Bạn đang xem bài viết Giáo Dục Nghệ Thuật – Vì Sự Phát Triển Toàn Diện Của Một Thế Hệ Dẫn Đầu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
TTPT.VN – Hội họa là một phạm trù thuộc ngành mỹ thuật (bên cạnh đồ họa nghệ thuật và điêu khắc). Hiểu một cách đơn giản, hội họa là vẽ tranh. Đó là sự sắp xếp (bố cục) các hình khối, đường nét, màu sắc, kết cấu… trên bề mặt hai chiều (giấy hoặc vải) để tạo ra một hình ảnh mang tính thẩm mỹ sử dụng cọ bút và màu vẽ. Một tác phẩm hội họa phải thể hiện được ý tưởng, cảm xúc về cái đẹp dựa trên nền tảng kĩ thuật vẽ của họa sĩ.
Thế hệ dẫn đầu là thế hệ tinh hoa, là tương lai, là hy vọng của thế giới. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres từng nói: “Mọi hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn đều hướng tới những người trẻ”. Đúng vậy! Trong số những khái niệm được nhắc tới thường xuyên thời gian gần đây, “thế hệ dẫn đầu”, “công dân toàn cầu” là những khái niệm được đề cập nhiều nhất cùng với bao hy vọng (và cả kỳ vọng). Thế hệ dẫn đầu mà chúng tôi muốn nói đến chính là một “thế hệ không giới hạn” (generation unlimited).
Đó là những con người tài năng, đam mê, dám ước mơ, dám khác biệt, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, đồng thời biết tôn trọng sự khác biệt và sẵn sàng hành động để tạo nên những thay đổi mới mẻ hơn, tốt đẹp hơn.
Đó cũng là những con người giàu lòng trắc ẩn. Đam mê, tài năng đi cùng tình yêu thương sẽ khiến cho người trẻ hướng đến những giá trị nhân văn cao đẹp, tạo ra nhiều những dự án nhân văn cho cộng đồng, hướng về cộng đồng chứ không chỉ nỗ lực để “vinh thân, phì gia”. Đó là điều dễ nhận thấy ở những con người tầm cỡ trên thế giới, cũng là xu thế của những người trẻ tài đức ngày nay.
Hành trình trở thành công dân toàn cầu là chặng đường dài, đòi hỏi người làm giáo dục và cả người được giáo dục phải có mục tiêu cụ thể, và phải hoạch định một chiến lược rõ ràng. Nhiều phụ huynh có tầm nhìn và biết lo xa đã chủ động tìm kiếm những môi trường phù hợp cho con cái phát triển đúng hướng. Các trường Quốc tế đúng nghĩa, những cơ sở giáo dục nghệ thuật tử tế chính là những lựa chọn ưu tiên lâu nay. Song hành cùng quá trình phát triển văn hóa, lịch sử của con người, hội họa cũng sở hữu một tiến trình đặc trưng. Hội họa trải qua những bước đi đầu tiên với các hình vẽ trên vách hang động của người nguyên thủy, là những hình vẽ sơ khai nhất của con người về thế giới quan. Bằng sức mạnh của trí tưởng tượng, loài người tiến đến thời kì hội họa cổ điển (còn gọi là hội họa giá vẽ, hội họa hàn lâm) với quy chuẩn nghiêm ngặt như: phải vẽ trong xưởng, tranh phải dùng màu vẽ và vẽ trên một bề mặt phẳng, tả chi tiết, đúng các tiêu chí về mặt bố cục, nội dung… Qua nhiều diễn biến lịch sử cùng sự phát triển của khoa học, hội họa phát triển đa dạng và không còn “gò bó” trong những giới hạn của hội họa cổ điển.
Sinh hoạt vẽ ngoại cảnh của học viên The R’art School
The R’art School – trường dạy Mỹ thuật – được ra đời từ những ưu tư của những phụ huynh làm giáo dục Mỹ thuật trong bối cảnh như thế. Hiểu rõ những giá trị mà nghệ thuật đem lại cho người học như năng lực sáng tạo, sự tự tin, giúp cải thiện hiệu suất học tập, rèn tính kiên trì, sự tập trung, nâng cao trực giác, tính trách nhiệm và khả năng cộng tác,… The R’art School – thông qua Hội họa – rèn giũa thêm cho học viên khả năng quan sát, năng lực thẩm mỹ đặc biệt.
