Xu Hướng 3/2023 # Đề Kiểm Tra 15 Phút Trắc Nghiệm Vật Lý 10 # Top 10 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đề Kiểm Tra 15 Phút Trắc Nghiệm Vật Lý 10 # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Đề Kiểm Tra 15 Phút Trắc Nghiệm Vật Lý 10 được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Kiến Guru đã tổng hợp hoàn chỉnh đề kiểm tra trắc nghiệm vật lý 10 về chuyển động, rơi tự do. Bài viết gồm 10 câu trắc nghiệm và có đáp án giúp cho các bạn ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải nhanh cho các bài tập nâng cao. 

Đề kiểm tra trắc nghiệm vật lý 10 ( 10 câu )

I. Phần đề

Câu 1: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc dài có: 

 A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo.

 B. độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

 C. độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

 D. độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính quỹ đạo.

Câu 2: Chuyển động cơ là sự thay đổi … của vật này so với vật khác theo thời gian. Từ cần điền vào chỗ trống là:

 A. chiều

 B. phương

 C. hướng

 D. vị trí

Câu 3: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng x = 10 + 60t (km, h). Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào so với gốc tọa độ và với vận tốc bằng bao nhiêu?

 A. Từ điểm cách gốc tọa độ 60 km với vận tốc 10 km/h.

 B. Từ gốc tọa độ với vận tốc 60 km/h.

 C. Từ điểm cách gốc tọa độ 10 km với vận tốc 60 km/h.

 D. Từ gốc tọa độ với vận tốc 10 km/h.

Câu 4: Trong đồ thị vận tốc theo thời gian v(t) của một chuyển động thẳng của một vật như hình dưới. Những đoạn ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều là:

 A. AB, EF.

 B. AB, CD.

 C. CD, EF.

 D. CD, FG.

Câu 5: Trong các phương trình sau, phương trình chuyển động thẳng chậm dần đều là

 A. x = t² + 4t – 10

 B. x = –0,5t – 4.

 C. x = 5t² – 20t + 5

 D. x = 10 + 2t + t².

Câu 6: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là

Câu 7: Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi

 A. không có lực tác dụng.

 B. tổng các lực tác dụng lên vật bằng không.

 C. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.

 D. bỏ qua lực cản của không khí.

Câu 8: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3 giờ, khi chạy về mất 6 giờ. Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất

 A. 13 giờ.

 B. 12 giờ.

 C. 11 giờ.

 D. 10 giờ.

Câu 9: Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

 A. được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.

 B. được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.

 C. không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại.

 D. được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 10: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là

 A. 43 m.

 B. 45 m.

 C. 39 m.

 D. 41 m.

II. Đáp án 

Đề kiểm tra trắc nghiệm vật lý 10: Hướng dẫn giải đề 

Câu 1: Chọn C

Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc dài có độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến quỹ đạo.

Câu 2: Chọn D

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian

Câu 3: Chọn C.

Khi t = 0 thì x = xo = 10 (km) ⟹ Chất điểm đó xuất phát từ điểm cách gốc tọa độ 10 km.

Vận tốc ban đầu của chất điểm là: vo= 60 km/h.

Câu 4: Chọn B.

Chuyển động thẳng nhanh dần đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian và cùng chiều với vận tốc v, đồng thời v có giá trị phụ thuộc theo thời gian là một hàm bậc nhất:

v = vo + at với a ≠ 0.

Trong đồ thị (v, t) thì đường biểu diễn v theo t là một đường thẳng. Ta thấy đoạn AB và CD trê đồ thị biểu diễn vận tốc v có giá trị tăng đều theo thời gian.

Câu 5: Chọn C.

Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, gia tốc a và vận tốc v luôn trái dấu.

Phương trình biểu diễn sự phụ thuộc của x theo t trong chuyển động biến đổi đều là hàm bậc hai của thời gian theo t: x = xo + vot + 0,5at2.

Câu 6: Chọn B.

Công thức tính độ lớn vận tốc v của vật ngay trước khi chạm đất của vật rơi tự do là:

Câu 7: Chọn C.

Sự rơi tự do là sự chuyển động của vật khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực với vận tốc ban đầu bằng không.

Câu 8: Chọn B.

Coi thuyền là (1), nước là (2), bờ là (0).

