngạo, bất tùng phục Thiên Chúa và đã bị trừng phạt. Họ trở nên kẻ phản bội và không còn được hưởng hạnh phúc nào nữa. Nhất là từ đây con người phải chịu mọi đau khổ và phải chết. “Hậu quả của tội tổ tông là bản tính nhân loại bị suy yếu trong các sức lực tự nhiên của mình, u mê dốt nát, phải đau khổ, bị sự chết thống trị và hướng chiều về tội lỗi (sự hướng chiều này được gọi là ‘dục vọng’).” (GLHTCG số 418 – Tóm lược)
Lịch sử cứu độ chính là chiều dài các biến cố qua đó Thiên Chúa can thiệp nhằm phục hồi mối tương quan tốt đẹp giữa con người với Đấng Tạo Hóa, nhất là khi đến thời đến buổi, Thiên Chúa Cha đã sai Con của Người đến để làm Đấng Trung Gian hòa giải giữa Thiên Chúa và con người. Nhờ Con Thiên Chúa làm người để cứu chuộc con người, nhân loại được “giải án tuyên công” nghĩa là thoát án chết và trở nên công chính, đẹp lòng Thiên Chúa.
Hình ảnh tương phản giữa Adam-cũ và Adam-mới đã tỏ lộ. Đức Giê-su, Adam-mới sẽ thực hiện chương trình cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Đây là mạc khải ý định của Thiên Chúa: “Tóm lại, cũng vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.” (Rm 5, 18-19)
Vậy nhờ công trình cứu chuộc của Đức Giê-su Ki-tô mà chúng ta thoát khỏi những án phạt của tội, đồng thời chúng ta được diễm phúc trở nên con cái Thiên Chúa, chúng ta được chúc phúc và được hứa ban sự sống đời đời. Chính Chúa Giê-su loan báo và làm chứng điều đó.
2.1. Đức Giê-su loan báo hạnh phúc đích thực:
Khởi sự sứ vụ rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, Đức Giê-su đã long trọng công bố Bài Giảng Trên Núi (hay Hiến Chương Nước Trời) (Mt 5, 1-12; Lc 6, 20-23) là giáo huấn quan trọng mà Chúa Giê-su đã giảng trên núi, bao gồm những quy luật trọn hảo của đời sống Ki-tô hữu, như những con đường thiêng liêng dẫn vào Nước Trời (x. Mt 5, 7).
LM Jacques Dupont OSB trong cuốn “Tám mối phúc thật” đã diễn giải như sau:
“Các mối phúc là một thông điệp thần học và Ki-tô học. Đó là một giáo huấn kêu gọi chúng ta thay đổi cuộc sống, thay đổi cách thức suy tư và hành động. Nhưng chúng ta đừng quên rằng trước hết, các mối phúc là một lời công bố hạnh phúc. Đó là một lời công bố hạnh phúc, chứ không phải chỉ là một lời hứa hạnh phúc. Các mối phúc tuyên bố rằng những người được nói tới ở đây là những người hạnh phúc. Những người nghèo khổ, hay những người nghèo khổ trong tinh thần là những người hạnh phúc: họ thực sự hạnh phúc ngay lúc họ được nghe công bố Tin Mừng đó. Vấn đề là họ phải ý thức được điều này. Các mối phúc không phải là một lời hứa hay một lời cầu chúc, nhưng là một lời chúc mừng.”[9]
Quả thực, khi công bố Tám Mối Phúc, Đức Giê-su muốn thay đổi não trạng của chúng ta về hạnh phúc. LM Thái Nguyên, trong bài đã dẫn[10], đã giải thích thêm, rõ hơn như sau:
“Bản văn của Thánh Mat-thêu nói trên 9 lần làm nổi bật từ ngữ “Phúc cho”. Sứ điệp của Chúa Giêsu muốn tập trung vào “Hạnh phúc thật”: Hạnh phúc theo nghĩa tôn giáo, đó là hạnh phúc đặt con người trong tương quan đích thực với Thiên Chúa, và do đó, với toàn thể thực tại. Tất cả các mối phúc đều hướng đến đích điểm là được sống thân tình với Thiên Chúa. Chỉ nơi Ngài mới có hạnh phúc trọn vẹn, vững bền. Con người chỉ hạnh phúc khi gắn bó với Nguồn Cội, với Đấng đã, đang và sẽ ban cho mình tất cả. Nói cho cùng, người hạnh phúc là người biết mở ra, mở ra với Thiên Chúa và mở ra với tha nhân.
“Chúng ta biết rằng: Mọi người đều khao khát hạnh phúc. Chúa Giêsu đã đến để thỏa mãn khát vọng hạnh phúc ấy đang dầy vò trong tâm hồn con người. Ngài cho chúng ta biết ai là người hạnh phúc đích thực trên trần gian. Đó không phải là người giàu sang, nổi tiếng, quyền thế, danh nhân hay thiên tài, song là kẻ có tinh thần nghèo khó, khiêm nhu, chính trực, nhân ái, xây dựng hòa bình, chịu bách hại vì đức tin… Ngài có thể nói những điều đó, bởi vì Ngài đem đến hạnh phúc đó, bởi vì chính bản thân Ngài là niềm vui và hạnh phúc của Thiên Chúa”.
Thực vậy, hạnh phúc mà Chúa đã ban hoặc hứa ban cho con người không phải là chuyện “cơm áo gạo tiền” hay chuyện “nhà cao cửa rộng”, “vợ đẹp con khôn” hoặc vấn đề “công thành danh toại” vv… nhưng là ân nghĩa mà Thiên Chúa ban cho ta khi ta được nhận vào hàng ngũ con cái Thiên Chúa. Ân nghĩa chính là cánh cửa đưa ta vào sự sống vĩnh cửu và hạnh phúc đời đời trong Thiên Chúa. ĐTC Phan-xi-cô đã nói đến “Tình trạng ân sủng”: Chúa Giêsu thường sử dụng một thì tương lai ở thể thụ động: ‘họ sẽ được an ủi’, ‘họ sẽ được đất là sản nghiệp’. Thiên Chúa sẽ thực hiện những điều này.
