Xu Hướng 3/2023 # Định Luật Tuần Hoàn Men # Top 6 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Định Luật Tuần Hoàn Men # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Định Luật Tuần Hoàn Men được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để trả lời câu hỏi trên, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Định luật tuần hoàn Men-đê-lê-ép (Mendeleev) được phát biểu ra sao? Sự biến đổi trong 1 chu kỳ, trong một nhóm A của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn theo quy luật nào? Độ âm điện của Flo, Oxi, Na,… là bao nhiêu và Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng gì?

I. Tính kim loại, tính phi kim

– Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương.

– Kim loại càng mạnh khi khả năng mất electron càng lớn.

– Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm.

– Phi kim càng mạnh khi khả năng nhận electron càng lớn.

1. Sự biến đổi tính chất trong 1 chu kỳ

- Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tính hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.

– Trong 1 chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, điện tích hạt nhân tăng dần, số lớp electron không đổi, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng tăng, làm cho bán kính nguyên tử giảm, khả năng mất electron giảm, khả năng nhận electron tăng.

2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A

- Trong một nhóm A theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.

– Trong một nhóm A, theo chiều từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân tăng, số lớp electron cũng tăng dần, làm cho bán kính nguyên tử tăng, lực hút giữa hạt nhân và electron lớp ngoài cùng giảm, khả năng mất electron tăng (tính kim loại tăng), khả năng nhận electron giảm (tính phi kim giảm).

3. Độ âm điện là gì?

a) Khái niệm độ âm điện

– Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

b) Bảng độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố

- Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân giá trị độ âm điện tăng dần

- Trong một nhóm A theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện giảm dần.

– Quy luật biến đổi độ âm điện phù hợp với sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong 1 chu kỳ và trong một nhóm A.

– Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

– Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, tính kim loại càng giảm và ngược lại.

* Ví dụ: Từ bảng độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố ở trên ta thấy:

– Độ âm điện của Na là: 0,93

– Độ âm điện của Flo là: 3,98

– Độ âm điện của Oxi là: 3,44

3. Hóa trị của các nguyên tố

- Trong chu kì 3 đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng từ 1 đến 7 còn hóa trị trong hợp chất khí đối với hiđro giảm từ 4 đến 1

- Trong chu kì hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần và hiđro giảm dần

* Bảng minh họa sự biến đổi tuần hóa trị của các nguyên tố

STT nhóm A IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hợp chất với Oxi Na2O, K2O MgO, CaO Al2O3, Ga2O3 SiO2, GeO2 P2O5, As2O5 SO3, SeO3 Cl2O7, Br2O7 Hóa trị cao nhất với Oxi 1 2 3 4 5 6 7 Hợp chất khí với Hidro       SiH4, GeH4 PH3, AsH 3H2S, H2Se HCl, HBr Hóa trị với hidro       4 3 2 1

III. Oxit và Hidroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kỳ

– Trong một chu kỳ, đi từ trái sang phải theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit giảm dần đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Na2O

Oxit bazơ

MgO

Oxit bazơ

Al2O3

Oxit lưỡng tính

SiO2

Oxit axit

P2O5

Oxit axit

SO3

Oxit axit

Cl2O7

Oxit axit

NaOH

Bazơ mạnh (kiềm)

Mg(OH)2

Bazơ yếu

Al(OH)3

Bazơ lưỡng tính

H2SiO3

Axit yếu

H3PO4

Axit trung bình

H2SO4

Axit mạnh

HClO4

Axit rất mạnh

IV. Định luật tuần hoàn Men-đê-lê-ép (Mendeleev)

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

V. Bài tập về định luận tuần hoàn và sự biến đổi tính chất của các nguyên tố

* Bài 1 trang 47 SGK Hóa 10: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố.

A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

C. Giảm theo chiều tăng của tính phi kim.

D. B và C đều đúng.

Chọn đáp án đúng nhất.

° Lời giải bài 1 trang 47 SGK Hóa 10:

• Chọn đáp án: D. B và C đều đúng.

