Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Tin Học 11 # Top 7 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Giáo Án Tin Học 11 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Tin Học 11 được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Biết khai báo biến tệp văn bản.

– Biết các bước làm việc với tệp: Gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp.

– Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản với tệp văn bản.

– Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp.

GIÁO ÁN TIN HỌC 11 CHƯƠNG 5: TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP Bài 15 . THAO TÁC VỚI TỆP MỤC TIÊU BÀI HỌC. Kiến thức. Biết khai báo biến tệp văn bản. Biết các bước làm việc với tệp: Gắn tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp. Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản với tệp văn bản. Biết sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp. Kỹ năng. Khai báo đúng tệp văn bản. Có thể tạo chương trình đọc dữ liệu từ một tệp hoặc lưu trữ dữ liệu dưới dạng tệp văn bản. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Chuẩn bị của giáo viên Máy vi tính, máy chiếu projector để giới thiệu ví dụ. 2. Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Phương pháp đàm thoại. Phương pháp diễn giải - nếu vấn đề. Phương pháp diễn giảng. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC ỔN ĐỊNH LỚP. KIỂM TRA BÀI CŨ: Câu 1: Cấu trúc khai báo kiểu bản ghi, biến kiểu bản ghi? Trả lời: Các thông tin cần khái báo gồm: tên kiểu bản ghi, tên các thuộc tính, kiểu dữ liệu của mỗi thuộc tính. Type = record : ; : ; End; var : ; Câu 2: Có mấy cách gán giá trị cho kiểu bản ghi? Trả lời: Có 2 cách: Dùng lệnh gán trực tiếp: A:=B. Gán giá trị cho từng trường: Có thể thực hiện bằng lệnh gán hoặc nhập từ bàn phím. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ1: Dẫn dắt vào bài học - GV: Giới thiệu nội dung tổng quát của bài học - Đặt vấn đề: Trước khi vào phần chính của bài học hôm nay cô có một số câu hỏi dành cho các em. - Dẫn dắt : " Trong chương trình Pascal khi chúng ta muốn dùng một biến để chứa dữ liệu, thì việc đầu tiên chúng ta sẽ làm là gì, để có thể sử dụng được biến đó???" - HS trả lời: Khai báo biến - GV: Khai báo như thế nào? - HS trả lời: Trong Pascal mọi biến đều phải được đặt tên và khai báo kiểu dữ liệu của nó. Trong Pascal , khai báo biến bắt đầu bằng từ khóa Var và có dạng: Var :; HĐ 2: Khai báo biến tệp văn bản. GV đặt vấn đề: Tại sao phải sử dụng biến tệp? HS trả lời: Dữ liệu không bị mất khi tắt điện và dữ liệu được lưu trữ trên tệp có dung lượng lớn. GV: Với cách khai báo tương tự như khai báo kiểu dữ liệu trong Pascal em nào có thể đưa ra cách khai báo biến tệp? HS trả lời: var : text; GV: Quy cách khai báo tệp như thế nào? HS trả lời: Tên biến tệp phải tuân theo đúng quy cách đặt tên (trong tên biến không có khoảng trắng, , ., !, #, $, %, &, @) Ví dụ 1: var tep vb : text; Ví dụ 2: var tep1,tep2 : text. GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ cụ thể dựa vào cấu trúc khai báo về tệp văn bản HS trả lời GV: Phân biệt tên tệp với biến tệp? - HS trả lời: Mỗi tệp có một cái tên, tên tệp là biến xâu hay hằng xâu. 1. Khai báo biến tệp văn bản Trong lập trình ta không thao tác trực tiếp với tệp dữ liệu trên đĩa mà thông qua biến tệp. Các phần tử của tệp không có tên và việc truy nhập không thể tùy tiện được. Vì vậy để làm việc với dữ liệu kiểu tệp ta phải sử dụng biến tệp. Khai báo biến: Tệp văn bản: VAR : TEXT; Chú ý: Tên biến tệp phải tuân theo đúng quy cách đặt tên (trong tên biến không có khoảng trắng, , ., !, #, $, %, &, @) Phân