Bạn đang xem bài viết Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi: Dấu hiệu pháp lý của nhóm các tội phạm về môi trường được pháp luật quy định như thế nào?
Định nghĩa
Các tội phạm về môi trường là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên) hoặc pháp nhân thương mại (trong một số tội cụ thể) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Nhóm tội phạm
Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX BLHS bao gồm 12 Điều được chia thành 2 nhóm:
Nhóm các tội phạm gây ô nhiễm môi trường chung (có 4 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 235, Điều 236, 237 và Điều 239.
Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với những người hoặc pháp nhân thương mại (các Điều 235, 237 và 239) có những hành vi cố ý thải vào không khí, nguồn nước, đất, các chất thải nguy hại theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Những người, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chất thải nguy hại thải ra môi trường đạt mức BLHS quy định.
Nhóm các tội phạm hủy hoại tài nguyên môi trường và các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường (có 8 tội thuộc nhóm này): gồm các Điều 238 và từ Điều 240 đến Điều 246.
Nhóm tội phạm này là các tội quy định đối với những người (có năng lực trách nhiệm dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên), pháp nhân thương mại (các Điều 238, 242, 243, 244, 245, 246) có những hành vi cố ý huỷ hoại tài nguyên môi trường, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người, động thực vật, xâm phạm đến chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường và huỷ hoại các công trình bảo vệ tài nguyên môi trường. Những cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án tù về một trong những tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Quy Định Của Pháp Luật Về Tội Gây Ô Nhiễm Môi Trường
Theo quy định tại Điều 235 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội gây ô nhiễm môi trường như sau:
– Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sông, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
– Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Thứ hai: Các yếu tố cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường.
Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:
+ Có hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường.
+ Có hành vi phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải.
– Dấu hiệu khác.
Hành vi nêu trên phải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khách thể:
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý bảo vệ môi trường, ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1).
Có mức hình phạt là: phạt tiền tứ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến năm năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.
– Khung hai (khoản 2)
Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng trong trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức. Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.
+ Làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng gây hậu quả rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
– Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị xử phạt một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp người phạm tội còn có thể bị:
+ Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng.
+ Cấm đảm nhiệm chức vụ từ một năm đến năm năm.
+ Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
Những Dấu Hiệu Của Tội Phạm Trong Pháp Luật Việt Nam
Tại Việt Nam một hành vi được xem là tội phạm khi nó có đầy đủ các yếu tố sau: hành vi đó phải được quy định (có thể mô tả hành vi) trong bộ luật hình sự năm 1999, người thực hiện hành vi phạm tội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự, hành vi đó xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ, lỗi của người thực hiện hành vi phạm tội có thể là lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) hoặc vô ý (vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin)
1. Tội phạm là gì?
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Dấu hiệu của tội phạm
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định rất rõ khái niệm tội phạm tại Điều 8.
Theo đó, tội phạm trước tiên được biểu hiện ở hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
Ví dụ. Hành vi cướp giật tài sản người đi đường; hành vi sử dụng thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp; hay hành vi tham ô của quan chức…
-Dấu hiệu thứ hai. Là hành vi nguy hiểm được nhắc đến ở trên phải được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không được coi là tội nếu không được quy định trong bộ luật hình sự.
Ví dụ: Coca cola để không phải nộp thuế ở Việt Nam gây thất thoát hàng tỷ tiền thuế. Coca cola không bị xử lý hình sự vì hành vi này.
– Dấu hiệu thứ ba của tội phạm là hành vi phạm tội phải; Người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; là người không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; khả năng điều khiển hành vi.
– Dấu hiệu thứ tư của tội phạm là hành vi phạm tội phải được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Dấu hiệu này thể hiện mặt chủ quan của tội phạm: yếu tố lỗi. Trong yếu tố này, lỗi cố ý được chia thành lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
– Dấu hiệu cuối cùng của tội phạm là hành vi phạm tội phải xâm phạm một trong các đối tượng sau đây: độc lập; chủ quyền, thống nhất; toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị; chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng; an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân; những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Để bị coi là tội phạm, phải đáp ứng tất cả các dấu hiệu kể trên; chỉ cần thiếu một trong các dấu hiệu này, tội phạm sẽ không được hình thành.
3
/
5
(
2
bình chọn
)
Liên hệ luật sư
Tổng đài miễn phí: 0972817699
Email: lienheluatsu@gmail.com
Facebook: chúng tôi
Tội Phạm Hóa Là Gì ? Quy Định Pháp Luật Về Tội Phạm Hóa
Tội phạm hóa là xác định trong luật hành vi nhất định là tội phạm.
Tội phạm hoá là hoạt động thuộc thẩm quyền của cơ quan lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm xác định những hành ví bị coi là có tính nguy hiểm cho xã hội đáng kể và quy định những hành vị đó trong luật hình sự là tội phạm. Hoạt động xác định và quy định này là một quá trình gồm hoạt động xác định và quy định tội phạm ban đầu và các hoạt động thay đổi, bổ sung sau đó. Quá trình tội phạm hoá có tính bổ sung có thể là: 1) Xác định và quy định tiếp trong luật loại hành vỉ cụ thể là tội phạm do loại hành vi này mới phát sinh hoặc do thực tiễn đòi hỏi cần phải xử lí hành vi này bằng biện phắp trách nhiệm hình sự, 2) Mở rộng phạm vì xử lí bằng biện pháp trách nhiệm hình sự của một loại hành vi hoặc nhóm hành vi đã được quy định là tội phạm qua việc bớt dấu hiệu hoặc hạ thấp yêu cầu của dấu hiệu của cấu thành tội phạm, hoặc mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm…
Ngược lại với tội phạm hoá là hoạt động phi tội phạm hoá – hoạt động xoá bỏ tội phạm nhất định đã được quy định trong luật. Hoạt động này có thể là:
1) Xoá bỏ loại hành vi cụ thể đã được quy định là tội phạm do không còn xảy ra hoặc do thực tiến không còn đòi hỏi cần phải xử lí hành vi này bằng biện pháp trách nhiệm hình sự;
2) Thu hẹp phạm vi xử lí bằng biện pháp trách nhiệm hình sự của một loại hành vi hoặc nhóm hành vỉ qua việc thêm dấu hiệu hoặc nâng cao yêu cẩu của dấu hiệu của cấu thành tội phạm hoặc thu hẹp phạm vi chủ thể của tội phạm….
Hai quá trình này không tách rời nhau và có ý nghĩa bổ sung lẫn nhau.
Tội phạm hoá phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Để tội phạm hoá đúng đòi hỏi trước hết phải xác định và đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cần tội phạm hoá. Chỉ hành vi có tính nguy hiểm đáng kể của tội phạm mới có thể được tội phạm hoá. Việc có tội phạm hoá hành vi có tính nguy hiểm đáng kể của tội phạm còn phụ thuộc vào yêu cầu của thực tiễn đối với đấu tranh phòng chống tội phạm và chính sách hình sự của Nhà nước.
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Cập nhật thông tin chi tiết về Dấu Hiệu Pháp Lý Của Nhóm Các Tội Phạm Về Môi Trường Được Pháp Luật Quy Định Như Thế Nào? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!