Bạn đang xem bài viết Định Nghĩa Về Sự Xa Xỉ Đã Thay Đổi? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thay đổi để tồn tại là triết lý không chừa một ai, ngay cả những ông lớn đầy kiêu hãnh. Sự hợp tác giữa gã công nghệ khổng lồ Apple và thương hiệu thời trang cao cấp Hermès trong dòng sản phẩm Apple Watch vừa qua đã góp phần đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về xu hướng mà thị trường hàng xa xỉ đang hướng tới hiện nay.
Apple Watche với thiết kế dây đeo Hermès
Sự hợp tác trên vừa giúp Hermès duy trì được vị thế hàng xa xỉ của mình, vừa chỉ ra tham vọng của Apple khi hãng này bắt đầu tự coi mình thuộc cùng đẳng cấp với những Chanel hay Christian Dior.
Những chiếc đồng hồ với thiết kế Hermès phiên bản giới hạn đang được dự đoán sẽ rất ăn khách khi được bán ra vào thứ 2 tới. Tuy nhiên các chuyên gia marketing nhận định rằng, việc hợp tác này thực tế sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Apple hơn về mặt dài hạn. Hãng công nghệ của Mỹ này không chỉ làm ăn với Hermès để mở đường cho sản phẩm của mình bước vào thị trường xa xỉ, mà mới đây giới quan sát không khỏi ngạc nhiên khi Apple công bố sẽ cho phép Burberry trở thành thương hiệu đầu tiên sở hữu một kênh trực tuyến trên sản phẩm Apple Music.
Apple muốn sử dụng danh tiếng của các thương hiệu cao cấp khác để khiến khách hàng nhìn hãng với sự cao cấp hơn. Điều này thực tế đã mở rộng thêm định nghĩa về thị trường xa xỉ vốn bị bó hẹp bấy lâu nay.
Chất lượng quan trọng hơn sự độc quyền
Các nhãn hiệu thời trang như Hermès luôn thu hút phân khúc khách hàng thượng lưu bằng việc chỉ sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng, hơn nữa các “thượng đế” thường phải chờ đợi rất lâu để được sở hữu một chiếc túi xách hay một chiếc khăn lụa được chế tác thủ công và độc nhất vô nhị.
Cụ thể, để có thể mua một chiếc túi Hermès Birkin hoặc Hermès Kelly, khách VIP sẽ phải chờ đợi ít tháng là 6 tháng, khách phổ thông là 1-2 năm, mà đó mới chỉ là túi được làm từ chất liệu như da bê hoặc da đà điểu. Nếu bạn muốn đặt một chiếc làm từ da cá sấu, bạn phải là VIP với lượng mua hàng khủng để tích đủ số điểm của Hermès mới có cơ hội sở hữu chúng.
Hermès Birkin chất liệu da bê
Các khách hàng trước đây muốn có một sản phẩm của riêng mình nên họ sẵn sàng bỏ ra số tiền từ 15.000 USD đến cả triệu USD cho một chiếc Birkin hoặc Kelly. Tuy vậy, hiện nay tâm lý đó đã thay đổi.
Giờ đây, chất lượng được đặt lên hàng đầu thay cho sự thỏa mãn tâm lý cá nhân trên. Apple Watch và dây đeo Hermès được bày bán công khai mà không có một sự giới hạn nào. Bất cứ ai có nhu cầu và điều kiện đều có thể sở hữu chúng bởi điều mà họ thấy thiết yếu bây giờ là chất lượng đảm bảo, chỉ cần vậy.
Bản thân giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive cho biết trên tờ Wall Street Journal: “Chúng tôi không coi bộ sưu tập Apple Watch Hermès là cái gì đó có tính độc nhất và giới hạn, đơn giản đó là những sản phẩm cao cấp mang lại sự hài lòng cho khách hàng mà thôi.”
Trên thực tế, chất lượng thực sự đã tiếm ngôi sự độc quyền để trở thành yếu tố dẫn đầu thị trường hàng xa xỉ. Số lượng khách hàng nhận định “độc quyền” là điều quan trọng nhất đối với các thương hiệu cao cấp đã giảm 15% trên toàn thế giới. Riêng tại thị trường Anh, con số dành cho chất lượng còn ấn tượng hơn khi cán mốc 89%, theo sau là 64% dành cho kỹ thuật chế tác.
Ông Javier Calvar, CEO của hãng nghiên cứu thị trường Albatross Global Solutions cho biết: “Điều làm nên định nghĩa thực sự cho hàng hóa xa xỉ là chất lượng, đó là điểm khác biệt duy nhất với ngay cả những thương hiệu lâu đời đã được kiểm chứng. Các khách hàng hoàn toàn có thể từ bỏ một nhãn hàng nổi tiếng nếu như sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ.”
Tầng lớp trung lưu mới là miếng mồi ngon
Bức tranh toàn cảnh về lượng tiêu thụ hàng hóa xa xỉ đã được bổ sung thêm nhiều khách hàng từ giới trung lưu. Ngày nay các thương hiệu dù là cao cấp nhất cũng buộc phải thay đổi hoặc sáng tạo ra các dòng sản phẩm phù hợp hơn với tầng lớp này.
