Bạn đang xem bài viết Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì – Có Được Xây Nhà Trên Đất Thương Mại Dịch Vụ Hay Không được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đất thương mại dịch vụ có được cấp sổ đỏ, xây nhà hay không
Chúng ta thường hay được nghe cụm từ đất dịch vụ 5,7,10% công cộng. Thế nhưng, nhiều người vẫn không hiểu khái niệm, đất thương mại dịch vụ là gì ? Đất thương mại dịch vụ được quy hoạch, chuyển nhượng và sử dụng như thế nào. Vậy bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin mới nhất về thủ tục mua bán. Mua bán chuyển nhượng, sang tên, cấp sổ đỏ đối với đất thương mại dịch vụ.
Đối với bất động sản nói chung, giao dịch mua bán là giao dịch rất quan trọng. Đem lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp, song trong đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không ai lường trước được. Vậy nên đối với đất thương mại dịch vụ, người ta càng quan trọng hơn về việc chuyển nhượng. Liệu sau khi tiến hành thủ tục mua bán thì có được cấp sổ đỏ hay không ? Quy trình mua bán diễn ra có nhanh chóng hay không ? Quy định pháp lí của đất thương mại dịch vụ khác gì nhiều so với đất nhà ở,…?
Đất thương mại dịch vụ thực tế là gì
Đất thương mại dịch vụ bao gồm đất dùng để xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Hay những công trình được xây dựng nhằm phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đất thương mại dịch vụ có 2 loại, đó là: Đất dịch vụ đấu thầu, thường ở những nơi công cộng như : chợ, bến xe.. Đất dịch vụ thu hồi từ nông nghiệp và cấp để thực hiện các dự án.
Những khái niệm mà chúng ta thường nghe là đất dịch vụ 5%, đất dịch vụ 10%.. Thực chất là tỉ lệ phần trăm bồi thường hoặc giao đất dựa trên số đất nông nghiệp bị thu hồi. Trong luật không quy định đất 5%, 10%,… mà chỉ có đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp.
Đất dịch vụ có nhiều đặc điểm nổi bật như
+ Là loại đất được nhà nước giao cho hộ gia đình hoặc đấu thầu hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Thường diện tích từ 40-50m2.
+ Đất có vị trí đẹp, đất có vị trí nằm gần các khu đô thị, thuận lợi cho việc kinh doanh thương mại dịch vụ. Tạo thu nhập cho người dân mua bán kinh doanh dịch vụ khác.
+ Đất nông nghiệp đã được thu hồi thường được xây lại với cơ sở hạ tầng khang trang và giao thông thuận tiện. Vì thế giá đất tăng cao, cơ sở hạ tầng nơi có đất dịch vụ cũng khang trang hơn. Nếu đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ và sử dụng ổn định thì có thể sử dụng như đất ở. Trường hợp cho thuê lâu dài thì thời hạn có thể không quá 50 năm hoặc 70 năm.
Đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ hay chứng nhận sở hữu không
Đất thương mại dịch vụ có thể xây nhà, bởi đây được xác định như đất ở kết hợp kinh doanh. Thế nên chủ hộ có thể xây nhà theo quy định của pháp luật và quy hoạch của nơi đó. Đất thương mại dịch vụ có thể chuyển hẳn thành đất thổ cư nhưng phải được nhà nước cấp phép.
Đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ thì có thể mua bán chuyển nhượng. Nếu như đó là đất bồi thường của nhà nước, không phải đất cho thuê dài hạn hoặc đó là đất dịch vụ được chuyển thành đất ở.
Rủi ro khi mua bán đất thương mại dịch vụ
Bất động sản nói chung và đất thương mại dịch vụ nói riêng. Khi tiến hành chuyển nhượng hay mua bán đều phải dựa trên sổ đỏ. Đất thương mại dịch vụ có sổ đỏ mới được mua bán. Khi đã có sổ đỏ, giấy tờ mua bán phải được pháp luật công nhận. Mọi giấy tờ viết tay đều không có giá trị.
Nếu mua bán đất thương mại dịch vụ thông qua người ủy quyền. Thì người ủy quyền đó phải là người không đứng tên trên sổ đỏ của đất thương mại dịch vụ đó. Người nhận chuyển nhượng cũng phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật đưa ra thì mới được nhận chuyển nhượng đất thương mại dịch vụ.
