Bạn đang xem bài viết Công Thức Fabe – Đỉnh Cao Của Sự Thuyết Phục được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Công thức FABE là 1 phương pháp thuyết phục vô cùng hiệu quả, nhằm giúp cho đối tác hiểu và tin tưởng 100% về đối tượng mà mình muốn giới thiệu (sản phẩm hoặc dự án), đặc biệt là những loại đối tượng có giá trị cao…
Feature: Một sản phẩm hay một dự án mới sẽ có những điểm đặc trưng gì? chúng ta cần mô tả thật cặn kẽ để đối tác có thể nhận ra nó và không nhầm lẫn với những thứ khác. VD: Sản phẩm Bios Life độc quyền của Unicity USA – là sản phẩm chất lượng và duy nhất trên toàn cầu.
Advantage: Sản phẩm đó có những lợi thế chung gì mà những sản phẩm cũ hơn không thể thay thế được?Những ưu điểm về công nghệ, giảm thiểu bất lợi, v.v… (điều kiện cần). VD: Không có tác dụng phụ, PDR…
Benifit: Lợi ích mà nó mang lại là gì, nó sẽ nâng cao những mặt gì khi ta sử dụng nó, có tương xứng với những giá trị mà ta đã bỏ ra để có được nó không? (điều kiện đủ). VD: Giải quyết tốt tim mạch, tiểu đường, giảm cân… với chi phí thấp nhất.
Envidence: Bằng chứng nhiều người đã sử dụng nó như thế nào: hình ảnh, event… Một bằng chứng đầy đủ bao gồm “Tam hiện”: Hiện trường – Hiện vật – Hiện thực. VD: Kết quả những người đã sử dụng sản phẩm Bios Life như thế nào? Hình ảnh trước và sau, mời đối tác đến sự kiện để chứng kiến tận mắt.
FABE là 1 khối gắn kết chặt chẽ. 1 sản phẩm ra đời sẽ có 1 vị trí duy nhất của nó trên thị trường thể hiện qua FABE. Hiểu rõ về FABE là hiểu rõ về giá trị thực của nó trên thực tế. Trong đàm phán ta có thể giảm giá thành sản phẩm mà vẫn không làm thay đổi giá trị FABE để tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút đối tác.
Uni-Việt Team
Kỹ Năng Thuyết Phục Là Gì, Cách Nâng Cao Kỹ Năng Thuyết Phục
MỤC LỤC: 1. Kỹ năng thuyết phục là gì? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục 3. Cách nâng cao kỹ năng thuyết phục 4. Làm nổi bật kỹ năng thuyết phục trong hồ sơ xin việc
Thuyết phục là một trong những kỹ năng cần thiết nhất cho cuộc sống và công việc.
1. Kỹ năng thuyết phục là gì? 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục 2.1. Phản ứng hợp lýNgười giỏi thuyết phục là người có khả năng thể hiện phản ứng hợp lý, nghĩa là không mất bình tĩnh hoặc quá lố. Nếu bạn không hài lòng với thỏa thuận hiện tại, hãy thể hiện sự không hài lòng, đừng giữ trong lòng và mong người khác tự hiểu. Ví dụ, khi sếp giao cho bạn một dự án mà bạn không thoải mái lắm, hãy yêu cầu một dự án khác bằng thái độ lịch sự.
2.2. Kiên nhẫnMột người cần phải đủ kiên nhẫn để thuyết phục người khác. Không phải lúc nào người khác cũng chấp nhận đề xuất của bạn trong lần thử đầu tiên. Bạn cần phải thuyết phục họ và đó là quá trình không thể thành công với sự vội vàng.
2.3. Tự tinBạn cũng cần phải đủ tự tin để thuyết phục hiệu quả. Dù bạn đang rất cần một điều gì đó ở đối phương thì cũng không nên thể hiện bằng thái độ yếu đuối, tuyệt vọng bởi vì họ sẽ lợi dụng sự bất lực của bạn.
2.4. Lịch sự và nghiêm túc 2.5. Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp rõ ràngHãy nói với âm lượng đủ cho đối phương nghe rõ và đừng thay đổi lập trường thường xuyên. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng từ ngữ dễ gây nhầm lẫn. Bạn cần thẳng thắn ngay từ đầu khi cố gắng thuyết phục người khác.
2.6. Biết lắng ngheHãy lắng nghe quan điểm và tình hình của đối phương thay vì nôn nóng đi đến kết luận. Nếu bạn không nghe người khác nói, họ cũng sẽ không phản ứng với những gì bạn trình bày. Điều này thể hiện tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe nên bạn cần đặc biệt lưu ý.
2.7. Đưa ra điều kiện hợp lýCuối cùng, bạn không nên đưa ra những lời đề nghị hoặc con số tưởng tượng mà bạn biết chắc là đối phương sẽ không đồng ý. Đừng lãng phí thời gian cho những quyết định mà không ai được hưởng lợi.
Người có kỹ năng thuyết phục tốt sẽ hoàn thành công việc đàm phán, trao đổi nhanh chóng
3. Cách nâng cao kỹ năng thuyết phụcKhông mấy ai sinh ra đã giỏi ăn nói và đàm phán, thuyết phục người khác. Hầu hết những người thành thạo kỹ năng này đều phải trải qua một quá trình rèn luyện chăm chỉ. Họ từng bước học cách lắng nghe, phát triển khả năng ngôn ngữ để dần dần trở nên thành thạo trong cách thuyết phục người khác.
Và nếu như bạn thấy mình không phải là người vốn có tố chất ăn nói thuyết phục thì cũng có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn nâng cao kỹ năng này. Hãy cố gắng:
3.1. Tìm ra điểm chung với đối phươngĐây là một trong những cách khá cổ điển giúp bạn kết nối với mọi người xung quanh – tìm ra điểm chung. Bạn có thể bắt đầu từ những điều hết sức đơn giản như thời tiết đẹp, một sở thích chung,… hoặc bất cứ một thông tin nào khác, miễn là bạn có thể tìm thấy sự chia sẻ và cảm thông với người kia.
3.2. Thể hiện cách bạn giải quyết vấn đềTrong trường hợp bạn phải đàm phán hợp đồng với đối tác, hãy cân nhắc xem họ sẽ có lợi như thế nào? Bản hợp đồng này sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề gì? Hãy cố gắng tìm hiểu thông tin từ trước đồng thời đặt ra các câu hỏi một cách thông minh trong quá trình đàm phán. Khi bạn đã tìm ra vấn đề cụ thể mà đối phương đang gặp phải thì bạn sẽ có thể đưa ra giải pháp và thuyết phục họ một cách dễ dàng hơn.
3.3. Sẵn sàng tranh luậnĐối phương cũng có thể sẽ đưa ra rất nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau để phản bác lại luận điểm của bạn. Bởi vậy, hãy sẵn sàng tinh thần trước những bất ngờ đó. Hãy thử đặt mình vào vị trí của người nghe để suy nghĩ xem họ có thể sẽ đặt ra những câu hỏi như thế nào và lên một phương án giải quyết khả thi nhất.
