Bạn đang xem bài viết Đất Nền Dự Án Là Gì? Những Lưu Ý Khi Đầu Tư Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đất nền dự án vùng ven như Bình Dương, Long An, Đồng Nai,… đang là xu hướng đầu tư của khách hàng tài chính từ 1-2 tỷ. Nếu đầu tư đúng những khu vực tiềm năng, việc sinh lời gấp 2-3 lần trong thời gian ngắn là chuyện bình thường.
KHÁI NIỆM ĐẤT NỀN DỰ ÁN
Theo quy định tại Luật đất đai 2012, Luật kinh doanh bất động sản 2014, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định thì đất nền được hiểu:
►Đất nền là những lô đất hay vị trí đất mà chưa có bất kỳ tác động nào làm thay đổi biến dạng như đào bới, san lấp,.. Cụ thể như đất đã xây nhà, đất làm công trình sẽ không được gọi là đất nền nữa.
►Đất nền dự án là những lô đất nằm trong quy hoạch, trong một quỹ đất mà chủ đầu tư đang thực hiện chuẩn bị làm cơ sở hạ tầng, nghĩa là đang ở trong tình trạng chưa tác động gì đến đất.
Đất thổ cư hay còn gọi là đất phi nông nghiệp. Đây là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng cho đời sống xã hội. Diện tích đất nền thông thường từ 80m2 tuỳ theo khu vực (4x20m, 5x20m,…).
Thực tế Đất nền dự án Thuận An Central – Bình Dương
TẠI SAO KHÁCH HÀNG CẦN HIỂU RÕ VỀ ĐẤT NỀN DỰ ÁN?
Những cái bẫy mới trong ngành bất động sản dễ gặp phải chính là đất nền do ngân hàng thanh lý giá rẻ, đất thành phố mà giá nông thôn, vỡ nợ bán gấp, mua đất lợi nhuận 30%/năm… Các hình thức đa phần lừa đều đánh vào tâm lý “ham lợi nhanh”, khiến nhiều trường hợp khách hàng “trắng tay” rồi mới vỡ lẽ.
► Ra quyết định nên mua hay không nên mua khi đứng trước hàng nghìn dự án trên thị trường.
► Tránh rủi ro: rơi vào bẫy các công ty ma, mua đất sổ chung hoặc sổ cầm cố ngân hàng,…
► Mua đúng giá, không bị “cò” dẫn dắt mua chênh lệch, kê giá.
► Nắm rõ pháp lý, sổ sách dự án để đầu tư an toàn và đem lại tỉ suất sinh lợi cao nhất.
QUAN TÂM GÌ KHI CHỌN MUA ĐẤT NỀN DỰ ÁN?
Khi chọn mua một sản phẩm đất nền thì dự án đó cần có đầy đủ các yếu tố sau đây:
1.
Pháp lý rõ ràng:
► Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án.
► Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
► Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp Huyện, Tỉnh.
Dự án Nam An New City Bàu Bàng được UBND Bàu Bàng phê duyệt 1/500 và hiện đã có sổ sẵn
2. Hoàn thiện hạ tầng.
Hạ tầng của một sản phẩm đất nền dự án cơ bản khi bàn giao cho khách hàng phải có đầy đủ: Hệ thống đèn chiếu sáng, Cây xanh, Vỉa hè, Cống thoát nước, Đường nhựa, Điện âm nước máy.
Đây là những yếu tố cơ bản để những khách hàng có nhu cầu ở thì sau khi mua có thể tiến hành xây dựng được ngay. Còn việc khách hàng được phép xây dựng tự do hay phải xây theo quy hoạch thì phụ thuộc vào vị trí và quy hoạch địa phương.
Dự án đất nền đã hoàn thiện hạ tầng tại Bình Dương
3. Nhiều tiện ích xung quanh.
Khách hàng dù mua ở hay mua đầu tư thì nên lựa chọn những dự án nằm trong khu dân cư, tiện ích nội và ngoại khu phải đầy đủ.
“Điện – đường – trường – trạm” là những yêu cầu thiết yếu để đáp ứng nhu cầu an cư. Vì khi nhu cầu an cư cao thì đất nền mới có khả năng bán ra (thanh khoản).
