Bạn đang xem bài viết Fca Là Gì, Điều Kiện Free Carrier Giao Cho Người Vận Tải Trong Incoterm được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
FCA là gì, tìm hiểu điều kiện FCA – Free Carrier – Giao cho người vận tải, một trong số những điều kiện của Incoterm được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Việc đưa ra các điều kiện như FCA giúp cả bên bán và bên mua phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ khi giao hàng, bởi vì nếu không quy định rõ, hai bên sẽ gây ra mâu thuẫn về các khoản thuế, phí, thủ tục đi kèm, chưa kể những rủi ro gặp phải nếu hàng hóa bị hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Với dân chuyên về xuất nhập khẩu thì họ phải nắm rõ khái niệm FCA là gì, cũng như các điều kiện khác trong Incoterm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm khái niệm FCA UK, một cơ quan quản lý tài chính ở Vương Quốc Anh. Nhưng phổ biến nhất thì FCA có nghĩa là Free Carrier, được dùng nhiều trong thương mại quốc tế.
FCA là gì?
Theo điều kiện FCA, người bán phải:
Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.
Giao hàng tại địa điểm và trong thời gian quy định cho người vận tải đã được người mua chỉ định.
Cung cấp bằng chứng về việc giao hàng cho người vận tải (vận đơn, biên lai nhận hàng).
Với điều kiện FCA Người mua phải:
Chỉ định kịp thời người vận tải.
Ký hợp đồng vận tải và trả cước vận tải.
Chịu rủi ro và tổn thất về hàng từ khi hàng được giao cho người vận tải đã được chỉ định.
Để hiểu cặn kẽ hơn điều kiện FCA, bạn phải nghiên cứu kỹ tài liệu về Incoterm, có bản tiếng Việt với câu từ dễ hiểu. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ giải thích ý nghĩa cơ bản của FCA là gì thôi. Nếu đi sâu vào chi tiết thì rất khó, đòi hỏi kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực vận tải, xuất nhập khẩu và thương mại cao.
FCA UK là gì?
Ngoài ra, FCA còn được hiểu là Financial Conduct Authority – Cơ quan Kiểm soát ngành Dịch vụ Tài chính của Vương Quốc Anh. FCA UK có tiền thân là FSA, một trong những cơ quan quản lý ngành Forex hàng đầu, với chức năng cấp phép, quản lý cho các công ty môi giới tài chính của Anh.
FCA có nhiệm vụ chính là đảm bảo hoạt động cho ngành Dịch vụ Tài chính Anh, được thành lập tháng 1/2013 để thay thế FSA – Financial Services Authority. Nên nhớ, FSA đã gặp bê bối khi thiếu minh bạch trên thị trường trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Phân Biệt Điều Kiện Cif Và Fob Trong Incoterms
Phân biệt điều kiện CIF và FOB trong Incoterms
Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề sau. Công ty tôi đang có ý định mua 1 lô thuốc trị hen của một công ty ở Trung Quốc, hàng sẽ được vận chuyển bằng tàu biển. Tôi được biết là khi mua hàng hóa quốc tế thì thường áp dụng 2 điều kiện trong Incoterms là CIF và FOB. Tôi muốn hỏi sự khác biệt giữa 2 điều kiện này là gì? Nên chọn điều kiện nào để có lợi cho mình? Tôi thấy có nhiều bản Incoterms, vậy có phải bắt buộc áp dụng bản Incoterms mới nhất không? Tôi xin cảm ơn.
Người gửi: Lê Anh (Hải Phòng)
Luật sư tư vấn:
Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:
1/ Có bắt buộc áp dụng bản Incoterms mới nhất cho hợp đồng không?
Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms quy định những điều khoản thiết yếu trong hoạt động thương mại quốc tế như trách nhiệm của người bán, người mua và thời điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán.