3.4. Kiên địnhNhững người có kỹ năng thuyết phục tốt không phải là người đối phương vừa nói “Không” đã lập tức từ bỏ hay là người kia vừa bày tỏ quan điểm trái ngược thì đã lập tức đồng tình và quên đi chính kiến của bản thân. Họ là những người kiên định với ý tưởng của mình và sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ nó.
Tuy nhiên, kiên định không đồng nghĩa với bảo thủ. Bạn thể hiện quan điểm của mình nhưng vẫn phải lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của người khác trên tinh thần sẵn sàng tiếp thu và xây dựng.
3.5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách thông minhĐôi khi, thông điệp được truyền đi không phải bằng lời nói mà thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể cũng là một phần không thể thiếu của kỹ năng thuyết phục và cách mà người nghe phản ứng lại với những gì bạn nói.
Một cách hiệu quả nhất là bạn có thể quan sát và phân tích ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, biểu cảm của đối phương để hành động tương tự hoặc ít nhất là phù hợp với nó. Như vậy, bạn có thể tạo ra sự liên kết hài hòa giữa hai bên. Việc đàm phán nhờ đó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Làm thế nào để nâng cao kỹ năng thuyết phục?
3.6. Tự tinSự tự tin nhưng không tự kiêu chính là bí quyết để thuyết phục người nghe và đàm phán thành công. Nếu như bạn tin vào chính mình và những gì mình nói thì đối phương mới có thể tin tưởng ở bạn và những luận điểm mà bạn đưa ra.
4. Làm nổi bật kỹ năng thuyết phục trong hồ sơ xin việcTrong quá trình tìm việc, kỹ năng thuyết phục cũng rất quan trọng. Bạn cần thuyết phục nhà tuyển dụng về lý do họ nên chọn bạn và đàm phán lương với doanh nghiệp khi đã qua phỏng vấn. Hãy cố gắng thể hiện bản thân trong hồ sơ xin việc và trong cuộc phỏng vấn bằng cách nhắc đến một số kỹ năng thuộc về kỹ năng thuyết phục như: xây dựng mối quan hệ, lắng nghe, khả năng phân tích tình huống và con người, suy nghĩ chiến lược, thỏa hiệp tốt, khéo ăn nói,…
Knet Thán Phục Trước ‘Skill’ Né Evil Edit Đỉnh Cao Của Thành Viên Golden Child
Road to Kingdom [2회] ♬ T.O.P. – Golden Child
Nếu là fan của các chương trình sống còn do Mnet sản xuất như Produce 101, Show Me The Money, Unpretty Rapstar chắc chắn không người hâm mộ nào chưa nghe qua cụm từ “evil edit”, hay còn gọi là biên tập ác ý. Mnet thường sử dụng cách biên tập này để tăng mức độ “drama”, tăng thêm phần kịch tính và là tuyệt chiêu “câu rating” vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đây là điều mà tất cả các fan đều không mong muốn xảy ra với thần tượng của mình. Trong lịch sử show sống còn do Mnet tổ chức, rất nhiều nghệ sĩ tham gia bị “evil edit”, ảnh hưởng nặng nề đến danh tiếng, hình ảnh, quan trọng hơn cả là phải nhận về “một rổ anti” dù cho những gì xuất hiện trên màn ảnh không phải là toàn bộ sự thật mà đã bị Mnet cắt xén, biên tập.
Mới đây, Mnet tiếp tục gây chú ý với chương trình sống còn Road To Kingdom tập hợp các nhóm nhạc nam tài năng của Kpop nhưng chưa có độ nhận diện cao là ONF, Golden Child, PENTAGON, VERIVERY, ONEUS, The Boyz, TOO. Bên cạnh những màn tranh đấu căng thẳng của các chàng trai, chắc chắn một “đặc sản” không thể thiếu trong các show sống còn của Mnet – evil edit cũng được khán giả quan tâm không kém. Vì đều là các nhóm nhạc nam chưa từng dính tranh cãi nào về thái độ, hoạt động suôn sẻ và có hình ảnh tốt nên các fan rất sợ thần tượng của mình bị Mnet biên tập ác ý, từ đó tạo ra ấn tượng xấu trước công chúng.
Tuy nhiên, có một nhân vật khiến người hâm mộ yên tâm hơn cả khi sử dụng “skill” né evil edit vô cùng ấn tượng khiến Knet được phen không thể nhịn cười, đó là Jangjun của Golden Child. Anh chàng đã rất thông minh khi viết tên nhóm nhạc đang trình diễn lên màn hình led điện thoại, sau đó giơ lên để thực hiện phần phản ứng phía sau sân khấu, “tuyệt chiêu” này của Jangjun khiến cho Mnet không thể cắt phản ứng của nhóm này để ghép qua nhóm khác, và cũng giúp những phân cảnh ghi hình dính màn hình led của anh chàng cũng không thể bị edit. Mặc dù hài hước nhưng phương pháp “né” evil edit này của Jangjun cũng vô cùng hữu ích trong việc tự bảo vệ bản thân trước những màn biên tập không thể đoán trước của Mnet.
Định Nghĩa Điều Hòa Không Khí ( Công Nghệ Đỉnh Cao )
Ngày nay ai cũng biết và hiểu được điều hòa không khí làm gì nhưng vẫn không ngoại trừ có nhiều người chưa biết vày đây là định nghĩa điều hòa không khí chúng tôi giải thích cho bạn hiểu dõ về điều hòa hơn.
Điều tiết không khí là một nghành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công nghệ và thiết bị để tạo ra và duy trì một môi trường không khí phù hợp với công nghệ sản xuất hiện tại, chế biến hoặc tiện nghi đối với con người, nhu cầu thực tế khi ngày phải đối diện với những thay đổi từ thời tiết khi thì quá nóng khi thì nhiệt độ lại lạnh sâu, bao gồm các việc duy trì và khống chế nhiệt độ theo ý mình.Ngày nay con người không thể thiếu điều hòa không khí mỗi gia đình ở hà nội có ít nhất là một bộ hăng năm theo ước tính của thế giới việt nam là nươc tiêu thụ lap dieu hoa đứng thứ 4 trên thế giới
Điều hòa bao gồm những gì?nhiệt độ
Độ ẩm
Sự lưu thông và tuần hoàn của không khí
bụi và các thành phần lạ của không khí được lọc qua mạng lọc
Chúng ta có thể sử dụng khái niệm như sau:
Điều tiết phân phối không khí cho công nghệ hiện đại gia công chế biết
Điều hòa không khí cho đời sống tiện nghi phù hợp với nhu cầu điều kiện sinh lý của con người.
Điều hòa nhiệt độ với nội dung hẹp hơn mục đích chính là tạo ra một mức nhiệt phù hợp thích hợp với tất cả chúng ta.