biệt tên tệp với biến tệp - Ví dụ hằng xâu: assign(tep1,'DULIEU.DAT');- Ví dụ biến xâu: tentep='DL.INP'; assign(tep1, tentep); - Ví dụ 3: assign(tep1, 'C:\DIEM.TXT'); Mặt khác biến tệp là biến sử dụng để tham chiếu tới các phần tử của tệp. HĐ 2: Thao tác với tệp - GV: Đưa ra sơ đồ tổng quát của quá trình thao tác với tệp. - Như đã biết ở trên, chúng ta không thể thao tác trực tiếp với tệp bằng tên tệp mà phải thông qua biến tệp. Bởi vậy ta phải tạo một tham chiếu giữa tên tệp và biến tệp. - GV: Đưa ra ví dụ gán tên tệp. - GV: Gọi học sinh cho một ví dụ khác. - GV: Đưa ra cú pháp mở tệp - HS nghe và chép bài. - GV: Nếu bây giờ thực hiện thao tác mở tệp để đọc thì sao, để ghi thì sao? - HS trả lời: + Với trường hợp mở tệp để ghi: Tự tạo ra + Với trường hợp mở tệp để đọc: Báo lỗi. - GV: Liệu rằng khi mở tệp mà không tồn tại tên tệp trong thủ tục mở tệp thì có gì xảy ra? - HS đọc SGK và nêu lên: Tệp sẽ được tạo với nội dung rỗng - GV: Yêu cầu học sinh cho ví dụ về mở tệp. - GV: Giới thiệu, diễn giải cách đọc ghi tệp. - GV: Hỏi học sinh có so sánh với cách đọc/ghi từ bàn phím/màn hình trong Pascal. - GV: Để hổ trợ các thao tác đọc ghi tệp người ta đưa ra một số hàm chuẩn sau. - GV: Tại sao phải đóng tệp? - HS trả lời: Chỉ có đóng tệp thì khi đó hệ thống mới thực sự hoàn tất ghi dữ liệu ra tệp. - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác với tệp và ghi sơ đồ vào tập. Cho ví dụ minh họa. -Lắng nghe và chép bài. 2. Thao tác với tệp Trình tự thao tác với tệp: Gán tên tệp. Mở tệp. Đọc/ghi dữ liệu. Đóng tệp Ghi dữ liệu vào tệp Đọc dữ liệu từ tệp Gán tên tệp Mở tệp để ghi Mở tệp để đọc Ghi dữ liệu ra tệp Đọc dữ liệu từ tệp Đóng tệp a. Gán tên tệp Để thao tác với tệp, trước hết phải gắn tên tệp với đại diện của nó là biến tệp bằng thủ tục: assign(, ); Trong đó tên tệp: Là hằng xâu ký tự hoặc giá trị của một biểu thức kiểu xâu ký tự. - Độ dài lớn nhất của tên tệp là 79 ký tự. b. Mở tệp Mở tệp có 2 kiểu: Mở để đọc và mở để ghi. - Mở tệp để ghi dữ liệu có dạng: rewrite(); Ví dụ: assign(tep1, 'C:KQ.DAT'); rewrite(tep1); - Mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp. reset(); Ví dụ: assign(tep2, 'C:KQ.DAT'); reset(tep2); Lưu ý: Cả 2 trường hợp trên biến tệp phải được gắn với tên tệp bằng thủ tục assign. c. Đọc/ghi tệp văn bản: - Cú pháp đọc tệp văn bản: read (,); readln (,); Danh sách biến là dãy tên biến 1, tên biến 2,, tên biến N. Các dữ liệu cần đọc trong tệp gán vào danh sách biến phải lần lượt có kiểu tương ứng với kiểu của biến trong danh sách biến. - Cú pháp ghi tệp văn bản: write (,); writeln (,); Danh sách kết quả là dãy kết quả 1, kết quả 2 ,, kết quả N. Các hàm và thủ tục thông dụng: - Hàm eof(); cho giá trị TRUE nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp. - Hàm eoln () trả về giá trị TRUE nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng. d. Đóng tệp: Sau khi làm việc xong với tệp cần phải đóng tệp. Cú pháp: Close (); Các thao tác với tệp: CŨNG CỐ - VẬN DỤNG BÀI HỌC- DẶN DÒ BÀI MỚI. Các yêu cầu: - Nắm được cấu trúc gán tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản, đóng tệp. - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài học, đọc SGK, nhất là các phần ví dụ, chỗ nào khó hiểu, không hiểu đánh dấu vào, tiết sau giải đáp. - Cài đặt chương trình các ví dụ mẫu để làm quen với các thao tác với tệp.: - Yêu cầu học sinh lên ghi lại các câu lệnh ứng với thao tác với tệp theo sơ đồ. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM Nhận xét: Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Ngày tháng năm 2010 Giáo sinh thực tập Nguyễn Thị Mỹ Phúc