Bản chất Incoterms là các quy tắc mua bán quốc tế được tập hợp lại để sử dụng trong quá trình mua bán. Incoterms không phải là văn bản pháp luật nên khi một bản Incoterms mới ra không làm hết hiệu lực của bản Incoterms cũ. Bản Incoterm sau sẽ có sự điều chỉnh về các điều kiện để phù hợp hơn với hoàn cảnh hoạt động mua bán hàng hóa tại thời điểm đó nên nạn có thể thỏa thuận áp dụng phiên bản Incoterms nào phù hợp nhất với hợp đồng mua bán của mình.
2/ Phân biệt điều kiện CIF và FOB trong Incoterms
CIF và FOB là 2 điều kiện được áp dụng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa mua bán quốc tế bằng đường biển chủ yếu để phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế
Điểm khác nhau cơ bản giữa 2 điều kiện CIF và FOB nghĩa vụ chi trả tiền vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa. Ở điều kiện CIF nghĩa vụ này thuộc về người bán, ở điều kiện FOB nghĩa vụ này thuộc về người mua.
Áp dụng điều kiện FOB sẽ có thể giúp bên mua giảm giá thành hàng hóa vì có thể thuê được tàu với giá cả hợp lý. Thông thường, trong mua bán hàng hóa quốc tế, các công ty thường chọn điều kiện FOB khi nhập khẩu và điều kiện CIF khi xuất khẩu.
Vận Tải Là Gì? Vai Trò Của Vận Tải Trong Logistics
Vận tải là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn và nhanh chóng.
Khái niệm vận tải Logistics hiện nay là kết quả cuộc cách mạng khoa học công nghệ của vận tải. Từ thập niên 60 – 70 của thế kỷ trước, logistics trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng, luôn gắn kết với giao thông vận tải trong sản xuất và lưu thông phân phối. Trên thế giới, không có nước nào thiếu Bộ GTVT hoặc Bộ chuyên ngành phụ trách kết cấu hạ tầng quốc gia. Những nước giàu và mạnh đều có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh (bao gồm: đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, đường bộ, đường sông và hàng không…).
Thế nên, vận tải trở thành hoạt động kinh tế có mục đích của con người, nhằm hoán đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác an toàn và nhanh chóng bằng các phương tiện vận tải. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, trong kinh tế, vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt, không tác động đến đối tượng lao động mà chỉ tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu thụ ngay. Người ta có thể quy đổi nó thành khái niệm để thanh toán, như hàng hóa có tấn hàng hóa, tấn km hàng hóa, cũng vậy, hành khách và hành khách km.
Vai trò của vận tải trong Logistics? Trong sản xuất, vận tải khi thỏa mãn nhu cầu tăng năng suất, người ta chỉ có thể dự báo năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải như: toa xe, đầu kéo, ôtô, tàu thủy… chứ không thông báo số lượng nguyên liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh vận tải.
Suy cho cùng, vận tải là một ngành kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, đa dạng, được gắn liền với kết cấu hạ tầng quốc gia, giải quyết những vấn đề sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối cho mỗi nước và toàn cầu bằng khoa học công nghệ hiện đại, luật pháp giao nhận minh bạch do một đội ngũ có tay nghề thực thi. Đây là một ngành vật chất đặc biệt, luôn đồng hành với sự tiến triển của nền văn minh nhân loại, tạo ra những sản phẩm mới như: container hóa cảng biển và logistics.
Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong logistics và vai trò này sẽ tăng lên bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong logistics. Do đó, những nhà tổ chức logistics càng cố gắng đưa hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của logistics lên cao bằng cách giảm chi phí vận tải.
Theo số liệu thống kê, vào những thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Mỹ đã chi khoảng 700 tỷ USD/năm cho chi phí vận tải của ngành công nghiệp. Chi phí này là quá lớn.