Khái niệm chung về điều hoà không khí và thông gió.– Hệ thống ĐHKK và thông gió là một hệ thống TTBKT hiện đại đối với các công tŕnh kiến trúc hiện nay. – Hệ thống này mới được nghiên cứu ứng dụng vào thiết kế xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ 20 này. – Cho đến nay hệ thống điều hoà không khí được nghiên cứu đẩy mạnh, cải tiến nhiều và đă trở thành nhu cầu phổ biến đối với các công tŕnh xây dựng trên khắp thế giới và ở Việt Nam ta.
Dù là một công trình công nghiệp lớn nhỏ nào thì khi bạn sử dụng khoảng 1 nam ít nhất bạn lên có những phương án bao duong dieu hoa cho phù hợp để duy trì sự ổn định không nghí theo ý bạn – Từ khi có máy điều hoà, nó đă đóng góp vào việc tạo nên một môi trường vi khí hậu thích hợp giúp cho con người cảm thấy thoải mái dễ chịu theo ư muốn để phục vụ cho con ngời trong các môi trờng sống và làm việc. Điều đó giúp con người tăng năng suất trong lao động sản xuất, làm ra đợc nhiều của cải sản phẩm hơn, mau hồi phục sức khỏe, tái hồi sức lao động tốt. – Bởi vậy việc trang bị hệ thống điều hoà không khí và thông gió cho công tŕnh kiến trúc xây dựng là một nhu cầu rất cần thiết, đặc biệt là đối với các công tŕnh lớn, nhiều người sống và làm việc trong đó. – Điều hoà không khí và thông gió đóng vai tṛ điều hoà và cân bằng các thông số trạng thái của không khí, cũng như các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng đến con người, nhằm giải quyết một môi trờng thích ứng với sức khỏe và đời sống con người. V.1.1. Các thông số trạng thái của không khí Èm. V.1.1.1. Khí áp (áp suất không khí) : Kư hiệu (B) Khí áp chuẩn à BO = 760mm Hg. V.1.1.2. Mật độ không khí : Kư hiệu (P) Mật độ không khí chuẩn à PO = 1,2 kg/m3K2 V.1.1.3. Nhiệt độ không khí : Kư hiệu (t) = -OC V.1.1.4. Độ Èm tơng đối của không khí : Kư hiệu (j)- Khi không khí Èm băo hoà tức là j = 100% = 1. V.1.1.5. Dung Èm, (lợng H2O trong không khí tính = g/kg không khí): Kư hiệu : (d)
V.2. Các yếu tố khí hậu ảnh hởng đến con ngời và sảnxuất nh thế nào ? 2.1. Nhiệt độ môi trờng không khí. – Nó rất nhạy cảm với da thịt con ngời, ảnh hởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng chịu đựng của con ngời. – Đ/V cơ thể con ngời: – Đ/V sản phẩm trong quá tŕnh sản xuất cũng vậy. Có loại sản phẩm chỉ thích ứng với một khoảng tKK nhất định (nếu khác sản phẩm đó có thể bị phá hủy). 2. Đé Èm tơng đối của môi trờng (j). – Đ/V con ngời. – Đ/V sản xuất. 3 Tốc độ gió ( wK ) – Tốc độ wK bị giới hạn bởi tO Khi tO = 16 ¸ 20OC cần wK = 1 ¸3m/s (tốt) Khi tO = 30OC đỏi hỏi à wK = 3,5 ¸4,5m/s (mới có cảm giác mát) 4. Độ độc hại. – Môi trờng có chất độc hại (Ví dụ cơ sở sản xuất …) – Các chất gây hại như : CO2, khói thuốc, hơi H2O, bôi .v. v… gây thiếu O2. – Tiếng ồn … * Tóm lại : Điều hoà không khí và thông gió thực chất là việc : – Sử lư nhiệt và Èm (tO, j) – Và làm sạch không khí (wK, Z) V.3. Các khái niệm về trao đồi không khí trong nớc.
Công nghệ càng phát triển hỏng hóc càng nhiều những công ty sua dieu hoa như chúng tôi cần được phát triển mạnh mẽ hơn đạo tạo chuyên sâu để theo kịp những công nghệ và sự đòi hỏi của con người
Máy điều hòa không khí với nhiệm vụ chính la để thay đổi nhiệt độ ở trong phòng làm việc,trên máy điều hòa không khi có nút để điều chỉnh nhiệt độ hoăc có thể điều khiển tự động bằng tay.Để khống chế nhiệt độ của một phòng làm việc ta dùng một máy điều hòa không khí với hai cảm biến đo nhiệt độ trong phòng làm việc và ngoài trời(như hình vẽ 1).Cảm biến Tt đo nhiệt độ trong phòng, còn cảm biến Tn đo nhiệt độ ngoài trời.Việc điều hòa không khí ở đây được.
Thuyết Phục Là Gì? Các Kỹ Năng Để Rèn Luyện Thuyết Phục Thành Công
Thuyết phục là gì?
Thuyết phục là đưa ra những lý luận và sự kiện để giải thích hoặc chứng cứ. Và từ đó sẽ làm cho người đối diện tin và sẽ thực hiện được những hoạt động mong muốn. Hay hiểu đơn giản thuyết phục là làm cho đối phương thay đổi ý kiến hay hành vi theo định hướng mà chúng ta mong muốn.
Một các dễ nhớ hơn chính là thuyết phục là nói, phục tùng hay sự đồng ý và làm theo. Vậy thuyết phục sẽ được sử dụng lời nói để làm người khác hành động và đồng ý những gì bạn đưa ra và bạn mong muốn.
► Theo dõi cẩm nang các ngành nghề hiện nay để có những kiến thức nghề nghiệp vô cùng hữu ích
Đặc điểm của thuyết phụcNhững đặc điểm cơ bản của thuyết phục:
Nguyên tắc đàm phán: Để thuyết phục trở nên thành công dựa trên yếu tố nguyên tắc trong cuộc đàm phán. Trong đó ưu thế sẽ nghiêng về một bên và bên còn lại sẽ nhún nhường và phục tùng nhiều hơn.
Bình đẳng: Trong thuyết phục, bình đẳng cũng là một yếu đặc điểm quan trọng không thể thiếu và thuyết phục cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng hai bên cùng có lợi. Hoặc bình đẳng để cả đem lại lợi cho mình. Bạn cần phải phân biệt rõ ràng giữa thuyết phục và áp đặt.
Mục tiêu chung: Thuyết phục là lấy ý kiến từ đối phương và đưa ra những mức cân bằng và sự đồng ý được đàm phán trực tiếp giữa hai bên. Và mục tiêu của việc thuyết phục chính là phân tích để cả hai bên đều hiểu và nắm rõ vấn đề và bắt đầu từ đó đưa ra những quyết định hay ý kiến góp ý.
Đặc điểm của thuyết phục Tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục là gì?Khi đã hiểu được ý nghĩa của thuyết phục thì chắc chắn bạn phải nắm được tầm quan trọng của thuyết phục và có những kỹ năng rèn luyện tính thuyết phục để đạt hiệu quả công việc một cách tối ưu trên bàn đàm phán.
