Bạn đang xem bài viết Định Luật Về Cây Tre được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ĐỊNH LUẬT VỀ CÂY TRE
Tre mất 4 năm chỉ tăng thêm 3cm.Nhưng từ năm thứ năm trở đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ 30 cm mỗi ngày và chỉ mất sáu tuần để phát triển lên 15 mét.
Trên thực tế, trong 4 năm đầu tiên, rễ tre kéo dài hàng trăm mét vuông trong đất.
Làm người làm việc cũng tương tự như vậy.
Đừng lo lắng những nỗ lực của bạn tại thời điểm này không được đền đáp, bởi vì những thứ bạn bỏ ra đang là nền tảng vững chắc cho bạn sau này, như rễ tre vậy.
Đời người phải có tích lũy, có bao nhiêu người đã không thể kiên trì như tre chờ đến ngày có thể vượt qua 3cm?
Giá trị là gì ?
Hai cây tre giống nhau, một cây dùng làm sáo, một cây dùng làm giá phơi đồ.Một hôm, cây dùng làm giá phơi đồ mới hỏi cây dùng làm sáo:
“Tại sao chúng ta sinh ra cùng một nơi, đều là tre trên núi. Nhưng tôi mỗi ngày đều phải dãi nắng dầm mưa, còn bạn lại rất đáng tiền?”
Sáo trả lời: “Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi bị chặt ra, còn tôi đã trải qua hàng ngàn nhát dao, được người ta chế tạo cẩn thận.”
Giá phơi quần áo im lặng.
Đời người cũng như vậy, nếu có thể chịu được cực khổ, cô đơn, cọ xát vào thực tế, dám đảm đương và đứng lên chịu trách nhiệm cho cuộc đời mình, cuộc sống mới có giá trị.
Khi nhìn thấy vinh quang của người khác, bạn không cần phải ghen tức, bởi vì người khác trả giá nhiều hơn bạn.
Thật ra trên thế giới này có rất nhiều người thông minh, nhưng lại có quá ít người có thể kiên trì đến cuối cùng, thế nên số người chiến thắng chỉ là số ít.
Người càng thông minh, họ càng hiểu rõ khuyết điểm của mình và luôn cố gắng đến cùng.
Trưởng thành không phải là trải qua thất bại một lần, mà phải tích lũy nhiều lần, cả về tri thức lẫn kinh nghiệm sống.
Share this:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Học “Định Luật Cây Tre” Để Hơn Người
Nhìn cách cây tre trưởng thành, chúng ta có thể sẽ cảm nhận rằng: “Ồ, cũng chẳng khó khăn gì.” Thế nhưng có đến 90% số người trong chúng ta làm không được.
Có một “định luật của cây tre” rất đơn giản mà vô cùng quan trọng, không biết bạn đã từng nghe qua?
Tre là loài cây được trồng và phát triển từ mầm măng, lúc mới đầu, quá trình sinh trưởng diễn ra không nhanh nhưng sau một thời gian, chúng có thể phát triển vượt trội đến mức mỗi ngày cao thêm 30 cm.
Chỉ trong vòng thời gian 6 tuần, độ cao đã bứt phá lên đến 15m.
Theo như kinh nghiệm thực tế của các bác nông dân thì trong khoảng thời gian này, nếu như đêm khuya thanh tĩnh, chúng ta đến vườn tre thì có thể nghe thấy âm thanh vươn mình trưởng thành của cây tre, cảm nhận được tốc độ trưởng thành của nó nhanh đến mức nào.
Tại sao tre lúc mới bắt đầu phát triển chậm chạp, sau đó mới bùng phát mạnh mẽ?
Đó là bởi cây tre đã đem toàn bộ sức lực dồn vào bộ rễ (nền móng) dưới lòng đất. Nhờ có bộ ăn rộng và sâu trong lòng đất nên khi đến một giai đoạn nhất định, tốc độ trưởng thành của nó nhanh hơn bất cứ loài cây nào.
“Định luật cây tre” nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thử hỏi, có bao người chưa vượt qua được giai đoạn cắm rễ (tạo dựng một nền móng vững chắc) đã mất hết cả nhiệt huyết, quyết tâm?
Hay tất cả đều vội vàng thể hiện thật nhanh, thành công chớp nhoáng, rồi mất sức trên chặng đường dài vì thiếu chuẩn bị, cuối cùng chỉ còn biết bỏ cuộc hoặc rút lui?
