Bạn đang xem bài viết Đảo Lộn Cuộc Sống Vì Bệnh Tật Ngặt Nghèo Ập Đến được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhân vật: Trương Thị Rớt – SN 1971 (49 tuổi) – Bán vé số
Chồng: Phù Văn Sài – SN 1974 (46 tuổi) – Bị tai biến
Con trai: Phù Quốc Bảo – SN 2005 (15 tuổi) – Ở nhà chăm cha
Con gái: Phù Ngọc Hân – SN 2010 (10 tuổi) – Học lớp 3
Cháu ngoại: Phù Ngọc Trâm – SN 2017 – Còn nhỏ
Địa chỉ: Số 32/84 Tổ 5, Khu phố 2, Phường Tô Châu, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Hoàn cảnh gia đình:
Tháng 9/2019, anh Phù Văn Sài bất ngờ bị tai biến, sau một thời gian dài chạy chữa, mạng sống may mắn giữ được nhưng anh đi đứng, cử động không còn nhanh nhẹn như người bình thường nữa. Từ người đàn ông trụ cột trong gia đình với nghề đi biển, giờ anh ở nhà, mọi sinh hoạt cá nhân đành phụ thuộc vào vợ con. Gánh nặng đè lên vai vợ anh – chị Trương Thị Rớt.
Nhà anh chị có 3 người con, đứa con gái đầu sau khi sinh con xong, vì chuyện gia đình lục đục nên bỏ cháu lại cho ông bà mà đi biền biệt. Chị Rớt phải vừa đi bán vé số, vừa phụ giúp việc nhà cho người ta, gồng gánh trên vai một bên là chồng bệnh, 1 bên là hai con đang tuổi đi học, lại đứa cháu nhỏ côi cút. Túng quẫn, chị cho đứa con trai nghỉ học để ở nhà đỡ đần cho cha.
Ngày ngày, chị ẵm cháu Trâm đi bán vé số khắp các ngóc ngách gần nhà. Ngày nhiều nhặn cũng chỉ bán được 50 tờ vé số kiếm 50 ngàn sống qua ngày. Chị dự tính khi anh Sài khỏe khỏe chút thì sẽ cho Bảo đi bán phụ mình để kiếm thêm. Còn bé Hân, khi nào học biết được mặt chữ thì cũng cho nghỉ ở nhà bởi chị không có khả năng lo hơn nữa. Bởi hiện số nợ chị vay đã lên đến 40tr không có khả năng trả cho người ta, mà nhà cửa cũng cột cây thiếc cũ tạm bợ qua ngày.
Chị ước muốn có số tiền để chồng chữa bệnh cho khỏe, rồi cùng đi làm trả hết nợ nần và sửa sang lại nhà cửa mà yên ổn cuộc sống.
Tổng số tiền gia đình nhận được: 97,600,000đ và nhiều phần quà
Ai Là Gì? Và Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Cuộc Sống Của Con Người?
AI là gì?
AI là một trong những thuật ngữ trong công nghệ phổ biến nhiều năm gần đây. Nó được ví như là trí tuệ nhân tạo của con người áp dụng cho máy móc, nhất là hệ thống máy tính thế hệ mới. Vậy AI là gì, dùng để làm gì và ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống hiện đại của con người? Hãy hiểu khái niệm công nghệ AI (Artifical Intelligence)
AI hiện nay là một trong những công nghệ hiện đại mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, công ty lớn và ngày càng được nhiều người quan tâm.
Thực tế, công nghệ AI còn được biết đến là trí tuệ nhân tạo do chính con người áp dụng trên các thiết bị máy móc, nhiều nhất là máy tính. Chức năng chính của AI là có khả năng mô phỏng các suy nghĩ, lập luận, học tập, cư xử,… của con người.
Các quá trình này sẽ bao gồm việc thu nhận, sử dụng thông tin, thậm chí là tự khắc phục được lỗi khi xảy ra sự cố.
Nếu để ý bạn sẽ thấy các doanh nghiệp lớn dùng công nghệ AI cả ở cổng vào bằng cách nhận diện vân tay hay khuôn mặt của các nhân viên. Ưu điểm của công nghệ này là độ chính xác và tính bảo mật cao.
Phân loại công nghệ AI
Dựa vào chức năng của mỗi ứng dụng, công nghệ AI chia làm 4 loại:
Công nghệ AI phản ứng: Có khả năng đưa ra chiến lược thông qua phân tích hành động của người dùng và đối thủ của họ
Công nghệ AI có bộ nhớ hạn chế: Có khả năng nhận ra những tình huống bất ngờ và đưa ra hướng xử lý tốt nhất
Lý thuyết và trí tuệ nhân tạo: Có khả năng suy nghĩ, tiếp thu thông tin từ xung quanh và áp dụng cho bản thân
Công nghệ AI tự nhận thức: Có khả năng tự ý thức bản thân, cư xử và có cảm xúc giống con người, có thể chia sẻ buồn vui năm gần đây, công nghệ AI dần trở thành công cụ đắc lực mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình để phát triển công việc. GSOT Group sẽ chia sẻ đến bạn một số ứng
Sự Sống Đời Đời Là Cuộc Sống Công Nghĩa
Sự Sống Đời Đời (6)
Bài giảng của Bà Mục Sư Châu Huệ Hiền
Trong hai bài giảng trước chúng ta đã tra khảo về hai khía cạnh của sự sống đời đời hiện bây giờ trên thế gian này: Sự sống đời đời là nhận biết Chúa Trời chân thật duy nhất cùng Chúa Giê-su Christ, và sự sống đời đời là cuộc sống tự do.
Hôm nay chúng ta sẽ tra khảo một khía cạnh khác của sự sống đời đời.
Sự Sống Đời Đời Là Cuộc Sống Công Nghĩa
Chúa Giê-su gánh vác hết thảy tội lỗi của chúng ta trong thân thể mà chịu chết trên cây thập tự hầu cho chúng ta chết về tội lỗi và sống cho sự công nghĩa.
Hôm nay chúng ta chỉ tập trung về phần “sống cho sự công nghĩa”, còn về phần “chết về tội lỗi” tôi sẽ giải thích trong một bài giảng khác.
