Bạn đang xem bài viết Giả Thuyết Planck Về Lượng Tử Năng Lượng – Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giả thuyết Planck về lượng tử năng lượng là giả thuyết hiện đại về tính chất gián đoạn (lượng tử) của năng lượng bức xạ.
Nhà Vật lý M. Planck (Đức) đưa ra năm 1900.
Khủng hoảng tử ngoại: vào cuối thế kỷ XIX, các nhà Vật lý gặp khó khăn lớn trong việc giải thích dạng của đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối vào bước sóng ánh sáng.
Dựa vào lý thuyết phát xạ cổ điển, người ta thấy rằng năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối phải tỷ lệ với bình phương của tần số (tức là tỷ lệ nghịch với bình phương của bước sóng). Như vậy, khi
λ → 0
{displaystyle lambda rightarrow 0}
thì năng suất phát xạ đơn sắc
ρ ( λ , T ) → ∞
{displaystyle rho (lambda ,T)rightarrow infty }
. Điều này hoàn toàn mâu thuẫn với kết quả thực nghiệm. Người ta gọi sự bất lực của lý thuyết phát xạ cổ điển trong trường hợp này là sự khủng hoảng tử ngoại.
Giả thuyết (định luật) Planck: Planck cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của lý thuyết phát xạ cổ điển trong sự giải thích các kết quả thực nghiệm về sự bức xạ của vật đen tuyệt đối, là quan niệm sai lầm về độ lớn của năng lượng mà một nguyên tử hoặc phân tử có thể trao đổi với bên ngoài, mỗi lần phát xạ hay hấp thụ bức xạ.
Theo Giả thuyết Planck về lượng tử năng lượng, lượng năng lượng mà một nguyên tử hay phân tử trao đổi mỗi lần phát xạ hay hấp thụ bức xạ có giá trị hoàn toàn xác định, bằng
ε = h f ,
{displaystyle varepsilon =hf,}
(1)
ε
{displaystyle varepsilon }
gọi là lượng tử năng lượng,
f
{displaystyle f}
là tần số của bức xạ được phát ra hay bị hấp thụ và ℎ là một hằng số. Sau này người ta đặt tên hằng số đó là hằng số Planck và đã xác định được chính xác giá trị của nó:
h = 6 ,
625.10
− 34
J . s
{displaystyle h=6,625.10^{-34}J.s}
(2)
Công thức Planck về bức xạ nhiệt: xuất phát từ Giả thuyết Planck về lượng tử năng lượng nói trên, Planck đã thiết lập được công thức biểu diễn sự phụ thuộc của năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối vào tần số
f
{displaystyle f}
và nhiệt độ
ρ ( f , T )
{displaystyle rho (f,T)}
(hoặc vào bước sóng và nhiệt độ
ρ ( λ , T )
{displaystyle rho (lambda ,T)}
. Công thức này được gọi là công thức Planck về bức xạ nhiệt, hay còn gọi là định luật bức xạ Planck, có dạng sau:
ρ ( f , T ) =
(
2 π
f
2
c
2
)
h f
( e x p { h f
/
k T } − 1 )
,
{displaystyle rho (f,T)=left({frac {2pi f^{2}}{c^{2}}}right){frac {hf}{(exp{hf/kT}-1)}},}
(3)
hay
ρ ( λ , T ) =
2 π h
c
2
λ
5
1
( e x p { h c
/
λ k T } − 1 )
,
{displaystyle rho (lambda ,T)={frac {2pi hc^{2}}{lambda ^{5}}}{frac {1}{(exp{hc/lambda kT}-1)}},}
(4)
Hệ quả của công thức Planck về bức xạ nhiệt: từ công thức (3) và (4), ta có thể suy ra các định luật về bức xạ nhiệt của vật đen tuyệt đối. Độ trưng năng lượng toàn phần RT của vật đen tuyệt đối là
R
T
=
∫
0
∞
ρ ( f , T ) d f = σ
T
4
{displaystyle R_{T}=int limits _{0}^{infty }rho (f,T)df=sigma T^{4}}
(5)
trong đó
σ = 5 ,
67.10
− 8
W
/
m
2
.
K
4
{displaystyle sigma =5,67.10^{-8}W/m^{2}.K^{4}}
. Đó là định luật Stefan-Boltzmann.
