Xu Hướng 3/2023 # Fitness Là Gì? Kiến Thức Về Fitness Cần Biết Dành Cho Người Mới # Top 5 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Fitness Là Gì? Kiến Thức Về Fitness Cần Biết Dành Cho Người Mới # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Fitness Là Gì? Kiến Thức Về Fitness Cần Biết Dành Cho Người Mới được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Fitness là gì? Kiến thức về Fitness cần biết dành cho người Mới

Fitness là gì?

Fitness được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sự phù hợp, cân đối hay sung sức. Theo định nghĩa trong từ điển, Fitness là từ dùng để chỉ một người sở hữu thể trạng cân đối, khỏe khoắn và có lối sống lành mạnh. Xét về khía cạnh thể hình, Fitness có nghĩa chung là thể dục thể hình và nó bao gồm các bộ môn có tác dụng giúp con người chúng ta hoàn thiện cơ thể về cả cơ bắp, tim mạch, hô hấp lẫn xương khớp…; đồng thời giúp con người sống khỏe, sống tốt hơn. Mục tiêu chung của Fitness là đem đến cho người tập một cơ thể hoàn hảo, cân đối, ngoại hình có tính thẩm mỹ cao và cơ bắp không cần quá to như Bodybuilding. Với cả nam lẫn nữ giới, tập Fitness đúng cách sẽ mang đến cho bạn một sức khỏe tốt, vóc dáng đẹp và thân hình quyến rũ…

Fitness là gì?

Các yếu tố huấn luyện trong Fitness.

Hiện nay tại Việt Nam, rất nhiều trung tâm luyện tập thể dục thể hình lấy từ “Fitness” để đặt tên cho trung tâm của mình như California Fitness & Yoga Centers, Elite Fitness hay Fit24 Fitness And Yoga Center… Thực tế, các trung tâm này có rất nhiều bộ môn cho khách hàng lựa chọn theo tập như Gym, Yoga, Zumba, Dance hay Aerobic… Tất cả các bộ môn này đều có thể gọi chung là Fitness bởi tập Fitness nó bao gồm tập luyện 5 yếu tố chính sau đây:

1. Tập độ bền Cardio.

Tập độ bền Cardio (Cardiorespiratory Endurance) là các bài tập có tác dụng giúp chúng ta sở hữu cho mình một trái tim khỏe mạnh, cải thiện và nâng cao sức khỏe cho hệ tim mạch lẫn hệ hô hấp. Độ bền Cardio thường được đo bằng sức bền và sức khỏe tim mạch của con người khi vận động. Áp dụng các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường nhịp tim của người tập lên giới hạn chịu đựng cao hơn, tránh trường hợp bị khó thở khi vận động ở cường độ cao và đồng thời giảm thiểu trạng thái căng thẳng vì những áp lực từ công việc hay cuộc sống thường ngày. Một vài hình thức mà bạn có thể áp dụng cho mình để rèn luyện đó là tập đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập nhảy dây hoặc áp dụng các bài tập Cardio, bài tập HIIT, bài tập Tabata…

Tập độ bền Cardio

2. Tập luyện cơ bắp.

Tập luyện cơ bắp là yếu tố quan trọng khi chúng ta tham gia rèn luyện các bộ môn Fitness. Theo chia sẻ của các chuyên gia, tập luyện cơ bắp gồm có 3 thành phần chính đó là sức bền cơ bắp (Muscular Endurance), sức mạnh cơ bắp (Muscular Strength) và sức lực cơ bắp (Muscular Power). Cụ thể như sau:

– Sức bền cơ bắp: Sức bền thường được đo lường bằng số lần lặp (reps) khi chúng ta thực hiện một bài tập cụ thể. Các bài test thông thường để xác định sức bền cơ bắp được áp dụng nhiều nhất đó là hít đất (Push-up), hít xà đơn (Chin-up) hay tập đứng lên ngồi xuống (Sit-up).

– Sức mạnh cơ bắp: Sức mạnh thường được đo lường bằng trọng lượng tạ mà người tập có thể áp dụng cho bài tập và số lần lặp lại động tác khi thực hiện bài tập (bao nhiêu reps/set). Các bài tập dùng để đo sức mạnh cho 1 người được sử dụng nhiều nhất đó là đẩy ngực (Bench Press), Squat với tạ đòn (Barbell Squat)…

Tập sức mạnh cơ bắp

– Sức lực cơ bắp: Sức lực thường được đo bằng số lực có thể tạo ra trong một hoạt động nhất định. Thông thường, để đo được chỉ số này thì chúng ta cần dùng tới các thiết bị tiên tiến, máy đo hiện đại.