* Bài 2 trang 47 SGK Hóa 10: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử của các nguyên tố:

A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

C. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.

D. B và C đều đúng.

Chọn đáp án đúng nhất.

° Lời giải bài 2 trang 47 SGK Hóa 10:

• Chọn đáp án: A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

* Bài 3 trang 47 SGK Hóa 10: Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?

a) Hóa trị cao nhất với oxi.

b) Nguyên tử khối.

c) Số electron lớp ngoài cùng.

d) Số lớp electron.

e) Số electron trong nguyên tử.

° Lời giải bài 3 trang 47 SGK Hóa 10:

• Những tính chất sau đây biến đổi tuần hoàn.

a) Hóa trị cao nhất với oxi.

c) Số electron lớp ngoài cùng.

* Bài 4 trang 47 SGK Hóa 10: Các nguyên tố halogen được sắp xếp theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần (từ trái sang phải) như sau

A. I, Br, Cl, F.     B. F, Cl, Br, I.

C. I, Br, F, Cl.     D. Br, I, Cl, F.

Chọn đáp án đúng

° Lời giải bài 4 trang 47 SGK Hóa 10:

• Chọn đán án đúng: A. I, Br, Cl, F;

* Bài 5 trang 48 SGK Hóa 10: Các nguyên tố của chu kì 2 được sắp xếp theo chiều giá trị độ âm điện giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải như sau:

A. F, O, N, C, B, Be, Li.

B. Li, B, Be, N, C, F, O.

C. Be, Li, C, B, O, N, F.

D. N, O, F, Li, Be, B, C.

Chọn đáp án đúng.

° Lời giải bài 5 trang 48 SGK Hóa 10:

• Chọn đán án đúng: A. F, O, N, C, B, Be, Li.

* Bài 6 trang 48 SGK Hóa 10: Oxit cao nhất của 1 nguyên tố R ứng với công thức RO2. Nguyên tố R đó là

A. Magie     B. Nitơ     C. Cacbon     D. Photpho.

Chọn đáp án đúng.

° Lời giải bài 6 trang 48 SGK Hóa 10:

• Chọn đán án đúng: C. Cacbon

– Vì Nitơ và photpho có oxit cao nhất dạng R2O5 trong khi Magie là RO.

* Bài 7 trang 48 SGK Hóa 10: Theo quy luật biến đổi tính chất đơn chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:

A. Phi kim mạnh nhất là iot.

B. Kim loại mạnh nhất là liti.

C. Phi kim mạnh nhất là flo.

D. Kim loại yêu nhất là xesi.

Chọn đáp án đúng

° Lời giải bài 7 trang 48 SGK Hóa 10:

• Chọn đán án đúng: C. Phi kim mạnh nhất là flo.

* Bài 8 trang 48 SGK Hóa 10: Viết cấu hình electron của nguyên tử magie (Z = 12). Để đạt được cấu hình electron nguyên tử của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử magie nhân hay nhường bao nhiêu electron? Magie thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

° Lời giải bài 8 trang 48 SGK Hóa 10:

– Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là: 1s22s22p63s2.

– Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ne) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử Mg nhường 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng.

– Mg có tính kim loại: Mg – 2e → Mg2+

* Bài 9 trang 48 SGK Hóa 10: Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?

° Lời giải bài 9 trang 48 SGK Hóa 10:

– Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) là: 1s22s22p63s23p4.

– Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng.

– S có tính phi kim: S + 2e → S2-

* Bài 10 trang 48 SGK Hóa 10: Độ âm điện của một nguyên tử là gì? Gía trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A biến đổi như thế nào theo chiều điện tích hạt nhân tăng?

° Lời giải bài 10 trang 48 SGK Hóa 10:

– Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử (những electron bị hút là những electron nằm trong liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử).

– Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

* Ví dụ: Độ âm điện giảm theo chiều tăng điện tích hạt nhân

Nhóm IA 3Li 11Na 19K 37Pb 35Co Độ âm điện 1 0,9 0,8 0,8 0,7

* Bài 11 trang 48 SGK Hóa 10: Nguyên tử của nguyên tố nào có giá trị độ âm điện lớn nhất? Tại sao?