Tính đạo hàm của
ρ ( λ , T )
{displaystyle rho (lambda ,T)}
theo
λ
{displaystyle lambda }
, ta thấy đạo hàm này triệt tiêu khi
λ =
λ
m a x
{displaystyle lambda =lambda _{max}}
, ứng với giá trị cực đại của năng suất phát xạ đơn sắc của vật đen tuyệt đối:
λ =
b T
,
{displaystyle lambda ={frac {b}{T}},}
(6)
với
b = 2 ,
898.10
− 3
m . K
{displaystyle b=2,898.10^{-3}m.K}
. Đó chính là định luật dịch chuyển Wien.
Tài liệu tham khảo
[
sửa
]
J.P. Pérez, Thermodynamique, Fondements et applications, Masson, Paris, 1997.
Oxford Dictionary of Physics, Alan Isaacs (Ed), Oxford University Press, New York, 2000.
D. Haliday, R. Resnick, J. Walker, Fundamentals of Physics, John Wiley Inc., New York, 2014.
Mâu Thuẫn Biện Chứng – Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
Mâu thuẫn biện chứng (A: Dialectical contradiction; Ph: Contradiction dialectique; N: Диалектическое противоречие) là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ sự liên hệ và tác động giữa hai mặt đối lập.
Thuật ngữ mâu thuẫn trong tiếng Anh và các ngôn ngữ phương Tây khác có nghĩa đen là lời nói trái ngược nhau. Nó gồm 2 từ gốc: diction (lời nói) và contra (tiền tố chỉ khuynh hướng trái ngược, chống đối). Từ противоречие trong tiếng Nga cũng có kết cấu tương tự như vậy.
Lúc đầu, thuật ngữ mâu thuẫn được dùng trong Lôgíc học hình thức để chỉ những phát ngôn, phán đoán trái ngược nhau, một cái khẳng định, một cái phủ định (có và không có; là và không phải là). Về sau thuật ngữ này được dùng trong phép biện chứng của Hêghen và của Mác với một nghĩa rộng hơn, thậm chí khác với nghĩa nguyên thủy của nó; mâu thuẫn đã trở thành một phạm trù triết học, nó không chỉ có trong tư duy, mà cả trong hiện thực khách quan nữa.
Để phân biệt mâu thuẫn với tính cách là phạm trù của phép biện chứng với khái niệm mâu thuẫn trong lôgíc học hình thức, người ta dùng những thuật ngữ khác nhau – mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn lôgíc hình thức, gọi tắt là mâu thuẫn lôgíc. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có những tính từ biện chứng hay lôgíc hình thức đi sau danh từ mâu thuẫn; do đó tùy theo từng ngữ cảnh mà ta có thể phân biệt thuật ngữ mâu thuẫn được dùng với nghĩa là mâu thuẫn biện chứng hay mâu thuẫn lôgíc.
Mâu thuẫn biện chứng là những mâu thuẫn tồn tại tất yếu khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Ví dụ, mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm, giữa lực hút và lực đẩy trong thế giới vật lý, giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật, giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế, giữa các quan điểm, học thuyết chống đối nhau trong triết học và các lý thuyết về tự nhiên, xã hội, v.v.. Còn mâu thuẫn lôgíc là mâu thuẫn chủ quan và chỉ tồn tại trong tư duy.
Tuy nhiên, mâu thuẫn biện chứng khách quan được phản ánh thành mâu thuẫn biện chứng trong tư duy (khác với mâu thuẫn lôgíc hình thức cũng là mâu thuẫn trong tư duy). Hai loại mâu thuẫn trong tư duy này có sự khác nhau: Xét về nguồn gốc, mâu thuẫn lôgíc là do sai lầm trong nhận thức, còn mâu thuẫn biện chứng là do tính phức tạp của thế giới khách quan và của nhận thức con người. Trong mâu thuẫn lôgíc, khi đã xác định được mặt mặt (phán đoán) là chân thật (đúng) thì mặt kia chắc chắn là sai lầm (hoặc có thể cả hai đều sai lầm); còn trong mâu thuẫn biện chứng, vì mỗi tư tưởng chỉ phản ánh một mặt trong hai mặt đối lập có liên hệ biện chứng với nhau của sự vật, nên mỗi tư tưởng đều có thể chứa đựng những yếu tố chân lý nhất định (Ví dụ, với hai phán đoán: “Trong mỗi con người đều có cái thiện” và “Trong mỗi con người đều có cái ác”, không nhất thiết chỉ có một cái đúng, một cái sai). Giải quyết mâu thuẫn lôgíc chỉ đơn giản là loại bỏ một hoặc cả hai tư tưởng sai lầm; còn giải quyết mâu thuẫn biện chứng là một quá trình rất phức tạp.
