Bạn đang xem bài viết Đào Tạo Hướng Dẫn Viết Quy Trình Iso 9001:2015 Hiệu Quả Nhất được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thế nào là quy trình ISO 9001:2015?
Trước khi tìm hiểu quy trình ISO 9001 gồm những bước nào, thực hiện ra sao, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về khái niệm của quy trình. Cụ thể như sau:
►
Khái niệm quy trình ISO
Tiêu chuẩn ISO 9001 đã định nghĩa quy trình ISO là một cách thức dùng để xác định những bước/công đoạn cần thiết và thiết lập chúng theo một trình tự hợp lý, logic để thực hiện một hoạt động nào đó. Cụ thể ở đây là những quy trình được thiết lập nhằm quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.
►
Quy trình ISO 9001:2015 là gì?
Theo ISO 9001:2015, quy trình (procedure) được định nghĩa là một cách thức được sử dụng để thực hiện một hoạt động hay một quá trình nào đó. Cụ thể hơn, cách thức bao gồm những công việc được sắp xếp thành các bước với một trình tự rõ ràng, khoa học.
Đồng thời, quy trình ISO cũng phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO doanh nghiệp đang triển khai quy định (ở đây là tiêu chuẩn ISO 9001:2015).
Những quy trình phổ biến trong hệ thống quản lý chất lượng
Các quy trình ISO trong chứng nhận iso 9001 được phân thành ba nhóm chính: quy trình quản lý, quy trình vận hành và quy trình hỗ trợ. Cụ thể như sau:
Quy trình quản lý
Đây là nhóm các quy trình bao gồm việc lập kế hoạch, cung cấp nguồn nhân lực cho quy trình vận hành và quy trình hỗ trợ. Đồng thời, nó cũng bao gồm quy trình giám sát, đánh giá cùng đo lường hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng cùng với sự thỏa mãn của khách hàng.
Quy trình hoạt động
Quy trình hỗ trợ
Bao gồm các quy trình có tính bổ trợ cho quy trình quản lý cùng quy trình hoạt động. Tuy không trực tiếp cung cấp giá trị gia tăng cho sản phẩm/ dịch vụ nhưng chúng vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi với nó cung cấp các tài nguyên, nguồn lực cần thiết để các quy trình khác có thể hoạt động trơn tru, thuận lợi.
Lợi ích của việc áp dụng quy trình ISO 9001:2015
Có thể khẳng định rằng, việc xây dựng các quy trình ISO 9001:2015 là chìa khóa để hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và đạt được hiệu quả như mong đợi. Bởi khi áp dụng các quy trình ISO 9001:2015 đúng cách, phù hợp, doanh nghiệp sẽ được hưởng vô vàn các lợi ích như:
‒ Tạo sự đồng bộ, chặt chẽ khi vận hành hệ thống chất lượng.
‒ Là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp có thể phát triển nhanh chóng và bền vững.
‒ Là cơ sở để doanh nghiệp có thể cải tiến không ngừng và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
‒ Đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh được diễn ra trơn tru, hạn chế tối đa các sai sót, lỗi hỏng ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ.
‒ Giúp nhân sự mới dễ dàng tiếp nhận công việc hơn.
‒ Giúp người lao động nắm rõ được vai trò cùng quyền hạn của mình qua việc phân bổ công việc rõ ràng.
‒ Tăng sản lượng sản xuất do hiệu suất lao động được cải thiện.
‒ Giảm thiểu chi phí hoạt động, quản lý doanh nghiệp.
‒ Tăng lợi thế cạnh tranh.
‒ Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015
Thực tế, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không quy định các quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng phải được viết theo một biểu mẫu cụ thể nào cả. Nhưng về cơ bản, khi xây dựng quy trình ISO, doanh nghiệp vẫn cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cùng trình tự nhất định. Cụ thể, khi tư vấn và hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015, ISOCERT thường khuyên doanh nghiệp nên thực hiện theo các bước chính sau đây:
Bước 1: Xác định bối cảnh của tổ chức
Khi các quy trình quản lý chất lượng phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thì hệ thống cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Cũng như đáp ứng được các mục tiêu, định hướng doanh nghiệp đã đặt ra.
Bước 2: Thiết lập giới hạn cho các quy trình
Như đã đề cập trước đó, có 3 loại quy trình phổ biến trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Mỗi một nhóm quy trình sẽ có vai trò và tác dụng của riêng nó. Không chỉ vậy, không phải quy trình nào cũng cần phải lập thành văn bản. Mà chỉ có một số quy trình quan trọng cần phải được ghi chép nhằm đảm bảo sự nhất quán và chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ khi cung ứng cho khách hàng.
Do đó, doanh nghiệp cần phải quyết định danh sách các quy trình cần xây dựng và lưu trữ dưới dạng văn bản. Sau đó, xác định rõ giới hạn của từng quy trình đó. Điều này sẽ giúp người lao động nắm rõ được các bước để thực hiện công việc hàng ngày. Tránh trường hợp mơ hồ về các nội dung được đề cập/ không được đề cập trong quy trình làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.
Hình ảnh: Minh họa thu thập thông tin
Bước 3: Thu thập thông tin
ISO 9001:2015 yêu cầu các quy trình cần phải được mô tả mọi hoạt động một cách chi tiết, rõ ràng. Chính vì vậy, để viết được một quy trình ISO cụ thể, doanh nghiệp cần phải thu thập thông tin. Bao gồm đầu vào; các hoạt động cụ thể; đầu ra; người chịu trách nhiệm cho từng hoạt động của mỗi quy trình; phương pháp đánh giá (các phép đo) hiệu quả của quy trình.
Doanh nghiệp có thể sử dụng lưu đồ hoặc xây dựng các sơ đồ quy trình bởi chúng sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung được những gì sẽ diễn ra trong một quy trình. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể sắp xếp các hoạt động trong quy trình một cách khoa học. Đồng thời, đảm bảo mọi thông tin cần thiết sẽ được thu thập đầy đủ.
