Bạn đang xem bài viết Đề Tài Gia Đình Trong Văn Xuôi Những Năm Gần Đây được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI
Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 23 (4-6-1988)
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG VĂN XUÔI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
MAI HUY BÍCH
Mấy năm trở lại đây, có một hiện tượng văn học đáng chú ý: gia đình trở thành đề tài được nhiều nhà văn quan tâm. Ma Văn Kháng với tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Lê Lựu với Thời xa vắng, Dương Thu Hương với Bên kia bờ ảo vọng, Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Tướng về hưu, mỗi người mỗi vẻ đã phát hiện ra, khái quát nhiều vấn đề nóng hổi của gia đình hiện nay mà xã hội học gia đình hằng xuyên quan tâm. Tuy nhiên, nguyên nhân của hiện tượng đó chẳng phải chỉ là sau chiến tranh, ai cũng trở về với gia đình mình: cũng không phải như một nhân vật trong Mùa lá rụng trong vườn nói: “Cái khuynh hướng củng cố gia đình, gia tộc, theo con, nó thể hiện một sự phản ứng, chống lại cái vô đạo đức này hình như có hơi nhiều lên”, hoặc như lời một nhân vật ở Bên kia bờ ảo vọng: “Con người cần gia đình như con thú cần hang ổ… chúng ta cần nơi trú ngụ, nơi trốn tránh mùa đông với những bão giông”. Nói cách khác, việc lý giải nguyên nhân sự quan tâm đến gia đình cũng như cách giải quyết nhiều vấn đề gia đình của một số nhà văn chưa đủ sức thuyết phục. Điều đó đòi hỏi phải xem xét những vấn đề gia đình trong văn học dưới nhãn quan xã hội học để bổ sung cho nhau, nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn gia đình Việt Nam, và nói chung, xã hội, con người Việt Nam hiện nay.
Khoảng 40 năm trước đây, khi những nhân vật như ông Bằng, ông tướng Nguyễn Thuấn đang thời xuân trẻ, đại gia đình “tam, tứ đại đồng đường” (ba, bốn thế hệ cùng sống dưới một mái nhà) nếu không phải một hiện thực phổ biến thì ít nhất cũng là ước mơ cho mọi nhà. Gia đình nói chung còn rất thuần nhất về phương diện xã hội: thời ấy, ông bà, bố mẹ, con cái đều thất học, thường cùng làm một nghề (phổ biến là nghề nông), gia đình là đơn vị sản xuất, các thành viên cùng đổ mồ hôi sôi nước mắt lao động chung nhau, mọi người lúc nào cũng gần nhau, do đó những lo toan, vui buồn của cuộc sống, mọi giá trị cơ bản mọi người đều san sẻ với nhau. Còn gia đình hiện nay, đối tượng thể hiện của các tác phẩm nêu trên mà tiêu biểu là gia đình ông Bằng đang “thấp thoáng những dấu hiệu của sự lủng củng, bất hòa, bất ổn trong các mối tương giao”, đang trải qua quá trình phân hóa sâu sắc. Thành công của các tác phẩm này là đã phản ánh chân thực quá trình đó. Trước hết là sự phân hóa không gian sống của đại gia đình, hay nói theo thuật ngữ xã hội học, hạt nhân hóa gia đình, tức là các đại gia đình chia sẻ thành nhiều gia đình nhỏ chỉ gồm cha mẹ và con cái chưa trưởng thành của họ. So với quá khứ, đây là bước biến chuyển lớn lao về cơ cấu, tác động sâu sắc đến quan hệ gia đình.
Trong khi đó, gia đình ba bốn thế hệ, nói theo lời văn hào L. Tolstoi, lại “đau khổ theo cách riêng của mình” mà gia đình hạt nhân không biết đến. Tuy chung sống dưới cùng một mái nhà, nhưng gia đình không thuần nhất về mặt xã hội như xưa nữa: mỗi người một trình độ học vấn, trong đó con cái có bằng cấp cao hơn cha mẹ già, mỗi người một ngành một nghề, một nơi làm việc riêng, do đó có những quan tâm riêng. Tiêu biểu là gia đình ông tướng về hưu: không có sự hiểu biết lẫn nhau ngay cả giữa vợ với chồng thế hệ già (“Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng ít”), giữa thế hệ trung niên với thế hệ già (“khi lớn lên tôi chẳng biết gì về cha mình cả”), giữa thế hệ trẻ với thế hệ già (“Hai đứa con gái của tôi ít gần ông nội”). Khác biệt giữa các thế hệ không chỉ bó hẹp ở những điều tưởng chừng vặt vãnh như thị hiếu, tạo nên “khoảng cách thẩm mỹ” giữa họ (ông tưởng thích thứ sách dễ đọc, cháu ông chỉ có loại sách “đọc rất khó vào”; ông Bằng thích duy nhất bản nhạc Vườn khuya trong khi con ông mê cả nhạc Vécne)… mà còn đụng chạm đến nhiều chuẩn mực đạo đức khá cơ bản. Trong khi ông tướng hết sức bất ngờ biết mình đại diện họ nhà trai một đám cưới mà cô dâu đã không còn “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” nữa, còn em họ ông tức giận đuổi con dâu ra khỏi nhà, thì con dâu ông tướng thản nhiên coi đó là thường. Nếu như ông Bằng sống đơn sơ, “con cái được nuôi dưỡng trong tinh thần tu rèn bổn phận, thực bất cầu bão, cư bất cầu an, coi trọng đạo lý, rời xa phù phiếm”, ngay Cần, con trai ông, cũng nói: “Nhưng lúc này mà cứ nhấn mạnh đạo đức, e không hợp. Đói nghèo lâu quá rồi”, còn Lý phải kêu lên: “Chưa thấy cái nhà nào cổ hủ như cái nhà này. Chỉ thích đạo lý, sách vở… thế thì suốt đời đói nghèo là phải”.
Đặc biệt, do kết quả tự do hôn nhân, thế hệ con cái được lựa chọn bạn đời theo ý mình chứ không phải “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” như trước, con cái gần gũi, thân mật, gắn bó với vợ chồng hơn thời trước, và hơn là với cha mẹ. Với con mắt coi huyết thống cao hơn tâm lý, đặt quan hệ cha mẹ – con cái lên trên quan hệ vợ chồng, nhiều bậc cha mẹ thế hệ già khó lòng chấp nhận cảnh đứa con mà họ dứt ruột đẻ ra lại thân thiết với người không phải máu mủ ruột rà hơn là với họ. Ngòi bút sắc sảo của nhiều nhà văn đã thể hiện được điều đó. Nhân vật bà Bằng chỉ thoáng qua chốc lát nhưng đã để lại ấn tượng khá đậm cùng câu tuyên ngôn “nổi tiếng” với con trai: “Này thằng Đông kia, chết mẹ thì hết mẹ, chứ chết vợ này lấy được vợ khác con ạ!” và đòi nọc con trai đã bốn chục tuổi đầu ra quất roi, vì nghe vợ hơn nghe mẹ. Xuất phát từ mô hình hôn nhân cũ, thế hệ già không thấy được vai trò nhân tố tâm lý, tình cảm trong gia đình thế hệ sau họ.
Vậy là các thế hệ gia đình không chỉ khác nhau về thị hiếu nghệ thuật, quan hệ qua lại giữa các giới vốn có nhịp độ đổi mới nhanh chóng và thường hết sức thích hợp để các thế hệ sau tự khẳng định, tách mình ra khỏi thế hệ trước, mà còn ở nhiều giá trị xã hội quan trọng. Khách quan mà xét, những khác biệt đó, về một vài phương diện, nói lên sự giải phóng cá nhân, tiêu biểu cho xu thế phát triển tiến bộ, là điều mà giới xã hội học mệnh danh “sự di động xã hội đi lên giữa các thế hệ” còn dân gian ta gọi nôm na “con hơn cha là nhà có phúc”. Nhưng chúng đã làm cho thế hệ già vốn sinh trưởng, và được dạy dỗ trong một nền văn hóa coi mẫu mực là cha ông, đời này về cơ bản giống đời khác, lại ở tình thế đối ngược (đang ở đỉnh cao về công danh, địa vị xã hội chuyển sang địa vị người về hưu bình thường, “di động xã hội đi xuống” như ông tướng), khó lòng hiểu nổi. Từ đấy khác biệt sẽ chuyển thành mâu thuẫn, bùng nổ trong gia đình.
