Bạn đang xem bài viết Công Thức Tính Diện Tích Hình Thang Thường, Vuông, Cân được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Để hiểu rõ công thức tính diện tích hình thang, chúng ta cùng xét một ví dụ cụ thể về hình thang ABCD.
Ví dụ: Cho hình thang ABCD có độ dài đáy nhỏ CD là a, độ dài đáy lớn AB là b, chiều cao hình thang là h. Tính diện tích hình thang ABCD?
Công thức tính diện tích hình thang ABCD được xác định bằng trung bình cộng hai đáy AB, CD nhân với chiều cao h. Như vậy có thể biểu diễn dưới dạng công thức như sau:
S = h*(a + b)/2
Trong đó:
h là chiều cao hạ từ cạnh a xuống cạnh b hoặc kéo từ cạnh b đến cạnh ạ.
a, b là chiều dài 2 cạnh đáy
Ngoài ra, mẹo về cách nhớ cách tính diện tích hình thang được thể hiện qua bài thơ sau:
“Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn đáy nhỏ ta đem cộng vào
Cộng vào nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra”
Tính diện tích của hình thang vuông
Công thức tính diện tích hình thang vuông thực chất cũng chính là cách tính diện tích hình thang thường. Tuy nhiên, với đặc điểm cạnh bên chính là chiều cao, vuông góc với hai đáy thì cách tính diện tích hình thang vuông cũng có một chút biến đổi:
S = AD * (AB+CD )/2= h*(a+b)/2
Trong đó:
a và b là hai cạnh đáy
h là chiều dài của cạnh bên.
Công thức tính diện tích hình thang cân
Trước khi đi tìm hiểu về công thức tính diện tích hình thang cân thì bạn cần nắm được khái niệm của hình thang này. Hình thang cân được biết đến là hình thang có 2 góc kề một đáy bằng nhau. Chiều dài 2 cạnh bên bằng nhau và chúng cũng không song song.
Diện tích hình thang cân vẫn hoàn toàn có thể áp dụng các công thức để tính diện tích hình thang thường. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng toán 8 diện tích hình thang để tính được kết quả cuối cùng.
Cách tính diện tích hình thang theo sách lớp 8 thì bạn chia nhỏ hình thang này thành các hình nhỏ hơn, sau đó tính diện tích rồi cộng lại. Hình thang cân thường được chia thành 2 hình tam giác vuông và một hình vuông ở giữa.
Lúc này, tính diện tích hình thang bằng cách tính lần lượt diện tích hình vuông, 2 hình tam giác vuông theo công thức toán lớp 5. Giá trị cần tính sẽ bằng tổng diện tích của từng hình nhỏ.
Cụ thể như sau:
Bài viết là những thông tin tổng hợp về công thức tính diện tích hình thang theo sách toán lớp 5, lớp 8. Hy vọng qua kiến thức này sẽ giúp bạn nắm được cách tính diện tích hình thang trong những trường hợp cụ thể.
Định Nghĩa Hình Vuông, Công Thức Tính Chu Vi, Diện Tích Hình Vuông
Số lượt đọc bài viết: 13.426
Định nghĩa hình vuông: Hình vuông là hình tứ giác có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau.
Hình vuông là hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
Hình vuông vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi.
Hai đường chéo hình vuông bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Giao điểm hai đường chéo của hình vuông là tâm của đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp.
Giao của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
Một đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp, đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
Hình vuông có tất cả tính chất của hình chữ nhật và hình thoi.
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác một góc là hình vuông.
Hình thoi có một góc vuông là hình vuông.
Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
Công thức tính chu vi hình vuông
Chu vi hình vuông bằng tổng độ dài 4 cạnh của nó: P = a.4
Công thức tính diện tích hình vuông
Diện tích hình vuông bằng bình phương độ dài của cạnh: S = (a^{2}) Trong đó: a độ dài của cạnh hình vuông
Bài tập về định nghĩa hình vuông
Ví dụ 1 : Một tờ giấy hình vuông cạnh 80mm. Tính diện tích tờ giấy đó theo (cm^{2})?
Đổi (80 mm = 8 cm)
Diện tích tờ giấy là: (S=8times 8=64) ((cm^{2}))
Ví dụ 2: Một hình vuông có chu vi 20cm. Tính diện tích hình vuông đó
Độ dài cạnh hình vuông là: (20div 4=5) (cm)
Diện tích của hình vuông là: (5times 5=25) ((cm^{2}))
Ví dụ 3: Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 9 viên gạch men, mỗi viên gạch hình vuông cạnh 10cm. Hỏi diện tích mảng tường được ốp thêm là bao nhiêu (cm^{2})?