Vận tốc của thuyền so với bờ là:

Khi thuyền chạy xuôi dòng thì:

Khi thuyền chạy xuôi dòng thì:  

Giải (*) và (**) ta tìm được vận tốc của nước so với bờ: 

Nếu phà tắt máy trôi theo dòng nước từ A đến B thì mất:

Câu 9: Chọn D.

Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Câu 10: Chọn D.

Ta có 3s là thời gian để viên đá rơi nhanh dần đều xuống vực phát ra âm thanh và thời gian để âm thanh chuyển động đều từ vực đến tai người nghe: t1 + t2 = 3s (1)

Quãng đường đá rơi = quãng đường âm thanh truyền:

Từ (1) và (2), suy ra: t2 = 0,124 s; t1 = 2,875 s

Độ cao từ vách núi xuống đáy vực: S = va.t2 = 330.0,124 = 40,92 m.

Đề Kiểm Tra 45 Phút Phần 1 Sử 10

Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 10 – Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

A. A-sô-ca. B. A-cơ-ba

C. Bim-bi-sa-ra D. Gup-ta

A. 9 đời vua – 150 năm

B. 8 đời vua – 140 năm

C. 10 đời vua – 150 năm

D. 7 đời vua – 120 năm

A. Thần Tàn phá

B. Thần Bảo hộ

C. Thần Sấm sét

D. Thần Sáng tạo thế giới.

A. xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.

C. xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.

D. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.

A. Người Hồi giáo gốc Trung Á

B. Người Mông Cổ

C. Người Ấn Độ

D. Người Trung Quốc

A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).

B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.

C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo.

D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.

A. Người dân Ấn Độ gắn bó mật thiết với Hinđu giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo là một tôn giáo ngoại bang.

C. Hồi giáo mới được du nhập vào Ấn Độ.

D. Hồi giáo thực hiện các chính sách tôn giáo khắc nghiệt.

Câu 8. Con sông nào được xem là nơi khởi nguồn của nền văn hóa Ấn Độ?

C. Sông Gôđavari D. Sông Ấn

Câu 9. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?

A. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

B. A-cơ-ba sáng lập, vào thế kỉ IV

C. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỉ II

D. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN

Câu 10. Đạo Hinđu – một tôn giáo lớn ở Ấn Độ đã được hình thành trên cơ sở nào?

A. Giáo lí của đạo Phật

B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ

C. Giáo lí của đạo Hồi

D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ

Câu 11. Do đâu nhiều ngôi chùa hang được xây dựng ở Ấn Độ dưới thời Gúpta?

A. do nhân dân bắt đầu nghĩ đến tín ngưỡng.

B. do lòng tôn sùng đạo Phật của dân chúng.

C. do đạo Phật đượqc truyền bá rộng rãi.

D. do xây dựng nhiều chùa để át tà ma.

A. Chứng tỏ trí tuệ và óc sáng tạo của người Ấn Độ

B. Tạo điều kiện cho một nền văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn học văn hóa ở Ấn Độ

D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

A. Tin lành B. Công giáo

C. Nho giáo D. Phật giáo

Câu 14. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?

A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á

B. Người Hồi giáo gốc Trung Á

C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ

D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà

Câu 15. Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuếnào sau đây?

A. Thuế thủy lợi B. Thuế đất

C. Thuế đinh D. Thuế ngoại đạo

A. Phật giáo và Hin-đu giáo

B. Nho giáo

C. Ấn Độ giáo

D. Ba-la-môn

A. Thời kì vua Ao-reng-dép.

B. Thời kì vua Acơba.

C. Thời kì vua Sa Gia-han.

D. Thời kì vua Gia-han-ghi-a.

A. Babua B. Acơba

C. Giahanghia D. Sa Hagian

A. Sự phân tán không thể đem lại sức mạnh thống nhất.

B. Chính quyền trung ương suy yếu.

C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn.

D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.

Câu 20. Ý nào phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?

A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật

B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu

C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội

D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 2. (3 điểm) Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn?

Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII.

Chọn đáp án: A

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua gần 150 năm (319 – 467).

Chọn đáp án: A

Phương pháp: sgk trang 40.

Cách giải:

Trong bốn thần chủ yếu mà người ấn Độ thờ, thần Bra-ma gọi là thần Sáng tạo thế giới.

Chọn đáp án: D

Phương pháp: sgk trang 44.

