Bạn đang xem bài viết Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Khi Ly Hôn được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Đất đai năm 2013
Nội dung:
Thứ nhất, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng
Giải quyết vấn đề tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thoả thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo nội dung mà vợ chồng đã thoả thuận. Trường hợp vợ chồng thoả thuận không đầy đủ hoặc không rõ ràng thì Toà án áp dụng quy định tương ứng như chế độ tài sản theo quy định của pháp luật để giải quyết.
Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thoả thuận. Trong trường hợp vợ chồng không thoả thuận được thì Toà án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng. Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến:
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Thứ hai, giải quyết tài sản của vợ chồng trong một số trường hợp:
Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình
+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
+ Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định.
Chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Khi ly hôn, chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng được thực hiện như sau:
Đối với đất nông nghiệp trồng cây hang năm, nuôi trồng thuỷ sản: nếu cả hai bên đều có nhu cầu và điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của vợ chồng. Nếu không thoả thuận được thì Toà án áp dụng các nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn để giải quyết. Trong trường hợp chỉ có một bên có nhu cầu và có điều kiện tiếp tục sử dụng đát thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng. Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia.
Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở: Việc giải quyết quyền sử dụng đối với loại đất này khi vợ chồng ly hôn áp dụng các nguyên tắc chia tài sản chung theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật đất đai.
Lưu ý: Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
…
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”
Theo đó, tài sản kể cả quyền sử dụng đất hình thành sau thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Việc chỉ vợ hoặc chồng đứng tên trên GCN quyền sử dụng đất không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu riêng của vợ hoặc chồng đối với tài sản này
Tuy nhiên khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu”.
Như vậy, kể từ khi Luật Đất đai có hiệu lực, cần lưu ý quy định trên để có thể yêu cầu cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh
Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh Là Gì? Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Trong Kinh Doanh
Khái niệm
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh trong tiếng Anh là Resolve Business Disputes.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Resolve Business Disputes) là việc lựa chọn phương thức thích hợp để loại trừ các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa các bên tranh chấp.
Trong kinh tế thị trường, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, giải quyết tranh chấp kinh doanh đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
– Nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm, không cản trở hoặc hạn chế các hoạt động kinh doanh của các bên
– Bảo đảm giữ yếu tố bí mật kinh doanh và uy tín kinh doanh của các bên
– Khôi phục và duy trì sự tín nhiệm và quan hệ hợp tác giữa các bên trong hoạt động kinh doanh
Các phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh, nếu có tranh chấp phát sinh, tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của tranh chấp, ý chí của các bên tranh chấp, điều kiện cụ thể mà các bên tranh chấp có thể lựa chọn một hoặc một số các phương thức giải quyết tranh chấp khác nhau. Các phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh được áp dụng phổ biến bao gồm:
Thương lượng giữa các bên có tranh chấp
Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp, thể hiện ở việc các bên trong tranh chấp chủ động gặp gỡ nhau, bàn bạc, thỏa thuận về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
Phương thức thương lượng rất được các chủ thể ưu tiên lựa chọn ngay khi xảy ra tranh chấp vì nó không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không bị gò bó bởi các qui định chặt chẽ về qui trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian thực hiện, cũng như không tốn kém tiền bạc.
Do sự tự giải quyết với nhau, nên tranh chấp không bị làm lớn, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên. Cũng bởi không có sự điều chỉnh của qui phạm pháp luật nên không có sự cưỡng chế thi hành đối với kết quả thương lượng.
Hòa giải giữa các bên có tranh chấp
Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hỗ trợ để các bên giải quyết tranh chấp
So với việc thương lượng giữa các bên trong tranh chấp, khi tiến hành hòa giải, các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng giải quyết tranh chấp để đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Ý kiến của hòa giải viên chỉ có tính chất tham khảo. Kết quả của phiên hòa giải là sự thỏa thuận của các bên, không phải của hòa giải viên.
Phương thức hòa giải cũng được các bên ưu tiên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, uy tín, bí mật kinh doanh được giữ kín. Tuy nhiên kết quả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của các bên.
Giải quyết bằng trọng tài
Trong phương thức trọng tài sẽ có một Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là một bên trung gian, độc lập nhằm giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Đồng thời, phán quyết của trọng tài có tính bắt buộc thi hành với các bên.
Tuy nhiên giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc kéo dài thì chi phí trọng tài cũng cao. Việc thi hành phán quyết của trọng tài không phải lúc nào cũng thuận lợi, trôi chảy.
Giải quyết bằng Tòa án
Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy qui trình giải quyết tranh chấp phải tuân thủ qui định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.
Trong thực tiễn pháp lí, khi các biện pháp thương lượng, hòa giải, trọng tài không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn đến Tòa án giải quyết, bởi tính rườm rà, phức tạp, thiếu linh hoạt của qui trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Các Phương Thức Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
34420
Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại là những cách thức, biện pháp được các bên tranh chấp sử dụng để giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại.
Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
1. Thương lượng
a) Khái niệm
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc , tự dàn xếp , tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.
– Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, thỏa thuận để tự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có sự hiện diện của bên thứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết.
– Quá trình thương lượng các bên cũng không chụi sự ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lí hay những quy định mang tính khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp.
– Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm việc thực thi đối với thỏa thuận các bên trong quá trình thương lượng.
c) Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thương lượng
* Ưu điểm
– Tính linh hoạt thông qua việc pháp luật không quy định các thủ tục của tranh chấp mà do các bên tự thương lượng ( trực tiếp hoặc gián tiếp) ( một buổi hoặc nhiều buổi).
– Đơn giản, ít tốn kém, không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý.
– Uy tín củng như bí mật kinh doanh được bảo đảm tối đa.
– Quan hệ hợp tác giữa các bên cũng ít bị ảnh hưởng thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác sau khi thương lượng thành công.
– Thương lượng thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc sự hiểu biết và thái độ thiện chí hợp tác của các bên tranh chấp.
