Bạn đang xem bài viết Cưới Vợ, Cần Có Bao Nhiêu Tiền Mới Đủ Làm Đám Cưới? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hành trình để chuẩn bị cho một đám cưới. Để có một đám cưới trọn vẹn thì bạn bắt buộc bạn phải chuẩn bị đủ ngân sách để chi tiêu cho các dịch vụ không thể thiếu trong đám cưới . Nó sẽ bao gồm 2 giai đoạn là các chi tiêu trước đám cưới và các chi tiêu trong ngày cưới
Giai đoạn 1: các chi tiêu trước đám cưới Mua nhẫn cầu hônĐể có thể tổ chức lễ cưới, đương nhiên bạn cần có sự đồng ý và chấp nhận của nàng. Vì thế chi phí đầu tiên là mua nhẫn cầu hôn. Một chiếc nhẫn cầu hôn dạng thường bằng vàng có đính thêm hạt đá quý có giá khoảng 3 triệu đến 4 triệu đồng.
Nếu bạn không có màn cầu hôn và không phải mua nhẫn cầu hôn thì bạn cũng phải mua nhẫn cưới khi cưới vợ.
Có rất nhiều loại nhẫn cưới có kiểu dáng và giá cả khác nhau. Thường thì các loại có đính thêm hạt đá quý sẽ có giá cao hơn so với các loại nhẫn cưới không đính hạt. Ngoài ra nếu bạn muốn khắc tên của 2 vợ chồng lên nhẫn cưới, bạn sẽ phải tốn thêm 1 khoản chi phí nữa.
Một cặp nhẫn cưới giá trung bình có giá từ 8 triệu đến 10 triệu đồng/cặp
Mua trang sức cưới cho cô dâuNgoài nhẫn cưới, bạn còn phải sắm thêm trang sức cho cô dâu, trang sức cưới cô dâu 1 bộ thường bao gồm: bông tay, dây chuyền, lắc tay…
Những người có khả năng tài chính thì có thể tặng thêm cho cô dâu bộ vòng kiềng bằng vàng nữa
Một bộ trang sức cưới bằng vàng phổ thông như thế giá từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng
Chụp album ảnh cướiChụp ảnh cưới là việc không thể thiếu vì nó lưu giữ lại kỷ niệm tình yêu đẹp nhất của 2 bạn. Thường thì chi phí chụp ảnh cưới được tính theo gói, nó bao gồm chi phí chụp hình cưới, trang điểm, trang phục, hoa cầm tay, chỉnh sửa ảnh, in ra album và phóng 1 tấm ảnh cỡ lớn ép lên gỗ …
Thông thường có 3 dạng chụp ảnh cưới phổ biến nhất là:
– Chụp ảnh cưới tại studio với giá khoảng 3 triệu đến 5 triệu
– Chụp ảnh cưới tại phim trường ảnh cưới 8 triệu đến 10 triệu
– Chụp ảnh cưới ngoại cảnh giá khoảng 15 đến 20 triệu hoặc cao hơn nữa nếu địa điểm chụp ảnh ở xa địa điểm bạn sinh sống.
Chụp ảnh cưới ngoại cảnh tốn khá nhiều chi phí của bạn
Chi phí cho việc mua nội thất cướiBạn cần một giường cưới mới cho 2 vợ chồng, một bàn trang điểm cho vợ, đó là 2 nội thất bắt buộc phải sắm. Ngoài ra, bạn còn cần sắm bộ nệm drap, gối, mền mới cho cả 2 vợ chồng. Nếu muốn phòng tân hôn mình đẹp, bạn cũng phải trang trí, sơn phết lại.
Các chi phí này sẽ tốn của bạn ít nhất 15 triệu đến 30 triệu đồng, tùy theo chất lượng và thương hiẹu bạn quyết định mua
Mua thiệp cướiNếu bạn đãi tiệc đạt số lượng bàn nhà hàng tiệc cưới quy định, thì nhà hàng sẽ tặng thiệp cưới cho bạn.Những mẫu thiệp mà nhà hàng tặng thường giống nhau và mẫu mã khá ít. Nếu bạn muốn có 1 tấm thiệp ấn tượng hơn thì bạn phải đặt thiệp từ các nhà thiết kế thiệp chuyên nghiệp bên ngoài. Bạn yêu cầu nhà hàng là bạn sẽ không lấy phần thiệp của nhà hàng tặng mà muốn in thiệp riêng, yêu cầu nhà hàng trừ lại số tiền khuyến mãi thiệp cho bạn.
Giá thiệp cưới loại phổ thông khoảng 4000 đồng đến 7000 đồng/thiệp. Nếu bạn chọn mẫu đặt biệt hoặc mẫu có chất liệu tốt, thiết kế độc đáo thì nó có thể lên đến 20.000 đồng đến 30.000 đồng/ thiệp.
Chọn loại thiệp phổ thông và với 200 khách mời , bạn cần chuẩn bị in ít nhất 220 tấm thiệp để tính khấu hao bạn bị viết sai tên. Vậy bạn phải chi khoảng tầm 900.000 đồng cho đến 1.200.000 đồng cho việc in thiệp mời khách dự tiệc cưới
Giai đoạn 2: các chi tiêu trong ngày cướiGiai đoan tiếp theo là các chi phí cho ngày tổ chức đám cưới. Đây là giai đoạn tốn nhiều chi phí nhất. Các dịch vụ sau đây là những dịch vụ thiết yếu mà bạn phải chi để cho lễ cưới được trọn vẹn:
Thuê trang phục cô dâu chú rể và trang điểm cô dâu trong ngày cưới:Trong ngày cưới, ngoài trang điểm cho cô dâu, cô dâu và chú rể phải thuê trang phục cưới sử dụng trong ngày cưới của mình, trang phục cưới này được sử dụng trong lễ rước dâu và sử dụng tại tiệc cưới trong nhà hàng.
