Bạn đang xem bài viết Doanh Thu Thuần Là Gì? Những Vấn Đề Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Doanh thu thuần là gì? Những vấn đề cần biết
Doanh thu thuần là gì? Vai trò của doanh thu thuần
Doanh thu thuần có thể là doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa được tạo ra thông qua các công nghệ chuyển giao tính theo hóa đơn bán hàng và trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế XNK
Doanh thu thuần cũng có thể được hiểu là doanh thu không kèm theo thuế, có nghĩa là doanh thu trước thuế.
Vai trò của doanh thu thuần
Vai trò của doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của 1 doanh nghiệp, công ty, nhà hàng… trong 1 khoảng thời gian nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá thông qua lỗ và lãi để tìm ra phương hướng kinh doanh lại trong thời gian sắp tới.
Trong đó, doanh thu thuần được xem là yếu tố tiên quyết giúp bạn xác định được kết quả của các hoạt động kinh doanh trong 1 công ty.
Công thức để xác định được kết quả của hoạt động kinh doanh của 1 doanh nghiệp sẽ được dựa theo: Kết quả = Doanh thu thuần – giá vốn – chi phí quản lý kinh doanh.
Bạn có thể hiểu về doanh thu thuần như thế này: Doanh thu thuần không kèm thuế và đó chưa phải là lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần chú ý, nhất là bộ phận kế toán để xem xét, thực hiện phân bổ xem lợi nhuận, doanh thu là gì để giúp công tác hạch toán được diễn ra một cách chính xác nhất. Chỉ khi xác định được đúng doanh thu thuần thì mới có thể xác định được các hoạt động của công ty có hiệu quả hay không.
Vậy doanh thu thuần khác gì với doanh thu và lợi nhuận?
Như đã nói, doanh thu thuần chưa phải là lợi nhuận của công ty sau các hoạt động kinh doanh. Vì thế cần phải phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể:
Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu
Doanh thu được hiểu là doanh thu bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Đây là tổng giá trị của các sản phẩm và dịch vụ bán ra được hiểu là sự tiêu thụ nhân với đơn giá sản phẩm, cộng thêm các khoản phụ thu khác.
Doanh thu = Tổng giá trị sản phẩm/ dịch vụ bán ra x Đơn giá sản phẩm/Dịch vụ + các khoản phụ thu khác.
Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ hay gọi chung là doanh thu bên trên đã trừ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất nhập khẩu… Để bạn dễ hiểu hơn sự khác biệt này, hãy xem công thức sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu – các khoản giảm trừ doanh thu
Sự khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận
Nhiều người cũng đang bị nhầm lẫn giữa doanh thu với lợi nhuận. Vì thế cần phải chú ý để phân biệt rõ ràng hơn.
Theo định nghĩa thì doanh thu chính là khoản doanh thu không gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, chiết khấu thương mại, giá trị hàng trả lại, giảm giá hàng bán…
Với lợi nhuận thì đây là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm hay dịch vụ, hàng hóa của một công ty đã trừ đi vốn nhập của toàn bộ hàng hóa, sản phẩm đã được tiêu thụ và gồm thuế theo quy định của Pháp Luật, các khoản chi phí quản lý nhân sự, chi phí phát sinh.
Cụ thể lợi nhuận sẽ được tính theo cách sau:
Lợi nhuận trước thuế sẽ bằng doanh thu thuần trừ đi những khoản giá vốn hàng bán và chi phí doanh nghiệp…
Lợi nhuận sau thuế được tính là hiệu của lợi nhuận trước thuế và trừ đi số thuế thu nhập mà doanh nghiệp sẽ phải nộp cho ngân sách của nhà nước trong kỳ hạn nhất định.
Nếu lợi nhuận trước thuế cao hơn 0 thì doanh nghiệp sẽ lãi, nếu nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp bị lỗ.
Hướng dẫn tính doanh thu thuần đơn giản
Công thức tính doanh thu thuần
Công thức tính doanh thu thuần được quy định theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Cụ thể:
“Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.” “Trích quyết định 15/2006/QĐ-BTC”
Hoặc có thể tính theo cách tổng quát sau đây:
Doanh thu thuần = Doanh thủ tổng thể công ty (Đó là doanh thu bán hàng/ dịch vụ) trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu (Gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, giám giá bán hàng, chiết khấu thương mại, số lượng hàng bán bị trả lại và thuế GTGT được tính theo phương pháp trực tiếp đối với những doanh nghiệp được áp dụng thuế VAT theo hình thức khấu trừ trực tiếp).