Chúa Giê-su chịu chết không những chỉ là để cho ta được vào nước Thiên Đàng thôi, Chúa chịu chết hầu cho chúng ta sống cho sự công nghĩa.
Sự sống đời đời hiện bây giờ của Tín Đồ Cơ Đốc là cuộc sống công nghĩa.
Quyển Kinh Thánh Việt Ngữ phiên dịch chữ Hy-lạp “δικαιοσύνη” là “công bình”, nhưng phiên dịch này không được chính xác.
Theo định nghĩa của quyển Từ Điển Tiếng Việt, “công bình” là tương đương với “công bằng”, mà ý nghĩa của “công bằng” là “không thiên vị, theo đúng mọi đòi hỏi của lí lẽ” (căn cứ theo “Từ điển Tiếng Việt” do “Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn” ấn hành). Nhưng ý nghĩa của chữ Hy-lạp “δικαιοσύνη” (đọc là đia-khai-ô-su-ni) thì sâu rộng hơn nhiều, chứ không phải chỉ là “không thiên vị, theo đúng mọi đòi hỏi của lí lẽ”.
Trong nguyên văn Hy-lạp, định nghĩa của chữ “δικαιοσύνη” mang ý nghĩa “chính nghĩa, thánh sạch thiêng liêng”. Dạy dỗ về “δικαιοσύνη” là cực kỳ quan trọng trong Kinh Thánh. Tôi phiên dịch chữ “δικαιοσύνη” là “công nghĩa” thay vì “công bình”, bởi vì từ ngữ “công nghĩa” có nhắc đến hai khía cạnh công bằng và chính nghĩa.
Bây giờ để chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa của từ ngữ “công nghĩa” trong Kinh Thánh.
Câu Kinh Thánh này chỉ ra rằng Chúa Trời Đức Gia-vê chính là sự công nghĩa của chúng ta.
Câu Kinh Thánh này dạy rằng Chúa Giê-su Christ cũng là sự công nghĩa của chúng ta.
Qua hai đoạn Kinh Thánh trên ta thấy rằng Chúa Trời Đức Gia-vê và Con Ngài Chúa Giê-su Christ cùng là sự công nghĩa của chúng ta. Công nghĩa là tính tình của Chúa Trời Đức Gia-vê và Chúa Giê-su. Một người công nghĩa là một người có tính tình của Chúa Trời và của Chúa Giê-su Christ.
Các Bạn Có Muốn Một Cuộc Sống Công Nghĩa Không?
Ai nấy đều muốn được một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc, nhưng rất ít người ham mộ một cuộc sống công nghĩa.
Khi người đời đã sống trong hoàn cảnh tội lỗi quá lâu rồi, tội lỗi trở thành một nếp sống của họ, họ không cảm thấy có gì ghê tởm cả. Chính vì họ không cảm thấy tội lỗi là ghê tởm, cho nên họ không biết rằng mình đang sống trong tội lỗi, họ còn tưởng rằng mình là con người đạo đức tốt lành nữa chứ. Chẳng những thế, không chừng khi họ gặp phải một người công nghĩa, họ còn thấy hành vi cuộc sống của người này là kỳ lạ quá, khó chịu quá, không chừng họ còn chỉ trích chê bai người này nữa! Trong Tân Ước có ghi rằng những người Pha-ri-si, những thầy dạy Luật và những kẻ cầm quyền trong đạo Do Thái chẳng những không ham mộ sự công nghĩa của Chúa Giê-su, mà họ còn rất thù hận Chúa nữa.
Những người này lập ra các điều lệ khó khăn bắt người dân phải giữ lấy, thí dụ như không ai được phép làm bất cứ một việc gì vào ngày lễ Sa-bát, trước mỗi bữa ăn thì phải rửa tay theo đúng một phương pháp đặc biệt do họ bịa đặt ra v.v. Họ dạy rằng cứ làm theo đúng những điều lệ này là vâng giữ Luật Pháp của Chúa Trời. Nhưng thật ra trong tâm hồn của họ là tràn đầy những ý tưởng tội lỗi xấu xa, họ ích kỷ kiêu ngạo, lại không có lòng thương xót cho người ta, chính họ vẫn còn sống trong tội lỗi.
Khi Chúa Giê-su đi khắp nhiều nơi truyền giảng Tin Lành, Chúa chữa bịnh, trừ quỷ, và còn khiến cho những kẻ chết được sống lại. Lời dạy của Chúa luôn luôn chỉ ra những tội lỗi xấu xa trong lòng người, chứ không phải chỉ chú trọng vào những hành vi bề ngoài thôi. Chúa đầy dẫy lòng thương xót cho dân chúng. Có vài lần Chúa chữa bịnh cho người dân vào ngày lễ Sa-bát, những người Pha-ri-si và những thầy dạy Luật cho rằng Chúa đã phạm một tội lỗi nghiêm trọng, họ chỉ trích Chúa không nên làm việc này vào ngày Sa-bát. Chúa hỏi những tên này rằng nếu họ có một con trâu bị rơi xuống cái hầm vào ngày Sa-bát, thì họ có cứu vớt con trâu của họ ngay lập tức không? Một con người thì hẳn là quí trọng hơn con trâu rất nhiều, người bịnh ấy đã chịu khổ từ lâu rồi, không ai chữa trị bịnh của người được, thì tại sao lại không nên chữa bịnh cho người vào ngày Sa-bát? Những tên này sau khi nghe lời giảng dạy của Chúa rồi, họ vẫn không thấy lầm lẫn của mình. Lòng nhân từ thương xót của Chúa không có khiến họ xúc động gì hết, mà họ thù hận Chúa càng sâu hơn.