Giáo Án Sinh Học 11

Nhận thức rõ hơn khái niệm về quang hợp ở cơ thể thực vật trên cơ sở hiểu biết về khái niệm quang hợp ở tế bào(sinh 10)

Trình bày được vai trò của quang hợp

Giải thích được bản chất hóa học của quá trình quang hợp

Trình bày được khái niệm hai pha của quang hợp

2 Kỹ năng :Phân tích suy luận,hoạt động nhóm,quan sát sơ đồ

3 Thái độ :Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp

B Trọng tâm :Phần III bản chất hai pha của quang hợp

D Các hoạt động dạy và học

Ngàysoạn:09/10 Ngày dạy:11/10 Tiết 6 Bài 6 KHÁI NIỆM VỀ QUANG HỢP A Mục tiêu bài học 1 Kiến thức Nhận thức rõ hơn khái niệm về quang hợp ở cơ thể thực vật trên cơ sở hiểu biết về khái niệm quang hợp ở tế bào(sinh 10) Trình bày được vai trò của quang hợp Giải thích được bản chất hóa học của quá trình quang hợp Trình bày được khái niệm hai pha của quang hợp 2 Kỹ năng :Phân tích suy luận,hoạt động nhóm,quan sát sơ đồ 3 Thái độ :Giáo dục ý thức bảo vệ cây trồng trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp B Trọng tâm :Phần III bản chất hai pha của quang hợp C Chuẩn bị D Các hoạt động dạy và học 1 Ổn định 2 Kiểm tra bài cũ 3 Bài mới Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Dựa vào kiến thức lớp 10 em hãy viết PTQH ?[gọi HS lên bảng] GV cung cấp PTTQvà giải thích Từ PTTQ em hãy rút ra định nghĩa QH Định nghĩa quang hợp? Vai trò của quang hợp? Những nhóm sinh vật nào có khả năng quang hợp? toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất do đâu mà có? Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng nào? Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển bằng cách nào? Hiệu ứng nhà kính là gì ? hậu quả ? phân tích sơ đồ quang hợp[hình 27.2 ] để thấy rõ bản chất hóa học của quá trình quang hợp là quá trình oxi hóa-khử diễn biến pha sáng? diễn biến pha tối? I Định nghĩa quang hợp Phương trình quang hợp 6 CO2+ 6 H2O năng lượng ánh sáng C6H12O6+6 O2 hệ sắc tố Phương trình tổng quát quang hợp nCO2+ n H2A ( CH2O)n +2A +H2 O *định nghĩa QH: Quang hợp là quá trình hệ sắc tố cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ CO2 và H2O II Vai trò của quang hợp 1 Tạo chất hữu cơ Quang hợp tạo ra hầu như toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất Thực vật và một số vi sinh vật quang hợp là những sinh vật quang tự dưỡng luôn đứng đầu chuỗi thức ăn,vai trò cung cấp thưc ăn cho các sinh vật khác-gọi là sinh vật sản xuất Còn động vật người lấy thức ăn từ sinh vật sản xuất-gọi là sinh vật tiêu thụ 2 Tích lũy năng lượng Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong ATP 3 Quang hợp giữ trong sạch bầu khí quyển Hấp thụ CO2,giải phóng O2,cân bằng tỉ lệ CO2và O2 trong khí quyển:CO2= 0.03%, O2=21%,từ đó bảo đảm sự sống bình thường trên trái đất III Bản chất hai pha của quang hợp 1 Pha sáng(cần ánh sáng) Diễn ra quá trình oxi hóa nước nhờ năng lượng ánh sáng để tạo ra ATP,NADPH và giải phóng O2 2 Pha tối (Cần CO2 ) Diễn ra quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH để hình thành các hợp chất hữu cơ bắt đầu là glucôzơ ,phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ 4 Củng cố : câu 1,2,3,4/28 E Rút kinh nghiệm bài soạn giảng

Giáo Án Toán Học Lớp 11

Nắm vững khái niệm phép dời hình và biết được các phép tịnh tiến,phép đối xứng trục,phép đối xứng tâm,phép quay và phép dời hình.

-Nếu thực hiện liên tiếp hai phép dời hình ta đượcmột phép dời hình.

-Nắm được các tính chất cơ bản của phép dời hình.

-Nắm được định nghĩ hai hình bằng nhau.

-Biết xác định ảnh của một hình qua phép dời hình

3.Thái độ:Tích cực,hứng thú trong kĩ năng nhận biết và biểu diễn.

4.Tư duy:Phát triển trí tưởng tượng và biểu diễn ảnh của một hình qua phép dời hình.

II/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

GV:Phiếu học tập,bảng phụ,computer và projecter

HS:Đọc trước bài ở nhà.