Người biết cúi đầu khiêm nhường ắt sẽ bay cao
Lão Tử từng nói: “Người thành công muộn nhưng gây tiếng vang lớn”, nghĩa là người càng tài giỏi thường thành công càng muộn.
Bởi vì tất cả mọi việc đều cần có sự chuẩn bị, đó là những lúc bạn hi sinh, nỗ lực, có trách nhiệm, chấp nhận luyện tập khổ cực, dù đó không được xem là gì trong mắt người khác nhưng đối với bạn, đó chính là sự trưởng thành.
Trưởng thành không phải là chuyện một sớm một chiều mà đó là sự tích lũy kinh nghiệm và vốn sống qua thời gian từ năm này qua năm khác.
Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, sau khi nước Ngụy tiêu diệt nước Thục, đã phái Dương Hỗ đến trấn giữ vùng Tương Dương, để đề phòng sự xâm lược của quân Đông Ngô.
Tuy tình thế lúc bây giờ rất căng go nhưng sau khi nhậm chức Dương Hỗ lại tiến hành một loạt các chính sách mềm dẻo như:
Ông đã cắt giảm quân canh giữ biên giới, để họ về làm nông, ban đầu chỉ có thể hỗ trợ lương thực cho quân đội chỉ trong vòng ba tháng nhưng đến cuối năm đã tích lũy lương thực dùng đủ trong mười năm.
Đối với kẻ thù, ông đã đồng ý để cho những binh lính của quân Ngô về nước.
Trong doanh trại, ông xem nhẹ việc ăn mặc, đi lại, bên cạnh cũng chỉ có đến 10 thị vệ.
Ngay cả khi quân Đông Ngô của Lục Kháng lấy danh nghĩa giả mạo, khích tướng vào bẫy nhưng ông vẫn luôn vững vàng như núi Thái Sơn, không bao giờ là người đi xâm chiếm trước.
Lúc đi săn, ông luôn dặn dò thuộc hạ không được xâm phạm đến biên giới nước Ngô, có lúc đi săn cùng thời điểm với Lục Kháng, nếu bắn nhầm vào con mồi của nước Ngô ông liền phái người đem trả lại.
Những hành động của Dương Hỗ không chỉ chiếm được tình cảm của người dân vùng Tương Dương mà còn khiến cho Lục Kháng phải e sợ và không dám xâm chiếm Tương Dương.
Những gì mà Dương Hỗ áp dụng chính là lấy trong “Đạo đức kinh”: “Thứ mềm nhất trong thiên hạ có thể xuyên qua thứ cứng nhất trong thiên hạ.”
Cũng giống như cây tre khi gặp phải cuồng phong bão táp, sẽ vận dụng sự mềm dẻo, nghiêng theo chiều của gió để tránh bị gió dập, sau khi trời quang mây tạnh, tre lại vươn mình đứng hiên ngang.
Những lúc ta yếu, địch mạnh, Dương Hỗ đã vận dụng biện pháp mềm mỏng, ôn hòa và kết hợp với lễ nghĩa để kéo dài thời gian, làm cho địch mê muội, nản lòng mới có thể lật ngược ván bài giành được thắng lợi.
Nếu như mỗi người chúng ta cũng giống như tre, biết tích lũy đợi thời cơ, lấy nhu khắc cương, chắc chắn sẽ phát huy được hết sức mạnh của bản thân trong mọi tình huống ở đời.
Link bài: Học ” Định luật…
https://soha.vn/dinh-luat-cay-tre-don-gian-nhung-thay-doi-cuoc-doi-cua-rat-nhieu-nguoi-dang-tiec-moi-chi-10-dam-dong-lam-duoc-20201007162905037.htm
Định Nghĩa Về Thơ Của Những Cây Bút Thơ
“Thơ thực sự là một điều gì đó rất thiêng liêng. Nó vừa là trung tâm, đồng thời là chu vi của tri thức, là bao gồm các khoa học, nguồn gốc và thành quả của các hệ thống tư tưởng. Đó là sự hồi sinh của mùa xuân…”
“Thơ ghi lại những khoảnh khắc đỉnh cao và hạnh phúc nhất của tâm hồn”.
“Thơ ca, trong ý thức chung có thể định nghĩa là biểu hiện của trí tưởng tượng, và thơ ca cũng là khả năng thiên bẩm khi con người sinh ra”.
“Thơ ca là một tấm gương có thể khiến cái đẹp cũng có thể bị biến dạng”.