Cũng giống như chụp album ảnh cưới, thông thường các tiệm thuê đồ cưới sẽ bán theo gói dịch vụ. Một gói sẽ bao gồm:
– 2 bộ váy cưới cho cô dâu , giá thuê váy khoảng 800 ngàn cho đến 1 triệu rưỡi
– 2 bộ vest cho chú rể, giá thuê áo vest khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn
– Hoa cầm tay cô dâu, giá khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn
– Trang điểm cô dâu, giá khoảng 800 ngàn đến 1 triệu đồng
Nếu tính giá trung bình, bạn sẽ tốn khoảng 2 triệu rưỡi cho đến 3 triệu dành cho các dịch vụ kể trên
Hoa cưới cầm tay tốn của bạn khoảng 300 ngàn đến 500 ngàn đồng
Chụp ảnh quay phim trong ngày cưới vợĐây là dịch vụ chụp ảnh và quay phim trong ngày cưới. Khác với chụp ảnh cưới album, dịch vụ này sẽ quay phim và chụp ảnh từ lúc rước dâu cho đến làm lễ gia tiên tại nhà, sau đó là các cảnh tại nhà hàng tiệc cưới nữa. Các ảnh chụp sẽ được nhà cung cấp rửa ra khoảng 100 tấm và giao file góc cho bạn. Video sẽ được nhà cung cấp biên tập, ghép hình, ghép nhạc và tạo thành 1 DVD giao cho bạn
Bạn sẽ phải chi 1.800.000 cho đến 2.000.000 đồng cho việc chụp ảnh.
Quay phim bạn sẽ phải tốn khoảng 2.500.000 cho đến 3.000.000 đồng
Thuê xe hoa và xe đưa rước khách trong lễ rước dâuThuê xe hoa cho ngày rước dâu và bạn cần thuê thêm khoảng 2 đến 3 khách 16 chỗ nữa để chở bà con, bạn bè đi rước dâu.
Giá thuê xe hoa loại phổ thông khoảng 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/xe được trang trí hoa vải và thời gian thuê là 4h và chạy không quá 40km.
Còn đối với xe khách 16 chỗ giá khoảng 1.200.000 đến 1.500.000 đồng/xe thời gian thuê cũng là 4h và không chạy quá 40km
Tiền mâm quả cưới vợTùy theo từng vùng miền và khả năng tài chính mà bạn chi cho tiền mâm quả ít hay nhiều. Tiền mâm quả bao gồm tiền mua các loại bánh trái, rượu trà, và heo quay nữa. Ngoài ra còn có tiền nạp tài là tiền mà nhà trai trao tặng cho nhà gái để tỏ lòng biết ơn bên nhà gái đã sinh ra và dưỡng dục cô dâu tượng lại.
Số tiền trung bình bạn chi cho mâm quả và tiền nạp tài sẽ khoảng 8 đến 10 triệu đồng.
Tiền trang trí nhà cửa, lễ gia tiênBạn có thể tự trang trí nhà cửa và trang trí lễ gia tiên hoặc cũng có thể nhờ bên dịch vụ trang trí, tuy nhiên tất cả đều có 1 điểm chung là đều tốn chi phí.
Nếu bạn tự trang trí bạn sẽ tốn khoảng 1 triệu đến 2 triệu đồng để mua các dụng cụ trang trí
Nếu bạn sử dụng dịch vụ trang trí thì chi phi sẽ cao hơn, có thể là từ 3 triệu đến 5 triệu cho các dịch vụ trang trí nhà cửa và lễ gia tiên
Chi cho nhà hàng tiệc cướiChi phí cho tiệc cưới tại nhà hàng, nếu tính trung bình 1 tiệc cưới khoảng 20 bàn (khoảng 200 khách dự tiệc) thì bạn tốn khoảng 80 đến 120 triệu đồng. Ngoài ra bạn cần thêm khoảng 10 triệu đồng để chi cho các dịch vụ làm lễ như MC, nhóm múa khai mạc, pháo kim tuyến …. Tại nhà hàng nữa. Tóm lại nếu đãi khoảng 20 bàn bạn tốn khoảng 100 triệu đồng cho các chi phí đãi tiệc
Bảng tóm tắt chi phí đám cướiQua bảng tính toán chi tiết trên cuối cùng cũng đã có được con số. Bạn muốn đám cưới, muốn lấy vợ, bạn phải chuẩn bị tài chính và có ít nhất 200 triệu để dành làm chi phí cho đám cưới.
Còn một khoản bạn phải chi nữa, nó là chi phí tuần trăng mật. Nó thuộc loại chi phí sau đám cưới nên webdamcuoi sẽ không đưa vào phần chi phí đám cưới. Các bạn thích vẫn thêm chi phí tuần trăng mật vào phần ngân sách của đám cưới. Chẳng hạn, 2 bạn muốn đi trăng mật tại Singapore 4 ngày 3 đêm với tour 14 triệu đồng cho 2 người, bạn cộng thêm 14 triệu vào tổng chi phí sẽ thành 214 triệu đồng cho tổng chi phí đám cưới
Lễ Nạp Tài Đám Cưới Là Gì? Gồm Những Gì? Bỏ Bao Nhiêu Tiền?