III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH VÀ HAI HÌNH BẰNG NHAU Tiết:6 I/MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Nắm vững khái niệm phép dời hình và biết được các phép tịnh tiến,phép đối xứng trục,phép đối xứng tâm,phép quay và phép dời hình. -Nếu thực hiện liên tiếp hai phép dời hình ta đượcmột phép dời hình. -Nắm được các tính chất cơ bản của phép dời hình. -Nắm được định nghĩ hai hình bằng nhau. 2.Kĩ năng: -Biết xác định ảnh của một hình qua phép dời hình 3.Thái độ:Tích cực,hứng thú trong kĩ năng nhận biết và biểu diễn. 4.Tư duy:Phát triển trí tưởng tượng và biểu diễn ảnh của một hình qua phép dời hình. II/CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. GV:Phiếu học tập,bảng phụ,computer và projecter HS:Đọc trước bài ở nhà. III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. -Gợi mở vấn đáp. -Đan xen hoạt động nhóm. IV/TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra kiến thức cũ: 5′ Cho tam giác ABC ,đường thẳng d vả một điểm O.Hãy tìm ảnh của tam giác ABC lần lượt qua phép đối xứng trục d và phép quay tâm O,góc quay 900. 3/Nội dung bài mới. Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng hoặc trình chiếu 10′ 10′ Các phép tịnh tiến,đối xứng trục,đối xứng tâm và phép quay có một tính chất chung là bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. GV cho học sinh nhận xét và xác định phép dời hình GV cho HS hoạt động 1 HS xác định phép dời hình HS nhắc lại nội dung của tính chất I/KHÁI NIỆM VỀ PHÉP DỜI HÌNH. Định nghĩa:Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kì. Kí hiệu:F Nhận xét:SGK Ví du1: Ví dụ 2: II/TÍNH CHẤT Phép dời hình: 1/Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bào toàn thứ tự giữa các điểm; 2/Biến đường thẳng thành đường thẳng,biến tia thành tia,biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó; 3/Biến tam giác thành tam giác bằng nó,biến góc thành góc bằng nó; 10′ 5′ Nếu một phép dời hình biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì nó cũng biến trọng tâm,trực tâm,tâm đường tròn ngoại tiếp,nội tiếp của tam giác ABC tương ứng thành trọng tâm,trực tâm,tâm đường tròn ngoại tiếp,nội tiếp của tam giác A’B’C’ 4/Biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính. Chú ý:SGK Ví du 3: Ví dụ 4: 4/Củng cố:(4 phút) Định nghĩa và tính chất 5/Dặn dò:(1 phút) -Xem lại kiến thức đã học và xem bài mới