– Việc thực thi kết quả thương lượng phụ thuộc hoàn toàn vào sự tự nguyện của các bên có nghĩa vụ phải thi hành.
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ 3 làm trung gian hòa giải để hỗ trơ, thuyết phục các bên tìm kiếm nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
– Có sự hiện diện của bên thứ 3 ( do các bên tranh chấp lựa chọn ) làm trung gian để giúp cho các bên tìm kiếm giải quyết tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
– Quá trình hòa giải các bên tranh chấp cũng không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về hòa giải.
– Việc thực thi kết quả cũng hoàn toàn phu thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lí nào bảo đảm.
c) Ưu điểm, nhược điểm của phương thức Hòa giải
– Đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, linh hoạt, hiệu quả, ít tốt kém.
– Ưu điểm hơn so với thương lượng.
+ Có sự xuất hiện của bên chủ thể thứ ba đống vai trò trung gian.
+ Giúp cho chủ thể tôn trộng kết quả hòa giải hơn.
* Nhược điểm
– Hòa giải cũng phụ thuộc vào chính các bên trong tranh chấp . Nếu một bên không trung thực, không thiện chí hợp tác trong quan tòa đàm phám thì hòa giải cũng khó đạt được kết quả như mong đợi.
– Uy tín cũng như bí mật kinh doanh của mỗi bên dễ bị ảnh hưởng hơn phương thức thương lượng.
– Chi phí thường tốt kém hơn so với thương lượng.
– Việc thực thi kết quả hòa giải cũng chủ yếu phụ thuộc vào ý thức tự giác của các bên tranh chấp.
3. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của tòa án được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Thủ tục tố tụng tòa án được dựa trên nền tảng thủ tục TTDS cùng với một số quyết định đặc thù cho phù hợp với hoạt động kinh doanh
Hoạt động xét xử mang tính quyền lực nhà nước
Phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành
Trong tố tụng tòa án, các phiên tòa xét xử thường được tổ chức công khai, bản án được công bố rộng rãi
c) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Điều 3 đến Điều 25 Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015
d) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tòa án
CSPL: Chương III- Bộ luật TTDS 2015
(Không phải những tranh chấp nào cũng được giải quyết bằng tòa án. Những tranh chấp quy định tại điều 30 bộ luật TTDS 2015 thì tòa án mới giải quyết).
e) Ưu điểm và hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bắng con đường tòa án
* Ưu điểm
Nếu như việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tôn trọng quyền thỏa thuận hay ý chí của các bên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế. Nhờ đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án còn trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinh doanh.
* Hạn chế
Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua tòa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hơn nữa) nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án không phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh và tâm lý của giới doanh nghiệp. (có thể làm sút giảm uy tín của các bên trên thương trường; lộ các bí mật kinh doanh…), ngoài ra) bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo khiếu nại nên thời gian kéo dài.
4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp KDTM theo đó các bên thỏa thuận thành lập ra một hội đồng trọng tài hoặc cử ra một trọng tài viên duy nhất nhằm giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên. Giải quyết tranh chấp KDTM được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng do pháp luật tố tụng thương mại quy định.
b) Đặc điểm
Luôn có sự tham gia của bên thứ 3 là một hội đồng trọng tài hay một trọng tài viên do các bên thỏa thuận lựa chọn đóng vai trò là trung gian, phán xét một cách công tâm trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên và các bên đương sự sẽ phải tôn trọng theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật trọng tài, điều lệ và quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài quyết định.
Phán quyết trọng tài là sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố thỏa thuận và yếu tố tài phán.
c) Các hình thức trọng tài
* Trọng tài vụ việc
Là phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp,trọng tài sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết trong vụ tranh chấp đó.
+ Chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động (tự giải thể) khi giải quyết xong tranh chấp.
+ Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng.
+ Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành cho riêng mình.
* Trọng tài thường trực (quy chế).
Là hình thức giải quyết tố cáo trong đó các bên lựa chọn 1 hội đồng trọng tài hoặc 1 trọng tài viên duy nhất của trung tâm trọng tài để giải quyết tố cáo kinh doanh thương mại.
+ Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống chính quyền nhà nước (điều kiện thành lập, hoạt động, ra phán quyết ..)
+ Các trọng tài tố tụng có tư cách pháp nhân,tồn tại độc lập với nhau.
+Tổ chức và quản lý đơn giản,gọn nhẹ gồm ban điều hành và các trọng tài viên. Ban điều hành gồm: chủ tịch, phó chủ tịch, tổng thư kí
+ Tự xây dựng về lĩnh.
+ Hoạt động xét xử được tiến hành bởi các trọng tài viên nằm trong danh sách trọng tài viên của trung tâm.
d) Nguyên tắc
* Nguyên tắc thỏa thuận trọng tài
Là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại (khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010).
Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan vô tư và tuân theo pháp luật.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên phải căn cứ vào pháp luật
Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên.
Thẩm quyền của hội đồng trọng tài/ trọng tài viên duy nhất là do các bên giao cho, vì vậy các trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình (khoản 3 điều 4 Luật Trọng Tài Thương Mại 2010).
* Nguyên tắc giải quyết không công khai
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (khoản 4 điều 4 Luật Trọng Tài Thương Mại 2010).
* Nguyên tắc giải quyết một lần
Phán quyết của trọng tài là chung thẩm quyền và có hiệu lực từ ngày ban hành (khoản 5 điều 4, khoản 5 điều 61 Luật Trọng Tài Thương Mại 2010).
e) Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài
Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010.
g) Ưu điểm và nhược điểm của giả quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài
* Ưu điểm
– Trọng tài tôn trọng ý chí thỏa thuận của 02 bên tranh chấp
Theo qui định tại điều 38 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 thì trọng tài phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết tranh chấp, địa điểm tiến hành phiên họp. Đồng thời Trọng tài cũng phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về thời hạn tố tụng trừ trường hợp quy tắc của trung tâm trọng tài có qui định. Việc trọng tài tiến hành thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên có thể dẫn đến hậu quả phán quyết trọng tài bị hủy được qui định tại điểm b khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010, trừ trường hợp bên đó mất quyền phản đối theo qui định tại Điều 13 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010.