Lễ nạp tài hay còn gọi là Tiền Nát, Lễ Đen được hiểu như một món quà mà nhà trai mang sang cho nhà gái trong ngày đám hỏi hoặc lễ rước dâu với mong muốn muốn tỏ lòng biết ơn nhà gái đã có công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu tương lai nhà họ.
Ngoài ra, lễ nạp tài còn có ý nghĩa là một phần tiền góp vào hỗ trợ nhà gái tổ chức lo đám cưới, hay số tiền để cô dâu có thể sắm sửa quần áo mới, tư trang trước khi về nhà chồng. Chính vì vậy mà lễ nạp tài trong đám hỏi có ý nghĩa giúp hai bên gia đình trở nên gắn kết, tình thân với nhau hơn, nhằm giúp cho đôi vợ chồng trẻ xây dựng mái ấm, cuộc sống hạnh phúc, đó cũng xem như món quà mà ba mẹ chồng muốn gởi tặng con dâu.
Mặc dù lễ nạp tài là một phong tục tập quán của người Việt Nam ta từ xưa đến nay, nhưng mỗi vùng miền có cách tổ chức, hành lễ, sính lễ khác nhau, do đó lễ nạp tài gồm những gì còn tùy thuộc vào từng vùng miền. Nhưng trong lễ nạp tài thường sẽ có một phong bì – gọi là tiền nạp tài, đây là khoản tiền mà nhà gái thách cưới nhà trai.
Tiền nạp tài này đúng là do yêu cầu nhà gái, nhưng hiện nay các cặp vợ chồng không còn quan trọng về vấn đề nạp tài nhiều hay ít mà nó phụ thuộc vào hoàn cảnh của đôi bên. Ở một số tỉnh phía Bắc số lượng phong bì có thể nhiều ít tùy vào số lượng bàn thờ và bát hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Thông thường, tiền nạp tài này sẽ được bỏ trong phong bì và thường để trong khai trầu rượu cùng với nữ trang cho cô dâu.
Tiền nạp tài bao nhiêu là do sự thống nhất của hai bên gia đình, nhưng thường thì mọi người quan niệm số tiền là số lẻ chứ không được số chẵn. Bởi số lẻ sẽ mang đến sự may mắn cho cô dâu và chú rể. Lễ nạp tài là một nghi thức truyền thống có từ lâu đời, mang một nét văn hóa rất riêng trong nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam và còn lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay. Bên cạnh tiền nạp tài, thì lễ nạp tài còn gồm các sính lễ cần thiết như:
Mâm trầu cau: Đây là mâm không thể thiếu dù bất cứ ở vùng miền nào. Bởi người ta có câu ” miếng trầu là đầu câu chuyện”, thế nên khi trao sính lễ hỏi cưới, mâm đầu tiên trao đi luôn luôn là trầu cau. Và số cau trong mâm quả phải là số lẻ và cứ mỗi của cau là 2 lá trầu. Số lẻ ở đây tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.
Trà, rượu, thuốc hoặc cặp nến: đây là mâm quả dâng lên ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn và cầu mong sự chứng giám cho đôi bạn trẻ thành vợ thành chồng. Đây cũng giống như một sự xin phép ông bà xin được phép rước nàng về dinh với sự chứng kiến đầy đủ của ba mẹ, ông bà tổ tiên.
Bánh ngọt: tùy vào mỗi vùng miền mà có những loại bánh khác nhau, đối với người miền trung thường sử dụng bánh kem, nhưng người miền nam, miền bắc thì lại dùng bánh xuxe, bánh cốm, bánh đậu xanh… các loại bánh này đều ngọt, với mong muốn tình yêu vợ chồng lúc nào cũng ngọt ngào, hạnh phúc, gắn kết bền chặt đời sống vợ chồng.
Hoa quả: đây là mâm quả mà thường thì vùng miền nào cũng đều có, mâm quả tượng trưng cho cuộc sống đầy sắc màu với nhiều vị khác nhau. Và khi kết mâm quả trái cây, người ta thường chọn các loại quả may mắn như táo,nho, mãng cầu, đu đủ, xoài, thanh long,…
Mâm đựng trang sức cưới: đây là mâm không thể thiếu mà nhà trai dành cho cô dâu, sính lễ này có thể do nhà gái yêu cầu hoặc không tùy vào mỗi gia đình. Thông thường sính lễ trang sức gồm kiềng cổ, dây chuyền, bông tai, lắc tay… chỉ được tăng riêng cho cô dâu.
Ở một số vùng một số người còn rất coi trọng lễ nạp tiền cưới nhiều hay ít và một số gia đình còn yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ sính lễ nếu không sẽ không gả con gái cho nhà họ, đặc biệt là lễ cưới ở miền Tây, miền Bắc. Nhưng một số nơi tại miền Trung thì lễ nạp tiền này dường như bỏ bớt và không quan trọng tiền nạp nhiều hay ít, hai bên thấu hiểu hoàn cảnh mà có thể bỏ bao nhiêu đều được.
Thông thường, cưới hỏi ở miền Bắc, tiền lễ nạp thường theo số lẻ, có thể là 5 triệu, 7 triệu, 9 triệu hoặc nhiều hơn nhưng bắt buộc là số lẻ. Còn ở miền nam thì họ lại quan niệm số chẵn, có thể là 6,8 hoặc 10 hoặc nhiều hơn. Việc lễ nạp tài bao nhiêu tiền là một vấn đề tế nhị, 2 gia đình có thể thống nhất, không nên quá coi trọng vật chất để tránh xảy ra nhiều nảy sinh, mâu thuẫn không tốt.
