Xu Hướng 12/2023 # Công Ước Về Việc Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa Và Thiên Nhiên Của Thế Giới # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Công Ước Về Việc Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa Và Thiên Nhiên Của Thế Giới được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới

Đại hội đồng Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc họp tại Paris ngày 17 tháng 10 đến 21 tháng 11 năm 1972, kỳ họp thứ 17.

Nhận thấy rằng di sản văn hóa và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không những bởi những nguyên nhân cổ truyền là xuống cấp mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm cho các nguyên nhân cổ truyền trầm trọng thêm do các hiện tượng làm hư hỏng hoặc phá hoại ghê gớm hơn nữa.

Xét rằng sự xuống cấp hoặc sự biến đổi của một tài sản thuộc di sản văn hóa và tự nhiên là một sự làm nghèo nàn di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.

Xét rằng việc bảo vệ di sản đó ở cấp quốc gia thường không được hoàn chỉnh vì việc bảo vệ đó đòi hỏi rất nhiều phương tiện và nước có tài sản phải bảo tồn đó trên lãnh thổ của mình thì lại không có  đủ các nguồn lực kinh tế, khoa học và kỹ thuật.

Xét rằng các công ước, khuyến nghị và quyết định quốc tế hiện có đối với các tài sản văn hóa và tự nhiên chứng minh tầm quan trọng, đối với tất cả các dân tộc trên thế giới, của việc bảo tồn các tài sản độc nhất và không thể thay thế được đó mặc dù chúng thuộc về dân tộc nào.

Xét rằng trước những mối nguy hiểm to lớn và trầm trọng mới đang đe doạ chúng, toàn thể cộng đồng quốc tế phải tham gia vào việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, bằng cách viện trợ tập thể mà không phải là thay thế công việc của hữu quan để hoàn thành một cách có hiệu quả.

Xét rằng muốn như vậy thì cần thiết phải có những điều khoản công ước mới đặt ra một hệ thống có hiệu lực để cùng nhau bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, hệ thống này phải được tổ chức một cách thường xuyên và theo cách phương pháp khoa học và hiện đại.

Sau khi đã quyết định tại kỳ họp thứ mười sáu rằng vấn đề này sẽ là đề tài của một Công ước quốc tế.

Thông qua bản Công ước này vào ngày mười sáu tháng mười một 1972.

I- ĐỊNH NGHĨA DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỰ NHIÊN.

ĐIỀU KHOẢN I:

Theo công ước này, “Di sản văn hóa” là:

Các di tích: Các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ học, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sự, nghệ thuật hay khoa học.

Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hóa của chúng vào cảnh quan.

Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có một giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học.

ĐIỀU 2:

Theo Công ước này, “Di sản tự nhiên” là:

Các di tích tự nhiên được tạo thành bởi những cấu trúc hình thể và sinh vật  học hoặc bởi các nhóm cấu trúc như vậy, một giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ hoặc khoa học.

Các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học hoặc bảo tồn.

Các cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định cụ thể, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên.

ĐIỀU 3:

Mỗi quốc gia tham gia công ước này cần phải xác định và phân định những tài nguyên khác nhau nằm trên lãnh thổ của mình tương ứng với các điều 1 và 2 ở trên.

II- SỰ BẢO VỆ CỦA QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI

 DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỰ NHIÊN.

ĐIỀU 4:

Mỗi một quốc gia tham gia Công ước này công nhận rằng trách nhiệm bảo đảm việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và truyền lại cho các thế hệ tương lai di sản văn hóa và tự nhiên nêu trong điều 1 và 2 nằm trên lãnh thổ của mình, là trách nhiệm trước tiên của mình. Quốc gia này phải nỗ lực hành động tối đa cho mục đích trên bằng những nguồn lực mà mình sẵn có và nếu có, thì bằng cả sự viện trợ và hợp tác quốc tế mà nó có thể được hưởng nhất là về mặt tài chính, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật.

ĐIỀU 5:

Để đảm bảo việc bảo vệ và bảo tồn càng hiệu quả càng tốt và tôn tạo càng tích cực càng tốt di sản văn hóa và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mỗi nước và theo những điều kiện thích hợp của mỗi nước, các nước tham gia vào Công ước này sẽ cố gắng hết mình để thực hiện các công tác sau đây:

a) Đề ra một chính sách chung để trao cho di sản văn hóa và tự nhiên một chức năng nhất định trong đời sống tập thể và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình của việc kế hoạch hóa chung;

b) Thành lập trên lãnh thổ của mình (trong trường hợp chưa có) một hoặc vài cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa và tự nhiên, có số nhân viên thích hợp và có đủ phương tiện thực hiện các nhiệm vụ được giao;

c) Phát triển các công trình nghiên cứu và tìm tòi khoa học kỹ thuật và cải tiến các phương pháp can thiệp cho phép một quốc gia ứng phó với những tai hoạ đang đe doạ di sản văn hóa hay tự nhiên của nó.

d) Áp dụng các biện pháp luật pháp, khoa học, kỹ thuật, hành chính và tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và tái sử dụng (réanimatron) di sản đó;

e) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa và tự nhiên và khuyến khích việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.

ĐIỀU 6:

1- Với tinh thần hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia có di sản văn hóa và tự nhiên theo điều 1 và 2 nằm trên lãnh thổ của mình và không làm thiệt hại đến các quyền lợi cụ thể dự kiến trong luật pháp quốc gia về di sản đó, các nước tham gia Công ước này thừa nhận rằng đó là một di sản của thế giới mà toàn thể cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ.

2- Các quốc gia tham gia Công ước xin nguyện góp sức một cách tương xứng và căn cứ vào các điều khoản của bản Công ước này, vào việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hóa và tự nhiên nêu trong các phần 2 và 4 của điều 11 nếu quốc gia có di sản nằm trên lãnh thổ của nó, yêu cầu.

3- Mỗi nước tham gia Công ước xin nguyện kiên quyết không dùng bất cứ biện pháp nào có thể phương hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến di sản văn hóa và tự nhiên nêu trong các điều 1 và 2, nằm trên lãnh tổ của các nước khác tham gia Công ước này.

ĐIỀU 7:

Trong Công ước này, cần  phải hiểu sự  bảo vệ quốc tế đối với di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới là việc thành lập một hệ thống hợp tác và viện trợ quốc tế nhằm hỗ trợ các nước tham gia Công ước trong các nỗ lực để bảo tồn và xác định di sản đó.

III- UỶ BAN LIÊN CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BẢO VỆ DI SẢN

 VĂN HÓA VÀ TỰ NHIÊN CỦA THẾ GIỚI

ĐIỀU 8:

1- Bên cạnh tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa được thành lập một Uỷ ban liên chính phủ về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự  nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt, được gọi là “Uỷ ban di sản thế giới”. Uỷ ban này bao gồm 15 nước tham gia Công ước, được các nước tham gia Công ước họp thành Đại hội đồng trong các kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thể  Tổ chức  liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa lựa chọn. Số lượng các nước thành viên của Uỷ ban sẽ tăng lên 21 kể từ kỳ hợp thường kỳ của Hội nghị toàn thể sau khi Công ước này có hiệu lực đối với ít nhất 40 quốc gia.