Diện tích một viên gạch men là: (10times 10=100) ((cm^{2}))
Diện tích mảng tường được ốp thêm là: (100times 9=900) ((cm^{2}))
Ví dụ 4: Các phát biểu sau đây sai hay đúng
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo). – Sai
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4. – Sai
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo ) rồi nhân với 2. – Sai
Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. – Đúng
Công Thức Tính Chu Vi Hình Vuông, Diện Tích Hình Vuông Đầy Đủ Nhất
Công thức tính chu vi diện tích hình vuông lớp 3 là những phần vô cùng căn bản mà ta đã được học từ cấp bậc tiểu học. Hình vuông là 1 trong những hình có công thức tính diện tích và chu vi dễ nhớ nhất trong các loại hình. Bạn cũng có thể dễ dàng áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật cho hình vuông. Chính vì vậy đây là một kiến thức cơ bản bạn cần phải nắm vững.
1. Hình vuông là gì ? Khái niệm về hình vuông
Hình vuông là 1 hình tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc bằng nhau. Hình vuông có đầy đủ các tính chất của 1 hình chữ nhật, hình thoi và hình thang. Hình vuông có 4 góc vuông, đường chéo vuông góc tại trung diểm, 2 cặp cạnh đối song song với nhau
Có thể coi hình vuông là hình chữ nhật có các cạnh bằng nhau, hoặc là hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau.
Tính chất của hình vuông
2 đường chéo bằng nhau, vuông góc và giao nhau tại trung điểm của mỗi đường.
2 đường chéo của hình vuông cắt các góc của nó.
Có 2 cặp cạnh song song.
Có 4 cạnh bằng nhau.
Tổng 4 góc bằng 360°, mỗi góc bằng 360°/4 = 90°.
Có một đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp đồng thời tâm của cả hai đường tròn trùng nhau và là giao điểm của hai đường chéo của hình vuông.
1 đường chéo sẽ chia hình vuông thành hai phần có diện tích bằng nhau.
Giao điểm của các đường phân giác, trung tuyến, trung trực đều trùng tại một điểm.
Có tất cả tính chất của hình chữ nhật, hình bình hành và hình thoi.
Dấu hiệu nhận biết hình vuông
Một hình tứ giác là một hình vuông nếu như và chỉ nếu như nó là một trong những hình sau:
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc.
Hình chữ nhật có một đường chéo là phân giác của một góc.
Hình thoi có một góc vuông.
Hình thoi có hai đường chéo bằng nhau.
Hình bình hành có một góc vuông và hai cạnh kề bằng nhau.
2. Công thức tính chu vi hình vuông
Chu vi hình vuông là độ dài đường bao quanh của hình vuông. Công thức tính chu vi hình vuông như sau :
P = s x 4.
Trong đó :
P là ký hiệu chu vi.
s là độ dài một cạnh bất kì của hình vuông.
Công thức này được phát biểu bằng lời như sau : chu vi của hình vuông là độ dài của 4 cạnh hình vuông đó hoặc chu vi của một hình vuông là 4 lần độ dài của 1 cạnh góc vuông.
Ví dụ: Có một hình vuông ABCD có chiều dài các cạnh bằng nhau và bằng 5cm. Yêu cầu tính chu vi hình vuông ABCD?
Áp dụng theo công thức tính chu vi hình vuông ở trên, ta có các cạnh a=b=c=d =5 cm. Như vậy khi đưa vào công thức tính chu vi hình vuông, ta có:
P = 5 x 4 = 20 cm
3. Công thức tính diện tích hình vuông
Khái niệm tính diện tích hình vuông: Là bình phương độ dài của cạnh trong hình vuông.
Công thức tính diện tích hình vuông: S = a x a Hoặc S = a² .Trong đó
a : Độ cài của một cạnh bất kỳ trong hình vuông
S: Diện tích hình vuông
Ví dụ Hình vuông ABCD có chiều dài cạnh là 5cm chúng ta sẽ có
Cách tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông
Diện tích hình vuông ABCD: S(ABCD)=5² = 25 cm²
Chu vi hình vuông ACBD: P(ABCD) = 4×5=20cm
4. Video hướng dẫn công thức tính chu vi, diện tích hình vuông
5. Các dạng bài toán tính, công thức tính chu vi diện tích hình vuông
Để bạn có thể hiểu hơn về công thức chu vi của hình vuông thì có thể áp dụng vào một số bài tập sau:
Bài tập 1 : Tính chu vi của hình vuông khi biết 1 cạnh
Đề bài : tính chu vi của hình vuông ABCD có độ dài các cạnh đều bằng 6cm.