Mâu thuẫn biện chứng có kết cấu gồm hai mặt đối lập và mối quan hệ giữa chúng được thể hiện trong ba khái niệm: sự thống nhất của các mặt đối lập, sự đấu tranh của các mặt đối lập và sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Mối quan hệ của các mặt đối lập có tính tất yếu, phổ biến, lặp đi lặp lại, được phép biện chứng coi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng – quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Mỗi sự vật, hiện tượng có thể chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Trong một mâu thuẫn có thể vừa có những yếu tố tất yếu, khách quan vừa có những yếu tố không tất yếu, không khách quan; cho nên nhận thức mâu thuẫn, phân biệt giữa mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn không biện chứng là hết sức khó khăn. MTBC được phân thành nhiều loại: Mâu thuẫn bên trong và (giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật, hiện tượng) và mâu thuẫn bên ngoài (giữa các mặt đối lập ở các sự vật, hiện tượng khác nhau); mâu thuẫn cơ bản (quy định bản chất, tồn tại trong suốt qua trình phát triển của sự vật, hiện tượng và quy định các mâu thuẫn khác) và mâu thuẫn không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu (mâu thuẫn nổi lên hàng đầu trong một giai đoạn phát triển của sự vật) và mâu thuẫn không chủ yếu; mâu thuẫn đối kháng (mâu thuẫn giữa các lợi ích không thể điều hòa được trong đời sống xã hội) và mâu thuẫn không đối kháng.
Mâu thuẫn biện chứng có quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao. Lúc đầu chỉ là sự khác nhau giữa hai mặt, về sau biến thành sự đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đi từ chỗ ít gay gắt đến chỗ gay gắt hơn. Quá trình đấu tranh của các mặt đối lập cũng gắn liền với sự giải quyết thường xuyên của mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là sự giải quyết cục bộ, tạm thời; mâu thuẫn thường xuyên được giải quyết nhưng cũng thường xuyên tái lập lại trên cơ sở mới. Chỉ khi mâu thuẫn phát triển đến trình độ chín muồi mới được giải quyết triệt để hoàn toàn.
Sự giải quyết mâu thuẫn biện chứng không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển (mâu thuẫn chưa chín muồi hay đã chín muồi) mà còn phụ thuộc vào bản chất (mâu thuẫn đối kháng hay không đối kháng; mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn chính trị hay mâu thuẫn tư tưởng …) và điều kiện tồn tại của mâu thuẫn (Ví dụ, trong chế độ dân chủ hay chế độ độc tài). Sự giải quyết mâu thuẫn là quá trình khách quan phức tạp, không phụ thuộc ý chí chủ quan của con người và không được quy về việc xóa bỏ mâu thuẫn hay xóa bỏ một trong hai mặt đối lập. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết triệt để, chỉ mất đi đã đạt đến chín muồi. Còn trong những trường hợp khác, sự giải quyết mâu thuẫn thường là sự kết hợp hài hòa giữa các mặt đối lập.
Theo quan điểm của phép biện chứng, mâu thuẫn có vai trò là nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển. Chính sự tác động, đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong kết cấu sự vật làm cho sự vật vận động, biến đổi không ngừng. Sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển lên một trạng thái mới. Khi mâu thuẫn cơ bản của sự vật được giải quyết hoàn toàn thì sẽ có sự thay đổi về chất của sự vật, sự vật mới thay thế sự vật cũ. Trong quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu. lỗi thời bị gạt bỏ nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ.
Quy luật mâu thuẫn biện chứng có vai trò quan trọng nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và được V.I. Lênin coi là “hạt nhân của phép biện chứng”. Nghiên cứu quy luật này giúp ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới khách quan và của tư duy con người, khắc phục quan điểm duy tâm, siêu hình về sự phát triển.
Tài liệu tham khảo
[
sửa
]
Đỗ Minh Hợp, Lê Hữu Tầng (dịch) (1998). Lịch sử phép biện chứng. Nxb Chính trị Quốc gia
Từ điển Bách khoa Việt Nam ;
Từ điển triết học do M.M. Rodentan chủ biên ; Философский энциклопедический словарь;
C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995.