Một phương pháp khác có thể được sử dụng để thu thập thông tin là 5W1H. Cụ thể, phương pháp này đặt ra những câu hỏi mà trong đó, mỗi câu trả lời sẽ giúp cung cấp các thông tin cần thiết hoặc đưa ra các giải pháp giúp giải quyết vấn đề. Với 5W1H, doanh nghiệp về cơ bản có thể xác định:
Mục đích của quy trình được xây dựng là gì? (Why)
Ai là người sẽ chịu trách nhiệm và thực hiện quy trình đó? (Who)
Danh sách các nguyên liệu, thiết bị phục vụ cho việc triển khai quy trình gồm những gì? (What)
Quy trình sẽ được diễn ra ở khâu nào trong hệ thống quản lý chất lượng?(Where)
Thời điểm cần áp dụng quy trình đó là khi nào?(When)
Phương pháp, các bước triển khai quy trình cụ thể ra sao? (How)
► Làm thế nào để xác định hiệu quả của quy trình đó? (nhằm xác định phương pháp đánh giá, đo lường).
► Quy trình này nên thực hiện bao lâu một lần? (nhằm xác định tần suất quy trình cần được áp dụng).
Như vậy, với phương pháp này, doanh nghiệp có thể thu thập mọi thông tin cần thiết và đảm bảo không bỏ sót bất cứ thông tin hữu ích nào trong từng quy trình.
Hình ảnh: Minh họa Xác định cấu trúc của các quy trình
Bước 4: Xác định cấu trúc của các quy trình
Có nhiều cách khác nhau để ghi lại một quy trình. Doanh nghiệp có thể ghi lại quy trình dưới dạng tài liệu thông qua một chuỗi các đoạn văn. Hoặc có thể thể hiện các quy trình dưới dạng lưu đồ. Tuy nhiên, dù quy trình được thể hiện dưới dạng nào thì cấu trúc của nó cũng phải đảm bảo có những nội dung sau:
Phạm vi và mục đích của quy trình
Các định nghĩa, thuật ngữ được sử dụng trong quy trình
Trách nhiệm của người/ bộ phận thực hiện quy trình đó.
Các thủ tục, trình tự để thực hiện quy trình.
Các tài liệu tham khảo ( các biểu mẫu, danh sách, tài liệu, hồ sơ sẵn có).
Lịch sử các phiên bản của quy trình (phiên bản số bao nhiêu, ngày thực hiện, ngày phê duyệt, người thực hiện,..)
Bước 5: Ghi chép, xem xét và phê duyệt các quy trình
Một khi đã thu thập đầy đủ các thông tin, xác định được rõ các quy trình cần phải xây dựng cùng mục đích, giới hạn của nó, doanh nghiệp có thể bắt tay vào viết quy trình ISO 9001:2015 cho hệ thống của mình. Thông thường, người thực hiện việc ghi chép, xây dựng quy trình này sẽ là thành viên của ban ISO được thành lập bởi doanh nghiệp đó.
Trong quá trình viết quy trình, doanh nghiệp cần lưu ý diễn đạt một cách dễ hiểu, ngắn gọn. Bởi đối tượng mà quy trình hướng tới là đội ngũ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Việc thêm quá nhiều chi tiết phức tạp, thừa thãi hoặc lạm dụng các thuật ngữ chuyên môn sẽ gây ra sự khó hiểu, thậm chí là làm người sử dụng bị nhầm lẫn. Điều này chỉ khiến cho các quy trình trở nên cồng kềnh và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Hình ảnh: Minh họa ghi chép, xem xét và phê duyệt các quy trình
Sau khi các quy trình được viết ra thì cần có sự xem xét, đánh giá từ các bên tham gia vào hệ thống quản lý. Những nhận xét, góp ý đó sẽ giúp quy trình được hoàn thiện hơn và đảm bảo phù hợp, chính xác.
Cuối cùng, để các quy trình có hiệu lực, chúng cần được trình lên và phê duyệt bởi lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp trước khi thông báo và áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 6: Truyền đạt và đào tạo nội bộ về quy trình
Cuối cùng, doanh nghiệp cần phải thông tin cho đội ngũ nhân viên tham gia vào hệ thống quản lý chất lượng về các quy trình đã được xây dựng. Nếu cần, doanh nghiệp cũng nên tổ chức các khóa đào tạo nội bộ về quy trình. Điều này đảm bảo toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ được vai trò, quyền hạn của mình. Cũng như nắm được cách thức để thực hiện công việc hàng ngày của mình để đạt được hiệu quả tối ưu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý khi có bất cứ thay đổi nào về quy trình cũng phải được thông báo kịp thời và rõ ràng tới nhân viên. Tránh trường hợp quy trình mới không được áp dụng gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp.
Đào tạo hướng dẫn viết quy trình ISO 9001:2015
Chúng tôi thiết kế những khóa đào tạo chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp bạn. Các khoá học của ISOCERT giúp khách hàng có được nhận thức đầy đủ, chính xác và cụ thể nhất về Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 thông qua các ví dụ thực tế, làm việc nhóm, và thực hành ngay tại doanh nghiệp của ban.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0976389199 hoặc tổng đài: 1900 636 538
THÔNG TIN LIÊN HỆ
ISOCERT Hà Nội
Hotline: 0976 389 199
Địa chỉ: T1.1, Số 40, lô 12A, KĐT mới, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội 100000, Việt Nam
ISOCERT Đà Nẵng
Hotline: 0867 659 199
Địa chỉ: Biệt thự A5, Phú Gia COMPOUND, số 144 Ông Ích Khiêm, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
ISOCERT Bình Dương
Hotline: 0936 869 199
Địa chỉ: Số 30, Đường số 5, KDC Hiệp Thành 3, Khu 7, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, T.Bình Dương
ISOCERT HCM
Hotline: 0976 389 199
Địa chỉ: Số 33, Đường A4, P.12, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Iso Là Gì ? Quy Trình Iso Là Gì ? Tìm Hiểu Về Iso 9001:2015 ?
ISO là viết tắt của từ tiếng anh International Organization for Standardization, nghĩa là Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Đây là tổ chức chuyên xây dựng các tiêu chuẩn hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ và thực hành, nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả của ngành công nghiệp, các tiêu chuẩn ISO được sử dụng trên toàn thế giới
Được thành lập vào năm 1947, hiện ISO có 163 thành viên là cơ quan tiêu chuẩn quốc gia của các quốc gia. Ban Thư ký Trung tâm của ISO đặt tại Geneva, Thụy Sỹ chịu trách nhiệm điều phối hệ thống tổ chức. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.
ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu và tiêu chuẩn ISO mà chúng ta thường gặp nhất là tiêu chuẩn ISO 9001
Nhiệm vụ của ISO: Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
ISO 9001:2000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, gồm:
Tiêu chuẩn áp dụng: ISO 9001:2000
Tiêu chuẩn hướng dẫn: ISO 9001:2000, ISO 9004:2000, ISO 19011, IWA2
TẠI SAO TỔ CHỨC NÊN ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO?