ĐTC đặt vấn đề: “Phúc” có nghĩa là gì? Tại sao mỗi Mối Phúc bắt đầu với từ “Phúc”. Ngài giải thích: “Theo nguyên ngữ, hạnh phúc không có nghĩa là được ăn no đầy bụng hay mọi sự yên ổn, nhưng là một người ở trong tình trạng ân sủng, tiến triển trong ơn Chúa và tiến triển trên con đường của Chúa: sự kiên nhẫn, sự nghèo khó, phục vụ tha nhân, sự an ủi… Những người này là những người hạnh phúc, những người này sẽ được chúc phúc.”[11]
Tóm lại, hạnh phúc mà Thiên Chúa muốn ban cho con người căn cứ theo lời loan báo, dạy dỗ của Đức Giê-su Ki-tô cũng như các giáo huấn của Tin Mừng, hoàn toàn khác với những gì chúng ta suy nghĩ và mong đợi.
2.2. Ki-tô hữu và các mối phúc thật:
Thực vậy, “Các mối phúc trình bày cho ta thấy chân dung của một con người biết để cho Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt. Họ đặt tin tưởng nơi Chúa, họ dâng hiến cuộc đời để phụng sự chương trình của Chúa, họ phản ánh đường lối cư xử của Chúa khi giao tiếp với tha nhân. Chính vì đặt trọng tâm của cuộc đời ở nơi Thiên Chúa, cho nên họ thâm tín rằng duy có Chúa mới mang lại được hạnh phúc cho họ, một thứ hạnh phúc có tính chất vững bền trường cửu, không bị lệ thuộc vào thế tạm này.”[12]
– Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5, 3): Chúng ta nghĩ rằng hạnh phúc là được giàu có phú quý, là may mắn nhưng Chúa lại chúc phúc cho những ai là những người nghèo, có tâm hồn nghèo, sống nghèo theo tinh thần Tin Mừng (x. Lc 6, 20). Chúng ta được chúc phúc vì hiện-tại-nghèo-khó của ta sẽ là bảo chứng Nước Trời cho ta sau này.
Người nghèo đồng nghĩa với người có tinh thần khiêm tốn trước mặt Chúa (Xc Is 66, 2), chỉ biết cậy dựa vào Thiên Chúa. Sự khó nghèo về tài sản vật chất trong Bài Giảng Trên Núi chỉ là một dấu hiệu biểu lộ sự tín thác hoàn toàn nơi sự quan phòng của Cha trên trời, Đấng đã nuôi chim trời và trang điểm cho hoa ngoài đồng.
– Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. (Mt 5, 4): Ðức Giêsu đã nói: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11, 29). Nơi Ngài đức hiền lành biểu lộ như một phẩm tính của tình thương. Thực vậy, tình thương đích thực mà Chúa Thánh thần đổ vào lòng chúng ta là “Hoan lạc, bình an, nhẫn nại, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5, 22). Người nào mến yêu thì không phá phách, không vội vã, không làm mất lòng, không làm hại. Người nào mến yêu thì tự chủ, dịu dàng, hiền lành, nhẫn nại.
Mẹ thánh Tê-rê-xa Calcutta đã nói: “Chúng ta được sai đi loan báo Tin Mừng là Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Loan báo bằng cách nào? – Trước tiên là bằng lòng nhân hậu. Vì vậy, chúng ta phải trở nên trong sáng, khiêm nhu, tế nhị”.
– Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. (Mt 5, 5): Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 12-02-2020, ĐTC Phan-xi-cô tiếp tục loạt bài giáo lý về các Mối Phúc mà ngài đã bắt đầu hai tuần trước. Ngài diễn giải mối phúc thứ hai: Phúc cho ai khóc lóc… Các giáo phụ ẩn tu gọi đây là sự đau khổ thật sự, sự sầu khổ nội tâm, là điều có thể giúp chúng ta đi đến tương quan đích thực với Thiên Chúa và tha nhân. Kinh Thánh nói về hai sự sầu khổ: thứ nhất là khi đứng trước đau khổ hay sự qua đời của người thân và thứ hai là sầu khổ vì tội lỗi, như thánh Phêrô thống hối về sai lỗi của mình.
Dịp này, ĐTC mời gọi các tín hữu xin ơn biết sầu khổ vì tội lỗi của mình và mở rộng tâm hồn đón nhận ơn chữa lành của Chúa Thánh Thần để chúng ta có thể an ủi người khác với cùng sự an ủi mà chính chúng ta đã lãnh nhận.
– Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng. (Mt 5, 6): Nên người công chính tức là nên người thánh thiện, sống đẹp lòng Thiên Chúa, biết xa lánh tội lỗi. Người công chính luôn biết tìm kiếm Thiên Chúa và thực thi các huấn lệnh của Người. Chúa Giê-su đã nhắc nhở: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia Người sẽ thêm cho.” (Mt 6, 33)
Môn đệ Đức Giê-su là người mang trong mình khao khát sống động đức công chính của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng công chính và là cội nguồn của mọi sự công chính. Chẳng có ai theo Chúa thật sự mà lại không khao khát nên người công chính. Niềm khao khát sống động ấy sẽ thôi thúc người môn đệ sống giữa xã hội như một nhân chứng công chính của Thiên Chúa, và đóng góp vào với những giá trị tốt đẹp của xã hội bằng chính sự công chính của mình.