Do đó, đối với người trẻ hiện nay, mọi người có thể bỏ qua tiền lễ nạp tài hoặc đừng quá yêu cầu thách cưới nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ tiền nạp tài. Vợ chồng thuận hòa, hạnh phúc là phải đồng tâm, cùng nhau cố gắng, đừng vì những sính lễ ít hay nhiều mà khiến rạn nứt mối quan hệ cả đôi bên. Do đó, mọi người không cần quá khắt khe trong lễ nạp tiền đám cưới, nó chỉ là hình thức tượng trưng, còn hạnh phúc là ở cô dâu chú rễ.
Tiền bạc luôn là vấn đề khá nhạy cảm, do đó đôi bên đến với nhau vì tình yêu, mong muốn được hạnh phúc, gắn bó để xây dựng hạnh phúc thì đừng quá chú trọng và lễ nạp tài gồm những gì, bao nhiêu là đủ. Do đó, chính cô dâu và chú rễ hãy là người tạo ra chiếc cầu nối hòa khí giữa hai gia đình để có ngày đám cưới tràn đầy niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc.
Bài phát biểu của bên nhà traiLà người ba, người bác hay người ông đại diện nhà trai đứng dậy có đôi lời phát biểu trước quan viên 2 họ.
Kính thưa quan viên hai họ, trước tiên cho tôi xin gửi lời chào của nhà trai tới gia đình nhà gái và kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc. Tôi xin phép được giới thiệu các thành viên gia đình nhà trai hôm nay: Tôi là………., là……… của cháu …………. và là đại diện nhà trai. Còn đây là ………… là ………… của cháu …….., tiếp đến là …………. và họ hàng của cháu.
Sau một thời gian tìm hiểu lẫn nhau, 2 cháu nhận thấy được sự hòa hợp, gắn kết và thấu hiếu, muốn được cùng nhau chia sẻ ngọt bùi, được làm vợ làm chồng của nhau. Thể theo nguyện vọng của hai cháu và sự cho phép của nhà gái, hôm nay nhân ngày lành tháng tốt đoàn nhà trai chúng tôi đến đây xin được ra mắt với nhà gái và xin phép họ nhà gái tác thành cho hai cháu.
Để tỏ lòng thành, nhà trai chúng tôi có chuẩn bị một chút lễ vật, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời …… của cháu …… và …… của cháu …… cùng mở tráp lễ mà nhà trai đưa đến để họ nhà gái tỏ tường.
Bài phát biểu của họ nhà gáiKính thưa quan viên 2 họ, tôi… ông, bác, cha… đại diện nhà gái xin có đôi lời phát biểu. Tham dự buổi lễ ăn hỏi hôm nay, nhà gái chúng tôi có ……….. của cháu….Hôm nay nhân ngày lành tháng tốt và nhà trai đã có lời thưa chuyện nên trước hết, gia đình nhà gái chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự chuẩn bị lễ vật chu đáo của nhà trai.
Chúng tôi xin được chấp thuận để hai cháu tiến đến hôn nhân. Từ bây giờ trở đi, 2 cháu ….. và cháu …… đã là con dâu, con rể của cả hai nhà, nếu hai cháu có nhỏ dại, mong gia đình dạy dỗ hai cháu để cả hai làm tròn bổn phận con cháu. Nhà gái chúng tôi cũng hy vọng cuộc sống vợ chồng của hai cháu sẽ suôn sẻ, hạnh phúc bên nhau trọn đời. Thay mặt gia đình nhà gái, tôi xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu mừng hạnh phúc cho hai cháu.”
Giá Kiềng Vàng Cưới 9999 Hôm Nay Giá Bao Nhiêu Tiền?
Kiềng vàng được xem là một trong những trang sức không thể thiếu trong ngày cưới truyền thống của người Việt. Bên cạnh mang đến tính thẩm cho cô dâu, kiềng vàng còn mang ý nghĩa hôn nhân gắn kết bền chặt.
Kiềng vàng cưới 9999 là gì?
Hiện nay, những chiếc kiềng cổ vàng được thiết kế với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Chúng ta có thể kể đến một số loại trang sức kiềng được nhiều người ưa chuộng như kiềng vàng tây, kiềng vàng 18k…
Tuy nhiên, chiếc kiềng vàng 9999 làm bằng vàng nguyên chất vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của bậc cha mẹ khi lựa chọn của hồi môn cho con cái. Loại vàng này mang đến giá trị cao, không bị mất giá nên thích hợp cho việc tích trữ.
Đặc điểm của kiềng vàng nguyên chất là có hàm lượng vàng lên đến 99,99%, chỉ có 0,01% là hợp chất kim loại khác. Thiết kế dạng trợn, ít chạm trổ hoa văn họa tiết như những loại trang sức khác. Cũng bởi, đặc tính của vàng ta khá mềm nên khó khăn trong việc đính đá quý. Về cơ bản, những chiếc kiềng vàng ta 9999 hướng đến phong cách truyền thống.
Ý nghĩa của việc tặng kiềng vàng cưới 9999
Từ lâu, việc tặng Kiềng vàng cưới đã trở thành một phong tục tập quán của nhiều nơi ở Việt Nam. Nó được xem là một món quà cười mang ý nghĩa như của hồi môn cha mẹ tặng cho con gái, con dâu trong ngày cưới. Phong tục tặng kiềng vàng cưới 9999 cho cô dâu vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Theo truyền thống, kiềng cưới sẽ được làm bằng vàng nguyên chất, đúc khuôn truyền thống có hình trơn tròn kín. Nó đại diện cho lời chúc phúc từ cha mẹ đến con cái, chúc cho hôn nhân viên mãn, bền chặt, hạnh phúc tròn đầy thủy chung son sắc như chiếc kiềng vàng.