Để giữ khách hàng và làm khách hàng thỏa mãn thì sản phẩm (dịch vụ) mà tổ chức bạn cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
ISO 9000 cung cấp cho tổ chức của bạn một cơ chế cho phép tiếp cận một cách hệ thống các quá trình (hoạt động) diễn ra trong tổ chức vì vậy tổ chức của bạn cung cấp một cách ổn định sản phẩm phù hợp mong đợi của khách hàng. Điều đó có nghĩa là khách hàng của bạn luôn luôn hài lòng với sản phẩm mà bạn cung cấp.
Tăng đáng kể năng suất lao động, giảm được các chi phí vận hành không đáng có thông qua việc xem xét, phân bổ các nguồn lực cho các quá trình cũng như thiết lập mối tương hỗ giữa các quá trình đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất từ đó giảm được giá thành sản phẩm, tăng khối lượng sản xuất, tăng doanh thu.
Đáp ứng được việc vượt hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
Giúp doanh nghiệp thấy và xử lý chính xác những chậm trễ, sai sót trong quá trình vận hành doanh nghiệp từ đó các lãnh đạo công ty giảm thời gian kiểm soát, gia tăng sựu sáng tạo và đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo xây dựng và phát triển thương hiệu công ty.
CÓ GÌ KHÁC GIỮA ISO 9000: 2000 VÀ ISO 9001:2008?
ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.
ISO 9001-2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001: 2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.
ISO 9001 hay còn gọi là ISO 9001:2015, đây là tiêu chuẩn mà chúng ta thường gặp nhất – tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với Hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.
1. Quyết định có nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 hay không?
Việc này phải dựa vào việc hoạt động của công ty hiện tại có đáp ứng được những yêu cầu giám sát, kiểm tra trong quản lý hay không? Tất nhiên, với sự ưu việt của tiêu chuẩn ISO thì một công ty chưa từng có nên có quyết định áp dụng tiêu chuẩn này.
2. Tìm ra đại diện lãnh đạo chất lượng
Cần phải bổ nhiệm một đại diện trong ban lãnh đạo của tổ chức làm đại diện lãnh đạo chất lượng
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, trước tiên chúng ta cần phân tích và xác định được các điều khoản của tiêu chuẩn mà tổ chức mình áp dụng. Sau đó xem xét sự đáp ứng các điều khoản đó của tổ chức mà nhất là tại những bộ phận, những công việc mà tổ chức dự định áp dụng. Sau khi phân tích các điều khoản, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch thực hiện.
4. Thông báo trong nội bộ tổ chức
Đây là một thông tin quan trọng quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sắp tới. Vì vậy, cần phải thông báo cho tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp được biết, chuẩn bị cho kế hoạch áp dụng.
5. Chuẩn bị tài liệu
6. Thực hiện
7. Đánh giá nội bộ
ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải định kỳ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của tổ chức thông qua việc đã đánh giá nội bộ. Việc đánh giá nội bộ sẽ được giúp đỡ để thực hiện trong quá trình tổ chức bắt đầu khi triển khai áp dụng.
8. Đăng ký ISO 9001
Trước khi tổ chức/doanh nghiệp có thể nhận được chứng nhận ISO 9001 thì cần phải lựa chọn một tổ chức chứng nhận ISO 9001 để đăng ký chứng nhận. Đơn vị chứng nhận này là một tổ chức độc lập và được công nhận về việc chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO.
Đơn vị này sẽ đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 củadoanh nghiệp và nếu cuộc đánh giá hoàn tất và phù hợp theo yêu cầu của tiêu chuẩn thì họ sẽ cấp giấy chứng nhận ISO 9001. Vậy nên, điều quan trọng là nên chọn một tổ chức kiểm định và chứng nhận uy tín để đăng ký chứng nhận.
9. Chứng nhận ISO 9001
Đây là một bước cực kỳ quan trọng. Đơn vị được cấp phải đủ điều kiện để được tổ chức chứng nhận ISO 9001 đánh giá là vượt qua và nhận được chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001. Các bước từ bước 1 đến bước 8 được thiết kế để doanh nghiệp có thể đạt được chứng chỉ iso 9001 này. Tuy nhiên,đội ngũ nhân viên của tổ chức có thể sẽ chưa quen với việc đánh giá của một tổ chức ở bên ngoài, do đó cần phải khuyến khích, động viên họ để có sự chuẩn bị tốt cho công cuộc đánh giá cũng như là phải hướng dẫn cách thức tương tác, phối hợp với những chuyên gia đánh giá chứng nhận. Đừng để một nhân viên không am hiểu gì về hệ thống ảnh hưởng đến việc đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.
10. Duy trì chứng chỉ ISO 9001
Có rất nhiều doanh nghiệp đã sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đã là bước cuối cùng của công việc xây dựng và áp dụng chứng nhận ISO 9001. Tuy nhiên, việc duy trì được hệ thống quản lý chất lượng đó cũng quan trọng không kém. Do đó, doanh nghiệp cần được đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của mình được vận hành xuyên suốt ở trong hoạt động hàng ngày của tổ chức và phải thường xuyên cải tiến nó hơn nữa .
ISO 22000 là gì ? Lợi ích của ISO 22000 là gì ?
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Chứng nhận ISO 22000 giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
Phiên bản hiện hành của ISO 22000 là ISO 22000:2018 phiên bản cũ hơn là ISO 22000:2005 và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN ISO 22000:2007.
Nâng cao quản lý và truyền thông.
Đảm bảo chất lượng, độ tin cậy và an toàn.
Giảm chi phí từ việc thu hồi hoặc hủy bỏ.
Cải thiện danh tiếng và sự trung thành với nhãn hiệu.
Tin cậy hơn trong các công bố.
Ít bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Chất lượng tốt hơn và công việc an toàn hơn trong ngành thực phẩm.
Sử dụng nguồn tài nguyên tốt hơn.
Kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm hiệu quả hơn.
Quản lý có hệ thống các chương trình tiên quyết.
Cơ sở hợp lệ để đưa ra quyết định.
Kiểm soát được tập trung vào các ưu tiên.
Tiết kiệm nguồn tài nguyên bằng cách giảm dư thừa.