Không dừng lại ở dạy kiến thức, kỹ năng, The R’art School còn tạo cơ hội cho học viên rèn tư duy tích cực, chủ động, và một mỹ cảm nhân văn, từ đó trau dồi năng lực cảm thụ Mỹ thuật tinh tế.
The R’art School tập trung các Họa sĩ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và luôn thao thức với việc giáo dục thế hệ trẻ. Trường chủ trương một triết lý giáo dục hiện đại và nhân văn, đem lại sự mới mẻ trong dạy và học môn Mỹ thuật với cách tiếp cận và đánh giá mới, phù hợp với thực tế và đúng với bản chất của môn Mỹ thuật./.
Điều Gì Tốt Nhất Cho Sự Phát Triển Toàn Diện Của Con?
Con cái chính là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn dành những điều tốt đẹp nhất và mong muốn con được phát triển toàn diện, cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Tuy nhiên, đã bao giờ các bậc cha mẹ đặt ra câu hỏi: chúng ta có thể làm gì để mang điều đó đến cho con mình? Với những chia sẻ và kinh nghiệm được chắt lọc từ các nhà dinh dưỡng và tâm lý học sau đây, WASS mong rằng quý phụ huynh sẽ tự rút ra cho riêng mình những bí quyết chăm con thật khoa học và hợp lý. Mang đến cho con một chế độ dinh dưỡng toàn diện
Lượng thức ăn được các con tiêu thụ hàng ngày không chỉ mang đến cho trẻ các chất dinh dưỡng để phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng trong suốt quá trình học tập của con. Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng hay béo phì ở trẻ vẫn đang còn nhiều chỉ vì thói quen ăn uống không khoa học từ gia đình. Vậy, một chế độ dinh dưỡng như thế nào mới là hợp lý?
Buổi sáng luôn là ông vua của các bữa ăn trong ngày. Hãy cho các con ăn nhiều và no vào khoảng thời gian này để cung cấp được lượng năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong ngày của trẻ.
Bữa ăn nên bao gồm đầy đủ các loại thực phẩm khác nhau, tránh lặp lại liên tục một loại thức ăn nhất định trong thời gian dài. Điều đó dễ làm các con trở nên chán ăn, dư thừa chất này và thiếu hụt chất khác.
Tuyết đối không nên cho các con ăn những quà vặt, bánh, kẹo… trước bữa ăn.
Tập cho trẻ thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ để tránh các bệnh về tim, thận, huyết áp…
Hoạt động thể chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con
Các bậc phụ huynh rất chú trọng tới việc học tập của con cái và đôi lúc điều này khiến cho cha mẹ quên đi rằng, các con cũng cần có những hoạt động thiên về thể chất phù hợp với lứa tuổi. Tập thể dục hay chơi các môn thể thao vận động như bơi lội, cầu lông, bóng rổ… không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, mà còn mang đến cho các con một tinh thần sảng khoái và tươi vui.
Tình thương cũng cần đến sự thông thái
Tình thương cha mẹ dành cho con cái không có gì có thể đong đếm được. Tuy nhiên, tình thương ấy cũng cần đến sự thông thái, để các con của mình được phát triển một cách toàn diện. Hầu hết các gia đình hiện nay đều không cho con làm bất kỳ việc gì trong nhà, từ rửa chén bát, dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp quần áo cho đến phụ bố mẹ các công việc bếp núc… Lý do đơn giản vì các phụ huynh muốn con mình tập trung hết thời gian trong ngày cho việc học, và cũng vì không muốn thấy các con phải “chịu khổ” vì những công việc nhà như vậy. Chính điều này làm cho trẻ sinh ra tính ỉ lại, dựa dẫm vào người khác, khả năng tự lập theo đó cũng sẽ là thứ các con không bao giờ có được.
Hãy cho con một môi trường học toàn diện
Một ngôi trường dù tốt, cơ sở vật chất hiện đại hay chất lượng đào tạo có vượt trội đến đâu cũng chưa hẳn là môi trường phù hợp để các con có được sự phát triển tốt nhất. Thay vì tìm cho con một ngôi trường “hoàn hảo” như vậy, hãy để con được hoàn thiện bản thân ở nơi có thể phát huy hết khả năng và con người mình.