Các chuyên gia cho rằng, áp dụng các bài tập tạ chính là cách để tập luyện cơ bắp hoàn hảo và mang đến kết quả tốt nhất. Các bài tập này sẽ giúp nâng cao sức mạnh cho toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể như bụng, đùi, tay, vai…

3. Khả năng dẻo dai và linh hoạt.

Khả năng dẻo dai và linh hoạt (Flexibility & Balance) cũng là yếu tố huấn luyện quan trọng khi chúng ta tham gia rèn luyện các bộ môn Fitness. Cụ thể:

– Khả năng giữ thăng bằng (Balance): Thường được đánh giá bằng cách thực hiện một động tác đặc biệt, chẳng hạn như cho cơ thể đứng trên một chân. Giữ thăng bằng tốt sẽ giúp nâng cao việc điều khiển tư thế, giữ ổn định các khớp, giảm thiểu rủi ro chấn thương và gia tăng sự lưu thông máu đến các nhóm cơ.

Thông thường, các bài tập Yoga, múa ballet hay các bài tập giãn cơ sẽ giúp tăng cường khả năng dẻo dai, linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng cho chúng ta.

4. Tập luyện tốc độ.

Tập luyện tốc độ (Speed) sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn và giúp ích rất nhiều trong trong các hoạt động đời sống hàng ngày. Tập luyện tốc độ thường được đo bằng tốc độ cá nhân có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Cách luyện tập tốc độ là áp dụng các bài tập thích hợp nhằm giúp cải thiện và phát triển tốc độ của cả cơ thể hoặc cho một nhóm cơ cụ thể nào đó. Các bài tập chạy, bật nhảy luôn được ưu tiên đầu tiên khi tập luyện tốc độ.

Tập luyện tốc độ

5. Thành phần cơ thể và dinh dưỡng.

Thành phần cơ thể (Body Composition) là tỉ lệ lượng chất béo trên cơ thể so với các mô khác như cơ, xương và da. Theo các chuyên gia, hai người có cùng trọng lượng cân nặng sẽ không đồng nghĩa với việc họ có cùng một tỷ trọng cơ thể tương tự nhau. Trong thực tế, ai có nhiều cơ bắp hơn thì cơ thể sẽ gọn gàng và săn chắc hơn. Để đạt được tiêu chuẩn Fitness, bạn nên kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, uống đủ nước, cung cấp đủ Protein, Vitamin, khoáng chất và chất béo có lợi cho cơ thể. Đạt được chỉ tiêu này sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, da và tóc đẹp hơn, đồng thời sắc thái của người tập cũng trẻ trung và giàu sức sống hơn.

Tập Fitness có tác dụng gì?

Với những thông tin được chia sẻ ở trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn Fitness là gì rồi đúng không? Hiện nay, từ khóa “Fitness” được sử dụng rất nhiều và phong trào tham gia rèn luyện Fitness cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Vậy bạn đã biết, tập Fitness có tác dụng gì mà thu hút đông đảo người tập đến thể chưa? Trong phần tiếp theo của bài viết này, https://dungcutheduc.vn/ sẽ chia sẻ với bạn những lợi ích lớn nhất khi chúng ta tham gia tập luyện Fitness thường xuyên. Cụ thể gồm:

1. Fitness giúp nâng cao sức khỏe.

Tham gia tập luyện các bộ môn Fitness giúp nâng cao sức khỏe là lợi ích dễ dàng nhận ra và đã được chứng minh rất nhiều trong thực tế. Tập luyện Fitness thường xuyên sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt; mạnh mẽ và dẻo dai hơn; có đủ năng lượng để làm việc, học tập và cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày; cơ thể có sức đề kháng cao để phòng tránh được các bệnh thường gặp như cảm cúm, hen suyễn, đau đầu…