Bên cạnh đó, một chiếc vòng kiềng hoặc có thể là nhiều hơn sẽ thể hiện được thực lực kinh tế cho nhà gái. Điều này phần nào tạo được địa vị cho cô dâu ở nhà chồng sau này. Nhiều người cho rằng, của hồi môn càng lớn càng nhiều, cô dâu sẽ càng có nhiều địa vị.
Chính vì mang đến những ý nghĩa vô cùng sâu sắc, chiếc kiềng vàng là một món đồ trang sức không thể thiếu trong bất cứ lễ cưới nào. Hơn nữa , khi kết hợp với áo dài hay váy cưới sẽ tạo ra một hình ảnh vừa duyên dáng, kín đáo, vừa sang trọng quý phái.
Có nên mua kiềng vàng ta 9999 không?
Tùy vào nhu cầu, mục đích của người mua để quyết định có nên mua kiềng vàng ta 9999 hay không. Mặc dù trang sức kiềng vàng ta thường không được chạm trổ chi tiết tinh xảo hay gắn đá do khá mềm. Thế nhưng kiềng cổ vàng ta vẫn được khá nhiều người lựa chọn.
Do mang đến nhiều ưu điểm vượt trội nên kiềng vàng ta rất thích hợp để làm của hồi môn, phù hợp với dịp trang trọng. Nó không chỉ thể hiện vẻ đẹp truyền thống mà còn có giá trị cao, không mất giá khi bán lại vì hàm lượng vàng nguyên chất cao đến 99,99%, hàm lượng tạp chất bị trộn lẫn là rất ít.
Giá kiềng vàng 9999 hôm nay bao nhiêu tiền?
Giá kiềng vàng 9999 bao nhiêu tiền không chỉ phụ thuộc vào thị trường mà còn tùy thuộc vào mỗi thương hiệu. Theo đó, giá kiềng vàng 9999 hôm nay đang dao động từ 4.200.000 VNĐ – 5.580.000 VNĐ. /chỉ. Tương tự với các kiềng vàng 9999 2 chỉ, 3 chỉ hay 5 chỉ, bạn chỉ cần nhân giá của 1 chỉ lên là được.
Đối với kiềng vàng, cửa hàng sẽ tính thêm tiền gia công chạm khắc hoa văn. Một chiếc kiềng vàng ta có hoa văn càng đẹp, độc đáo, nhiều chi tiết thì giá thành sẽ càng cao. Vì thế, khi đi mua kiềng vàng cưới, các bạn nên tìm đến các đơn vị uy tín, có hóa đơn mua bán rõ ràng để tránh rủi ro xảy ra.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cửa hàng lợi dụng lòng tin, sự thiếu hụt kiến thức của người dân để bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc đánh lừa khách hàng để kiếm lợi nhuận sẽ khiến bạn dễ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Có một vấn đề mà bạn cần lưu ý đó là, khi mua vàng ta 9999 bạn nên giữ lại hóa đơn. Trong trường hợp muốn bán thì nên bán ở nơi mua để không bị lỗ nhiều. Việc bán lại vàng ở nơi đã từng mua hạn chế được việc bị chèn ép về giá, tránh rủi ro không đáng có.
Hướng dẫn cách bảo quản kiềng vàng cưới 9999
Hầu hết các cô dầu chỉ mang kiềng vàng ta trong ngày cưới, rất ít cô dâu hay phái nữ sử dụng kiềng cưới vàng ta làm trang sức hàng ngày. Vì kiềng vàng ta nguyên chất nên khá mềm, dễ bị móp méo hoặc gãy khi sử dụng. Do đó, khi bảo quản kiềng vàng ta 9999 các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nên cất giữ kiềng vàng ta trong hộp trang sức chuyên dụng, không nên bỏ nhiều trang sức vào cùng một chỗ tránh bị va chạm trầy xước.
Bảo quản vàng nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao.
Trong trường hợp không sử dụng thường xuyên, bạn nên vệ sinh kiềng cổ định kỳ 6 tháng 1 lần để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt của vàng. Bạn có thể tự vệ sinh bằng cách dùng nước rửa vàng, khăn mềm và cọ mềm.
Với những thông tin về kiềng cưới vàng 9999 mà chúng tôi vừa cập nhật ở trên chắc hẳn các bạn đã nắm bắt được giá của loại trang sức này rồi phải không nào? Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ lựa chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp trong ngày trọng đại của mình.
TÌM HIỂU THÊM:
4.7
/
5
(
3
bình chọn
)
Mc Tiệc Cưới, Học Làm Mc Đám Cưới, Video Đám Cưới Hay Nhất: Nét Đẹp Trong Ngôn Ngữ Dân Tộc Tày (Triệu Thị Kiều Dung)
Một số tác phẩm Nôm Tày được xuất bản và phát hành từ ngồn kinh phí sự nghiệp KH&CN tỉnh Cao Bằng.
Dân tộc Tày là dân tộc thiểu số đông dân nhất Việt Nam. Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân tộc Tày có 1.626.329 người. Địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc Tày thuộc các tỉnh miền núi phái Bắc Việt Nam như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái…Và một số Tỉnh ở Phía Nam như: Đắc Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai… cũng có người Tày cư trú, nhưng họ là cư dân mới chuyển vào trong thời gian gần đây. Như vậy, có thể nói khu vực Đông bắc bộ được coi là nơi sinh tụ lâu đời của người Tày trong đó Lạng Sơn (có 259.496 người) và Cao Bằng (có 207.805 người) đây là hai tỉnh có số người Tày cư trú đông đúc nhất.