Nhưng sự phân hóa trong gia đình không dừng ở cấp độ từng thế hệ, mà tới tận cấp độ từng thành viên. Các thành viên khác nhau tới mức gia đình chỉ còn là nơi tập hợp những con người mà phần lớn thời gian sống của họ lại diễn ra ở một không gian khác, mỗi người một “vũ trụ” riêng, ngăn cách nhau bằng những bức tường vô hình, không còn “ngôn ngữ chung” nữa; nếp nhà biến thành “buồng ngủ chung” theo cách nói của một nhà xã hội học, trong đó cảnh “đồng sàng dị mộng” khá phổ biến. Tướng về hưu đã nêu bật được tình trạng đó. Các thành viên trong gia đình không ai giống ai, nhưng khác biệt sâu sắc nhất là giữa ông tướng với những người xung quanh, đến nỗi ông phải kêu lên: “Sao tôi cứ như kẻ lạc loài!”. Vì sao như vậy? Đó là vì ông tướng xuất thân từ một nhóm xã hội đặc biệt, hết sức khác với các nhóm còn lại. Hàng chục năm chiến tranh không ngớt đã sản sinh ra trong xã hội một nhóm đặc thù – nhóm những quân nhân chuyên nghiệp, “cả đời gắn với súng đạn, chiến tranh”, “ít khi về nhà”, “những lần về đều ngắn” như tướng Thuấn. Đảm nhiệm một chức năng xã hội lớn lao – chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, – chuyên môn hóa sâu sắc ở chức năng đó, tách hẳn các lĩnh vực sống khác, được tổ chức theo tôn ti cấp bậc chặt chẽ và kỷ luật nghiêm khắc, nên nhóm quân nhân có những giá trị đặc thù (lòng dũng cảm, niềm tin, danh dự, tinh thần phục vụ, tình đồng đội), ngay lối sống, hành vi ứng xử hàng ngày (y phục, cách xưng hô, chào hỏi) cũng khác hẳn. Rời môi trường tách biệt khá nhiều với phần còn lại của xã hội, tướng Thuấn đã chuyển thẳng những chuẩn mực, giá trị đạo đức tương đối tĩnh tại, bất biến của môi trường đó ra xã hội hết sức năng động bên ngoài, và như ta đã thấy, ông không sao hòa nhập được vào “xã hội dân sự”. Sự không hòa nhập đó không chỉ phổ biến qua các tập tục ma chay, cưới xin, mà trầm trọng nhất là ở cách nhìn cuộc sống giản đơn, tư tưởng bình quân và quá thiên về đạo lý mà coi thường những nhu cầu vật chất đa dạng, tốt xấu tất yếu nảy sinh trong xã hội hiện nay.
Ngoài mặt trận, giữa cái sống và cái chết, tinh thần bình quân giữa người chỉ huy và chiến sĩ, xóa nhòa cấp bậc, đồng cam cộng khổ với nhau theo phương châm cổ truyền “tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” chính là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng khiến ông tướng đinh ninh “bình quân là lẽ sống”. Ông không thể ngờ trong đời sống xã hội hiện nay, tư tưởng bình quân đó còn tạo nên mất công bằng, là sức ì ghê gớm kìm chân tiến bộ xã hội. Mặt khác, vị tướng đánh trăm trận đó được hưởng chế độ bao cấp đặc biệt trong quân đội, không phải lo toan cơm áo trong hoàn cảnh giá cả không ngừng leo thang, túi tiền có hạn, một nghịch lý mà có nhà báo gọi là “trận đánh của từng ngày”, lại về hưu sống ở một gia đình đầy đủ vật chất, ông không thấy được cái giá của miếng cơm manh áo đó. Khi phát hiện ra cái giá tàn nhẫn (những miếng rau thai nhi v.v…), ông cương quyết không chấp nhận (“Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này!”). Không hòa nhập được với “xã hội dân sự”, ông trở lại “xã hội quân sự” của mình, ra mặt trận. Phải chăng chi tiết cả nhà đào chum tìm vàng dưới ao, sau khi ông tướng quay lại đơn vị cũ, hàm ý rằng: đời thường của “xã hội dân sự” – do những đòi hỏi gay gắt, cấp thiết và cả do những lệch lạc của nó – vẫn tiếp tục như trước khi ông về, ai không hòa nhập được với nó, ắt bị đẩy ra ngoài lề?
Cả trong văn học lẫn ở ngoài đời, đây không phải là trường hợp của riêng tướng Thuấn. Trong văn học, về phương diện này, ông có nhiều vẻ giống với Đông, trung tá về hưu, ở Mùa lá rụng trong vườn: cũng xa nhà biền biệt, trong nhà “chỉ là người hưởng thụ chứ chưa hề phải lo toan một trọng trách nào, từ việc nuôi dạy con cái tới miếng ăn hàng ngày”, cũng được cuộc sống chiến sĩ tạo cho “một nếp sống, nếp nghĩ lành mạnh giản dị”, cũng tình trạng tách biệt, không thích nghi giữa “xã hội quân sự” và “xã hội dân sự”. Khoảng cách giữa “xã hội quân sự” và “xã hội dân sự” vốn đã lớn, lại càng thêm sâu sắc sau bao nhiêu khó khăn kinh tế và biến động xã hội: hàng chục năm chiến tranh, cả một thế hệ bạc đầu trong khói lửa, không còn điều kiện học nghề gì khác sinh nhai ngoài binh nghiệp, sự thích nghi, hòa nhập với “xã hội dân sự” càng khó khăn, gay gắt, trở thành một vấn đề xã hội lớn lao. Đặt ra được vấn đề xã hội ít người thấy, hoặc thấy nhưng chưa nhìn nhận đúng mức – đó là một thành công của Tướng về hưu. Còn giải quyết vấn đề ra sao, điều đó vượt ra ngoài khuôn khổ truyện ngắn, và có lẽ cũng vượt quá khả năng tác giả, nhưng chắc chắn phải có những biện pháp mà xã hội học gọi là “xã hội hóa để bước sang tuổi già”: chuẩn bị trước về tư tưởng, tâm lý để các quân nhân chuyên nghiệp từng bước về hưu. Và giải pháp khắc phục sự xa cách giữa người với người trong gia đình, củng cố mối tương giao không phải quay trở lại đại gia đình cũ như có nhà văn mong ước. Đời sống xã hội sẽ vận động theo hướng khẳng định cá nhân, cuộc sống gia đình sẽ ngày càng mang đậm tính chất riêng tư hơn; và như vậy, khoảng cách không gian “ở riêng nhưng gần” mới là lý tưởng đối với cha mẹ già và con cái lớn, vì vẫn có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau đồng thời giảm khả năng xung đột thế hệ đến thấp nhất.
***
Trong những vấn đề gia đình hiện nay, một số được các nhà văn tìm các giải quyết trong tác phẩm của mình, một số khác chỉ được đặt ra rồi mở ngỏ. Có nhà văn đề xướng “trở về quy tụ với gia đình, gia tộc”, coi gia đình là “lô cốt cố thủ” để “tất cả những mệt nhọc, buồn phiền, kinh sợ đều đã dừng lại ở ngưỡng cửa căn buồng nhỏ”, để “con người sống với những tình cảm thật sự”: nói theo lời một nhân vật, “chỉ cần khép cửa phòng lại, ôm em với Hương Ly trong vòng tay, anh quên hết mọi khắc nghiệt của cuộc đời”. Nhưng giải pháp này rất chông chênh, một mặt vì nó sai lầm trên quan điểm xã hội học: tách rời gia đình khỏi xã hội, coi gia đình như một ốc đảo trên đại dương đầy sóng gió của đời sống xã hội. Cuộc sống bên ngoài tác động vào chúng ta toàn diện và sâu sắc tới mức đâu dễ dàng rũ bỏ ảnh hưởng của nó mỗi lần trở về với gia đình mình như cởi chiếc áo ngoài bụi bặm trước khi vào nhà! Mỗi người giữ vai trò là chồng, là vợ, là cha, là con trong gia đình thì đồng thời cũng giữ các vai trò khác ngoài đời, có thể nào tách bạch rạch ròi các vai trò đó trong cùng một con người? Mặt khác muốn gia đình thật sự là “lô cốt”, “vấn đề là phải dìu dắt nhau, tạo ra sự hòa hợp về tâm lý trong cả quá trình chung sống chứ. Nghĩa là cả hai bên phải chủ động”. Giải pháp mà Ma Văn Kháng mượn lời một nhân vật tích cực của mình nói lên đã được chính một nhân vật khác trả lời: “Thế thì sống với nhau vất vả quá. Mà đời thì vốn đã khó nhọc lắm rồi”. Nghĩa là giải pháp nhà văn đề ra dễ gì được chấp nhận trong bối cảnh xã hội đầy phức tạp này!