Lưu ý khi tính doanh thu thuần
Ví dụ
Doanh thu của công ty A là 200.000 USD trong năm 2019, công ty này có thực hiện chính sách chiếu khấu thương mại trực tiếp khi thanh toán trên hóa đơn cho khách hàng với mức 10%, công ty bị trả lại số hàng có giá trị tương đương 10.000 USD.
Theo công thức tính doanh thu thuần đã nêu bên trên thì kết quả của công ty A sẽ là:
Doanh thu thuần = 200.000 (doanh thu tổng thể của doanh nghiệp) – 10% (Chiết khấu thương mại) – 10.000 (hàng bị trả lại) = 170.000 USD.
Như vậy kết quả doanh thu thuần của công ty A là 170.000 USD.
Lời kết
Như vậy qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể hiểu được doanh thu thuần là gì và sự khác nhau giữa doanh thu thuần với doanh thu và lợi nhuận. Từ việc xác định rõ ràng đó, chúng tôi hy vọng sẽ giúp công tác kế toán và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp bạn sẽ đi đúng hướng. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo:
Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
SĐT: 0853 9999 77
Email: info@taxplus.vn
Website: https://taxplus.vn/
0/5
(0 Reviews)
đánh giá
Chọn đánh giá
Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Doanh Thu Thuần Là Gì? Công Thức Tính Doanh Thu Thuần
Doanh thu thuần tưởng chừng là một khái niệm đơn giản thế nhưng lại rất hay bị nhầm lần. Nếu bạn đang kinh doanh hãy tham khảo bài viết này để hoạt động kinh doanh đạt được kết quả tốt nhất. Doanh thu thuần là gì
Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu thực là khoản doanh thu sau khi khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu , các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại và còn là khoản doanh thu trước thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm doanh thu thần là gì? rất dễ bị nhầm lẫn với định nghĩa của tỷ suất lợi nhuận bởi về mặt khái niệm chúng không có quá nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên về bản mặt chất lợi nhuận trước thuế bằng doanh thu thuần trừ đi các chi phí vốn, sản xuất, chi phí bán hàng… và lợi nhuận sau thuế là hiệu của lợi nhuận trước thuế trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ.
Báo cáo tài chính hợp nhất cho kỳ tài chính từ 1/1/2015 đến 30/6/2015.
Theo công thức lợi nhuận như trên, nếu tỷ số lợi nhuận lớn hơn 0 tức là doanh nghiệp bắt đầu có lãi. Và ngược lại, nếu tỷ số nhỏ hơn 0, doanh nghiệp lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải kịp thời ra phương hướng, chiến lược mới để cải thiện hoạt động kinh doanh.
Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu
Doanh thu là toàn bộ giá trị thực hiện được bởi hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nhân với đơn giá từng sản phẩm và cộng các khoản thu khác.
Trong khi đó doanh thu thuần là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ cho các khoản doanh thu khác là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu…
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của nhà nước thì doanh thu thuần được tính theo công thức:
Doanh thu thuần = doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – đi chiết khấu bán hàng – tiếp hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – thuế gián thu.
Tổng doanh thu hay lChủ doanh nghiệp không ngừng học hỏi à toàn bộ số tiền thuộc hóa đơn bán hàng và hợp đồng cung cấp lao vụ bao gồm doanh thu triết khấu, hóa đơn hàng trả lại và hàng giám giá cho khách chưa được ghi trong hóa đơn.
Kinh doanh là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy đòi hỏi người chủ kinh doanh phải có kiến thức cơ bản về kinh tế. Mong rằng sau bài viết ngắn này chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về doanh thu thuần và cách tính doanh thu thuần để cải thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh hiện tại của bạn.
Tìm Hiểu Khái Niệm Doanh Thu Thuần? Cách Tính Doanh Thu Thuần
Đối với người làm kinh doanh buôn bán, chắc chắn sẽ biết đến khái niệm doanh thu thuần. Tuy nhiên, cũng không ít người mới bắt đầu làm kinh doanh vẫn chưa thật sự hiểu ý nghĩa cũng như cách tính doanh thu thuần. Điều này rất nguy hiểm, nếu bạn đang và sắp có ý định muốn kinh doanh thì cần phải nắm rõ khái niệm doanh thu thuần để phân biệt với các loại doanh thu khác, có như vậy hoạt động kinh doanh của bạn mới đạt được kết quả tốt nhất. Với những bạn đang có ý định ứng tuyển kế toán thì càng phải nắm bắt thông này để khi có thông tin tuyển dụng việc làm kế toán không bỏ lỡ một cách đáng tiếc!
Việc làm Kế toán – Kiểm toán
1.Tìm hiểu khái niệm doanh thu thuần là gì?