Phải chăng, đã đến lúc sự xa xỉ đã không còn là chính nó khi gần như tất cả mọi người đều có thể sở hữu các sản phẩm từ các thương hiệu lừng danh và không mấy khó khăn như trước.
Từ thời trang, mỹ phẩm, đồng hồ cho đến xe hơi đều có những dòng sản phẩm bình dân để phù hợp với túi tiền của đa số khách hàng, song song với những sản phẩm cao cấp tinh xảo đặc trưng cho từng thương hiệu và hướng tới những khách VIP thực sự.
Bạn có thể thấy một thỏi son Chanel chỉ có giá 36$, Tom Ford 52$ hay đắt đỏ như Christian Louboutin là 90$. Mức giá này cho phép hầu hết những người trẻ tuổi có thể sở hữu chúng dễ dàng. Và chúng có cao cấp không? Có chứ, chúng của Chanel cơ mà.
Dòng son Rouge Allure với thiết kế cây nến của Chanel giá chỉ 36$/thỏi
Các hãng thời trang cao cấp ghi nhận doanh số tăng trưởng cao nhờ các sản phẩm bình dân hơn nhờ sức mua lớn và tâm lý sở hữu thương hiệu nổi tiếng mà không cần bỏ ra quá nhiều tiền của khách hàng. Tầng lớp trung lưu đóng góp một lượng doanh thu không nhỏ, do vậy các nhãn hiệu không dễ dàng bỏ qua phân khúc này, đặc biệt là khi kinh tế đang suy thoái và các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng khó khăn.
Thay đổi để tồn tại là triết lý không chừa một ai, ngay cả những ông lớn đầy kiêu hãnh.
Thư Anh
Theo Trí Thức Trẻ/Tổng hợp
Những Yếu Tố Định Nghĩa Sự Xa Xỉ Của Maserati
Tinh hoa chắt lọc hơn 100 năm
Năm 1914, sáu anh em nhà Maserati cùng thành lập nên thương hiệu cây đinh ba nổi tiếng. Trước cả những “đồng hương” Ferrari hay Lamborghini, Maserati đã bắt đầu tạo ra những cỗ xe đua thuần chủng, chinh phục khắp trường đua danh tiếng ở châu Âu. Trong những anh em nhà Maserati, Mario là một nghệ sĩ, đã tạo ra biểu tượng cây đinh ba quyền lực trên những chiếc xe Maserati đến tận ngày nay.
Tạo ra những chiếc xe thể thao hiệu suất cao với phong cách Italy vượt thời gian, không gian nội thất đậm tính cá nhân hóa và âm thanh đặc trưng đầy quyền lực là sứ mệnh của Maserati, được nhất quán từ những ngày đầu thành lập. Hãng xe không chạy theo mục tiêu doanh số, mà hướng đến chất lượng, đẳng cấp trên từng chiếc xe. Đây cũng là điểm khác biệt của Maserati so với những hãng xe khác.
“Tập trung của Maserati tại thị trường châu Á trong giai đoạn này là phát triển thương hiệu, mở những cánh cửa mới để đưa các giá trị cốt lõi của hãng đến khách hàng tiềm năng và tiếp tục kể câu chuyện này cho nhiều thế hệ”, ông Amaury La Fonta – Giám đốc điều hành của Maserati tại châu Á Thái Bình Dương chia sẻ tại một sự kiện.
Bản giao hưởng của cơ khí
Ngày nay, Ferrari sản xuất động cơ cho Maserati theo hợp đồng giữa hai thương hiệu, những động cơ này bao gồm động cơ V6 3.0L tăng áp kép, V8 3.8L tăng áp kép và V8 4.7L hút khí tự nhiên. Thậm chí Quattroporte và GranTurismo chia sẻ cả hệ khung sườn từ Ferrari 599 GTB. Những động cơ của Ferrari lắp trên xe Maserati được hiệu chỉnh đặc biệt, nhằm phù hợp hoàn hảo với việc di chuyển tiện dụng hàng ngày nhưng vẫn giữ được cá tính thể thao mạnh mẽ.
Âm thanh ống xả là một trong những đặc trưng của Maserati. Những tín đồ của hãng xe này thậm chí chỉ cần nghe là biết là mẫu xe Maserati nào. Chất thể thao vốn có của Maserati được kết hợp với nội thất thượng hạng và độc quyền khiến Maserati trở thành một trong những biểu tượng xuyên suốt chiều dài văn hóa Italy.
Phong cách quý tộc
Một khảo sát gần đây của Robb Report kết hợp với công ty nghiên cứu thị trường Ipsos về hành vi tiêu dùng của giới thượng lưu cho thấy, 67% giới trẻ giàu có vẫn ưu tiên lựa chọn những thương hiệu có bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời. Đây là điểm mạnh của Maserati mà những thương hiệu mới không thể sở hữu.