Salvatore Quasimodo nhấn mạnh sự đồng cảm giữa người làm thơ và độc giả
Nhà thơ người Italia, Salvatore Quasimodo nổi tiếng nhờ những vần thơ trữ tình với ngôn ngữ tinh lọc và đẹp đẽ một cách chuẩn mực. Ông nói: “Thơ là sự mặc khải rằng người làm thơ tin rằng cảm xúc của họ chính là tiếng lòng của độc giả”.
Edgar Allan Poe được gọi là “nhà thơ điên” cũng là một cây bút kỳ tài trong thể loại văn chương trinh thám và hình sự. Ông là tác giả của những phát ngôn nổi tiếng như: “Nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca” ; “Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu thẫm mỹ. Trọng tài duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thức chỉ khiến nó trở thành một tài sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm tới bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân lý”.
Từng là thư ký cho nhà thơ Edna St. Vincent Millay, Mary Oliver đã vươn lên trở thành một cây bút thơ ăn khách, nhất là về đề tài thiên nhiên, giành được giải thưởng sách quốc gia và giải thưởng Pulitzer. Với công việc của mình, Mary Oliver vô cùng nghiêm túc và rõ ràng. “Thơ không phải là một nghề, đó là một cách sống. Nó là một chiếc giỏ không, bạn đặt cuộc sống của mình vào đó và khiến một cái gì đó ra đời từ đó”.
Dylan Thomas có một tuổi thanh xuân huy hoàng với vị trí đỉnh cao trong thơ ca Xứ Wales
Dylan Thomas là nhà thơ Xứ Wales nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20. Hầu hết các tác phẩm nổi tiếng nhất của Dylan Thomas đều được ông sáng tác ở độ tuổi 20. Tên ông đã được đặt cho một giải thưởng 30.000 bảng Anh cho các tác giả dưới 30 tuổi của Xứ Wales hàng năm. Cách định nghĩa về thơ của ông cũng hết sức độc đáo và sôi nổi : “Thơ là những gì làm bạn khóc, cười, đau khổ, câm lặng, làm cho các móng chân của bạn lấp lánh, làm bạn muốn làm mọi điều hoặc chỉ ngồi yên một chỗ, khiến bạn thấy rằng mình cô độc trong thế giới, rằng hạnh phúc, khổ đau của riêng mình đã được mãi mãi sẻ chia”.
Tìm Hiểu Về Định Luật Murphy
Bạn biết về định luật này chứ? Nghe có vẻ lạ thế những chúng ta đã từng trải qua nó rất nhiều lần rồi đấy! Có chằng là ta lại gọi nó bằng những cái tên khác mà thôi chẳng hạn: Họa vô đơn chí, xui tận mạng, quá đen đủi hay “số nhọ!”… Vui vậy thôi hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định luật bánh bơ hay định luật Murphy.
Định luật này có nội dung chính như sau: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!
Khi chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy thất bại trong một thí nghiệm tưởng chừng không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hy hữu, ông đã phải thốt lên: Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra! (Anything that can go wrong, will go wrong). Thế là định luật Murphy ra đời và sau vài tháng trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.
Định luật Murphy còn được gọi là “định luật bánh bơ”, bởi Edward A. Murphy đã dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh ra nó vào năm 1949. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.
Định luật bánh bơ: Nếu có thể, sai sót sẽ luôn xảy ra
Nhiều người đã bật cười khi lần đầu biết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưng đó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vui nhộn chứng minh định luật Murphy. Hãy ngẫm lại, có phải rất nhiều lần bạn thấy như mình cứ bị vận xui bất ngờ “chộp” lấy. Những tình huống này đều đã được kiểm chứng có tuân theo định luật Murphy. Chẳng hạn:
Hết 6 ngày trong tuần bạn đều mang theo ô mặc dù trời tạnh ráo. Buổi sáng cuối tuần tươi đẹp, trời đang xanh trong bỗng đổ mưa to, còn bạn thì ở ngoài đường, diện bộ đồ đẹp nhất và… quên mang dù!
Bạn xếp hàng tính tiền trong siêu thị, thấy hàng bên cạnh tính nhanh hơn liền bỏ sang hàng đó. Ngờ đâu bạn vừa sang, máy tính tiền của hàng này bỗng bị hỏng và bạn tiếp tục… chờ.
Nếu có một ống nghiệm rơi ra từ giá đỡ thì nó thường chứa mẫu vật quan trọng nhất.
Bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.
Máy chiếu thường hỏng vào ngày diễn ra buổi thuyết trình.
Một số ví dụ khác sẽ có ở cuối bài!