2- Việc bầu các thành viên của Uỷ ban đó cần phải bảo đảm một thành phần đại biểu công bằng của các vùng khác nhau về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

3- Tham gia vào các kỳ họp của Uỷ ban, với tư cách đại biểu tư vấn, còn có một đại biểu của trung tâm quốc tế về bảo tồn và phục chế các tài sản văn hóa (Trung tâm Roma), một đại biểu của Hội đồng quốc tế các di tích và thắng cảnh (ICOMOS) và một đại biểu của liên đoàn quốc tế về bảo tồn tự nhiên và tài nguyên (UICN), và nếu các nước tham gia Công ước họp toàn thể vào các kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thể của Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa, yêu cầu, thì còn có thể có các đại biểu của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác cùng có những mục đích tương tự.

ĐIỀU 9:

1- Các quốc gia thành viên của Uỷ ban di sản thế giới thực hiện nhiệm kỳ của mình từ khi kết thúc kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thể tại đó họ đã được bầu cho đến khi kết thúc kỳ họp thường kỳ thứ ba sau đó.

2- Tuy nhiên nhiệm kỳ của 1/3 số thành viên được bầu tại cuộc bầu thứ nhất sẽ kết thúc vào cuối kỳ họp thường kỳ lần thứ nhất của Hội nghị toàn thể tiếp theo sau kỳ họp tại đó họ đã được bầu và nhiệm kỳ của 1/3 đại biểu thứ hai được bầu cùng lúc đó sẽ kết thúc vào cuối kỳ họp thường kỳ thứ hai của Hội nghị toàn thể tiếp theo sau kỳ họp tại đó họ đã được bầu. Tên của các thành viên sẽ do ông Chủ tịch Hội nghị toàn thể rút thăm sau lần bầu thứ nhất.

3- Các nước thành viên Uỷ ban lựa chọn những người có khả năng về lĩnh vực di sản văn hóa hoặc di sản tự nhiên để đại diện cho mình.

ĐIỀU 10:

1- Uỷ ban di sản thế giới thông qua nội quy của mình.

2- Bất kỳ lúc nào, Uỷ ban này cũng có thể mời các tổ chức công hoặc tư cũng như các tư nhân đến tham dự các cuộc họp của Uỷ ban để tham khảo ý kiến của họ về những vấn đề riêng.

3- Uỷ ban có thể thành lập các cơ quan tư vấn mà nó cho là cần thiết cho việc thực thi nhiệm vụ của nó.

ĐIỀU 11:

1- Mỗi một nước tham gia vào Công ước này đề đạt cho Uỷ ban di sản thế giới, trong phạm vi có thể, một bản kiểm kê các tài sản của di sản văn hóa và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mình và có thể ghi vào danh sách dự kiến ở  phần 2 của điều này. Bản kiểm kê đó, chưa thể xem là đầy đủ, phải bao gồm tư liệu về địa điểm của các tài sản nói tới và về tầm quan trọng của chúng.

2- Trên cơ sở những bản kiểm kê tài sản mà các quốc gia đề đạt, khi họ thi hành phần 1 ở trên, Uỷ ban sẽ soạn thảo, chỉnh lý và phổ biến dưới cái tên “danh sách di sản thế giới” một danh sách các di sản văn hóa và di sản tự nhiên như chúng được định nghĩa ở các điều 1 và 2 của Công ước này, được Uỷ ban xem như có một giá trị quốc tế đặc biệt áp dụng theo những tiêu chuẩn mà Uỷ ban đề ra. Một danh sách được chỉnh lý kịp thời sẽ được phổ biến ít nhất hai năm một lần.

3- Việc ghi một tài sản vào danh sách di sản thế giới chỉ có thể làm với sự đồng ý của Quốc gia hữu quan. Việc ghi một tài sản nằm trên lãnh thổ đang còn là mục tiêu tranh chấp chủ quyền hoặc còn là mục tiêu chế định pháp luật của nhiều quốc gia, không hề là việc công nhận quyền lợi của các bên trong sự tranh chấp.

4- Uỷ ban sẽ soạn thảo, chỉnh lý và phổ biến, mỗi khi hoàn cảnh bắt buộc, một bản danh sách mang tên “danh sách di sản thế giới có nguy cơ” trong đó ghi các tài sản nằm trong danh sách di sản thế giới hiện cần phải tôn tạo nhiều và đã có đơn xin viện trợ, theo đúng những điều khoản của Công ước này. Danh sách đó còn bao gồm một dự tính chi phí. Chỉ được ghi trong danh sách này những tài sản của di sản văn hóa và tự nhiên đang bị những nguy cơ lớn và rõ ràng đe doạ, ví dụ như nguy cơ tiêu vong do bị xuống cấp nhanh, do những đề án công trình lớn của nhà nước hoặc tư nhân, phát triển nhanh chóng về đô thị hóa và du lịch, phá hoại do những thay đổi sử dụng đất hoặc sở hữu đất, những hư hỏng do một nguyên nhân không rõ, bỏ hoang phế vì những nguyên nhân nào đó, tranh chấp có vũ khí vừa mới xảy ra hoặc đe doạ xảy ra, thiên tai và thảm hoạ, hoả hoạn lớn, động đất, sụt lở, núi lửa phun, thay đổi mực nước, lụt, sóng thần. Uỷ ban có thể, bất kỳ lúc nào, trong trường hợp cấp bách, ghi thêm vào danh sách di sản thế giới bị nguy cơ và phổ biến ngay phần ghi mới đó.

5- Uỷ ban xác định những tiêu chuẩn mà dựa vào đó một tài sản của di sản văn hóa và tự nhiên có thể được ghi vào danh sách này hay danh sách kia theo các phần 2 và 4 của điều này.

6- Trước khi từ chối một đơn xin ghi vào một trong hai danh sách ở các phần 2 và 4 của điều này, Uỷ ban tham khảo ý kiến của quốc gia tham gia Công ước, mà trên lãnh thổ của nước này hiện có các di sản văn hóa đó.

ĐIỀU 12:

Một tài sản văn hóa và tự nhiên nào không được ghi vào một trong hai danh sách nêu ở các phần 2 và 4 của điều 11 không hề có nghĩa là nó không có một giá trị quốc tế đặc biệt đối với các mục đích khác với mục đích của việc ghi tên vào các danh sách đó.

ĐIỀU 13:

1- Uỷ ban di sản thế giới nhận và nghiên cứu các đơn xin viện trợ quốc tế của các nước tham gia Công ước, về các tài sản văn hóa và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mình được ghi hoặc cần được ghi vào các danh sách ở các phần 2 và 4 của điều 11. Các đơn đó có thể là để xin bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo hoặc hồi sinh các tài sản đó.

2- Các đơn xin viện trợ quốc tế theo phần 1 của điều này cũng có thể là để xác định các tài sản của di sản văn hóa và tự nhiên nói rõ ở các điều 1 và 2, khi mà các cuộc nghiên cứu sơ bộ đã cho phép khẳng định rằng cần phải tiếp tục.

3- Uỷ ban sẽ quyết định trả lời các đơn đó và trong trường hợp chấp nhận thì sẽ xác định tính chất và tầm quan trọng của sự viện trợ của Uỷ ban và cho phép thay mặt Uỷ ban mà ký kết những điều khoản cần thiết với Chính phủ hữu quan.