Thế nên, môn đệ của Đức Giê-su cũng là người ra tay kiến tạo một xã hội công chính. Cuộc đời sẽ chẳng bao giờ có được những giá trị đẹp nếu không có khởi đầu là những người dám sống đẹp. Xã hội chẳng bao giờ có được công lý nếu không có khởi đầu là những người dám sống công chính. Môn đệ là người tìm kiếm và kiến tạo sự công chính của Nước Thiên Chúa. Người môn đệ không thể là người dễ dãi buông mình theo chủ nghĩa tục hóa của những người xung quanh, để ai sao thì mình vậy. Nhiệm vụ của những người môn đệ Giê-su là sống như những người công chính, ngay cả khi cả xã hội quanh mình không còn một ai là công chính. Thế giới được cứu rỗi là nhờ những người công chính. Người công chính kiên vững gìn giữ những lề thói của đạo làm người, gìn giữ những nét đẹp cho cuộc đời. Người công chính trở nên một lời chứng hùng hồn về Thiên Chúa, Đấng Công Chính.[13]
– Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. (Mt 5, 7): Biết xót thương, thực hành lòng thương xót đối với tha nhân là nếp sống đặc trưng của người Ki-tô hữu. Khi chúng ta xót thương người thì ta sẽ được Thiên Chúa thương xót mình. Thánh Phao-lô đã khuyên nhủ các tín hữu: “Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô.” (Êp 4,32)
ĐTC Phan-xi-cô đã cắt nghĩa như sau: “Lòng thương xót của chúng ta đến từ đâu? Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ” ( Lc 6, 36). Càng đón nhận tình yêu của Chúa Cha bao nhiêu, chúng ta càng được yêu nhiều bấy nhiêu (x. GLCG 2842). Lòng thương xót không phải là một chiều kích giữa muôn chiều kích, nhưng đó là trung tâm của cuộc sống Kitô hữu: Không có Kitô giáo nào mà không có lòng thương xót. Nếu đạo Kitô giáo không mang chúng ta đến với lòng thương xót, chúng ta đã lầm đường, vì lòng thương xót là mục đích duy nhất thực sự của mỗi hành trình thiêng liêng. Đó là một trong những hoa trái đẹp đẽ nhất của đức ái (x. GLCG 1829).”
– Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. (Mt 5, 8): Thế nào là một tâm hồn trong sạch? Là một tâm hồn ngay thẳng, không có ẩn ý, không nhằm mục đích thứ hai, trước mặt Thiên Chúa và trước mặt loài người; là một tâm hồn không bị ô uế bởi tội lỗi nào cả, nhưng cũng là tâm hồn, nhờ hồng ân Thiên Chúa, đã được thanh tẩy và tái thiết.
Hơn nữa, trong sạch là tâm hồn chấp nhận Thánh Ý Chúa đối với mình một cách chân thật, rõ ràng, vui vẻ và trung thành; là một tâm hồn tìm Nước Thiên Chúa trên tất cả; là tâm hồn của một người đã thống nhất cuộc sống và đức tin, cầu nguyện và hoạt động, vui vẻ cử hành Thánh Lễ và làm trọn bổn phận trong cuộc sống.
Đây là mối Phúc Thật then chốt, là mục đích và là hoa quả của cuộc sống “chiêm niệm trong hoạt động”. “Kho tàng ở đâu, trái tim của con ở đó” (Mt 6, 21). Đức Kitô biết rằng giữa ước muốn và trái tim có một liên hệ mật thiết. Muốn hiểu lời Đức Kitô về “tâm hồn trong sạch”, chúng ta nên chú ý đến các ước muốn. Các ước muốn là tâm điểm của đời sống thiêng liêng, là nguồn ý nghĩa và đường hướng cuộc sống của mỗi người. Trái tim chiều theo các ước ao sâu xa nhất.[14]
– Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. (Mt 5, 9): Người Ki-tô chẳng những là người yêu chuộng hòa bình nhưng còn là người có trách nhiệm thiết lập và kiến tạo hòa bình nữa. Hòa bình ngay từ trong gia đình, khu xóm, làng mạc đến những cộng đồng lớn, nơi mà mọi người đều khao khát sự bình an, hoan lạc và vui sướng.
Ngày 12-12-2019, ĐTC Phan-xi-cô gởi sứ điệp cho Ngày Thế giới Hoà bình 1-1-2020. Chủ đề của Sứ điệp Hoà bình năm 2020 là: “Hoà bình như là một con đường của hy vọng: đối thoại, hòa giải và hoán cải sinh thái”. ĐTC Phan-xi-cô kêu gọi: “Hãy từ bỏ ước muốn thống trị người khác” và thúc giục chúng ta học cách nhìn nhau “như con người, như con Chúa, như anh em”. Bước đi trên con đường này, chúng ta có thể bẻ gãy “vòng xoáy trả thù” và đón nhận con đường của hy vọng. “Học cách sống trong sự tha thứ sẽ làm tăng nơi chúng ta khả năng trở thành những người nam, người nữ của hòa bình”.[15]
– Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. (Mt 5, 10): ĐTC Phan-xi-cô trong bài giáo lý về 8 mối phúc, đã diễn giải về mối phúc này như sau:
Mối phúc này loan báo niềm hạnh phúc giống như mối phúc đầu tiên: Nước Trời là của những người bị bách hại, cũng như của những người có tinh thần nghèo khó; vì vậy chúng ta hiểu rằng chúng ta đã đi đến điểm cuối của tiến trình duy nhất đã được sáng tỏ nơi những mối phúc trước đó.
Tinh thần nghèo khó, khóc lóc, hiền lành, khát khao nên trọn lành, xót thương, tâm hồn trong sạch và xây dựng hòa bình có thể dẫn đến sự bách hại vì Chúa Kitô, nhưng sự bách hại này cuối cùng lại tạo ra niềm vui và phần thưởng lớn lao trên thiên đàng. Con đường của các Mối phúc là một hành trình vượt qua dẫn đến một cuộc sống theo thế gian hoặc theo Thiên Chúa, từ một cuộc sống được dẫn dắt bởi xác thịt – tức là từ sự ích kỷ – cho đến được dẫn dắt bởi Chúa Thánh Thần.