2. Fitness giúp sở hữu hình thể đẹp.

Sở hữu hình thể cân đối, có số đo và cân nặng đạt chuẩn, thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh… là mục tiêu của rất nhiều bạn và tham gia tập luyện Fitness thường xuyên, đúng cách sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu này. Thực tế, các bộ môn Fitness không chỉ có tác dụng giảm cân, giảm mỡ mà nó còn phù hợp với người có nhu cầu tăng cân, tăng cơ. Tùy thuộc vào mục đích tập luyện, bạn sẽ đưa ra cho mình các bài tập và chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Fitness giúp hình thể đẹp

3. Fitness giúp phòng tránh bệnh tật.

4. Fitness giúp giảm stress hiệu quả.

Căng thẳng đầu óc, suy tư, lo lắng là những trạng thái tâm lý thường gặp của người trưởng thành khi phải sống trong xã hội có quá nhiều áp lực về công việc hay cơm áo gạo tiền… Tham gia tập luyện Fitness sẽ giúp chúng ta vứt bỏ đi mọi lo toan từ cuộc sống, cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Theo các chuyên gia sức khỏe, tập Fitness thường xuyên là một trong những phương pháp tốt nhất giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi sau cả ngày làm việc mệt nhọc.

Fitness giúp giảm stress

5. Giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon.

Tham gia tập luyện các bộ môn Fitness sẽ giúp cơ thể tiêu hao được lượng calo lớn, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đói bụng, nhờ đó các bữa ăn trong ngày cũng trở nên ngon miệng hơn. Ngoài ra, tham gia tập Fitness nói riêng và tập luyện thể dục thể thao nói chung sẽ giúp bạn ngủ dễ hơn, sâu giấc hơn và thức dậy với năng lượng tràn đầy, cơ thể khỏe khoắn…

Sự khác nhau của Fitness và Bodybuilding.

Khi đi tìm hiểu về Fitness, rất nhiều người nhầm lẫn và đánh đồng nó với Bodybuilding. Trên thực tế, Fitness và Bodybuilding là hai hình thức tập luyện khác nhau, tiêu chuẩn đánh giá về vóc dáng lý tưởng của cả 2 cũng khác nhau. Theo các chuyên gia, để phân biệt 2 hình thức tập luyện này thì các bạn cần chú ý đến chế độ tập luyện và chế độ dinh dưỡng chi tiết của nó. Cụ thể, sự khác nhau của Fitness và Bodybuilding có thể hiểu đơn giản như sau:

– Chế độ tập của Bodybuilding.

Người tham gia tập Bodybuilding có mục tiêu rõ ràng là làm sao để đạt được khối lượng cơ bắp trên cơ thể là lớn nhất. Phương pháp tập luyện của các Bodybuilder thường chú trọng đến những bài tập có mức tạ cao nhưng số lần lặp (reps) lại ít. Các nhóm cơ, từ nhóm cơ chính đến nhóm cơ phụ nhỏ nhất trên cơ thể đều được tập luyện kỹ càng và tỉ mỉ. Khi tập luyện, Bodybuiler không chú trọng đến các bài tập tim mạch và các bài tập có mức tạ thấp. Các bài tập có mức tạ cao được tập luyện thường xuyên, đến khi vượt khả năng chịu đựng của cơ thể. Cách này sẽ giúp cơ bắp được kích thích phát triển tối đa nhất. Đến khi nghỉ ngơi, phục hồi, các nhóm cơ bắp này sẽ trở nên căng phồng, to đẹp và sẵn sàng tỏa sáng trong các cuộc thi đấu quốc tế.

Chế độ tập của Bodybuilding

– Chế độ tập luyện của Fitness.

Mục tiêu chính của người tham gia tập luyện Fitness đó là sở hữu cho mình một cơ thể khỏe mạnh, hình thể cân đối và vóc dáng thu hút mọi ánh nhìn xung quanh. Những người tập loại hình này thường không chú trọng nhiều đến việc xây dựng cơ bắp cuồn cuộn, vai u thịt bắp mà hướng tới là vóc dáng cân đối. Khi tập Fitness, người tập sẽ dành nhiều thời gian đến các bài tập tác động đến các nhóm cơ lớn trên cơ thể như cơ lưng, cơ bụng, cơ ngực… Mục tiêu hướng đến của Fitness là có được cơ bụng 6 múi hoặc 8 múi đẹp săn chắc và cặp mông to đẹp, cặp đùi rắn chắc, thon gọn… Giáo án tập Fitness thông thường sẽ dành nửa số cho tập luyện tim mạch và 1 nửa là tập nâng tạ. Với mục đích sở hữu cơ bắp săn chắc, thân hình cân đối, nên họ sẽ tập trung đến số lần nâng tạ ở các khối lượng tạ thấp hoặc trung bình.