Vậy doanh thu thuần là gì? Doanh thu thuần hay còn có một tên gọi khác được nhiều người sử dụng đó là doanh thu thực. Đây được coi là khoản doanh thu khi đã được người kinh doanh trừ tất cả các khoản như khấu hao về: Thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, các đơn hàng lỗ bị trả lại và thừa ra số tiền lãi thì số tiền này được gọi là doanh thu thuần.
1.1. Sự khác nhau giữa doanh thu thuần, doanh thu và lợi nhuận
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa doanh thu thuần và doanh thu.
Doanh thu của công ty/doanh nghiệp là toàn bộ giá trị được thực hiện bởi các hoạt động bán hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm…
Còn doanh thu thuần là khoản doanh thu đã được trừ tất cả các khấu hao về tài sản, thuế, các hoạt động giảm giá… và chỉ còn doanh thu thực được thu về.
Doanh thu = Tổng giá trị đơn hàng/sản phẩm bán ra * Đơn giá của mỗi sản phẩm + Các khoản thu phí phụ khác.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ phí từ doanh thu.
Không chỉ có sự nhầm lần về doanh thu với doanh thu thuần mà có còn nhiều người kinh doanh còn nhầm lẫn giữ doanh thu thuần và lợi nhuận.
Cách tính để tìm ra lợi nhuận thật của công ty/doanh nghiệp:
+ Lợi nhuận trước thuế sẽ được tính = doanh thu thuần – các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí giao và trả hành và chi phí doanh nghiệp…
+ Còn lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế – đi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ.
Dựa theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của nhà nước thì cách tính doanh thu thuần sẽ được áp dụng theo công thức cố định sau:
Cách tính doanh thu thuần sẽ được áp dụng ở các lĩnh vực:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiếu khấu bán hàng – Sản phẩm/hàng hóa lỗi bị khách hàng trả lại – Các mặt hàng giảm giá – Thuế của mỗi mặt hàng.
2. Phân biệt giữ doanh thu thuần và tổng doanh thu, doanh thu ròng
Ngoài khái niệm doanh thu thuần là gì thì những người làm kinh doanh cần phải biết đến khái niệm tổng doanh thu và doanh thu ròng. Đây là điều giúp người lãnh đạo nắm bắt được tình hình kinh tế của công ty, chuyển hướng kinh doanh nếu doanh thu thua lỗ, và đẩy mạnh kinh doanh nếu hướng kế hoạch ban đầu tạo ra nguồn doanh thu cao.
Tổng doanh thu được hiểu bẳng cách bao gồm toàn bộ tổng số tiền thuộc hóa đơn bán hàng và các hợp đồng cung cấp lao vụ kể cả từ doanh thu triết khấu, các hóa đơn bị khách trả lại.
2.2. Tìm hiểu khái niệm doanh thu ròng là gì?
Cách tính doanh thu ròng = (Các khoản thu nhập từ bán hàng và dịch vụ khác + Thu nhập tài chính) – ( Các khoản chi phí bán hàng + chi phí tài chính +chi phí quản lý + thuế + các khoản thanh toán tiền thuế) + các khoản khấu hao + tiền lãi hoạt động tiền mặt + thanh toán lãi vay
Nếu làm kinh doanh mà bạn không hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa cũng như cách tính doanh thu thuần là một việc hết sức nguy hiểm, nó có thể khiến sự nghiệp kinh doanh của bạn bị thâm hụt nhiều khoản mà bạn không thể kiểm soát được.
Nếu bạn có tài quản lý một doanh nghiệp nhưng bạn lại không hiểu ý nghĩa hay cách tính doanh thu thuần mà bạn nghĩ đơn giản là thuê một người kế toán để giúp mình thực hiện công việc này là xong, có rất nhiều người đang tìm việc làm nhân viên kế toán tại Hà Nội và các tỉnh thành khác, bạn có thể xem xét và lựa chọn người phù hợp nhất. Và khi đó bạn sẽ chỉ quan tâm đến kết quả báo cáo mà kế toán đưa cho mình thì quả là một suy nghĩ sai lầm của một nhà lãnh đạo.
Việc thuê một nhân viên kế toán để thực hiện công việc tính doanh thu thuần là rất dễ dàng nhưng để biết được lòng trung thành và cách làm việc của người nhân viên đó thì không ai đoán trước được. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và lòng tin của bạn, người đó hoàn toàn có thể dùng một vài thủ thuật để thưc hiện sai quy trình, cách tính rồi báo cáo cho bạn một kết quả sai lệch.