Viện Từ Điển Học Và Bách Khoa Thư Việt Nam
NGUYỄN HUY CÔN
Theo sách Kiểm kê Từ điển học Việt Nam (Vũ Quang Hào, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005) thì Việt Nam ta đã xuất bản đủ các thứ từ điển: từ điển đối chiếu (song ngữ, đa ngữ), từ điển chuyên môn ngành, từ điển bách khoa, từ điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, từ điển từ tắt,… Tuy nhiên, có loại từ điển chưa đề cập đến trong sách này: đó là Từ điển từ chuẩn.
I. Từ điển từ chuẩn – một công cụ tra cứu, quản lí và phối hợp
Từ điển từ chuẩn là một loại ngôn ngữ tư liệu. Đó là tập hợp các thuật ngữ có quan hệ ngữ nghĩa với nhau và sử dụng riêng cho một lĩnh vực tri thức, một chuyên ngành chuyên biệt. Loại từ điển này dùng để tra cứu, tìm kiếm thông tin và có những đặc điểm sau:
○ Từ điển được xây dựng theo nguyên tắc tổ hợp nhằm tập hợp các tri thức của một lĩnh vực chuyên môn (hay của một ngành nghề), được phân tích thành một số khái niệm, cho phép diễn tả mọi khía cạnh của thông tin;
○ Từ điển từ chuẩn có tính chất chuyên ngành, được áp dụng riêng cho một lĩnh vực trí thức và có thể tạo điều kiện để cung cấp những thông tin chi tiết. Khác với các loại từ điển khác, số lượng từ trong từ điển từ chuẩn không nhiều, thường chỉ vài trăm từ đến hai ba nghìn từ. Hiếm trường hợp có hàng vạn từ;
○ Đặc điểm của từ chuẩn là tính mềm dẻo linh hoạt và có khả năng cho thông tin mô tả đầy đủ, đa dạng;
○ Do tính hệ thống, tính tầng bậc và tính liên kết của từ chuẩn mà công dụng được phát huy trong quản lí công tác ngành, trong phối hợp một loại công tác nhất định;
○ Công nghệ biên soạn và biên tập công phu, toàn diện về tri thức. Đặc biệt là phải xây dựng theo hai yếu tố cơ bản là quan hệ ngữ nghĩa và quy tắc cú pháp.
Quan hệ ngữ nghĩa. Từ điển từ chuẩn bao gồm các yếu tố ngữ nghĩa sau:
+ Các từ chuẩn
+ Các từ kiểm tra (không phải là từ chuẩn)
+ Từ rỗng
Giữa các từ này có quan hệ ngữ nghĩa, cho phép ta hiểu chính xác các từ chuẩn. Đó là:
+ Quan hệ tương đương
+ Quan hệ cấp bậc
+ Quan hệ lân cận
Cách trình bày một từ điển từ chuẩn, vì vậy cũng đa dạng, có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Các cách biểu diễn: sơ đồ mũi tên, sơ đồ hình cây, sơ đồ đồng tâm…
○ Ví dụ minh hoạ (lấy ví dụ trong ngành kiến trúc – xây dựng): từ chuẩn THIẾT KẾ
– Theo cấp bậc
1. THIẾT KẾ
1.1. Hệ thống thiết kế
1.1.1. Thiết kế thi tuyển
1.1.2. Thiết kế đồng bộ
1.1.3. Thiết kế xuất khẩu
1.1.4. Thiết kế phổ dụng
1.1.5. Thiết kế điển hình
1.1.5.1. Vận dụng thiết kế điển hình
1.1.6. Thiết kế tự động hoá
1.1.7. Thiết kế theo phương án
1.1.8. Thiết kế cá biệt
1.2. Giám sát tác giả thiết kế
1.3. Giải pháp thiết kế
1.3.1. Giải pháp kết cấu
1.3.1.1. Chọn hệ thống kết cấu
1.3.1.2. Chọn vật liệu xây dựng
1.3.2. Giải pháp bố trí kiến trúc
1.3.2.1. Giải pháp mặt bằng
1.3.2.2. Giải pháp mặt đứng
1.4. Các chỉ tiêu thiết kế
1.4.1. Chất lượng thiết kế
1.4.2. Giá thành thiết kế
1.4.3. Chi phí phát sinh trong thiết kế
1.4.4. Tỉ lệ không hoàn hảo trong thiết kế
1.4.5. Thời hạn thiết kế
1.5. Giai đoạn thiết kế
1.5.1. Cơ sở kinh tế – kĩ thuật
1.5.2. Xử lí trước thiết kế
1.5.3. Thiết kế sơ bộ
1.5.4. Nhiệm vụ thiết kế
1.5.5. Thiết kế kĩ thuật
1.6. Phương pháp thiết kế