– Thủ tục nhanh chóng, linh hoạt
Phán quyết của trọng tài là quyết định chung thẩm, trọng tài chỉ xét xử một lần và đưa ra quyết định có hiệu lực ngay. Đây là đặc điểm dùng để phân biệt giữa phương thức Trọng tài Thương mại và Tòa án. Trong phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử còn có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Tòa án có nhiều cấp xét xử, từ sơ thẩm đến phúc thẩm, trong một số trường hợp còn có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc xét xử qua nhiều cấp như vậy trong phương thức Tòa án cũng tạo nên một hạn chế nhất định cho các nhà kinh doanh đó là đôi khi có thể dẫn đến kéo dài thời gian xét xử, thời gian thi hành án, đây có thể là điều mà các nhà kinh doanh không mong muốn.
Quy trình của tố tụng Trọng Tài cũng linh hoạt cho thời gian và lịch làm việc của các bên và năng động hơn so với toà án do trọng tài chỉ chịu sự điều chỉnh của Quy Định của từng Trung Tâm Trọng Tài và Luật Trọng Tại Thương Mại 2010.
Trong thủ tục trọng tài, tính mềm dẻo, linh hoạt thể hiện rất rõ ở mỗi giai đoạn, thể hiện tính thuận tiện, dễ dàng tiến hành theo ý chí của các bên tranh chấp. Ví dụ như: khi đơn khởi kiện được nhận, các bên tranh chấp đều có quyền lựa chọn Trọng tài viên theo sự tín nhiệm của mình, lựa chọn hoặc thỏa thuận địa điểm giải quyết, đây là ưu điểm linh hoạt hơn trong phương thức trọng tài với Tòa án. Ngoài ra) Trọng tài Thương mại còn khác ở phương thức Tòa án về mặt điều kiện khởi kiện hoặc trong nguyên tắc xét xử tập thể của Tòa án.
– Bảo mật thông tin
– Cơ quan trọng tài trung lập, chuyên môn trọng tài viên cao
Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, là cơ quan tư pháp trong hệ thống bộ máy nhà nước ta) Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để xét xử, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Tòa án hoạt động vì mục đích duy trì, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo Hiến pháp. Bên cạnh đó, Trọng tài Thương mại lại là cơ quan mang tính chất phi chính phủ, không nằm trong bộ máy nhà nước và hoạt động phi lợi nhuận. Các trung tâm trọng tài không phải là một cơ quan xét xử của Nhà nước mà là một tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Luật trọng tài thương mại vẫn giữ lại hầu hết các qui định về Trọng tài viên. Theo đó, chúng ta có thể hiểu rằng “Trọng tài viên là người được các bên lựa chọn hoặc được Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án chỉ định để giải quyết tranh chấp theo Luật Trọng tài Thương mại năm 2010”. Để trở thành Trọng tài viên thì mỗi cá nhân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ mà Luật Trọng tài Thương mại qui định- Phán quyết của trọng tài được công nhận, thi hành phán quyết trọng tài.
* Nhược điểm
– Chi phí trọng tài cao
Trong thực tiễn tình hình nước ta hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng trọng tài tương đối lớn hơn so với giải quyết bằng con đường tòa án. Tham khảo một số biểu phí của các trung tâm Trọng tài ta có thể thấy rằng biểu phí để tính vào các vụ tranh chấp là khá cao theo biểu giá dịch vụ trọng tài của VIAC, mức giá thấp nhất là 15.000.000 đồng cho việc giải quyết một tranh chấp; trong khi mức án phí dân sự thấp nhất chỉ 200.000 đồng. Theo một số kết quả phân tích, ta có thể thấy rằng số lượng các doanh nghiệp lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại là những doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn từ 200 tỷ trở lên. Như vậy đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ dù muốn cũng khó có thể chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
– Việc điều tra) xác minh chứng cứ, áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất nhiều thời gian hơn so với Tòa án
Trọng tài không phải cơ quan được giao quyền lực cưỡng chế của nhà nước, nên, trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu xuất hiện trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc thực hiện mà phải yêu cầu tòa án thực hiện thay theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự (Điều 50, 51, Luật trọng tài thương mại 2010). Điều này khiến việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp mất thêm thời gian, không kịp thời và có thể tạo cơ hội cho một bên thực hiện một số hành vi gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình tố tụng và thi hành phán quyết sau này.
Trọng tài viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều tra) xác minh, thu thập chứng cứ và triệu tập nhân chứng . Tuy pháp luật có quy định trong các điều 45, 46, 47 Luật TTTM 2010 nhưng quyền của họ chỉ dừng lại ở “yêu cầu” còn việc cung cấp hay không thì phụ thuộc vào sự tự nguyện và thiện chí của các bên tranh chấp và người làm chứng.
– Phán quyết của trọng tài có thể bị yêu cầu tòa án xem xét lại
Theo Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài có thể bị hủy khi có đơn yêu cầu của một bên. Mặc dù trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp nhanh gọn có nhiều ưu điểm song không ít có ý kiến cho rằng họ e ngại việc phán quyết của trọng tài bị Tòa án hủy.
– Việc thực hiện các phán quyết của trọng tài phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự nguyện của các bên
Điều này thể hiện trước nhất ở Điều 65 Luật trọng tài thương mại 2010, khi Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài. Chỉ khi một bên không tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài trong thời hạn và cũng không yêu cầu hủy phán quyết thì bên còn lại mới có quyền yêu cầu cơ quan thi hành dân sự thi hành phán quyết trọng tài. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác, dẫn đến số phán quyết trọng tài bị yêu cầu hủy và không được thi hành chiếm tỷ lệ lớn.