Ở 2 nước xuất gạo châu Á như Thái Lan và Việt Nam, tuy giá thành gạo của hai nước gần như tương đương nhưng trong vòng 20 năm qua, gạo của Thái Lan vẫn chiếm lĩnh thị trường thế giới và Đông Nam Á vì chi phí vận tải của Thái Lan thấp và thuận lợi hơn Việt Nam.
Nói tóm lại, vận tải ảnh hưởng rất lớn đến giá thành trong lưu thông phân phối và sản xuất kinh doanh của các nước trên thế giới. Vừa qua, cuộc cách mạng “điện tử – số hóa” và “thông tin – liên lạc” càng thúc đẩy vận tải phát triển nhanh về khoa học – công nghệ, nhằm tạo ra hiệu quả và sự cạnh tranh trên thương trường. Chỉ trong vòng chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện container hóa các cảng biển và logistics hóa toàn cầu. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để các nhà vận tải cũng như hoạt động logistics cùng hoạch định chiến lược vận tải phù hợp với thực tế, mang lại hiệu quả cao.
Chiến lược vận tải của Logistics Ở những thập kỷ tiền công nghiệp trước đây, người ta ít đề cập đến chiến lược vận tải hoàn chỉnh của thế giới. Song từ khi container hóa và toàn cầu hóa ra đời, chúng ta được nghe và tiếp cận với hoạt động này thường xuyên hơn.
Các tập đoàn vận tải đa quốc gia hay công ty xuyên quốc gia bắt đầu nghiên cứu tổng quát tình hình phát triển GTVT, giá cước hàng hóa và hành khách của một số đối tượng, đồng thời cũng nghiên cứu các phương thức vận chuyển, tuyến đường kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất… Việc vận dụng logistics phổ biến trong lưu thông phân phối không ngoài mục đích hạ giá thành từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.
Như vậy, muốn hoạt động logistics đạt chất lượng và hiệu quả cao, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận tải và ngược lại vận tải muốn có giá thành rẻ phải áp dụng triệt để logistics. Đó là hai mặt của một vấn đề mà người làm logistics không được quên.
Nguồn: Sưu tầm, tổng hợp và biên tập
Giao Thông Vận Tải Là Gì? Lựa Chọn Không Nên Bỏ Qua Cho Bạn
Việc làm Giao thông vận tải – Thủy lợi – Cầu đường
1. Giao thông vận tải là gì, bạn có hiểu về nó?
Giao thông vận tại là gì?
Giao thông vận tải là gì? Bạn có thể đưa ra khái niệm giao thông vận tải là gì hay không? Đây sẽ là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về ngành giao thông vận tải hiện nay. Giao thông vận tải là chuyên ngành của sản xuất vật chất đặc biệt, thông qua đó trực tiếp tạo ra các giá trị phục vụ cho cuộc sống của con người và bền cạnh đó thông qua giao thông vận tải còn làm gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện giao thông vận tải. Giao thông vận tải là ngành giúp cho giao thông của các vùng miền được thống nhất và được thông suốt với nhau, thông qua đó mà con người dễ dàng hơn trong việc đi lại, di chuyển đến các vùng miền khác nhau.
Hiện nay có 5 loại hình giao thông vận tải cơ bản đang được hiện hành tại nước ta và các nước trên thế giới đó là: Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường ống – vận tải này chuyện dụng với nhiên liệu và nguyên liệu.
Giao thông vận tải là một ngành quan trọng của sự phát triển của xã hội và nền kinh tế. Thông qua giao thông vận tải mà các vùng miền được nối liền với nhau thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa, giao lưu về kinh tế. Giao thông vận tải là ngành đi song song với sự phát triển của xã hội và sự phát triển của nền kinh tế của một đất nước, vùng miền.
