Xu Hướng 6/2023 # Đề Thi Giáo Dục Công Dân Thpt Quốc Gia: Thí Sinh Khóc Dở Mếu Dở # Top 12 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đề Thi Giáo Dục Công Dân Thpt Quốc Gia: Thí Sinh Khóc Dở Mếu Dở # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đề Thi Giáo Dục Công Dân Thpt Quốc Gia: Thí Sinh Khóc Dở Mếu Dở được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bước ra khỏi phòng thi môn Giáo dục công dân (GDCD) THPT quốc gia, nhiều thí sinh dở khóc dở mếu vì những khái niệm rối rắm.

Thí sinh Hồng Anh (Nghệ An) nói: Em thấy các khái niệm trong câu 81, mã đề 312 là rối rắm, dễ gây nhầm lẫn và không phù hợp thực tế.

Cụ thể, câu 81, mã đề 312: “Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt người vi phạm pháp luật thực hiện pháp luật theo hình thức: A. Áp dụng. B. Tuân thủ. C. Sử dụng. D. Phổ biến”.

Theo Hồng Anh, trong thực tế, việc xử phạt hành chính như trên vừa là áp dụng, tuân thủ, sử dụng pháp luật và cả phổ biến pháp luật (tuyên truyền). Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một đáp án đúng.

Tra cứu SGK GDCD 12, bài “Thực hiện pháp luật” (trang 17-18) thì có 4 hình thức thực hiện pháp luật bao gồm: Sử dụng pháp luật; thi hành pháp luật; tuân thủ pháp luật; áp dụng pháp luật.

Chiếu theo nội dung SGK, thì đáp án của câu 81 nói trên là “Áp dụng pháp luật” (phương án A).

Cô Trần Thị Hà (Hà Tĩnh), giáo viên môn GDCD THPT thừa nhận: Có nhiều khái niệm rối rắm, ngay cả GV cũng rất dễ nhầm lẫn, vì không đúng thực tế.

Để chứng minh, cô Hà tra từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học) các khái niệm và cho ra kết quả: “Sử dụng: lấy làm phương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó; Áp dụng: dùng trong thực tế điều đã nhận thức được; Thi hành: làm cho thành có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định; Tuân thủ: giữ và làm đúng theo điều đã quy định”.

Theo cách hiểu thông thường, thì cả 4 khái niệm nêu trên đều có những điểm giao thoa, tương đồng. Vì vậy, phân biệt ra 4 hình thức thực hiện pháp luật là máy móc.

Câu 87, mã đề 312: “Công dân có hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các mối quan hệ xã hội và công vụ nhà nước thì phải chịu trách nhiệm: A. Liên đới; B. Kỷ luật. C. Khiếu nại; D. Tố cáo”.

Một GV cho biết, đề thi có cách diễn đạt lủng củng, phi logic, trong thực tế không có khái niệm “chịu trách nhiệm kỷ luật” hay “chịu trách nhiệm tố cáo, khiếu nại”. Còn nếu nói người vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới là không đúng.

Lỗi diễn đạt và những cái bẫy phi lo gic tiếp tục lăp lại trong câu 82, mã đề 305: “Theo quy định của pháp luật, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải: A. chịu trách nhiệm hình sự; B. hủy bỏ đơn tố cáo; C. chịu trách nhiệm khiếu nại vượt cấp. D. hủy bỏ mọi thông tin”.

Chưa nói sự phi lí trong yêu cầu “phải hủy bỏ mọi thông tin”, “chịu khiếu nại vượt cấp”, khái niệm đề dẫn “bị coi là tội phạm” cũng không chuẩn. Chủ thể xác định tội phạm là cơ quan điều tra, cơ quan xét xử. Công dân chỉ bị coi là tội phạm khi có bản án có hiệu lực pháp luật.

Còn một “rừng” lỗi khác của đề thi THPT quốc gia môn GDCD, chúng tôi sẽ đề cập trong bài khác.

Chân Dài Nam Làm Pb Và Tai Nạn Dở Khóc Dở Cười

Làm bạn trai hờ được coi như công việc phiên bản của nghề PB (promotion boy) hiện nay. Mặc dù thu nhập rất hấp dẫn nhưng nó có thể trở thành con dao hai lưỡi đối với những PB… đã có người yêu thật ngoài đời.