4- Uỷ ban quy định một trật tự ưu tiên cho các việc can thiệp của mình. Uỷ ban làm như vậy là có tính đến tầm quan trọng của các tài sản phải bảo tồn cho di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, đến sự cần thiết cung cấp viện trợ quốc tế cho những tài sản tiêu biểu nhất của tự nhiên hoặc cuả tài năng, lịch sử của các dân tộc trên thế giới và tính đến tính chất cấp bách của các công trình phải tiến hành, đến mức độ nguồn lực của các quốc gia mà trên lãnh thổ của họ có các tài sản đang bị đe doạ và nhất là tính đến mức độ mà các quốc gia đó có thể bảo đảm được việc bảo tồn các tài sản bằng các phương tiện của chính mình.

5- Uỷ ban sẽ lập, chỉnh lý và phổ biến một danh sách những tài sản đã được sự viện trợ quốc tế.

6- Uỷ ban quyết định việc sử dụng các nguồn lực của công quỹ được thành lập theo điều 15 của Công ước này. Uỷ ban sẽ tìm mọi cách tăng các nguồn lực đó và sẽ áp dụng nhiều biện pháp có ích nhằm mục đích đó.

7- Uỷ ban hợp tác với các tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức chính phủ và phi chính phủ có những mục tiêu tương tự như các mục tiêu của Công ước này. Để thực hiện các chương trình và tiến hành các đề án của mình, Uỷ ban có thể kêu gọi các tổ chức đó, nhất là Trung tâm nghiên cứu quốc tế về bảo tồn tài sản văn hóa (Trung tâm Roma), Hội đồng quốc tế về di tích và thắng cảnh (ICOMOS) và Liên đoàn quốc tế bảo tồn tự nhiên và tài nguyên (UICN) cũng như các tổ chức công hoặc tư khác và các tư nhân.

8- Những quyết định của Uỷ ban được biểu quyết theo đa số hai phần ba số thành viên hiện tại và có quyền bỏ phiếu. Số đại biểu hợp lệ là đa số thành viên của Uỷ ban.

ĐIỀU 14:

1- Uỷ ban di sản thế giới được một Ban thư ký giúp việc do Tổng Giám đốc tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc đề cử.

2- Ông Tổng Giám đốc tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc chuẩn bị tài liệu cho uỷ ban, chương trình nghị sự của các cuộc họp của Uỷ ban và bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết của Uỷ ban bằng cách tận dụng những dịch vụ của Trung tâm nghiên cứu quốc tế về bảo tồn và phục chế tài sản văn hóa (Trung tâm Roma) và liên đoàn quốc tế bảo tồn tự nhiên và tài nguyên (UICN) trong các lĩnh vực chuyên môn và khả năng của các tổ chức đó.

IV- QUỸ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA VÀ TỰ NHIÊN THẾ GIỚI.

1- Đã được thành lập một quỹ cho việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới có giá trị quốc tế đặc biệt gọi là “Quỹ di sản thế giới”.

2- Quỹ được tạo thành bằng quỹ ký nộp căn cứ vào điều  lệ tài chính của tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa.

3- Các nguồn của quỹ bao gồm:

a) Những đóng góp bắt buộc và những đóng góp tự nguyện của các quốc gia tham gia Công ước này.

b) Các khoản góp quà tặng hoặc di sản có thể là của:

+ Các quốc gia khác.

+ Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa và các tổ chức khác của hệ thống Liên hiệp quốc, nhất là chương trình phát triển của Liên hiệp quốc và các tổ chức liên chính phủ khác.

+ Các tổ chức công hoặc tư hay các tư nhân.

c) Mọi món lãi về các khoản tài chính của Quỹ.

d) Kết quả các khoản quyên góp và thu của các cuộc biểu diễn giúp quỹ.

đ) Tất cả các nguồn lực khác do nội quy của Uỷ ban sẽ được soạn thảo, cho phép.

4- Những đóng góp vào quỹ và các hình thức viện trợ khác cung cấp cho Uỷ ban chỉ được dùng vào các mục đích do Uỷ ban xác định. Uỷ ban có thể nhận những đóng góp chỉ dành riêng cho một chương trình nào đó hoặc cho một đề án riêng, với điều kiện là việc tiến hành chương trình đó hoặc thực hiện đề án đó đã được Uỷ ban quyết định các đóng góp cho quỹ không được kèm theo một điều kiện chính trị nào.

ĐIỀU 16:

1- Không làm hại cho bất kỳ sự đóng góp tự nguyện bổ sung nào, các quốc gia thành viên của Công ước nguyện đóng góp đều hoà, hai năm một lần vào quỹ di sản thế giới những khoản đóng mà số tiền được tính theo một tỷ lệ chung áp dụng cho tất cả các nước và sẽ do đại hội đồng các nước tham gia Công ước quyết định, các hội đồng này được nhóm họp tại các kỳ họp của Hội nghị toàn thể tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa. Quyết định đó của đại hội đồng đòi hỏi đa số phiếu của các nước thành viên có mặt và có quyền bầu cử đã không tuyên bố như trong phần 2 của điều này. Tuy nhiên, sự đóng góp bắt buộc của các quốc gia tham gia công ước không thể quá 1% sự đóng góp của họ và quỹ bình thường của tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa.

2- Tuy nhiên, một quốc gia nêu ở điều 31 hoặc 32 của Công ước này có thể tuyên bố khi nộp các văn bản chuẩn y, chấp nhận hoặc gia nhập, rằng nước đó sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản của  phần 1 của điều này.

3- Một quốc gia tham gia Công ước này nếu đã từng tuyên bố như trong phần 2 của điều này, bất kỳ lúc nào cũng có thể rút lui lời tuyên bố đó chỉ cần sự ghi nhận bằng văn bản (notipication) của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa. Tuy nhiên, sự rút lui lời tuyên bố sẽ chỉ có tác dụng đối với sự đóng góp bắt buộc của nước đó từ thời điểm của Đại hội đồng tiếp theo của các nước thành viên.

4- Để cho Uỷ ban có thể dự kiến được các công tác của  mình một cách có hiệu quả, các nước tham gia Công ước này đã từng tuyên bố như theo phần 2 của điều này phải nộp các khoản đóng góp của họ một cách đều hoà, ít nhất 2 năm một lần và các khoản đóng góp đó cũng không thể thấp hơn những đóng góp mà họ phải nộp nếu họ bị ràng buộc bởi những điều khoản của phần 1 của điều này.

5- Bất kỳ nước nào tham gia Công ước mà chậm trễ trong việc nộp khoản đóng góp bắt buộc hay tự nguyện của mình trong năm hiện tại hoặc năm vừa qua, thì không có quyền ứng cử vào Uỷ ban di sản thế giới, điều khoản này không áp dụng khi bầu cử lần thứ nhất. Nhiệm kỳ của một nước tham gia công ước như vậy sẽ kết thúc vào lúc bắt đầu cuộc bầu cử vào dự kiến ở điều 8, phần 1 của Công ước này.

ĐIỀU 17:

Các quốc gia tham gia Công ước này sẽ xem xét hay tạo thuận lợi cho việc thành lập các hội quốc gia công hay tư có mục đích khuyến khích những sự hào phóng có lợi cho việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên được định nghĩa trong các điều 1 và 2 của Công ước này.

ĐIỀU 18:

V- CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỂ THỨC CỦA VIỆN TRỢ QUỐC TẾ.