Phong cách xa xỉ của Maserati được thể hiện rõ ràng qua nội thất với những vật liệu như da thuộc, gỗ, nhôm hoặc carbon. Sự tinh tuý, niềm đam mê đặc trưng Italy đã được thể hiện ngay trong từng chi tiết từ lựa chọn chất liệu da cao cấp đến cả những đường chỉ viền sắc sảo.Từ những ngày đầu tiên, Maserati đã hợp tác với Ermenegildo Zegna – hãng thời trang cùng đẳng cấp hơn 100 năm, sở hữu chung DNA Italy để tạo ra loại ghế ngồi “ôm ấp” cơ thể người ngồi.
Maserati cũng là hãng xe đầu tiên và duy nhất thử nghiệm bọc ghế bằng vải lụa Mulberry cao cấp được chế tạo riêng bởi Zegna với các công nghệ chống bám bẩn, mài mòn và chống tia UV. Cuối cùng, Maserati có thể tạo ra những chiếc xe thể thao mang phong cách Haute Couture của riêng mình, nhờ tay nghề của những nghệ nhân kỳ cựu.
Cách “chiều chuộng” thượng khách Việt
Không chỉ chú trọng vào sản phẩm, Maserati tại Việt Nam mang đến cho thượng khách hàng loạt những dịch vụ chăm sóc chu đáo. Gói bảo hành toàn diện 3 năm không giới hạn cây số cho tất cả các dòng xe tại Trung tâm Dịch vụ hậu mãi chính hãng Maserati với các trang thiết bị chuyên dụng hàng đầu như Hệ thống chuẩn đoán, trang thiết bị chính hãng cùng đội ngũ nhân sự dày dạn kinh nghiệm được đào tạo bài bản. Đối với các khách hàng ở các tỉnh thành khác ngoài TP. Hồ Chí Minh, Maserati luôn sẵn sàng cử chuyên gia di chuyển đến tận địa điểm của khách để hỗ trợ ngay khi xe cần sửa chữa, kiểm tra.
Gói hỗ trợ Valet Parking giúp khách hàng của Maserati không phải băn khoăn khi đậu xe trong trung tâm TP Hồ Chí Minh. Khi nhận được yêu cầu, hãng xe Italy cử chuyên viên tới tận nơi nhận và trả xe, nhằm đảo bảo tối ưu lịch trình di chuyển của khách hàng.
Năm 2023 kỷ niệm 3 năm thương hiệu xe sang Italy có mặt tại Việt Nam. Từ nay đến 31/7, hãng triển khai chương trình ” Sở hữu tuyệt tác và nhận ưu đãi xứng tầm” dành riêng cho các khách hàng mua Maserati. Cụ thể, khách hàng mua xe Ghibli và Quattroporte sẽ được tặng 100% phí trước bạ. Với mẫu xe Levante và GranCabrio, khách hàng được tặng 50% phí trước bạ.
Showroom Maserati
03 Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé,
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Khu trưng bày Maserati
Vincom Metropolis – 29 Đường Liễu Giai,
Quận Ba Đình, Hà Nội
Liên hệ: 0981 55 22 55
Tuấn Vũ
Thay Đổi Định Nghĩa Về Học Giỏi
– “5 lý do đừng cố học quá giỏi ở Việt Nam” nhận được nhiều đồng tình từ phía các phụ huynh, học sinh, tuy nhiên để “tư duy nổi loạn” cần phải có một cách đánh giá khác từ phía các nhà lãnh đạo giáo dục.
Không xếp loại học sinh tiểu học là một trong số những thay đổi gây nhiều tranh cãi của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Lê Huyền
Thay đổi tư duy trong dạy con
Nguyễn Tú Nhi – một học sinh cấp 3 chia sẻ, hầu hết học sinh không ai có thể học đều hết 13 môn và để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, các em phải tìm đến phao thi, thậm chí một khái niệm mà các em gọi là “gánh team” – người học giỏi tự nhiên sẽ đọc đáp án cho những em học xã hội và ngược lại. “Giáo viên bây giờ thì ai cũng thông qua con điểm để đánh giá con người, còn Bộ Giáo dục thì như đang dần lấy mất tuổi thơ của học sinh” -Tú Nhi nói.
Nữ sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Nguyễn Nhung cũng có những chia sẻ tương tự khi 16 năm đi học là 16 tấm bằng giỏi, là niềm tự hào của cả họ hàng nhưng “bây giờ mình cứ vùng vẫy mãi mà thực sự chả biết mình cần làm cái quái gì để kiếm ra tiền nuôi được bản thân. Bây giờ chỉ thấy xấu hổ và nhục chứ chả lấy gì làm hay ho ba cái chuyện học giỏi. Giờ cất tấm bằng đại học đẹp thuộc trường tốp đi cho đỡ ê mặt, chỉ vậy thôi”.
Trả lời câu hỏi của một độc giả: “Giải pháp cho vấn đề này là gì?”, anh Lê Hoàng Long cho rằng giải pháp đã có ngay trong bài viết: thay đổi tư duy trong việc dạy con cái. “Hãy chấp nhận một cách vui vẻ khi con không đạt loại giỏi là bước đầu tiên, chấm dứt suy nghĩ những người học giỏi sẽ đương nhiên thành công sau này và mạnh dạn nói suy nghĩ này với con cái. Bạn làm được không?”