Trong cuộc sống hàng ngàyQuá trình thuyết phục sẽ thường xuyên xảy ra và rất nhanh và thường sẽ không có sự chuẩn bị trước. Khi bạn cần đến một vấn đề nào đó nếu như không thể thuyết phục được thì sẽ không có sự đồng. Chính vì vậy, đó chính quá trình bạn nên áp dụng thuyết phục. Nếu bạn không có kỹ năng thuyết phục tốt thì từ những việc nhỏ và đơn giản bạn cũng không thể thành công và bạn sẽ trở nên thất bại.
► Tìm hiểu ngay: Những tin tức tìm việc HOT nhất hiện nay để không bỏ lỡ những công việc hấp dẫn.
Quá trình thuyết phục được diễn ra nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh. Và thuyết phục đã giúp các công ty, doanh nghiệp mang lại thành công cho khách hàng mua hàng lên đến 95%. Để việc tư vấn được thành công bạn cần phải có những kỹ năng thuyết phục khách hàng của mình.
Tầm quan trọng của thuyết phụcTrong mọi mối quan hệ cũng không ngoại lệ. Để thuyết phục được nâng cấp lên 1 tầm cao mới thì việc thuyết phục sẽ được chuẩn bị kĩ lưỡng và thông qua những hoạt động đàm phán.
Như vậy có thể hình dung được thuyết phục có tầm quan trọng trong mọi hoạt động và mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mọi hoạt động của chúng ta đều cần có sự thuyết phục và từ những việc nhỏ nhất đến tầm vóc quốc tế. Nhưng tuy nhiên bạn cần có những kỹ năng để cuộc đàm phán thuyết phục đạt hiệu quả. Bạn phải thành công từ những việc nhỏ nhất thì mới có thể đạt được trưởng thành to lớn.
Những điều làm nên thành công của thuyết phục là gì?Để có thể thuyết phục được khách hàng thì bạn không chỉ sử dụng lời lẽ mà bạn cần có lập luận chặt chẽ. Để trở thành một chuyên gia bạn cần phải hiểu rõ được những gì bạn cần thuyết phục một cách hiệu quả.
Tạo niềm tin.
Sự hợp lý và logic.
Sự bình đẳng và tôn trọng.
Với những chia sẻ trên chắc chắn mọi người sẽ nắm rõ được thuyết phục là gì và những thông tin cần nắm rõ trong quá trình thuyết phục. Để có thêm nhiều kinh nghiệm và nắm được nhiều khả năng thuyết phục đối phương thành công. Đừng bỏ qua những điều cơ bản để làm nên thành công lớn nha.
Luận Án: Kỹ Năng Thuyết Phục Người Dân Của Công An Xã, Hay
, DOWNLOAD ZALO 0932091562 at BẢNG BÁO GIÁ DỊCH VỤ VIẾT BÀI TẠI: chúng tôi
Published on
Download luận án tiến sĩ ngành tâm lí học với đề tài: Kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ, cho các bạn làm luận án tham khảo
1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI ĐỨC TRỌNG KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG AN XÃ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội – 2023
2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI ĐỨC TRỌNG KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG AN XÃ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ Ngành: Tâm lý học Mã số: 9. 31. 04. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lã Thị Thu Thủy Hà Nội – 2023
3. LỜI CAM ĐOAN Luận án: “Kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Tôi xin cam đoan các dữ liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Bùi Đức Trọng
4. LỜI CẢM ƠN Sau quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận án: “Kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ”. Có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo của Học viện Khoa học xã hội, cô giáo hướng dẫn khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2023 Tác giả Bùi Đức Trọng
5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………..1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU…………………………..8 1.1. Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục ở nước ngoài……………………..8 1.2. Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục ở Việt Nam……………………..17 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG AN XÃ………………………………………………………………………………………….28 2.1. Các khái niệm cơ bản………………………………………………..28 2.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã…..33 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã……………………………………………………………………60 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………….74 3.1. Tổ chức nghiên cứu……………………………………………………74 3.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………81 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG AN XÃ……………………………………………………….92 4.1. Thực trạng kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã…………..92 4.1.1. Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã………………………………………………………………….92 4.1.2. Biểu hiện của từng kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã………………………………………………………………….94 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục người Dân của công an xã……………………………………………………….127 4.3. Kết quả thực nghiệm tác động……………………………………….135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………………….147 1. Kết luận…………………………………………………………………147 2. Kiến nghị………………………………………………………………149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Xin đọc là BG Bắc Giang CAX Công an xã ĐCL Độ chênh lệch ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình KNTP Kỹ năng thuyết phục PT Phú Thọ
7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang 1. Bảng 2.1 Nội dung biểu hiện các kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã 55 2. Bảng 3.1 Phân bố khách thể nghiên cứu theo giai đoạn và theo phương pháp nghiên cứu 75 3. Bảng 3.2 Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu thực trạng 75 4. Bảng 3.3 Thang điểm và tiêu chí đánh giá kỹ năng thuyết phục người dân 84 5. Bảng 4.1 Đánh giá chung mức độ kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã 93 6. Bảng 4.2 Mức độ đầy đủ kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục của CAX 95 7. Bảng 4.3 Mức độ thuần thục kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục của CAX 98 8. Bảng 4.4 Mức độ linh hoạt kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục của CAX 100 9. Bảng 4.5 Mức độ đầy đủ kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục của CAX 105 10. Bảng 4.6 Tính thuần thục của kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục của CAX 107 11. Bảng 4.7 Mức độ linh hoạt kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục của CAX 109 12. Bảng 4.8 Mức độ đầy đủ kỹ năng tiến hành thuyết phục của CAX 114 13. Bảng 4.9 Mức độ thuần thục kỹ năng tiến hành thuyết phục của CAX 117 14. Bảng 4.10 Mức độ linh hoạt kỹ năng tiến hành thuyết phục của CAX 119 15. Bảng 4.11 Đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến kỹ năng thuyết phục người dân của CAX 128 16. Bảng 4.12 Đánh giá tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kỹ năng thuyết phục người dân của CAX 130 17. Bảng 4.13 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 133 18. Bảng 4.14 Đánh giá chung về sự thay đổi kỹ năng thuyết phục người dân trước và sau thực nghiệm tác động 137 19. Bảng 4.15 Sự thay đổi của kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục trước và sau thực nghiệm tác động 138 20. Bảng 4.16 Sự thay đổi của kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục trước và sau thực nghiệm tác động 140 21. Bảng 4.17 Sự thay đổi của kỹ năng tiến hành thuyết phục trước và sau thực nghiệm tác động 142
8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang 1. Sơ đồ 1 Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục 102 2. Sơ đồ 2 Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục 111 3. Sơ đồ 3 Tương quan giữa các tiêu chí đánh giá kỹ năng tiến hành thuyết phục 122 4. Sơ đồ 4 Tương quan giữa các kỹ năng thành phần của kỹ năng thuyết phục 125 5. Sơ đồ 5 Tương quan giữa kỹ năng thuyết phục với các kỹ năng thành phần 126 6. Biểu đồ 4.1 So sánh kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục theo địa phương 102 7. Biểu đồ 4.2 So sánh kỹ năng nhận biết đối tượng TP theo thâm niên công tác 103 8. Biểu đồ 4.3 So sánh kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục theo địa phương 112 9. Biểu đồ 4.4 So sánh kỹ năng lựa chọn cách thức TP theo thâm niên công tác 113 10. Biểu đồ 4.5 So sánh kỹ năng tiến hành thuyết phục theo địa phương 123 11. Biểu đồ 4.6 So sánh kỹ năng tiến hành thuyết phục theo thâm niên công tác 124 12. Biểu đồ 4.7 Kỹ năng thuyết phục người dân của CAX trước và sau thực nghiệm 138 13. Biểu đồ 4.8 Kỹ năng nhận biết đối tượng thuyết phục trước và sau thực nghiệm 140 14. Biểu đồ 4.9 Kỹ năng lựa chọn cách thức thuyết phục trước và sau thực nghiệm 142 15. Biểuđồ4.10 Kỹ năng tiến hành thuyết phục trước và sau thực nghiệm 144
9. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Kỹ năng thuyết phục bao gồm một hệ thống các kỹ năng thể hệ sự lựa chọn, vận dụng tri thức, kinh nghiệm của con người, giúp con người đạt được những mục đích trong công việc. Kỹ năng thuyết phục được hình thành trong quá trình sống, học tập, rèn luyện của cá nhân, trong quan hệ giữa con người với con người. Kỹ năng thuyết phục như là một phương tiện trong hoạt động, giao tiếp để con người thể hiện được quan điểm, thái độ và giá trị xã hội của bản thân. Đối với người cán bộ công an, kỹ năng thuyết phục người dân sẽ giúp họ xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Công an dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân. Năm vạn người chỉ có năm vạn cặp mắt, năm vạn đôi bàn tay, phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được. Muốn vậy phải dựa vào dân, không được xa dân, nếu không sẽ thất bại. Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn…” [7 tr.26]. Vì vậy, người cán bộ công an phải biết dựa vào dân để hoạt động, khi đã thuyết phục được người dân, đoàn kết được nhân dân thì việc gì cũng làm được và Người đã nhấn mạnh: “Xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được”[7 tr.29]. Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, trong đó đời sống của người dân ngày càng phát triển, môi trường chính trị – xã hội được ổn định, giữ vững. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ giữa chính quyền cơ sở với người dân không phải lúc nào cũng đã làm tốt. Tại một số địa phương, do chưa làm tốt công tác vận động thuyết phục người dân nên đã để xảy ra những vụ việc làm mất an ninh trật tự, khiếu kiện, biểu tình, những phần tử xấu lợi dụng, gây rối, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của hệ thống chính trị cơ sở, giảm lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
10. 2 1.2. Công an xã là chủ thể có vai trò quan trọng trong quá trình điều hành, quản lý nhà nước về an ninh trật tự tại cơ sở. Họ là người thường xuyên tham mưu cho hệ thống chính trị cơ sở về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần xây dựng môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống của nhân dân ngày càng phát triển. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình, nếu công an xã có kỹ năng thuyết phục tốt, biết dựa vào dân và biết cách thuyết phục vận động thì chắc chắn quần chúng nhân dân sẽ tin theo, làm theo những chủ trương đường lối, chính sách pháp luật, hạn chế những tiêu cực xảy ra trong xã hội. Trong những năm qua, lực lượng công an xã ở nước ta nhìn chung đã hoàn thành tốt được chức trách nhiệm vụ, góp phần đáng kể trong đảm bảo an ninh trật trự, giữ gìn ổn định môi trường chính trị xã hội tại cơ sở. Tuy nhiên với tính chất đặc thù của lực lượng bán chuyên trách, chưa được đào tạo bài bản tại các trường công an nhân dân. Do vậy, nhìn chung khả năng sử dụng giao tiếp trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công an xã còn có những hạn chế, đặc biệt là kỹ năng thuyết phục người dân trong quá trình vận động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, đấu tranh tố giác tội phạm. Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò, vị trí và tầm quan trọng của lực lượng công an xã trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm 2008, UBTV Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh công an xã, Chính phủ đã ban hành các Nghị định và chế độ chính sách cụ thể đối với cán bộ công an cấp xã. Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tập huấn các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động thuyết phục cho lực lượng này còn rất hạn chế [69 tr.8]. Một số địa phương đã phối hợp với các trường công an để biên soạn giáo trình, tài liệu, đưa nội dung giảng dạy, tập huấn về kỹ năng giao tiếp cho cán bộ công an cấp xã, tuy nhiên việc này đang còn rất hạn chế. Hơn nữa, từ thực tế hiện nay cho thấy tại hầu hết các địa phương, lực lượng công an xã đang phải đảm đương quá nhiều nhiệm vụ, với sức ép của quần chúng nhân dân và sự chỉ đạo của chính quyền cơ sở, cán bộ công an xã dường như chỉ mới thực hiện tốt vai trò quản lý theo chức năng hành chính; việc đi sâu đi sát, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của
11. 3 người dân, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật còn nhiều bất cập, hiệu quả thuyết phục chưa cao. Trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ công an nói riêng, đã có các công trình nghiên cứu về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp, nhưng nghiên cứu trực tiếp về kỹ năng thuyết phục nói chung còn rất ít ỏi. Đặc biệt từ khi triển khai Pháp lệnh số 06 (ngày 21/11/2008) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 về Pháp lệnh công an xã cũng như các quyết định của Chính phủ, kế hoạch của Bộ công an về tăng cường đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho lực lượng công an xã thì hầu như việc nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã đến nay còn đang bỏ ngỏ. Chính vì vậy, nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã sẽ giúp hệ thống chính quyền cơ sở và lực lượng công an xã có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để tăng cường quản lý, điều hành trên lĩnh vực bảo đảm an ninh trật tự; đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực giao tiếp và kỹ năng thuyết phục người dân trong giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa công an xã với nhân dân, từ đó góp phần củng cố được “thế trận lòng dân” và xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ”. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và chỉ ra thực trạng biểu hiện, mức độ kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã, luận án đề xuất, kiến nghị một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để hoàn thành được mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
12. 4 2.2.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục và kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã. 2.2.2. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã: làm rõ các khái niệm công cụ, các nhóm kỹ năng cần thiết trong thuyết phục người dân của công an xã và các tiêu chí đánh giá, đồng thời chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã. 2.2.3. Làm rõ thực trạng biểu hiện và mức độ kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã, chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này. 2.2.4. Đề xuất, kiến nghị một số biện pháp góp phần rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng thuyết phục người dân cho lực lượng công an xã. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và mức độ kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân trên số lượng khách thể là 252 cán bộ công an xã thuộc địa bàn 2 tỉnh: Bắc Giang và Phú Thọ. Bên cạnh đó, để có thêm cơ sở khoa học, đề tài khảo sát thêm ý kiến đánh giá của 60 người dân (những người đã từng được tiếp xúc, làm việc với cán bộ CAX) tại các địa phương có khách thể nghiên cứu thuộc 2 tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang. – Phạm vi về nội dung: Có nhiều nội dung công an xã cần thuyết phục người dân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, luận án chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân trên lĩnh vực chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về an ninh trật tự. Nhóm đối tượng mà công an xã tiến hành thuyết phục là những người dân bình thường, không có biểu hiện tiêu cực và không vi phạm pháp luật. – Phạm vi về không gian: Khảo sát kỹ năng thuyết phục người dân của cán bộ công an xã tại 2 địa phương: tỉnh Bắc Giang và tỉnh Phú Thọ. 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