Làm bạn trai hờ được coi như công việc phiên bản của nghề PB (promotion boy) hiện nay. Mặc dù thu nhập rất hấp dẫn nhưng nó có thể trở thành con dao hai lưỡi đối với những PB… đã có người yêu thật ngoài đời.

Con đường trở thành SUP

Nếu làm PB vài năm rồi và bạn cảm thấy mãn nguyện với thu nhập 300.000 đồng/2ca/ngày chẳng hạn thì chắc chắn đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy chán công việc hiện tại. Với nhiều bạn trẻ có tham vọng tiến lên trở thành đại gia trong nghề PB, họ phải phấn đấu trở thành 1 SUP, thậm chí lập công ty PB riêng.

Công việc tiếp theo đó là lựa chọn địa điểm và tổ chức thực hiện. Trong quá trình hoạt động, SUP là người trực tiếp giám sát các PG và PB, cũng đồng thời kiêm việc chụp ảnh về hoạt động được diễn ra. Những bức ảnh này sẽ được gửi tới khách hàng là những nhãn hàng đã thuê họ tổ chức các hoạt động trên. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công của hoạt động và khả năng làm việc của những thành viên do SUP quản lý.

Một đội PB với số lượng không hạn định, nhưng nhất định phải có một SUP. Có những trường hợp SUP chỉ quản lý một thành viên, nhưng có khi lại cai quản, giám sát đến hàng chục người. Do đó, kinh nghiệm và sự linh hoạt là yếu tố không thể thiếu của người đảm nhận vị trí SUP – team leader

Mới 21 tuổi, nhưng chàng sinh viên Học viện Hậu cần, tên Nguyễn Đức Cảnh đã có kinh nghiệm làm SUP- team leader gần 3 năm nay. Cảnh là chàng sinh viên cao chưa đầy 1m70, khá gầy với nước da ngăm đen. Nhìn bề ngoài chẳng ai nghĩ Cảnh làm PB, chứ chưa nói gì đến SUP.

Chúng tôi đưa thắc mắc này ra, thì được Cảnh giải thích “Mình trở thành SUP chỉ sau mấy tháng làm PB, bởi vì yêu cầu cho vị trí SUP là không cần ngoại hình vượt trội, nhưng phải có kinh nghiệm, đặc biệt là năng động, linh hoạt, biết nắm bắt công việc tốt. Thêm vào đó cần có sự tín nhiệm của những người quản lý công ty là điều then chốt, vì khi làm SUP, họ sẽ giao cho mình một khoản tiền không hề nhỏ để chạy các chương trình”.

Cảnh cho biết thêm: “Áp lực khi làm SUP cũng rất lớn. Mình nhận dự án thì trách nhiệm sẽ hoàn toàn thuộc về mình. Chương trình thực hiện thành công hay thất bại, đó là điều mà SUP – team leader luôn luôn phải suy nghĩ và tính toán cẩn thận, từng bước, dù là từ những công việc nhỏ nhặt nhất”. Thu nhập dành cho các SUP – team leader cũng rất hấp dẫn. Tùy vào từng chương trình mà thu nhập của SUP sẽ dao động trong khoảng từ 200.000 – 360.000 đồng/ca 6 tiếng. Nhiều ngày một SUP có thể chạy 2 ca, cho nên thu nhập là rất cao.

Những tai nạn dở khóc, dở cười

Chạy nhảy một hồi mồ hôi toát ra như tắm, nhưng chả ai dám kêu. Đang nhảy nhót ngoài đường thì bọn trẻ con chạy ra túm kéo râu của những con virus. Rồi bất ngờ có một chị lột bằng được trang phục của mình và chạy thẳng vào ngõ. Thế là cả đội phải phi theo truy tìm. Hóa ra chị ấy bảo chỉ lấy để về dọa đứa con cho nó ăn nhanh lên. Cả đội hú vía vì nếu để mất bộ trang phục thì uy tín với công ty coi như cũng tiêu tan”.

Một công việc mới xuất hiện thời gian gần đây dành cho những “chàng PB chân dài” đó là đóng giả người yêu hờ để chiều lòng các cô gái tiểu thư con nhà giàu. Thuê PB chân dài, đẹp mã đi làm bạn trai hờ để mát mặt với lũ bạn đang trở thành mốt của những cô gái vung tiền bố mẹ mà không biết xót.