Chế độ tập của Fitness

– Dinh dưỡng khi tập Fitness và Bodybuilding.

Chế độ dinh dưỡng của 2 loại hình tập luyện này gần như giống nhau và đều có nhu cầu nạp nhiều thực phẩm tốt cho phát triển cơ bắp như Protein, tinh bột, vitamin, các loại rau củ, trái cây, các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng… Tuy nhiên, Bodybuilder cần phải sử dụng nhiều loại thực phẩm bổ sung hơn, để bùng nổ cơ bắp tốt nhất. Đặc biệt, điểm khác biệt lớn nhất về chế độ dinh dưỡng giữa Bodybuilder và Fitness Model đó là hàm lượng calo nạp vào cơ thể. Người tập Fitness chuyên nghiệp thường tiêu thụ dưới 2500 calo mỗi ngày, còn các Bodybuilder phải tiêu thụ 5000 calo mỗi ngày. Chính vì thế, khẩu phần ăn của Bodybuilder thường gấp đôi người mẫu chuyên nghiệp Fitness.

Nên lựa chọn Fitness hay Bodybuilding?

Cả Fitness và Bodybuilding đều có mục tiêu chung đó là giúp nâng cao sức khỏe, giúp bạn mạnh mẽ hơn và đồng thời mang lại hình thể đẹp cho chính bản thân mình. Thực tế, cái nhìn về hình thể đẹp của mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào hình thể mục tiêu, đam mê của bản thân mà bạn có thể lựa chọn cho mình phương pháp tập phù hợp nhất cho mình. Với mình, mình thích Fitness hơn vì mình hướng đến hình thể cân đối, vừa mắt và không quá to dạng vai u thịt bắp. Còn bạn, tùy thuộc vào đam mê và quyết tâm của mình, bạn có thể lựa chọn cho mình hình thức tập sao cho phù hợp nhất. Nói thêm, tập Bodybuilding có yêu cầu khắt khe hơn nhiều so với Fitness và bạn cũng cần bỏ nhiều công sức, thời gian, tiền bạc hơn so với tập Fitness.

Tổng kết.

Quần Jean Slim Fit Là Gì? Mặc Slim Fit Jean Sao Cho Đẹp

Chiếc quần jean slim fit là một trong những kiểu quần jean siêu phổ biến trong thời điểm hiện tại bên cạnh những kiểu quần jean khác như quần jean baggy, quần jean jogger, quần jean ống đứng, quần jean ống rộng, hay quần jean skinny,… Tuy nhiên để xác nhận xem một mẫu quần jean nào đó có phải là quần slim fit hay không, hay phân biệt quần jean slim fit này với các kiểu quần jean khác không hề dễ dàng.

Quần jean slim fit là kiểu quần jean (quần chất liệu jean/denim) với ống quần dạng (form) slim fit cùng một thiết kế cơ bản, slim fit là dạng form không bó sát cũng không thùng thình, mà nhẹ nhàng ôm sát cơ thể tạo cho người mặc cảm giác năng động, khỏe khoắn, dễ vận động mạnh. Nói ngắn gọn và dễ hiểu, quần jean slim fit là chiếc quần jean cơ bản với ống quần được thiết kế vừa vặn với đôi chân người mặc.

Phân biệt quần jean slim fit với những kiểu quần khác thế nào?

Để phân biệt quần jean slim fit với các dạng quần jean khác hiện tại, chúng ta cần nắm được có những form nào của quần jean đang phổ biến trong hiện tại, một số dạng quần jean phân loại theo form dáng phổ biến có thể kể ra như: Slim fit jean, baggy jean, jogger jean, quần jean ống rộng, quần jean ống đứng, quần jean ống bó,….

Trong đó, cách phân biệt theo “độ lớn của ống quần” là dễ dàng nhất và với đó là một vì điểm nhấn riêng biệt của từng kiểu quần như sau:

Quần jean ống rộng (Wide leg jean): Quần jean có ống quần rộng thùng thình từ phần hông tới ống chân.

Quần jean ống đứng (Straight cut jean): Quần jean có độ lớn ống quần so hơn một chút so với quần jean ống rộng.