13. 5 Đề tài luận án được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản trong Tâm lý học như sau: – Tiếp cận hệ thống: con người là một thực thể xã hội, hành vi của con người phải được xem là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau: yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan. Vì vậy, khi nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã phải nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến: yếu tố tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, yếu tố giáo dục, môi trường xã hội… – Tiếp cận cơ sở lý thuyết hoạt động và giao tiếp: kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã được thực hiện thông qua hoạt động nghề nghiệp của công an xã. Việc nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã phải thông qua quan sát, điều tra, đánh giá kết quả hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công an xã. – Tiếp cận cơ sở của Tâm lý học xã hội: xét về nguồn gốc thì tất cả mọi hiện tượng tâm lý đều có tính chất xã hội; tâm lý của cá nhân ảnh hưởng đến tâm lý của tập thể và ngược lại tâm lý của tập thể lại tác động đến tâm lý của từng cá nhân. Vì vậy, việc nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã sẽ được xem xét trong mối quan hệ của nhiều yếu tố tác động, những quy luật hình thành và những nét tâm lý đặc trưng của nhóm xã hội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể – Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu – Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia – Phương pháp quan sát – Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi – Phương pháp phỏng vấn sâu – Phương pháp thực nghiệm tác động – Phương pháp thống kê toán học Trong những phương pháp được sử dụng nói trên, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp quan sát là những phương pháp chính để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của đề tài này.
14. 6 5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN 5.1. Đóng góp về lý luận Luận án đã xây dựng được một cách tương đối hệ thống về lý luận kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ, từ khái niệm đến biểu hiện và các yếu tố ảnh hưởng. Đây là vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu về mặt lý luận cũng là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các đề tài về tâm lý của cán bộ công an xã ở nước ta hiện nay. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã trong thực hiện nhiệm vụ cho thấy: kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã thể hiện ở các nhóm kỹ năng thành phần: nhận biết đối tượng thuyết phục, lựa chọn cách thức thuyết phục và tiến hành thuyết phục. Kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã được thực hiện ở mức độ trung bình, còn biểu hiện sự thiếu hụt, sai sót, mức độ thuần thục và sáng tạo chưa cao. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có ý nghĩa lớn đối với công tác tuyển chọn và đào tạo lực lượng công an xã ở nước ta hiện nay. Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác nghiên cứu về công tác vận động quần chúng và giảng dạy môn Tâm lý học ở các trường công an nhân dân ở nước ta hiện nay. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án đã hệ thống hóa và xác định được một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã. Trong đó, luận án đã xây dựng được một khái niệm mới là kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã; xác định được những lý luận cơ bản (khái niệm, mức độ, biểu hiện, tiêu chí đánh giá, ý nghĩa, yêu cầu) về một số kỹ năng quan trọng của công an xã trong hoạt động thuyết phục người dân. Các kết quả nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã đã góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về tâm lý học giao tiếp, tâm lý học ứng xử và tâm lý học trong lĩnh vực dân vận ở nước ta hiện nay.
16. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG AN XÃ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 1.1. Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục ở nước ngoài 1.1.1. Các nghiên cứu về thuyết phục – Quan điểm về thuyết phục thời cổ đại: Thuật ngữ “thuyết phục” là khái niệm đã xuất hiện từ rất sớm. Thời cổ đại, người ta đã quan tâm đến vấn đề thuyết phục công chúng đó chính là “nghệ thuật diễn thuyết” với các đại biểu là Socrate (470 – 399 TCN), Platon (428 – 377 TCN) và Arixtốt (384 – 322 TCN). Các nhà triết học thời bấy giờ đã cho rằng, diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị trước nhằm cung cấp thông tin hoặc gây ảnh hưởng đến họ, trong diễn thuyết có năm yếu tố căn bản thường được biểu thị đó là: “ai đang nói điều gì với ai và đang sử dụng phương tiện nào để gây ra kết quả gì” [dẫn theo 6, tr.20]. Arixtốt trong cuốn sách đầu tiên của loài người bàn về Tâm lý học mang tên “Bàn về tâm hồn” đã quan tâm tới kỹ năng hoạt động nói chung. Theo ông, nội dung phẩm hạnh của con người là: “biết định hướng, biết việc làm, biết tìm tòi” [dẫn theo 52, tr.1]. Có nghĩa con người có phẩm hạnh phải là con người có kỹ năng làm việc. Trong hệ thống các kỹ năng cần thiết của con người có một loại kỹ năng đặc biệt xuất hiện trong giao tiếp, quan hệ, tác động qua lại giữa con người với nhau đó là kỹ năng thuyết phục. Kể từ khi triết gia cổ đại Aritxtốt đặt nền móng cho giao tiếp hiệu quả cách đây hơn 2.300 năm, các giá trị cơ bản của nhân loại không thay đổi nhiều qua thời gian. Trong đó, học thuyết về thuyết phục của ông có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng. Đối với ông, thuyết phục là một nghệ thuật, đó là “nghệ thuật khiến người khác làm một việc mà họ thường không làm nếu bạn không yêu cầu” [dẫn theo 6, tr.20]. Ông thấy rằng, như tất cả các loài động vật khác, con người có nhu cầu thuyết phục đồng loại hầu như hàng ngày. Tất cả các tình huống thuyết phục đều vươn đến mục tiêu
18. 10 Các trường phái Tâm lý học phương Tây mặc dù có những quan điểm cụ thể khác nhau song nhìn chung có thể chia làm hai hướng khi nghiên cứu các tác động hình thành và phát triển nhân cách. Hướng thứ nhất: Gồm trường phái Phân tâm học với đại biểu là S.Freud; trường phái phát minh sinh vật với các đại biểu Đ.Deway, E.Toocdai, Moring (Mỹ), Darlington (Anh), K.Lorenz (Áo)…; trường phái Tâm lý học nhân văn với các đại biểu A.Maslow và C.Rogers. Những trường phái này đã tuyệt đối hoá các điều kiện bên trong, hạ thấp và đơn giản hoá vai trò của các tác động giáo dục, thuyết phục tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Theo họ, mọi đặc điểm tâm lý cũng như hệ thống nhu cầu, các giá trị xã hội và đạo đức của con người đều là cái “tiền định” trong cấu trúc sinh vật, nằm trong các gen di truyền. Sự phát triển đơn giản chỉ là quá trình chín muồi của những thuộc tính đã có, bằng con đường di truyền. Hướng này phủ nhận vai trò của tác động thuyết phục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, và đương nhiên thuyết phục cũng chỉ là cái có được do định trước ở mỗi con người. Tuy nhiên, quan điểm này đã cho ta thấy cần quan tâm tới những cái cá biệt trong quá trình tác động, thuyết phục con người. Hướng thứ hai: Nhấn mạnh các điều kiện bên ngoài, đại diện là trường phái Tâm lý học hành vi của các tác giả J.Watson, Thoocdai, Skiner, W.Mischel, A.Badura. Ở xu hướng này, những nhà nghiên cứu đã tuyệt đối hoá các điều kiện bên ngoài, quá đề cao vai trò yếu tố xã hội và coi giáo dục có thể thay các yếu tố tâm lý trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Họ chưa thấy được con người là một chủ thể có ý thức, mọi tác động từ môi trường bên ngoài đều phải thông qua các điều kiện bên trong của chủ thể. Các nhà hành vi chủ nghĩa đã quy định hành vi của con người theo công thức kích thích – phản ứng. Quan niệm đó đã làm mờ nhạt vai trò của ý thức cá nhân trong quá trính tác động, giáo dục. Theo họ, để con người tiếp nhận quan điểm chỉ cần quan tâm tới những tác nhân trực tiếp của hành vi, không cần phải thuyết phục để khơi dậy tính tự giác tiếp nhận mà phải dùng vật chất để kích thích và thoả mãn bản năng thấp hèn, từ đó con người sẽ tiếp nhận quan điểm một cách máy móc, dập khuôn.