“Giải pháp ở ngay trong tiêu đề đó: sự nổi loạn của tư duy. Tất nhiên, sự nổi loạn ở đây được hiểu theo nghĩa tích cực. Hãy để cho học sinh được tự do tư duy, tự do sáng tạo, tự do xác định con đường đi của mình, thầy cô giáo và cha mẹ chỉ là người hướng đạo chứ không nên là người quyết định” – anh Phạm Hưng khẳng định. Tuy nhiên, anh cũng cho rằng các nhà quản lý giáo dục nói riêng và các nhà lãnh đạo đất nước nói chung hãy cho phép điều đó xảy ra. “Không có điều này từ phía các nhà quản lý và lãnh đạo, mọi lời nói đều vô nghĩa”.
Định nghĩa học giỏi cần thay đổi
Anh Phạm Quang Nghĩa khẳng định giải pháp là giáo viên cần dũng cảm, phụ huynh nhìn xa, học sinh phải chấp nhận khác biệt để đương đầu với khuôn khổ, sáo rỗng và tính e dè.
Tuy nhiên, thật khó có thể đề nghị giáo viên dũng cảm, khi mà “nếu không đạt thành tích tốt, hiệu trưởng có quyền trả về phòng, về sở. Chúng tôi rất muốn đánh giá thưc chất, có ai cứu cho chúng tôi khi mất việc, đau khi phụ huynh nói dạy dở” – cô giáo Minh Hiền chia sẻ cái khó của các giáo viên.
Tương tự, chị Đào Thị Hường chia sẻ, mặc dù không muốn bắt ép con em mình phải học nhưng xã hội Việt Nam lại luôn đòi hỏi bằng cấp. Nếu không học để có được cái bằng thì ngay cả xin đi học nghề cũng không đc. Một chuỗi bất cập nối tiếp. Không biết xử lý từ đâu, cũng không thể chỉ làm theo một phần. Nên vẫn phải theo cái vòng luẩn quẩn dù muốn hay không.
Không phủ nhận hoàn toàn những kiến thức mang tính học thuật trong nhà trường, anh Trần Văn Trai cho rằng đạo hàm, tích phân là một trong những cơ sở đã làm nên nền văn minh của nhân loại, tuy nhiên khi dạy những kiến thức này cần kết hợp với các ví dụ thực tiễn.
Nhìn ở một góc độ khác, anh Vũ Mạnh nêu ý kiến, không nên “tẩy chay” học giỏi. “Học giỏi không phải là tội, ước muốn học giỏi cũng vậy. Học giỏi, thật giỏi là cách để phần đông con em nông dân, người nghèo vươn lên trong xã hội. Vấn đề là có thật sự giỏi không?”
Có thể tạm dừng cuộc tranh luận bằng ý kiến của anh Hoàng Tùng: Vấn đề không phải ở phụ huynh mà là do chương trình giáo dục và cách đánh giá học sinh. Bộ Giáo dục cần phải thay đổi và học tập các nước phát triển về cách đánh giá học sinh. Một số thay đổi gần đây về đánh giá học sinh tiểu học không thông qua điểm số là những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, cần phải thay đổi cả cách đánh giá học sinh ở các bậc cao hơn nữa.
Định nghĩa như thế nào là học giỏi cần phải thay đổi. Đối với học sinh cần tìm hiểu thế mạnh của từng học sinh mà tư vấn cho phụ huynh phát triển theo hướng phù hợp. Học sinh có thể mạnh lĩnh vực nào cần khuyến khích để các em đi theo lĩnh vực đó. Không cần thiết phải giỏi tất cả các lĩnh vực, con người vẫn có thể trưởng thành và thành công nếu họ thực sự xuất sắc ở một lĩnh vực nào đó. Khi Bộ GD thay đổi, phụ huynh sẽ thay đổi theo, chiều ngược lại hơi khó”.
Ví Dụ Về Sự Thay Đổi Về Lượng Dẫn Đến Sự Thay Đổi Về Chất Và Ngược Lại
95767
1. Khái niệm lượng và chất a) Khái niệm lượngng và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận độ thuộc tính của nó.
Ví dụ về lượngĐối với mỗi phân tử nước (H 2 O), lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.
b) Khái niệm chấtChất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Ví dụ về chấtNguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế nào?Làm rõ mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất thực chất là trình bày, phân tích hay quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Theo quy luật này, phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổiBất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng dẫn đển sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra một đường nút vô tận. thể hiện cách thức vận động và phát triển cùa sự vật từ thấp đến cao. Ph.Ăngghen khái quát tính tất yếu này: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự khác nhau về chất”.
Từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chấtChất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Các hình thức của bước nhảy:
Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.
Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.
Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.
Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.
b) Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mớiKhi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng: Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu sự vận động.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
3. Ý nghĩa phương pháp luận– Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy chuyển hóa về chất do đó trong hoạt động thực tiễn về nhận thức chúng ta từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật tránh tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn.
– Phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại tránh tư tưởng tả khuynh và hữu khuynh.
4. Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Ví dụ về sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong học tập
Nếu bạn tăng thời gian chuẩn bị bài ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ mau hiểu và nhớ bài hơn.
Nếu bạn tăng thời gian tự học ở nhà, giảm thời gian chơi Game online thì sẽ thu nhận được nhiều kiến thức hơn, làm bài sẽ đạt được nhiều điểm cao hơn.
Trong một kỳ thi, nếu sau khi làm bài xong bạn nán lại thêm một chút để dò lại bài, tìm sửa những lỗi nhỏ thì bài làm đó của bạn sẽ mắc ít lỗi hơn và sẽ được điểm cao hơn.
Trong năm học bạn không ngừng tích lũy kiến thức, đó gọi là lượng. Trong khi đó bạn vẫn là học sinh lớp 10, tức là chất chưa đổi chỉ có lượng đổi. Lượng tích lũy đến khi thi cuối năm (điểm nút) bạn lên lớp 11 thì chất đã thay đổi.
Gọi là học sinh cấp 3 khi đó bạn đang học lớp 10, 11 hoặc 12 (lượng). Khi bạn vào đại học, chẳng ai gọi bạn là học sinh cấp 3 nữa (chất đã thay đổi).
Bạn gọi là học sinh khi bạn học từ lớp 1 đến 12 nhưng vào đại học bạn được gọi là sinh viên.
Thế Nào Là Sự Xa Xỉ Đích Thực? 8 Đặc Tính Không Thể Thiếu Trên Xa Xỉ Phẩm
Xa xỉ phẩm là gì?
Rất nhiều người, không cứ là minh tinh là ca sĩ là người mẫu, khi về già “sến” chảy nước, thường cay đắng lẩm bẩm. “Cuộc đời giống như một giấc mộng xa xỉ”.
Thuật ngữ “xa xỉ” dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đều dễ bị người ta hiểu rằng đấy là sự hoang phí hoặc lãng phí. Thậm chí, nhiều người từng lăn lộn thập thành ở showbiz, bỗng đa cảm bật khóc. Chẳng hiểu sao lúc trẻ khỏe, mình lại có thể loạng choạng sa ngã vì cám dỗ từ hộp son thỏi phấn, đại loại là mấy thứ xa xỉ mang vẻ vớ vẩn đến vậy.
Từ sâu xa, bản chất của sự sang trọng xa xỉ luôn không có lỗi. Có thể nói, lịch sử của sự xa xỉ được bắt đầu cùng với lịch sử văn minh nhân loại. Khi một bộ phận tinh hoa nào đấy (chính trị gia, kinh tế gia, nghệ thuật gia…) bằng trí tuệ và lao động đã may mắn sở hữu một khối tài sản hơn người, thì đương nhiên bọn họ tự cho phép được dùng những xa xỉ phẩm.
Bát nào chẳng để mà ăn, nhưng với họ, bát phải bằng vàng đũa phải bằng ngọc. Sách nào chẳng để mà đọc, nhưng thú vị làm sao khi nó được làm từ loại giấy hạng nhất rồi được bọc bằng loại da thú tuyệt hảo. Chất lượng sinh hoạt quyết định chất lượng nhân cách. Từ điển tiếng Việt giải thích “xa xỉ phẩm” là “hàng tiêu dùng đắt tiền không thật cần thiết cho đời sống bình thường”.
Có thật thế chăng, hay đấy chỉ là một cái nhìn thuần tuý dung tục vật chất, nó vắng hẳn một kích cỡ nhân văn cùng một nỗi khát khao bay bổng khác thường. Bởi trớ trêu thay, chính nhờ sự sang trọng xa xỉ mà văn minh nhân loại mới hoành tráng đạt đến mức tinh tế. Các công trình kiến trúc hay điêu khắc hao người tốn của từng một thời bị dân chúng nguyền rủa, thì giờ đây nhân loại vinh danh là những kiệt tác vĩ đại. Nên nhớ, hầu hết các công trình đó đều sinh ra từ những ý niệm ngông cuồng xa xỉ.
Tuy nhiên, trong thế giới của xa xỉ luôn tồn tại một nguyên tắc, quý vật chỉ đãi quý nhân. Chân ngắn mà đòi leo cao, mồm móm mà muốn nhai món quý, tất yếu dẫn tới những hậu quả tệ hại khôn lường. Sử Tàu chép, mùa thu năm 964, Tống Thái Tổ khởi đại binh tấn công tiểu quốc Hậu Thục. Có một điều làm kinh hãi quân Tống, đấy không phải tinh thần kháng cự của đối phương mà là sự xa xỉ kinh hoàng của Thục chúa. Khi biên tịch của cải ở hậu cung, quân Tống tìm thấy một vật cực lạ. Nó là một thùng nhỏ được đẽo ra từ nguyên khối ngọc lục bảo, hai bên quai xách là hai bàn đế bằng vàng ròng nạm chi chít kim cương. Là người hiểu nhiều biết rộng nhưng vua Tống cũng chịu không biết đấy là vật gì. Sau hơn một tuần họp nội các mới đoán định được đó là cái bồn cầu, thuật ngữ nội thất đương đại nôm na gọi là bệ toa lét. Hoàng đế nhà Tống tuy sang trọng quen thói nhưng cũng phải ứa nước mắt cảm thán. “Bồn cầu mà xa xỉ đến mức này thì đồ ăn thức uống còn xa hoa đến đâu. Hoang phí như vậy làm gì mà không mất nước”.