Thế gian, với những thần tượng, những thỏa hiệp và đặc quyền của nó, không thể chấp nhận cuộc sống kiểu này. “Các cấu trúc tội lỗi”, thường được tạo ra bởi não trạng của con người, chúng xa lạ với Thần Chân Lý mà thế gian không thể nhận được (x. Ga 14,17), chỉ có thể từ chối sự nghèo khó, hiền lành hay trong sạch và tuyên bố cuộc sống theo Tin mừng như một sai lầm hay là một vấn đề, thì nó như là cái gì đó cần gạt ngoài lề. Thế gian nghĩ rằng: “Đây là những người duy tâm hoặc cuồng tín …”. Họ nghĩ như vậy. …
Trong thời này, thật đau đớn khi có nhiều Kitô hữu phải chịu những cuộc bắt bớ ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, và chúng ta cần phải hy vọng, cầu nguyện để nỗi khổ cực của họ mau chấm dứt. Con số đó rất nhiều: các vị tử đạo ngày nay nhiều hơn cả những thế kỷ đầu. Chúng ta hãy bày tỏ sự gần gũi của chúng ta với anh chị em này: chúng ta là một thân thể, và những người tín hữu này là những giọt máu chi thể của thân thể Chúa Kitô, là Giáo hội.[16]
– Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. (Mt 5, 11): Nếu chúng ta sống đạo đức, chúng ta sẽ bị chịu đau khổ. Chúng ta không thể ước tính. Đó không là vấn đề của đau khổ mà là vấn đề của thời điểm và mức độ. Chúng ta muốn công bố những lời hứa của Thiên Chúa về sự quan phòng và sự bảo vệ. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta công bố những lời hứa đó? Thánh Phaolô nói: “Những ai muốn sống đạo đức trong Đức Kitô Giêsu, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3:12). Tôi không muốn. Có ai lại muốn bị hành hạ chứ?
Nhưng Chúa Giêsu đã có “định luật” của Bát Phúc (Tám Mối Phúc Thật): “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa” (Mt 5, 10-11). Trong các Mối Phúc khác, chữ “phúc thay” đều được dùng, nhưng trong Mối Phúc đặc biệt này, Chúa Giêsu dùng chữ “phúc thay” 2 lần để nhấn mạnh phúc lành của Thiên Chúa dành cho những người bị bách hại.
Theo bản chất của điều đó, sự công chính mang tính đối đầu. Chính việc bạn tin vào Chúa Giêsu đã “làm phiền” một số người, vì Chúa Giêsu đã nói: “Ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách” (Ga 3:20). Người ta viện nhiều cớ về lý do không là Kitô hữu, nhưng lý do người ta không đến với Đức Kitô là họ không muốn những điều xấu của họ bị vạch trần. Họ không muốn nhận mình là tội nhân.
Chúng ta đại diện cho Đức Kitô. Thực tế là nếu ta theo Ngài, ta sẽ đối mặt với sự bách hại, vì ai muốn sống thánh thiện trong Đức Kitô thì đều bị bách hại – cách này hay cách khác…[17]./.
Giá Trị Cuộc Sống Đích Thực Hạnh Phúc Nhất Của Con Người Là Gì?
Có bao giờ bạn ngồi và tự nghĩ lại là ta sống trên cõi đời này để làm gì và đâu là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất, đâu là những thứ làm ta vui vẻ và yêu đời nhất không? Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với bạn các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người sống trên cõi đời này.
Cuộc sống bôn ba và tấp bật nhiều thứ phải lo, chiếm hết thời gian và sức lực của bạn. Có rất nhiều thứ giá trị mà ta mong muốn và khao khát có được, tuy nhiên có những thứ vô ích ta không hề mong muốn, những thứ này luôn chiếm thời gian nhiều nhất của ta. Vậy thì ta hãy tư duy lại, tập trung lại và tìm ra các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người mà ta mong muốn.
Giá trị sức khỏe đích thực
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất quan trọng nhất của con người, vâng đúng như vậy, đây là yếu tố bất biến và mang giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người mà ai ai cũng mong ước có được sức khỏe tốt nhất. Sức khỏe là một giá trị rất ít khi được chúng ta quan tâm đến, cho dù đó là một giá trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của ta. Sự thiếu quan tâm này có lý do rất đơn giản, vì hầu hết chúng ta luôn xem việc có sức khỏe tốt chỉ là điều tất nhiên và quá thông thường, nên chỉ khi nào ta “kém sức khỏe”, nghĩa là có bệnh, thì ta mới thấy cần quan tâm. Nhưng một sự quan tâm theo cách đó là không hợp lý và cũng rất nhiều khi dễ trở thành quá muộn màng.
Sức khỏe của mỗi chúng ta là một giá trị đặc biệt vô cùng quý báu là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người. Sức khỏe chi phối trực tiếp cuộc sống của ta. Ta không thể sống thoải mái, vui vẻ với một thân thể ốm đau bệnh hoạn. Ta cũng không thể vui sống khi sức khỏe không cho phép ta làm được những điều ta muốn. Khi có sức khỏe tốt, ta sẽ thấy trong người sảng khoái và dễ dàng có được sự lạc quan vui sống. Ngược lại, khi sức khỏe suy sụp, ta luôn có khuynh hướng thụ động và nhìn cuộc sống với một màu sắc bi quan, ảm đạm. Do đó, sức khỏe rõ ràng là một giá trị quan trọng đóng góp vào cuộc sống của mỗi chúng ta, cho dù ta có nhận biết được điều đó hay không. Duy trì một sức khỏe tốt bao giờ cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta có được cuộc sống lạc quan yêu đời, giúp ta có thể sống hữu ích hơn cho bản thân và người khác. Và chính nhờ vào những điều đó mà ta mới có thể dễ dàng hơn trong việc nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Vù vậy mà bạn phải luôn luôn ghi nhớ điều này là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người.