Như vậy, trong quá trình phát triển, dân tộc Tày có quan hệ giao thoa về nhiều mặt như trong lĩnh vực văn hoá và ngôn ngữ. Văn hoá dân tộc Tày vẫn mang màu sắc riêng nhưng không vì thế mà kém đi sự đặc sắc, phong phú và đa dạng. Hoà trong dòng chảy của nền văn hoá, ngôn ngữ dân tộc Tày cũng tiếp nhận sự ảnh hưởng sâu sắc của ngôn ngữ dân tộc Kinh và các dân tộc anh em khác.
Ngôn ngữ của dân tộc Tày là tiếng Tày. Tiếng Tày có vị trí quan trọng và được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của cư dân bản xứ. Song để biểu thị các khái niệm xã hội, chính trị, pháp lý, khoa học…thì tiếng Tày phải vay mượn từ tiếng Hán và đặc biệt từ tiếng phổ thông là tiếng Việt. Sự vay mượn được hình thành trong thực tiễn đời sống nên phù hợp với quy luật, điều đó đã làm cho tiếng Tày trở nên phong phú, có sức sống mãnh liệt, bền bỉ trở thành công cụ giao tiếp trong cộng đồng cư dân người Tày xưa và nay.
So với vùng dân tộc thiểu số trong khu vực Đông Bắc bộ, việc học chữ Hán của người Tày là phát triển hơn cả. Một lớp Nho sĩ bình dân tức là lớp tri thức dân tộc nhỏ đã hình thành. Tuy trình độ học vấn của họ không cao lắm, nhưng họ gắn bó chặt chẽ với nhân dân, họ đã góp sức cùng quần chúng nhân dân xây dựng nền ngôn ngữ và văn học dân tộc, chủ yếu là văn học dân gian có sắc thái riêng biệt.
Trước khi có chữ Quốc ngữ thì chữ Hán và chữ Nôm Tày được sử dụng phổ biến trong dân gian. Bao gồm các từ chỉ sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cây cối, con vật, thời gian, không gian và những từ chỉ hoạt động trạng thái của người và vật trong xã hội. Và một số từ ngữ mượn chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt các khái niệm trìu tượng, những thuật ngữ văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
Sau khi chữ quốc ngữ được sử dụng một cách phổ biến, nhất là từ khi hệ thống chữ Tày được la tinh hoá, và“Phương án chữ Tày Nùng” được chính thức công bố và sử dụng năm 1961, thì phạm vi sử dụng tiếng Tày trong đời sống xã hội càng trở nên quan trọng. Sách báo được viết bằng tiếng Tày thuộc nhiều thể loại khác nhau trong nhiều lĩnh vực được xuất bản ngày càng nhiều trong khu vực Đông Bắc.
Ngôn ngữ của người Tày rất giàu và đẹp, điều đó đã khiến cho lời ăn tiếng nói của người Tày trở nên hết sức phong phú, uyển chuyển, tinh tế và khái quát. Với số đơn vị ngữ âm phong phú đã tạo ra các từ ngữ diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần bên cạnh vốn từ vay mượn từ tiếng Hán và tiếng Việt. Bởi thế, tiếng Tày đã trở thành phương tiện lưu truyền một kho tàng văn học dân gian phong phú bao gồm: truyện cổ tích, thần thoại và vốn thi ca cổ truyền gồm: dân ca trữ tình, thơ ca đám cưới, hát ru, văn cúng bái, văn than… không biết được sáng tác từ bao giờ. Nội dung chủ yếu của những câu chuyện đó nhằm giải thích vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc các dân tộc, nêu lên lòng chính nghĩa, ghét gian tà, tinh thần đấu tranh chống lực lượng siêu nhiên thần kỳ, chống cường quyền ác bá, đấu tranh để giữ trọn vẹn mối tình chung thuỷ lứa đôi, bạn bè, đấu tranh chống ngoại xâm, truyền thống đoàn kết dân tộc…Ta có thể tìm thấy vô vàn dẫn chứng nói lên điều đó. Ví dụ như nói về tình cảm giữa con người với con người, đồng bào dân tộc Tày thường truyền nhau câu:
“Lảc mạy tẩn, lạc gần rì” (Rễ cây ngắn, rễ người dài).Hay ca ngợi giá trị của con người quý hơn mọi giá trị tiền bạc được các thế hệ ông cha đúc kết lại:
Tha nả tảy xiên kim”(Tiền bạc như đất cỏNhững lời thơ, câu văn hàm súc, triết lý và vô cùng ý nghĩa ấy, lúc đầu được lưu truyền từ người này sang người khác bằng phương thức truyền miệng, về sau được ghi chép bằng chữ Nôm Tày và chữ Tày theo phiên âm la tinh.
Chữ Nôm Tày xuất hiện và được dùng để sáng tác, ghi chép văn chương, còn trong đời sống hàng ngày, tiếng Tày giữ địa vị là phương tiện giao tiếp phổ biến. Đó là lời cha ông nói với con cháu, là hàng xóm nói với láng giềng, là lời nam thanh hát đối với nữ tú qua những câu sli tiếng lượn (làn điệu dân ca của người Tày) như:
“Tính vuồn tính khát sai tả coóc Mèng vuồn mèng hăn bioóc dạn tom Cáy vuồn cáy hăn non dạn khuế Lủc vuồn lủc hăn mẻ dạn giăng Nghĩa vuồn nghĩa hăn căn dạn phuối….” Đàn tính buồn, đàn tính đứt dây Ong buồn hoa nở ong bay chẳng vờn Con buồn thấy mẹ ngại ngần dạ thưa Người buồn gặp nghĩa thờ ơ Lời sao ngại nói biết chờ đợi chi?Nhìn chung, trong đời sống ngôn ngữ, văn hoá của người Tày, tiếng dân tộc và tiếng phổ thông cùng hoạt động trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tiếng Tày không chỉ còn là của riêng người Tày và các dân tộc thiểu số láng giềng mà đã được hàng vạn người Kinh sinh sống và làm việc bên cạnh người Tày cũng coi đó là phương tiện ngôn ngữ thường xuyên sử dụng trong giao tiếp.