Hơn nữa, những người Pha-ri-si, những thầy dạy Luật Pháp và những người cầm quyền trong đạo Do Thái tự cho rằng mình là cao quí thánh sạch, họ không muốn nói chuyện làm quen với người có tội. Nhưng Chúa Giê-su dạy rằng Chúa đến là để cứu vớt kẻ có tội, chứ không phải cứu vớt những kẻ tự cho mình là cao quí thánh sạch. Chúa đến cùng với tội nhân, Chúa giảng dạy cho người đàn bà tà dâm, Chúa chữa trị người mắc bịnh cùi, và Chúa còn rờ tay của người bịnh cùi để an ủi khích lệ người đó. Khi tôi đọc những đoạn Kinh Thánh này lần đầu tiên, tôi xúc động đến chảy nước mắt ra, lòng thương xót nhân từ của Chúa thiệt là vĩ đại vô biên. Nhưng đối với những tên tự cho mình là cao quí vô tội, thì họ bực tức vô cùng, họ chẳng những không xúc động, mà họ còn cho rằng Chúa đã phạm những điều lệ của đạo Do Thái vì Chúa ăn cùng với người có tội và nói chuyện với người đàn bà tà dâm.
Những người Pha-ri-si, những thầy dạy Luật, và những người cầm quyền trong đạo Do-Thái còn ghen ghét Chúa nữa, vì phần đông người dân đều đi theo Chúa; và lời giảng dạy của Chúa về công nghĩa và tội lỗi là tựa như mũi gươm nhọn đâm vào trong lòng họ. Rốt cuộc họ lập mưu giết hại Chúa.
Qua những sự kiện này cho ta thấy rằng khi những tội nhân gặp mặt với Chúa Giê-su, họ có thể đáp ứng lại bằng hai cách khác nhau. Một là họ bị sự công nghĩa của Chúa thu hút, họ ăn năn hối cải và đi theo Chúa; hai là họ trở nên thù hận Chúa, họ chỉ trích chống lại lời giảng dạy của Chúa về sự công nghĩa.
Các bạn có ham muốn một cuộc sống công nghĩa không? Các bạn có chán ghét cuộc sống tội lỗi không? Các bạn có nhận thấy tội lỗi ẩn nấu trong lòng mình là xấu xa ghê tởm không? Hoặc là các bạn cảm thấy cuộc đời của mình cũng khá tốt rồi, cho dù có một chút chút tội lỗi, nhưng cũng chỉ là một chút chút thôi, làm gì mà phải theo đuổi sự công nghĩa giống như Chúa Trời và Chúa Giê-su vậy mà mệt? Không chừng các bạn thấy rằng làm theo điều răn của Chúa Giê-su một chút chút là tốt, nhưng đừng có theo đuổi quá xa mà làm khổ thân mình. Không chừng các bạn hoàn toàn không thấy mình có tội lỗi gì hết. Các bạn là thuộc về hạng người nào?
Nếu bạn không muốn trở thành con người công nghĩa như Chúa Trời Đức Gia-vê và Chúa Giê-su vậy, thì bài giảng này là hoàn toàn không thích hợp cho bạn, và cả sự sống đời đời cũng không thích hợp cho bạn, bởi vì sự sống đời đời hiện bây giờ trên thế gian này chính là một cuộc sống công nghĩa.
Còn tôi thì ham mộ công nghĩa ngay từ hồi nhỏ, nếu bạn cũng là hạng người ham mộ công nghĩa thì bài giảng này sẽ trình bày cho bạn một phương cách để trở thành con người mang tính tình công nghĩa của Chúa Trời Đức Gia-vê và Chúa Giê-su Christ.
Tầm Quan Trọng Của Sự Công Nghĩa
Bây giờ để chúng ta tìm hiểu về tầm quan trọng của sự công nghĩa.
Chữ “Ngài” ở đây là Chúa Trời. Người nào làm sự công nghĩa là bởi Chúa Trời sinh ra, vậy những kẻ không làm sự công nghĩa thì không phải bởi Chúa Trời sinh ra, có nghĩa là những kẻ không làm sự công nghĩa thì không phải là con cái của Chúa Trời.
Những người chẳng làm sự công nghĩa và chẳng yêu thương anh em mình thì không thuộc về Chúa Trời, họ không phải là con cái của Ngài.
Nếu bạn muốn được Chúa Trời đoái thương và được Ngài lắng nghe lời cầu nguyện của bạn thì bạn phải là con người công nghĩa.
Ma-thi-ơ 6:31 – 33 31 Vậy các ngươi chớ lo lắng mà nói rằng: “Chúng ta sẽ ăn gì? uống gì? mặc gì?” 32 Vì các dân ngoại tìm kiếm tất cả những điều đó, và Cha các ngươi ở trên trời biết các ngươi cần tất cả những điều ấy rồi. 33 Nhưng trước hết, hãy tìm cầu nước Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.
Các dân ngoại là những người không tin vào Chúa Trời Đức Gia-vê và Chúa Giê-su, họ cứ lo tìm kiếm tiền bạc, đồ ăn và áo quần; còn chúng ta là con cái của Chúa Trời, ta không cần phải lo về những điều này, Đức Cha của ta ở trên trời biết rằng chúng ta cần tất cả những điều này. Trước hết, ta hãy tìm cầu nước Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài, rồi Ngài sẽ ban thêm cho ta đồ ăn và áo quần.
Đoạn Kinh Thánh này là câu kết luận của một ví dụ mô tả tình cảnh vào Ngày Phán Xét trong tương lai. “Những kẻ này” là những kẻ ác, họ sẽ vào trừng phạt đời đời, còn những người công nghĩa sẽ được ban cho sự sống đời đời.
Sự sống đời đời hiện bây giờ là cuộc sống công nghĩa. Nếu bây giờ chúng ta đang sống trong một cuộc sống công nghĩa, thì ta sẽ được ban cho sự sống đời đời trong tương lai ở nước Thiên Đàng.
Làm Sao Mà Chúng Ta Có Một Cuộc Sống Công Nghĩa?
Những đoạn Kinh Thánh trên cho ta thấy rằng một cuộc sống công nghĩa là quan trọng như thế, vậy làm sao mà chúng ta có được một cuộc sống công nghĩa?
1. Ta được trở nên công nghĩa bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ
Công Vụ Các Sứ Đồ 13:37 – 39 37 nhưng đấng mà Chúa Trời đã khiến sống lại thì chẳng thấy sự hư nát. 38 Vậy, hỡi anh em, hãy nhận biết rằng nhờ đấng ấy mà sự tha tội được rao truyền cho anh em; 39 lại nhờ đấng ấy mà hễ ai tin thì được trở nên công nghĩa về mọi điều theo Luật Pháp của Môi-se không thể nào trở nên công nghĩa được.