° Lời giải bài 11 trang 48 SGK Hóa 10:

• Nguyên tử của nguyên tố Flo có giá trị độ âm điện lớn nhất vì:

– Flo là phi kim mạnh nhất.

– Trong cùng một chu kỳ, các nguyên tử của các nguyên tố nhóm VIIA có độ âm điện lớn nhất (độ âm điện tăng từ trái qua phải).

– Trong cùng một nhóm A, độ âm điện của nguyên tử nguyên tố đứng đầu là lớn nhất (độ âm điện giảm từ trên xuống dưới).

* Bài 12 trang 48 SGK Hóa 10: Cho hai dãy chất sau:

 Li2O; BeO; B2O3; CO2; N2O5.

 CH4; NH3; H2O; HF.

Xác định hóa trị của các nguyên tố với oxi và với hiđro.

° Lời giải bài 12 trang 48 SGK Hóa 10:

• Trong dãy chất:

 Li2O; BeO; B2O3; CO2; N2O5.

– Hóa trị cao nhất với oxi tăng dần từ I đến V.

• Trong dãy chất:

 CH4; NH3; H2O; HF.

– Hóa trị với hidro giảm dần từ IV xuống I.

Bài 19. Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo)

KIỂM TRA BÀI CŨQuan sát hình và cho biết vị trí của tim trong cơ thể?-Dựa vào mô hình trình bày cấu tạo bên ngoài của tim ? -Vai trò của tim trong hệ tuần hoàn?1.Vị trí : Tim người nằm ở lồng ngực có màng bao tim, dài khoảng 12 cm, gần giống hình nón. -Mỏm tim chếch xuống dưới và sang trái2.Vai trò: Tim là cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

Tiết 4 Lớp 11B1Ngày 06.11.2007Giáo viên :Lê Thị Nhung

Chương trình sinh học lớp 11- Ban cơ bảnIII.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM Mô tả thí nghiệm: Tim ếch và cơ bắp chân ếch(cơ vân) được cắt rời khỏi cơ thể và cho vào cốc thủy tinh chứa sẳn dung dịch sinh lí. Hãy quan sát hoạt động của tim ếch và cơ bắp chân ếch , các nhóm hãy cho biết:+Trong dung dịch sinh lí, tim ếch và cơ bắp chân ếch có co và dãn như ban đầu không?-Năm 1902 Kuliapko nuôi 10 quả tim trẻ con chết trên 20 giờ, đã làm sống lại 7 quả -Năm 1912 Carel ở Pháp cắt rời tim của phôi gà, nuôi sống được gần 30 nămIII.HOẠT ĐỘNG CỦA TIMHình 1Hình 2Hình 3III.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM1.Tính tự động của timIII.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM1.Tính tự động của tim Hãy chú thích các số 1, 2, 3, 4 trên hình 2 và đọc SGK mục III.1 +Tính tự động của tim là gì?+Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim?+Hệ dẫn truyền gồm những bộ phận nào?+Xếp thứ tự các băng giấy cấu tạo, chức năng của hệ dẫn truyền theo chiều từ tâm nhĩ đến tâm thất và từ cấu tạo đến chức năng

Hình 42.Chu kì tim-Quan sát hình 4 và hình 19.2 SGK cho biết chu kì tim là gì và mỗi chu kì gồm mấy pha? Thời gian ở mỗi pha?

III.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM1.Tính tự động của tim-Tính tự động của tim là gì?-Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim?-Hệ dẫn truyền gồm những bộ phận nào?III.HOẠT ĐỘNG CỦA TIM1.Tính tự động của tim a.Khái niệm: Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của timb.Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: do hệ dẫn truyền timHệ dẫn truyền tim gồm:+Nút xoang nhĩ+Nút nhĩ thất+Bó His+Mạng puôc-kin

-Giúp tim đập tự động, cung cấp đầy đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi chúng ta ngũ

Hình 42.Chu kì tim-Quan sát hình 4 và hình 19.2 SGK cho biết chu kì tim là gì và mỗi chu kì gồm mấy pha? Thời gian ở mỗi pha?