Lập kế hoạch tốt hơn, xác minh sau quá trình ít hơn.
Phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
ISO 14001 là gì ?
ISO 14001 là tiêu chuẩn về quản lý môi trường áp dụng cho tất cả mọi tổ chức doanh nghiệp ở bất cứ nơi đâu . Được xây dựng theo nguyên tắc Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động.
Phiên bản ISO 14001:2015 quy định cụ thể các yêu cầu quan trọng nhất để nhận dạng, kiểm soát và giám sát các khía cạnh môi trường của tổ chức doanh nghiệp, kể cả phương pháp quản lý và cải tiến toàn bộ hệ thống.
ISO 14001:2015 mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, nhà đầu tư, công chúng và cộng đồng thông qua minh chứng cho cam kết trách nhiệm với môi trường của tổ chức doanh nghiệp;
Cải tiến việc kiểm soát chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng;
Giảm thiểu các rủi ro và các nghĩa vụ phát sinh, từ đó giảm chi phí bảo hiểm;
Tạo tiền đề để được cấp phép kinh doanh nội địa.
Các sản phẩm sắt thép của công ty thép Thanh Bình HTC đều đạt chuẩn ISO 9001, chúng tôi đem đến người dùng các sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất
Các sản phẩm sắt thép đạt tiêu chuẩn Châu Âu của chúng tôi đó là : Thép Tấm
– Thép cuộn
– Thép lá
– Thép góc, Thép hình
– Thép pha
– Thép chế tạo
– Thép định hình nguội
– Thép bản mã
– Thép cọc cừ
– Thép ống hộp
– Xe Goong
– Máy cơ khí mới và đã qua sử dụng
Nếu bạn muốn tham khảo bảng giá thép xây dựng mới nhất hôm nay, vui lòng liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH BÌNH HTC VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà nội
Xưởng sản xuất và kho: Số 109 – Ngõ 53 Đức Giang – Phường Đức Giang – Quận Long Biên – Hà nội
Điện thoại: +84-4-38771887
Fax: +84-4-36558116
Email: sales@thanhbinhhtc.com.vn
Website: www.thanhbinhhtc.com.vn
Hotline: 091.3239536 – 091.3239535
Tiêu Chuẩn Iso 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
Chắc hẳn, trong công việc hay cuộc sống thường nhật, chúng ta ai cùng đều ít nhiều nghe tới tiêu chuẩn ISO 9001. Vậy cụ thể ISO 9001 là tiêu chuẩn gì? Những nội dung sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khái quát nhất về ISO 9001.
Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 được biết đến là một tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất trong các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO. Cụ thể hơn, đây là một tiêu chuẩn được các doanh nghiệp/ tổ chức áp dụng cho thống quản lý chất lượng (QMS) của mình.
Các phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001?
Tiêu chuẩn ISO 9001 được xây dựng và chính thức ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế – ISO. Trải qua hàng chục năm phát triển, tiêu chuẩn này đã và đang không ngừng được cải tiến, cập nhập để đảm bảo tương thích với bối cảnh thực tế của nền kinh tế hiện nay.
Tính tới thời điểm hiện tại, ISO 9001 đã có tới 5 phiên bản. Cụ thể như sau:
ISO 9001:1987 – Đây là phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 9001. Phiên bản này gần như là thuần sản xuất và nặng về phần tài liệu.
ISO 9001:1994 – Phiên bản này không có nhiều sự thay đổi so với phiên bản năm 1987. Chủ yếu vẫn tập trung vào hoạt động sản xuất chứ chưa tiếp cập đến khía cạnh cung cấp dịch vụ.
ISO 9001:2000 – Đây là phiên bản có sự thay đổi vượt bậc khi đã có thể áp dụng cả vào doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ. Tiêu chuẩn này cũng linh động và có tính tổng quát hơn. Hướng đến việc cải tiến liên tục để luôn đảm bảo được hiệu quả của việc quản lý quy trình và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
ISO 9001:2008 – Phiên bản này chỉ có một vài sự thay đổi về mặt thuật ngữ và vẫn giữ nguyên các nội dung, điều khoản được sử dụng trong phiên bản năm 2000.
ISO 9001:2015 – Đây là phiên bản mới nhất hiện nay và được đánh giá là có sự cải tiến vượt bậc so với phiên bản đầu tiên. Cốt lõi của phiên bản này là tập trung vào việc kiểm soát và quản lý hệ thống dựa trên yếu tố rủi ro. Hướng đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp áp dụng nó.
Doanh nghiệp nào nên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001?
ISO 9001 là một tiêu chuẩn khá linh hoạt. Nó không bắt buộc doanh nghiệp phải làm theo điều này hay điều kia. Thay vào đó, các nguyên tắc, yêu cầu của ISO 9001 chỉ đóng vai trò như những định hướng để doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả khi vận hành và kiểm soát QMS của mình.
Chính vì vậy, ISO 9001 có thể áp dụng cho QMS của mọi doanh nghiệp/ tổ chức. Không quan trọng quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ; là doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước; mới thành lập hay đã hoạt động lâu năm; sản xuất hay kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ gì…
Đặc biệt, ISO 9001 sẽ là một giải pháp hoàn hảo dành cho những doanh nghiệp muốn:
Quản lý QMS theo quy trình một cách hiệu quả, chuyên nghiệp.
Đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ hoặc đối tác khi đấu thầu.
Sử dụng
đánh giá chứng nhận ISO 9001
như một phương pháp để marketing cho doanh nghiệp.
Tích hợp ISO 9001 với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO khác để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
ISO 9001:2015 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng
Như đã đề cập tới trước đó, ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Tiêu chuẩn này cũng là tiêu chuẩn hiện đang được sử dụng để chứng nhận QMS cho doanh nghiệp. Tại Việt Nam, TCVN ISO 9001:2015 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Các mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là tập hợp của nhiều nguyên tắc, yêu cầu đảm bảo cho mọi khía cạnh của QMS trong một doanh nghiệp được kiểm soát và đạt được hiệu quả như mong đợi. Cụ thể, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 hướng tới những mục đích sau đây:
Đảm bảo doanh nghiệp có khả năng cung cấp các phẩm/ dịch vụ một cách ổn định. Đáp ứng đúng được nhu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của pháp luật.
Là cơ sở để nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng, đối tác.
Đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chứng minh sự phù hợp với những yêu cầu quy định của QMS.