Cách giải:

Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-gôn ở Ấn Độ đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.

Chọn đáp án: D

Phương pháp: sgk trang 42.

Cách giải:

Người Hồi giáo gốc Trung Á đã tiến hành một cuộc chinh chiến vào Ấn Độ, từng bước chinh phục tiểu quốc Ấn rồi lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li.

Chọn đáp án: A

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển hai tôn giáo chủ đạo là: Phật giáo và Hinđu giáo (Ấn Độ giáo), không phát triển Nho giáo như ở Trung Quốc.

Cách giải:

Dưới thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li, mặc dù có thực hiện những chính sách áp đặt Hồi giáo nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn Ấn Độ Hinđu giáo và A-rập Hồi giáo. Mà thay vào đó các tôn giáo này đã có sự giao lưu và hòa nhập với nhau. Nguyên nhân của tình trạng này là do Hinđu giáo và Phật giáo đã ăn sâu và gắn bó mật thiết với người dân Ấn Độ và là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nền văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Chọn đáp án: A

Phương pháp: Dựa vào phần giới thiệu về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở Ấn Độ để trả lời.

Cách giải:

Con sông Ấn (Indus) thuộc vùng Tây Bắc Ấn Độ, nhờ nó mà có tên gọi Ấn Độ và lãnh thổ Ấn Độ, là nơi khởi nguồn của nền văn hóa Ấn Độ.

Phương pháp: Xem lại thời kì Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Lời giải:

Đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được thống nhất lại, bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ – thời Vương triều Gúp-ta. Vương triều do vua Gúp-ta sáng lập nên.

Phương pháp: Xem lại đạo Hinđu giáo

Cách giải:

Cùng với Phật giáo, Ấn Độ giáo (hay Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.

Chọn đáp án: B

Phương pháp: Xem lại Phật giáo

Lời giải:

Dưới thời Gúpta, cùng với sự truyền bá Phật giáo và lòng tôn sùng đối với Phật, người ta đã làm nhiều ngôi chùa hang bằng cách đục đẽo hang đá thành hàng chục ngôi chùa rất kì vĩ, là những công trình kiến trúc đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

Chọn B.

Phương pháp: Xem lại thành tựu chữ viết, suy luận trả lời

Lời giải:

Ngôn ngữ Phạn được dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết văn bia. Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để truyền tải, truyền bá văn hóa, văn học Ấn Độ. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở Ấn Độ.

Chọn C

Phương pháp: Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Lời giải:

Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Phật giáo bắt đầu truyền bá vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ III đến thứ II trước công nguyên từ Ấn Độ.

Chọn D.

Phương pháp: Dựa vào nội dung sự ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li để trả lời.

Chọn đáp án: A

Phương pháp: Xem lại chính sách về chính trị, kinh tế của vương triều Hồi giáo Đê-li

Lời giải:

Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, ngoài thuế ruộng đất, những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi là ” thuế ngoại đạo” – jaziah.

Phương pháp: Xem lại Ấn Độ thời vương triều Hồi giáo Đê-li

Lời giải:

Thế kỷ XI – XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đêli. Vương triều này đã tiến hành truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo đạo Phật và Hin-đu giáo.

Chọn A.

Phương pháp: Xem lại Ấn Độ thời vương triều Mô-gôn

Cách giải:

Vị vua cuối của vương triều Mô-gôn là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay. Đây là thời kì khủng hoảng và chia sẽ xuất hiện trở lại trên đất nước Ấn Độ.

Chọn đáp án: A

Phương pháp: Dựa vào tình hình Ấn Độ dưới vương triều Đê-li và Mô-gôn để trả lời.

Cách giải:

Với những chính sách tiến bộ của mình, A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình xứng với danh hiệu là Đấng chí tôn A-cơ-ba.

Chọn đáp án: B

Phương pháp: Xem lại Ấn Độ thời vương triều Hồi giáo Đê-li

Lời giải:

Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo ( gốc Thổ). Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát-đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên một vương quốc Hồi giáo ở đây – vùng Lưỡng Hà.

Lời giải:

– Trong hơn 300 năm tồn tại (1206 – 1526), vương triều Hồi giáo Đê-li đã:

+ Truyền bá và áo đặt Hồi giáo cho những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

+ Tự dành cho mình những ưu tiên và ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.