“đấng mà Chúa Trời đã khiến sống lại” chính là Chúa Giê-su Christ. Nhờ Chúa Giê-su Christ mà sự tha tội được rao truyền cho chúng ta, và hễ ai tin vào Chúa thì được làm nên công nghĩa. Sau khi hết thảy tội lỗi của ta đã phạm trong quá khứ được tha thứ rồi thì ta trở nên công nghĩa.
Đoạn Kinh Thánh này chỉ ra rằng ta được trở nên công nghĩa khi ta có đức tin trong Chúa Giê-su Christ.
Nhưng đức tin trong Chúa Giê-su Christ có nghĩa là gì?
2. Đức tin trong Kinh Thánh bao gồm sự vâng phục
Đức tin trong Chúa Giê-su Christ không phải chỉ là tin tưởng rằng Chúa Giê-su là Con của Chúa Trời, Chúa đến để cứu vớt tội nhân, và Chúa chịu chết trên cây thập tự để chuộc tội cho loài người, rồi Chúa Trời Đức Gia-vê cho Chúa được sống lại vào ngày thứ ba. Tất cả những điều này là chân thật, chúng ta tin tưởng những điều này là rất tốt, nhưng chưa đủ, ta còn phải vâng theo hết thảy những điều răn dạy của Chúa Giê-su nữa.
Đức tin trong Kinh Thánh không phải chỉ là tin tưởng trong trí óc thôi, một đức tin chân thành bao gồm sự vâng phục.
Đoạn Kinh Thánh này nói đến “sự vâng phục của đức tin”. Sứ đồ Phao-lô được ban cho ân điển và chức vụ sứ đồ là để kêu gọi mọi dân tộc đến vào sự vâng phục của đức tin, có nghĩa là kêu gọi mọi dân tộc hãy tin vào Chúa Giê-su và vâng phục mọi điều răn dạy của Chúa.
Đoạn Kinh Thánh này lại một lần nữa nhắc đến “sự vâng phục của đức tin”. Kế hoạch cứu chuộc cho loài người được khải thị bởi các sách tiên tri căn cứ theo mệnh lệnh của Chúa Trời, hầu cho mọi dân tộc đều nhận biết để họ có thể tin vào Chúa Giê-su và vâng phục mọi điều răn của Chúa.
Hai đoạn Kinh Thánh này đều nói đến “sự vâng phục của đức tin”, khi ta thật sự tin vào Chúa Giê-su, thì ta phải vâng phục Chúa. Một đức tin chân thành sẽ sinh ra sự vâng phuc. Vâng phục là sự thể hiện của một đức tin chân thành ở bên trong.
Thí dụ: Nếu tôi mắc bịnh nặng sắp chết, có một bác sĩ nói rằng ông có thể chữa trị bịnh của tôi. Nếu tôi thật sự tin tưởng vào lời của bác sĩ, thì tôi phải làm theo đúng tất cả những điều bác sĩ dặn bảo tôi, như vậy bịnh của tôi mới được lành. Ngược lại nếu miệng tôi nói rằng tôi tin bác sĩ này chữa được bịnh của tôi, nhưng tôi lại không chịu làm theo những điều bác sĩ dặn tôi làm, vậy thì làm sao mà bịnh của tôi có thể lành được. Cho dù miệng tôi nói tôi tin vào bác sĩ này, nhưng hành động của tôi lại tỏ ra rằng tôi không tin gì cả.
Tương tự như vậy nếu chúng ta thật sự tin rằng Chúa Giê-su có thể cứu vớt ta ra khỏi tội lỗi, thì chẳng những trong đầu óc ta tin tưởng rằng Chúa là Con của Chúa Trời, Chúa chịu chết trên cây thập tự để cứu chuộc chúng ta, mà ta còn phải vâng phục tất cả những điều Chúa dạy bảo ta, như vậy ta mới được cứu vớt ra khỏi tội lỗi.
3. Thánh Linh hướng dẫn giúp đỡ ta sống theo điều răn dạy của Chúa Giê-su
Sứ đồ Phi-e-rơ giảng dạy rằng ta phải ăn năn hối cải, nhân danh Chúa Giê-su chịu phép báp-tem (tức là phép rửa tội), thì tội lỗi của ta sẽ đươc hoàn toàn rửa sạch tha thứ, ta trở thành con người công nghĩa, rồi Chúa Trời Đức Gia-vê sẽ ban cho ta Thánh Linh ngự trong lòng ta.
Ý nghĩa của “ăn năn hối cải” thì rất sâu xa, xin các bạn đọc bài giảng “Giăng Báp-tít Dọn Đường Của Chúa Giê-su“ để hiểu rõ ý nghĩa của ăn năn hối cải.
Sau khi ta được nhận lãnh Thánh Linh rồi, thì cuộc sống của ta có gì thay đổi?
Thánh Linh được gọi là “Đấng Trợ Giúp”. Khi Thánh Linh đến vào lòng ta, Thánh Linh sẽ giúp đỡ chỉ dẫn ta, nhắc cho ta nhớ mọi điều Chúa Giê-su đã truyền dạy. Nhiều khi tôi ở trong một tình trạng khó khăn, tôi không biết nên làm gì mới phải, thì Thánh Linh nhắc lại cho tôi nhớ lời dạy của Chúa Giê-su và chỉ dẫn tôi nên áp dụng điều răn của Chúa bằng cách nào.
Giăng 16:7 – 8 7 Nhưng ta nói thật cùng các ngươi: “Ta đi là ích lợi cho các ngươi, vì nếu ta không đi thì Ðấng Trợ Giúp sẽ không đến cùng các ngươi. Nhưng nếu ta đi, ta sẽ sai đấng ấy đến. 8 Khi đấng ấy đến thì sẽ khiến thế gian nhận thức về tội lỗi, về sự công nghĩa và về sự phán xét.”