Nhưng có lẽ đáng nói nhất là điều này: thông qua Luận, nhân vật tích cực Ma Văn Kháng viết: “Gia đình, đường phố, cơ quan, xã hội, các tập thể con người, những môi trường sống khác nhau mà đồng dạng, gắn liền”. “Gắn liền” thì rõ rồi, song nếu thế thì chính tác giả tự mâu thuẫn với mình khi chủ trương biến gia đình thành “lô cốt”, tách rời xã hội. Nhưng tại sao lại “đồng dạng”? Trong xã hội cổ truyền từng chịu ảnh hưởng Nho giáo, chính vì coi gia đình và xã hội là đồng dạng, lấy gia đình làm khuôn mẫu để quy chiếu ra xã hội, đưa mục tiêu ứng xử của gia đình – ổn định, hòa mục, trên kính dưới nhường thành mục tiêu của xã hội, thay thế cho tự do, hạnh phúc và tiến bộ, nên người ta đã thủ tiêu đấu tranh, phát triển nhân cách. Và suốt hơn bốn thập kỷ qua, do không ý thức được điều đó, chúng ta cũng đi vào con đường mòn lịch sử này, đã phải trả giá: trong gia đình cũng như xã hội, con người luôn luôn cảm thấy mình là con, là em, phải ăn ở sao cho trong ấm ngoài êm, không bao giờ trở thành một nhân cách độc lập, dám đấu tranh cho công bằng và tiến bộ. Ở ta, ý nghĩa xã hội lớn lao của vấn đề gia đình chính là ở quan hệ đặc biệt giữa gia đình với xã hội này, chứ không bình thường như nhiều xã hội khác.
Suốt một thời kỳ dài, đúng như Ma Văn Kháng nhận xét, một mặt “người ta có ảo tưởng là có thể coi nhẹ các quan hệ gia đình. Các quan hệ cha con, vợ chồng, anh em… hình như không có gì phải bàn bạc nữa”, nhưng thực ra mọi nỗi niềm gia đình riêng tư con người phải dồn nén lại do chiến tranh khốc liệt, mặt khác, văn học hầu như chỉ được đề cập đến một vài mảng đời sống gia đình nên gia đình không trở thành vấn đề lớn cả trong cuộc sống cũng như văn học. Bây giờ, do tổng hòa những biến đổi mọi mặt, nhân tố riêng tư, cá nhân bắt đầu “cựa quậy”, đòi “xé rào”, đòi giải phóng, đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của mình, trong khi đó, gia đình kiểu cũ, gia đình thuần nhất nặng về ràng buộc cá nhân, nên chính nơi đây nảy sinh không ít vấn đề, gia đình trở thành “điểm nóng”. Có lẽ chính đây là nguyên nhân cơ bản khiến gia đình thu hút sự lưu tâm của dư luận xã hội và văn học đến thế.
Qua việc văn học khai thác đề tài gia đình, có thể nói: trong xu hướng chung văn học ngày càng tiếp cận đời sống xã hội, nếu chỉ riêng khả năng quan sát, nắm bắt vấn đề và tài năng nghệ thuật, vốn sống thôi, chưa đủ. Để nâng cao trình độ phản ánh và dự báo những xu hướng vận động, biến đổi của gia đình hiện nay, thiết nghĩ việc các nhà văn làm quen, tìm hiểu phương pháp và kết quả nghiên cứu xã hội học không phải là vô ích.
Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 23 (4-6-1988)
16-1-19
Chất Thơ Trong Văn Xuôi
Trang chủ
Môn học
Ngữ văn
Chuyên đề
Chất thơ trong văn xuôi
bà về chất thơ trong văn xuôi
CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI
A. MỤC ĐÍCH
1.Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản và nâng cao về vấn đề: chất thơ trong văn xuôi, cụ thể trong các truyện ngắn trong chương trình.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng từ lý thuyết vận dụng vào làm văn, ứng dụng linh hoạt trong đề học sinh giỏi.
3. Thái độ: Tự giác, nhiệt huyết trong làm văn và có hứng thú với vấn đề.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
-Phương tiện:
+ Tài liệu lý luận văn học: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc
+ Tài liệu về kiến thức văn học sử: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc
+ Tài liệu về kiến thức tác phẩm: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc
+ Tài liệu về kiến thức NLXH: Các chuyên luận, bài giảng, giáo trình, STK của các Thầy là Giáo sư, tiến sĩ; tài liệu của GV trên toàn quốc và của GV Limbook Vănhọc
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1.Ổn định:
Sĩ số hs đội tuyển:
2. Kiểm tra bài cũ:
– Thu sản phẩm của bài học trước (10 phút):
– Kiểm tra lại 1 phần kiến thức trọng của bài học trước
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG CHÍNH
Gv hs hs hiểu về đặc điểm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi.
-“Chất thơ” có đồng nghĩa vối “thơ” không?
-Khi nói đến “chất thơ” trong “văn xuôi” theo em cần chú ý tới những yếu tố nào?
I. CHẤT THƠ TRONG VĂN XUÔI
1. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi: – Chất thơ hay còn gọi là “thi vị” tức là có tính chất gợi cảm và gây hứng thú trong thơ.
“Chất thơ” có thể hiểu là một khía cạnh của cảm hứng thẩm mĩ nhân văn, phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển chuyển của các điệu múa…”(Đỗ Lai Thúy)
– Nói một tác phẩm văn xuôi có chất thơ tức là những ý văn, câu văn, đoạn văn tạo nên sự rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nó có khả năng truyền những rung cảm ấy đến với người đọc.
– Ở văn xuôi chất thơ có ở trong nhiều cấp độ: từ ngữ; bức tranh thiên nhiên; hình tượng nhân vật vượt lên trên thực tại của đời sống, của hoàn cảnh để hướng đến vẻ đẹp của nhân cách, tâm hồn.
HS lấy ví dụ tác phẩm trong chương trình lớp 11 và 12.
GV cung cấp thêm thông tin: Thơ tuôn chảy không ngừng (chỉ tạm nghỉ ở chỗ ngắt ý, ngắt giọng, ngắt câu thông thường), không bị ràng buộc bởi quy luật số lượng hay vần điệu, nhịp điệu. Nhưng văn xuôi sẽ khai thác mạnh mẽ khả năngmô tả(tạo hình) của ngôn từ, cái khả năng nhờ vào ngữ nghĩa của các từ để − qua liên tưởng − khiến cho người đọc hình dung cụ thể như sờ thấy các sự vật, như tận mắt nom thấy các sự vật, cảnh huống, − một khả năng mà thơ khó có thể sánh kịp.
Thật ra, cũng chỉ gần đây, văn xuôi mới trở thành một nghệ thuật thật sự(1). Người ta cho rằng ở châu Âu, văn xuôi nghệ thuật mới chỉ có từ thời Phục Hưng. Ở nước ta, văn xuôi (văn xuôi thành văn nói chung) trong tiếng Việt mới chỉ có từ đầu thế kỷ XX (như nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan mới viết gần đây trên tuần báoVăn nghệsố 10/1982).