Luận Văn: Giải Quyết Tranh Chấp Về Chống Bán Phá Giá Trong Wto
, ZALO 0932091562 at BÁO GIÁ DV VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Luân văn thạc sĩ ngành luật: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HIỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014
2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HIỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 62 38 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: chúng tôi HOÀNG PHƯỚC HIỆP HÀ NỘI – 2014
3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS. Nguyễn Thị Thu Hiền
4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AB Appellate Body – Cơ quan Phúc thẩm ACWL Advisory Centre on WTO Law – Trung tâm tư vấn về pháp luật WTO ADA Anti-Dumping Agreement – Hiệp định về chống bán phá giá ADC Anti-Dumping Code – Bộ luật về chống bán phá giá BPG Bán phá giá DSB Dispute Settlement Body – Cơ quan giải quyết tranh chấp DSM Dispute Settlement Mechanism – Cơ chế giải quyết tranh chấp DSU Understanding on rules and procedures governing the settlement of disputes – Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp EC European Communities – Cộng đồng Châu Âu EU European Union – Liên minh Châu Âu GATT General Agreement on Trade and Tariffs – Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT 1947 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan năm 1947 GATT 1994 Hiệp định chung về thương mại và thuế quan năm 1994 Nxb Nhà xuất bản USDOC United States Department of Commerce – Bộ thương mại Hoa Kỳ VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại thế giới
5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14 1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp xử lý vấn đề 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI WTO 26 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 26 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1947 26 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 27 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay 29 2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá, tranh chấp về chống bán phá giá và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá 31 2.2.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá và tranh chấp về chống bán phá giá 31
6. 2.2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá 42 2.3. Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 44 2.3.1. DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 44 2.3.2. Qui định đặc biệt và khác biệt trong DSM của WTO dành cho các nước đang phát triển 59 2.3.3. Quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về bán phá giá theo pháp luật quốc gia thành viên 62 2.4. Nội dung những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 64 2.4.1. Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống bán phá giá được giải quyết tại DSB 64 2.4.2. Nội dung một số vấn đề cụ thể khác của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 80 3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 80 3.1.1. Sơ lược thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO về chống 80
7. bán phá giá 3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo các giai đoạn trong qui trình tố tụng của DSM 86 3.2. Thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá và những bài học kinh nghiệm cần chú ý 95 3.2.1. Thực tiễn tham gia của Ấn Độ vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 96 3.2.2. Thực tiễn tham gia của Trung Quốc vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 99 3.2.3. Thực tiễn tham gia của Thái Lan vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 107 3.3. Thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 111 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 118 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 120 4.1. Những quan điểm và định hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 120 4.2. Những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 125 4.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về 125
8. chống bán phá giá 4.2.2. Một số đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá với tư cách là nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba 134 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 145 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong thương mại quốc tế hiện nay, các tranh chấp về chống BPG ngày càng trở nên phức tạp và phổ biến khi mà các biện pháp chống BPG đang được nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước phát triển, sử dụng như một rào cản trong thương mại và bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa. Trong vòng 17 năm, tính từ ngày 1/1/1995 cho tới ngày 30/06/2013, đã có tổng cộng 4.358 vụ điều tra chống BPG mới được khởi xướng với 2.795 biện pháp chống BPG đã được áp dụng bởi các thành viên WTO. Các vụ điều tra chống BPG và sử dụng các biện pháp chống BPG của các thành viên WTO mặc dù không tăng nhiều về số lượng nhưng chúng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Tính đến hết tháng 12/2013, khoảng hơn 100 thành viên WTO đã có khung pháp lý về điều tra chống BPG, trong số đó, có đến hơn nửa số thành viên mỗi năm khởi xướng ít nhất 1 vụ điều tra chống BPG [64], và khoảng 70 thành viên WTO đã tiến hành các vụ điều tra chống BPG trên thực tế [54]. Bởi vậy, trước thực trạng nói trên, các thành viên WTO, bên cạnh việc tìm ra những giải pháp để đối phó với các cuộc điều tra về chống BPG và việc áp thuế chống BPG, đã tích cực sử dụng những cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một trong những cơ chế được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay chính là DSM của WTO. Theo Điều 17 của ADA, các thành viên WTO có thể đưa các tranh chấp về chống BPG ra giải quyết theo DSM của tổ chức này. Trên thực tế, tính đến hết tháng 12/2013, 102 vụ tranh chấp về chống BPG đã và đang được giải quyết tại WTO [78]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, qua hơn 19 năm tồn tại, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG nói riêng và DSM của WTO nói chung đã bộc lộ một số điểm hạn chế và bất cập cần phải được hoàn thiện.