1.6.1. Thiết kế trên mô hình
1.6.2. Thiết kế theo ảnh chụp
1.6.3. Thiết kế theo catalogue
– Theo thứ tự chữ cái
Các chỉ tiêu thiết kế
Các hệ thống thiết kế tự động
Chất lượng thiết kế
Chi phí phát sinh trong thiết kế
Chọn vật liệu xây dựng
Cơ sở kinh tế – kĩ thuật
Giá thành thiết kế
Giai đoạn thiết kế
Giải pháp bố trí kiến trúc
Giải pháp kết cấu
Giải pháp mặt bằng
Giải pháp mặt đứng
Giải pháp thiết kế
Giám sát tác giả thiết kế
Hệ thống thiết kế
Lựa chọn hệ kết cấu
Nhiệm vụ thiết kế
Phương pháp thiết kế
Thiết kế cá biệt
Thiết kế đại trà
Thiết kế điển hình
Thiết kế đồng bộ
Thiết kế kĩ thuật
Thiết kế sơ bộ
Thiết kế theo ảnh chụp
Thiết kế theo catalogue
Thiết kế theo phương án
Thiết kế thi tuyển
Thiết kế trên mô hình
Thiết kế xuất khẩu
Thời hạn thiết kế
Tỉ lệ không hoàn hảo trong thiết kế
Vận dụng thiết kế điển hình
Xử lí trước thiết kế
Quy tắc cú pháp
Các quy tắc về cú pháp cho phép sử dụng các từ chuẩn và biết cách đọc một câu hỏi, được xây dựng trên cơ sở các phép toán mệnh đề để thực hiện được 3 loại quan hệ sau giữa các từ chuẩn:
– Quan hệ tương giao, dùng phép hội, còn gọi là phép toán “VÀ”, cho phép nối hai từ chuẩn có trong bản đánh chỉ số của cùng một tài liệu. Ví dụ: Tự động hoá và thư viện;
– Quan hệ kết hợp, dùng phép tuyển, còn gọi là phép toán “HOẶC”, cho phép nối hai từ chuẩn mà ít nhất một trong hai từ chuẩn đó có trong bản đánh chỉ số của tài liệu. Ví dụ: Thư viện hoặc Trung tâm thông tin;
– Quan hệ loại trừ, dùng phép phủ định, còn gọi là phép toán “KHÔNG” hoặc “TRỪ”, cho phép nối hai từ chuẩn mà từ thứ nhất có trong bản đánh chỉ số của tài liệu, còn từ thứ hai thì không. Ví dụ: Thư viện, trừ thư viện trường…
II. Cách biên soạn Từ điển từ chuẩn
Đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian và công sức và theo một kế hoạch nhất định. Kế hoạch này dựa trên cơ sở phân tích hệ thống tư liệu, điều kiện vật chất kĩ thuật và khả năng chuyên môn của cơ quan / người biên soạn.
– Phương pháp phân tích. Từ các bảng đánh chỉ số của các tài liệu, rút ra các từ. Ghi lại các từ có ý nghĩa của các câu hỏi hoặc các bài viết của những nhà nghiên cứu.
2. Chọn ra các từ chuẩn theo tiêu chuẩn, xác định tần suất sử dụng và giá trị sử dụng của những từ đó.
+ Lập các quan hệ tương đương để chỉ ra các trường hợp đồng nghĩa và tránh dùng lặp;
4. Thực hiện các bước kiểm tra bằng cách áp dụng để mô tả một số tài liệu tiêu biểu, đông thời lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia.
5. Tổ chức xuất bản từ điển từ chuẩn.
6. Theo dõi việc sử dụng, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện từ điển cho lần tái bản sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Batten W. E. Handbook of special librarianship and information work, 4è édition- Londre, Aslib, 1975.
[2] C. Guinchat et M. Menou, Introduction générale aux sciences et techniques de l’information et de documentation, Les Presses de l’Unesco, 1981, 5, VTTKHKTTƯ, Tạp chí Thông tin học, Hà Nội, 1986-1990.
[3] VTTKHKTTƯ, Tạp chí Thông tin học, Hà Nội, 1986-1990.
[4] А . И. Михайлов, Основы Информатики, Издательство “Наука”, Москва, 1979.
[5] ЦИНИПСИА, Информационно-поисковый Тезаурус по Строительству и Архитектуре, Москва, 1978.