-Thông tin 2:
Từ văn xuôi Tản Đà vốn rất gần thể phú − một thể “trung gian” giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi − đến ngôn ngữ củaTố Tâm, cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, ảnh hưởng của phong cách ngôn ngữ thơ vẫn còn khá đậm. Nhưng qua ngôn ngữ các tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn đến ngôn ngữ văn xuôi của những Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyên Hồng, v.v…, rõ ràng văn xuôi nghệ thuật tiếng Việt đã đạt đến một độ chín mẩy, đầy đặn, với những vẻ đẹp riêng, không còn thấy những dấu vết ảnh hưởng mạnh của lối tổ chức ngôn ngữ thơ, tuy vẫn có những âm hưởng riêng, tiết tấu và thậm chí nhạc điệu riêng. Trong văn học tiếng Việt ngày nay, ở một chừng mực nhất định, chúng ta còn có thể thấy ảnh hưởng trở lại của ngôn ngữ văn xuôi đối với ngôn ngữ thơ. Chứng cứ là thể thơ tự do đang chiếm ưu thế trong sáng tác của các nhà thơ hiện ở lứa tuổi dưới 50, hoặc thể thơ văn xuôi đang được thể nghiệm trong sáng tác của một số nhà thơ, kể cả một vài nhà thơ lớn tuổi như Chế Lan Viên, Huy Cận
GV chốt ý: Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở trái tim”, là cái nhụy của cuộc sống được chưng cất thành thơ. “Chất thơ” có thể hiểu là chất trữ tình – tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Còn “Chất thơ trong truyện ngắn” là cái được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Đó là những rung động, rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình người. Voltcure đã từng nói: “Thơ là âm điệu của tâm hồn cao cả, đa cảm”. Chỉ nhờ âm nhạc của lòng mình người nghệ sĩ mới có thể truyền cảm xúc đến với người đọc, khơi lên trong tâm hồn độc giả lòng yêu thích con người, quý trọng sự sống. Chính chất thơ làm cho trang văn trở nên tinh tế vút cao, đi vào lòng người đọc một cách mãnh liệt hơn.
VD:
VD1: Chất thơ trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành:
– Hình tượng cây xà nu trong xúc cảm trữ tình mãnh liệt của nhà văn.
Nhà văn đã đem hết bút lực để tả một khu rừng xà nu:
“Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”
“Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở. Cạnh một câu xà nu ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”
“Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”
Đó là những câu văn đẹp, gợi cảm, tạo một cảnh tượng tuyệt vời, nên thơ, tráng lệ, có sức gây ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ nhằm tái hiện một rừng xà nu với vóc dáng đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh dưới ánh nắng…Đọc những đoạn văn tả rừng xà nu, người đọc dễ nhận ra một giọng văn đằm thắm chất trữ tình, khi trầm hùng, khi trang nghiêm, xúc động, khi tha thiết tuôn chảy theo dòng hồi tưởng. Lời văn của “Rừng xà nu” giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, mượt óng như ngôn ngữ một bài thơ.
Không phải ngẫu nhiên mà có một câu văn được lặp lại gần y nguyên đến hai lần ở phần mở đầu và kết thúc: “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Đó là điệp khúc trầm hùng làm nền cho toàn bộ câu chuyện, để nhà văn suy ngẫm về mạch sống của đất nước và sức sống của nhân dân.
Cảm hứng chủ yếu của những trang viết về cánh rừng xà nu là cảm hứng ngợi ca. Nguyễn Trung Thành ngợi ca phẩm chất phóng khoáng, hào hiệp, sức sống bất diệt, khao khát tự do của con người Tây Nguyên…
– Khát vọng tự do cháy bỏng của người dân Tây Nguyên:
Chất thơ là một đối cực của thực tại nhưng vút lên từ thực tại. Như vậy, chất thơ cần có một đối cực là thực tại khắc nghiệt. Ngay từ đầu tác phẩm, ta đã thấy làng Xô Man phải đối đầu với những thử thách ác liệt, dữ dội
“…không đêm nào chó của nó và súng của nó không sủa vang cả rừng…Nó treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng: Ai nuôi cộng sản thi coi đó!”
“Nó giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”
Tác giả đã xây dựng một hệ thống các nhân vật đại diện cho các thế hệ nối tiếp nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Bé Heng. Trong cuộc đối đầu lịch sử đó, người dân Xô Man đã chiến đấu bằng niềm tin, bằng lí tưởng, bằng khát vọng và bằng cả những chân lí đúc kết được từ trong đau thương.
VD: Một phong cách như Nguyễn Tuân, định hình trong thể tùy bút, có thể khiến một số độc giả nào đấy tưởng là phong cách trữ tình, thật ra, lại là một phng cách rất mực văn xuôi. Dĩ nhiên ở các sáng tác của Nguyễn Tuân vẫn có chỗ đứng cho trữ tình, nhưng đó không phải là thành phần chính. Xúc cảm ở văn xuôi Nguyễn Tuân không nống lên rưng rưng (như thường có ở văn xuôi trữ tình) mà thường pha ngang sang chiều tưng tửng, hóm hỉnh, thích nghịch lý, thích cười. Ưa sự kỳ khu, tỉ mỉ, ưa phô diễn đến tận ngành tận ngọn những chi tiết tư liệu chính xác xung quanh một sự việc − đấy là một nét đẹp khác ở văn xuôi Nguyễn Tuân mà ta hoàn toàn có thể gọi là cái đẹp của sự “biết”, của tri thức, của trí tuệ, của sự nhận thức: đó là cặp mắt nhìn đầy ngạc nhiên vào những điều có thật đến thế mà cũng lạ lùng đến thế ở mọi sự trên đời. Thế giới các đồ vật, các sự vật cực kỳ phong phú, đa dạng, được nhìn từ một cặp mắt văn hóa tinh tường, lọc lõi − ấy là cả một thế giới độc đáo của văn xuôi Nguyễn Tuân. Có thể nhận ra chỗ gần gũi bề sâu giữa văn xuôi Nguyễn Tuân với văn xuôi của khá đông các nhà văn xuôi mà ta có thể tạm gọi là các nhà văn xuôi “phong tục”: Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, Nguyên Hồng và Tô Hoài, Kim Lân và Bùi Hiển, v.v… Đây có lẽ là lớp nhà văn đã đưa ngôn ngữ văn xuôi tiếng Việt đến độ chín mẩy, đầy đặn. Chính là với kinh nghiệm của văn xuôi này, ngôn ngữ tiếng Việt đã bộc lộ thêm một khả năng nghệ thuật mới mà nói chung văn xuôi Tự Lực Văn Đoàn chưa khai thác được. Ấy là ở chỗ ngôn ngữ không chỉ là phương tiện miêu tả của văn xuôi (giống như âm thanh là phương tiện chất liệu của hội họa, v.v…) mà văn xuôi nghệ thuật còn có khả năng miêu tả ngôn ngữ.
GV giúp hs nhận diện chất thơ trong văn xuôi qua các biểu hiện cụ thể.
GV giảng lý thuyết.
HS thực hành.
2.Biểu hiện chất thơ trong văn xuôi
*Về phương diện nội dung:
-Xác định thế giới nhân vật nào là chủ đạo?
-Nhân vật trung tâm được biểu hiện chủ yếu trong cảnh nào/ hay toàn bộ tác phẩm là những cung bậc tâm trạng (không phải là nhwunxg hành động).
-Cả cảnh và tình trong mỗi trang văn đều toát lên một vẻ đẹp rất riêng, giàu tính biểu cảm, gợi nhiều cảm xúc ở người tiếp nhận.
+Thiên nhiên
+ Cuộc sống con người.
*Về phương diện nghệ thuật:
-Tìm hiểu câu văn, cách dùng và tạo ra kiểu câu văn nghue thế nào (Ví dụ: câu văn “Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru,…”. Câu văn có tín hiệu “chiều” rất đặc biệt, nếu chỉ là tín hiệu nghĩa của văn xuôi người ta sẽ chỉ cần một chữ “chiều”, vậy 3 chữ “chiều” xếp đặt cạnh nhau, nó tạo ra chất thơ, nhịp thơ)
-Nghệ thuật chủ đạo của địa hạt thơ đã được sử dụng chủ yếu trong văn xuôi như thế nào? Ở cảnh nào? (Ví dụ: lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối,… được sử dụng chủ yếu trong truyện Hai đứa trẻ như thế nào?).