Đấng Trợ Giúp, tức là Thánh Linh sẽ khiến chúng ta nhận thức về tội lỗi, về sự công nghĩa và về sự phán xét. Khi tôi phạm tội lỗi vì không cẩn thận, thì Thánh Linh chỉ ra cho tôi biết ngay lập tức, và tôi phải ăn năn hối cải liền. Thánh Linh thường chỉ dẫn tôi nên sống cuộc đời như thế nào mới là phù hợp với dạy dỗ của sự công nghĩa trong Kinh Thánh.
Khi chúng ta vâng theo chỉ dẫn của Thánh Linh hàng ngày thì tính tình của ta sẽ trở nên càng ngày càng giống như tính tình công nghĩa của Chúa Trời Đức Gia-vê và Chúa Giê-su Christ vậy.
Hôm nay chúng ta đã tra khảo một khía cạnh khác của sự sống đời đời hiện bây giờ trên thế gian này.
Chúa Giê-su chịu chết trên cây thập tự hầu cho chúng ta sống cho công nghĩa. Bởi vậy sự sống đời đời hiện bây giờ là cuộc sống công nghĩa.
Cuộc sống công nghĩa là cực kỳ quan trọng:
Những người làm sự công nghĩa là con cái của Chúa Trời, những người không làm sự công nghĩa thì không phải là con cái của Ngài.
Mắt của Chúa Trời Đức Gia-vê ở trên người công nghĩa, và tai Ngài lắng nghe lời cầu nguyện của họ.
Chúng ta phải tìm cầu nước Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài, thì Ngài sẽ ban thêm cho ta đồ ăn và áo quần, ta không cần phải lo về những điều này.
Trong tương lai, những người công nghĩa sẽ vào sự sống đời đời.
Làm sao mà chúng ta có một cuộc sống công nghĩa?
Chúng ta được trở nên công nghĩa bởi đức tin trong Chúa Giê-su Christ.
Đức tin chân chính trong Kinh Thánh bao gồm sự vâng phục. Nếu chúng ta thật sự tin vào Chúa Giê-su thì ta phải vâng phục hết thảy lời dạy của Chúa.
Khi chúng ta tin vào Chúa Giê-su Christ, ta ăn năn hối cải tội lỗi của mình và chịu phép báp-tem thì Chúa Trời Đức Gia-vê sẽ ban Thánh Linh của Ngài ngự trong lòng ta. Thánh Linh sẽ hướng dẫn giúp đỡ ta sống theo điều răn dạy của Chúa Giê-su.(Bài giảng kế tiếp)
Bấm vào đây để trở về Trang Chủ
Đi Tìm Chất Lượng Cuộc Sống
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước có tỷ lệ thuận với việc nâng cao chất lượng cuộc sống (CLCS) của người dân hay không là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Đó cũng là nội dung chính của buổi tọa đàm do Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần tổ chức cuối tháng 11 này.
Phân biệt chất lượng cuộc sống và chất lượng sống. yếu kém trong quản lý đô thị, bất cập trong đầu tư công, môi trường sống không an toàn là những yếu tố làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng nên có vẻ như không ai muốn nói trước. Vài người tham dự tọa đàm tranh thủ đọc lướt bài viết về CLCS dài gần ba trang giấy khổ A4 của tác giả Nguyễn Văn Sơn – cũng là một trong những khách mời của buổi tọa đàm này – như chờ đợi. Dù thừa nhận rằng “không biết sẽ bàn thế nào trước khi đến dự” nhưng kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn lại là người đầu tiên mở lời. Ông tỏ ra khá thận trọng khi đề nghị phân định rạch ròi hai khái niệm chất lượng sống (CLS) và CLCS:
– Chất lượng sống là vấn đề hoàn toàn mang tính chủ quan. Theo đó, mỗi người có quyền lựa chọn một thái độ sống phù hợp nhất với bản thân mình. Chẳng hạn như trường hợp của thầy giáo Ung Thanh Hải – người được xem là một trong tứ trụ về giảng dạy môn Hóa học ở TP. Hồ Chí Minh – mà báo Tuổi Trẻ có bài viết giới thiệu. Gia đình thầy giáo này đã định cư ở nước ngoài nhưng ông vẫn quyết định ở lại. Ông không màng danh lợi, nhiều lần khước từ những danh hiệu mà người ta đề nghị phong tặng, chấp nhận sống trong một căn hộ 30m 2.
Hạnh phúc của thầy giáo Ung Thanh Hải là dạy học trò giỏi giang. Ngược lại, CLCS là vấn đề khách quan, chịu sự chi phối của cộng đồng. Nói cách khác là chúng ta lệ thuộc vào những người chịu trách nhiệm tổ chức xã hội. Ô nhiễm, kẹt xe, tệ nạn xã hội… là hệ quả của sự rối loạn trong công tác quản lý đô thị.
Chờ cho “người phát pháo” ngừng lời, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn chậm rãi nhập cuộc. Ông nhắc lại hình ảnh thi sĩ Bùi Giáng trang phục xộc xệch, đi nghênh ngang ngoài đường với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Vì lựa chọn cách sống là vấn đề cá nhân của mỗi người nên không thể xem đó là chuẩn mực. Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, CLCS cần được đánh giá một cách khách quan qua trật tự của môi trường sống. Ông dẫn chứng:
– Thành phố Thượng Hải tổ chức cuộc sống rất hay và có văn hóa. Xếp hàng vào nhà hát trật tự, ngoài đường xe nối đuôi nhau thành hàng dài nhưng không bóp kèn inh ỏi, xảy ra va quệt cũng không gây lộn… nói chung là họ hành xử rất văn hóa. Đường sá không kẹt xe, ít khói bụi, ít rác rưởi sẽ khiến người ta cảm thấy cuộc sống ở đô thị tốt hơn. Nếu chúng ta dẹp lòng lề đường thì những người bán rong ở vỉa hè chắc chắn sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Thực tế, ở các nước phát triển, lòng lề đường được tận dụng để buôn bán nhưng vệ sinh vẫn rất sạch sẽ. Như vậy, vấn đề tùy thuộc vào cách chúng ta sắp xếp lại cuộc sống.