Một môi trường giáo dục hiệu quả là nơi các con được học tập và vui chơi với một thời gian biểu cân bằng. Bên cạnh đó, những hoạt động ngoại khóa phát triển ngôn ngữ, thể chất, kỹ năng năng khiếu, văn thể mỹ… cũng được chú trọng đầu tư cho các con một cách bài bản và hợp lý.
Nghệ Thuật Quân Sự Của Ta Là Nghệ Thuật Quân Sự Của Toàn Dân Đánh Giặc
Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã sáng tạo ra một nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc rất phong phú và độc đáo. Ngày nay, Ðảng ta đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Xuất phát từ đường lối đó, nghệ thuật quân sự của ta trước hết là nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc. Ðó cũng là sự kế thừa và phát huy lên một trình độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc.
1. Nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc của ta là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động quân sự của nhân dân cầm vũ khí đứng lên đánh địch, kết hợp chặt chẽ quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, kết hợp tiêu diệt địch và phát động quần chúng giành quyền làm chủ.
Trong chiến tranh nhân dân ở nước ta, không phải chỉ có lực lượng vũ trang mà còn có đông đảo quần chúng nhân dân cầm vũ khí đánh giặc. Cho nên nghệ thuật quân sự của ta không những chỉ đạo hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang mà còn phải chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đánh giặc với mọi thứ vũ khí có trong tay. Ðó là một đặc điểm quan trọng của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trong khởi nghĩa vũ trang ở nước ta, từ khởi nghĩa từng phần cho đến tổng khởi nghĩa, đều có lực lượng vũ trang cách mạng tham gia, nhưng lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi là lực lượng của đông đảo quần chúng cầm vũ khí đứng lên lật đổ chính quyền của địch. Cho nên nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa vũ trang của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự của quần chúng lâm thời vũ trang, đồng thời chỉ đạo hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang phát triển đến một trình độ nhất định.
Các cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta thường bắt đầu trong điều kiện nhân dân ta mới có một lực lượng vũ trang còn nhỏ bé. Bởi vậy, hình thức phổ biến và quyết định lúc đầu là nổi dậy của quần chúng vũ trang, trước hết ở những nơi quân thù sơ hở. Về sau, quân địch càng tăng cường lực lượng vũ trang để phản công trở lại, lực lượng vũ trang ta cũng ngày một trưởng thành, thì vai trò tác chiến của lực lượng vũ trang cũng ngày càng quan trọng. Do đó trong chiến tranh giải phóng, nghệ thuật quân sự của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang được phát triển ngày càng cao và ngày càng hoàn chỉnh. Ðồng thời, đó cũng là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân sự ngày càng phát triển của đông đảo quần chúng lâm thời cầm vũ khí đánh giặc trong suốt quá trình chiến tranh.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, do lúc chiến tranh bắt đầu, ta đã có lực lượng vũ trang được xây dựng từ trong thời bình, nên hình thức nổi lên lúc đầu là tác chiến của lực lượng vũ trang để tiêu diệt quân xâm lược, bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất đai của Tổ quốc. Trong trường hợp quân địch vào sâu trong đất nước ta, mở rộng phạm vi chiếm đóng ra nhiều nơi và lập nên chính quyền của chúng ở đấy, như tình hình đã xảy ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, thì bên cạnh hình thức tác chiến của lực lượng vũ trang, còn có hình thức vũ trang nổi dậy của đông đảo quần chúng ở vùng địch tạm chiếm để khôi phục lại quyền làm chủ của mình. Do đó, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc là nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của lực lượng vũ trang phát triển ở trình độ cao ngay từ đầu, đồng thời vẫn chỉ đạo hoạt động quân sự của đông đảo quần chúng cầm vũ khí đánh giặc.
Quán triệt yêu cầu chỉ đạo nói trên, nghệ thuật quân sự của ta trước hết phải xác định đúng đắn nhiệm vụ của lực lượng vũ trang và của đấu tranh vũ trang trong chiến tranh toàn dân, toàn diện. Ði đôi với việc tiêu diệt lực lượng quân sự của địch, các lực lượng vũ trang phải luôn luôn chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển cơ sở chính trị đẩy mạnh đấu tranh chính trị của quần chúng, đẩy mạnh công tác binh vận, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ. Mặt khác, phải ra sức tận dụng thắng lợi của đấu tranh chính trị của công tác binh vận, của các cuộc khởi nghĩa của quần chúng để phát triển tiến công quân sự, tiêu diệt địch được nhiều hơn.