10. 2 Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và được hưởng qui chế dành cho một thành viên đang phát triển. Kể từ thời điểm đó, Việt Nam có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho thành viên đang phát triển trong giải quyết tranh chấp tại WTO để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình. Tính đến hết tháng 12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh chấp về chống BPG trên tổng số mười chín vụ kiện có sự tham gia của Việt Nam tại WTO [59]. Qua từng vụ tranh chấp, Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đã tham gia chủ động và tích cực vào DSM của WTO. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn những hạn chế bởi tính phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều phối của chính Việt Nam. Việc nghiên cứu pháp luật của WTO, cũng như yêu cầu chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW; Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
12. 4 hành: (1) phân tích lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO; (2) phân tích quan niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG; (3) phân tích nội dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, trong đó, tập trung vào những điểm đặc thù của lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG và phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB. Mặc dù có liệt kê tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, tuy nhiên, tác giả cũng sẽ chỉ chủ yếu phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về chống BPG tại DSB/WTO; (4) trình bày khái quát về thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, tập trung phân tích kinh nghiệm và thực tiễn tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG của ba nước Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và thực tiễn của Việt Nam. Tác giả lựa chọn ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan bởi lẽ đây cũng là những nước đang phát triển, cùng ở khu vực Châu Á, rất “tích cực” tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, đồng thời có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng thường xuyên bị điều tra chống BPG, và một phần nào đó là về điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế – xã hội. 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi. Trong khuôn khổ của Luận án này, phương pháp so sánh là
18. 10 Một là, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế và việc áp dụng pháp luật đó trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá tại WTO. Có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước về vấn đề này, trong đó, điển hình là một số công trình nghiên cứu như cuốn “The GATT Uruguay Round: A negotiating history (1986-1992), Volume II: Commentary” của Terence P. Stewart; cuốn “Understanding the WTO Anti-Dumping Agreement: Negotiating History and Subsequent Interpretation” của James P. Durling và Matthew R. Nicely; cuốn “Dispute settlement in the World Trade Organization: Practice and procedure” của David Palmeter và Petros C. Mavroidis; giáo trình “The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den Bossche; và cuốn sách dịch “Sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO” của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế v.v. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu phân tích lịch sử của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO bắt đầu từ sự ra đời và trên cơ sở kế thừa và phát triển pháp luật của GATT 1947, có phân chia thành các giai đoạn cụ thể tương ứng với những cột mốc quan trọng (trước và sau khi có GATT 1947 và sự ra đời của WTO, các bản ADC, ADA và DSU v.v), đồng thời có đánh giá xu hướng vận động và phát triển của lĩnh vực pháp luật này. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ phân tích, một cách riêng rẽ, lịch sử hình thành và phát triển của các yếu tố cấu thành lên pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ yếu là DSU và ADA, mà chưa đặt chúng trong một bức tranh tổng thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Hai là, các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể nhắc tới như cuốn “Dispute settlement in the World Trade Organization: Practice and procedure”
19. 11 của Palmeter, N. David; giáo trình “The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den Bossche; bài viết “The role of Public International Law in the WTO: How far can we go?” của Joost Pauwelyn đăng trên tạp chí “The American Journal of International Law”, VOL. (95):3 v.v. Mặc dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau về số lượng, tên gọi, vị trí, vai trò đối với từng loại nguồn, nhưng nhìn chung, trong những nghiên cứu của các học giả trên thế giới, việc xác định các loại nguồn của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại WTO, cơ bản cũng đều dựa trên cách xác định nguồn luật áp dụng truyền thống theo Điều 38(1) của Qui chế Tòa án Công lý Quốc tế và có tính tới cả những đặc thù của WTO. Ba là, DSM của WTO với những vấn đề chung như hệ thống các nguyên tắc, các cơ quan tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, các phương thức giải quyết tranh chấp, các loại khiếu kiện trong những tranh chấp được giải quyết tại WTO (khiếu kiện vi phạm, khiếu kiện không vi phạm và khiếu kiện tình huống); các bên nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba và các tổ chức, cá nhân khác trong vụ tranh chấp tại WTO; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO với bốn giai đoạn bao gồm tham vấn, xét xử tại Ban hội thẩm, kháng cáo và xét xử phúc thẩm và giai đoạn thực thi quyết định của DSB; vấn đề bảo mật và qui tắc đạo đức nghề nghiệp trong giải quyết tranh chấp nói chung tại WTO v.v. Đây là nội dung đã được những công trình nghiên cứu ở các nước đề cập và phân tích một cách tương đối chi tiết và toàn diện, trong số đó có thể kể tới cuốn sách “WTO disputes: anti-dumping, subsidies and safeguards” của Edwin A. Vermulst, Folkert Graafsma; cuốn sách “Dispute settlement in the World Trade Organization: Practice and procedure” của David Palmeter và Petros C. Mavroidis; cuốn sách “Key issues in WTO dispute settlement: the first ten years” của Rufus Yerxa và Bruce Wilson; giáo trình “The Law and Policy of the World