2.Chu kì hoạt động của tim: chúng tôi kì tim : là một lần co và dãn của tim-Mỗi chu kì tim (0,8 s) gồm 3 pha:+Tâm nhĩ co 0,1 s+Tâm thất co:0,3 s+Dãn chung :0,4s Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì thời gian nghỉ trong mỗi chu kì tim đủ để phục hồi khả năng hoạt động của cơ tim. Do đó, tim không mệt mỏi b.Nhịp tim: là số chu kì tim trong một phút-Ở người trưởng thành nhịp tim 75 lần / phút-Trẻ em ( 5- 10 tuổi) :90-110 lần/phút Vì sao trẻ em tim đập nhanh hơn người lớn?+Lực co bóp tim trẻ em yếu+ Hoạt động trao đổi chất ở trẻ em mạnh Nghiên cứu bảng: nhịp tim của thú

-Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể động vật.-Có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật là vì động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn ( S là diện tích bề mặt cơ thể; V là khối lượng cơ thể). Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hóa.IV.HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH Cấu trúc của hệ mạch? Cấu trúc này phù hợp với chức năng của nó như thế nào?Hình 5IV. HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH1.Cấu trúc của hệ mạch Hệ mạch gồm:các động mạch, các tĩnh mạch được nối bởi các mao mạch-Máu chảy trong động mạch , tĩnh mạch được là nhờ những yếu tố nào?

Hình 6-Máu chảy trong động mạch , tĩnh mạch được là nhờ những yếu tố nào? *Cơ chế hoạt động của hệ mạch:-Máu chảy trong động mạch nhờ sự co bóp của tim và tính đàn hồi của thành mạch. -Máu chảy trong tĩnh mạch nhờ sự co bóp của cơ quanh thành mạch, các tĩnh mạch chủ dưới tim có các van tổ chim

Hình 7Hình 8Hình 9NHÓM 1Đọc nội dung SGK mục IV.2, trả lời các câu hỏi sau:+Huyết áp là gì ? Nguyên nhân gây ra huyết áp?+Tại sao tim đập nhanh, mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm yếu làm huyết giảm?+Huyết áp tối đa ? Huyết áp tối thiểu?NHÓM II-Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng?-Từ đó, nêu những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?-Cần phải làm gì để huyết áp ổn định?

NHÓM 3+Nghiên cứu hình và bảng 19.2 SGK hãy mô tả sự biến động huyết áp trong hệ mạch và tại sao có sự biến động đó ?

Hình 10NHÓM 4:Đọc SGK mục IV.3 và bảng cho biết :Vận tốc máu là gì? Máu chảy nhanh nhất ở đâu, chậm nhất ở đâu? Ý nghĩa?Vận tốc máu trong mạch phụ thuộc vào những yếu tố nào?IV.HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH1.Cấu trúc hệ mạch2. Huyết áp Là áp lực của máu chảy lên thành mạch-Nguyên nhân gây ra huyết áp do : tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu vào hệ mạch+Huyết áp tối đa( huyết áp tâm thu):ứng với lúc tâm thất co+Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) :ứng với lúc tâm thất dãn

 Ở người, huyết áp tối đa khoảng bao nhiêu? Huyết áp tối thiểu khoảng bao nhiêu?Ở người: * Huyết áp tối đa khoảng 110 – 120 mmHg * Huyết áp tối thiểu khoảng 70- 80 mmHg-Người Việt Nam trưởng thành : Huyết áp tối đa khoảng 110 mmHg Huyết áp tối thiểu khoảng 70 mmHg

 Huyết áp động mạch của người đo ở cánh tay; huyết áp ở trâu, bò đo ở đuôiNHÓM II-Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng?-Từ đó, nêu những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?-Cần phải làm gì để huyết áp ổn định?