Có thể bạn nhìn vào kết quả báo lãi nhưng con số lãi có thể hơn những gì bạn thấy. Và số lãi kia sẽ bị nhân viên kế toán sẵn sàng thủ tiêu vào ngân sách cá nhân. Quả là một công việc đem lại mức lương quá hậu hĩnh khi người nhân viên đó gặp phải một người lãnh đạo như bạn
Tuy nhiên đó chỉ là một trường hợp giả định đặt ra để cho những người lãnh đạo thấy được tầm quan trọng của việc hiểu biết kiến thức và cách tính doanh thu. Và chắc chắn không một nhà lãnh đạo nào là không biết về khái niệm và cách tính doanh thu thuần.
Quota Là Gì? Những Vấn Đề Mà Bạn Cần Biết
1. Quota là gì, bạn hiểu thế nào về Quota?
Quota là gì?
Dịch theo một quy tắc tiếng Anh thông thường thì Quota có nghĩa là “hạn ngạch”, nó có nghĩa là giới hạn tối đa của cơ quan Nhà nước về giá trị hay khối lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp được phép thực hiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một kì được cho phép, thông thường thì mức thời gian áp dụng của Quota (hạn ngạch) là một năm. Hay hiểu một cách khác thì Quota chính là quy định của mỗi quốc gia về định mức hạn chế số lượng về lượng của một mặt hàng hay một nhóm hàng hóa nào đó được phép nhập được phép nhập hay xuất khẩu từ một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép.
Dù được hiểu là một trong những quy định của nhà nước trong việc quản lý lượng hàng hóa được xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp nhằm mục tiêu bảo đảm chất lượng hàng hóa, thế nhưng một thực tế là tính pháp lý của Quota lại không cao, không minh bạch và rất dễ bị biến tướng
Quota (hạn ngạch) thường sẽ được phân loại thành 2 loại chính là quota (hạn ngạch) xuất khẩu và quota (hạn ngạch) nhập khẩu, quota (hạn ngạch) nhập khẩu là việc đưa ra sự hạn chế về số lượng một số những mặt hàng hóa được phép nhập khẩu, có thể gây ảnh hưởng đến giá nội địa của hàng hóa, quota (hạn ngạch) nhập khẩu tác động tương đối giống thuế nhập khẩu, còn với quota (hạn ngạch) xuất khẩu là hạn ngạch ít khi được sử dụng.
Phân loại của Quota
Ngoài ra thì nó cũng được phân loại thành một số loại hạn ngạch đặc biệt khác. Trong đó, có thể kể đến như:
Tariff Quota: có nghĩa là hạn ngạch thuế quan, Tariff Quota là định mức mà các cơ quan quản lý dùng để phân biệt về mức thuế quan mà mỗi đơn vị phải đóng dựa theo số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tariff Quota được phân thành hai loại thuế suất, sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất thường khá cao, trong đó:
– Thuế suất cao dành cho cho khối lượng hàng hóa vượt mức hạn ngạch quy định.
– Thuế suất thấp hoặc thuế xuất 0% dành cho cho khối lượng hàng hóa nằm trong đúng phạm vi quy định của hạn ngạch (ở trường hợp này cong được gọi là thuế quan ưu đãi).
International quota: có nghĩa là hạn ngạch quốc tế,International quota là định mức mà các cơ quan quản lý sử dụng trong các hiệp hội ngành hàng nhằm khống chế được khối lượng của một mặt hàng hay nhóm hàng hóa xuất khẩu của các nước hội viên, và giữ giá ổn định cao của mặt hàng hay nhóm hàng đó trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi chung cho các thành viên thuộc hiệp hội.
Nhưng dù với bất kỳ loại hình nào đi chăng nữa thì mục đích của Quota vẫn không phải là đem lại nguồn thu cho chính phủ hay các cơ quan quản lý, nhưng Quota lại đem đến nguồn lợi nhuận lớn cho chính những người xin được giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch. Quota (hạn ngạch) cũng có thể là nguyển do đưa một doanh nghiệp trong nước nhanh chóng trở thành một nhà phân phối độc quyền của mặt hàng hóa đó cho cả thị trường.
1.3. Tính chất của Quota (hạn ngạch)
Bên cạnh việc được hiểu như một quy chế của mỗi quốc gia trong việc kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường của nước mình, thì Quota còn giữ vai trò như một động lực giúp mỗi quốc gia có thể nhanh chóng thúc đẩy được các hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, cũng như việc giúp tăng thặng dư của các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất hàng hóa đó. Tuy nhiên một mặt thực tế mà chúng ta cũng cần phải nhìn nhận đó là việc làm cho số lượng hàng hóa nhập khẩu nhỏ hơn số lượng hàng nhập trong thương mại tự do của Quota cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổng phúc lợi trong xã hội cũng sẽ giảm đáng kể, dù giá bán của các mặt hàng cùng loại ở thị trường trong nước tăng, nhưng đơn giá thực tế của hàng hóa nhập khẩu không tăng, khiến cho nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm mạnh.
Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động không giống với thuế quan ở chỗ nó cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ dần hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ thường dùng hệ thống hạn ngạch. Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của một quốc gia, thông qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước đoán tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ. Trong khi đó thông qua thuế quan chính phủ không thể dự báo trước được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế.
Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch)
2. Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch)
Không phải ở bất cứ trường hợp nào Quota (hạn ngạch) cũng tự ý được phép sử dụng, mà việc sử dụng Quota (hạn ngạch) ở đâu hay như thế nào cũng đều phải được sự cho phép quản lý của mỗi Quốc gia và cả Quốc tế, cũng như được quy định cụ thể, rõ ràng trong các luật định hiện hành hiên nay. Trong đó theo điều XI – CATT ban hành năm 1994 quy định như sau:
Các quốc gia không được phép tự ý sử dụng biện pháp Quota (hạn ngạch) để tránh các trường hợp như Quota (hạn ngạch) không minh bạch, Quota bị biến tướng, và tạo điều kiện cơ hội phát sinh các vấn đề tiêu cực …
Ví dụ: Việc Quota (hạn ngạch) bị biến tướng thành nhiều tên gọi như: quản lí theo chuyên ngành, quản lí theo kế hoạch, quản lí có điều kiện…cũng là một trong những cơ hội lớn giúp nhiều cá nhân lợi dụng để trục lợi và thu những khoản thuế bất chính.
Tuy nhiên, tại Điều XVIII – GATT ban hành năm1994, Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cũng cho phép các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong các trường hợp đặc biệt như sau:
– Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) nhằm hạn chế tạm thời, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng của thị trường về lương thực, thực phẩm hay yếu phẩm cần thiết khác
Ví dụ: Quota (hạn ngạch) xuất khẩu gạo, gỗ, than, …
Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong trường hợp nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán.
Các quốc gia được áp dụng Quota (hạn ngạch) trong trường hợp thị trường tại quốc giá đó đang có dấu hiệu thâm hụt nặng nề và nghiệm trọng trong các vấn đề như dự trữ tiền tệ, hay số dự trữ hàng hóa hiện tại hiện quá ít và cần được bổ sung và nâng cao mức dự trữ mặt hàng hay nhóm hàng hóa đó lên một cách hợp lý nhất
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp của các nước đang phát triển thì có thể áp dụng được Quota (hạn ngạch) tại các chương trình trợ giúp của chính phủ trong việc đẩy mạnh và phát triển kinh tế, hay cũng có thể là hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa để bảo vệ sự phát triển ổn định cho một số ngành công nghiệp trong nước.
Ngoài ra, Quota (hạn ngạch) còn được áp dụng trong các trường hợp như sau:
Quota (hạn ngạch) mang mục đích bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm
Quota (hạn ngạch) mang mục đích bảo vệ sức khỏe cho chính con người
Quota (hạn ngạch) mang mục đích bảo vệ đạo đức xã hội
Điều kiện được áp dụng Quota (hạn ngạch)
Nhưng bên cạnh sự cho phép đó thì Quota (hạn ngạch) cũng được WTO kèm theo những điều kiện mà các quốc gia phải nằm lòng để đáp ứng được
Các quốc gia phải hạn chế sản xuất hay tiêu dùng các mặt hàng hay nhóm hàng hóa đó ở thị trường trong nước.
Các quộc gia buộc phải thực hiện các cam kết việc sử dụng và thay đổi mức Quota (hạn ngạch) của mình sẽ không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên trong các quốc gia khác, đồng thời cũng phải dần nới lỏng các định mức mức Quota này sau khi kinh tế đã có sự chuyển biến và khôi phục, và dỡ bỏ hoàn toàn để thực hiện đúng theo những nguyên tắc chung của WTO
Quota không có tính pháp lý cao và chỉ được áp dụng trong một thời gian cố định (thông thường thì nó sẽ được áp dụng trong khoản thời gian là một năm đổ lại), bởi thế khi được áp dụng Quota các quốc gia cần phải nhanh chóng công bố thời gian áp dụng và những thay đổi Quota nhanh chóng, cụ thể (nếu có).
Cập nhật thông tin chi tiết về Doanh Thu Thuần Là Gì? Những Vấn Đề Cần Biết trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!