Các tiện ích nội khu cũng được các chủ đầu tư xây dựng với tỉ lệ hợp lý. Thông thường tiện ích nội khu sẽ chiếm từ 20-40%/diện tích tuỳ theo quy mô dự án. Các tiện ích này thông thường là: Trường học, công viên, bệnh viện, khu vui chơi trẻ em, khu dịch vụ ăn uống,….Các tiện ích này đa phần sẽ được đi vào hoạt động khi dân cư đã về xây dựng nhà ở từ 70%.
4. Hệ thống giao thông đồng bộ và tiện lợi.
Giao thông có vai trò quan trọng khi tác động trực tiếp tới yếu tố tăng giá của Bất động sản khu vực đó nói chung và đất nền dự án nói riêng. Khách hàng nên chọn những dự án đất nền trong khu vực giao thông thuận tiện, gần những trục đường chính.
Ví dụ như trục đường Phạm Văn Đồng (Quận Gò Vấp – Quận Thủ Đức). Khi chưa có tuyến đường này, đây là khu vực “đồng không mông quạnh” , đường đất và chỉ tuyến đường sắt cắt ngang, giá đất lúc bấy giờ chỉ từ vài trăm triệu/nền. Đến năm 2013, sau khi làm tuyến đường Phạm Văn Đồng nối từ Quốc lộ 1A đến sân bay Tân Sơn Nhất, giá đất dọc tuyến này đang ở mức đỉnh 100-200 triệu/m2. Hiện nay, đây được xem là tuyến đường nội đô đẹp nhất Thành Phố Hồ Chí Minh.
5. Chủ đầu tư uy tín.
Nếu khách hàng chọn mua những dự án giai đoạn sơ khai, hạ tầng chưa hoàn thiện, đợi sổ từ 5-18 tháng,… thì nên cân nhắc chọn Nhà đầu tư uy tín. Khách hàng nên xem qua quy mô công ty, thâm niên, vốn hoá cũng như các dự án đã triển khai thành công có đúng tiến độ hay không? Chất lượng công trình thế nào?… Nhiều trường hợp rủi ro là Chủ đầu tư không năng lực, không thực hiện dự án đúng như phối cảnh hay bản vẽ,… sẽ tạo ra nhiều rắc rối cho khách hàng.
Làm việc với một Chủ đầu tư có vốn hoá mạnh cũng giúp khách hàng có cách chính sách thanh toán linh hoạt, ưu việt.
*** Mọi thông tin chi tiết về thị trường bất động sản, quý khách có thể theo dõi ngay tại:
➡ Hội nhóm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm dành cho nhà đầu tư bất động sản:
https://bit.ly/32h8uKd
➡ Trung tâm Chăm sóc khách hàng:
https://tanhungreal.vn/lien-he.html
➡ Youtube Channel:
https://bit.ly/3eua53W
➡ Zalo Official Account:
chúng tôi
➡ Fanpage chính thức Tân Hưng Real Estate:
https://www.facebook.com/tanhungreal.vn
Chia sẻ:
Những Điều Cần Biết Về Dự Án Đầu Tư
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Về mặt hình thức: dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn; vật tư; lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Xét về mặt nội dung: dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Mục tiêu phát triển thể hiện sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội.
Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: đó là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án.
Các kết quả. Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của dự án.
Các hoạt động. Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và sự phân công trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
Các nguồn lực. Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án.
III. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Theo thẩm quyền quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư
Đối với dự án đầu tư trong nước. Để tiến hành quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C. Có hai tiêu thức được dùng để phân nhóm là dự án thuộc ngành kinh tế nào?; Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ ? Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất; phức tạp nhất; còn nhóm C là ít quan trọng; ít phức tạp hơn cả. Tổng mức vốn nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất; mặt nước; mặt biển; thềm lục địa; vùng trời (nếu có).
Đối với các dự án đầu tư nước ngoài: gồm 3 loại dự án đầu tư nhóm A, B và loại được phân cấp cho địa phương.