Giá trị vật chất đích thực
Cuộc sống không hạnh phúc và không vui nếu thiếu tiền và các vật chất quan trọng khác, chính vì vậy mà giá trị vật chất cũng là giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người. Chúng ta ngày ngày kiếm tiền mưu sinh, kiếm tiền để lo cho con cái, lo học tập, lo chi trả tiền nhà, hóa đơn điện nước…vv. tất cả đều phải làm ra tiền và chỉ có tiền thì cuộc sống mới tiếp diễn. Vật chất là giá trị nổi bật dễ nhìn thấy nhất trong cuộc sống. Vật chất luôn gắn liền và là yếu tố thiết yếu cho sự sống còn của chúng ta. Từ thực phẩm ta sử dụng hằng ngày cho đến quần áo, vật dụng, xe cộ… mọi thứ ấy đều là những giá trị vật chất. Giá trị vật chất đối với chúng ta trước hết là giá trị sử dụng. Ta cần đến thực phẩm để ăn, cần quần áo để mặc, cần nhà cửa để có chỗ trú ẩn tránh nắng mưa… Khi nền văn minh nhân loại phát triển, đời sống chúng ta có thêm những nhu cầu phức tạp hơn, tinh tế hơn, như các nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật, giải trí… thì nói chung những giá trị vật chất tương ứng cũng được sử dụng với mục đích đáp ứng các nhu cầu này, như tranh vẽ, nhạc cụ, phim ảnh… Tuy nhiên, bằng vào trí thông minh, con người nhận ra rằng sau khi thỏa mãn các nhu cầu của mình trong hiện tại, người ta còn có thể tích lũy vật chất để sử dụng cho cùng các nhu cầu ấy trong tương lai. Và do đó, ngoài giá trị sử dụng trực tiếp, các giá trị vật chất cũng bắt đầu được chuyển thành giá trị tích lũy.
Những giá trị vật chất có thể là phương tiện hữu hiệu giúp ta có một đời sống tốt đẹp hoặc làm được những việc có ý nghĩa, nhưng tự thân chúng không thể là ý nghĩa rốt ráo của đời sống mà ta đang tìm kiếm. Vì thế, không ai trong chúng ta phủ nhận những tác dụng tích cực của giá trị vật chất, nhưng việc sử dụng những giá trị vật chất mà ta có được theo cách như thế nào để thực sự mang lại lợi lạc cho chính bản thân ta và người khác thì dường như vẫn luôn là một phần trong bài học làm người của mỗi chúng ta.
Giá trị tri thức tinh thần và kinh nghiệm sống
Trong cuộc sống không chỉ có tiền và vật chất, chúng ta còn rất nhiều niềm vui, niềm vui gia đình, niềm vui trong công việc, niềm vui trong bạn bè, đầy là các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người và luôn ở bên ta suốt cuộc đời này. Cùng với thời gian, mỗi chúng ta luôn tích lũy cho bản thân mình một lượng tri thức nhất định trong cuộc sống. Tri thức giúp ta nhận hiểu những sự việc xảy ra trong đời sống và nhờ đó có thể giải quyết sự việc theo cách mà ta cho là thích hợp nhất. Như vậy, tri thức góp phần vào việc quyết định phương thức ứng xử của ta, và phương thức ứng xử đúng đắn, thích hợp sẽ giúp cho cuộc sống của ta được tốt đẹp hơn. Vì thế, tri thức là một trong những giá trị rất hữu ích cho cuộc sống.
Giá trị tri thức tuy không đo lường một cách cụ thể được như các giá trị vật chất nhưng lại rất dễ dàng nhận biết, vì nó được biểu lộ qua phương thức ứng xử của ta, và biểu hiện đó luôn có thể được những người khác quanh ta nhận biết rõ rệt. Và trong một chừng mực nhất định, những tri thức được tiếp nhận qua hệ thống đào tạo quy ước của xã hội thường được xác định bởi hệ thống các văn bằng, học vị…
Trải qua những năm tháng trong cuộc đời, ngoài việc phát triển tri thức, chúng ta cũng đồng thời tích lũy được những kinh nghiệm về đời sống đây là một trong các giá trị cuộc sống đích thực hạnh phúc nhất của con người. Mỗi một hoàn cảnh đã trải qua hay mỗi một sự việc cụ thể đều mang đến cho ta những kinh nghiệm nhất định, giúp ta nhận hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời, không chỉ qua những lý thuyết đã học được, mà còn là qua những quy luật vận hành trong thực tế. Kinh nghiệm sống là những giá trị rất riêng của mỗi người, được tích lũy từ vốn sống, từ sự từng trải của bản thân người đó. Kinh nghiệm sống giúp ta khai thác và vận dụng tốt hơn những giá trị khác trong đời sống. Kinh nghiệm sống cũng giúp ta điều chỉnh những sai lệch trong tri thức hoặc nhận thức và làm cho các giá trị khác trở nên thực sự hữu ích trong đời sống.
Nói tóm lại, giá trị kinh nghiệm sống có thể xem như một chất keo gắn kết giúp ta trở nên một thành phần gắn bó với cộng đồng thay vì chỉ là một cá nhân lẻ loi, cô độc. Kinh nghiệm sống giúp ta mở rộng nhận thức về đời sống cũng như hòa nhập vào đó để thấu hiểu được những ý nghĩa sâu xa, ẩn tàng phía sau từng số phận con người, trong đó có chính bản thân ta. Vì thế, giá trị kinh nghiệm sống là không thể đo lường nhưng nó lại thực sự là một giá trị có công năng làm chuyển biến cuộc đời ta.