21. 13 Sáu là, phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB, bao gồm, tranh chấp về thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời và tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA. Điển hình trong số các công trình nghiên cứu đề cập tới nội dung này là cuốn “Key issues in WTO dispute settlement: the first ten years” của Rufus Yerxa và Bruce Wilson; giáo trình “The Law and Policy of the World Trade Organization: Text, Cases and Materials” của Peter Van den Bossche; cuốn “WTO Dispute Settlement Understanding: A Detailed Interpretation” của Guohua Yang; cuốn “WTO disputes: anti-dumping, subsidies and safeguards” của Edwin A. Vermulst và Folkert Graafsma; bài nghiên cứu “The Case for Tradable Remedies in WTO Dispute Settlement” của Kyle Bagwell, Petros C. Mavroidis, và Robert W. Staiger v.v. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu nói trên còn chưa phân tích chuyên sâu về những vấn đề mà Việt Nam cần lưu ý đối với phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB. Bảy là, thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có thể kể đến cuốn sách “Dispute Settlement at the WTO: The Developing country experience” của Gregory C. Shaffer và Ricardo Meléndez-Ortiz; bài viết “Sense and Sensibilities of China and WTO Dispute Settlement” của Marcia Don Harpaz; bài viết “The WTO Dispute Settlement Understanding from a Developing Country Perspective: The Example of Thailand” của Mickey J. Wheatley; bài viết “India at Dispute Settlement Understanding” của Simi T.B v.v. Ngoài việc phân tích được thực trạng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế nói chung và các tranh chấp về chống BPG nói riêng tại WTO, các công
23. 15 quốc tế của WTO” và Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Vũ Thị Phương Lan với đề tài “Pháp luật về chống BPG trong thương mại quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. Ngoài ra, còn có một số Luận văn thạc sỹ luật học và đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý như luận văn Thạc sĩ luật học của học viên cao học Nguyễn Thị Hường với đề tài “Các nước đang phát triển và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO”; Bạch Quốc An với đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Lê Thị Hà với đề tài “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới”; Lê Thị Hồng Hải với đề tài “Giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO”; Trần Văn Hải với đề tài “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật chống BPG của WTO” v.v. Bên cạnh đó, ở cấp độ sách chuyên khảo, có thể nhắc đến các cuốn sách của (i) TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà (2006), Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới, Nxb. Lao động xã hội; (ii) Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn II (EU-VIETNAM MUTRAP II) (2007), Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương; (iii) VCCI (2010), Tranh chấp về chống BPG trong WTO; (iv) Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ (2010), Tóm tắt những vụ tranh chấp điển hình của WTO – Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm từ năm 1995-2010 v.v. Trong số các công trình nghiên cứu ở qui mô nhỏ hơn có (i) bài viết “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: Nhìn từ các nước đang phát triển” của tác giả Lý Vân Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 2 (61), 2005; (ii) bài viết “Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và gợi ý cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh và Phạm Thanh Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông, số 8, năm 2006; (iii) bài viết “Các vụ kiện chống BPG và cơ chế
24. 16 giải quyết tranh chấp của WTO” của tác giả Bùi Anh Thủy đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2007; (iv) bài viết “Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO” của tác giả Nguyễn Linh Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3, năm 2008; (v) bài viết “Những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO mà Luật sư cần lưu ý” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Nghề luật số 3/2009; (vi) bài viết “Cơ quan đầu mối và cơ chế phối kết hợp trong giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO: kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thanh Tú đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2012 v.v. Ngoài ra, còn có các bài đăng trên các trang thông tin điện tử như các (i) bài viết “Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong lần đầu tiên sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO” của Cục Quản lý cạnh tranh; (ii) bài viết “Tranh chấp về chống BPG: Kinh nghiệm bảo vệ doanh nghiệp xuất khẩu” của Đỗ Thành Công; (iii) bài viết “Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO – Các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh” của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại, VCCI; (iv) bài viết “Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt nam tại WTO” của Nguyễn Tiến Vinh; và (v) bài viết “Kiện Mỹ ra WTO: Thông điệp của Việt Nam” của Tuấn Ý v.v. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập tới những nội dung cụ thể sau đây: Thứ nhất là, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá tại WTO. Điển hình trong số các công trình nghiên cứu về vấn đề này phải kể đến Luận án Tiến sĩ luật học của Nghiên cứu sinh Bùi Anh Thủy với đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương
26. 18 Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà; phần nội dung về “Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO” của TS. Nông Quốc Bình tại Chương VIII trong sách tham khảo “Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương”; sách tham khảo “Tranh chấp về chống BPG trong WTO” của VCCI v.v. Tuy nhiên, khi trình bày về DSM của WTO, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ chủ yếu phân tích các qui định chung của DSU mà chưa phân tích những qui định áp dụng riêng cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG, cụ thể là các Điều từ 17.4 đến 17.7 của ADA, cũng như mối quan hệ giữa các qui định này. Thứ tư là, những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong DSM của WTO. Có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến Luận án Tiến sĩ Luật học của Nghiên cứu sinh Bùi Anh Thủy với đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO”; Phần nội dung về “Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO” của TS. Nông Quốc Bình tại Chương VIII trong sách tham khảo “Vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương”; sách tham khảo “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà; bài viết “Những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO mà Luật sư cần lưu ý” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Nghề luật số 3/2009; bài viết “Sự đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO dành cho các nước đang phát triển và những đề xuất sửa đổi Hiệp định về chống BPG hiện nay” của tác giả Trịnh Hải Yến đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2008 v.v. Ngoài việc phân tích nội dung chế độ đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển trong DSM của WTO, các công trình nghiên cứu nói trên, ở những mức độ khác khau, đã đánh giá được