Như anh Huấn đề cập ở trên, chúng ta đã bỏ bê vấn đề quản lý đô thị và tổ chức cuộc sống xã hội trong một thời gian dài, khiến vấn đề ngày càng trở nên nan giải. Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 225 có đăng bài báo đề nghị TP. Hồ Chí Minh xây dựng một thành phố mới thay vì bỏ ra 30 tỉ USD để chống ngập nước. Rõ ràng chúng ta cần phải tổ chức lại cuộc sống đô thị bằng cách mở thêm không gian sống để giảm bớt áp lực dân cư ở nội đô. Khi dân đã giãn ra rồi thì mới quay trở lại giải quyết vấn đề ngập nước.
Rõ ràng tổ chức lại xã hội để nâng cao CLCS cộng đồng là trách nhiệm của bộ máy quản lý Nhà nước. Chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn – người khá thân thuộc với Đồng bằng sông Cửu Long – lên tiếng:
– Năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước theo tôi thể hiện qua cách phân bổ các nguồn lực, tức là đầu tư công. Trong tám nhu cầu căn bản của con người, ngoài làm việc thuộc phạm trù kinh tế thì ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí, trị bệnh bị chi phối bởi cách tổ chức sinh hoạt xã hội. Các chỉ số tôi đưa ra trong bài viết mà mọi người đang có trong tay cũng không nằm ngoài tám nhu cầu căn bản này. Mỗi người đều có quyền lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất để đạt được mức thu nhập tối đa và hợp pháp.
Trong các thành phần kinh tế, nông nghiệp phát triển chậm hơn so với công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Thu nhập thấp nên người nông dân cải thiện cuộc sống chậm hơn. Thu nhập đầu người tăng lên nhưng nhiệm vụ của Nhà nước là làm sao khoảng cách về thu nhập giữa người giàu và người nghèo không chênh lệch quá xa, đảm bảo người nghèo được thụ hưởng những nhu cầu căn bản như người giàu. Nhà nước quy định tiêu chuẩn nghèo ở nông thôn là những người có thu nhập 200.000 đồng/tháng (2,4 triệu đồng/năm), còn ở đô thị là 260 ngàn đồng/tháng (3.120.000 đồng/năm), tiêu chuẩn này quá thấp so với thực tế cuộc sống và quá thấp so với tiêu chuẩn của thế giới.
Nguyễn VănSơn: Năng lực quản lý của Nhà nước thể hiện qua cách phân bổ các nguồn nhân lực.
ĐBSCL có đất đai trù phú do liên tục được bồi đắp bởi lượng phù sa đổ về từ thượng nguồn sông Mêkông nhưng theo tiêu chuẩn này, 20% dân số của vựa lúa lớn nhất cả nước vẫn thuộc diện nghèo (năm 2005). Tôi không biết số lượng người nghèo trên cả nước là bao nhiêu nhưng cách nay ít hôm, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói thời hậu “đại công trường”, nhiều người dân Hà Giang phải vác đất lên núi trồng bắp. Trong khi đó, luật thuế thu nhập cá nhân quy định những người độc thân có thu nhập trên 4.000.000 đồng/tháng, cao hơn thu nhập cả năm của những người thuộc chuẩn nghèo thì mới phải đóng thuế thu nhập.
Nhìn vào những con số này tôi thấy có cái gì đó không bình thường. Tôi cũng đã đề nghị một số thân hữu tại các tỉnh ĐBSCL gửi báo cáo để tính toán học sinh tiểu học, trung học cơ sở hiện đang phải đóng bao nhiêu loại tiền trong một niên học, sau đó gộp tất cả lại thì chiếm bao nhiêu phần trăm trong con số thu nhập 2,4 triệu đồng/năm của người nghèo. Giáo sư Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục nói rằng thế giới không hiểu nổi chuyện tăng học phí. Đây là điều đương nhiên, bởi ngay bản thân chúng ta cũng không thể hiểu được.
Về vấn đề đô thị hóa, cách nay 10 năm tôi đã đề nghị nên quan niệm TP. Hồ Chí Minh như một siêu đô thị, bởi dân số thành phố này sẽ chạm mốc 10 triệu người rất nhanh. Tuy nhiên, có người nói làm như vậy là qua mặt Hà Nội – đô thị loại 1. Giải pháp đưa ra là xem Hà Nội là đô thị đặc biệt về mặt hành chính kiểu như Washington DC của Mỹ nhưng vẫn không được chấp nhận. Quan điểm về đô thị hóa cần phải xem lại. Gia đình có mười đứa con đương nhiên sẽ phải chi phí nhiều hơn so với gia đình có vài ba đứa con. TP. Hồ Chí Minh dân số khoảng tám triệu người hiện đang được quản lý sắp xếp tổ chức ăn, ở, học hành, giải trí, đi lại, môi trường như một thành phố 2,5 triệu dân.
Những con số mà ông Nguyễn Văn Sơn công bố khiến không khí buổi tọa đàm đột nhiên chùng lại. Dường như mỗi người đều theo đuổi những suy nghĩ riêng. Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng trường Nghiệp vụ – Du lịch TP. Hồ Chí Minh mở lời như muốn xua tan bầu không khí im lặng:
– Tôi nghĩ rằng những gì các anh vừa nêu đều hướng đến chuyện sống hạnh phúc. Theo tôi, hiện chúng ta vẫn nhập nhằng giữa hai khái niệm văn hóa và văn minh. Yếu tố thứ nhất là chuyện riêng của mỗi quốc gia, dân tộc ráng gìn giữ và bảo tồn là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, đặt những con số mà anh Nguyễn Văn Sơn vừa nêu vào bối cảnh văn minh toàn cầu thì đúng là chúng ta chưa hài lòng. Đã đến lúc chúng ta cần phải có sự phát triển theo kiểu véctơ. Để thực hiện được điều đó, Nhà nước phải làm tốt vai trò người cầm cương để người dân tin rằng ngày hôm nay tốt hơn hôm qua và còn kém ngày mai.