Quần jean baggy: Quần jean có phần đùi rộng thùng thình, nhưng lại giảm chiều rộng của quần nhỏ dần về phía cổ chân.

Quần jean slim fit: Quần jean có ống quần vừa phải, không rộng cũng không bó.

Quần jean jogger: Quần jean dạng slimfit nhưng có ổng bó nhỏ ở cổ chân.

Quần jean ống bó (Skinny jean): Quần jean dạng bó sát cơ thể người mặc.

Để hiểu hơn về các phom (form) quần áo khoác, bạn nên đọc những bài viết sau đây:

Mặc slim fit jean sao cho đẹp? Một số cách matching đẹp cho quần jean slim fit

Mashup Là Gì? Những Kiến Thức Cần Biết Về Mashup Mới Nhất

Tổng quan Mashup là gì?

Mashup là một từ trong tiếng anh dịch ra tiếng việt có nghĩa là “Kết hợp”. Nó là một thuật ngữ chỉ sự kết hợp của hai hay nhiều nguồn khác nhau tạo thành một bản chính thức có nội dung khác biệt.

Mashup là một cụm từ tiếng Anh, được dịch là pha trộn hỗn hợp. Không chỉ trong âm nhạc, rất nhiều lĩnh vực người ta sử dụng đến mashup. Và mỗi lĩnh vực khác nhau thì mashup lại có những ý nghĩa khác nhau

Ví dụ:

Mashup video thì đó là sự kết hợp của 2 hay nhiều đoạn video khác nhau tạo ra một đoạn video mới có nội dung hoàn toàn khác.

Mashup doanh nghiệp là một sự kết hợp cơ sở dữ liệu, ứng dụng nội bộ, nguồn lực bên ngoài, dữ liệu web cũng như nguồn vốn.

Mashup là gì trong âm nhạc

Thuật ngữ mash-up bắt nguồn từ ngành công nghiệp âm nhạc, trong đó nó đề cập đến các bài hát được kết hợp từ hai hoặc nhiều bài hát khác nhau.

Sự khác biệt Mashup và liên khúc

Liên khúc là sự kết hợp của hai hoặc nhiều bái hát khác nhau ở cùng một thể loại nhạc nhưng Mashup là sự kết hợp của nhiều bài hát và nhiều thể loại nhạc khác nhau.

Mashup hoàn toàn khác liên khúc bởi mỗi mashup là một chỉnh thể hoàn chỉnh mà sự hòa trộn của các bài hát rất tinh tế, sắp đặt đúng chỗ. Nó đòi hỏi khả năng cảm thụ âm nhạc của người chơi để tạo nên những bản mashup “mượt”, “chất”, biến tấu tùy sở thích.

Mashup âm nhạc ở Việt Nam

Trào lưu làm nhạc Mashup có mặt trên thế giới từ khá lâu, nhưng bắt đầu từ những năm 2011 mới thật sự nở rộ. Đây là thời điểm album Mashup của các DJ chuyên nghiệp chính thức ra đời.

Việt Nam dần dần cũng nhanh chóng du nhập trào lưu âm nhạc này. Khi mà trào lưu cover đã trở nên quá quen thuộc và đơn điệu thì những yêu cầu khắt khe của Mashup lại là thử thách mới mẻ cuốn hút giới trẻ.

Mashup nhanh chóng được ưa chuộng vì đây một sân chơi âm nhạc rộng mở cho sự sáng tạo. Người làm nhạc có thể Mashup 3, 5, 10, hay bao nhiêu ca khúc tùy ý trong một bản nhạc.Những ca khúc được chọn có thể là cắt xén từ các video đã xuất bản hoặc là tự thu âm với một bản cover hàng loạt bài hát.

Cùng một danh sách bài hát nhưng mỗi người lại có một cách thể hiện khác nhau, kết hợp khác nhau, tạo nên những biến tấu đặc trưng . Đây chính là điểm hấp dẫn nhất của Mashup âm nhạc.

Mashup là sự mới mẻ hay chỉ là pha trộn giữa những cái cũ?

Mashup đang dần trở nên phổ biến bởi vì chúng có tiết tấu dễ nghe. Để làm nên một Bản mashup không hề khó, chỉ cần bạn đầu tư chút thời gian, công sức và khả năng của mình.