2. Phân theo trình tự lập và trình duyệt dự án:
Theo trình tự (hoặc theo bước) lập và trình duyệt, các dự án đầu tư được phân ra hai loại:
Nghiên cứu tiền khả thi. Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Nghiên cứu khả thi. Hồ sơ trình duyệt của bước này gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi.
3. Theo nguồn vốn:
Dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát; tín dụng; các hình thức huy động khác).
Dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI).
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Dự Án Đầu Tư Là Gì Và Phân Loại Dự Án Đầu Tư
Dự án đầu tư là gì và phân loại dự án đầu tư những đặc trưng và chu kỳ của dự án đầu tư mà các nhà thầu, nhà đầu tư cần lưu ý
Dự án đầu tư là gì
Định nghĩa về dự án đầu tư là gì được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau:
1/ Theo luật đầu tư năm 2014 định nghĩa dự án đầu tư là gì
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoản thời gian xác định
2/ Về mặt hình thức định nghĩa dự án đầu tư là gì
Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch chặt chẽ nhắm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
3/ Xét về góc độ quản lý dự án đầu tư là gì
Dự án đầu tư là một công cụ quản lý về việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài
4/ Xét về mặt nội dung dự án đầu tư định nghĩa là gì
Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết được bố chí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai
Phân loại dự án đầu tư
1/ Phân loại dự án đầu tư theo nguồn vốn đầu tư:
1.1/ Dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công
Là dự án đầu tư sử dụng một trong những nguồn vốn sau:
+ Vốn ngân sách nhà nước
+ Vốn trái phiếu chính phủ
+ Vốn công trái quốc gia
+ Vốn trái phiếu chính quyền địa phương
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
+ Vốn từ nguồn thu để lại đầu tư nhưng chưa đưa vào ngân sách nhà nước
+ Vốn vay khác của ngân sách địa phương
1.2/ Dự án đầu tư bằng các nguồn vốn khác
+ Vốn vay thương mại
+ Vốn liên doanh liên kết
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
+ Vốn huy động trên các thị trường tài chính(trong nước, quốc tế)
+ Vốn tư nhân
2/ Phân loại dự án đầu tư theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án
Căn cứ theo phân loại này thì dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm dự án
– Dự án quan trọng quốc gia
– Dự án nhóm A
– Dự án nhóm B
– Dự án nhóm C
Để hiểu hơn về các loại dự án đầu tư bạn cần biết:
+ Sử dụng vốn đầu tư công từ 10,000 tỷ đồng trở lên
+ Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường bao gồm:
++ Nhà máy điện hạt nhân
++ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên, rừng sản xuất từ 1000 héc ta trở lên
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên
+ Di dân tái định cư từ 20,000 người trở lên ở miền núi, từ 50,000 trở lên ở các vùng miền khác
+ Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được quốc hội quyết định
– Dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C
Căn cứ vào tổng mức đầu tư của từng dự án để phân ra từng loại dự án theo nhóm A, nhóm B, nhóm C chi tiết áp dụng tại luật đầu tư công 2014
3/ Phân loại dự án đầu tư theo tính chất đầu tư
Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng: Là những dự án đầu tư như xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án
Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng: Là những dự án đầu tư như dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc và dự án khác
4/ Phân loại dự án theo lĩnh vực đầu tư
Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư dự án đầu tư có thể phân thành:
+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải: Là dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông đường bộ hoặc đường thủy; các hoạt động đầu tư duy tư bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thông
+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – ngư – diêm nghiệp: Là những dự án đầu tư phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng, thủy lợi, sản xuất muối và phát triển nông thôn…
+ Dự án đầu tư lĩnh vực công nghiệp: Là những dự án đầu tư vào các ngành như cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất(bao gồm cả hóa dược), vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến khác
+ Dự án đầu tư vào lĩnh vực xây dựng: Là những dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, công sở, hạ tầng kỹ thuật đô thị..
5/ Phân loại dự án đầu tư theo vùng lãnh thổ
Căn cứ theo địa điểm thực hiện dự án, dự án có thể được phân chia theo
+ Theo tỉnh, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An,..