Ngày 15/12 tới đây, tất cả mọi người đều bắt buộc phải đội nón bảo hiểm khi chạy xe gắn máy. Năm 1988 có dịp sang Philippines, tôi thấy người ta đã đội nón bảo hiểm. Thái Lan cũng vậy, xe ôm ở đất nước Phật giáo này luôn mang theo người hai cái nón, một dành cho mình, một dành cho khách. Tôi thấy họ văn minh rất sớm, giải quyết xong chủ trương đúng mà 20 năm sau Việt Nam vẫn còn đang loay hoay.
Chúng ta thua họ ngay cả những chuyện không đáng thua, một phần có lẽ bởi cộng đồng chúng ta chín người mười ý. Tuy nhiên, càng nhiều ý kiến thì Chính phủ càng phải quyết liệt, làm thật nhanh, làm đến đâu “gạch đít” đến đó để lấp đầy “lỗ hổng văn minh”. Với tôi, trước khi nghĩ đến việc nâng cao CLCS cộng đồng thì an toàn vẫn là ưu tiên số một. Vấn đề toàn cầu hiện nay là ô nhiễm môi trường, tuy nhiên phát triển phải có trình tự. Khi chúng ta coi an toàn là nhẹ thì không thể nói chuyện vệ sinh (mất vệ sinh chết chậm hơn), nhà dọn chưa sạch thì không thể nói chuyện môi trường.
Chất lượng sống và chất lượng cuộc sống có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và ngược lại.
Chăm chú lắng nghe suốt từ đầu buổi tọa đàm, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc bây giờ mới mở lời. Ông cho rằng cần quan tâm đến CLS của cá nhân bởi CLS tốt sẽ giúp hoàn thiện CLCS. Giọng nhỏ nhẹ, ông nói:
– Con người biết đến bệnh tật hàng ngàn năm nay nhưng sức khỏe là gì thì nhiều người vẫn chưa biết. Năm 1946, lần đầu tiên sức khỏe được định nghĩa bởi tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) là sự sảng khoái (well-being) hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật. Nhiều người có tật nguyền nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi có những người khỏe mạnh lại trở thành tác nhân gây bất ổn cho xã hội.
Tuy nhiên, mãi đến gần đây WHO mới đưa ra khái niệm CLCS (Quality of life-100) gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm để đo mức độ sảng khoái trên sáu đề mục: về thể chất, ăn uống, ngủ nghỉ, cả việc lệ thuộc chuyện đi lại, thuốc men; về tâm thần thì gồm cả yếu tố tâm lý và yếu tố tâm linh (tín ngưỡng, tôn giáo), về xã hội gồm các mối quan hệ xã hội kể cả tình dục và môi trường sống (bao gồm cả môi trường xã hội: an toàn, an ninh, kinh tế, văn hóa… và môi trường thiên nhiên).
CLCS được định nghĩa như một cảm nhận có tính cách chủ quan của cá nhân đặt trong bối cảnh môi trường xã hội và thiên nhiên. Họ sử dụng bảng câu hỏi này để khảo sát trên từng cá nhân, tổng hợp phân loại rồi làm so sánh dựa trên tuổi tác, giới tính, khu vực địa lý… rồi dần dần cụ thể hóa CLCS. Cách làm này ít nhiều vẫn còn chủ quan nhưng điều quan trọng là vẫn có barem để đo.
Sức khỏe, một yếu tố quan trọng của CLCS thì lâu nay thể chất được biết đến nhiều nhất, tâm thần biết ít hơn còn môi trường sống (xã hội và thiên nhiên) thì chẳng được quan tâm trong việc chăm sóc sức khỏe người dân, đó là một thiếu sót lớn. Bhutan là quốc gia duy nhất dám đề ra tiêu chí phấn đấu vì CLCS của người dân bằng khái niệm GNH (Gross National Happiness) thay cho GNP, GDP.
Việc môi trường thiên nhiên bị phá vỡ đã trở thành vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng đến CLCS của nhiều người. Chẳng hạn như việc người ta ngăn đập làm thủy điện trên thượng lưu sông Mêkông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người ở hạ lưu. Ở giác độ môi trường xã hội, Nhà nước cần phải mạnh tay để gìn giữ kỷ cương, đưa sinh hoạt người dân vào nề nếp. Nhiều ngành chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua CLCS. Đành rằng thuốc lá đóng góp cho ngân sách hàng năm khá cao, khoảng 6.000 tỉ đồng nhưng chi phí để giải quyết những hệ lụy của nó để lại có khi còn gấp ba lần.
Bên cạnh đòi hỏi về một môi trường xã hội công bằng và văn minh, bản thân mỗi cá nhân cũng phải tự quản lấy mình, nâng cao tri thức, rèn luyện sức khỏe, góp phần vào nếp sống văn minh để nâng cao CLCS.
Bà Hoàng Anh – chủ nhà hàng Phú Xuân nổi tiếng với các món ăn Huế – tỏ ra khá tâm đắc với cách đặt vấn đề của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc:
– Thời gian gần đây cụm từ CLCS được nhắc đến khá nhiều trên các phương tiện truyền thông. Có lẽ là vì người ta khao khát nó nhiều. Thế nhưng, vấn đề này đã được nhắc đến trong nhà chùa từ rất lâu và được gói gọn trong bốn chữ: Thân tâm an lạc. Đó cũng chính là đỉnh cao cuộc sống mà mọi người đều muốn hướng tới. Mục đích của nâng cao CLCS là hướng đến con người, vì vậy, tôi nghĩ những chính sách cụ thể của Nhà nước nên bắt đầu xuất phát từ con người. Muốn phát triển bền vững, phải dựa trên trên nền tảng có tính nhân bản.
Bên cạnh môi trường khách quan, thái độ sống cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao CLCS của mọi người. Mỗi cá nhân sẽ tự lựa chọn cho mình một cách sống chủ quan để cảm thấy hạnh phúc nhất. Yếu tố tinh thần này hàm chứa tự do tín ngưỡng hoặc theo đuổi lý tưởng thời đại. Cuộc sống vật chất đủ đầy mà không tự do tư duy thì cũng không thể hạnh phúc. Như vậy, môi trường bên ngoài và đời sống nội tâm có sự tương tác, hỗ trợ cho nhau trong quá trình nâng cao CLCS.