Khi mà mashup đang phát triển ở giai đoạn cao trào, đã vấp phải rất nhiều ý kiến cho rằng mashup chỉ là sự rất chân sáng tạo, sự cùn mòn của cảm xúc. Tuy nhiên ý kiến này đã bị cộng đồng mạng phản ứng rất mạnh mẽ.

Không thể phủ nhận được sự sáng tạo của các bậc thiên tài âm nhạc thế giới. Tuy nhiên nếu xét về thị trường âm nhạc Việt Nam, những Bản mash-up đơn thuần chỉ là tiết tấu những bài hát cũ, giá trị của chúng vẫn còn nằm ở những bài hát cũ.

Sự biến tấu âm nhạc chỉ nhằm mục đích nghe cho lạ tai, mang khuynh hướng giải trí là chính. Nếu được thực hiện bởi những ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng thì may ra ranh giới giữa sự sáng tạo và cũ kỹ mới có thể rõ ràng.

Yêu cầu để tạo ra một bản mash-up là gì?

Thể loại nhạc này hoàn toàn khác liên khúc bởi mỗi mash-up là một chỉnh thể hoàn chỉnh mà sự hòa trộn của các bài hát rất tinh tế, sắp đặt đúng chỗ.

Các kỹ thuật tách, ghép beat để khi trộn không bị nhiễu… được áp dụng để tạo ra một bản Mashup hoàn hảo, nếu không có nghề, bản Mash-up rất dễ bị “liên khúc hóa”.

Tuy nhiên, Mash-up cũng không bắt buộc người chơi phải là dân chuyên nghiệp. Chỉ cần có một chút cảm thụ âm nhạc tốt, khả năng cắt ghép trình độ trung bình, người chơi nhạc nghiệp dư cũng có thể tạo ra một bản Mash-up theo sở thích của mình.

Khái niệm Mash-up trong lĩnh vực khác

Ở lĩnh vực giáo dục, mash-up là sự kết hợp của nhiều phương thức và cách thức học tập, giảng dạy khác nhau của giáo viên và học sinh. Sự kết hợp hiệu quả giữa các phương thức khác nhau sẽ đem đến kết quả học tập khác nhau.

Mash-up ở lĩnh vực sách truyện, nó giống như một cuốn tiểu thuyết kết hợp văn học đã tồn tại từ trước đó với các thể loại khác để tạo ra một thứ mới mẻ hơn.

Lời kết

5

/

5

(

4

bình chọn

)

Thể Hình Gym Fitness Atp Là Gì? Tập Thể Hình Cần Biết

Nguồn năng lương cung cấp cho sự co cơ là ATP (Andenozin Triphotphat). ATP là hợp chất giàu năng lượng. Khi phân hủy (thủy phân) ATP sẽ tạo ra ADP (Andenozin Diphotphat) và 1 nhóm photphat vô cơ đồng thời giải phóng 12Kcalo năng lượng tự do.

Dự trữ ATP trong 1 bó cơ không nhiều, để co cơ lâu dài ATP luôn phải được phục hồi đầy đủ. Năng lượng dùng để phục hồi ATP bằng cách phân giải nhiều chất khác nhau: tinh bột, protein, chất béo.

Trong cơ thể, ATP được tổng hợp bằng 2 con đường khác nhau:

– Không có sự tham gia của oxy gọi là quá trình yếm khí.

– Có sự tham gia của oxy gọi là quá trình hiếu khí.

Để tái tạo ATP có 3 hệ thống (hệ năng lượng) làm việc:

+ Hệ photphagen

+Hệ lactic

+ Hệ oxy

Trong đó hệ photphagen và hệ lactic là hệ yếm khí, hệ oxy là hệ hiếu khí.

Ba hệ trên khác nhau về:

+ Cơ chất: chất sinh ra năng lượng.

+ Dung lượng: là số lượng tối đa có thể cung cấp.

+ Công suất: là nguồn năng lượng tối đa có thể cung cấp trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Mức độ tham gia của 3 hệ năng lượng trên phụ thuộc vào: công suất và thời gian co cơ, điều kiện hoạt động của cơ và mức độ cung cấp oxy choc ơ thể.