Chính vì vậy, kết hợp quân sự với chính trị, tác chiến với binh vận, tác chiến với nổi dậy, kết hợp tiêu diệt lực lượng quân sự địch với phát động quần chúng giành quyền làm chủ từ lâu đã trở thành những nguyên tắc trong nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc ở nước ta.
Nguyên tắc đó phải được thể hiện cụ thể trong việc xác định phương hướng, mục tiêu, đối tượng và thời cơ tiến công, v.v. trong kế hoạch chiến lược, chiến dịch cũng như chiến đấu.
2. Nghệ thuật quân sự của ta phải chỉ đạo hoạt động tác chiến của bộ đội chủ lực, đồng thời phải chỉ đạo hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, phối hợp chặt chẽ tác chiến của ba thứ quân, của các binh chủng, quân chủng, kết hợp đánh du kích và đánh tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn.
Lực lượng vũ trang của ta bao gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Mỗi thứ quân đều có vị trí tác dụng của nó, đều có những đặc điểm và quy luật hoạt động riêng của nó. Vì vậy, cần phải có nghệ thuật chỉ đạo tác chiến phù hợp mới phát huy được hết sức mạnh của từng thứ quân. Nhưng ba thứ quân lại có nhiệm vụ chung và có mối quan hệ rất khăng khít với nhau trong tác chiến. Vì vậy, cần phải giải quyết tốt vấn đề phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân cả về chiến lược cũng như trong chiến dịch và chiến đấu mới phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân, đánh bại được những đội quân xâm lược thường lớn mạnh hơn ta cả về số quân và về trang bị kỹ thuật.
Trong quá trình trưởng thành của mình, lực lượng vũ trang nhân dân ta đã từ bộ binh đơn thuần từng bước phát triển thành một lực lượng vũ trang gồm nhiều binh chủng và quân chủng. Bộ đội chủ lực của ta ngày nay không chỉ có lục quân, mà còn có các quân chủng Phòng không-không quân và Hải quân ngày càng lớn mạnh. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ngày nay cũng không phải chỉ có bộ binh mà còn có bộ binh tinh nhuệ (bộ đội đặc công), pháo binh, bộ đội cao xạ, công binh, thông tin, v.v. Bởi vậy, nghệ thuật quân sự của ta ngày nay không chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo tác chiến của bộ binh, của lục quân, mà còn phải chỉ đạo tác chiến của các binh chủng khác, của lực lượng Phòng không – không quân và Hải quân; chỉ đạo hoạt động của các binh đoàn vận chuyển chiến lược. Nó có nhiệm vụ chỉ đạo tác chiến hiệp đồng binh chủng và quân chủng, đồng thời chỉ đạo tác chiến độc lập của từng binh chủng và quân chủng.
Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghệ thuật tác chiến của bộ binh, của lục quân ta đã phát triển lên một trình độ mới, với nội dung hết sức phong phú. Ðồng thời, một nghệ thuật quân sự chỉ đạo tác chiến phòng không, nghệ thuật quân sự chỉ đạo công tác vận chuyển chiến lược, với sự hoạt động và chiến đấu hiệp đồng của nhiều binh chủng, cũng đã từng bước hình thành và ngày càng trở nên hoàn chỉnh. Chúng ta cũng đã bước đầu giải quyết được một số vấn đề về nghệ thuật tác chiến của pháo binh ven biển và của hải quân đánh tàu chiến địch. Ðó là những bộ phận hợp thành không thể thiếu được của nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân trong điều kiện hiện đại, là xu thế phát triển tất yếu của nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc ở nước ta.