+ Theo vùng lãnh thổ: Vùng Đông Bắc, Vùng Tây Bắc, Vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng bắc trung bộ, vùng nam trung bộ, vùng đông nam bộ, vùng đồng bằng sông cửu long
Đặc trưng của dự án đầu tư
♦ Dự án đầu tư có đặc trưng cơ bản sau:
♦ Dự án đầu tư có mục đích mục tiêu rõ ràng
♦ Dự án có chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn
♦ Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo
♦ Môi trường hoạt động của dự án là va chạm và có sự tương tác phức tạp
♦ Dự án có tính chất bất định và độ rủi ro cao
Chu kỳ của dự án đầu tư
Chu kỳ của dự án đầu tư là các giai đoạn mà dự án phải trải qua từ khi dự án mới chỉ là ý tưởng cho đến khi dự án hoàn thành và chấm dứt hoạt động
Dự án đầu tư trải qua 3 giai đoạn chính:
1/ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Là giai đoạn nghiên cứu và thiết lập dự án đầu tư gồm 2 công việc
+ Soạn thảo dự án /lập dự án
+ Đánh giá và quyết định lựa chọn dự án/thẩm định dự án
Kết quả của giai đoạn chuẩn bị đầu tư là bản dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét và phê duyệt kèm theo quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2/ Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Là giai đoạn thi công công trình hoặc mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị
Các bước cần thực hiện:
Thứ nhất: Hoàn tất các thủ tục để triển khai dự án
+ Lập hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất
+ Đền bù giải phóng mặt bằng
+ Rà phá bom mìn nếu có
+ Xin giấy phép xây dựng
+ Xin giấy phép khai thác tài nguyên
Thứ hai: Tổ chức tuyển chọn tư vấn và nhà thầu
♦ Tư vấn khảo sát
♦ Thiết kế
♦ Giám định kỹ thuật
♦ Chất lượng công trình
♦ Nhà thầu thi công
♦ Nhà thầu cung cấp thiết bị
♦ Theo luật đấu thầu và tiến hành ký kết hợp đồng
Thứ ba: Thi công xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị
♦ Thi công xây dựng công trình
♦ Lắp đặt máy móc thiết bị
♦ Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng
♦ Quản lý về mặt kỹ thuật, chất lượng thiết bị, chất lượng xây dựng
Thứ tư: Nghiệm thu chạy thử và đưa vào sử dụng
Kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư là
+ Các công trình xây dựng đã hoàn thành
+ Máy móc thiết bị đã được lắp đặt
+ Công nhân đã được đào tạo để có thể vận hành dự án
3/ Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư
Là giai đoạn dự án đi sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp các hoạt động dịch vụ
Giai đoạn này có thể chia làm 3 giai đoạn:
Sử dụng chưa hết được công suất của dự án
Công suất dự án ở mức cao nhất
Công suất giảm dần và đi đến thanh lý ở cuối đời dự án
Kết quả: Sản phẩm dịch vụ được sản xuất và cung cấp, có thu để bù lại chi phí đã bỏ ra và có lợi nhuận
⇒ Khóa học kế toán xây dựng – Dạy lên báo cáo tài chính, biết cách bóc tách công trình
⇒ Học kế toán cho giám đốc – Chủ doanh nghiệp cần nắm vững cách đọc báo cáo tài chính
⇒ Học kế toán thực hành – Đây là bảng giá về các khóa học kế toán
Các bài viết mới
Không có tin nào
Các tin cũ hơn
Đất Nền Là Gì? Phân Loại, Kinh Nghiệm Mua Đất Nền Dự Án
I. Định nghĩa đất nền là gì?
Đất nền là gì? Đất nền là loại đất chưa chịu bất kỳ tác động nào của con người hay máy móc như đào lấp, san lấp, đổ cát, đổ đất,… Có hiện trang nguyên vẹn ban đầu, bởi vậy loại đất này được rất nhiều người quan tâm.