-Từ ngữ, giọng điệu, nhịp điệu giàu chất thơ như thế nào?
Gv hd học sinh làm bài tập luyện tập.
Gv hướng dẫn phần giải thích.
GV hướng dẫn chọn tác phẩm “Chí Phèo” để chứng minh.
II. LUYỆN TẬP
Đề 1.
Có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật truyện ngắn là sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt của ngôn ngữ thơ ca và ngôn ngữ điện ảnh”. Anh (Chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua truyện ngắn trong chương trình lớp 11 hoặc 12.
Hướng dẫn:
Lđ 1: Giải thích
-Truyện ngắn phải mang dấu ấn của thi pháp thơ ca, đó là cấu trúc chặt chẽ, có tiết tấu, nhịp độ nhanh, chậm, độ căng lớn.
– Đặc điểm của ngôn ngữ điện ảnh:cần chú ý tới nghệ thuật dàn cảnh và nghệ thuật kịch bản của điện ảnh để làm sống động sự việc và nhân vật. Nói cách khác trong truyện phải có yếu tố kịch tính được tạo nên bởi sự triển khai mâu thuẫn, xung đột trong cốt truyện; truyện phải xây dựng được nhân vật chính rõ nét. Để tái hiện mâu thuẫn, xung đột và xây dựng nhân vật, nhà văn phải chọn lọc được những chi tiết đắt giá, có khả năng dựng cảnh để chuẩn bị môi trường trực tiếp cho nhân vật hoạt động và có thể gián tiếp miêu tả tâm lí nhân vật…
Lđ 2. Chứng minh:
*Kết cấu ngắn gọn của “Chí Phèo”
Dù nội dung truyền tải lớn- bức tranh nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám – nhưng tất cả những “giông tố” trong làng Vũ Đại lại chỉ được thể hiện trong một truyện ngắn. Vì vậy, có những sự việc nhà văn chỉ kể lướt, có những nhân vật nhà văn chỉ miêu tả mờ nhạt: Binh Chức, Năm Thọ, bà Ba…
* Nhịp điệu trần thuật “trầm bổng”
Trong truyện “Chí Phèo”, nhịp độ chủ yếu là sự chậm rãi, thong thả vì tác phẩm được kết cấu theo lối hồi cố (hồi tưởng lại cuộc đời Chí Phèo); nhà văn sử dụng bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật (đoạn miêu tả tâm lí Chí Phèo tỉnh rượu ) nhưng cũng có sự kiện, nhà văn Nam Cao rút gọn lại khiến cho nhịp kể trôi qua rất nhanh ( thời gian Chí Phèo sồng 5 ngày bên Thị Nở)
*Yếu tố kịch tính
Yếu tố kịch tính được tạo nên bởi truyện đã phản ánh mâu thuẫn giai cấp rất căng thẳng đến mức không thể điều hòa được: mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Cùng với đó là mẫu thuẫn giữa con người và hoàn cảnh sống (Chí Phèo và dư luận, định kiến về Chí Phèo của người dân làng Vũ Đại). Hai mâu thuẫn này khiến Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát.
Hd hs đánh giá:
Về ý kiến, bài học với người cầm bút và người tiếp nhận.
Lđ 3. Đánh giá:
-Ý kiến đúng đắn, khẳng định tính chất đặc trưng của thể loại truyện ngắn, nghệ thuật viết truyện ngắn.
-Bài học với người cầm bút: cần chú trọng lối viết “tảng băng trôi”, hàm ẩn để truyện đảm bảo được tính chất “ngắn”; chú ý những dấu hiệu quan trọng làm nên sức hấp dẫn của truyện là cốt truyện và những chi tiết đặc sắc, đắt giá.
Hd hs lập dàn ý cho đề 2.
GV hướng dẫn hs phát hiện ra vấn đề nghị luận.
Vđ NL: Giải thích được ý nghĩa của nhận định: khẳng định đặc trưng, khả năng của thể loại truyện ngắn: tuy dung lượng nhỏ, thường chỉ viết về một khoảnh khắc (một tình huống, một sự kiện, một lát cắt đời sống), với những yếu tố nhỏ bé, ít ỏi (nhân vật, chi tiết…), nhưng có sức chứa và sức gợi lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực cuộc sống rộng lớn, vừa có khả năng gợi mở, mang chứa chiều sâu không cùng của cõi lòng, tư tưởng con người vfa đặc biệt rất giàu chất thơ.
Đề 2.
Bàn về thể loại truyện ngắn, nhà phê bình Hoàng Phong Tuấn viết:
“Truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc, nhưng là cái khoảnh khắc gợi mở đến vô cùng, là một giọt sương phản chiếu cả bầu trời, là giọt nước mắt mang chứa cả cõi lòng con người.” (“Vợ nhặt” – Chất thơ vút lên từ cái đói và cái chết – Tư liệu Ngữ văn 12 – Tr.184 – NXB Giáo dục, 2008)
Anh (chị) hiểu và suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên? Hãy làm sáng tỏ qua việc phân tích truyện ngắn “Vợ nhặt” (Kim Lân).
4. Củng cố: GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm: Cách xác định chất thơ trong một tác phẩm văn xuôi.
5. Hướng dẫn về nhà: Viết bài đề số 2 hoàn chỉnh.
Chất thơ trong Hai đứa trẻ
Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông cùng với Nhất Linh và Hoàng Đạo là những cây bút chủ lực của nhóm Tự lực văn đoàn. Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn, thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình đượm buồn, giọng điệu điềm đạm, thâm trầm. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Thạch Lam. Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện đạm nét chất thơ trong truyện ngắn.
Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở trái tim”, là cái nhụy của cuộc sống được chưng cất thành thơ. “Chất thơ” có thể hiểu là chất trữ tình – tính chất được tạo nên từ sự hoà quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc, tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung động thẩm mĩ và tình cảm nhân văn. Còn “Chất thơ trong truyện ngắn” là cái được tạo nên khi nhà văn chú ý khai thác và biểu hiện một cách tinh tế cái mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn. Đó là những rung động, rung cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, con người và tình người. Voltcure đã từng nói: “Thơ là âm điệu của tâm hồn cao cả, đa cảm”. Chỉ nhờ âm nhạc của lòng mình người nghệ sĩ mới có thể truyền cảm xúc đến với người đọc, khơi lên trong tâm hồn độc giả lòng yêu thích con người, quý trọng sự sống. Chính chất thơ làm cho trang văn trở nên tinh tế vút cao, đi vào lòng người đọc một cách mãnh liệt hơn.
Vốn là một nhà văn có tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, Thạch Lam đã cho ra đời nhiều tác phẩm thấm đẫm chất thơ như “Gió lạnh đầu mùa”, “Dưới bóng hoàng lan” và đặc biệt là truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938. Cốt truyện “Hai đứa trẻ” khá đơn giản, đó là cảnh một phố huyện nghèo được miêu tả trong một khoảng thời gian ngắn từ chiều muộn cho đến đêm. Nơi ấy, có những người dân nghèo, ngày nào cũng tái diễn những công việc đơn điệu, buồn tẻ và đặc biệt trong thế giới ấy có hai đứa trẻ được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng nhỏ, đêm chúng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua. Đọc tác phẩm ta không thể quên được những dư âm trong trẻo và tươi sáng bởi ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, ngòi bút tài hoa giàu cảm xúc, giọng văn ngân nga như có nhạc điệu, vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường, những tình cảm ngây thơ cùng sự bay bổng của những niềm mong ước xa xôi….
Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” trước tiên được tỏa ra từ khung cảnh thiên nhiên của buổi chiều tà. Đó là bức tranh quê bình lặng, êm đềm “Chiều chiều rồi, một buổi chiều êm như nhung và thoảng qua giáo mát”. Buổi chiều ấy được gợi lên từ âm thanh của tiếng trống thu không báo hiệu một ngày sắp tàn, từ tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào, cùng tiếng muỗi đã bắt đầu vo ve. Nổi bật trong bức tranh buổi chiều ấy là màu đỏ rực như lửa cháy của phương tây, điểm thêm là màu hồng như hòn than sắp tàn của những áng mây chiều. Bức tranh ấy còn có những đường nét thật rõ rệt “Dãy tre làng trước mặt đã bắt đầu đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Chỉ vài chi tiết miêu tả nhưng Thạch Lam đã làm bức tranh quê hiện lên thật gần gũi, bình dị. Bức tranh ấy được cảm nhận qua tâm hồn ngây thơ của Liên và An “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng im ỉm, trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên trên chỏng, đưa mắt theo dơi những bóng người về muộn, từ từ đi trong đêm” . Cát trên phố lấp lánh trên những chỗ mấp mô. Thấp thoáng trong bức tranh ấy là hình ảnh của mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang lom khom, tìm tòi những thứ con xót lại sau buổi chợ, chúng nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì còn có thể dùng được của những người bán hàng để lại. Chứng kiến những cảnh đời ấy Liên thấy thương chúng nhưng chị cũng không có tiền để cho. Và đọng lại trong tâm hồn Liên là một nỗi “buồn man mác” trước khoảnh khắc của ngày tàn. Có lẽ nhà văn Thạch Lam đã vẽ nên bức tranh nơi phố huyện nghèo nơi đây bằng chính kí ức tuổi thơ của mình, khi ông cùng gia đình có một thời gian chuyển về sống ở phố huyện Cẩm Giàng(Hải Dương) nên cảnh vật và con người nơi đây hiện lên rất chân thực, gần gũi và màu sắc trữ tình – chất thơ có phần đậm nét hơn.
Sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn là một đặc điểm nổi bật trong phong cách sáng tác của Thạch Lam, chính sự kết hợp ấy đã giúp Thạch Lam tạo nên những trang văn vừa mang hơi thở của đời sống, vừa nhẹ nhàng, thanh thoát giàu chất thơ cho tác phẩm “Hai đứa trẻ”.. Có lẽ chất thơ đã thực sự lan tỏa khi nhà văn viết về cuộc đời của những con người nơi phố huyện nghèo. Chính những rung cảm tinh tế mà nhẹ nhàng, Thạch Lam đã làm cho chất thơ len lỏi sâu vào tâm hồn người đọc, khiến họ không thể rời mắt khỏi cuộc sống của những con người nơi đây – một cuộc sống mờ nhạt, buồn tẻ. Và dường như đằng sau những câu văn ấy là tiếng thở dài đầy xót thương cho những kiếp người lầm lũi nơi phố huyện của Thạch Lam.
Để làm nổi bật lên cuộc sống lầm lũi, khắc khổ của những con người nơi phố huyện, Thạch Lam đã nhấn mạnh đến thời gian nghệ thuật. Thời gian được đề cập đến ở đay là lúc phố huyện về đêm. Khi phố huyện về đêm, bóng tối phủ mờ lên cảnh vật, đè nặng lên cuộc đời của những người dân nơi đây. Bóng tối là một hình tượng nghệ thuật đày ám ảnh, nó trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm. Bóng tối đã phủ đày khắp nơi. Tối hết cả, từ con đường ra sông, con đường qua chợ về nhà đều chứa đầy bóng tối. Bóng tối tràn lan, đậm đặc khiến cho tiếng trống cầm canh đánh tung lên một tiếng khô khan rồi chìm ngay vào bóng tối. Bóng tối chính là hình tượng ẩn dụ cho cho cuộc sống của những con người nơi phố huyện nghèo – một cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán, đến một lúc nào đó nó sẽ “mòn ra”, “mục ra”, “rửa đi” và tan vào trời đất. Cũng có đôi lúc nhà văn đã cho thắp lên vài ánh sáng nhưng đó chỉ là thứ ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, là ánh sáng của những con đóm đóm bay là là trên mặt đất, là ánh sáng của chấm lửa bay lơ lửng nơi gánh phở của bác Siêu, là những khe sáng, hột sáng lọt qua phên nứa… Đặc biệt, hình ảnh ngọn đèn con nơi hàng nước của chị Tí nhắc đi nhắc lại tới bảy lần trong tác phẩm, nó trở thành nỗi ám ảnh về số phận, kiếp người nơi phố huyện này, đồng thời gợi lên sự nhỏ bé đáng thương đến tội nghiệp của ánh sáng.
Đêm là lúc con người, vạn vật được nghỉ ngơi. Đáng lẽ đây là khoảng thời gian để con người được thư giãn sau một ngày dài làm việc vất vả. Thế nhưng đố với những con người nơi đây, họ vẫn phải đốt đêm làm ngày để tiếp tục kiếm sống. Họ phải làm việc để kiếm từng đồng lẻ, dẫu biết rằng “chẳng kiếm được là bao” nhưng họ vẫn phả để làm duy trì sự sống. Đó là hình ảnh của mẹ con chị Tí lam lũ, vất vả. Ban ngày chị đi mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước ra để bán. Gọi là hàng nước cho oai chứ hàng của chị chỉ có lèo tèo vài phong thuốc lào và ấm nước chè xanh. Sức ám ảnh trong “Hai đứa trẻ” còn được gợi lên qua tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên. Tiếng cười khanh khách trong vô thức của bà đã xoáy sâu vào tâm thức của người đọc về một cuộc đời xế bóng nơi phố huyện. Rồi cuộc sống ấy sẽ đi về đâu? Thê lương nhất trong miền đời bị lãng quên ấy là gia đình bác xẩm. Gia đình bác sống nhờ vào của bố thí của thiên hạ. Hôm nay chiếc thau trắng để trước mặt vẫn còn trống rỗng. Bác góp vui bắng mấy tiếng đàn bầu rưng lên bần bật nghe thật não nề. Gia đình bác ngồi trên manh chiếc rách, thằng con bò ra ra khỏi chiếu để nghịch cát bẩn bên đường. Đâu đó còn là hình ảnh của bác Siêu với gánh phở kẽo kẹt trên vai. Món hàng mà bác bán là một món quà xa xỉ, không bao giờ mua được không chỉ đối với chị em Liên mà còn đối với những con người nơi đây. Bóng bác trải dài mênh mông cả một vùng thật thê lương và ẩm đạm. Chị em Liên mặc dù có cuộc sống khá giả hơn nhưng cũng khổ hơn bởi cả hai đều bị quá khứ ám ảnh. Trước đây gia đình Liên sống ở Hà Nội, nhưng vì bố mất việc mà phải chuyển về nơi đây. Dù đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng hai chị em phải giúp mẹ trong coi cửa hàng tạp hóa nhỏ. Lúc nào chị em Liên cũng mơ tưởng về một Hà Nội sáng rực, xa xăm với cuộc sống đầy đẻ và sung túc. Quá khứ ấy như một minh chứng cho cái buồn thê lương, bế tắc ở hiện tại và nó như một dự cảm về tương lai mờ mịt. Có ai đó đã từng nói rằng “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, phải chăng chính vì lẽ đó mà trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” Thạch Lam đã miêu tả rất chân thực về cuộc sống nhàm chán, mờ nhạt của những con người nơi đây. Dù mỗi con người một hoàn cảnh nhưng ai cúng nhếch nhác, lam lũ đến tội nghiệp, người lớn như cây héo hắt, còn trẻ con thì như những màm non còi cọc không có tương lai.
Nếu nhà văn Nam Cao thường đi vào phân tích những quá trình tâm lí phức tạp thì Thạch Lam lại chủ yếu đi sâu vào những trạng thái của tâm hồn mà những rung động trong tâm hồn mới là đối tượng của chất thơ. Ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã vẽ nên hình những cảm xúc mong manh, mơ hồ thật tinh tế như “ những rung động của một cánh bướm non”. Và trong những rung động nhẹ nhàng, tinh tế ấy đã được Thạch Lam thể hiện qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên. Khi chứng kiến cảnh chiều về nơi phố huyện Liên thấy tâm hồn nhẹ nhàng lay động theo cảnh chiều quê. Ngồi bên “mấy quả thuốc sơn đen” Liên cảm nhận được hình ảnh bóng tối ngập đày dần, “đôi mắt chị chứa đầy bóng tối”. Mùi âm ẩm của rác rưởi, mùi cát bụi và hơi nóng lan tỏa cũng khiến cho Liên cảm nhận đó là “mùi riêng của đất”, của quê hương, xứ sở này. Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” ta như thấy rõ được tình cảm của Thạch Lam dành cho nhân vật của mình. Đó dường như là sự cộng hưởng giữa cảm xúc và hiện thực để tạo thành một sức hút da diết, bền lâu của tác phẩm.