Nguyễn Hoàng Anh, 22 tuổi, với chiều cao 1m78, là PB “may mắn” hay được các cô nàng tiểu thư mời tới tham dự các buổi tiệc, đến bar và vũ trường trong vai trò bạn trai hờ. Hoàng Anh chia sẻ: “Chưa có bạn gái nên mình cũng thoải mái trong việc đi chơi với những cô gái “chỉ gặp một lần” này. Nói là đi chơi nhưng đó thực chất là công việc của mình thôi”.

Mỗi lần sắm vai người yêu của những tiểu thư giàu có như thế, Hoàng Anh được trả giá từ 300.000 – 500.000 đồng, có thêm tiền bo nếu biết chiều chuộng chủ nhân. Các bạn nam được chọn khi tham gia vào các buổi vui chơi cũng phải biết cách ăn mặc đẹp, một chút trang điểm để tăng thêm phần nam tính, những chi phí như thế này đều là do các PB được chọn tự bỏ tiền ra để trang trải.

Làm bạn trai hờ được coi như công việc phiên bản của nghề PB hiện nay. Nó có thu nhập rất hấp dẫn, nhưng bên cạnh đó, công việc này có thể trở thành con dao hai lưỡi đối với những chàng PB đã có người yêu thật ngoài đời.

Kể về một một tai nạn như thế, chàng PB, hiện đang là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội giấu tên cho biết: “Thú thật là chưa bao giờ mình được tham gia vào một buổi tiệc sinh nhật lớn đến như thế, không khí rất vui, sôi động, mọi người ăn uống, hát hò và nhảy múa.

Mình sắm vai người yêu của một cô gái là bạn thân của chủ nhân bữa tiệc ấy, cũng tham gia vào cuộc vui với hai bài hát. Lúc đang mải biểu diễn, vừa quay lại thì thấy cô bạn gái mà mình đã yêu được 2 năm cũng có mặt. Hết hồn, vội vã kéo cô ấy ra ngoài giải thích. Sau hôm đó, mình mới biết hóa ra trong bữa tiệc có người bạn nhận ra mình nên đã “mách lẻo” với cô người yêu thật. Kết quả là phải mất hai tuần liền, gần như tối nào cũng đến phòng trọ cô ấy năn nỉ”.

Những chàng PB làm công việc đóng giả bạn trai hờ cho các cô gái “chỉ một lần gặp gỡ” thường bị những tai nạn trớ trêu. Các tai nạn, dở khóc dở cười mà họ đã kể trở thành những mảnh ghép tối, sáng trong thế giới của nghề PB đầy mới mẻ này.

Theo Thế giới & Hội nhập

Đề Thi Học Kì 1 Môn Giáo Dục Công Dân Lớp 11 Trường Thpt Marie Curie, Tp. Hồ Chí Minh Năm Học 2013

Đề kiểm tra học kì I môn GDCD lớp 11 có đáp án

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2013 – 2014 có đáp án đi kèm, giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức môn GDCD hiệu quả. Từ đó, các bạn chuẩn bị tốt nhất cho bài thi, bài kiểm tra môn Giáo dục công dân một cách tốt nhất.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11 năm học 2012 – 2013 trường THPT Tân An, Trà Vinh Đề kiểm tra học kì 1 môn Toán lớp 11 năm học 2014 – 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Câu 1:

Nêu khái niệm cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? Phân biệt cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh? Giả sử em là chủ doanh nghiệp trong tương lai, em sẽ làm như thế nào để phương thức cạnh tranh của mình vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa mang tính nhân văn? (4 điểm)

Câu 2:

Thế nào là công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước? Em thấy mình có trách nhiệm gì đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước? (3 điểm)

Câu 3:

Nhà sản xuất nên vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị như thế nào để hàng hóa của mình đứng vững trên thị trường? (3 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 11

Câu 1: (4 điểm)

– Học sinh nêu được khái niệm cạnh tranh: (0,5 điểm)

Là sự ganh đua, đấu tranh giữ các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

– Học sinh phân biệt được Cạnh tranh lành mạnh và Cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh lành mạnh: (1 điểm)

Diễn ra theo đúng pháp luật và gắn liền với mặt tích cực

Kích thích LLSX, KHCN phát triển, năng suất lao động tăng lên.