Các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Điều khoản
Nội dung
1. Phạm vi áp dụng
Điều khoản này thiết lập phạm vi mà tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có thể được áp dụng trong QMS của bất kỳ doanh nghiệp nào.
2. Tài liệu viện dẫn
Yêu cầu sử dụng các tài liệu cần thiết trong việc áp dụng ISO 9001:2015. Với tài liệu có năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Còn với tài liệu không rõ năm công bố thì áp dụng bản mới nhất (bao gồm những bản sửa đổi).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Danh sách các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cùng định nghĩa kèm theo
4. Bối cảnh của tổ chức
Xác định các vấn đề bên ngoài và bên trong doanh nghiệp; nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm cùng phạm vi của QMS và những quá trình của nó.
5. Lãnh đạo
Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện vai trò lãnh đạo cùng cam kết về QMS. Đồng thời, thiết lập và truyền đạt các chính sách chất lượng. Đảm bảo vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức được phân công, truyền đạt rõ ràng.
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
Doanh nghiệp cần xác định rõ các nguồn lực được sử dụng trong việc xây dựng và triển khai QMS. Đảm bảo lựa chọn nhân viên có đủ năng lực và nhận thức. Thực hiện trao đổi thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp cũng như quản lý và kiểm soát các thông tin dạng văn bản.
8. Thực hiện
Doanh nghiệp cần triển khai QMS theo các kế hoạch, quy trình đã được hoạch định trước đó. Đảm bảo có các kế hoạch và quy trình kiểm soát phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ (thiết kế và phát triển, nhà cung cấp bên ngoài, sản xuất và cung cấp dịch vụ, thông qua sản phẩm và dịch vụ, đầu ra không phù hợp).
9. Đánh giá kết quả hoạt động
Doanh nghiệp cần phải thực hiện theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá QMS. Tổ chức những cuộc đánh giá nội bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá này cũng phải đảm bảo có sự tham gia và xem xét từ lãnh đạo.
10. Cải tiến
Doanh nghiệp cần xác định và lựa chọn các cơ hội để cải tiến; thực hiện hành động khắc phục sự không phù hợp và liên tục cải tiến QMS của mình.
Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 theo chu trình PDCA
Một trong những đặc điểm nổi bật của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là nó được triển khai theo chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act). Cụ thể:
Bước
Mô tả
Plan – Kế hoạch
Doanh nghiệp cần xác định:
Các mục tiêu của QMS và quy trình để đạt được mục tiêu đó.
Phạm vi áp dụng.
Nguồn lực cần thiết
Thời gian thực hiện
Phương pháp đạt được mục tiêu.
Do – Thực hiện
Doanh nghiệp triển khai các kế hoạch đã vạch ra trước đó và áp dụng vào QMS của mình.
Check – Kiểm tra
Doanh nghiệp cần đánh giá, đo lường mức độ hoàn thành của các kế hoạch đã thực hiện so với các mục tiêu cùng yêu cầu đã đặt ra.
Act – Hành động
Căn cứ vào các sự không phù hợp hoặc kém hiệu quả trong QMS, doanh nghiệp cần phải có hành động khắc phục, cải tiến phù hợp để đảm bảo QMS duy trì được hiệu suất như mong đợi.
Một số điểm cần lưu ý về tiêu chuẩn ISO 9001:2015
So với các phiên bản trước đó, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có nhiều sự cải tiến được đánh giá là đột phá và giúp việc quản lý chất lượng đạt được hiệu quả tối ưu và phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Bởi vậy, để ISO 9001:2015 phát huy được tối đa hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng, doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn này cần lưu ý đến những điều sau:
Áp dụng cấu trúc bậc cao
10 điều khoản được nêu ra trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được xây dựng dựa trên cấu trúc bậc cao. Cấu trúc này cũng được áp dụng với tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý khác.
Điều này tạo ra sự đồng bộ và thống nhất. Giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt hơn trong việc áp dụng các tiêu chuẩn một cách độc lập hoặc tích hợp chúng với nhau để tối ưu hiệu suất hoạt động.
Các thuật ngữ và định nghĩa
Ở phiên bản năm 2015, các thuật ngữ trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đã có sự điều chỉnh theo hướng cụ thể, dễ hiểu hơn. Sự thay đổi này được dựa trên cơ sở phù hợp với thực tế về bối cảnh kinh tế – xã hội hiện nay. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và linh hoạt trong việc sử dụng hơn.
Tư duy dựa trên rủi ro
Thực tế, tư duy dựa trên rủi ro luôn là một phần của tiêu chuẩn ISO 9001. Nhưng ở phiên bản năm 2015, điều này được nhấn mạnh và tiếp cận theo một cách rõ ràng hơn.
Với cách tiếp cận này, doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố tích cực hoặc tiêu cực có thể tác động tới kết quả của QMS. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát sao cho phù hợp và kịp thời . Đảm bảo giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như tận dụng được tối đa các cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp.
7 nguyên tắc quản lý chất lượng
ISO 9001:2015 yêu cầu doanh nghiệp khi xây dựng và vận hành QMS cần phải đảm bảo tuân thủ 7 nguyên tắc về quản lý chất lượng sau đây:
Hướng vào khách hàng.
Sự tham gia của lãnh đạo
Sự tham gia của tất cả mọi người
Tiếp cận QMS theo quá trình
Cải tiến liên tục
Đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng
Quản lý các mối quan hệ
Bối cảnh của tổ chức
Việc xác định bối cảnh của tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là đặc biệt quan trọng. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng về điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức cùng bối cảnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Bởi đây chính là cơ sở để QMS đi đúng hướng và đạt được thành công như kỳ vọng.
Sự tham gia của lãnh đạo
Trong ISO 9001:2015, vai trò của người lãnh đạo được đặc biệt chú trọng. Có thể nói, một QMS chỉ có thể duy trì được hiệu lực cùng hiệu quả của nó khi có sự tham gia cùng cam kết của lãnh đạo thông qua việc:
Chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của QMS
Đảm bảo QMS phù hợp với bối cảnh và chiến lược của doanh nghiệp.
Tích hợp QMS vào các quy trình hiện có của doanh nghiệp.
Thúc đẩy việc tiếp cận theo quá trình và tư duy dựa trên rủi ro.
Cung cấp đầy đủ các nguồn lực cần thiết cho QMS
Truyền đạt tầm quan trọng của việc tuân thủ QMS.