Giáo Án Môn Hóa Học 11

CHUYÊN ĐỀ: ANCOL- PHENOL (Nhóm Thừa Thiên Huế) Nội dung chuyên đề: ANCOL - PHENOL * Gồm 3 nội dung: 1. Định nghĩa, phân loại, cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý của ancol, phenol 2. Tính chất hóa học của Ancol, phenol 3. Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol, phenol II. Tổ chức dạy học chuyên đề: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực + Kiến thức + Nêu được : - Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol. - Định nghĩa, phân loại phenol, tính chất vật lí. - Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro; Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol. + Hiểu được : - Hiểu được liên kết hidro - Tính chất hoá học : - Đối với ancol: Phản ứng thế H của nhóm -OH (phản ứng chung của R - OH, phản ứng riêng của glixerol) ; Phản ứng thế nhóm -OH ancol ; Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ; Phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. - Đối với phenol: Phản ứng thế H ở nhóm OH (tính axit : tác dụng với natri, natri hiđroxit), phản ứng thế ở vòng thơm (tác dụng với nước brom), ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol. * Một số phương pháp điều chế hiện nay, ứng dụng của phenol. * Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. * HS giải thích được nguyên nhân dẫn đến các tính chất vật lí, hóa học của ancol, phenol. + Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C - 5C). - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol, glixerol và phenol. - Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. + Trọng tâm: - Đặc điểm cấu tạo và cách gọi tên ancol, phenol. - Tính chất hoá học và phương pháp điều chế ancol, phenol. + Thái độ: - Giáo dục sự say mê, yêu thích bộ môn, tính khoa học chặt chẽ giữa cấu tạo và tính chất, đức tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng hóa chất, thao tác thí nghiệm, hiểu được một số ứng dụng thực tiễn của etanol, phương pháp sản xuất. + Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực tính toán - Năng lực thực hành thí nghiệm 2. Phương pháp: - Phát hiện và giải quyết vấn đề (ND1) - Thí nghiệm nghiên cứu (ND2) - Dạy học theo góc (ND3) 3. Chuẩn bị của GV và học sinh: + Bảng phụ hình 9.5 SGK + GV: - Hóa chất để làm thí nghiệm Na, dd NaOH, phenol, glixerol, etanol, CuSO4 - Dụng cụ: 6 bộ thí nghiệm gồm: Mỗi nhóm gồm: - Ống nghiệm (9 cái) - Kẹp gỗ: 3 cái - Ống hút - Giá để ống nghiệm tìm hiểu về nhóm chức? tính chất đặc trưng của nhóm -OH 4. Mô tả các mức độ nhân thức và câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá A. Bảng mô tả các mức độ nhân thức Nội dung Loại CH/BT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Ancol Phenol CH/BT định tính Nêu được: - Định nghĩa, phân loại, danh pháp của ancol. - Phân biệt được ancol, phenol - Đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol, phenol. - Tính chất vật lý, hóa học chung của ancol, phenol. - Các phương pháp điều chế, ứng dụng của ancol, phenol. - Giải thích được một số tính chất vật lý, hóa học của ancol, phenol. - So sánh và giải thích được nhiệt độ sôi ancol với hidrocacbon, dx halogen có cùng số nguyên tử C hoặc cùng M tương đương. - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân của một số ancol, phenol. - Phân biệt được ancol, phenol với các loại hợp chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học. -Viết và giải thích được một số pư hóa học của ancol không no (pư cộng H2, Br2..) -Phản ứng thế vào vòng benzene của phenol. -Giải thích được sự ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử. Suy luận được một số phản ứng đối với hợp chất vừa là ancol thơm vừa là phenol CH/BT định lượng - Xác định CTPT, CTCT của ancol, phenol . - Tính toán các đại lượng m, hiệu suất Xác định CTPT, CTCT của ancol, phenol . -Tính toán các đại lượng m, hiệu suất (ở mức độ cao hơn) Các bài tập yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp để giải quyết BT thực hành/thí nghiệm -Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm. Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. B. Câu hỏi bài tập 1. Mức độ nhận biết Câu 1: Có bao nhiêu chất chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H8O? A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 2: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là A. 2-metybutan-2-ol B. 3-metybutan-2-ol C. 3-metylbutan-1-ol D. 2-metylbutan-3-ol Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Phenol có tính axit mạnh hơn etanol. B. Phenol trong nước cho môi trường axit, quì tìm hoá đỏ. C. Tính axit của phenol yếu hơn H2CO3. D. Phenol cũng có liên kết hiđro liên phân tử như ancol. Câu 4: Cho các hợp chất sau: (1) HOCH2- CH2OH. (2) HOCH2- CHOH - CH2OH. (3) HOCH2- CH2- CH2OH. (4) HOCH2- CHOH - CH3 . (5) HOCH2- CH2- CHOH - CH2OH. (6) HOCH2 - CH2- CHOH - CH2- CH2OH. Chất phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức xanh là: A. (1), (2), (3), (4) . B. (1), (2), (4), (5) . C. (1), (2), (4), (5), (6) . D. (1), (2), (4) . Câu 5: Khi đốt cháy 1 ancol, mạch hở. Thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Ancol trên thuộc loại A. ancol no đơn chức B. ancol đơn chức chưa no có 1 liên kết C. ancol no D. ancol chưa no có 1 liên kết đôi. Câu 6: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C8H10O, chứa vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 7: Ancol nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH? A. Propan-1,2-điol B. Glixerol C. Ancol benzylic D. Ancol etylic Câu 8: Cho dãy chuyển hóa sau: CaC2+ H2O X + H2, xtPd /PbCO3, to Y + H2O, xt HgSO4 Z. Tên gọi của X và Z lần lượt là : A. axetilen và ancol etylic. B. axetilen và etylen glicol. C. etan và etanal D. etilen và ancol etylic. 2. Mức độ thông hiểu Câu 1: Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 2: Sản phẩm chính của phản ứng tách nước của 2-metyl pentan-3-ol là: A. 4-metyl pent-2-en . B. 4-metyl pent-3-en . C. 2-metyl pent-3-en . D. 2-metyl pent-2-en . CH2OH CH2OH CH2-CH2OH OH OH OH C2H5 CH2OH CH2OH Câu 3: X là dẫn xuất chứa oxi của benzen có công thức C8H10O2. Biết X tác dụng được với NaOH và X còn tham gia phản ứng tách nước (H2SO4 đặc; 170oC). Công thức cấu tạo của X có thể là: A. B. C. D. C D B A C2H6 Cl2, ánh sáng KOH, rượu H2O (H+) KMnO4(H2SO4 đặc) Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Các chất A, B, C, D lần lượt là: A. C2H5Cl; C2H5OH; C2H4(OH)2; CH3COOH. B. C2H5Cl; C2H4 ; C2H5OH ; CH3OCH3. C. C2H4Cl2 ; C2H4; C2H5OH ; C2H4(OH)2 . D. C2H5Cl ; C2H4 ; C2H5OH ; CH3COOH. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một ancol no đơn chức X cần 42 lít không khí (ở đktc). Công thức phân tử của X là: A. C4H8O . B.C6H14O . C. C5H12O . D. C7H16O . Câu 6: Đun nhẹ etanol cho bốc hơi và đặt một dây Pt nung nóng đỏ trong hỗn hợp (hơi etanol + không khí). Khi phản ứng xảy ra, dây Pt tiếp tục nóng đỏ và ta thu được sản phẩm hữu cơ (X). (X) có thể là: A. CH3CHO ; HCHO. B. CH3COOH ; HCHO. C. (COOH)2. D. CH3CHO ; CH3COOH. C. Mức độ vận dụng Câu 1: Axit Picric (2,4,6 trinitrophenol) được điều chế bằng cách cho phenol phản ứng với dung dịch axit HNO3 (xúc tác: H2SO4 đặc). Giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng dung dịch HNO3 72,7% cần dùng để điều chế ra 57,25 gam axit Picric là A.65 gam . B. 15,75 gam . C. 47,25 gam . D. 36,75gam . Câu 2: B. CH2 = CH - CH - CH3 OH C. CH º C - CH2OH A.CH2 = CH - CH2- OH D. CH2 = C = CH - CH2OH Đốt cháy hoàn toàn một ancol không no đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 19,8g H2O. Mặt khác cho X phản ứng hết với Na thu được 1,125 lít H2(đktc). Công thức cấu tạo của X là: Câu 3: Cho natri phản ứng hoàn toàn với 18,8g hỗn hợp hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí hiđro (đktc). Công thức phân tử hai ancol là: A. CH3OH, C2H5OH B. C3H7OH, C4H9OH C. C2H5OH, C3H7OH D. C4H9OH, C5H11OH Câu 4: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđrô bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên? A. 9. B. 3. C. 7. D. 10. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol X tạo ra 0,4 mol CO2 và 0,5 mol H2O. X tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Oxi hóa X bằng CuO tạo hợp chất hữu cơ đa chức Y. Nhận xét nào sau đây đúng với X? X làm mất màu nước brom Trong X có hai nhóm -OH liên kết với hai nguyên tử cacbon bậc hai. Trong X có ba nhóm -CH3. Hiđrat hóa but-2-en thu được X. Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cũng m gam X trên cho tác dụng với Na dư thu được tối đa V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 3,36. B. 11,20. C. 5,60. D. 6,72. Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hơi hợp chất hữu cơ X (chỉ gồm C, H, O) cần vừa đủ 110 ml khí O2 thu được 160 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y qua dung dịch H2SO4 đặc (dư), còn lại 80 ml khí Z. Biết các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là A. C4H8O2. B. C4H10O. C. C3H8O. D. C4H8O. Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với natri (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là: A. 7,0. B. 14,0. C. 10,5. D.21,0. D. Mức độ vận dụng cao Câu 1:Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y ) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gamH2O. -Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete.Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là A. 25% và 35%. B. 20% và 40%. C. 40% và 20%. D. 30% và 30%. Câu 2: Hỗn hợp hai ancol A, B là sản phẩm của phản ứng hợp nước hoàn toàn 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho hỗn hợp ancol này phản ứng hết với Na thu được 1,344 lit H2 (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol trên ta thu được 18,5 g CO2. Công thức phân tử của A, B là: A. C2H6O và C3H8O . B. C3H6O và C4H8O . C. C3H8O và C4H10O . D. C4H10O và C5H12O . Câu 3: Khi cho hơi etanol đi qua hỗn hợp xúc tác ZnO và MgO ở 400 - 500oC được butadien - 1,3. Khối lượng butadien thu được từ 240 lít ancol 96% có khối lượng riêng 0,8g/ml, hiệu suất phản ứng đạt 90% là: A. 102 kg B. 95 kg C. 96,5 kg D. 97,3 kg Câu 4: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%, Hấp thụ toàn bộ lượng CO2, sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong , thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là: A. 405 B. 324 C. 486 D.297 Câu 5: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tính a. A. 13,5 gam B. 15,0 gam C. 20,0 gam D. 30,0 gam E. Bài tập liên hệ thực tế, thực hành thí nghiệm: - Trắc nghiệm: Câu 1: Khi tách hỗn hợp dung dịch ancol - nước ta phải dùng phương pháp A. chiết B. Kết tinh C. Gạn D. chưng cất Câu 2: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X: Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây? A. NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2O B. C2H5OH C2H4 + H2O C. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc)NaHSO4 + HCl D. CH3COONa(rắn) + NaOH(rắn)Na2CO3 + CH4 Câu 4: Cho phenol vào nước, lắc nhẹ, rồi cho thêm dung dịch NaOH vào. Sau đó tiếp tục cho thêm lượng dư CO2 vào. Các hiện tượng ghi nhận được theo thứ tự lần lượt là: A. Dung dịch trong suốt ® có khi thoát ra ® dung dịch vẩn đục. B. Dung dịch trong suốt ® dung dịch vẩn đục ® dung dịch trong suốt. C. Dung dịch vẩn đục ® dung dịch trong suốt ® dung dịch vẩn đục. D. Dung dịch vẩn đục ® có khí thoát ra ® dung dịch trong suốt. Câu 5: Để phân biệt: metanol, etylengicol và phenol, người ta dùng: A. Dung dịch Br2 dư và dung dịch Cu(OH)2 . B. Dung dịch Cu(OH)2 . C. Dung dịch Cu(OH)2 và Na. D. Dung dịch Br2 dư và Na. Câu 6: Etanol được dùng làm nhiên liệu, biết rằng: C2H5OH + 3O2® 2CO2 + 3H2O + 1374 KJ. Nhiệt lượng toả ra khi đốt hoàn toàn 10 gam etanol tuyệt đối (D = 0,8g/ml) là A. 298,5 KJ. B. 306,6 KJ. C. 276,6 KJ. D. 402,7 KJ. Câu 7: Tiến hành lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất bằng 30%. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất bằng 0,8 g/ml và của nước bằng 1g/ml. Nồng độ phần trăm của axit axetic trong dung dịch thu được là A. 2,47%. B. 7,99%. C. 2,51%. D. 3,76%. - Tự luận: Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Chất Khối lượng mol Nhiệt độ sôi oC CH3Cl (1) 50,5 12 C2H5OH (2) 46 78,3 CH3-CH2-CH2-CH3(3) 60 -0,5 Nguyên nhân vì sao chất (2) có nhiệt độ sôi cao nhất Câu 2 Anetol lµ thµnh phÇn chÝnh cña tinh dÇu håi. Carvacrol t¸ch tõ tinh dÇu c©y håi d¹i. Eugenol lµ thµnh phÇn chÝnh cña tinh dÇu h­¬ng nhu. Anetol Carvacrol Eugenol a) H·y tr×nh bµy c¸ch ph©n biÖt chóng b"ng ph­¬ng ph¸p ho¸ häc. b) H·y ®Ò nghÞ ph­¬ng ph¸p thuËn lîi cho phÐp t¸ch eugenol tõ tinh dÇu h­¬ng nhu. 5. Thiết kế các tiến trình dạy học chuyên đề Nội dung 1: Ancol, phenol: cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lý: Phiếu học tập số 1: - Hoạt động cá nhân: 1. Dựa vào giáo khoa để tìm hiểu thế nào là ancol thế nào là phenol ? CH3OH, CH3CH2CH2OH (1); CH2=CH CH2OH (2); CH3CH2OH (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) - Hoạt động nhóm: + GV yêu cầu HS báo cáo kết quả ở trên trước lớp (một nhóm báo cáo các nhóm còn lại nhận xét bổ sung hoàn thiên kiến thức dưới sự tư vấn của GV) Phiếu học tập số 2: - Hoạt động cá nhân: 1. Tìm hiểu về danh pháp của ancol: Yêu cầu học sinh nhớ lại cách gọi tên của một số dẫn xuất halogen. Yêu cầu HS gọi tên các chất (1), (2), (3), (4), (5) trong phiếu học tập số 1. * GV hướng dẫn qui tắc đọc tên: tên thông thường và tên thay thế. 2. Tìm hiểu về danh pháp của phenol: HS dựa vào giáo khoa để đọc tên các chất (5); (7); (8), (9). 