Hector Tran, Ban biên tập – lamnguoi.net
Không Chỉ Là Ngôi Nhà, Đây Là Nơi Tìm Thấy Niềm Hạnh Phúc Đích Thực…
Mang theo định nghĩa rất cụ thể và khá toàn diện ấy, chúng tôi thử đi tìm một không gian sống ở nơi “đất chật người đông” như chúng tôi – một không gian sống có thể áp dụng đủ đầy “triết lý về hạnh phúc”.
Không gian sống hạnh phúc thời 4.0: Có thật sự khó tìm?
Thoạt đầu, khi nghe định nghĩa về hạnh phúc, cách kiếm tìm hạnh phúc rất cụ thể của người dân Bhutan, chúng tôi không khỏi tò mò: Tại sao con người cần phải hiểu sâu sắc về bản thân mình, thân thiện với những người xung quanh và chan hòa với thiên nhiên mới có thể tìm thấy niềm hạnh phúc?
Nhưng hóa ra, lý giải của người dân Bhutan rất dễ hiểu. “Kết nối với chính mình” không phải điều gì quá cao siêu. Ở đây, đơn giản là không ngừng lắng nghe & yêu thương bản thân. Trong đó, biết cách nghỉ ngơi hợp lý và điều độ mang tới nhiều lợi ích cho thể chất và tinh thần, giúp con người nơi đây luôn căng tràn năng lượng, khỏe khoắn, hạnh phúc hơn.
Hoà hợp với thiên nhiên là 1 trong 3 yếu tố xây dựng nên hạnh phúc
Thứ đến, với cộng đồng, cư dân Bhutan luôn đề cao sự thân thiện, đối xử bình đẳng, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Khi tất cả các mối quan hệ xã hội đều được xây dựng trên nền tảng của sự tin yêu & quý mến chân thành, con người sẽ lạc quan và vui vẻ hơn.
Và cuối cùng, yếu tố để tạo nên hạnh phúc cho người dân Bhutan chính là thiên nhiên. Với vị trí nằm kề bên dãy núi Himalaya, 72% diện tích đất nước được bao phủ bởi rừng. Người dân Bhutan luôn cảm thấy may mắn hơn so với các quốc gia khác. Trong kỳ nghỉ thay vì phải chen chúc tại khu đô thị ngột ngạt, ô nhiễm, họ có thời gian đủ để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
Khi kết hợp cả 3 yếu tố trên một cách hài hòa, chúng ta sẽ đạt đến trạng thái cân bằng, thể chất khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái. Chúng ta thấy cuộc sống của mình đầy ý nghĩa và đó chính là một hạnh phúc giản dị, trong lành.
Với một định nghĩa như thế, đã bao giờ bạn tự hỏi ở những thành phố không ngủ như chúng tôi giữa nhịp sống hối hả, giữa những tòa nhà san sát nhau, liệu chúng ta có thể tìm thấy một “Bhutan” nho nhỏ cho mình, một “thiên đường hạnh phúc” nơi con người có thể kết nối với chính mình, với cộng đồng và với thiên nhiên?
Diamond Centery: Nơi tìm về hạnh phúc đích thực
Chọn lọc giữa rất nhiều thông tin, mang theo niềm hi vọng tìm kiếm một “Bhutan” giữa lòng đô thị, chúng tôi đến với Celadon City, khu đô thị đẳng cấp quốc tế sở hữu thảm xanh lớn vào hàng bậc nhất TP.HCM.
Diamond Centery dành cho cư dân với những tiện ích nghỉ dưỡng 5 sao, như một cách trải nghiệm từng phút giây quý báu mỗi ngày. Tùy theo độ tuổi và sở thích cá nhân, cư dân ở mọi lứa tuổi rất dễ tìm được những không gian thư giãn tuyệt mỹ, như thư viện đọc sách yên tĩnh, vườn thiền thư thái, đường chạy bộ năng động hay nơi thưởng trà ngắm hoàng hôn. Dù với tiện ích nào, điều nhà kiến tạo gửi gắm vẫn là khuyến khích cư dân phát triển các giác quan, giúp họ cảm nhận trọn vẹn cuộc sống, lắng nghe và chăm sóc cơ thể bằng tất cả yêu thương để tìm ra cội nguồn hạnh phúc.
Đắm mình giữa mây, trời, cỏ, cây để tận hưởng từng khoảnh khắc yên bình hạnh phúc
Là nhà kiến tạo đô thị dày dặn kinh nghiệm từ Malaysia, Gamuda Land hiểu rằng, yếu tố cốt lõi góp phần làm nên sự phát triển bền vững của một khu đô thị là ở cộng đồng dân cư. Bởi lẽ, khi là một phần của cuộc sống chan hòa trong một cộng đồng văn minh, thân thiện, bạn sẽ cảm thấy an toàn, gắn kết, từ đó đễ dàng tìm được niềm vui & cảm hứng sống mỗi ngày. Tại Diamond Centery, nhà kiến tạo luôn chú trọng tới việc phát triển hệ thống tiện ích và không gian chung cùng nhiều hoạt động tinh thần giúp tăng sự kết nối cư dân. Bạn có thể tìm đến với phòng chiếu phim ngoài trời, sân golf giả lập, khu BBQ… để hòa mình vào các sinh hoạt cộng đồng, gắn kết với bạn bè, người than hay những cư dân đồng cấp.
Đặc biệt, việc kết nối với thiên nhiên luôn là ưu tiên hàng đầu mà bất kỳ dự án nào của Gamuda Land đều hướng tới. Được đặc biệt thiết kế để mang lại những trải nghiệm nghỉ dưỡng trọn vẹn, Diamond Centery không chỉ được bao bọc bởi thảm xanh 16ha và 3 hồ tự nhiên mà còn được ưu ái dành riêng 70% tổng diện tích dự án cho cảnh quan và tiện ích đặc quyền riêng, nơi bạn đúng nghĩa sống hòa mình giữa thiên nhiên. Đó là chưa kể, việc sống xanh còn mang đến cho các con bạn một tuổi thơ tươi đẹp đúng nghĩa. Bởi ở đây, trẻ nhỏ luôn học hỏi, phát huy trí sáng tạo, hoàn thiện từng kỹ năng thông qua quá trình tiếp xúc, chơi đùa giữa thiên nhiên.