Nguyên tắc Murphy cảnh báo, nếu không muốn tình huống xấu xảy ra, hãy hạn chế sai sót hết mức có thể (chẳng hạn, luôn mang theo dù). Bởi chỉ cần có khả năng, việc xấu có rất nhiều cơ hội trở thành hiện thực.
Không ít nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy và khẳng định đó chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức: Ta thường nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn, thế thôi! Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.
Mặt khác, nhiều người còn nhầm tưởng Murphy là định luật mang nghĩa tiêu cực. Thực ra, luật Murphy là nguyên tắc cực kỳ giá trị và hữu ích:
Một mặt, giúp dự đoán tất cả tình huống xấu có khả năng xảy ra. Khoa học đã chứng minh, cảm giác mất kiểm soát là nhân tố quyết định tạo ra căng thẳng. Nhờ tiên liệu trước, ta chuẩn bị tâm lý đối mặt với tình huống xấu nhất có thể.
Mặt khác, giúp đề ra biện pháp để khắc phục, giảm bớt hoặc ứng phó với tình huống xấu đã tiên liệu. Như trong trường hợp Murphy, thí nghiệm của ông thất bại vì lắp ngược một cảm biến. Như vậy, khả năng lắp theo hai chiều của cảm biến (If there are two or more ways to do something…) đã khiến tình huống xấu hơn xảy ra. Bằng cách thiết kế lại để cảm biến chỉ cài được theo một chiều, Murphy không bao giờ mắc phải sai lầm cũ nữa.
Luật của Murphy: không chỉ là thành ngữ
Sau khi công bố, rất nhiều người vẫn xem Murphy là định luật “ngốc nghếch”, thường được dùng như thành ngữ “nói cho vui” chỉ thời điểm gặp xui xẻo.
Đến khi bước ngoặt xảy ra năm 1995, bài viết “Tumbling toast, Murphy’s Law and the fundamental constants” của Robert Mathews đăng trên tập san Eurpean Journal of Physics đã khẳng định: luật Murphy có thật. Bằng những khái niệm và định luật cơ học như moment ngẫu lực, lực hấp dẫn, gia tốc trọng trường, lực rơi tự do…; nghiên cứu của Robert cho thấy, luật Murphy là quy luật không thể tránh khỏi của vũ trụ.
Định luật Murphy cuối cùng đã được viết ra trong một phương trình:
Trong đó, P M là xác suất xảy ra tình huống xấu. K M là hằng số Murphy. F là tần số. U là tính cấp bách, C chỉ tính phức tạp của vấn đề, I là tầm quan trọng của kết quả. Các thông số C, U, I và F có thang điểm từ 1-10. Điền đầy đủ thông số vào phương trình và bạn sẽ có xác suất của tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho vấn đề cụ thể.
Kết quả này mang đến cho Robert Mathews giải Ig Nobel Vật Lý năm 1996.
Trên cơ sở công thức Murphy, năm 2003, giải Ig Nobel Cơ khí một lần nữa vinh danh Edward A. Murphy cùng 2 nhà khoa học quá cố khác – John Paul Stapp và George Nichols – những đồng sự giúp ông chứng minh Luật Murphy. Mãi 54 năm sau khi công bố, định luật Murphy mới được công nhận.
Hãy đón đầu những bất ngờ khó chịu
Từ ngày công bố, kể cả những thời điểm chưa tìm ra công thức Murphy, Luật Murphy vẫn rất phổ biến trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, một môi trường vốn khắc nghiệt và không khoan nhượng với sai lầm.
NASA cũng tin dùng luật Murphy như kim chỉ nam để tránh những thiếu sót “tưởng chừng không thể mắc phải”. Ai có thể tin được chỉ một mẩu dây điện sờn lại khiến tên lửa LockMart Titan 4 nổ tung năm 1998, và sự nhầm lẫn khó tin giữa đơn vị đo mét với đơn vị đo của Anh khi thiết kế đã làm tàu thăm dò Mars Climate Orbite của NASA đâm sầm xuống Hỏa năm 1999. Oái oăm thay, rất nhiều sai lầm tương tự xảy ra trước đó nhưng không được chú ý vì hậu quả không đáng kể. Nếu sớm áp dụng lý thuyết Murphy, hẳn NASA phải thiết kế sao cho tiết giảm tối đa trường hợp có thể sai sót, đặc biệt với tình huống có xác xuất Murphy cao.