Khai thác tốt các nguồn lực

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hàng hóa có sức mạnh cạnh tranh

Cạnh tranh không lành mạnh: (1 điểm)

Vi phạm pháp luật và các chuẩn mực đạo đức

Làm cho môi trường suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng.

Sử dụng thủ đoạn phi pháp, bất lương

Gây rối loạn thị trường

– Phần ứng dụng kiến thức: (1,5 điểm)

Học sinh nêu được hướng kinh doanh là sẽ cạnh tranh lành mạnh, tích cực.

Tùy vào ví dụ của từng bài làm mà cho điểm, tuy nhiên nêu được các biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh: Đầu tư chất lượng sản phẩm, đầu tư khoa học công nghệ, đầu tư chất lượng nguồn nhân lực, quảng cáo sản phẩm….

Câu 2: (3 điểm)

Học sinh nêu được khái niệm Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước: (1 điểm)

Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành một nước có nền kinh tế công nông nghiệp hiện đại.

Trách nhiệm: (2 điểm)

Có nhận thức đúng về CNH-HĐH

Có lựa chọn trong sản xuất – kinh doanh

Tiếp thu thành tựu khoa học – công nghệ

Ra sức học tập và rèn luyện

Câu 3: (3 điểm)

Học sinh nêu được nội dung của điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. (1 điểm)

Là sự phân phối lại các yếu tố của tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác theo hướng từ nơi có lãi ít hoặc không có lãi sang nơi có lãi nhiều thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường.

Học sinh nêu được sự vận dụng của nhà sản xuất đối với tác động điều tiết hàng hóa. (1 điểm)

Vận dụng tác động điều tiết của qui luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường, kịp thời điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng và ngành hàng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế.

Ví dụ của học sinh đúng, hợp lí (1 điểm)

Mách Bạn Học Và Thi Môn Giáo Dục Công Dân

25 Tháng 07, 2017

Để làm bài thi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân, các em không nhất thiết phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa, nội dung như trong sách giáo khoa, mà quan trọng hơn các em có kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận xét các hiện tượng pháp luật trong đời sống thực tiễn.

Xóa bỏ định kiến là một trong những điều đầu tiên và quan trọng khi chúng ta muốn làm tốt bài thi THPT Quốc gia môn GDCD. Định kiến ấy là gì? Là suy nghĩ coi nhẹ môn học trong cả việc dạy và học ở phổ thông. Thay vào đó, tinh thần và phương pháp dạy và học cần được thay đổi và thực hiện theo hướng tích cực, hạn chế tối đa tình trạng học sinh coi nhẹ môn học, giáo viên dạy học qua loa như thực trạng vẫn diễn ra ở một số nơi trước đây.

Bộ cũng đã công bố đề mẫu cũng như định hướng nội dung thi, theo đó nội dung của bài thi trắc nghiệm GDCD là tất cả kiến thức của chương trình học lớp 12. Như vậy, nếu học sinh học tủ, học lệch, coi trọng bài này và coi nhẹ bài khác thì sẽ khó để có được kết quả tốt trong bài thi chính thức.

Các em không nên quá lo lắng về việc nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Vì cấu trúc và định hướng nội dung thi Bộ đã công bố rõ ràng: kiến thức thi nằm trong chương trình GDCD lớp 12 – Công dân với pháp luật.

Đề thi sẽ có nhiều câu hỏi trắc nghiệm khách quan mang tính tổng hợp, nên các em không cần phải học thuộc từng khái niệm, định nghĩa như trong Sách giáo khoa, mà quan trọng hơn các em có kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận xét các hiện tượng pháp luật trong đời sống thực tiễn. Đây là điểm mới mang tính ưu việt của đề thi môn GDCD theo hình thức trắc nghiệm, phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay trên thế giới.

Theo đánh giá của các thầy cô có chuyên môn thì ” đề thi trắc nghiệm GDCD cũng rất thuận lợi cho việc tổ chức học tập của học sinh. Với cấu trúc đề thi như vậy, học sinh không nên quá lo lắng mà chỉ cần học đầy đủ, học kiến thức ở trên lớp và làm bài tập củng cố, vận dụng thì có thể làm tốt bài thi”

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Thi Giáo Dục Công Dân Thpt Quốc Gia: Thí Sinh Khóc Dở Mếu Dở trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!