Hòa mình tận hưởng không gian trong lành mỗi buổi sớm cùng các cư dân Diamond Centery
Không phải là một Bhutan ẩn mình giữa mây và núi, ngay giữa lòng một đô thị trẻ năng động như chúng tôi hóa ra vẫn không khó để tìm được một chốn về hạnh phúc. Thử bắt đầu bằng nụ cười với người bạn đời, bước chân chạy bộ cùng con trai, một cái vẫy tay chào người hàng xóm, những phút giây tĩnh lặng nơi vườn thiền… Thử đắm mình trong làn nước hồ bơi, sảng khoái chia sẻ từng câu chuyện bất tận ở khu BBQ với bạn bè… Thử hít một hơi sâu không khí mát rượi trong lành, lắng nghe tiếng chim ríu rít, ngắm một chú sóc mon men muốn tới gần… Bạn sẽ chợt nhận ra hạnh phúc không phải là một khái niệm trừu tượng, nó gần gũi thân quen như mỗi khoảnh khắc bạn đang trải nghiệm, tại một nơi tên là Diamond Centery!
Mảnh ghép cuối cùng Diamond Centery thuộc Khu đô thị đẳng cấp quốc tế Celadon City.
Địa chỉ: Khu nhà mẫu Celadon City, số 68, đường N1, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú
Nhà mẫu Gamuda Land: 199A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, Tp.HCM
Hotline: 090 334 0888
Website: https://gamudaland.com.vn/celadoncity/diamond-c/
Trường Thịnh
Hạnh Phúc Là Gì? Đừng Chỉ Tìm Hạnh Phúc!
Hạnh phúc là gì mà chúng ta ai cũng vất vả đi tìm? Có phải hạnh phúc thực sự là đích đến của cuộc đời này?
Nhiều cô giáo vùng cao như Quản Bạ, Hà Giang chọn hạnh phúc của mình là một cuộc sống có ý nghĩa dù khó khăn, vất vả (ẢNH: MAI THANH HẢI)
Chúng ta cũng vẫn thường coi hạnh phúc là mục đích của cuộc sống. Hàng nghìn đầu sách trên thế giới đã viết về hạnh phúc. Chúng ta chúc nhau một tuổi mới hạnh phúc, một cuộc hôn nhân hạnh phúc, và một năm mới hạnh phúc. Nếu ai đó băn khoăn về con đường sự nghiệp hay tình yêu, chúng ta sẽ hỏi: Công việc nào, người tình nào sẽ khiến cuộc đời bạn hạnh phúc hơn?
Sự hữu hạn của hạnh phúc
Hạnh phúc trước hết là một cảm giác, với nhiều cung độ khác nhau: hồ hởi, phấn khích, lâng lâng, vui vẻ, sung sướng… Có những hạnh phúc nho nhỏ như đói được ăn, và có những niềm hạnh phúc lớn lao sau bao tháng ngày chờ đợi như việc một em bé ra đời.
Từ góc độ sinh học, cảm giác hạnh phúc là kết quả của việc bốn hóa chất phối hợp ăn ý với nhau: dopamine như một cánh tay xốc chúng ta bật dậy từ chiếc ghế lười biếng, endorphins khiến cái chân đau bước nhẹ nhàng hơn, oxytocin giúp ta đến gần bên những người yêu dấu với một cái ôm dịu dàng, và serotonin là cảm giác hạnh phúc khi người yêu dấu ấy nói rằng cái ôm này làm họ sung sướng biết bao. Ta như bay lên trong một khoảnh khắc an vui. Cuộc đời thật đẹp.
Vấn đề là, khoảnh khắc ấy luôn luôn trôi qua. Niềm vui nào cũng dần dần cạn. Ta có thể nhảy lên sung sướng khi giành một giải thưởng, khi gặp lại một người bạn xa lâu ngày, khi tận hưởng một hoàng hôn tuyệt đẹp…
Nhưng những chất hóa học tạo ra cảm giác hưng phấn đó chỉ như dàn vũ công biểu diễn, hết giờ là sân khấu sẽ tắt đèn.
Lớn lên, tôi hiểu rằng tại sao nhiều người không thể hạnh phúc kể cả khi họ sống một cuộc đời viên mãn, vô lo, với đầy đủ nhu cầu tiện nghi và tình cảm.
Tạo hóa ban cho loài người chúng ta một khả năng thích nghi kỳ lạ. Chúng ta ước rằng nếu có một cái nhà thật to, hẳn đời không còn gì phải lo nghĩ. Nhưng khi có cái nhà thật to, ta lại muốn cái nhà to hơn.
Khát vọng và đam mê, về bản chất, chính là điều mà tạo hóa muốn chúng ta tận dụng, miễn là không lạm dụng để “khát vọng” trở thành “tham vọng” và “đam mê” biến thành “tham lam”.
Đó chính là lý do tại sao những lần suýt thắng lại khiến bộ não phát đi tín hiệu khuyến khích mạnh mẽ “cố lên lần nữa” thay vì tín hiệu “thua rồi về thôi”.
Nếu ta hài lòng và hạnh phúc với những gì đang có thì động lực nào để giống loài này đứng dậy đi tiếp, khám phá, xây dựng, tìm tòi, phát minh, liên tục vượt qua những giới hạn của chính mình?
Tạo hóa cũng khiến ta nhìn về quá khứ và tương lai với con mắt đầy định kiến. Hạnh phúc trong quá khứ và hạnh phúc trong tương lai luôn đẹp đẽ hơn hạnh phúc trong hiện tại.