Cách làm : áp dụng công thức tính chu vi của hình vuông P = a x 4 ta có :
Chu vi hình vuông ABCD là : 6 x 4 = 24 ( cm)
Đáp số : 6cm.
Bài tập 2 . Tính chu vi của hình vuông trong trường hợp biết diện tích, tim chu vi Với dạng bài tập này cần áp dụng kiến thức sau :
Công thức tính diện tích S = a2.
Công thức tính diện tích hình vuông P = a x 4.
Để tính được chu vi của một hình vuông đầu tiên cần sử dụng công thức tính diện tích để tìm ra độ dài cạnh, sau đó áp dụng vào công thức tính chu vi của hình vuông.
Đề bài : tính diện tích hình vuông BDEF biết diện tích hình vuông đó bằng 20 cm2.
Vậy chu vi của hình vuông BDEF là 2√5 x 4 = 8√5 (cm).
Đáp số :8√5 (cm).
Bài tập 3 : Tính chu vi của hình vuông nội tiếp đường tròn khi biết bán kính Hình vuông nội tiếp hình tròn là hình vuông được vẽ trong hình tròn, sao cho 4 đỉnh của hình vuông đó nằm trên đường tròn. Với bài toán này để tính được chu vi của hình vuông cần phải tính được độ dài cạnh hình vuông ( áp dụng định lý pitago a2 + b2 = c2, trong đó a, b là cạnh góc vuông, c là cạnh huyền ).Sau khi biết được độ dài cạnh góc vuông áp dụng công thức để tính chu vi của hình vuông đó.
Đề bài : Tính chu vi của hình vuông nội tiếp hình tròn, biết bán kính bằng 10.
Bài giải :
Theo đề bài ta có r = 10 nên đường chéo của hình vuông này là 2 x 10 = 20.
Vậy chu vi của hình vuông P = 14,142 x 4 = 56,57 cm.
Đáp số :56,57 cm
Diện Tích Hình Chữ Nhật? Công Thức Tính Chu Vi Và Diện Tích Hình Chữ Nhật
Số lượt đọc bài viết: 11.982
Định nghĩa hình chữ nhật là gì?
Hình chữ nhật theo định nghĩa là tứ giác có bốn góc vuông, và hình chữ nhật cũng là một hình bình hành và hình thang cân.
Tính chất hình chữ nhật là gì?
Từ định nghĩa, ta thấy hình chữ nhật có tất cả những tính chất của hình bình hành cũng như hình thang cân.
Trong hình chữ nhật thì đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật
Tứ giác khi có ba góc vuông là hình chữ nhật.
Hình thang cân nếu có một góc vuông là hình chữ nhật.
Hình bình hành khi có một góc vuông cũng là hình chữ nhật.
Hình bình hành nếu có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật
Hình chữ nhật là một trong số những hình có cách tìm diện tích đơn giản. Muốn tính S hình chữ nhật ta lấy tích của hai cạnh liền kề.
Công thức tính diện tích hình chữ nhật: (S=a.b) Trong đó:
Chu vi hình chữ nhật bằng 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng: C = 2 x (a+b)
Dạng 1: Tính S hình chữ nhật khi biết độ dài 2 cạnh
Ví dụ 1: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 5 cm chiều dài 14 cm. Tính diện tích miếng bìa đó. Cách giải: Diện tích của miếng bìa là: (5times 14=70) ((cm^{2}))
Ví dụ 2: Tính S hình chữ nhật biết: a) Chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm b) Chiều dài 2 dm, chiều rộng 9 cm
a) S hình chữ nhật là: (5times 3=15) ((cm^{2})) b) S hình chữ nhật là: (20times 9=180) ((cm^{2}))
Dạng 2: Bài tập tính diện tính hình chữ nhật cần biến đổi linh hoạt
Ví dụ 3: Một hình chữ nhật có chiều rộng 5cm, chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính S hình chữ nhật đó.
Chiều dài hình chữ nhật là: (5times 2=10) ((cm^{2})) Ta có S hình chữ nhật là: (10times 5=50) ((cm^{2}))
Ví dụ 4: Bài 6 (trang 118 SGK Toán 8 Tập 1): S hình chữ nhật thay đổi như thế nào nếu: a) Chiều dài tăng 2 lần, chiều rộng không đổi? b) Chiều dài và chiều rộng tăng 3 lần? Cách giải:
Please follow and like us:
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Thức Tính Diện Tích Hình Thang Thường, Vuông, Cân trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!