ĐIỀU 19:

Bất kỳ nước nào tham gia Công ước này đều có quyền xin viện trợ quốc tế có lợi cho các tài sản của di sản văn hóa hoặc tự nhiên có giá trị quốc tế đặc biệt nằm trên lãnh thổ của mình. Nước đó phải kèm vào đơn xin của mình những yếu tố thông tin và những tài liệu nêu ra trong điều 21 mà nước đó hiện có và Uỷ ban cần có để ra quyết định.

ĐIỀU 20:

Với sự hạn chế của các điều khoản của phần 2 của điều 13, của đoạn C của điều 22 và của điều 23, sự viện trợ quốc tế dự kiến bởi Công ước này chỉ có thể cấp cho những tài sản của di sản văn hóa và tự nhiên mà Uỷ ban di sản thế giới đã hoặc đang quyết định ghi vào một trong hai bản danh sách thuộc phần 2 và 4 của điều 11.

ĐIỀU 21:

1- Uỷ ban di sản thế giới xác định thể thức xem xét các đơn xin viện trợ quốc tế mà nó phải cấp và nêu rõ những yếu tố cần phải ghi rõ trong tờ đơn, đơn nào cần phải miêu tả công việc dự định làm, các công trình cần thiết, ước tính chi phí, tính cấp thiết của chúng và những lý do tại sao các nguồn lực của quốc gia thỉnh cầu lại không trang trải được toàn bộ chi phí. Các đơn xin, mỗi lần đều phải dựa vào ý kiến của các chuyên viên.

2- Vì có những công trình phải tiến hành không chậm trễ, các đơn có cơ sở là thiên tai và thảm hoạ phải được Uỷ ban cấp tốc và ưu tiên xét trước, như vậy Uỷ ban cần phải có một quỹ dự trữ để sử dụng trong những biến cố như vậy.

3- Trước khi quyết định, Uỷ ban tiến hành nghiên cứu và tham khảo ý kiến nếu xét thấy cần thiết.

ĐIỀU 22:

Viện trợ mà Uỷ ban di sản thế giới cấp có thể thuộc các dạng như sau:

a) Các nghiên cứu về các vấn đề mỹ thuật, khoa học và kỹ thuật đặt ra bởi việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và hồi sinh di sản văn hóa và tự nhiên, như đã được định nghĩa tại các phần 2 và 4 của điều 11 của Công ước này.

b) Cung cấp chuyên viên, kỹ thuật viên và công nhân chuyên nghiệp để đảm bảo việc thực hiện tốt đề án được chuẩn y.

c) Đào tạo chuyên gia mọi trình độ trong lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phục hồi di sản văn hóa và tự nhiên.

d) Cung cấp trang thiết bị mà quốc gia hữu quan không có hoặc không thể mua được.

e) Cho vay lãi suất thấp hoặc sau một thời gian dài mới phải hoàn trả.

g) Trong những trường hợp ngoại lệ và có lý do đặc biệt, cấp những viện trợ không hoàn lại.

ĐIỀU 23:

Uỷ ban di sản thế giới cũng có thể cấp viện trợ quốc tế để đào tạo chuyên gia mọi trình độ về lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và hồi sinh di sản văn hóa và tự nhiên cho các trung tâm quốc gia và vùng.

ĐIỀU 24:

Một viện trợ quốc tế rất quan trọng chỉ có thể được cấp sau khi đã nghiên cứu kỹ về mặt khoa học, kinh tế và kỹ thuật. Việc nghiên cứu đó cần phải vận dụng các kỹ thuật tiến bộ nhất của việc bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và hồi sinh di sản văn hóa và tự nhiên và phù hợp với mục tiêu của công ước này. Việc nghiên cứu cũng phải tìm ra được các cách sử dụng hợp lý các nguồn lực có sẵn trong quốc gia hữu quan.

ĐIỀU 25:

ĐIỀU 26:

Uỷ ban di sản thế giới và nước được hưởng viện trợ quốc tế sẽ xác định trong hiệp định mà họ ký kết những điều kiện theo đó một chương trình hay một đề án được cấp viện trợ quốc tế căn cứ vào Công ước này. Nước được nhận viện trợ quốc tế phải tiếp  tục bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo các tài sản đã được bảo tồn đó, theo đúng những điều kiện nêu ra trong Hiệp định.

VI- CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

ĐIỀU 27:

1- Các nước tham gia Công ước này cố gắng bằng mọi cách thích hợp, nhất là bằng các chương trình giáo dục và thông tin để làm cho nhân dân nước họ củng cố lòng tôn trọng và gắn bó đối với di sản văn hóa và tự nhiên như đã định nghĩa tại các điều 1 và 2 của Công ước.

2- Họ xin nguyện thông tin rộng rãi cho công chúng biết về những mối đe doạ đang đè nặng lên di sản đó và về những hoạt động được tiến hành để vận dụng Công ước này.

ĐIỀU 28:

Các quốc gia tham gia Công ước nhận được viện trợ quốc tế  theo Công ước này thì họ sẽ thi hành những biện pháp cần thiết để làm cho mọi người hiểu biết tầm quan trọng của những tài sản đã được bảo tồn và vai trò của viện trợ đó.

VII- BÁO CÁO.

ĐIỀU 29:

1- Các nước tham gia Công ước phải nêu trong các báo cáo trình bày trước Hội nghị toàn thể tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ vào thời điểm và dưới hình thức do tổ chức quy định về những điều luật quy định về các biện pháp mà các nước đó sẽ áp dụng để thi hành Công ước, cũng như về kinh nghiệm mà họ đã thu được trong lĩnh vực này.

2- Các báo cáo đó sẽ được gửi cho Uỷ ban di sản thế giới.

3- Uỷ ban sẽ trình bày một bản báo cáo tại mỗi kỳ họp thường kỳ của Hội nghị toàn thể tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa.

VIII- CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG.

ĐIỀU 30:

Công ước này được lập bằng tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Pháp và Nga, cả năm bản đều có giá trị tin cậy.

ĐIỀU 31:

1- Công ước này sẽ được đưa ra để được sự chuẩn y hoặc chấp nhận của các quốc gia thành viên của Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa, căn cứ vào các thể thức hiến pháp của từng nước.

2- Các văn kiện chuẩn y hoặc chấp nhận sẽ được nộp cho ông Tổng giám đốc Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa.

ĐIỀU 32:

1- Công ước này được mở ra cho sự tham gia của bất kỳ nước nào chưa phải là thành viên của Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa được Hội nghị toàn thể của Tổ chức mời tham gia.

2- Việc tham gia được tiến hành  bằng cách nộp một đơn xin tham gia cho ông Tổng giám đốc của Tổ chức giáo dục, khoa  học và văn hóa của Liên hiệp quốc.

ĐIỀU 33:

Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau ngày nộp văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia thứ hai mươi chỉ riêng đối với những quốc gia đã nộp các văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia vào thời điểm đó hoặc trước đó. Nó sẽ có hiệu lực với một nước khác ba tháng sau khi nước đó nộp văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia của mình.

ĐIỀU 34:

a) Về các điều khoản của Công ước này mà việc thi hành thuộc về công tác lập pháp của quyền lập pháp liên bang hay trung ương, thì các nghĩa vụ của chính phủ liên bang hay trung ương cũng sẽ giống như nghĩa vụ của các quốc gia thành viên mà không phải là những quốc gia nằm trong một liên bang.

b) Về các điều khoản của Công ước này mà việc thi hành thuộc về công tác lập pháp của mỗi bang, nước, tỉnh hoặc tổng mà không phụ thuộc vào hệ thống hiến pháp của liên bang có nhiệm vụ đề ra các biện pháp lập pháp, thì chính phủ liên bang sẽ chuyển các điều khoản này, với ý kiến tán thành, cho các cơ quan có thẩm quyền của các bang, nước, tỉnh hoặc xã.