Ta thường nhớ về tuổi thơ và thời thanh niên với cảm giác hoài cổ thời ấy sao mà đẹp thế. Ta cũng hay tưởng tượng ra tương lai xán lạn hơn với bao ước mơ sẽ thành hiện thực.
Đó là vì tạo hóa muốn ta dùng quá khứ với tư cách là bằng chứng để đi tiếp chứ không dừng lại ở thực tại.
Nếu ta nghi ngờ khả năng có thể đạt được hạnh phúc trong tương lai, hãy nhìn vào quá khứ để biết rằng hạnh-phúc-hơn-hiện-tại là mục tiêu trong tầm tay.
Hạnh phúc không phải mục đích, nó là một công cụ phục vụ sự sinh tồn cho tổng thể giống loài. Cũng chính vì hạnh phúc chỉ là công cụ của tạo hóa nên trên đời mới có những người coi việc cung phụng, hy sinh hoặc chết cho kẻ khác là một hạnh phúc.
Chính vì thế, theo đuổi hạnh phúc là theo đuổi những mục tiêu hữu hạn, những khoảnh khắc đến đi trong phút chốc, những ảo tuởng của sự vĩnh viễn, những viên đường ngọt ngào mà chóng tan. Công cuộc truy tìm hạnh phúc cũng vì thế mà thường thất bại, như thể đuổi theo cái bóng của chính mình.
Hạnh phúc và ý nghĩa
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học công bố rằng một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống có ý nghĩa vừa giống, vừa khác nhau.
Người hạnh phúc thường là kẻ biết chìa tay đón nhận. Những yếu tố làm cho họ hạnh phúc thường là tiền bạc, sức khỏe, sự tiện nghi, bạn bè, vị trí xã hội.
Người sống có ý nghĩa thường là kẻ biết cho đi. Cuộc sống của họ nhiều stress hơn và nhiều thử thách hơn. Những cặp đôi có con thường không hạnh phúc bằng những cặp đôi không con.
Khi những bậc cha mẹ nói chuyện vui đùa bên con cái, chỉ số hạnh phúc của họ còn thấp hơn khi họ tập thể dục, ăn uống hoặc xem ti vi. Tuy nhiên, những phần hạnh phúc vơi đi thì lại được lấp đầy bằng ý nghĩa.
Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey từng nói: “Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là sự thành công, mà là dùng sự thành công đó để tác động một cách tích cực đến xã hội”.
May mắn thay, một cuộc sống vừa hạnh phúc vừa có ý nghĩa là điều hoàn toàn có thể. Như hai vòng tròn chồng lên nhau và vùng trung gian là bến đỗ của những kẻ tìm được sự cân bằng.
Họ là những người không đi tìm hạnh phúc cá nhân, cũng không hy sinh hạnh phúc cá nhân để làm hài lòng xã hội. Họ không coi hạnh phúc là mục đích của cuộc sống. Với họ, hạnh phúc cũng như tiền bạc. Để không thì không có giá trị. Có thì bao nhiêu cũng không đủ. Tiêu thì đằng nào cũng hết.
Trên đường đời, hạnh phúc như những cái cột đèn lướt qua soi sáng mặt đường. Hạnh phúc là những khoảnh khắc thoắt đến thoắt đi, như những trạm xăng tiếp nhiên liệu, cần, nhưng không phải là bến đỗ cuối cùng.
Hạnh phúc không ở cuối con đường, nó chỉ là một phần của con đường. Con đường ấy dẫn về đâu, chúng ta phải tự quyết định.
Mục đích của cuộc sống chính là hướng tới một đích đến cuối con đường cho thật có ý nghĩa. Bạn đã làm được gì cho đời, cho người thân và xã hội? Bạn có tạo được sự thay đổi gì có ý nghĩa không? Bạn để lại di sản gì trên cõi trần này?
Và vì thế, thay vì chúc nhau hạnh phúc, tôi muốn chúc bản thân mình một năm mới sống thật nhiều ý nghĩa.
Và vì thế, thay vì chúc nhau hạnh phúc, tôi muốn chúc bản thân mình một năm mới sống thật nhiều ý nghĩa.
Vai trò của khổ đau
Chỉ khi trở thành một người làm khoa học tôi mới hiểu rằng việc triệt tiêu khổ đau là điều không thể và không nên làm.
Về mặt tiến hóa, khổ đau và những cảm xúc buồn bã là tín hiệu cần thiết để ta ngừng làm tổn thương bản thân. Người khỏe mạnh biết nhận ra tín hiệu ấy, xử lý tình cảm và hành vi để tự bảo vệ mình. Kẻ bệnh tật không có khả năng chống chọi, không nhận ra mình đang tự hủy hoại, thậm chí nghiện khổ đau khi nó đã trở thành thói quen.
Khổ đau, ở một mức độ nào đó, là đất cát, là vấp ngã, là trận giả, là kinh nghiệm để cơ thể xây dựng một hệ thống phòng thủ miễn dịch, là lửa thử vàng, là gian nan thử sức.
Nhưng khổ đau, ngoài vai trò của tiến hóa, còn là phản ứng phụ của một thái độ sống. Ấy là khi chúng ta chọn sống một cuộc đời có ý nghĩa, thì khổ đau lại trở thành điều ta sẵn sàng chấp nhận. Điều này có thể thấy rõ nhất ở những người làm cha làm mẹ, làm khoa học, làm công tác hoạt động xã hội hoặc những chiến sĩ cách mạng.
Họ lao động cật lực. Họ vắt kiệt sức mình. Trong một ngày của họ, lo âu và thử thách nhiều hơn an nhiên và vui vẻ.
Phương Mai ( (PGS-TS ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan)
Cập nhật thông tin chi tiết về Hạnh Phúc Đích Thực Của Người Kitô Hữu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!