Nghệ thuật chỉ đạo tác chiến của ba thứ quân, của các binh chủng, quân chủng của ta cũng là nghệ thuật kết hợp chặt chẽ tác chiến du kích và tác chiến tập trung, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Có thực hiện được sự kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến du kích và tác chiến tập trung, giữa đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn, chúng ta mới phát huy được đến mức cao nhất sức mạnh của từng thứ quân, từng binh chủng, đồng thời phát huy được sức mạnh tổng hợp của các thứ quân, các binh chủng tác chiến hiệp đồng, phát huy hết uy lực của mọi trang bị vũ khí có trong tay, từ thô sơ đến hiện đại. Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được một hình thái chiến tranh nhân dân thật sự, hình thái chiến tranh cài răng lược, xen kẽ triệt để giữa ta và địch, làm cho binh lực và hỏa lực của địch bị phân tán, dàn mỏng, khiến chúng đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu. Và cũng chỉ có như vậy mới tạo được điều kiện cho các lực lượng vũ trang nhân dân ta có thể chủ động tiến công địch một cách liên tục và rộng khắp, thực hiện tiêu hao địch một cách rộng rãi, trên cơ sở đó mà từng bước tiến lên thực hiện những đòn đánh tiêu diệt quy mô ngày càng lớn, tạo nên sự chuyển biến cục diện chiến trường có lợi cho ta.
Vai Trò Của Giáo Dục Đối Với Sự Hình Thành Phát Triển Nhân Cách
77995
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân
Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Định nghĩa: Hiện nay có nhiều định nghĩa về nhân cách nhưng nhìn chung, nhân cách thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. Theo đó, ” Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”
Qua những phân tích trên có thể thấy nhân cách có một số đặc điểm sau:
Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương Việt Nam.
– Tính thống nhất: thống nhất giữa việc nói và việc làm, giữ ý thức và hành động, giữa đức và tài..
– Tính ổn định: nhân cách con người là quá trình hình thành từ từ, nhân cách là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân, nó khó hình thành mà cũng khó mất đi.
– Tính tích cực: nhân cách con người là chủ thể của hoạt động và giao lưu các mối quan hệ giữa người này với người khác
– Tính giao lưu: Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác. Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Điều quan trọng là thông qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, và cho xã hội.
Giáo dục là quá trình tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của ngời dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội (bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xe, như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi)
II. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách thể hiện:
1. Giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát triển nhân cách của cá nhân
– Xác định mục đích giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động giáo dục cụ thể
– Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện giáo dục cụ thể.
– Tổ chức các hoạt động, giao lưu
– Đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức gíao dục…
Sự định hướng của giáo dục không chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội hiện tại mà còn phải thích hợp với yêu cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về gia tốc phát triển của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định hướng giá trị tương ứng.
2. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển nhân cách
* Đối với di truyền
Các yếu tố bẩm sinh – di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
– Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình gène được phát triển. Chẳng hạn, trẻ được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay và thanh quản … nhưng nếu không được giáo dục thì trẻ khó có thể đi thẳng đứng bằng hai chân, biết sử dụng công cụ hay phát triển ngôn ngữ…
– Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể.
– Giáo dục phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể.
* Đối với môi trường
– Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách (phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ). Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.
– Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn.
– Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế – xã hội, chức năng chính trị – xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục.
– Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.
* Đối với hoạt động cá nhân
– Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân (sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …); xây dựng những động cơ đúng đắn của cá nhân khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của bản thân. Đặc biệt công tác giáo dục luôn xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trò, giữa bạn bè với nhau đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
– Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách do vậy nếu được giáo dục một cách tốt nhất ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho thế hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lý,..
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm nhạc… Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi … Ngoài ra giáo dục còn giúp các e có tư chất tốt phát triển : như các trường năng khiếu, trường đào tạo chất lượng cao…
Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những tiêu cực. Giáo dục có khả năng giúp học sinh phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, động viên được tính tự giác rèn luyện học tập của học sinh.
Giáo dục nhân cách không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi thái đọ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp đến hình thành nhân cách trẻ nhỏ, từ đó ảnh hưởng tới tương lai. Do đó, ngoài giáo dục trong nhà trường, giáo dục trong gia đình là rất cần thiết.
IV. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải nhưng nó lại hiện diện quanh chúng ta từng ngày từng giờ. Trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi mà một bộ phận không nhỏ giới trẻ đang có những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con người lại càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Với vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, giáo dục là phương pháp tốt nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức lối sống văn hó xã hội của quê hương đất nước. Từ đó vấn đề giáo dục không chỉ đặt ra cho nhà trường mà còn cả trong gia đình xã hội, để giáo dục nhân cách trẻ ngay từ lúc nhỏ, tương lai sẽ là những trụ cột của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, 2008.
Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư phạm, 2008.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Dục Nghệ Thuật – Vì Sự Phát Triển Toàn Diện Của Một Thế Hệ Dẫn Đầu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!