27. 19 về tính khả thi, những cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển khi tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO. Thứ năm là, phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB. Không nhiều công trình nghiên cứu ở Việt Nam phân tích chuyên sâu về vấn đề này, có thể kể đến một số bài viết như “Các vụ kiện chống BPG và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” của tác giả Bùi Anh Thủy đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 2, năm 2007; “Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO” của tác giả Nguyễn Linh Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3, năm 2008 v.v. Mặc dù có đề cập tới vấn đề tranh chấp về chống BPG và có phân tích một số vụ tranh chấp, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu nói trên đều chưa đưa ra được khái niệm, đặc điểm, các trường hợp khởi kiện, cũng như phân tích về nguyên nhân và đánh giá hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp khi các thành viên WTO lựa chọn và quyết định khởi kiện đối với từng loại tranh chấp này. Thứ sáu là, thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO. Điển hình trong một số các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này là sách tham khảo “Các nước đang phát triển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới” của TS. Nguyễn Vĩnh Thanh và Th.s. Lê Thị Hà; sách tham khảo “Tranh chấp về chống BPG trong WTO” của VCCI; bài viết “Vụ giải quyết tranh chấp đầu tiên của Việt Nam tại WTO – Các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh” của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại – VCCI; bài viết “Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt nam tại WTO” của tác giả Nguyễn Tiến Vinh v.v. Các công trình nghiên cứu nói trên mới chỉ phân tích về thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế nói chung tại WTO, liệt kê và phân tích sơ lược đối với một số vụ tranh chấp điển hình về chống BPG, trong đó chủ yếu tập trung vào vụ kiện
29. 21 chấp về BPG theo pháp luật của quốc gia thành viên; khái niệm, bản chất và đặc điểm cơ bản của bốn loại tranh chấp cụ thể về chống BPG được giải quyết tại DSB; cập nhật thực trạng giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam, tổng hợp và phân tích kinh nghiệm giải quyết tranh chấp về chống BPG của một số nước đang phát triển điển hình, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO. Đặc biệt, ở trình độ Tiến sĩ luật học, chưa có công trình nào nghiên cứu kết hợp cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển, đồng thời có liên hệ cụ thể tới trường hợp của Việt Nam. 1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp xử lý vấn đề Trên cơ sở đánh giá và kế thừa những kết quả đã đạt được của các công trình nghiên cứu ở các nước và ở Việt Nam, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời có định hướng về việc xây dựng và đề xuất các giải pháp như sau: Thứ nhất là, về mặt lý luận: – Phân tích và nhận định về xu hướng vận động và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Trên cơ sở phân chia lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO thành các giai đoạn cụ thể, luận án sẽ tiến hành đánh giá tổng thể những thành công và hạn chế của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG, bao gồm cả luật tố tụng và nội dung, qua từng giai đoạn, để từ đó thấy được tính kế thừa và phát triển của pháp luật WTO so với GATT 1947, cũng như xu hướng vận động và phát triển của lĩnh vực pháp luật này trong thời gian tới;
31. 23 thuế chống BPG chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, tranh chấp về biện pháp tạm thời, và tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một quốc gia thành viên với nội dung của ADA. Luận án cũng sẽ tiến hành phân tích những lý do mà các thành viên WTO lựa chọn và quyết định khởi kiện đối với từng loại tranh chấp này. Thứ hai là, về mặt thực tiễn: – Phân tích và đánh giá một cách tổng thể và toàn diện đối với thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Sau khi tiến hành thống kê và phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG, Luận án sẽ đưa ra những nhận xét về tình hình giải quyết tranh chấp, về các nhóm mặt hàng và lĩnh vực tranh chấp, sự tham gia của các đối tượng chủ thể khác nhau v.v. Đồng thời, Luận án cũng sẽ tiến hành phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống BPG ở các giai đoạn tham vấn, xét xử hội thẩm, kháng cáo và phúc thẩm, thi hành quyết định của DSB thông qua các số liệu thống kê cụ thể. Đặc biệt, Luận án sẽ tiến hành phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên để từ đó có thể rút ra những nhận xét và những điểm cần lưu ý đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng; – Làm sáng tỏ thực trạng sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Qua phân tích và đánh giá thực trạng nói trên, Luận án sẽ làm rõ những nguyên nhân của việc tham gia hạn chế của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng như sự hạn chế về năng lực, điều kiện tài chính và nguồn nhân lực để theo đuổi các vụ kiện, thiếu kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp, tâm lý lo ngại “sự trả đũa” v.v.; – Làm rõ thực trạng tham gia giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO của Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan. Luận án sẽ làm sáng tỏ thực tiễn tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO của ba nước này
32. 24 với tư cách là nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba, để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; – Làm rõ thực trạng tham gia giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO của Việt Nam, chủ yếu là từ hai vụ kiện DS404 và DS429 với Hoa Kỳ, đồng thời, tiến hành tổng hợp và đánh giá về toàn bộ thực tiễn tham gia vào việc giải quyết tranh chấp của Việt Nam dù là với tư cách nguyên đơn hay bên thứ ba, cũng như đánh giá khả năng Việt Nam phải đối diện với những vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO trong tương lai, trong đó bao gồm cả khả năng trở thành bị đơn trong các vụ tranh chấp. Thứ ba là, định hướng về việc xây dựng các giải pháp và đưa ra đề xuất: – Làm sáng tỏ những quan điểm và định hướng cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG, về cơ bản, sẽ được tiến hành phân tích dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, những yêu cầu của quá trình hội nhập nói chung và việc tham gia vào WTO nói riêng cũng như điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; – Kiến nghị một hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG bao gồm việc tổng hợp và kế thừa một số giải pháp đã được trình bày trong các công trình nghiên cứu trước đó, đồng thời, đưa ra một số đề xuất mới, cụ thể đối với Việt Nam trong từng trường hợp khi Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba.
33. 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các chuyên gia và các nhà khoa học pháp lý ở trong và ngoài nước. Một loạt các công trình nghiên cứu được công bố, ở những mức độ chi tiết khác nhau, đã phân tích được một số nội dung cơ bản của vấn đề này. Mặc dù có nhiều nội dung đã được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào kết hợp nghiên cứu cả khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển; phân tích kinh nghiệm của một số nước đang phát triển, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu về trường hợp của Việt Nam để từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp thiết thực nhằm giúp Việt Nam tham gia hiệu quả hơn vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó, Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp phù hợp với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG.