Yêu cầu khi sử dụng đất thương mại dịch vụ là gì
Trong luật đất đai 2013 có ghi rõ ở Điều 153 về việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ. Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất theo quy định. Sử dụng đúng mục đích quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.. đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình xây dựng kinh doanh thương mại dịch vụ.. Hoặc để ở đều phải đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường”.
Như chúng ta đã biết pháp luật Việt Nam đã phân loại thành các loại đất khác nhau. Mỗi loại đất phù hợp và có mục đích sử dụng khác nhau. Đảm bảo việc sử dụng đất một cách thuận lợi, nhất là trong quá trình quản lý về đất đai. Đất thương mại dịch vụ cũng không phải ngoại lệ.
Đất thương mại dịch vụ nghĩa là gì
Như vậy, chỉ mua bán đất thương mại dịch vụ khi đã tìm hiểu kĩ về lô đất mình muốn mua. Đất phải có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Như vậy việc mua bán mới được thuận lợi. Không những có thể nhận biết loại đất mà còn nắm được những rủi ro, cơ hội khi mua đất đầu tư..
Đất Thương Mại Dịch Vụ
12/08/2020
Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn
Pháp luật đất đai quy định về đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết của Công ty Luật Minh Gia dựa trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai như sau:
1. Luật sư tư vấn Luật Đất đai
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông – lâm nghiệp, là một trong những nguồn lực quan trọng cho chiến lược phát triển nền nông nghiệp quốc gia nói riêng cũng như chiến lược phát triển nền kinh tế nói chung. Với tính chất quan trọng đặc biệt như vậy, Nhà nước quan niệm đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của tòa dân do Nhà nước đại diện quản lý. Thông qua Luật Đất đai – công cụ quản lý của Nhà nước với loại tài sản vô giá này, pháp luật phân chia đất đai thành các loại đất với từng nhóm cụ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Quy định của pháp luật về đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất kinh doanh
Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được quy định và hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thế Luật đất đai số 13/2003/QH11, nội dung cụ thể như sau:
Đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
1. Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp bao gồm đất để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
2. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này còn được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất để làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì? Quy Định Về Đất Dịch Vụ Mới Nhất
Đất thương mại dịch vụ là gì?
là đất dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Nó bao gồm đất để xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại hoặc các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Khái niệm đất thương mại, dịch vụ là gì? đã được quy định đầy đủ và rõ ràng trong Luật đất đai 2013.
Đất thương mại, dịch vụ đền bù cho hộ gia đình
Cụ thể, theo chính sách thu hồi đất, trong trường hợp không bồi thường được đất nông nghiệp tương ứng với diện tích đất nông nghiệp đã được thu hồi. Nhà nước sẽ hồi thường và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới cho cá nhân hoặc hộ gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
Cách thức bồi thường có thể là hỗ trợ bàn giao đất tại vị trí quy hoạch khác, sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người bị thu hồi đất.
Bên cạnh những phần đất hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi. Còn có 1 số loại hình đất dịch vụ khác là đất đấu thầu ở các khu công cộng như: chợ, bến xe,…
Tóm lại, đất thương mại, dịch vụ là gì? Là đất phi nông nghiệp được đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp. Hoặc đất đấu thầu tại các khu công cộng như bến xe, chợ,… thuộc quỹ đất cộng đồng.
Đặc điểm của đất thương mại dịch vụ?
Thứ nhất, diện tích đất dịch vụ không lớn, chỉ khoảng 40-50m2, nhưng có vị trí đẹp. Ngoài ra, những lô đất này thường được chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng rồi mới bàn giao. Do vậy, đường xá giao thông, cơ sở hạ tầng được đồng bộ, phát triển rất thuận lợi.
Thứ hai, nó thường nằm gần các khu đô thị. Do mục đích bồi thường giúp cá nhân, hộ gia đình có thể chuyển đổi nghề nghiệp, gia tăng thu nhập nên những mảnh đất dịch vụ thường có vị trí rất thuận lợi để kinh doanh dịch vụ.
Thứ tư, đất được quy hoạch ở những vị trí đẹp nhưng giá chỉ bằng một nửa so với đất dự án.
Thứ năm, cá nhân hoặc hộ gia đình được giao sử dụng đất thương mại dịch vụ không cần nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Cuối cùng, đất được cấp lâu dài và có thể sẽ được cấp giấy CNQSDĐ và được phép xây nhà cao tầng để ở hoặc kinh doanh. Điều này cũng đã được quy định tại Khoản 4, Điều 125 Luật Đất đai 2013.