Đảm bảo sự thành công của QMS.
Hỗ trợ nhân viên duy trì QMS.
Thúc đẩy QMS được cải tiến liên tục.
Các tài liệu trong ISO 9001:2015?
Các bước để đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015?
Để đạt xây dựng và vận hành một QMS hiệu quả và đạt chuẩn ISO 9001:2015, doanh nghiệp cần tuân thủ theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một QMS riêng với mục đích và các vận hành khác nhau. Nhưng nhìn chung, những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để xây dựng QMS theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 bao gồm:
Xem xét sự phù hợp của việc áp dụng QMS trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo cao nhất thể hiện cam kết về việc áp dụng QMS theo ISO 9001:2015.
Xác định mục đích của việc áp dụng QMS trong doanh nghiệp.
Lập ban ISO và phân bổ đội ngũ thành viên tham gia sao cho phù hợp.
Tổ chức đào tạo nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9001 và cách xây dựng hệ thống tài liệu.
Phân tích và đánh giá thực tế bối cảnh của doanh nghiệp.
Xây dựng, thực hiện, kiểm soát và đánh giá quá trình xây dựng, vận hành QMS.
Cải tiến và hoàn thiện QMS dựa trên kết quả đánh giá QMS thực tế.
Bước 2: Đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Sau khi QMS đã đi vào vận hành, doanh nghiệp cần đăng ký cấp chứng chỉ ISO 9001:2015 tại tổ chức chứng nhận có thẩm quyền (như ISOCERT). Hoạt động chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận một cách khách quan mức độ phù hợp giữa QMS của mình so với những yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Trong quá trình đánh giá và chứng nhận, nếu như vẫn còn sự không phù hợp, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng sự không phù hợp đó là gì, nguyên nhân do đâu để có hành động khắc phục sao cho phù hợp. Một khi QMS của doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001, doanh nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ ISO 9001:2015.
Bước 3: Duy trì, giám sát hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Để đảm bảo QMS có hiệu lực và đem lại lợi ích, doanh nghiệp cần phải duy trì việc áp dụng nó theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001.Thường xuyên cải tiến, cập nhập QMS để luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đang hướng tới.
Hình ảnh: Mẫu giấy chứng nhận ISO 9001
Đồng thời, việc duy trì QMS theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng chính là một điều kiện bắt buộc để giữ được giá trị của giấy chứng nhận ISO 9001:2015 trong thời gian còn hiệu lực.
Nếu như có mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể truy cập vào website của ISOCERT. Hoặc gọi tới hotline 0976 389 199 để được đội ngũ của ISOCERT hỗ trợ, tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất.
Tiêu Chuẩn Iso 9001:2015 Là Gì?
Tiêu chuẩn mới ISO 9001:2015 thay thế tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là bước đột phá của tổ chức ISO trong nổ lực nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn về Hệ Thống Quản lý Chất lượng. Theo nhận định của ông Trương Thành Nhân – Giám Đốc công ty tư vấn ISO Time Super C ( chúng tôi thì cấu trúc mới, nội dung mới và triết lý tư duy mới “tư duy dựa trên rủi ro / Risk-based thinking” của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 rõ ràng đã hướng đến mục tiêu giúp cho Doanh nghiệp/Tổ chức trên toàn thế giới khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ ngày càng nâng cao lợi nhuận/hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình, điều mà trước đây tiêu chuẩn ISO 9001:2008 chưa hướng đến một cách rõ ràng, trước đây ISO 9001:2008 hướng đến “thỏa mãn khách hàng” còn “thỏa mãn bản thân doanh nghiệp” (ví dụ như lợi nhuận của doanh nghiệp, các hiệu quả hoạt động khác của doanh nghiệp) thì lại gần như không đề cập đến”.
Mọi Tổ chức/doanh nghiệp đều mong muốn được liên tục tăng trưởng, đạt được lợi nhuận cao và liên tục duy trì tỷ suất lợi nhuận cao đó và đều mọi Doanh nghiệp/Tổ chức đều hiểu rõ phải có một hệ thống quản lý khoa học chặc chẽ để sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực hiện có. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chắc chắn là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khoa học, chặc chẽ mà mọi Doanh nghiệp/Tổ chức nên tìm đến để áp dụng. Trong bài viết này, Công ty tư vấn ISO 9001:2015 – Time Super C ( chúng tôi sẽ giới thiệu đến Quý vị một cái nhìn tổng quan, dễ hiểu về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, hy vọng sẽ giúp cho Quý vị hiểu được bản chất thật sự của tiêu chuẩn đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết các tập đoàn đa quốc gia lựa chọn làm nền tản quản lý của mình.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có tên gọi đầy đủ là “Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu(Quality Management Systems – Requirements”, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn ISO 9001 được ban hành lần thứ 5 vào năm 2015 và cũng là phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001.
ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi quy mô hoạt động, Doanh nghiệp/Tổ chức ít hơn 10 nhân viên cũng áp dụng được, Doanh nghiệp/Tổ chức có số lượng nhân viên vài trăm ngàn người áp dụng cũng được. Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không giới hạn tuổi đời của Doanh nghiệp/Tổ chức, Doanh nghiệp/Tổ chức đã hoạt động lâu đời bây giờ bắt đầu áp dụng cũng được, Doanh nghiệp/Tổ chức vừa mới thành lập áp dụng ISO 9001:2015 thì càng tốt và nhanh chóng tạo ra lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp/Tổ chức đó.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đưa ra các chuẩn mực để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng một cách khoa học để kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai lỗi, sản xuất/cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng thỏa mãn khách hàng một cách ổn định, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không phải là tiêu chuẩn dành cho sản phẩm. Khi một Doanh nghiệp/Tổ chức áp dụng ISO 9001:2015 sẽ tạo được cách làm việc khoa học, tạo ra sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, loại bỏ được nhiều thủ tục không cần thiết, ngăn ngừa những rũi ro trong quá trình hoạt động, rút ngắn thời gian và giảm chi phí phát sinh do xảy ra những sai lỗi hoặc sai sót trong công việc, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của cán bộ công nhân viên nâng lên rõ rệt.