ĐIỀU 35:

1- Mỗi một quốc gia tham gia Công ước này sẽ có quyền từ bỏ Công ước.

2- Việc từ bỏ sẽ được báo bằng một văn bản giấy trắng mực đen nộp cho ông Tổng giám đốc Tổ chức LHQ về giáo ducj, khoa học và văn hóa.

3- Việc từ bỏ sẽ có hiệu lực 12 tháng sau khi nhận được văn bản từ bỏ. Nó không hề làm thay đổi gì những nghĩa vụ tài chính mà quốc gia xin từ bỏ phải đảm nhiệm cho tơí thời điểm mà sự rút lui có giá trị.

ĐIỀU 36:

Tổng giám đốc Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa sẽ thông báo cho các nước thành viên của Tổ chức, các nước không thành viên nêu trong điều 32 cũng như cho Liên hiệp quốc về việc nộp tất cả các văn kiện chuẩn y, chấp thuận hoặc tham gia nêu trong các điều 31 và 32 cũng như những việc từ bỏ dự kiến trong điều 35.

ĐIỀU 37:

1- Công ước này có thể được hội nghị toàn thể Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa chỉnh lý lại. Nhưng việc chỉnh lý chỉ ràng buộc các quốc gia sẽ trở thành thành viên của Công ước chỉnh lý.

2- Trong trường hợp Hội nghị toàn thể thông qua một Công ước mới có chỉnh lý toàn bộ hay từng phần công ước hiện tại mà công ước mới không quy định khác thì công ước hiện tại thôi không đưa ra để chuẩn y, chấp thuận hay tham gia kể từ thời điểm có hiệu lực của công ước mới bổ sung chỉnh lý.

ĐIỀU 38:

Căn cứ vào điều 102 của Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước này sẽ được vào sổ tại Ban thư ký LHQ theo yêu cầu của ông Tổng giám đốc Tổ chức LHQ về giáo dục, khoa học và văn hóa. Làm tại Paris ngày hai mươi ba tháng mười một năm 1972 thành hai bản chính thức có chữ ký của ông chủ tịch Hội nghị toàn thể họp kỳ thứ mười bảy và chữ ký của ông Tổng giám đốc Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa, các bản này sẽ được nộp vào lưu trữ của Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa và các bản sao y bản chính sẽ được gửi cho tất cả các quốc gia nêu trong điêù 31 và 32 cũng như cho Liên hiệp quốc.

Để nhận thực việc này, ngày hai mươi ba tháng mười một năm 1972, đã có chữ ký của ông Chủ tịch Hội nghị toàn thể./.                                                                  TỔNG GIÁM ĐỐC UNESCO                                                                                 (Đã ký) Tải văn bản về

Bài 15: Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa

– Di sản văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

– Có 2 loại di sản văn hóa, đó là:

– Di sản văn hóa phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.

Ca trù là một loại hình văn hóa phi vật thể

– Di sản văn hóa vật thể:

+ Di tích lịch sử văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Ngọ môn – Cố đô Huế

+ Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị Lịch sử thẩm mĩ, khoa học.

Động phong nha – Tỉnh Quảng Bình 2. Ý nghĩa:

– Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

– Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

– Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.

– Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

3. Những qui định của pháp luật :

– Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.

– Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.

– Cấm xây dựng lấn chiếm, đào bới đất thuộc di sản văn hóa.

– Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.

– Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái pháp luật.

Diễn Giải Về Di Sản Văn Hóa

TÍNH XÁC THỰC VÀ DIỄN GIẢI DI SẢN – MỘT CÁCH TIẾP CẬN TRONG VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA

Phạm Lan Hương – Nguyễn Thái Hòa

Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, càng ngày công tác phát huy giá trị các di sản nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng, càng được chú trọng, đẩy mạnh. Trong quá trình quy hoạch, phát huy giá trị di sản, không thể không nhìn nhận về các giá trị của di sản đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu luận điểm của Peter Howard về các giá trị và 2 vấn đề của di sản – như một tham khảo trong việc quy hoạch và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam.

Di tích là một khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực văn hóa cùng với những khái niệm khác như di sản, di vật. Và nghĩa của từ này đã được diễn giải qua một số tài liệu như sau:

Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Di (遺) có nghĩa là sót lại, rớt lại, để lại [8:683], còn Tích (跡) có nghĩa là tàn tích, dấu vết[1]. Do đó, ghép lại, khái niệm Di tích ( 遺 跡) chính là tàn tích, dấu vết còn để lại của quá khứ. Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam định nghĩa ” Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa“[2].

Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO được thông qua vào ngày 16/11/1972, nhìn nhận di tích là một bộ phận nằm trong Di sản văn hóa, là ” Các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học“[3].

Luật Di sản văn hóa được ban hành năm 2001, và sửa đổi năm 2009, ” Di tích lịch sử, văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học“[4]. Đây là định nghĩa chính thức và có tính pháp lý cao nhất được vận dụng làm căn cứ trong các hoạt động giáo dục, nghiên cứu và quản lý di tích ở Việt Nam hiện hành.

Luận điểm của Peter Howard về vấn đề của di sản

Peter Howard là một nhà địa lý học tiếp cận với di sản từ các nghiên cứu về cảnh quan. Ông là biên tập viên của tạp chí quốc tế “Nghiên cứu di sản” (Heritage Studies). Ông đã có nhiều năm giảng dạy về di sản tại Trường Đại học Plymouth. Hiện nay, ông đảm nhiệm việc nghiên cứu và giảng dạy tại một số viện nghiên cứu ở Vương quốc Anh. Các công trình đã xuất bản của ông như: The Artists’ Vision (1991), European Heritage Planning and Management (1999), Heriatge: Mangement, Interpretation, Identity (2003).

Một trong những luận điểm Peter Howard đưa ra là: Di sản rõ ràng là một vấn đề và nó trở nên như vậy ngay khi người ta gắn cho nó những giá trị khác nhau. Những giá trị mà chúng ta có thể được thấy trước như là một loạt các lăng kính đặt trước mắt chúng ta, phù hợp với một vài thuộc tính của chúng ta, làm thay đổi nhận thức của chúng ta về di sản. Những khác biệt về giá trị này chịu trách nhiệm chủ yếu đối với những vấn đề lớn trong lĩnh vực di sản và 2 vấn đề khác biệt được xem xét ở đây là: tính xác thực; sự diễn giải[5].

Theo cách nhìn của Peter Howard, các giá trị của di sản được nhìn nhận thông qua các yếu tố: Dân tộc, Tôn giáo, Sắc tộc, Giai cấp, Cộng đồng, Giới, Thời gian. Điều quan trọng ở đây là 2 vấn đề của di sản. Nghiên cứu, đánh giá và quản lý tốt các vấn đề này, công tác phát huy giá trị của di sản mới thực sự hiệu quả.