Các loại đất thương mại dịch vụ
Đất thương mại dịch vụ là gì? Các loại đất dịch vụ
Đất thuộc quỹ đất cộng đồng, đấu thầu ở những khu vực công cộng như: chợ, bến xe,…
Đất được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp
Bên cạnh đất thương mại, dịch vụ là gì, cần nắm được khái niệm đất dịch vụ 5% – 7% – 10%. Đây là các tỉ lệ bồi thường hoặc giao đất theo diện tích đất nông nghiệp bị bị hồi. Trong Luật đất đai, không có khái niệm về đất dịch vụ 5%, đất dịch vụ 10%,.. mà chỉ phân loại thành đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, có thể hiện đất thương mại dịch vụ 10% nghĩa là cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất sẽ được đền bù bằng 10% diện tích đất bị thu hồi theo quy định ở từng địa phương.
Còn với đất dịch vụ 5%, 7%,… thì theo quy định tại Điều 132, Luật đất đai 2013, mỗi địa phương sẽ được lập quỹ đất nông nghiệp phục vụ cho công ích là bằng hoặc trên 5% tùy theo quỹ đất của phường, xã, thị trấn.
Quy định về đất thương mại dịch vụ mới nhất
Đất thương mại, dịch vụ là gì? Các quy định mới về đất dịch vụ hiện nay là gì? Hiện nay rất nhiều vấn đề xung quanh đất dịch vụ được quan tâm. Nhiều người băn khoăn liệu đất TMDV có được xây nhà, có được cấp sổ đỏ, thủ tục cấp sổ đỏ của đất thương mại dịch vụ có gì khác,…?
Đất thương mại dịch vụ Kim Dung Di Trạch
1. Có được xây nhà trên đất dịch vụ?
Quy định sử dụng đất dịch vụ không khác gì với đất ở. Hiện nay pháp luật chưa có quy định về việc xây nhà trên đất thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên, loại đất này được xác định là đất kinh doanh kết hợp với đất ở nên vẫn có thể xây nhà. Cần lưu ý việc xây nhà phải xin giấy phép xây dựng theo quy định về cấp phép xây dựng.
2. Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ?
Đất dịch vụ có thể được giao lâu dài nhưng chưa có sổ đỏ. Do đó, người sử dụng không thể chuyển nhượng vì không có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
Ngoài ra, đây là loại đất để hỗ trợ chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ, không phải mục đích để ở. Đất có thể được cấp sổ đỏ nếu đảm bảo các giấy tờ theo quy định.
Trong trường hợp muốn chuyển mục đích, quyền sử dụng đất thương mại, dịch vụ thành đất ở cần làm thủ tục theo đúng trình tự pháp luật được quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đất đai 2013.
3. Thời hạn sử dụng đất dịch vụ, thương mại
Thời hạn sử dụng đất dịch vụ, thương mại là không quá 50 năm theo quy định lại Điều 126, Luật Đất Đai 2013. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn theo quy định tại khoản này.
Theo Homedy Blog Thị trường
Dịch Vụ Thương Mại Là Gì? Vai Trò Của Dịch Vụ Thương Mại
Theo từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng: Dịch vụ là các chức năng hoặc các nhiệm vụ được thực hiện mà người ta có cầu và do đó tạo ra giá cả hình thành nên một thị trường thích hợp. Đôi khi dịch vụ được đề cập đến như là những hàng hóa vô hình, một trong những đặc điểm của chúng là được tiêu thụ ngay tại điểm sản xuất. Thường thì chúng không thể chuyển nhượng được, do đó không đầu cơ được, với ý nghĩa này, dịch vụ không thể được mua để sau đó bán lại với mức giá khác.
Có người quan niệm dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người như: vận chuyển, cung cấp nước, đón tiếp, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình.
Cũng có người nhận định: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Từ những cách hiểu không giống nhau ở trên, có thể định nghĩa: Dịch vụ là những hoạt động mang tính phục vụ chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người, của xã hội.