Đích thực của sự sang trọng xa xỉ thường có chân có giả. Chân xa xỉ là đem cái của mình hoang phí cho đời, còn giả xa xỉ là cưỡng chiếm những cái hay ho của đời để xa hoa phục vụ cho mình. Bạo chúa Neron là loại giả xa xỉ, tay này đốt cả kinh thành La Mã chỉ để tìm hứng làm thơ. Thi sĩ đích thực khác hẳn, họ sống tuyệt vời lãng phí để có những vần thơ trong trắng nhất. Với họ, thơ là một xa xỉ phẩm thiêng liêng của Thượng Đế.
Định nghĩa về xa xỉ thường mang tính cá nhân và vô định hình, tùy thuộc vào cách nhìn nhận, tiêu chuẩn và trải nghiệm sống của từng người. Dù vậy, vẫn có một số đặc tính chung đã được công nhận mà bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ xa xỉ nào đều phải sở hữu.
Tám đặc tính không thể thiếu trên xa xỉ phẩm Độ quý hiếmXa xỉ không mang tính đại chúng, không dành cho tất cả mọi người. Đó là những thứ độc quyền, quý hiếm và số lượng sản xuất hạn chế; ra đời để phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng biệt. Không chỉ lựa chọn địa điểm, thời gian và phương pháp sản xuất chuyên biệt, các thương hiệu hàng xa xỉ còn có quyền quyết định bán như thế nào và bán cho ai. Ví dụ, mẫu xe thể thao Lexus F Sport LFA có giá bán tới 375.000 USD nhưng hãng xe cao cấp Nhật Bản chỉ sản xuất 500 chiếc nên không phải “thượng đế” giàu có nào cũng mua được.
Chất lượng hoàn hảoMột khi đã nói đến xa xỉ thì không bao giờ phải đắn đo về chất lượng như thế nào, bởi hai từ “hoàn hảo” đã trở thành điều hiển nhiên; từ nguyên vật liệu đến tay nghề thủ công đều đạt tới chuẩn mực cao, vượt xa các loại hàng hóa phổ thông khác. Chất lượng không mang tính nhất thời hoặc biến đổi, mà phải nhất quán và ngày càng hoàn thiện hơn qua nhiều thế hệ. Chẳng hạn như, một nhà máy rượu vang sẵn sàng ngừng sản xuất một năm vì mùa nho không đáp ứng tiêu chuẩn định ra.
Mức giá cao ngất ngưởngMột sản phẩm đắt tiền không có nghĩa đó là hàng xa xỉ, nhưng ngược lại, gần như toàn bộ sản phẩm cao cấp đều đắt tiền. Mức độ đắt đỏ chưa phải là yếu tố duy nhất đại diện cho đẳng cấp, nhưng lại khiến người tiêu dùng tin rằng món đồ họ muốn mua rất hiếm và đạt chất lượng xuất sắc. Túi xách Hermès Birkin được ví như “chén thánh” với các tín đồ thời trang có giá bán lên tới vài trăm nghìn đô-la, nhưng vẫn khiến giới mộ điệu không ngừng săn lùng.
Trường tồn với thời gianXa xỉ phẩm không chỉ để lại ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lúc ra mắt, mà còn gia tăng sức hút lẫn giá trị theo thời gian. Chất lượng cũng như đẳng cấp của hàng hóa và dịch vụ cao cấp trường tồn qua nhiều thế hệ, không thể phai mờ. Chiếc váy tuyệt đẹp từng được huyền thoại sắc đẹp Marilyn Monroe mặc để hát trong tiệc sinh nhật lần thứ 45 của cố Tổng thống Mỹ John F Kennedy đã được một viện bảo tàng mua lại với giá tới 4,8 triệu USD.
Chân thật Đo ni đóng giàyXa xỉ tạo cảm giác độc đáo ngay cả khi đó không phải là món đồ độc nhất vô nhị. Bản năng của xa xỉ biết được điều gì mà khách hàng mong muốn trước cả khi họ tự nhận thức được. Nhờ đó, sản phẩm cao cấp luôn khiến các “thượng đế” cảm thấy bản thân thật đặc biệt, giúp họ tự tin khẳng định đẳng cấp chính mình. Thương hiệu giày Stefano nổi tiếng với kỹ năng chế tác thủ công điêu luyện và tài tình, mỗi đôi giày phải mất tối thiểu 3 tháng để hoàn thành, mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái tối đa và sự ngưỡng mộ tuyệt đối về tính nghệ thuật.