37. 29 tiễn của GATT cũng như các báo cáo của Ban hội thẩm GATT đã trở thành các nguồn bổ sung quan trọng cho việc giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO sau này. Một số báo cáo của Ban hội thẩm GATT vẫn thường xuyên được viện dẫn trong quá trình giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO như vụ Cộng đồng kinh tế Châu Âu – Khăn trải giường, vụ Hoa Kỳ – Thuế chống BPG đối với cá hồi nhập khẩu từ Nauy; và vụ Thụy Điển – Thuế chống BPG v.v. Rõ ràng, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 đã đạt được những thành công quan trọng với sự ra đời của hàng loạt các hiệp định đa phương có giá trị pháp lý bắt buộc, cung cấp một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cùng với một phạm vi ảnh hưởng rộng lớn khi WTO ra đời. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG ở giai đoạn này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Có những điểm hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình áp dụng ADA và DSU nhưng cũng có những điểm bất cập đã được chỉ ra từ giai đoạn đàm phán, soạn thảo ADA và DSU với rất nhiều ý kiến khác nhau được nêu trong các bản đề xuất, bản dự thảo và tại các phiên đàm phán. Điều này đủ để cho thấy sự xung đột lớn về mặt lợi ích giữa các nhóm nước cũng như tính phức tạp của lĩnh vực này. Bởi vậy, sau khi WTO ra đời, các thành viên WTO vẫn cần phải tiếp tục đàm phán và nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG. 2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay Ngay khi WTO vừa ra đời, rất nhiều các hiệp định được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay đã đặt ra thời gian biểu cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, cuối năm 1998, các thành viên WTO cũng đã tiến hành một hoạt động rà soát toàn diện các qui tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp, nhưng không đạt được một kết quả rõ rệt nào. Sau đó, trong
41. 33 hàng nhập khẩu hay không hoàn toàn là sự lựa chọn của họ cho dù tất cả các căn cứ và yêu cầu đều đã được đáp ứng đầy đủ. Trong trường hợp nước nhập khẩu muốn đối phó với hàng nhập khẩu BPG thì họ có quyền áp dụng các biện pháp chống BPG (Anti-dumping measures) [12, tr. 40]. Các biện pháp chống BPG thường được các nước nhập khẩu qui định và áp dụng bao gồm: thuế chống BPG chính thức, biện pháp cam kết giá và biện pháp tạm thời. Có thể thấy, các biện pháp chống BPG nói trên chủ yếu là các biện pháp hành chính, là công cụ tài chính – phi thuế quan mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hàng nhập khẩu BPG, và về bản chất, chúng mang nặng tính chính trị và bảo hộ cho ngành công nghiệp nội địa trước sức ép cạnh tranh của ngành công nghiệp nước ngoài, chứ không hoàn toàn dựa trên những tính toán về lợi ích tổng thể của nền kinh tế hay của người tiêu dùng [12, tr. 37]. Khi một nước nhập khẩu, bằng công cụ pháp luật về chống BPG của nước mình, khởi xướng các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp chống BPG nhằm đối phó với hàng nhập khẩu BPG thì cũng chính là cách thức mà nước đó đã sử dụng để giải quyết những tranh chấp về BPG giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa của họ hiện đang sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu. Bởi lẽ, trong trường hợp này, xét về bản chất, đã có một tranh chấp thương mại (tranh chấp về BPG) giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm BPG với các doanh nghiệp nội địa sản xuất các sản phẩm tương tự với sản phẩm nhập khẩu về việc có sự chênh lệch về giá của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của mình, một hoặc một nhóm các doanh nghiệp có đủ điều kiện để được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước theo pháp luật về chống BPG của nước nhập khẩu có thể đứng đơn kiện và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mình tiến hành các thủ tục điều tra chống BPG đối với hàng nhập khẩu. Trên cơ sở yêu cầu đó, cơ quan có thẩm quyền của nước
42. 34 nhập khẩu sẽ tiến hành các thủ tục điều tra và giải quyết tranh chấp về BPG, xem xét và quyết định việc liệu có áp dụng các biện pháp chống BPG đối với sản phẩm nhập khẩu hay không. Để được thực hiện một cách hợp pháp và có hiệu quả, hầu hết các quốc gia đều xây dựng hệ thống pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu của nước mình, với nội dung thường bao gồm một số các chế định cơ bản như chế định về xác định việc BPG, chế định về xác định thiệt hại vật chất đối với ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu, chế định về xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc BPG và thiệt hại vật chất, chế định về các biện pháp chống BPG cụ thể, chế định về thủ tục rà soát việc áp dụng thuế chống BPG [12, tr. 27]. Việc chống BPG sẽ được tiến hành theo một trình tự nhất định căn cứ vào pháp luật về chống BPG của nước nhập khẩu. Trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài là đối tượng bị áp dụng các biện pháp chống BPG không đồng ý với quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, thì có thể lựa chọn hoặc sử dụng đồng thời hai biện pháp sau: Một là, tiến hành các thủ tục khiếu kiện tư pháp để yêu cầu xem xét lại quyết định đã được ban hành [12, tr. 126]. Trên thực tế, các quốc gia có thể lựa chọn và xây dựng thủ tục này theo một trong các mô hình sau đây: (i) thủ tục và thiết chế tư pháp; (ii) thủ tục và thiết chế tài phán hành chính; (iii) thủ tục và thiết chế trọng tài; và (iv) thủ tục khiếu nại hành chính. Ví dụ như, ở Hoa Kỳ, Tòa án thương mại quốc tế (The United States Court of International Trade) là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện các quyết định hành chính về chống BPG, hoạt động giống như một tòa án hành chính chứ không phải là một tòa án tư pháp. Phán quyết của Tòa án thương mại quốc tế có hiệu lực ngay sau khi được tuyên và có thể bị kiện lên Tòa phúc thẩm Hạt Liên bang (The Court of Appeals for the Federal Circuit) để được xem xét lại. Trong khi đó ở EU, các
46. 38 pháp cam kết giá; (iii) biện pháp tạm thời; (iv) sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một thành viên với nội dung của ADA. Bốn là, về cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp về chống BPG, về mặt nội dung cũng như về tố tụng, sẽ tuân theo pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO. Để hiểu rõ hơn thuật ngữ “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của WTO thì cũng cần phải có sự phân biệt loại tranh chấp này với hai loại tranh chấp, đó là “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG”, theo pháp luật của một quốc gia thành viên. Trước hết, sự khác biệt giữa “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của WTO với “tranh chấp về BPG” theo pháp luật của một quốc gia thành viên thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, về chủ thể, “tranh chấp về chống BPG” trong khuôn khổ WTO là tranh chấp giữa các Chính phủ, còn “tranh chấp về BPG” ở các quốc gia thành viên là tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Thứ hai, về đối tượng tranh chấp. Theo qui định của WTO, đối tượng tranh chấp của các tranh chấp về chống BPG tại WTO là những quyết định về việc áp dụng các biện pháp chống BPG hoặc các chính sách và pháp luật về chống BPG hàng nhập khẩu không phù hợp của thành viên nhập khẩu. Đối tượng tranh chấp trong các vụ tranh chấp về BPG theo pháp luật của quốc gia thành viên là sự chênh lệch về giá giữa giá xuất khẩu của sản phẩm với giá trị thông thường của sản phẩm tương tự trong điều kiện thương mại thông thường. Thứ ba, về pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp, đối với các tranh chấp về chống BPG giữa các thành viên WTO, thì đó là pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO; còn đối với các tranh
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Khi Ly Hôn trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!