1.Nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng là vì

2. Những nguyên nhân làm thay đổi huyết áp:

3. Cần phải làm gì để huyết áp ổn định ?-Lao động, tập thể dục, làm việc ,chơi thể thao thường xuyên vừa sức-Thường xuyên xoa bóp để máu lưu thông trong hệ mạch.Về mùa đông không nên tắm nước lạnh đột ngột dễ gây tai biến tim mạch-Tránh thức khuya, không hút thuốc, uống cà phê, uống rượu-Cần ăn uống đủ chất, không ăn quá no, đặc biệt hạn chế thức ăn giàu Colestron( thịt và mỡ động vật…)

 Em hiểu chứng xơ vữa động mạch ở người như thế nào?NHÓM 3 Quan sát hình 10 và bảng 19.2 SGK có nhận xét gì về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch?

IV.HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH1.Cấu trúc hệ mạch2. Huyết áp 3.Vận tốc máu:-Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 s-Máu chảy nhanh nhất ở động mạch, chậm nhất ở mao mạch-Vận tốc máu phụ thuộc vào:+Tiết diện mạch+Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch

CỦNG CỐCâu 1: Các yếu tố chi phối dòng chảy của máu trong hệ mạch lA.Sức co bóp của timB.Diện tích cắt ngang của mạchC.Ma sát trong mạchD.A,B,CĐáp án DCâu 2: Khi cần đưa trực tiếp thuốc vào máu thì người ta chỉ tiêm hoặc truyền vào:A.Động mạch nhỏB.Mao mạch bắp cơC.Tĩnh mạch bất kìD.Bắp cơ hoặc tĩnh mạch nhỏ

Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo)

Sau khi học xong bài này các em cần:

Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.

Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.

Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.

B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.

C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.

A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.

B. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.

C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin à Bó his → Các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm thất, tâm thất co.

A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.

D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 5 trang 36 SBT Sinh học 11

Bài tập 6 trang 36 SBT Sinh học 11

Bài tập 12 trang 40 SBT Sinh học 11

Bài tập 13 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 14 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 15 trang 41 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 79 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 79 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 79 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 79 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 79 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 6 trang 88 SGK Sinh học 11 NC

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Kinh Tế Tuần Hoàn: Nền Tảng Của Phát Triển Bền Vững

Diễn đàn VNF

Gần đây, khái niệm và thực hành mô hình kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu được quan tâm. Mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp là quá trình sản xuất theo chu trình khép kín, hầu hết các chất thải, phế phụ phẩm được quay lại làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất khác thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với những ứng dụng rất linh hoạt trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh.

Trong bài này, tôi xin trình bày một số quan điểm về kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, vai trò của nông nghiệp tuần hoàn đối với hệ sinh thái, bài học từ kinh nghiệm thực tiễn đã được rút ra từ Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình.

Khái niệm kinh tế tuần hoàn và kinh tế một chiều (hay còn gọi là kinh tế tuyến tính)

Kinh tế tuần hoàn tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giảm tối đa sự lãng phí, thất thoát và nhất là giảm tối đa chất thải ra môi trường. Đây chính là điểm khác biệt lớn với nền kinh tế truyền thống chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên nhằm tối đa hóa sản lượng, giá trị gia tăng, tạo ra một lượng phế thải khổng lồ gây ô nhiễm môi trường. Mô hình kinh tế tuần hoàn đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) thì hàng năm khoảng 1/3 lượng nông sản của thế giới mất đi hoặc trở thành rác thải, làm lãng phí và tiêu tốn trung bình 260 nghìn USD/người/năm. Đối với Việt Nam, trong Chiến lược phát triển 2011- 2020 ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả rất đáng tự hào, tăng trưởng bình quân 3%/năm. bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, kim ngạch xuất khẩu năm nay đat 42 tỷ USD; tuy vậy, nếu xét về chuỗi cung ứng nông nghiệp xanh thì còn những vấn đề chủ yêu cần giải quyết: 1) Sản xuất nông nghiệp quá chú trọng vào số lượng, tìm cách tăng sản lượng, tăng năng suất nhưng chưa quan tâm đúng mức đến các tiêu chí thân thiện với môi trường, phát triển bền vững, it phát thải khí nhà kính làm tăng nhiệt độ trái đất. Chưa quan tâm đến lượng dư thừa đầu vào của quá trình sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gây ô nhiễm môi trường;