19. 11 Tâm lý học phương Tây cũng đã có những đóng góp nhất định cho việc tìm ra cách thức, biện pháp nhằm tác động, thuyết phục con người. Nhưng do bị chi phối bởi lăng kính giai cấp nên việc đề xuất các biện pháp tác động tâm lý không dựa trên những căn cứ khoa học xác đáng, dẫn tới chỗ chưa phát huy được sức mạnh bên trong của con người. – Quan điểm về thuyết phục của các nhà kinh điển Mác – Lênin: Trong tiến trình xây dựng hệ thống lý luận cách mạng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn chú ý đặc biệt tới nhiệm vụ giáo dục con người. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, việc thực hiện nó đòi hỏi không thể không có biện pháp thuyết phục. Theo quan niệm của các nhà kinh điển Mác – Lênin, thuyết phục là trực tiếp tác động vào quá trình nhận thức, cảm xúc tình cảm và ý chí của đối tượng. Mục đích làm cho đối tượng có hiểu biết đúng đắn, sâu sắc, đồng thời có thái độ tình cảm tích cực, có nỗ lực quyết tâm cao, từ đó hình thành ý thức tự giác tiếp nhận các quan điểm tư tưởng để phát triển nhân cách. Thuyết phục là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, là yêu cầu quan trọng và là nguyên tắc cơ bản trong giáo dục xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin (1870-1924) đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ chính đảng nào có trọng trách với tương lai là phải thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình” [41 tr.16]. Người khẳng định: “Tài nghệ của mỗi một người tuyên truyền và mỗi một cổ động là ở chỗ ảnh hưởng một cách tốt nhất đến một thính giả nhất định, làm cho một chân lý nào đó đối với họ trở nên có sức thuyết phục mạnh nhất, dễ hiểu nhất, để lại những ấn tượng rõ ràng nhất, sâu sắc nhất” [41 tr.42]. Tư tưởng này cho thấy, để thuyết phục được người khác, người đi thuyết phục phải đặt linh hồn và tư tưởng sống vào trong lời nói cử chỉ, thái độ của mình. Đó không đơn thuần chỉ là những từ ngữ hoa mỹ, máy móc, những công thức có sẵn mà là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức, cảm xúc và niềm tin của người đi thuyết phục.
20. 12 Các nhà kinh điển Mác – Lênin đã coi thuyết phục là nhiệm vụ hàng đầu để quần chúng nhân dân thấy sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của Đảng cộng sản. Để thuyết phục tốt, ngoài những kiến thức cơ bản, phải có sự hiểu biết về con người, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có uy tín cao trước quần chúng và phải có khả năng diễn đạt vấn đề một cách tốt nhất. 1.1.2. Các nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục – Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục của các nhà Tâm lý học Xô Viết: Các nhà Tâm lý học Xô Viết đã đề cập tới kỹ năng thuyết phục trong tác phẩm: “Những cơ sở tâm lý học và giáo dục học trong công tác đảng”. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu này thì thuyết phục là một cơ chế tâm lý xã hội của sự tác động qua lại giữa con người trong giao tiếp: “Các phương thức và cơ chế căn bản của sự tác động qua lại giữa con người trong quá trình giao tiếp gồm có: sự noi gương, sự cảm hoá, sự lây lan về tâm lý, sự thuyết phục…” [9 tr.111]. A.G. Kôvaliốp trong tác phẩm “Tâm lý học cá nhân” đã đề cập tới kỹ năng thuyết phục: “Thuyết phục là quá trình tác động của một người hoặc của một tập thể đến một người khác nhằm ảnh hưởng đến lý trí và tình cảm trong sự thống nhất giữa hai mặt đó để hình thành những quan điểm, thái độ mới hoặc thay đổi những thái độ không đúng và hình thành thái độ mới phù hợp với những yêu cầu của xã hội, biểu hiện trong những nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức cộng sản” [37 tr.187]. Còn trong tác phẩm “Tâm lý học xã hội”, A.G. Kôvaliốp đã chỉ ra uy tín của người lãnh đạo trong thuyết phục. Ông cho rằng: “trong thuyết phục quần chúng thì yếu tố quan trọng nhất là uy tín của người lãnh đạo. Người lãnh đạo càng có uy tín bao nhiêu thì ảnh hưởng của họ đối với quần chúng càng lớn lao bấy nhiêu; sức tác động có tính chất ám thị và thuyết phục của những lời nói, của sự gương mẫu cá nhân của người ấy sẽ tăng lên” [37 tr.204]. A.G. Kôvaliốp khẳng định, hoạt động thuyết phục không những chỉ tác động đến lý trí mà còn tác động đến cả tình cảm của con người và chỉ trong điều kiện ấy thuyết phục mới có kết quả. Quá trình thuyết phục đòi hỏi phải có tác động lẫn nhau
21. 13 một cách tích cực giữa người thuyết phục và người được thuyết phục. Để hoạt động thuyết phục đạt hiệu quả, theo A.G. Kôvaliốp cần phải có một số yêu cầu sau: Lựa chọn nội dung và hình thức thuyết phục thích hợp với trình độ phát triển lứa tuổi của cá nhân. Nội dung thuyết phục phải dễ hiểu, hợp đối tượng. Khi thuyết phục cần phải nắm được những đặc điểm cá biệt của người được thuyết phục. Trước hết cần phải biết nhân sinh quan hay thái độ thực sự của đối tượng thuyết phục. Trong bất cứ điều kiện nào, sự thuyết phục cần phải nhất quán, có lý có lẽ, có bằng chứng cụ thể. Việc thuyết phục cần phải bao gồm những luận điểm khái quát (nguyên tắc và quy tắc) cũng như những sự kiện, những ví dụ cụ thể. Trong lúc thuyết phục, cần phải phân tích những hành vi mà những người