Quay trở lại buổi tọa đàm, ông Huỳnh Bửu Sơn tỏ ra rất trăn trở với vấn đề giáo dục và y tế. Ông Sơn xem đây là hai mảng quan trọng để nâng cao CLCS, mang lại cho người nghèo cơ hội được đối xử công bằng và bình đẳng hơn, khiến họ cảm thấy được xã hội san sẻ, trở thành động lực để họ tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Ông quan niệm việc được thụ hưởng CLCS tốt sẽ tạo điều kiện để nâng cao CLS của mỗi cá nhân.
– Khi đặt vấn đề tăng trưởng của Việt Nam cách nay một hai năm, nhiều ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng của chúng ta còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người và cũng không tương xứng với tiềm năng. Có người lại cho rằng không cần tăng trưởng nhanh mà vấn đề là tăng trưởng có chất lượng. Tôi nghĩ rằng CLCS và tốc độ tăng trưởng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, CLCS là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu lao động có chuyên môn ngày càng cao.
Tay nghề càng cao, lương càng cao. Chúng ta liệu có thể phát triển nhanh nếu không giải quyết rốt ráo bài toán lao động. Khi nguồn nhân lực trong nước không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, chắc chắn chúng ta sẽ phải nhập khẩu lao động. Hệ quả là một bộ phận khá lớn lao động tay nghề thấp sẽ không được thuê mướn, tình trạng thất nghiệp tăng lên, trở thành gánh nặng cho xã hội.
Mặt khác, để tham gia vào hoạt động kinh tế, những người nghèo cần phải được chăm sóc chu đáo về mặt sức khỏe. Điều kiện sống thấp nên nguy cơ mắc bệnh của họ cao hơn. Thất học, bệnh tật sẽ khiến người nghèo càng nghèo thêm. Những người có chuyên môn sẽ làm giàu nhanh hơn. Hố ngăn cách giữa người giàu và và người nghèo ngày càng sâu thêm. Tôi cho rằng khoảng cách giáo dục giữa người giàu và người nghèo chính là khoảng cách về tri thức giữa nông thôn và đô thị. Nếu không giải quyết bài toán giáo dục ngay từ bây giờ, trang bị cho lực lượng lao động đủ khả năng đón đầu nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước trong mười năm tới sẽ phải ngưng lại, kéo theo những xáo trộn lớn về mặt xã hội. Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ dẫn đến sự suy giảm CLCS.
Cần biết mình là ai và muốn gì. xã hội hóa những vấn đề nhà Nước giải quyết chưa tốt.
Tổng hợp ý kiến của các khách mời, rõ ràng CLCS bị chi phối bởi hai yếu tố chủ quan và khách quan. Ở vế thứ nhất, đành rằng mỗi người đều có thể chủ động lựa chọn một cách sống hạnh phúc nhất tùy theo khả năng của mình, thế nhưng, cho dù CLS có được tổ chức tốt đến đâu chăng nữa thì con người vẫn không thể thoát ly hoàn toàn môi trường mà họ đang vận động. Có lẽ vì vậy mà trong một chừng mực nào đó, các khách mời chỉ mới thống nhất với nhau về tầm quan trọng của Nhà nước trong tổ chức cuộc sống xã hội. Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn nói:
Để lựa chọn một cái véctơ phát triển như lời của anh Nguyễn Thanh Phong, tôi nghĩ trước hết chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại mình, xem mình là ai và mình muốn gì? Xác định đúng mục tiêu sẽ giúp mình tìm ra được con đường đi thích hợp cho mình, chứ không nên so sánh với người khác. Thử nhìn vào trường hợp của các vận động viên thể hình. Họ tập luyện miệt mài để đi thi đấu nên dùng tạ lớn, còn mục tiêu của chúng ta là rèn luyện sức khỏe thì chơi tạ be bé thôi.
Nói chung, mọi người vẫn chưa bằng lòng với cuộc sống hiện nay mặc dù so với cách nay hai mươi năm, cuộc sống của chúng ta có khá hơn. Tôi nghĩ CLCS là vấn đề muôn thuở. Giả sử thu nhập bình quân của chúng ta có tăng lên gấp đôi chăng nữa thì nhiều người vẫn chưa bằng lòng. Bởi đó là lý do để chúng ta tồn tại, tiếp tục vươn lên cao hơn nữa…
Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Giám đốc Công ty Le & Associates tiếp lời:
– Năm 1992, khi qua Việt Nam làm việc, trong hành lý của bạn tôi có mang theo kem đánh răng, bàn chải… những vật dụng tối thiểu trong đời sống hàng ngày. Ba năm sau quay lại, ông ấy rất ngạc nhiên vì chúng được bày bán ê hề ngoài chợ. Bàn về CLCS, hãy tạm bỏ qua vấn đề cá nhân, bởi tôi nghĩ việc mọi người đều muốn hạnh phúc hơn là ước vọng có thể hiểu được. Tôi cũng đồng ý với anh Huấn rằng chúng ta không nên so sánh với người khác. Mỹ là nước có môi trường khá minh bạch và văn minh nhưng nhiều người dân Mỹ cũng chưa bằng lòng.
Các quốc gia Bắc Âu đứng nhất thế giới về phúc lợi xã hội nhưng đâu phải tất cả người dân hài lòng. Còn so mình với mình, tôi nghĩ rằng không phải chúng ta không có tiến bộ, nhưng rõ ràng tiến bộ đó còn chưa tương xứng với kỳ vọng của nhân dân. Tôi có thói quen đặt bài toán ngược, cụ thể là xuất phát từ mục tiêu đặt ra, đương nhiên phải có tính khả thi, chúng ta sẽ tính toán các công cụ cần thiết để thực hiện. Không biết có phải vì bệnh nghề nghiệp hay không nhưng làm việc trong ngành cung ứng nhân sự, tôi thấy vấn đề khá bức xúc hiện nay là thiếu người biết làm việc. Có ý tưởng hay mà không có người thực hiện kể cũng bằng không.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đảo Lộn Cuộc Sống Vì Bệnh Tật Ngặt Nghèo Ập Đến trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!