HỆ NĂNG LƯỢNG PHOTPHAGEN

Lượng ATP tiêu hao trong co cơ có thể tái tổng hợp nhờ vào creatine chứa trong cơ (creatine photphat) vì thế hệ năng lượng này còn có 1 tên gọi khác là ATP-CP. Chúng ta không đi sâu vào cách mà các hệ năng lượng thực hiện trong tế bào để cho bài viết đơn giản dễ hiểu hơn.

Photphagen là hệ năng lượng cung cấp nhanh nhất cho cơ thể. Nó được sử dụng trong giai đoạn đầu của các hoạt động cơ bắp. Hệ photphagen có công suất lớn nhất, gấp 3 lần hệ lactic, gấp 4 lần hệ oxy. Do đó, hệ Photpahgen có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động có công suất tối đa: chạy ngắn, ném, đẩy, nhảy … Việc cung cấp năng lượng bằng hệ này cực kì ngắn (không quá 12s) do đó đối với các hoạt động lâu hơn thì cần phải có sự tham gia của các hệ năng lượng khác.

HỆ LACTIC

Trong các hoạt động tương đối dài hơn thì cơ thể sử dụng năng lượng để tái tổng hợp ATP và CP bằng cách phân giải yếm khí đường glucose. Phản ứng sẽ sinh ra axit lactic gây độc hại mệt mỏi cơ. Do đó hệ năng lượng này có tên là hệ Lactic.

Cơ chất của hệ năng lượng này là glycogen dự trữ trong cơ, glucose trong máu chuyển vào cơ, và glucose từ gan vận chuyển vào máu.

Hệ năng lượng này có công suất nhỏ hơn hệ Photphagen (nhỏ hơn 3 lần hệ photphagen và lớn hơn 1.5 lần hệ oxy)

Trong hoạt động tối đa, sự phân giải glycogen yếm khí cũng chỉ xảy ra không quá 25% lượng glycogen dự trữ. Do vậy dung lượng của hệ năng lượng lactin cũng không lớn lắm.

Hệ năng lượng này bắt đầu hoạt động ngay từ lúc co cơ nhưng đạt công suất lớn nhất sau 30-40s. Do đó hệ lactic có vai trò quyết định trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động kéo dài từ 20s đến vài phút.

Trong hoạt động của hệ lactic, lượng glycongen trong cơ và trong gan không bao giờ được sử dụng đến mức cạn kiệt. Năng lượng hệ lactic hạn chế không phải do trữ lượng glycogen ít mà là do axit lactic sinh ra đã ức chế các men phân giải glycogen.

HỆ NĂNG LƯỢNG OXY

Trong các hoạt động cơ bắp có công suất không lớn kéo dài và được cung cấp oxy đầy đủ, tức là trong hoạt động ưa khí, cơ thể sử dụng phản ứng oxy hóa các chất dinh dưỡng như: đường, protein và chất béo để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Hệ năng lượng này được gọi là hệ oxy hóa.

Hệ năng lượng oxy hóa này sử dụng 2 chất chính đó là: đường và chất béo để cung cấp năng lượng cho hoạt động co cơ. Hai chất này khác nhau rõ rệt về công suất cũng như dung lượng.

Oxy hóa đường: xảy ra giống như thủy phân glucose trong hệ lactic. Do quá trình này có oxy nên axit lactic sinh ra sẽ tiếp tục bị oxy hóa thành CO2 và nước.

Dung lượng của hệ oxy hóa đường phụ thuộc vào trữ lượng glycogen ở cơ và gan và khả năng tái tạo glucose từ các chất khác (axit lactic, axit amin, axit pyruvic …) của gan với dung lượng lớn.

Trong khi đó sự phân giải ưa khí chất béo sẽ sinh ra nhiều năng lượng hơn oxy hóa đường. Do mỡ trong cơ thể có trữ lượng rất lớn (trung bình từ 10%-30% khối lượng cơ thể) đủ năng lượng cho cơ thể có thể hoạt động liên tục hàng chục ngày.

Tỷ lệ đường và mỡ bị oxy hóa bị phụ thuộc vào công suất của hoạt động ưa khí. Công suất càng lớn thì sẽ oxy hóa đường nhiều, công suất nhỏ thì sẽ oxy hóa mỡ nhiều.

TÓM TẮT

VIDEO TỔNG HỢP

KẾT LUẬN

Cập nhật thông tin chi tiết về Fitness Là Gì? Kiến Thức Về Fitness Cần Biết Dành Cho Người Mới trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!