– Chính sách thu ” thuế ngoại đạo ” chỉ dành cho những người không theo Hồi giáo, không áp dụng cho toàn thể nhân dân.

– Dù cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi sự bất bình trong nhân dân.

Chọn A. II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk lịch sử 10, trang 39

Cách giải: Những điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta:

– Phật giáo: phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh. Hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) được xây dựng. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

– Ấn Độ giáo: là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo.

– Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.

– Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

* Kiến trúc, điêu khắc, văn học: có những công trình tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người.

Văn hóa thời Gúp-ta ảnh hưởng đến Ấn Độ ở giai đoạn sau: Thời kỳ này là sự định hình và phát triển của nền văn hoá truyền thống ở Ấn Độ.

Câu 2.

Phương pháp: sgk lịch sử 10, trang 43, 44.

Lời giải: Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những nét chính về vương triều Mô-gôn (1526 – 1707): 1. Hoàn cảnh ra đời:

– Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

– Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạt được bước phát triển mới.

2. Chính sách của vua A-cơ-ba:

– Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

– Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

– Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

– Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

3. Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

– Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

– Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

– Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

– Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Đề Thi Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Học Kì 1 Có Đáp Án

Để giúp các bạn cũng cố lại kiến thức để phục vụ cho việc kiểm tra,, Kiến Guru giới thiệu đến các em đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1. Đề thi gồm 20 câu phân loại theo từng mức độ từ cơ bản đến nâng cao.

Đề kiểm tra dưới dây mang tính tham khảo để các bạn có thể làm quen với cấu trúc đề và giúp cho bạn ôn tập lại 1 số kiến thức quan trọng trong học kì 1 

I. Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1 phần câu hỏi ( Gồm 20 câu )

Câu 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vật chuyển động có thể coi là chất điểm?

A. Chiếc ô tô tải đi qua một cái cầu.

B. Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

C. Chiếc máy bay đang chuyển động trên một đoạn đường băng.

D. Một con sâu bò từ đầu đến cuối một chiếc lá.

Câu 2: Chuyển động của một vật là sự thay đổi

A. vị trí của vật đó so với vật làm mốc theo thời gian.

B. vị trí của vật đó so với một vật khác

C. khoảng cách của vật đó so với vật

D. vị trí của vật đó theo thời gian.

Câu 3: Trong các vật dưới đây vật có thể chuyển động thẳng đều là:

A. Quả táo chín rơi từ cành cây cao xuống đất.

B. Xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang.

C. Pít-tông chạy đi, chạy lại trong xilang.

D. Hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao.

Câu 4: Tìm câu sai.

A. Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần theo thời gian.

B. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.

C. Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc.

D. Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức

(a và v0 cùng dấu )

Câu 5: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì

A. vật đó chuyển động theo chiều dương.

D. có tích gia tốc với vận tốc A.v không đổi.

Câu 6: Chuyển động tròn đều không có đặc điểm

A. quỹ đạo là đường tròn.

B. véctơ vận tốc dài không đổi.

C. độ lớn vận tốc dài không đổi.

D. vectơ gia tốc luông hướng vào tâm.

Câu 7: Chuyển động của vật nào sau đây có thể được xem là chuyển động rơi tự do?

A. Một hòn đá được thả từ trên đỉnh tòa tháp cao xuống.

B. Một máy bay đang hạ cánh.

C. Một chiếc lá khô rơi từ cành cây xuống.

D. Một vận động viên nhảy cầu đang lộn cầu nhảy xuống nước.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng.

A. Nếu không chịu lực nào tác dụng lên vật thì vật đó phải đứng yên.

B. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa, thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

C. Một vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.

D. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.

Câu 9: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niu-tơn

A. tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn bằng nhau.

B. tác dụng vào hai vật khác nhau và có độ lớn bằng nhau.

C. tác dụng vào hai vật khác nhau và có độ lớn khác nhau.

D. tác dụng vào cùng một vật và có độ lớn khác nhau.

Câu 10: Trong các hình dưới đây, hình biểu diễn chuyển động thẳng đều là

Câu 11: Nếu lực ép giữa hai mặt tiếp xúc giảm đi thì hệ số ma sát giữa hai mặt đó sẽ

A. tăng lên.

B. giảm đi.

C. không thay đổi.

D. có thể tăng hoặc giảm.

Câu 12: Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 6 km/h và trên quãng đường sau là 9 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là

A. 6 km/h.

B. 7,5 km/h.

C. 7,2 km/h.

D. 15 km/h.

Câu 13: Một người đi trong nửa giờ thời gian đầu với tốc độ trung bình 2,5 km/h, nửa thời gian sau với tốc độ trung bình là 4,5 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là

A. 3 km/h.

B. 3,5 km/h.

C. 4,5 km/h.

D. 7 km/h.

Câu 14: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc trên trục Ox có dạng: x = 10 – 5t (với x tính bằng mét, t tính bằng giây). Chọn phát biểu đúng.

A. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.

B. Chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.

C. Thời điểm ban đầu, chất điểm ở gốc tọa độ.

D. Chất điểm chuyển động thẳng đều, ngược chiều dương.

Câu 15: Cứ sau mỗi giây, một chất điểm lại chuyển động quãng đường là 5 m. Chọn phát biểu đúng.

A. Chất điểm chuyển động thẳng đều.

B. Chất điểm chuyển động thẳng nhanh dần đều.

C. Chất điểm chuyển động thẳng chậm dần đều.

D. Tốc độ tức thời của chất điểm luôn luôn bằng 5 m/s.

Câu 16: Tại thời điểm ban đầu, một chất điểm qua vị trí cách gốc tọa độ 20 m về phía âm của trục tọa độ và đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 4 m/s về phía gốc tọa độ. Phương trình chuyển động của chất điểm là

A. x = 20 + 4t.

B. x = -20 + 4t.

C. x = 20 – 4t.

D. x = -20 – 4t.

Câu 17: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 8 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại, ô tô đã chạy thêm được 64 m. Gia tốc của ô tô là

A. – 0,5 m/s2.

B. 0,2 m/s2.

C. – 0,2 m/s2.

D. 0,5 m/s2.

Câu 18: Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc cảu Trái Đất đối với trục quay của nó là

A. 7,27.10-4 rad/s.

B. 7,27.10-5 rad/s.

C. 6,20.10-6rad/s.

D. 5,42.10-5 rad/s.

Câu 19: Một hành khách ngồi trong toa A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều đang chuyển động như nhau. So với sân ga thì

A. tàu A đứng yên, tàu B chạy.

B. tàu A chạy, tàu B đứng yên.

C. cả hai đều chạy.

D. cả hai tàu đều đứng yên.

Câu 20: Một viên bi được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu là 12 m/s. Coi chuyển động ném ngang của viên bi là tổng hợp của hai chuyển động đồng thời: chuyển động thẳng đều theo phương ngang và chuyển động rơi tự do theo phương thẳng đứng. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Sau giây đầu tiên kể từ khi bắt đầu chuyển động thì vận tốc của viên bi đối với mặt đất la

A. 21,8 m/s.

B. 10,9 m/s.

C. 7,75 m/s.

D. 15,5 m/s.

II. Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1 phần Đáp án 

Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 1 phần hướng dẫn giải chi tiết

Kiến xin gửi tới bạn đọc lời giải chi tiết một số câu hay và ứng dụng nhiều trong đề. 

Câu 4: C

Khi vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì gia tốc a luôn cùng phương, chiều với vận tốc.

Khi vật chuyển động thẳng chậm dần đều thì gia tốc a luôn cùng phương, ngược chiều với vận tốc.

Câu 11: C

Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc không phụ thuốc vào lực ép, chỉ phụ thuộc vào bản chất vật liệu và tình trạng của các mặt tiếp xúc.

Câu 12: C

Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là:

(km/h)

Câu 13: B

Tốc độ trung bình của người đó trong cả quá trình là:

(km/h)

Câu 14: D

Vật chuyển động thẳng đều: x = xo + vt, v = – 5m/s < 0, nên vật chuyển động ngược chiều dương.

Câu 16: C

Vật chuyển động về phía âm của trục tọa độ nên v = -4 m/s.

Ban đầu (t = 0) thì x0 = 20.

Vậy phương trình chuyển động của chất điểm là x = 20 – 4t (m)

Câu 17: A

Ta có: v2 – v02 = 2as

(m/s)

Câu 18: B

Vận tốc góc của Trái Đất đối với trục quay của nó là:

Câu 19: B

Tàu A chạy, tàu B đứng yên. Vì ta thấy toa tàu B và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau mà gạch lát sân ga thì đứng yên nên tàu B sẽ đứng yên còn tàu A chuyển động.