Ngôn ngữ là tiền đề cho đối tượng văn hoá phát triển. Và sự phát triển của văn hoá tạo tiền đề trở lại cho ngôn ngữ phát triển. Chính vì vậy, người Tày đã sử dụng ngôn ngữ để ghi chép và gìn giữ những giá trị văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần của dân tộc mình.
Có thể nói, ngôn ngữ có khả năng tổng hợp và khái quát lại mọi mặt của đời sống xã hội, phản ánh tập trung tiến trình phát triển những nét văn hoá của cộng đồng. Chính vì vậy, cho đến ngày nay, ngôn ngữ của dân tộc Tày vẫn luôn là mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu và đối với những ai có hứng thú tìm hiểu những nét văn hoá độc đáo, riêng biệt của dân tộc này.
Share : Nét đẹp trong ngôn ngữ dân tộc Tày (Triệu Thị Kiều Dung)Nét đẹp trong ngôn ngữ dân tộc Tày (Triệu Thị Kiều Dung)
Oleh quang pham
Cưới Vợ Lần 2, Có Nên Tổ Chức Hoành Tráng?
Tôi từng kết hôn một lần. Vợ trước tôi từ bỏ do cô ấy quá hỗn và thường xuyên cãi lại mẹ tôi. Chúng tôi đã hoàn tất thủ tục ly hôn theo đúng pháp luật. Tôi nói sơ lược như vậy để mọi người hiểu vì sao tôi lại qua một đời vợ.
Điều tôi muốn xin tư vấn ở đây là giờ nếu tôi quen một cô gái mới, chưa kết hôn lần nào thì:
1. Tôi có nên chia sẻ tâm sự với cô ấy là mình đã qua một đời vợ? Liệu phản ứng của cô ấy sẽ như thế nào? Và điều tôi cần làm là gì?
2. Khi làm đám cưới, theo ý tôi thì vẫn tổ chức hoành tráng đón dâu như bình thường, chỉ khác về phía tôi thì chỉ có gia đình và họ hàng thân thích, không mời bạn bè, đồng nghiệp. Không biết suy nghĩ này của tôi có đúng và có nên làm như vậy không. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn từ phía chuyên gia hoặc những anh chị và các bạn từng gặp phải hoàn cảnh như tôi. Tôi xin cảm ơn! (Phong)
Chào bạn,
Trong thời đại ngày nay, việc các cặp vợ chồng ly hôn do nhiều lý do cũng không còn hiếm gặp, thậm chí còn khá phổ biến ở những thành phố lớn. Không ai lập gia đình lại mong muốn đổ vỡ cả nhưng đối với nhiều cuộc hôn nhân thì chia tay lại là cách tốt nhất để người trong cuộc có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc trọn vẹn hơn. Bạn cũng đã không may mắn khi lấy một người vợ thiếu sự giáo dục trong ứng xử và cách đối nhân xử thế với người xung quanh đặc biệt là với gia đình chồng. Hẳn là qua nhiều nỗ lực, cố gắng mà không thay đổi được cô ấy, bạn đã phải quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân không hạnh phúc này.
Việc bạn tìm kiếm tình yêu và một cuộc hôn nhân mới là cần thiết và chính đáng. Tôi nghĩ việc bạn đã có một đời vợ không phải là một lỗi lầm, hay khuyết điểm để bạn phải che giấu với người yêu, người vợ tương lai của mình. Bởi nếu đó là người thật sự yêu bạn, cô ấy sẽ hiểu, thông cảm và thậm chí còn muốn bù đắp cho những điều không may đó của bạn. Trong trường hợp cô ấy cảm thấy hoàn cảnh của bạn không phù hợp với mong muốn và tiêu chí tìm bạn đời của mình thì có lẽ bạn cũng sẽ biết ngay câu trả lời của cô ấy thôi.
Khi nói với người yêu hiện tại về những gì đã qua, bạn cũng cần lưu ý rằng không nên nói một cách gay gắt, xúc phạm, tiêu cực đến người vợ cũ, cũng không nên nói quá chi tiết về những gì đã xảy ra. Hãy nói một cách ngắn gọn, cô đọng những vấn đề chính để người bạn gái mới không có cảm giác bạn ác cảm, hằn học với người vợ cũ. Bạn chỉ cần nói để cô ấy hiểu rằng vì những cư xử thiếu chuẩn mực của người vợ cũ với người thân trong gia đình mà bạn đã quyết định chia tay khi họ không thể thay đổi.
Còn về việc bạn băn khoăn nên tổ chức đám cưới như thế nào để cả hai bên gia đình đều cảm thấy hài lòng, hợp ý thì có lẽ bạn nên suy xét thấu đáo. Với gia đình thì việc bạn tổ chức lần thứ hai có lẽ ai cũng mong muốn chỉ làm đơn giản, gọn nhẹ trong phạm vi gia đình bởi quan niệm Việt Nam cũng khá khắt khe khi một ai đó mời dự đám cưới hai lần. Tuy nhiên ở góc độ nhà gái, nếu cô ấy chưa từng lấy chồng thì việc tổ chức đám cưới lại là sự kiện rất thiêng liêng, quan trọng cần có sự đẩy đủ các lễ nghĩa, phép tắc của một đám cưới truyền thống. Bởi vậy, bạn và gia đình nên nghĩ cho cô ấy cũng như người thân nhà gái để không thể tổ chức một đám cưới qua loa, đơn giản.