Đất nền được chia làm 3 loại đất:
– Đất nền dự án
– Đất thổ cư hay còn gọi là đất phi nông nghiệp
– Đất liền kề
Đất nền là gì? Đất nền là những lô đất chưa có tác động của con ngườiĐất nền dự án là các lô đất nằm trong dự án quy hoạch, xây dựng của chủ đầu tư. Lô đất đã được phân chia rõ ràng và đang trong quá trình nghiên cứu chưa hề có sự tác động nào của con người.
Theo Luật Đất đai 2013, đất thổ cư thuộc đất phi nông nghiệp. Là loại đất được sử dụng vào mục đích xây nhà, xây dựng các công trình phục vụ đời sống; đất ao, vườn gắn liền với nhà ở trong cùng một mảnh đất khu dân cư. Đất thổ cư gồm cả đất tại nông thôn và đất ở thành thị.
Đất liền kề là các khu đất liền nhau, tiếp nối nhau với khu đất đã được xác định là loại đất gì.
Đất liền kề có thể hiểu đơn giản là đất đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất như đất vườn, ao, đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư thành đất ở.
Đất nền được chia thành 3 nhóm đất theo mục đích sử dụngII. Những lưu ý khi chọn mua đất nền
Đất nền đang là loại đất được nhiều người quan tâm nhất là các nhà đầu tư. Hiện nay có không ít chủ đầu tư rao bán đất nền ngay từ sớm với những mức “giá mềm”. Tuy nhiên lãi suất càng cao thì rủi ro càng lớn, nhất là với những người đầu tư lần đầu chưa có kinh nghiệm.
Khi mua đất nền bạn cần lưu ý những vấn đề cụ thể như sau:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dự án ma, dự án ảo nhằm chuộc lợi cá nhân, lừa tiền người mua. Những dự án “lừa” này thường do các chủ đầu tư không có tên tuổi, ít tiềm lực và khả năng hoàn thiện dự án không cao.
Để đảm bảo tránh rủi ro có thể gặp, người mua cần xác minh đầy đủ thông tin của chủ đầu tư, họ có uy tín không, tiềm lực ra sao, đã từng hoàn thành dự án nào chưa hay nhận xét của người mua trước đó dành cho họ có tốt không…
Đảm bảo giấy tờ pháp lý đầy đủ khi mua đất nềnGiấy tờ giao dịch thể hiện tính pháp lý của đất nền. Người mua nên ưu tiên lựa chọn những lô đất đã có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Ngoài ra, khi hoàn thiện hồ sơ pháp lý đất nền cần đảm bảo đầy đủ những văn bản sau:
– Văn bản thỏa thuận địa điểm quy hoạch dự án .
– Hồ sơ chứng minh lô đất đã hoàn tất giải tỏa, không có tranh chấp.
– Hồ sơ xác nhận cho xây dựng của UBND quận, huyện chuyển văn phòng kiến trúc sư.
– Văn bản chứng minh khu đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất.
– Giấy tờ xác nhận chủ đầu tư đã được cấp quyền sử dụng đất.
Mặc dù theo quy định của luật đất đai những khu đất chung chủ vẫn được công nhận quyền sở hữu và sử dụng, giá tốt hơn và không cần lo “lừa đảo”. Tuy nhiên, người sở hữu nếu muốn chuyển nhượng, thế chấp cần có sự đồng ý của người chung sổ. Ngoài ra vì sử dụng chung về tài sản, nhà trên một thửa đất nên rất dễ xảy ra tranh chấp.
Không phải đất nền nào cũng tốt. Đất tốt sẽ là đất có vị trí tốt, gần chợ, trường học, bệnh viện và giao thông thuận tiện. Điều này đảm bảo giá trị dự án sau khi đã hoàn thiện có cơ hội tăng giá trị, thu về lợi nhuận nếu muốn bán đi.
Thay vì lựa chọn một khu đất “đồng không mông quạnh” đầy mạo hiểm, hãy là nhà đầu tư khôn ngoan lựa chọn đất nền theo cụm dân cư, nơi đây chắc chắn sẽ sinh lời nhanh chóng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đất Nền Dự Án Là Gì? Những Lưu Ý Khi Đầu Tư Cần Biết trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!