* Vai trò của ngành giao thông vận tải
Giao thông vận tải là một ngành quan trong và nó có vai trò cụ thể như sau:
+ Giao thông vận tải là ngành tham gia vào việc cung ứng vật tư, nguyên liệu, kỹ thuật và năng lượng co các cơ sở sản xuất trong cả nước và đưa các sản phẩm của các cơ sở sản xuất đó ra thị trường để tiêu thụ. Thông qua giao thông vận tải giúp cho quá trình sản xuất của xã hội được diễn ra một cách suôn sẻ và liên tục với nhau.
+ Giao thông vận tải phục vụ chuyên trở người, phục vụ như cầu đi lại của con người được thuận tiện và dễ dàng hơn.
+ Mạng lưới giao thông vận tải giữa các địa phương các tỉnh và các vùng miền giúp cho viên liên hệ và liên kết về kinh tế của các địa phương được thực hiện thống nhất và dễ dàng hơn. Hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ và khu dân cư đều nằm dọc trên các tuyến giao thông để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cùng như việc vận chuyển được thuận tiện nhất.
+ Việc phát triển ngành giao thông vận tải là thúc đẩy cho hoạt động kinh tế được phát triển, và hoạt động giao lưu văn hóa với các vùng xa xôi. Thông qua hoạt động giao thông vận tải giúp cho nền kinh tế của các vùng miền có sự thống nhất, và đặc biệt là tăng cường sức mạnh về an ninh quốc phòng.
* Đặc điểm chung khi nói về giao thông vận tải là gì?
Đặc điểm của ngành giao thông vận tải bao gồm như sau:
+ Sự chuyên chở, chuyên trở người và hàng hóa.
+ Chất lượng của dịch vụ được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở sản phẩm của vận tải đó.
+ Khi đánh giá về khối lượng của dịch vụ trong hoạt động giao thông vận tải, người ta dùng các tiêu chí sau: Khối lượng luân chuyển, khối lượng vận chuyển và cự li vận chuyển trung bình.
2.1. Học giao thông vận tải thi trường nào?
+ Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
+ Trường Đại học Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh
+ Trường đại học Xây dựng Hà Nội
+ Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
2.2. Bạn có biết ngành giao thông vận tải thi khối nào hay không?
+ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông xét tuyển khối A00, A01
+ Chuyên ngành xây dựng cầu đường, xây dựng công trình thủy và thềm lục địa xét tuyển khối A00, A01
+ Chuyên ngành quy hoạch và thiết kế công trình giao thông xét tuyển khối A00, A01
+ Chuyên ngành xấy dựng đường sắt, xây dựng đường hầm, xây dựng đường bộ xét tuyển với khối A00, A01.
+ Ngành kinh tế xây dựng với các chuyên ngành như kinh tế xây dựng, quản lý dự án xây dựng xét tuyển khối ngành A00, A01, D01.
+ Ngành khai thác vận tải – chuyên ngành quản trị Logistics và chuyên ngành vận tải đa phương thức xét tuyển với khối A00, A01, D01.
+ Ngành kinh tế vận tải – chuyên ngành kinh tế vận tải biển xét tuyển khối D01, A01, A00.
+ Khoa học Hàng hải – chuyên ngành điều khiển tàu biển, chuyên ngành vận hành khai thác máy tàu biển, chuyên ngành quản lý hàng hải, chuyên ngành công nghệ máy tàu thủy đều xét tuyển khối A00, A01
* Chương trình đào tạo của ngành giao thông vận tải cụ thể các chuyên ngành như sau:
+ Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu đường, chuyền ngành kỹ thuật xây dựng đường bộ, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu hầm, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng đường sắt, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu – đường sắt, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng cầu – đường ô tô – sân bay, chuyên ngành kỹ thuật xây dựng đường ô tô – sân bay, chuyên ngành công trình giao thông công chính, chuyên ngành công trình giao thông đô thị, chuyên ngành tự động hóa thiết kế cầu đường, chuyên ngành kỹ thuật giao thông đường bộ.
+ Ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy
+ Ngành kỹ thuật xây dựng: chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu xây dựng, chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng đô thị, chuyên ngành vật liệu và công nghệ xây dựng.