Chất thơ trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” còn được thể hiện rõ hơn bao giờ hết qua những hi vọng, khát khao của những con người nơi phố huyện nghèo. Trong hoàn cảnh tối tăm của cuộc đời họ vẫn hi vọng và trông đợi vào một cái gì đó tươi sáng hơn ở tương lai. Dù có mệt mỏi, buồn ngủ thì họ vẫn cố thức để chờ đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Chuyến tàu ấy ngỡ như rất bình thường nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với những con người nơi đây. Tàu chưa đến họ mong ngóng đợi chờ, khi tàu đến họ rát đõi mừng vui dù theo lời An thì “Tàu hôm nay không đông” và “kém sáng hơn” nhưng thứ ánh sáng mà đoàn tàu mang lại khác hẳn với thứ ánh sáng leo lét ở nơi đây. Chính thứ ánh sáng ấy đã khiến họ được sống trong niềm vui, hạnh phúc trong chốc lát. Đoàn tàu đã tiếp thêm cho họ sức mạnh để vượt qua cảnh tối tăm của hiện tại, hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Đối với chị em Liên, đợi tàu không phải vì nhu cầu về vật chất mà đơn giản, đoàn tàu ấy đã làm sống dậy quá khứ xa xăm, tươi đẹp một thời, phá tan không khí tù túng, ngột ngạt nơi đây. Thể hiện thành công tâm trạng đợi tàu ấy, nhà văn Thạch Lam đã gợi lên niềm xót thương cho những kiếp người nhỏ bé đang sống trong nghèo nàn, tăm tối và tù túng để từ đó lay tỉnh tâm hồn của họ để họ vươn tới ánh sáng của tương lai.
“Nghệ thuật làm nên linh hồn của tác phẩm”. Sẽ rất thiếu sót nếu ta không đề cập tới chất thơ được thể hiện qua nghệ thuật. Qua truyện ngắn, Thạch Lam đã xây dựng được một thế giới hình ảnh vừa chân thực vừa sống động với những không gian và thời gian có sự vận động, biến chuyển. Thạch Lam còn xây dựng được những chi tiết nhỏ nhưng lại thể hiện được một cách tinh tế và sâu sắc thế giới của những cảm xúc mơ hồ, mong manh của con người. Chính nhà văn Thạch Lam đã từng quan niệm: “Nhà văn cốt nhất là phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực, tức là tìm thấy tâm hồn mọi người qua tâm hồn chính mình” và ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ” Thạch lam đã làm được điều đó. “Hai đứa trẻ” là truyện dường như không có cốt truyện, mạch truyện không vận động theo mạch những tình tiết mà vận động theo tâm hồn, cảm xúc của nhân vật. Câu văn của Thạch Lam nhiều thanh bằng gợi một nhịp điệu chậm buồn nhưng có sức lan toả. Chẳng hạn khi miêu tả vẻ trầm buồn nhưng cũng rất đỗi nên thơ của phố huyện. Câu văn ngắn, nhịp văn chậm rãi, thong thả. Dù diễn tả cái náo nức bên trong, cái sôi động của ước mơ thì Thạch Lam vẫn rất nhẹ nhàng, vẫn tự nén ngòi bút của mình. Tất cả những đặc sác nghệ thuật trên những đặc sắc nghệ thuật trên được Thạch Lam sử dụng một cahs thành thạo qua giọng văn thủ thỉ, nhẹ nhàng, êm đềm nhỏ nhẹ nhưng có thể phân biệt được từng âm vị.
Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, chất thơ được chưng cất từ đời sống bình dị, thường nhật bằng chính rung động của tâm hồn nhà văn, chất thơ toả ra từ tình yêu cái đẹp, từ cái nhìn tinh tế trước thiên nhiên, đời sống và niềm tin ở thiện căn của con người từ hình thức nghệ thuật tới nội dung được biểu hiện. Qua tác phẩm Thạch Lam đã phát hiện ra được “Cái đẹp ẩn chứa ở chỗ không ai ngờ tới”, đó là vẻ đẹp kín đáo bị khuất lấp bởi đời sống nhọc nhằn mà chỉ có những tâm hồn tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận hết được.
Vũ Huy Lân – THPT Chuyên Lao Cai
Vũ Huy Lân
Họ tên
Tiêu đề
Nội dung
Mã kiểm tra
Tin khác
CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ
Chuyên đề: Rèn luyện nâng cao kĩ năng kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh giỏi (Nguyễn Thị Hạnh)
Rèn kĩ năng lựa chọn ngữ liệu phân tích trong kiểu bài lí luận văn học không giới hạn ngữ liệu chứng minh cho học sinh chuyên văn (Lê Thị La)
Kiểu nhân vật tự ý thức trong trang văn của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu (Lê Thị La)
Tiếng nói tri âm trong Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du), Kính gửi cụ Nguyễn Du (Tố Hữu) và Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) – Bùi Thị Phương Thúy –
Chữa lỗi trong bài văn nghị luận xã hội cho học sinh (Bùi thị Phương Thúy)
Đặc sắc nghệ thuật và cá tính sáng tạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám 1945 (Phạm Minh Huệ)
Chuyên đề: Kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi với kiểu bài lí luận văn học (Nguyễn Thị Hạnh)
Văn xuôi lãng mạn 1930 – 1945 với hai tác giả tiêu biểu trong chương trình THPT: Thạch Lam và Nguyễn Tuân (Nguyễn Thị Vân)
Đặc sắc truyện ngắn Nam Cao qua tác phẩm Chí Phèo (Trương Văn Quỳnh)
1
2 3 4 5
Gần 1/3 Hộ Gia Đình Mỹ Thuộc Nhóm Thu Nhập Thấp
Gần một phần ba số hộ gia đình Mỹ, khoảng 29%, thuộc nhóm thu nhập thấp, một báo cáo năm 2018 của Pew Research Center cho biết.
Khái niệm thu nhập thấp được tổ chức nghiên cứu này định nghĩa là mức thu nhập thấp hơn hai phần ba so với mức trung bình quốc gia. Theo đó, thu nhập trung bình của nhóm này là 25.624 USD trong năm 2016, so với mức thu nhập hộ gia đình trung bình của nước Mỹ trên 60.300 USD.
Cũng theo báo cáo này, hơn một nửa số hộ gia đình Mỹ (52%) thuộc tầng lớp trung lưu và 19% thuộc tầng lớp thượng lưu. Thu nhập trung bình của các hộ gia đình trung lưu là 78.442 USD, trong khi mức thu nhập cao đạt khoảng 187.872 USD.
Tấm bảng tuyển nhân viên bên ngoài một cửa hàng bánh tại California, Mỹ. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo giữa các gia đình có thu nhập cao và thu nhập thấp đã tăng lên mức kỷ lục. Năm 1970, khi lần đầu tiên phân tích dữ liệu thu nhập ở Mỹ, thu nhập trung bình của các hộ gia đình có thu nhập cao gấp 6,3 lần so với các hộ gia đình có thu nhập thấp. Năm 2016, tỷ lệ này tăng lên 7,3 lần.
Những dữ liệu gần đây từ Cục điều tra dân số Mỹ cũng cho thấy khoảng cách giàu nghèo đã gia tăng kể từ năm 2016 và đạt kỷ lục mới vào năm 2018.
Các tỷ phú như Ray Dalio và Bill Gates gần đây đã nhắc đến sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng trong xã hội, và gọi đó là trường hợp “khẩn cấp quốc gia”. Họ kêu gọi đánh thuế cao hơn với người giàu để sử dụng cho hệ thống giáo dục công và xây dựng cơ sở hạ tầng.
“Cách này hay cách khác, điều quan trọng là lấy những đồng tiền thuế đó và làm cho chúng có hiệu quả”, Ray Dalio – tỷ phú sở hữu tổng tài sản gần 19 tỷ USD theo Forbes – nói trong chương trình “60 Minutes”.