Sự hài lòngXa xỉ mang lại niềm vui, cho dù về lý tính hoặc phổ biến hơn là cảm xúc: sở hữu một món đồ thể hiện đẳng cấp, quyền lực và khiến người khác ghen tị. Đem đến sự hài lòng cho chủ nhân là trách nhiệm của bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ cao cấp nào. Liệu có điều gì khiến phái đẹp cảm thấy phấn khích hơn được sở hữu bộ trang sức Cartier trị giá vài triệu đô, nếu con số này không mua được niềm vui thì thế giới chắc hẳn sẽ rất buồn.
Trải nghiệmNguồn: chúng tôi
Hàng Xa Xỉ Có Thực Sự Cần Thiết?
Một cửa hàng điện thoại di động bắt đầu bán iPhone 4 ở trung tâm thành phố Hà Nội hôm 30 Tháng 9 năm 2010. Việt Nam là một th
Con số nhập khẩu khá lớn những mặt hàng đuợc xem là “không khuyến khích” đối với một đất nước có thu nhập bình quân đầu người rơi vào nhóm những nước có thu nhập thấp trên thế giới. Để tìm hiểu về hiện tượng sử dụng nhóm hàng xa xỉ này, Vũ Hoàng có bài viết về nguyên nhân cũng như xu hướng này của một bộ phận không nhỏ người dân.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng sung túc, giàu có hơn, họ chú ý đến mua sắm những vật dụng đắt tiền, đấy là xu hướng chính đáng.
Ở góc độ vĩ mô, nhiều nhà kinh tế cho rằng, Việt Nam nên tập trung nguồn ngoại tệ để đầu tư vào máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Quan điểm ấy dường như mới chỉ đúng khi nhìn vào bức tranh tổng thể cả nền kinh tế. Nhưng khi nhìn dưới góc độ vi mô của từng hộ gia đình, từng cá thể trong xã hội thì nhận định ấy vẫn chưa hoàn toàn đánh giá được đầy đủ nhu cầu chi tiêu vào nhóm hàng này của người dân. Theo lời Thạc sĩ Nguyễn Nga My, thuộc phòng Nghiên cứu Đô thị, Viện Xã hội học, thì thạc sĩ cho biết:
“Khi cuộc sống ngày càng phát triển, người ta càng ngày càng sung túc, giàu có hơn, họ chú ý đến mua sắm những vật dụng đắt tiền, đấy là xu hướng chính đáng. Không chỉ những người làm ra tiền mới mua đồ đắt tiền, mà thậm chí cả những người không làm ra tiền, họ cũng dành dụm để mua những hàng đắt tiền. Không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng có xu hướng sở hữu những vật dụng đắt tiền, ví dụ như Iphone hay các dòng điện thoại cao cấp.
Cuộc sống ở đâu cũng thế, phân hóa giầu nghèo luôn luôn hiển hiện, cho nên việc tiêu dùng những hàng hóa đắt tiền hay nhập khẩu những hàng hóa đắt tiền cũng không có gì đáng phải phê phán cả.”
Cũng giống như các loại hàng nhập khẩu khác, hàng xa xỉ cũng phải chịu thuế nhập khẩu khi vào đến Việt Nam, khoản thuế này hẳn sẽ là một nguồn thu nhập không hề nhỏ cho ngân sách nhà nước khi tính trên tổng khối lượng 10 tỷ đô la.
Các nền kinh tế thị trường luôn khuyến khích người tiêu dùng mua hàng hóa để kích thích nền kinh tế, dù là gián tiếp qua hàng nhập khẩu, thì việc mua sắm ấy cũng là phần đóng góp bằng thuế của người tiêu dùng Việt Nam cho Chính phủ.
Hơn nữa, khi Việt Nam mở cửa hội nhập, là thành viên của WTO, Việt Nam hạn chế những mặt hàng nhập khẩu đó, hoặc là thông qua quota hoặc là thông qua thuế quan, thì liệu việc làm này có công bằng và sẽ ảnh hưởng thế nào đến các nước đối tác khác khi họ cũng phản ứng ngược lại Việt Nam?
Vấn đề cốt lõi có thể sẽ nằm ở câu trả lời là liệu hàng xa xỉ khi nhập vào Việt Nam, Nhà nước có kiểm soát được hay không? Và từ cái gốc này mới có thể tìm ra căn nguyên liệu nguồn thuế thu được cho ngân sách có bị thất thoát hay không?
Tuy nhiên, quay lại câu hỏi cơ bản, thế nào là hàng xa xỉ?
Theo định nghĩa, hàng xa xỉ là những mặt hàng không thiết yếu (not essential) nhưng mang lại nhiều hưởng thụ hơn (more enjoyable) cho người sở hữu. Hàng xa xỉ thường là đắt tiền và chủ yếu chỉ dành cho những người có thu nhập cao và có khả năng tài chính mua sắm. Dưới góc độ kinh tế học, khi người ta càng có nhiều tiền, thì họ càng dành nhiều hơn số thu nhập của mình để mua hàng xa xỉ.
Định nghĩa là như vậy, nhưng để áp dụng khái niệm hàng xa xỉ ấy vào từng cá nhân thì thật khó, vì chuyện mua sắm hàng nhập khẩu xa xỉ ngoài yếu tố thu nhập, còn dựa trên những yếu tố khác như sở thích, chất lượng hay cả yếu tố văn hóa tiêu dùng quyết định.