+ Khoa vận tải – kinh tế: Ngành kinh tế xây dựng (kinh tế quản lý khai thác cầu đường, kinh tế xây dựng công trình giao thông); ngành kinh tế vận tải (kinh tế vận tải ô tô, kinh tế vận tải đường sắt, kinh tế vận tải và du lịch); Ngành khai thác vận tải (khai thác vận tải đường sắt đô thị, khai thác vận tải đường bộ thành phố, khai thác vận tải đa phương thức, quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị, Logistics); Ngành quản trị kinh doanh (quản trị doanh nghiệp xây dựng, quản trị doanh nghiệp bưu chính viễn thông, quản trị kinh doanh giao thông vận tải, quản trị Logistics).
+ Khoa môi trường và an toàn giao thông: Ngành công nghệ kỹ thuật giao thông, ngành kỹ thuật môi trường.
Ngoài ra còn có chương trình đào tạo quốc tế, tùy thuộc vào từng trường và các chuyên ngành đào tạo tại trường mà có các khoa quốc tế về giao thông vận tải phù hợp.
3. Cơ hội việc làm ngành giao thông vận tải hiện nay
3.1. Kỹ sư về kinh tế giao thông vận tải
Với các loại hình giao thông vận tải như hiện nay ở nước ta thì các kỹ sư kinh tế giao thông vận tải cần đưa ra được các giải pháp, các phương án để phát triển và khai thác hiệu quả kinh tế của các loại hình vận tải trên.
Công việc khi trở thành một kỹ sư kinh tế giao thông của bạn rất đa dạng, tùy thuộc vào vị trí bạn công tác và nơi bạn công tác, cùng với chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của bạn. Các công việc bạn thường làm là: nghiên cứu và lập kế hoạch về phát triển kinh tế, lập dự án đầu tư, tham vấn về sản xuất kinh doanh cho lãnh đạo.
3.2. Quản trị kinh doanh giao thông vận tải của doanh nghiệp
Bạn yêu thích quản trị kinh doanh và muốn làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải thì đây là một lực chọn nghề nghiệp bạn không nên bỏ qua. Công việc khi làm về quản trị kinh doanh giao thông vận tải là hoạch định chiến lược, hoạch định chính sách, và xây dựng kế hoạch kinh doanh, và tổ chức các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bạn có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các công ty về xây dựng công trình giao thông, công ty vận tải hành khác, công ty về vận tải hàng hóa,…
3.3. Kỹ sư xây dựng công trình giao thông
3.4. Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải
Vấn đề về quản lý và quy hoạch giao thông vận tải nước ta luôn là vấn đề nóng và đòi hỏi các giải pháp hiệu quả và tốt nhất về giao thông vận tải. Khi làm việc trong lĩnh vực này bạn cần làm những công việc như tổ chức các hoạt động điều hành, nghiên cứu để xây dựng kế hoạch về quy hoạch dự án, và tổ chức các hoạt động quản lý giao thông phù hợp với từng vùng.
3.5. Kỹ sư điều khiển quá trình vận tải của các doanh nghiệp vận tải
Đây cùng là lựa chọn hay cho việc làm trong tương lai của bạn. Khi là một kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải bạn cần làm những công việc như điều khiển và điều hành quá trình vận tải của doanh nghiệp, chỉ huy việc vận tải thông qua các phương tiện vận tải của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt nhất và mang đến hiệu quả cao nhất.
Qua những chia sẻ giúp bạn hiểu về giao thông vận tải là gì? Đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về ngành giao thông vận tải ở nước ta, tầm quan trọng của ngành giao thông vận tải, cùng với đó là cơ hội việc làm cho bạn khi học các ngành về giao thông vận tải.
Cập nhật thông tin chi tiết về Fca Là Gì, Điều Kiện Free Carrier Giao Cho Người Vận Tải Trong Incoterm trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!