2.1. Tính xác thực

Theo cách giải nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xác thực (Authentication) là “thật hoặc chính cống”[6]. Xác thực là thuật ngữ được “bắt nguồn từ chữ Hy Lạp: authentes, có nghĩa là được làm bởi chính tay một người, đầu tiên, chính cống”[7]. Tính xác thực được sử dụng trong lĩnh vực di sản (cụ thể đối với các di tích) thường được đề cập đến như là tính nguyên gốc. Tiêu chí của UNESCO trong việc xếp hạng di sản thế giới có sự phân biệt giữa di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Các tiêu chí văn hóa, do ICOMOS (Hội đồng Quốc tế các Di tích và Di chỉ) đưa ra, có khẳng định về tính xác thực; còn IUCN (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên), khi xem xét các di sản thiên nhiên, yêu cầu tính toàn diện hoặc tính nguyên vẹn. Thực tế, quan điểm về tính xác thực của di sản rất đa dạng và được chia thành nhiều loại, với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Quan điểm của Peter Howard về tính xác thực dựa trên sự tổng hợp các quan điểm của Viollet Le Duc (1814 – 1879) nhà kiến trúc sư, lý thuyết gia Pháp, nổi tiếng với cách diễn giải về việc phục hồi các tòa nhà cổ[8]; John Ruskin (1819 – 1900) nhà phê bình nghệ thuật Anh[9]; William Morris (1834 – 1896) nghệ sĩ, nhà hoạt động xã hội Anh, là một trong những người sáng lập Hiệp hội bảo vệ các tòa nhà cổ[10]; G.J. Ashworth – giáo sư về quản lý di sản và du lịch đô thị, Trường Đại học Groningen, Hà Lan[11].

Nếu như Viollet le duc cho rằng việc phục hồi các tòa nhà, các công trình kiến trúc cổ nên có sự thay đổi và sáng tạo, đặc biệt là nội thất các công trình này thì ngược lại, John Ruskin và William Morris phản đối quan điểm phục hồi như vậy. Quan điểm của Ruskin và Morris là bảo tồn như vốn có, không nên cố tái tạo cái đã từng ở đó và không nên che dấu sự sửa chữa cần thiết. “Giả vờ và mô phỏng là không thể chấp nhận được”[12].

Hầu như tất cả mọi thứ đều thể hiện các yếu tố xác thực. Thế giới Disney (Disney World) hoàn toàn là một công viên chuyên đề xác thực của thế kỷ 20. Tương tự, rất ít thứ xác thực một cách hoàn toàn. Rất ít người bảo tồn xe ô tô, ví dụ, lắp phụ kiện vào. Nếu chúng, trên thực tế, giống hoàn toàn khi rời nhà máy và chưa lái đi một dặm nào, thì đó là loại xác thực nào?

Cũng có sự xác thực của địa điểm. Liệu toà nhà, hay bất cứ di sản nào khác, bị đưa ra khỏi vị trí ban đầu của nó và mang cấy vào nơi nào khác, như cây Cầu Luân Đôn, được dựng ở miền Tây nước Mỹ, có xác thực không? Đồng thời có tính xác thực của chức năng và rất nhiều bảo tàng hiện nay có thể công nhận rằng việc trưng bày một cái rìu tay như nó là một tác phẩm nghệ thuật làm giảm đi nhiều giá trị của tính xác thực của hiện vật, giống như trường hợp với nhà thờ thời trung cổ được biến đổi thành văn phòng làm việc hoặc thậm chí thành một bảo tàng.

Cũng có thể có tính xác thực của sự trải nghiệm. Ít nhất có thể tưởng tượng rằng công viên chuyên đề có thể tạo ra một trải nghiệm sống trong một ngôi nhà Viking (của người Xcangđinavi – Bắc Âu) thực tế hơn nhiều là ở trong một ngôi nhà Viking thực sự. Tương tự như vậy, tuy nhiên, dù người ta có nỗ lực đến mấy để tái tạo các nhạc cụ của thế kỷ 15 và phong cách chơi nhạc thời đó, trải nghiệm của việc nghe những nhạc cụ đó rõ ràng là không xác thực vì chúng ta nghe chúng với cái tai của thế kỷ 21[13].

Đồng thời, Peter Howard đưa ra các phiên bản của tính xác thực trên cơ sở chỉnh lý và phát triển từ biểu đồ của G. Ashworth và chính ông:

(Nguồn: Peter Horward (2003), Heriatge: Mangement, Interpretation, Identity; Continuum, London – New York, trang 209)

2.2. Diễn giải

“Diễn giải” bao gồm một vài phương tiện truyền tải di sản đến với người dân. Gồm cả diễn giải trực tiếp, sử dụng hướng dẫn viên và một số phương tiện trung gian khác của con người, và diễn giải sử dụng thiết kế. Tuy nhiên, một số di sản có thể tự nói cho mình và một cách lựa chọn là luôn không sử dụng sự diễn giải nào cả. Cũng có nguy cơ lớn của việc diễn giải rơi vào sự truyền bá[14].

Nghĩa sát nhất với cách dùng của thuật ngữ “diễn giải” trong di sản là đưa ra cách giải thích về một điều gì đó, hoặc trình bày các hiện vật, di vật và kiến thức dưới dạng một “ngôn ngữ” mà khách tham quan có thể hiểu được. Có lẽ mấu chốt chính để hiểu được nghĩa của thuật ngữ “diễn giải” trong di sản là tìm hiểu gốc gác của từ này. Trong tiếng Anh, từ “diễn giải” (interpretation) có gốc Latin là interpres, có nghĩa là người thương lượng hay trung gian giữa hai bên[15]. Tương tự, mục đích của các cơ quan, tổ chức quản lý di sản là đóng vai trò trung gian giữa di sản và công chúng.

Vì sao lại cần phải nhấn mạnh vấn đề diễn giải? Nguyên nhân là do sứ mệnh giáo dục của các di sản ngày càng trở nên quan trọng hơn, thể hiện rõ nét qua việc nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục và tiếp cận đối với công chúng.

Quá trình diễn giải đòi hỏi khả năng thấu hiểu cách truyền đạt các ý tưởng và thông tin. Theo minh họa, hướng đi của việc diễn giải là từ người gửi đến người nhận, rồi lại quay trở lại người gửi. Một khía cạnh quan trọng của quá trình này là cách lộ trình quay ngược trở về với chính nó. Nếu như không có khía cạnh đặc biệt này, người gửi sẽ không có cách nào để biết được liệu thông điệp đã đi được đến đích hay chưa.

Thông qua việc hiểu rõ quá trình học hỏi của con người và nỗ lực không ngừng để nắm bắt được mối quan tâm của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức quản lý di sản có thể tiếp cận có hiệu quả hơn và lưu giữ được nhiều khách tham quan hơn rất nhiều so với trước. Các cơ quan, tổ chức quản lý di sản có trách nhiệm chuyên môn trong việc tìm kiếm và thử nghiệm những phương pháp mới để ngày càng có thể mang lại những trải nghiệm có giá trị và thú vị đến với đông đảo công chúng.

Như đã trình bày ở trên, việc giới thiệu luận điểm của Peter Howard về các giá trị và vấn đề của di sản ở bài viết này, như một tham khảo, gợi ý cho các di tích lịch sử văn hóa trong việc xây dựng chiến lược phát huy giá trị di tích. Chiến lược đó có thể dựa vào cách lý giải của tác giả về tính xác thực cũng như sự diễn giải của di tích. Theo ý kiến cá nhân, phát huy giá trị di tích nên xem xét trước hết trên các khía cạnh của di tích: chức năng, lịch sử, trải nghiệm, ấn tượng và bối cảnh. Đó như là một địa điểm để ghi nhớ về lịch sử, về truyền thống giáo dục của cha ông ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thiều Chửu (1998), Hán Việt tự điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ước về Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO (1972), Điều 1, Phần I.

Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung 2009, Nxb. Chính trị Quốc Gia.

Peter Horward (2003), Heriatge: Mangement, Interpretation, Identity; Continuum, London – New York.

Lê Thị Thảo (2023), Tiếp cận lịch sử qua di sản văn hóa, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4 (57) – 2023, tr 61 – 66.

Viện Nghiên cứu Văn hóa (Ngô Đức Thịnh – Frank Proschan chủ biên), (2005), Folklore Một số thuật ngữ đương đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Luật Di Sản Văn Hóa Là Gì ? Tìm Hiểu Quy Định Về Luật Di Sản Văn Hóa

Luật di sản văn hóa là đạo luật quy định hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với nhận thức di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân, để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới và để tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, ngày 29.6.2001, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật di sản văn hoá (Luật số 28/2001/QH10). Đây là đạo luật về di sản văn hoá đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2002. Luât di sản văn hoá gồm 74 điều, được chia làm 7 EfiƯỡHg: Chương I – Những quy định chung (Điều 1 đến Điều 13); Chương lÏ – Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá (Điều 14 đến

Điều 16); Chương III – Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể (Điều 17 đến Điều 27); Chương IV – Bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá vật thể (Điều 28 đến Điều 53); Chương V – Quản lí nhà nước về di sản văn hoá (Điều 54 đến Điều 68); Chương VỊ – Khen thưởng và xử lí vi phạm (Điều 69 đến Điều 72);

Chương VII – Điều khoản thi hành (Điều 73 đến Điều 74).

Di sản văn hoá trong Luật này được hiểu bao gồm cả di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể. Đó là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao

gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Luật di sản văn hoá quy định rõ trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ, phát huy di sản văn hoá không chỉ thuộc về ngành văn hoá mà là trách nhiệm chung của mọi cơ quan nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân và của toàn xã hội. Một quy định rất quan trọng của Luật là việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với một số loại di sản văn hoá bên cạnh các hình thức sở hữu truyền thống như sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu cộng đồng đối với di sản văn hoá, Quy định này tạo điều kiện để huy động toàn dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy các dị sản văn hoá mà cha ông đã dày công vun đắp và truyền lại. Theo quy định của Luật thì mọi tổ chức, cá nhân đều có các quyền và nghĩa vụ như sở hữu hợp pháp di sản văn hóa; tham quan, nghiên cứu dị sản văn hóa; tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị dị sản văn hóa; thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; ngăn chặn hoặc để nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyển ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.

Luật cũng quy định rõ trình tự, thủ tục công nhận di sản văn hoá, các biện pháp bảo vệ di sản văn hoá, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá – Thông tin, Hội đồng di sản văn hoá quốc gia, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác trong việc công nhận, bảo vệ, giữ gìn, quản lí các di sản văn hoá (cả di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể).

Luật nghiêm cấm các hành vi xâm phạm tới di sản văn hoá như chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

Di Sản Văn Hóa Là Gì? Có Mấy Loại Di Sản Văn Hóa?

Di sản văn hóa là gì?

Trả lời câu hỏi di sản văn hóa là gì? Bạn có thể hiểu một cách ngắn gọn và xúc tích nhất: Di sản văn hóa là di sản của những hiện tượng vật lý, thuộc tính phi vật thể do 1 nhóm hay xã hội được thừa kế lại từ các thế hệ đi trước, được duy trì cho đến hiện tại và có thể dành cho cả các thế hệ tương lai mai sau.

Có mấy loại Di sản văn hóa?

Di sản văn hóa là gì thì chúng ta đã được biết, tuy nhiên đa số chúng ta thường nhầm lẫn về các loại Di sản văn hóa. Hiện nay, Di sản văn hóa được chia thành những loại như sau:

+ Ngữ văn dân gian.

+ Tiếng nói, chữ viết.

+ Các loại nghệ thuật trình diễn dân gian.

+ Những tín ngưỡng và tập quán xã hội.

+ Các lễ hội truyền thống.

+ Ngành nghề thủ công truyền thống.

+ Tri thức dân gian.

Di sản văn hóa được hiểu là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, khoa học, văn hóa và bao gồm những khía cạnh: Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, di vật.

Di sản văn hóa hỗn hợp còn được gọi là cảnh quan văn hóa thế giới. Đây là loại hình di sản thế giới kép, hội tụ đầy đủ 2 yếu tố nổi bật cả về thiên nhiên và văn hóa.

Những Di sản văn hóa tại Việt Nam

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

+ Phổ cổ Hội An

+ Thánh địa Mỹ Sơn

+ Hoàng thành Thăng Long

+ Thành Nhà Hồ

+ Nhã nhạc cung đình Huế: Là thể loại nhạc xuất hiện từ thời phong kiến và được trình diễn trong các dịp lễ hội lớn.

+ Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên

+ Dân ca quan họ

+ Ca Trù

+ Hội Gióng

+ Hát Xoan Phú Thọ

+ Tín ngường thờ cúng Hùng Vương – Đền Hùng

+ Đờn ca tài tử

+ Ví giặm Nghệ Tĩnh

+ Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình

Tràng An có cảnh quan đẹp quyễn rũ bậc nhất trên thế giới. Xung quanh cảnh quan được bao phủ bởi những thảm rừng núi chập trùng và những ngọn tháp dạng nón cao lớn hùng vĩ 200m. Bao quanh Tràng An là những sông núi nối liền nhau, các hố trũng khép kín, hệ thống đầm lầy thông nhau qua suối xuyên ngầm có chiều dài hơn 1km.

Nơi đây có Khu di tích sinh thái Tràng An, chùa Bái Đính, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, cố đô Hoa Lư được Chính phủ Việt Nam liệt kê vào hạng di tích quốc gia.

+ Mộc bản Triều Nguyễn

Đây là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại nước ta được UNESCO công nhận. Di sản Mộc bản Triều Nguyễn gồm 34.618 tấm văn bản chữ Hán – Nôm được khắc ngược trên bề mặt gỗ để in thành sách tại Việt Nam trong thế kỷ 19, 20.

+ Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Vào năm 2010 thì 82 tấm bai tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.

+ Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm

Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa được mệnh danh “Đại danh lam cổ tự” , nơi đây có những văn bản chữ Hán được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu quốc gia năm 2012.

+ Châu bản Triều Nguyễn

Đây là những văn bản, tài liệu hành chính của Triều Nguyễn được nhà vua “phê ngự” bằng son đỏ, và là những văn bản cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Châu bản Triều Nguyễn hiện tại cũng là Di sản tư liệu quốc gia.