2) Quá tập trung vào các khâu trước thu hoạch mà chưa tính toán đầy đủ và chưa có giải pháp hiệu quả cho sự thất thoát, lãng phí ở các khâu thu hoạch, sau thu hoạch, lưu thông và tiêu dùng. Theo tính toán của FAO, Việt Nam thất thoát, lãng phí trong chế biến và tiêu dùng nông sản cao gấp 7 lần so với Hà Lan. Thịt, cá, rau quả là mặt hàng bị mất đi trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ lớn nhất, trên thế giới trung bình 45% nhưng đối với Việt Nam lên đến 60%; 3) Nhận thức của nông dân chưa đấy đủ, đúng đắn và tính nhân văn đối với việc phát triển nền nông nghiệp tuần hoàn theo chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng và trong quản lý, tổ chức sản xuất, sử dụng sản phẩm theo hướng hiệu quả cao, phát triển bền vững, thân thiện môi trường.

Với tư duy theo hướng kinh tế tuần hoàn, không cái gì bị bỏ đi, các bên đều chiến thắng trong chuỗi giá trị của quá trình sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ cao trong tái chế để tái sử dụng rác thải và phụ phẩm trong nuôi trồng, chế biến nông, lâm thủy sản tạo ra giá trị gia tăng cao. Đặc biệt có thể nghiên cứu áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý để xử lý chất thải và xác vật nuôi bị nhiễm bệnh thành các sản phẩm phân bón, sản phẩm hữu dụng, an toàn thì vừa tránh được những bấp cập trong tiêu hủy, chôn lấp vừa tiết kiệm chi phí và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế chính xác, thông minh, sử dụng tái chế, quay vòng sản xuất, chế biến và sử dụng cái nguổn tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm thiểu và đi đến triệt tiêu các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn

Thiết kế tái sử dụng:

Rác thải sẽ không tồn tại nếu các thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm được thiết kế sao cho có thể đưa chúng vào tái sử dụng trong một chu trình mới, nói một cách khác có thể phân tách và tái sử dụng các thành phần này.

Khả năng linh động nhờ sự đa dạng:

Các hệ thống có sự kết nối nội bộ đa dạng thường có sức chống chịu cao và linh động trước những tác động bất ngờ từ ngoại cảnh. Trong nền kinh tế tuần hoàn, cần phải có sự đa dạng với nhiều loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và hệ thống sản suất. Đồng thời, các mạng lưới kinh doanh phải có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau với nhiều nhà cung cấp và khách hàng khác nhau. Các hệ sinh thái tự nhiên là những ví dụ minh họa sống động nhất cho các hệ thống sản xuất linh động như vậy.

Sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận:

Để giảm tải những tổn thất về sản phẩm (bằng cách tái chế nâng cấp) cần phải sử dụng thêm năng lượng. Có hai nguồn năng lượng chính luôn sẵn có, đó là năng lượng tái chế và sức lao động. Chỉ có thể đáp ứng được các điều kiện của nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng nguồn năng lượng tái chế.

Tư duy hệ thống:

Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính, đặc biệt là vòng lặp phản hồi (là mỗi cấu trúc hệ thống trong đó đầu ra ở mỗi mắt xích trong cấu trúc này sẽ có tác động lên đầu vào tại chính mắt xích đó). Trong các hệ thống đó, sự kết hợp giữa các yếu tố môi trường không chắc chắn với sự phản hồi trước các nhân tố tác động thường mang lại những kết quả khó dự đoán trước. Tuy nhiên, để tìm hiểu cách tối ưu hóa các hệ thống này cần phải cân nhắc đến những mối quan hệ giữa chúng và đường đi của các nguyên liệu trong chu trình sản xuất.