3. Tìm hiểu đồng phân, gọi tên đồng phân: Yêu cầu HS viết các đông phân cấu tạo có thể có của C4H10O gọi tên chúng GV hướng dẫn và kết luận: Ancol có 3 loại đồng phân Đồng phân mạch cacbon Đồng phân nhóm chức Đồng phân vị trí nhóm chức Phiếu học tập số 3: Hoạt động 3: Tính chất vật lý của ancol, phenol Chiếu bảng: hoạt động nhóm Chất Khối lượng mol Nhiệt độ sôi oC Độ tan (trong nước lạnh) C2H5Cl (1) 64,5 12 không tan C2H5OH (2) 46 78,3 vô hạn CH3OH (3) 32 64,7 vô hạn CH3CH2CH2OH (4) 60 97,2 vô hạn * So sánh nhiệt độ sôi, độ tan của (1) và (2) (cùng số nguyên tử cacbon) * So sánh nhiệt độ sôi, độ tan giữa các ancol (2) ;(3) ;(4) - Giáo viên đàm thoại với học sinh để giải thích sự khác nhau đó? - GV hình thành kiến thức mới GV chỉ nên đưa ra liên kết H giữa ancol-ancol, chỉ ra bản chất của liên kết H, sau đó cho HS dự đoán liên kết giữa ancol và nước. II. Nội dung 2: Tính chất hóa học của Ancol, phenol Hoạt động 1: (khởi động sử dụng KT công não) Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm mỗi em lên viết công thức, tên gọi của một số ancol vào phần bản mỗi nhóm. với số lượng nhiều nhất có thể trong 5 phút. Học sinh trong mỗi nhóm thay nhau liên tục (mỗi học sinh viết tối đa 1 chất) Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của ancol, phennol: a. Nghiên cứu phản ứng thế H của nhóm OH. + Hoạt động nhóm Phiếu học tập số 3 Chia lớp thành 6 nhóm: làm thí nghiệm theo hướng dẫn của phiếu học tập: - Cho etanol, phenol, glixerol lần lượt tác dụng với a) Natri. b) Dung dịch NaOH. c) Cu(OH)2 (được điều chế từ dung dịch CuSO4 với dung dịch NaOH). Quan sát thí nghiệm, ghi nhận hiện tượng, nhận xét khả năng phản ứng và giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó ghi vào bảng kết quả Thí nghiêm Hiện tượng PTPU Ghi chú etanol +Na glixerol +Na etanol +NaOH phenol +NaOH glixerol +NaOH etanol +Cu(OH)2 phenol +Cu(OH)2 glixerol +Cu(OH)2 Yêu cầu: a. Học sinh tìm hiểu và giải thích sự giống nhau giữa các phản ứng: C2H5OH + Na → ? + Na → ? + b. Học sinh tìm hiểu và giải thích sự khác nhau giữa các phản ứng: C2H5OH +Cu(OH)2 → ? C6H5OH +Cu(OH)2 → ? + Cu(OH)2 → ? 2) C2H5OH + NaOH → ? C6H5OH + NaOH → ? + NaOH → ? + Hoạt động cả lớp - Gv yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả từ đó kết luân về độ linh động của H trong etanol, glixerol, phenol. Hoạt động 4 : Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật mảnh ghép Bước 1: Làm việc chung cả lớp: * 4 nhóm chuyên sâu Nhóm 1: Hs nghiên cứu phản ứng ancol, glixerol với axit, viết sản phẩm tạo thành theo phiều 4A Phản ứng với axit Hs nghiên cứu phản ứng ancol, glyxerol với axit, viết sản phẩm tạo thành, và cho biết vai trò của nhóm chức OH trong các phản ứng ? C2H5OH + HBr ? ? 2) Phản ứng với ancol tạo ete C2H5OH+ C2H5OH ª ? Nhóm 2 : Hs thực hiện phiếu học tập 4B Nghiên cứu phản ứng tách nước, với điều kiện dùng H2SO4 đặc, 1700C từ các chất sau : C2H5OH → ? CH3CH2CH2-OH → ? CH3CH(OH)CH3 → ? Nhận xét sự khác nhau của sản phẩm tạo thành. Rút ra qui tắc tách nước (qui tắc Zaixep) Nhóm 3 : Hs thực hiện phiếu học tập 4C Nghiên cứu phản ứng oxi hóa ancol no, đơn chức bởi CuO, t0C với các chất : etanol, butan-1-ol, butan - 2-ol Hoàn thành phương trình phản ứng, rút ra kết luận: C2H5OH + CuO (t0C)→ ? CH3CH2CH2-OH + CuO (t0C) → ? CH3CH(OH)CH3 + CuO (t0C) → ? Nhóm 4 : Hs thực hiện phiếu học tập 4D Nghiên cứu phản ứng phenol với dung dịch nước brom Mỗi học sinh trong nhóm tiến hành thí nghiệm so sánh: - C6H5OH với dung dịch Br2, và C6H6 với dung dịch Br2 giải thích nguyên nhân? Kết hợp với thí nghiệm C6H5OH tác dụng với dung dịch NaOH ở phiếu học tập số 1 Hãy phân tích để thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa vòng benzen đối với nhóm OH và ngược lại Bước 2: chia cả lớp thành 4 nhóm mảnh ghép Mỗi thành viên nhóm chuyên sâu báo cáo các vấn đề đã làm ở bước 1 (đem sản phẩm của mình theo: phiếu học tập 4A, 4B, 4C, 4D và kết quả thí nghiêm để trình bày) Cần giải thích nguyên nhân sự khác nhau, chỉ ra mối liên hệ giữa cấu tạo và tính chất. III. Nội Dung 3: phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol và phenol (phần này dự kiến chưa hoàn thành) Hoạt động 5: Nghiên cứu phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol và phenol Sử dụng phương pháp dạy học theo góc - chia lớp thành 3 nhóm làm việc lớp theo 3 góc: Góc 1: HS nghiên cứu các phương pháp điều chế ancol và phenol thông qua tài liệu, giáo khoa ghi vào giấy A4 Góc 2: HS nghiên cứu các phương pháp điều chế ancol và phenol thông qua máy tính có nối mạng internet - ghi vào giấy A4 Góc 3: HS nghiên cứu các phương pháp điều chế ancol và phenol thông qua các thí nghiệm ảo mà GV soạn sẳn trên powerpoint- ghi vào giấy A4 - GV chốt nội dung 6. Phần góp ý: - Các thí nghiệm etanol +NaOH; glixerol +NaOH tuy không có hiện tượng so với thí nghiêm, phenol +NaOH nhưng chưa thể kết luận là c vì vậy chưa kết luận chúng không xảy ra - Tiếp tục hoàn thiện tiến trình tiết 4

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Tin Học 11 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!