Tiết 23, Bài 14: Bảo Vệ Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên

Tiết 23 Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1, Kiến thức: - Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - Kể được các yếu tố môi trường và tài nguyên TN. - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đ/với c/sống của con người. - Kể được những qui định cơ bản của PL về bảo vệ MT và TNTN. - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2, Kỹ năng: - Nhân biết được các hành vi vi phạm PL về bảo vệ môi trường và tài nguyên TN, biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. - Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 3. Thái độ: - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ MT. B. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN. - SGK- SGV GDCD 7. - Tranh ảnh. - Bảng phụ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1 - Ổn định tổ chức. 2-Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em? 2.Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung Hoạt động 1. Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên TN. Cho HS quan sát tranh, sông, hồ, đồi, núi, nhà máy ? Bức tranh trên mô tả gì? ? Những thứ trong bức tranh do ai tạo ra? Những thứ đó có quan hệ gì tới con người? GV: Những thứ đó gọi chung là môi trường. ? Qua phân tích trên, em hiểu môi trường là gì? ? Em hãy chỉ ra các điều kiện tự nhiên có sẵn hoặc những điều kiện do con người tạo ra? ? Kể những đk môi trường thiên nhiên và đk môi trường nhân tạo mà em biết? ? Trong các thứ em vừa kể, những thứ nào con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người? Gv: Những thứ đó chính là TNTN. ? Tài nguyên thiên nhiên là gì? ? Em hãy nêu tên những TNTN có sẵn trong tự nhiên mà em biết? - GV cho HS quan sát lại bức tranh rừng cây, đồi núi, sông hồ. ? MT và TNTH gồm những yếu tố nào? Hoạt động 2. Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường GV: Cho HS đọc thông tin, sự kiện và quan sát 2 bức ảnh SGK. ? Thông tin trên cho em biết điều gì? ? Những hiện tượng trên gây ra hậu quả gì? ?Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả trên? ? Vịêc môi trường bị ô nhiễm, thiên nhiên bị huỷ hoại sẽ dẫn đến hậu quả gì? ? Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường ? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường? ? Mỗi hoạt động kinh tế khai thác TNTN có ảnh hưởng gì tới môi trường? ? Nêu một số VD mà ô nhiễm MT gây ra? ? Cho một số VD về cạn kiệt tài nguyên? ? Tìm hiểu các hành vi làm ô nhiễm m.trường, phá hoại TNTN? ? Em hãy cho biết tác hại của các hành vi trên? - Có sẵn trong tự nhiên: rừng, cây, đồi, núi, sông - Do con người tạo ra: nhà máy, đường xá 'tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. 1. Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi,). * Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người . TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. - Mỏ than, đồng, thiếc, quặng, sắt, A-pa-tít, vàng.Cây cối, động thực vật 2. Các yếu tố của môi trường bao gồm: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường xá, khói bụivà các yếu tố của tài nguyên TN như: rừng cây, động thực vật, nước, khoáng sản - Rừng bị tàn phá, TN bị tàn phá đã làm ảnh hưởng tới môi trường sống của con người, dẫn đến hậu quả lũ ống, lũ quét. - Do khai thác rừng bừa bãi, ko theo qui luật, ko tuân thủ các biện pháp lâm sinh, không đảm bảo tái sinh rừng. + Lâm tặc hoành hành. + Nạn du canh du cư phá rừng làm đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng. - Gây ra các hiên tượng thời tiết khắc nghiệt - Là sự làm thay đổi tính chất của MT. 3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các h/đ KT, ko thực hiện các biện pháp bảo vệ MT, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. - Mọi hoạt động khai thác TN đều có ảnh hưởmg đến MT. - VD: Những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải, khói bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả thải, không khí ngột ngạt, khí hậu biến đổi thất thường. - VD: Rừng bị chặt phá bừa bãi, Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bị bạc mầu, nhiều loại động thực vật bị biến mất, khan hiếm nước sạch - Vứt rác, chất thải bừa bãi; Đổ nước thải, chất thải CN vào nguồn nước; sử dụng phân hoá học quá mức; sử dụng thuốc trừ sâu không đúng cách hoặc dùng thuốc độc trừ sâu; Đốt rừng làm nương; Dùng thuốc nổ, chất hoá học đánh 4. Củng cố. ? Nhắc lại khái niệm MT và TNTN? Các yếu tố của MT và TNTN? Nguyên nhân gây ôi nhiễm môi trường? * Bài tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 và 2 trong sách giáo khoa. BT 1. Đáp án: 1,2,5 BT2. Đáp án: 1.2.3.6 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài. - Chuẩn bị phần còn lại. Soạn ngày 8/2/2023 Tiết 24 Bài 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1, Kiến thức: - Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - Kể được các yếu tố môi trường và tài nguyên TN. - Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đ/với c/sống của con người. - Kể được những qui định cơ bản của PL về bảo vệ MT và TNTN. - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2, Kỹ năng: - Nhân biết được các hành vi vi phạm PL về bảo vệ môi trường và tài nguyên TN, biết báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí. - Biết bảo vệ MT ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. 3. Thái độ: - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ MT. B. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN. - SGK- SGV GDCD 7. - Tranh ảnh. - Bảng phụ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1 - Ổn định tổ chức. 2-Kiểm tra bài cũ : KT 15 phút: 1-Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?cho ví dụ? 2-Nêu vai trò của rừng đối với đời sống con người? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy-trò Nội dung Hoạt động 3. Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đ/với c/sống của con người. ? MT suy thoái là ntn ? ? Em hiểu ntn là sự cố môi trường? - Cho HS quan sát lại mục thông tin, sự kiện và những bức tranh môi trường, thiên nhiên bị huỷ hoại. ? Vậy, môi trường và TNTN có vai trò như thế nào đối với đời sống con người? ? Em hãy lấy một VD cụ thể chứng tỏ MT và TNTN có vai trò quan trọng đ/ với đ/s con người? -Là sự thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần MT gây ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên. - Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc sự biến đổi bất thường của thiờn nhiên gây suy thoái MT nghiêm trọng. 4. Vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đ/với c/sống của con người: - Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu ko có MT con người ko thể tồn tại được. - Tạo csvc để phát triển KT-VH-XH, nâng cao chất lượng c/ sống của con người. ? Vì sao chúng ta lại bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ m.trường và TNTN? ? Em có nhận xét gì bảo vệ TNTN ở nhà trường và địa phương em? Hoạt động 4. Kể được những qui định cơ bản của PL về bảo vệ MT và TNTN. ? Để bảo vệ MT và TNTN, PL nước ta đưa ra những qui định gì? ? Nêu một số ví dụ về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động thực vật quí hiếm? Hoạt động 5. Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. ? Để bảo vệ MT và TNTN, chúng ta cần phải làm gì? ? Bản thân em đã làm gì để bảo vệ MT và TNTN? - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người... - Bảo vệ m.trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện m.trường; ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và TN gây ra. - Bảo vệ TNTN là: khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn TNTN;phục hồi, tái tạo TN có thể phục hồi được. 5. Để bảo vệ MT và TNTN, PL nước ta đưa ra những qui định: - Bảo vệ MT và TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nhiệp của toàn dân. - Một số qui định về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động thực vật quí hiếm. 6. Để bảo vệ MT và TNTN, chúng ta cần: - Giữ gìn vệ sinh MT, đổ rác đúng nơi qui định. - Hạn chế dùng chất khó phân hủy ( nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải. - Tiết kiệm điện, nước sạch. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ m.trường và TNTN. - Tố cáo hành vi VPPL. 4. Củng cố. ? Nhắc lại nội dung kiến thức vừa học * Bài tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 và 2 trong SBT tình huống trang 20. 5. Hướng dẫn về nhà - Nắm vững nội dung bài học. - Chuẩn bị bài sau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Ước Về Việc Bảo Vệ Di Sản Văn Hóa Và Thiên Nhiên Của Thế Giới trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!