Câu 20: D

Đề Kiểm Tra Học Kì I Sinh 10

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – MÔN SINH HỌCKHỐI 10 – NĂM HỌC 2010 – 2011I/ PHẦN TỰ LUẬN( 6 ĐIỂM) – thời gian:30 phútĐỀ A: Câu 1 ( 1,5 điểm): Trình bày khái niệm hô hấp tế bào? Viết phương trình tổng quát khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ?Câu 2 ( 3,0 điểm): So sánh điểm giống và khác nhau giứa ti thể và lục lạp?Câu 3 ( 1,5 điểm): Thế nào là hiện tượng thẩm tách? Em hãy giải thích hiện tượng thẩm thấu, thẩm tách khi ngâm nấm mèo ?

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – MÔN SINH HỌCKHỐI 10 – NĂM HỌC 2010 – 2011I/ PHẦN TỰ LUẬN( 6 ĐIỂM) – thời gian:30 phútĐỀ B: Câu 1 ( 1,5 điểm): Trình bày khái niệm quang hợp? Viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp?Câu 2 ( 3,0 điểm): So sánh điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực ?Câu 3 (2,5 điểm): Thế nào là hiện tượng thẩm thấu? Em hãy giải thích hiện tượng thẩm thấu, thẩm tách khi xào rau muống ?

ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM )MÔN: SINH HỌC – LỚP 10 – HKI – NĂM HỌC 2010 -2011ĐỀ A:CÂUNỘI DUNGĐIỂM

1 – Hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ chủ yếu là (glucôzơ) thành các chất đơn giản (CO2 và H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống.– Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử Glucôzơ: C6H12O6 + 6O2 ( 6CO2 + 6 H2O + ATP, nhiệt.

0,5

TI THỂLỤC LẠP

GIỐNG NHAUđều bao bọc bởi lớp màng kép, chất nền chứa ADN và riboxom

HÌNH DẠNG ,KÍCH THƯỚCHình cầu, hình sợi2-5 µmHình bầu dục4-10µm

CẤU TRÚC

– Màng ngoài trơn(không gấp khúc)– Màng trong gấp khúc thành các mào trong đó có nhiều loại enzim hô hấp – Không có tilacoit-Màng trong và màng ngoài đều trơn.– Chứa nhiều tilacoit xếp chồng lên nhau gọi là grana.Trên màng tilacoit có chứa các enzim quang hợp.

SỰ TỒN TẠI Có ở TB động vật và thực vậtChỉ có ở TB thực vật

CHỨC NĂNG

Tham gia vào chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác( ATP, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của TB.Chuyển hóa NL ánh sáng mặt trời thành năng lượng hóa học tồn tai dưới dạng tinh bột.

0,5

0,5

0,5

3– Thẩm tách là sự khuếch tán các phân tử chất tan qua màng tế bào tế bào– Khi ngâm nấm mèo:+ Thẩm thấu: Nước đi vào trong nấm mèo ( làm nấm mèo nở ra, mềm+ Thẩm tách: Chất tan trong nấm mèo khuếch tán ra ngoài ( nước ngâm nấm mèo có màu

0,5

1Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố – Phương trình tổng quát của quang hợp là: CO2 + H2O + NL ánh sáng ( CH2O + O21

TẾ BÀO NHÂN SƠTẾ BÀO NHÂN THỰC

Chưa có nhân hoàn chỉnh( chưa có màng nhân)có nhân hoàn chỉnh( đã có màng nhân)

KÍCH THƯỚC, CẤU TẠOKích thước nhỏ, cấu tạo đơn giảnKích thước lớn, cấu tạo phức tạp

TẾ BÀO CHẤTChưa có hệ thống nội màngCó hệ thống nội màng

Có bào quan duy nhất là riboxom, bào quan không có màng bao bọcCó nhiều bào quan( ti thể, lục lạp…), bào quan có màng bao bọc

Tỉ lệ S/V lớn: khả năng trao đổi chất qua màng nhanh, sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi khác trong TB cũng diễn ra nhanh hơn ( tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanhTỉ lệ S/V

Cập nhật thông tin chi tiết về Đề Kiểm Tra 15 Phút Trắc Nghiệm Vật Lý 10 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!