Trên thực tế, tôi thấy nhiều nam giới tái hôn cũng có cách giải quyết như bạn đã nghĩ, đó là vẫn làm đầy đủ thủ tục ăn hỏi, đón dâu, tiệc cưới trang trọng như mọi đám cưới nhưng phía khách mời nhà trai thì chỉ có gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết của chú rể thôi. Cách tổ chức này cũng sẽ khiến bên nhà gái cảm thấy được coi trọng nhưng cũng không khiến bên nhà trai khó khăn khi đứng ra tổ chức.
Chuyên gia tư vấn Võ Thanh GiangTrung tâm tư vấn tâm lý tình cảm Linh Tâm
Mơ Thấy Mình Cưới Vợ Đánh Đề Con Gì? Giải Mã Giấc Mơ Thấy Mình Cưới Vợ
Giấc mơ về một sự kiện quan trọng trong đời như đám cưới khiến nhiều người hồi hộp xen lẫn lo lắng. Bạn có từng băn khoăn liệu giấc mơ thấy mình cưới vợ có thực sự may mắn. Liệu hỷ sự này có ẩn chứa điềm báo rủi ro nào không? Mời các bạn cùng bocphotnhacai .com giải mã chi tiết giấc mơ để chọn được hướng đi cho mình cũng như tìm ra những con số lô đề chính xác.
Mơ thấy đám cưới của mình là điềm báo gì? Giải mã chi tiết giấc mơ thấy đám cưới của mìnhĐể biết giấc mơ của mình là điềm lành hay vận xấu bạn cần giải mã chi tiết tình huống gặp trong mơ. Với giấc mơ về đám cưới khi bạn là nhân vật chính thường sẽ đem về những con số lô đề cực kỳ chuẩn xác.
Nằm mơ thấy đám cưới của mình với bạn thânCon số vàng ẩn sau giấc mơ này để bạn trúng lớn khi đánh lô đề là 28.
Mơ thấy mình làm đám cưới với người lạTrong trường hợp này thì đây không phải một giấc mơ may mắn. Nó cho thấy bạn đang hoang mang trong chính chuyện tình cảm của mình. Bạn không biết ai mới là người thật sự thích hợp với mình. Tuy nhiên nếu gặp giấc mộng thấy kết hôn với người lạ bạn hãy đánh lô đề, cơ hội trúng là rất cao.
Để chiến thắng khi đầu tư vào lô đề với giấc mơ này bạn hãy chọn cặp số 27 – 72.
Chiêm bao thấy đám cưới của mình bị phá hỏngCó thể bạn sẽ thức dậy và cảm thấy khó chịu khi gặp giấc mơ này. Tuy nhiên điềm báo phía sau giấc mơ thấy đám cưới bị phá hỏng lại rất tốt. Nó báo hiệu bạn sắp gặp được ý trung nhân của mình. Cho dù là muộn hay sớm, 2 bạn chắc chắn sinh ra là để dành cho nhau.
Cặp số may mắn ẩn sau giấc mộng này là 13 – 38.
Mộng thấy đám cưới của mình không có người tham dựNếu chiêm bao thấy đám cưới của chính mình ngoài cô dâu, chú rể thì không có ai khác – cho thấy tâm trạng trống rỗng của bạn. Có thể do bạn đang cảm thấy cuộc sống áp lực và mọi lựa chọn của mình đều không đúng đắn. Đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn tĩnh tâm, tham khảo ý kiến của những người bạn tin tưởng. Chắc chắn bạn sẽ tìm được lối đi cho riêng mình.
Và đừng quên đánh lô đề khi gặp giấc mơ này với cặp số thần tài 40 – 88.
Một số trường hợp đặc biệt khi mơ thấy đám cưới của mình
Mơ thấy đám cưới của mình và bạn thân được tổ chức cùng lúc hãy chọn con số 23 – 25 để đánh lô đề.
Nằm mơ thấy mình đang cắt bánh trong đám cưới thì cặp số may mắn sẽ là 46 – 76.
Chiêm bao thấy đám cưới của mình nhưng không nhìn rõ mặt chú rể hãy nhanh tay đánh ngay con số 18.
Mơ gặp người yêu cũ trong đám cưới của mình đừng quên đánh lô đề bằng cặp số 71 – 91.
Mơ thấy rất nhiều hoa trong đám cưới của mình hãy chọn ngay con số 83 chắc chắn bạn sẽ trúng lớn.
Lời kếtGiấc mơ nếu được luận giải một cách chính xác sẽ giúp bạn rất nhiều điều trong cuộc sống. Cụ thể đó chính là hạn chế được điều rủi cũng như tự tin hơn để hành động đúng đắn. Đặc biệt hơn nữa chính là giúp bạn chọn được cho mình con số tài lộc. Với giấc mơ thấy đám cưới của mình cũng vậy. Bạn chỉ cần bình tĩnh suy xét xem nó thuộc vào trường hợp nào như bocphotnhacai vừa chia sẻ và chốt ngay số vàng cho mình. Chắc chắn những con số này sẽ giúp bạn đem về tài lộc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cưới Vợ, Cần Có Bao Nhiêu Tiền Mới Đủ Làm Đám Cưới? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!