Edward A. Murphy
Đến nay, luật Murphy không chỉ phổ biến trong các ngành công nghiệp kỹ thuật đòi hỏi độ an toàn cao mà còn biến thể thành nhiều nguyên tắc cho các lĩnh vực khác như: luật Murphy trong khoa học, luật Murphy trong tình yêu, luật Murphy trong kinh tế….
Tinh thần Murphy nhắc ta hãy cẩn trọng một cách vui vẻ. Mỗi người đều có thể mắc sai lầm nên hãy cẩn thận hết mức có thể. Quan tâm đến sai sót trong quá khứ để bớt đi nhiều lầm lẫn trong tương lai. Và nếu một điều xấu có khả năng xảy ra, nó hiển nhiên sẽ xảy đến, nên đừng chỉ chăm chăm tin tưởng vào lộ trình đầu tiên đã vạch sẵn. Suốt quá trình thực hiện công việc, cần liên tục đánh giá hiện tại, hoạch định cẩn thận cho tương lai và linh hoạt ứng biến với môi trường luôn thay đổi.
Như Murphy – sau khi công bố Định luật – từng nói: “Tôi không có ý bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các bạn đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng cẩn thận ta sẽ tránh được nhiều tình huống không vui. Thế thôi!”. Một số ví dụ vui khác về định luật Murphy
Thông minh x Sắc đẹp x Độc thân = Hằng số (Đó chính là số 0).
Nói với một người đàn ông rằng có 300 tỷ (bạn có thể nói số nào bạn thích) ngôi sao trên trời một cách thật thuyết phục và anh ta sẽ tin bạn, nhưng nói với anh ta rằng chiếc ghế trước mặt đang sơn ướt thì anh ta sẽ phải sờ vào ghế bằng được cho dù tay bẩn thì mới tin.
Những phát kiến vĩ đại thường được tạo ra bởi các lỗi lầm khủng khiếp
Một cái máy tính trong vòng 2 giây có thể tạo ra số lỗi bằng 20 người làm việc cật lực trong vòng 20 năm.
Bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ thời gian để làm một việc cho thật đúng, nhưng luôn có thời gian để làm cho xong việc đó.
Trong thời đại công nghệ phát triển, một trong những điều tiên quyết cần phải làm là chúng ta cần phải biết quên bớt đi những gì chúng ta đã được học.
Thật dễ dàng để làm một thứ đơn giản trở nên phức tạp, và cũng sẽ phức tạp để làm cho đơn giản trở lại.
Không quan trọng bạn bỏ ra bao nhiêu công sức và chất xám cho công trình nghiên cứu của bạn, luôn có người biết nhiều hơn bạn.
Ý tưởng lúc bắt đầu càng thiếu thông minh bao nhiêu, bạn càng mất nhiều tiền để thực hiện nó bấy nhiêu.
Nhân viên kỹ thuật là người duy nhất … không tin vào công nghệ.
Chương trình luôn chạy hoàn hảo trong mọi thời đại… đó chính là virus máy tính.
Nếu một phần mềm chạy, nó là thành phẩm, nếu không, nhà sản xuất sẽ nói … đó là bản thử nghiệm.
Sau khi được tăng lương, số tiền bạn có vào cuối tháng có thể sẽ… ít hơn số tiền bạn có cùng thời điểm lúc chưa được tăng lương.
Nếu đặt quá 2 câu hỏi trong một bức thư bạn thường nhận được câu trả lời cho câu hỏi ít quan trọng hơn.
Con người không bao giờ mắc cũng một lỗi 2 lần, họ mắc đến 3,4,5,6 lần cùng một lỗi ý chứ!
Chức danh càng dài, việc càng ít quan trọng.
Càng biết nhiều, càng ngủ ít!
Làm bất cứ việc gì cũng mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.
Thực hiện được 80% mục tiêu sẽ xất hiện 20% vấn đề khác.
Nếu tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người chắc chắn sẽ có ít nhất một người mất lòng.
Nếu bạn gian dối sớm muộn người khác cũng tìm ra.
Không quan trọng việc bạn học chăm đến thế nào, thể nào trong bài thi cũng có một câu mà bạn chẳng biết.
Nếu bạn đang bị tắc đường và cố chuyển sang làn đường mà bạn nghĩ có thể đi nhanh hơn, nhiều khả năng bạn sẽ đang ở làn đường chậm nhất.
Đèn đỏ luôn lâu hơn đèn xanh!
…
Cập nhật thông tin chi tiết về Định Luật Về Cây Tre trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!