Sự khác biệt lớn giữa ISO 9001:2015 và ISO 9001:2008 đó là tiêu chuẩn ISO 9001:2015 yêu cầu Doanh nghiệp/Tổ chức phải có “tư duy rủi ro” trong mọi hoạt động và quá trình của doanh nghiệp /tổ chức, Doanh nghiệp/Tổ chức phải áp dụng các phương pháp, kỹ thuật đánh giá rủi ro để nhận diện ra được các rủi ro tiềm ẩn gây thiệt hại không thể chấp nhận được cho Doanh nghiệp/Tổ chức, để từ đó tăng cường biện pháp kiểm soát, biện pháp quản lý, biện pháp ngăn ngừa giúp cho mọi nhân viên và tất cả các cấp phòng ban của Doanh nghiệp/Tổ chức có thể giảm thiểu tối đa sai sót, giảm tối đa thiệt hại và tăng khả năng làm việc hiệu quả, giúp cho Doanh nghiệp/Tổ chức không chỉ luôn “thỏa mãn khách hàng” mà còn đáp ứng được “Kết quả mong đợi của Hệ thống Quản lý Chất lượng”, đối với tất cả ông chủ của tất cả Doanh nghiệp/Tổ chức “kết quả mong đợi của Hệ thống Quản lý Chất lượng” chính là lợi nhuận, là tốc độ tăng trưởng của Doanh nghiệp/Tổ chức. Chính vì vậy mà ông Trương Thành Nhân – Giám Đốc Công ty tư vấn ISO 9001:2015 Time Super C ( chúng tôi đã có nhận xét về tiêu chuẩn ISO 9001:2015 như sau: “Có thể nói đột phá lớn nhất của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 đó là làm cho chủ của các Doanh nghiệp/Tổ chức sẽ quan tâm nhiều hơn đến tiêu chuẩn này, vì tiêu chuẩn ISO 9001:2015 sẽ là một hệ thống giúp cho Doanh nghiệp/Tổ chức nâng cao được lợi nhuận, ngày càng cạnh tranh nếu tiêu chuẩn này được áp dụng một cách trung thực.”
Chính nhờ những tác dụng ấy mà ISO 9001:2015 hiện nay được xem là một trong những giải pháp căn bản nhất, là nền tản đầu tiên để nâng cao năng lực của bộ máy quản lý doanh nghiệp và tăng khả năng phát triển của Doanh nghiệp/Tổ chức. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp khi muốn cải tổ bộ máy, nâng cao năng lực cạnh tranh đều chọn áp dụng ISO 9001:2015 cho doanh nghiệp mình rồi sau đó lần lượt áp dụng các hệ thống tiên tiến hơn như TQM (quản lý chất lượng toàn diện), Lean manufacturing (sản xuất tinh gọn), 6 sigma (triết lý cải tiến theo nguyên lý 6 sigma),…
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một quyển tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015 series). Tổ chức/Doanh nghiệp muốn triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cần phải đọc và làm theo 2 quyển tiêu chuẩn sau của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015:
– ISO 9000:2015 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9000:2015) để có thể hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ dùng trong quyển tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Tên của tiêu chuẩn ISO 9000:2015 là “Cơ sở và từ vựng của hệ thống quản lý chất lượng”.
– ISO 9001:2015 (tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015) để biết được những yêu cầu gì mà hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức/Doanh nghiệp mình cần phải đáp ứng.
– Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng, Doanh nghiệp có thể nghiên cứu và vận dụng theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 9004:2009 (Managing for the sustained success of an organization – A quality management approach).
Những lợi ích tiềm năng khi một Doanh nghiệp/Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là:
a) Có được khả năng luôn cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định;
b) Nâng cao sự hài lòng của khách hàng;
c) Giải quyết các rủi ro và kết hợp tận dụng được các cơ hội để đạt được mục tiêu mong đợi của Doanh nghiệp/Tổ chức;
d) Tăng khả năng chứng minh Doanh nghiệp/Tổ chức đã có được một hệ thống quản lý chất lượng khoa học, chặc chẽ từ đó lấy được niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên, ….
(7 nguyên tắc cơ bản hình thành nên nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2015)
ISO 9001:2015 là một tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều trường hợp thành công lẫn thất bại của rất nhiều Doanh nghiệp/Tổ chức trên toàn thế giới. Qua rất nhiều nghiên cứu thực tiễn, các chuyên gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 7 nguyên tắc quản lý chất lượng cần được xem là nền tản để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lượng trong thời đại hiện nay, đó là:
Nguyên tắc 1: Luôn hướng vào khách hàng
Nguyên tắc 2: Sự Lãnh đạo
Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi người
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Nguyên tắc 5: Cải tiến
Nguyên tắc 6: Đưa ra quyết dịnh dựa trên bằng chứng
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ
Bảy nguyên tắc quản lý chất lượng này được nêu trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (TCVN 9001:2015) nhằm giúp cho Lãnh đạo của Doanh nghiệp/Tổ chức nắm vững phần hồn của ISO 9001:2015 và sử dụng để dẫn dắt Doanh nghiệp/Tổ chức đạt được những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2015 cho Doanh nghiệp/Tổ chức của mình.
1. Hệ thống chất lượng quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình biến đầu vào thành đầu ra đến tay người tiêu dùng, không chỉ có các thông số kỹ thuật bên sản xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ phận khác như bộ phận hành chính, nhân sự, tài chính.
2. Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. Nhận dạng rủi ro và chú trọng phòng ngừa ngăn chặn sai lỗi ngay từ ban đầu, đảm bảo giảm thiểu sai hỏng không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân lực…Có các hoạt động điều chỉnh trong quá trình hoạt động, đầu ra của quá trình này là đầu vào của quá trình kia.
3. Làm đúng ngay từ đầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhấ t. Như đã nói ở trên, mỗi thành viên có công việc khác nhau tạo thành chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của người này là đầu vào của người kia.
Điều khoản 0: Lời giới thiệu.
Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng.
Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn
Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa
Điều khoản 4: Bối cảnh của tổ chức
Điều khoản 5: Sự lãnh đạo
Điều khoản 6: Hoạch định
Điều khoản 7: Hỗ trợ
Điều khoản 8: Điều hành
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động
Điều khoản 10: Cải tiến
Có thể tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2015 theo dạng mô hình cây như sau:
Mô hình quản lý chất lượng theo nguyên tắc tiếp cận theo quá trình như sau:
So với ISO 9001:2008, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 ít quy tắc hơn so với bản tiền nhiệm của nó, ISO 9001:2015 tập trung vào kết quả hoạt động của Doanh nghiệp/tổ chức và tập trung vào kết hợp phương pháp tiếp cận quá trình với tư duy dựa trên rủi ro, và sử dụng các chu trình Plan-Do-Check-Act ở tất cả các cấp trong Tổ chức/Doanh nghiệp.