Để làm được điều này cần phải có sự định hướng lâu dài tại nhiều cấp độ và quy mô khác nhau của nền kinh tế tuần hoàn. Các hệ thống tác động lẫn nhau, từ đó xuất hiện những mối quan hệ phụ thuộc và tạo nên những vòng lặp luân hồi giúp gia tăng tính linh động của nền kinh tế tuần hoàn.

Nền tảng sinh học:

Càng ngày càng có nhiều hàng hóa tiêu dùng được tạo nên từ các nguyên liệu sinh học và quá trình sử dụng diễn ra dựa trên quy tắc “phân tầng”; các thành phần sinh học được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước khi quay trở về cái chu trình sinh quyển.

Trong thời gian qua Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình đã vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn để tổ chức thực hiện khá thành công trong các khu liên hợp, tự thu gom phế liệu, phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc. Tổ chức chăn nuôi tập trung và chăn nuôi liên kết, sản xuất đệm sinh học làm nền chuồng trại để xử lý chế thải trong chăn nuôi; xử lý triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Với quy mô chăn nuôi tập trung 5.000 đàn trâu, bò trong mỗi khu trại, hàng năm mỗi khu trang trại, khu liên hợp sản xuất đã sử dụng khoảng 30 nghìn tấn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi để sản xuất khoảng 25 nghìn tấn phân bón hữu cơ vi sinh.

Kiến nghị các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm hình thành nên ngành công nghiệp môi trường, có thể đáp ứng được các nội dung của kinh tế tuần hoàn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Chính phủ giao là đầu mối để quản lý, thống nhất về chất thải rắn trong cả nước tại Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 3/2/2019 của Chính phủ.

Gần đây đã xuất hiện một số mô hình mới hướng đến gần hơn với kinh tế tuần hoàn như mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng, giúp tiết kiệm 6,5 triệu USD/năm; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; liên minh tái chế bao bì Việt Nam (PRO). Các điển hình này khi được tổng kết, đánh giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản sẽ góp phần bổ sung, hoàn thiện về kinh tế tuần hoàn cho Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay là các doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực công nghệ tái chế, tái sử dụng, người dân và doanh nghiệp còn thói quen cố hữu trong sản xuất và tiêu dùng đối với sản phẩm gây ô nhiễm môi trường. Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, hình thành hành lang pháp lý minh bạch, ổn định, môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, thuận lợi đối với kinh tế tuần hoàn; doanh nghiệp là động lực quan trọng, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và người dân tham gia thực hiện.

Nhà nước cũng cần có khuôn khổ pháp lý cho “Đổi mới – Sáng tạo” sẽ không còn là các cuộc vận động mà là “Đổi mới – Sáng tạo” cần có địa vị pháp lý rõ ràng; bởi vì để hỗ trợ phát triển được nền kinh tế tuần hoàn thì “Đổi mới – Sáng tạo” giữ vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi các thiết chế cứng nhắc, lỗi thời. Nếu thiếu khuôn khổ pháp lý, các thiết chế lỗi thời sẽ là rào cản của hoạt động Đổi mới – Sáng tạo.

Việt Nam có thể cân nhắc đưa cả hai cách tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn của quốc tế vào lộ trình của mình. Đó là tiếp cận theo nhóm ngành, sản phẩm, nguyên liệu vật liệu và tiếp cận các quy mô kinh tế, thành lập các không gian địa lý. Bên cạnh đó đề ra lộ trình tiếp thu thực hiện các nội dung khác của kinh tế tuần hoàn như khuyến khích năng lượng tái tạo, quay vòng tuần hoàn trả lại hữu cơ cho đất, chống đốt rơm rạ, đốt nương rẫy, thúc đẩy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.

Chúng tôi đề nghị cần đưa chủ trương thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vào Nghị quyết của Đảng và đề nghi Quốc hội ban hành luật thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, có chính sách khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong cộng đồng dân cư và doanh nghiệp; xác định rõ ràng trong việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn thì doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm làm hạt nhân nòng cốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Định Luật Tuần Hoàn Men trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!