Nhu cầu thể hiện mình
Nhiều người giờ đây cho rằng chuyện “ăn chắc mặc bền” không còn thích hợp, vì hàng hóa ngoại nhập chất lượng bảo đảm, mẫu mã đẹp, cảm giác yên tâm hơn khi sử dụng. Tuy giá cả có cao hơn nhưng “đáng đồng tiền bát gạo.”
Nếu trước đây người Việt Nam có xu hướng tích lũy nhiều hơn, thì giờ đây khuynh hướng hưởng thụ cuộc sống hiện đại được nhiều người chú trọng hơn. Giá trị cuộc sống không chỉ còn được đong đếm bằng bữa cơm có rau, có thịt mà giờ đây nó được đo lường bằng những những bữa ăn ở những nhà hàng sang trọng, những khu nghỉ dưỡng cao cấp hay những chiếc xe hơi tiện nghi. Có thể nói, khi đời sống khá giả hơn, người dân nghĩ nhiều hơn đến chuyện hưởng thụ những sản phẩm phục vụ tối ưu nhu cầu giải trí và thư giãn của mình.
Trong thời gian qua, báo chí liên tục đưa tin những vụ “cháy hàng” điện thoại Iphone 4 khi xuất hiện lần đầu tại Việt Nam, dù giá cả không hề rẻ so với mặt bằng thu nhập chung của xã hội, từ 15-18 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng một giai cấp mới đã xuất hiện tại Việt Nam. Giai cấp này có thể là những nhà kinh doanh, những kẻ giàu có hay thậm chí những cô chiêu cậu ấm thích khoe mẽ với bạn bè…dù họ là ai chăng nữa thì việc cần thiết những vật dụng hiện đại trong đời sống là điều khó chối cãi.
Một người gánh hàng rong đi ngang một showroom xe hơi ở Hà Nội hôm 28/12/2010. AFP photo
Một yếu tố khác, có lẽ bắt nguồn từ nhu cầu nội tại cơ bản của mỗi con người hay còn được gọi là “thể hiện mình” cũng phần nào giải thích vì sao hàng hóa đắt tiền được tiêu thụ mạnh tại Việt Nam. Nhu cầu thiết yếu của mỗi con người là được xã hội “công nhận.”
Con người luôn có xu hướng muốn được người khác đánh giá tích cực về mình. Vì thế việc sử dụng hàng hiệu đắt tiền nhằm thỏa mãn “cái tôi” để khẳng định “phong cách” cũng là điều dễ hiểu. Những người này sẵn sàng bỏ tiền ra để có được cảm giác thỏa mãn đó, việc tiêu xài những hàng hóa xa xỉ như thế không có gì là sai trái, chê trách.
Câu hỏi về nhập khẩu hàng xa xỉ có thực sự cần thiết, có lẽ cũng nên được nhìn nhận ở góc độ tiêu dùng những hàng hóa đó như thế nào cho đúng. Nếu giả sử khi mua một món hàng cao cấp mà không sử dụng hết chức năng của nó, thì không nên mua vì hoang phí. Nhưng nếu ngược lại, người ta sử dụng được hết mọi tính năng của món đồ, thậm chí là để giải trí hoặc giảm căng thẳng thì cũng đáng để chi tiêu.
Khái niệm hàng hóa xa xỉ cũng chỉ mang nghĩa tương đối. Có thể đối với người này chiếc máy tính xách tay hay chiếc điện thoại đời mới là cả một giấc mơ, nhưng với người khác, đó lại chỉ là những công cụ giúp đỡ công việc của họ được thuận tiện, trôi chảy hơn.
Một số người có thu nhập hoặc là mức sống chưa được cao lắm, họ cũng phải thể hiện mình, để cho những người khác nể phục hơn, kính trọng hơn.
“Theo trào lưu, gần như chạy theo mốt, xu hướng là a dua, mọi người ưa chuộng những đồ cao cấp. Nói chung là nhìn vào nhiều mặt, nếu là mặt bằng của công chức hay sinh viên ở một số trường thì họ lại theo đua đòi, bởi vì ảnh hưởng của đánh giá của nhiều người. Nhiều khi, có thể là một số người có thu nhập hoặc là mức sống chưa được cao lắm, họ cũng phải thể hiện mình, để cho những người khác, có thể là xung quanh, nơi công sở hay là bạn bè nể phục hơn, kính trọng hơn.”
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, bộc lộ cả những mặt xấu và mặt tốt, những cái cũ và cái mới luôn đan xen nhau. Nếu những mặt hàng xa xỉ không thực sự là cần thiết, tự thân nó chắc chắn sẽ bị đào thải. Mua gì bán gì hoàn toàn là do quy luật cung cầu quy định, nếu những mặt hàng xa xỉ không xứng đáng để bỏ tiền ra mua, không mang lại lợi ích, thì ắt hẳn sớm muộn những mặt hàng đó sẽ bị loại ra khỏi thị trường và xã hội.
Vũ Hoàng
Cập nhật thông tin chi tiết về Định Nghĩa Về Sự Xa Xỉ Đã Thay Đổi? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!