Đối với những Doanh nghiệp/Tổ chức đã áp dụng và đã có chứng nhận ISO 9001:2008, khi chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Doanh nghiệp/Tổ chức vẫn có thể giữ lại tất cả các quy trình/thủ tục, hướng dẫn công việc vốn đã có sẵn theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (ví dụ như sổ tay chất lượng, thủ tục (quy trình) kiểm soát tài liệu, thủ tục (quy trình) kiểm soát hồ sơ, thủ tục (quy trình) đánh giá nội bộ, thủ tục (quy trình) kiểm soát sản phẩm không phù hợp, thủ tục (quy trình) hành động khắc phục, thủ tục (quy trình) hành động phòng ngừa, ….) nhưng phải tiến hành phân tích và nhận diện những rủi ro và cơ hội hiện hữu, tiềm ẩn trong tất cả hoạt động từ đó “hoạch định lại” những quy trình thủ tục hiện có và soạn thảo thêm/hoặc bỏ bớt đi những nội dung, quy trình thủ tục không cần thiết.
Chính sách chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không còn chỉ là phù hợp với bản chất của doanh nghiệp nữa mà còn phải phù hợp với “bối cảnh của tổ chức và phải hỗ trợ các định hướng chiến lược của tổ chức” điều này đồng nghĩa là chính sách chất lượng của mỗi Doanh nghiệp/tổ chức sẽ không còn “na ná giống nhau nữa” vì bối cảnh và chiến lược của mỗi doanh nghiệp chắc chắn là phải khác nhau, từ đó mục tiêu chất lượng cũng phải thật sự “bám vào bối cảnh và chiến lược của doanh nghiệp/tổ chức” không còn chung chung và “na ná giống nhau giữa các các doanh nghiệp/tổ chức nữa”.
Sự khác biệt lớn và linh hồn của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nằm ở điều khoản 4.1 “Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức” và 6.1 “Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội”, 2 điều khoản này sẽ giúp cho Tổ chức/Doanh nghiệp thật sự tăng lợi nhuận, tăng trưởng hơn và tăng khả năng cạnh tranh và có sức đề kháng mạnh để tồn tại và phát triển trong thương trường khốc liệt. Ông Trương Thành Nhân – Giám Đốc Công ty tư vấn ISO 9001:2015 Time Super C (www.i-tsc.vn) đã từng phát biểu như sau: “Có một thức tế không thể có chối bỏ là với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trước đây không “thu hút được sự quan tâm và chú trọng thật sự của Lãnh Đạo cao nhất của Tổ chức/Doanh nghiệp” thì nay với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chắc chắn Lãnh Đạo cao nhất của Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ dành nhiều sự ưu ái hơn với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vì đây chính là “bản đồ”, là “bí kiếp” mà tất cả Lãnh Đạo cao nhất của Tổ chức/Doanh nghiệp đang tìm kiếm lâu nay.”
Để chứng minh Doanh nghiệp có áp dụng và duy trì việc áp dụng ISO 9001:2015, Doanh nghiệp phải cung cấp cho đánh giá viên của tổ chức chứng nhận ISO 9001:2015 các hồ sơ, các thông tin theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2015. (vui lòng tìm đọc bài viết “ISO 9001:2015 – các thông tin dạng văn bản, tài liệu, hồ sơ cần thiết” để biết thêm chi tiết)
Tóm lại: Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không thể bảo đảm rằng các quá trình và sản phẩm không có lỗi, nhưng chắc chắn rằng hệ thống này tạo nên sức mạnh cạnh tranh của tổ chức, giúp Tổ chức/Doanh nghiệp tồn tại và phát triển hơn đồng thời chứng minh sự tin cậy của Tổ chức/Doanh nghiệp, nhờ vào :
– Luôn hiểu rõ bản thân Tổ chức/Doanh nghiệp, hiểu rõ các cơ hội, rủi ro bên ngoài và bên trong doanh nghiệp từ đó định được chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển phù hợp với tổ chức và bối cảnh của Tổ chức/Doanh nghiệp
– Có được chính sách và mục tiêu chất lượng rõ ràng, có sự quan tâm của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc xem xét định kỳ về toàn bộ hệ thống.
– Xây dựng được cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện từng công việc tăng khả năng đạt yêu cầu mong muốn
– Các quy trình làm việc rõ ràng và nhất quán, đảm bảo mỗi công việc sẽ được thực hiện thích hợp và khoa học.
– Một hệ thống mà ở đó luôn có sự phản hồi, cải tiến để các sai lỗi, sai sót ở tất cả các bộ phận ngày càng ít đi và hạn chế không lặp lại sai lỗi, sai sót với nguyên nhân cũ đã từng xảy ra.
– Một cơ chế để có thể định kỳ đánh giá toàn diện nhằm liên tục cải tiến toàn bộ hệ thống.
– Xây dựng được một quá trình bảo đảm mọi yêu cầu của khách hàng đều chắc chắn đạt được trước khi chấp nhận yêu cầu của khách hàng.
Nếu Quý vị không rõ bất kỳ nội dung nào trong bài viết này, vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn lòng giúp Quý vị giải đáp thắc mắc. -Gọi điện trực tiếp đến Văn phòng Công ty chúng tôi để được giải đáp trực tiếp qua điện thoại. Số điện thoại liên hệ: Để hiệu quả trong việc giải đáp, Quý vị vui lòng sử dụng một trong ba cách liên hệ sau:
08 37 27 31 57 -Tổng hợp các câu hỏi vào gởi vào email – Gởi trực tiếp vào form bên dưới. ‘ ); document.write( addy91087 ); document.write( ‘‘ ); document.write( ‘‘ ); document.write( ” );
(Bài viết được viết và chịu trách nhiệm bởi: International TIME SUPRE C Co., Ltd
Vui lòng ghi rõ nguồn chúng tôi khi bạn trích dẫn nội dung trong bài viết này) Quý khách có nhu cầu tư vấn ISO 9001:2015, vui lòng liên hệ: 08 37 27 31 57 hoặc hotline: 0968 818 069
Cập nhật thông tin chi tiết về Đào Tạo Hướng Dẫn Viết Quy Trình Iso 9001:2015 Hiệu Quả Nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!