SUMMARY
According to the author, dictionaries of standard words serve as a tool for consulting, managing, combining, and standardizing languages. Standard words thus must conform to certain criteria. Compilers of dictionaries of standard words should propose measures how to treat them properly.
Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 06, năm 2011
Định Luật Bảo Toàn Năng Lượng
Bảo toàn năng lượng là một trong những định luật nổi tiếng trong lĩnh vực Vật Lý. Và là một trong bốn định luật nhiệt động lực học mà bạn đã từng được học qua khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Định nghĩa bảo toàn năng lượng
Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc từ vật này sang vật khác.
Đây chính là phát biểu khi nói đến bảo toàn năng lượng. Nó được xem là định luật cơ bản nhất trong vật lý học.
Bạn cũng có thể hiểu: “Trong vũ trụ, tổng năng lượng không hề thay đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác”. Rõ ràng con người không thể tạo ra năng lượng, mà họ chỉ biến chuyển các dạng năng lượng với nhau mà thôi.
Sự hình thành và phát triển định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
Mayer – tổng quan về các quan niệm
Mayer (1814 – 1878) là một bác sỹ y khoa và ông làm việc trên một tàu Viễn Dương. Ông được công nhận là người đầu tiên phát minh ra định luật bảo toàn năng lượng và chuyển hóa năng lượng.
Năm 1841, ông đã viết một công trình mang tên: “Về việc xác định các lực về mặt số lượng và chất lượng”.
Năm 1542, Mayer đã tiếp tục gửi đi một công trình thứ hai, “Nhận xét về các lực của thế giới vô sinh”. Ông đã đưa ra những lập luận chung về “lực”. Sau đó là chi tiết phân tích về sự chuyển hóa “lực rơi” chính là thế năng ngày nay. Và “hoạt lực” chính là động năng ngày nay. Và lần này ông kết luận “Lực là những đối tượng không trọng lượng, không bị hủy diệt và nó có khả năng chuyển hóa:
Năm 1845, ông tiếp tục hoàn thành một công trình mang tên” Chuyển động hữu cơ trong mối liên hệ với sự trao đổi chất”. Lần này ông tính lại đương lượng cơ của nhiệt là 367 kGm/kcal.
Sau này để tỏ lòng biết ơn người ra đã đặt tên cho công thức: Cp -Cv = R là phương trình Mayer.
Joule – xây dựng cơ sở thực nghiệm
Joule (1818 – 1889), ông là một chủ nhà máy sản xuất rượu bia lớn ở Anh. Với những đóng góp xuất sắc của mình, ông được công nhận là một trong những nhà khoa học phát minh ra định luật bảo toàn năng lượng và chuyển hóa năng lượng.
Năm 1843, ông công bố công trình: “Về hiệu quả nhiệt của điện từ và hiệu quả của cơ học”.
Năm 18409 – 1850, ông thực hiện một thí nghiệm kinh điển và được đưa vào sách giáo khoa. Ông đã xác định được đương lượng cơ học của nhiệt khoảng 424 kGm/kcal, đây là một con số khá chính xác.
Helmholtz – khảo sát định luật bảo toàn năng lượng và chuyển hóa năng lượng
Helmholtz (1821 – 1849), ông cũng là một bác sỹ, gia đình truyền thống kinh doanh vàng tại Đức.
Năm 1847, ông báo cáo với hội vật lý Berlin “Vấn đề bảo toàn các lực”. Ông đã nêu lên được “tổng các lực căng và các hoạt lực trong một hệ bao giờ cũng không đổi”.
Tiếp đến ông thực hhieenjkhaor sát và đưa ra nhiều kết luận chuẩn xác, làm tiền đề phát triển sau này. Ví dụ: “Khi có giao thoa ánh sáng, năng lượng của nó không bị tiêu hủy tại chỗ mà chỉ được phân bố lại, nó chỉ bị giảm khi sóng ánh sáng bị hấp thụ và khi đó nó chuyển thành các dạng năng lượng khắc như hóa năng hay nhiệt năng”.
Ngày nay định luật bảo toàn năng lượng và chuyển hóa năng lượng được các nhà khoa học nghiên cứu và hoàn thiện hơn. Và họ khẳng định rằng khoong một quá trình vật lý nào xảy ra mà phá hủy được 2 định luật này.
Ví dụ, với vật đen tuyệt đối, Fphản xạ = Ftruyền qua = 0, thì:
Cập nhật thông tin chi tiết về Giả Thuyết Planck Về Lượng Tử Năng Lượng – Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!