Tiến sỹ Lê Thiền Hạ (Viện Nghiên cứu Thương mại) đưa ra định nghĩa sau về dịch vụ: ” Dịch vụ thương mại là khái niệm để chỉ các ngành kinh tế mà quá trình sản xuất của nó không tạo ra hàng hoá thông thường nhưng lại tạo ra dịch vụ (hàng hoá đặc biệt) bằng cách đáp ứng nhu cầu của con người (cho người khác) ngoài nhu cầu về hàng hoá do nông nghiệp và công nghiệp cung cấp.”
Dễ thấy tất cả các sản phẩm dịch vụ đều vô hình, do vậy người ta không thể biết được chất lượng của dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng. Không những thế ngay cả chất lượng của dịch vụ cũng rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau như người bán, người mua và cả thời điểm mua bán dịch vụ đó.
Do vậy, để giảm bớt tính không chắc chắn khi tiêu dùng dịch vụ, người mua thường tham khảo ý kiến của những người đã tiêu dùng dịch vụ, hay họ có thể căn cứ vào địa điểm, nhân viên, trang thiết bị, thông tin, biểu tượng hay giá cả.
Tính không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc
Tức là các sản phẩm dịch vụ thương mại có quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời. Do vậy, khác với sản phẩm vật chất, sản xuất xong mới tiêu thụ được mà ở sản phẩm dịch vụ quá trình này phải diễn ra đồng thời.
Dịch vụ thương mại không thể tách rời ra khỏi nguồn gốc của nó cho dù đó là người hay máy móc. Đây cũng là một điểm hạn chế của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, vì vậy cần có những quan điểm chiến lược khắc phục sự hạn chế này, ví dụ như nhân viên cung ứng dịch vụ có thể học cách làm việc với những nhóm đông khách hàng, nhà cung ứng có thể tìm cách làm giảm thời gian cung ứng dịch vụ hoặc mở rộng mạng lưới phân phối bằng cách đào tạo nhiều người cung ứng dịch vụ hơn.
Tính không ổn định và khó xác định chất lượng
Thực ra đây là vấn đề chúng ta thường gặp phải đối với rất nhiều sản phẩm, song với sản phẩm dịch vụ thương mại thì đặc điểm này biểu hiện rõ nét hơn cả.
Vì chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng, nó còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ, ví dụ như nhân viên, thời gian và địa điểm cung ứng dịch vụ. Đơn giản như trường hợp đối với một người thợ cắt tóc, anh ta không thể đảm bảo cắt tóc cho tất cả mọi người đều đẹp như nhau bởi điều đó phụ thuộc vào khả năng của anh ta, phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta lúc cắt tóc cũng như phụ thuộc vào cảm nhận của từng khách hàng…
Sẽ không có gì đáng nói nếu nhu cầu về dịch vụ ổn định và dự đoán đựơc chính xác nhưng nếu nhu cầu dịch vụ thay đổi thất thường thì doanh nghiệp kịnh doanh dịch vụ sẽ gặp khó khăn rất lớn về khả năng huy động cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực.
Do vậy, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại cần xây dựng kế hoạch về nhu cầu thị trường thật chính xác để có các phương án thích hợp khi nhu cầu thị trường thay đổi hoặc tăng cao. Giống như trong đợt tết vừa qua hãng Hàng không Việt Nam đã phải thực hiện hàng loạt chuyến bay không tải từ miền Nam ra miền Bắc, bởi nhu cầu đi một chiều từ miền Bắc vào miền Nam sau tết tăng quá cao.
Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận văn, hãy liên hệ Dịch vụ tư vấn hỗ trợ viết thuê Luận văn – Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.
3. Vai trò của dịch vụ thương mại là gì?
Dịch vụ thương mại chỉ là một nhánh của hoạt động dịch vụ. Dịch vụ thương mại bao gồm tất cả các hoạt động nhằm hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hỗ trợ trước, trong và sau khi bán, có thể đi kèm sản phẩm hoặc không.
Dịch vụ thương mại có vai trò rất lớn đối với các đơn vị sản xuất vật chất, ngoài ra thực hiện tốt hoạt động dịch vụ còn giúp cho các doanh nghiệp thúc đẩy đựơc hoạt động bán hàng diễn ra nhanh hơn do rút ngắn thời gian ra quyết định của khách hàng.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có cái nhìn tổng quan về dịch vụ thương mại là gì, đặc điểm và vai trò của dịch vụ thương mại. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ hotline 0988 55 2424 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đất Thương Mại Dịch Vụ Là Gì – Có Được Xây Nhà Trên Đất Thương Mại Dịch Vụ Hay Không trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!