Tỷ phú tự thân và nhà đồng sáng lập Tập đoàn Microsoft, Bill Gates cũng cho rằng nên đánh thuế cao hơn với người giàu. “Tôi nghĩ rằng hệ thống thuế nên được xây dựng theo tỷ trọng cao hơn từ những người có khối tài sản lớn”, Bill Gates chia sẻ trong chương trình “The Late Show” tháng 2/2019.
Những Quyền Lợi Của Gia Đình Đa Văn Hoá Ở Hàn Quốc
Gia đình đa văn hoá là gia đình được cấu thành từ những người di trú qua hôn nhân với những nguời vốn mang quốc tích Hàn Quốc hay những người đã gia nhập quốc tịch Hàn Quốc.
Những thành viên của gia đình đa văn hoá đang nuôi dạy con em được sinh ra từ quan hệ hôn nhân trên thực tế với quốc dân của Đại Hàn Dân Quốc cũng sẽ đuợc áp dụng quy định hỗ trợ dành cho gia đình văn hoá.
Gia đình đa văn hoá được cung cấp những thông tin cần thiết cho đời sống, đuợc hỗ trợ về giáo dục, đuợc bảo vệ và hỗ trợ cho những nạn nhân của bao lực gia đình, hỗ trợ y tế và quản lí sức khoẻ., hỗ trợ giáo dục thiếu niên nhi đồng và được nhận những dịch vụ đa ngôn ngữ.
Dịch vụ mang thai và sinh nở
Gia đình đa văn hoá có thể nhận được những dịch vụ hỗ trợ về mang thai và sinh nở– Nhà nước và chính quyền địa phương nhận thức được trách nhiệm mang tính xã hội về mang thai và sinh nở và phải hỗ trợ để tạo dựng nên môi trường sinh nở thích hợp đảm bảo sức khoẻ của bà mẹ và thai nhi(Khoản 2 điều 8 [Luật cơ bản về gia đình và sức khoẻ]).– Người di trú qua hôn nhân nhận đựoc sự hỗ trợ về mặt y tế như khám súc khoẻ , cử người giúp đỡ đến tận nhà trước và sau khi sinh , giáo dục về sức khoẻ và dĩnh dưỡng vì một cuộc sống khoẻ mạnh hơn, trong trường hợp sử dụng những địch vụ này được thực hiện còn cung cấp thêm cả dịch vụ thông dịch tiếng nước ngoài. (Điều 9 [Luật hỗ trợ gia đình đa văn hoá]).
Dịch vụ dạy dỗ thiếu niên nhi đồng
Khi tiến hành giáo dục , chăm sóc thiếu niên và nhi đồng không để các em nhỏ trong gia đình đa văn hoá bị phân biệt đối xử (khoản 1 điều 10 [Luật hỗ trợ gia đình đa văn hoá]Các em nhỏ là thành viên trong gia đình đa văn hoá có thể được hỗ trợ các chương trình giáo dục trong trường học và ngoài giờ để các em có thể nhanh chóng thích ứng được với sinh hoạt ở trường học(khoản 2 điều 10 [Luật hỗ trợ gia đình đa văn hoá].
Hỗ trợ giáo dục chăm sóc các em nhỏ là thành viên của gia đình đa văn hoá chưa đến tuổi vào tiểu học, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để nâng cao năng lực ngôn ngữ của các em bằng hỗ trợ học tập và hỗ trợ giáo trình tiếng Hàn(khoản 3 điều 10 [Luật hỗ trợ gia đình đa văn hoá].
Hỗ trợ phí chăm sóc và phí giáo dục trẻ em trong gia đình đa văn hóa
Trẻ em dưới 5 tuổi trong các gia đình đa văn hóa đang đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo được hỗ trợ toàn bộ chi phí chăm sóc, giáo dục trẻ mà không cần xét đến mức thu nhập của gia đình.
Phương pháp đăng kí Chế độ đảm bảo mức sống tối thiểu
Người nước ngoài có thu nhập thấp hơn mức sinh hoạt tối thiểu được hỗ trợ tiền trợ cấp (trợ cấp sinh hoạt/ trợ cấp nhà ở, trợ cấp giáo dục, trợ cấp sinh con/ trợ cấp tang lễ, trợ cấp y tế/ trợ cấp tự lập…).Đối tượng được hỗ trợNgười nước ngoài đã đăng kí người nước ngoài và thuộc một trong những trường hợp sau được đảm bảo mức sống tối thiểu (Mục 2 điều 5 “Luật đảm bảo mức sống tối thiểu quốc dân” và Mục 2 điều 5 “Lệnh thi hành luật đảm bảo mức sống tối thiểu quốc dân”).. Là người đang có quan hệ hôn nhân với công dân Hàn Quốc và thuộc một trong những trường hợp sau:√ Là người đang mang thai hoặc là người phối ngẫu của người có quốc tịch Hàn Quốc và đang mang thai√ Là người đang nuôi con chưa thành niên có quốc tịch Hàn Quốc (bao gồm cả cha dượng, mẹ kế và cha mẹ nuôi chính thức)√ Là người đang chung sống hoặc cùng kiếm kế sinh nhai với huyết tộc trực hệ từ cha mẹ trở lên của người phối ngẫu và có quốc tịch Hàn Quốc. Là người đã ly hôn với công dân Hàn Quốc hoặc người phối ngẫu đã chết nhưng đang nuôi con chưa thành niên mang quốc tịch Hàn Quốc hoặc đang mang thai là con của người phối ngẫu đã chếtPhương pháp đăng kíCó thể đăng kí tại văn phòng ấp, xã và trung tâm cư dân địa phương.Tài liệu cần nộp: Đơn xin cung cấp (thay đổi) trợ cấp và dịch vụ phúc lợi xã hội, tờ khai thu nhập và tài sản, giấy đồng ý cung cấp thông tin tín dụng…
Công tác hỗ trợ khẩn cấp
Người nước ngoài đang cư trú tại Hàn Quốc, thuộc đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp và là người gặp tổn thất do hỏa hoạn, tội phạm, thiên tai mà không thuộc trách nhiệm của người đó có thể được hỗ trợ khẩn cấp như hỗ trợ duy trì cuộc sống, hỗ trợ y tế, nhà ở, sử dụng cơ quan phúc lợi xã hội, giáo dục, phí nhiên liệu trong mùa đông, sinh con, tang lễ, phí nhiên liệu…Đối tượng được hỗ trợ
Người thuộc một trong những trường hợp sau có thể trở thành đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp (Mục 2 điều 5 “Hỗ trợ phúc lợi khẩn cấp” và mục 2 điều 1 “Lệnh thi hành hỗ trợ phúc lợi khẩn cấp”).
. Người đang có quan hệ hôn nhân với công dân Hàn Quốc . Người đã ly hôn với người phối ngẫu là công dân Hàn Quốc hoặc có người phối ngẫu bị chết nhưng đang chăm sóc những người cùng huyết thống có quốc tịch Hàn Quốc. Người được công nhận là dân tị nạn theo mục 2 điều 2 “Luật dân tị nạn”. Người bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tội phạm và không có lỗi trong việc gây ra những việc đó. Người được Bộ trưởng bộ bảo vệ sức khỏe và phúc lợi công nhận là cần được hỗ trợ khẩn cấp
Phương pháp đăng kíCó thể đăng kí tại thành phố, quận, huyện và trung tâm điện thoại bảo vệ sức khỏe và phúc lợi 129
Điện thoại hỗ trợ đời sống
1. Trung tâm điện thoại Danuri: 1577-5432
6. Trung tâm điện thoại KT Together080-008-0100. Cung cấp tư vấn đời sống và xử lí vướng mắc về dịch vụ liên lạc có dây và không dây. Làm việc từ 09:00 – 19:00 vào các ngày thường7. Trung tâm điện thoại Dasan 120120. Cung cấp dịch vụ tư vấn thông tin đời sống, thông tin du lịch, giao thông công cộng, đặt vé…. Làm việc từ 09:00 22:00 trong suốt 365 ngày
Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Tài Gia Đình Trong Văn Xuôi Những Năm Gần Đây trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!