đang nói chuyện đều biết rõ. Việc hai bên cùng biết rõ một sự kiện là nhân tố rất quan trọng vì nó sẽ làm giảm đi sự nghi ngờ về tính chân thực của sự kiện. Quá trình thuyết phục người khác, người đi thuyết phục cần tin tưởng sâu sắc vào những điều mình nói, thông qua thái độ (vẻ mặt, điệu bộ, giọng nói) của mình. Các tác giả V.V. Seliac, A.D. Glotoskin, K.K. Platonov trong tác phẩm “Tâm lý học quân sự” [61] đã chỉ ra kỹ năng thuyết phục trong công tác tuyên truyền như sau: “Tính thuyết phục trong tuyên truyền có nghĩa là nội dung thông tin mà chúng ta đem lại cho người nghe được họ tiếp nhận như một chân lý không còn nghi ngờ gì cả. Cơ sở và nền tảng để thuyết phục đó là niềm tin của người tuyên truyền vào tư tưởng tuyên truyền; là sự hiểu biết sâu sắc vấn đề lý luận và thực tiễn, là khả năng diễn đạt tư tưởng một cách sáng tỏ, khẳng định nó bằng những tư liệu, số liệu thực tế phong phú và cung cấp thêm cho người được tuyên truyền những hiểu biết mới”. Nhà Tâm lý học Nga V.G.Krưscô đã có công trình nghiên cứu mang tên: “Các sơ đồ của tâm lý học xã hội”. Trong tác phẩm này, tác giả đã đưa ra sơ đồ: đặc trưng tâm lý của phương pháp thuyết phục trong hoạt động tâm lý. Theo đó thì phương pháp thuyết phục được tiến hành bằng hai con đường: con đường thứ nhất
22. 14 là thuyết phục bằng lời với các phương thức như giải thích, chứng minh, bác bỏ; con đường thứ hai là thuyết phục bằng hành động thông qua kinh nghiệm của chủ thể và kinh nghiệm của người khác. Tác giả cũng thể hiện trong sơ đồ các điều kiện cơ bản của phương pháp thuyết phục, các phương tiện thuyết phục, các hình thức thuyết phục. Các công trình khoa học của các nhà Tâm lý học Xô Viết đã luận giải về hoạt động thuyết phục, đồng thời cũng chỉ ra những yêu cầu và kỹ năng cần thiết để đảm bảo việc thuyết phục đạt hiệu quả; đây sẽ là những căn cứ lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu kỹ năng thuyết phục. – Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục của các tác giả khác trên thế giới: Trong tác phẩm “Thuyết phục bằng tâm lý”, tác giả Rober B.Cialdoni (Mỹ) đã đưa ra cơ chế thuyết phục bằng tâm lý [11 tr.21]. Ông đã phân tích và chỉ ra sáu nguyên tắc tâm lý của nghệ thuật thuyết phục như: sự nhất quán, sự đáp trả, bằng chứng xã hội, uy thế, thiện cảm, sự khan hiếm. Đây là những nguyên tắc tâm lý ảnh hưởng và chi phối đến những quan điểm, sự lựa chọn và quyết định của mỗi con người. Còn trong tác phẩm “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”, Rober B.Cialdoni đã chỉ ra một số kỹ năng quan trọng trong quá trình thuyết phục đó là: sự hấp dẫn của ngoại hình, sự tương đồng về tâm lý, những lời khen, quan hệ hợp tác, sự điều hòa và liên hệ [11 tr.226]. Dale Carnegie (Mỹ), tác giả của cuốn “Đắc nhân tâm – Nghệ thuật thuyết phục lòng người” cũng đã phân tích một số nội dung về kỹ năng thuyết phục như: nghệ thuật nói trước công chúng, cách gây được thiện cảm với người khác, cách dẫn dụ lòng người trong kinh doanh… Trong môn tâm lý thực hành, Dale Carnegie đã chỉ ra những kỹ năng giao thiệp với người khác và ông cho rằng: “người nào biết cách chỉ huy, điều khiển người khác là có một số vốn vô cùng quý giá ở dưới gầm trời này”. Trong nghệ thuật thuyết phục, Dale Carnegie đã chỉ ra 6 cách gây thiện cảm, 12 cách dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình và 9 cách sửa tính người mà không làm cho họ phật ý. Ông đã chỉ ra những nghệ thuật căn bản để thuyết
23. 15 phục lòng người như: “muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong”, “luôn giữ nụ cười trên môi”, và “hãy tự cáo lỗi trước đã”…[12 tr.17,18]. Tác giả David J. Lieberman (Mỹ) – chuyên gia về hành vi học, trong tác phẩm “Không thể bị lừa dối” đã cho rằng, trong giao tiếp để có thể thuyết phục được người khác, bạn phải cần có kỹ năng kiểm soát tình huống và dự đoán phản ứng của đối tượng giao tiếp. Ông đã đưa ra nguyên tắc trong nghệ thuật thuyết phục là: “trung thực là chính sách tốt nhất” và “dối trá chỉ làm tổn thương tất cả mọi người” [42 tr.213]. Trong cuốn sách “Đọc vị bất kỳ ai”, David J. Lieberman đã đưa ra 7 kỹ năng cơ bản trong việc nhận định suy nghĩ của người khác đó là: Liệu đối phương có đang che giấu điều gì không? Liệu anh ta có thích điều đó không? Liệu đối phương có thực sự tin không? Mọi chuyện có thực sự là như vậy? Liệu anh ta có thực sự quan tâm? Thực ra họ đang là đồng minh hay kẻ phá hoại? Có phải bạn đang nói chuyện với người ôn hòa và an toàn không? [42 tr.45]. Tác giả Jennifer B. Kahnweiler (Mỹ) – chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn About You Ine của Mỹ, cũng đã nghiên cứu và chỉ ra những kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp. Trong tác phẩm “Lãnh đạo hướng nội – phát huy thế mạnh tiềm ẩn nhờ quy trình 4P”, bà cho rằng, để thuyết phục được công chúng cần phải hình thành một số kỹ năng sau [36 tr.77,141]: nắm vững mục tiêu của bạn; chuẩn bị tâm lý và trinh phục nỗi sợ hãi; kết nối với công chúng của bạn; sử dụng có hiệu quả giọng nói của bạn; sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình; phát huy sáng tạo; biết cách lắng nghe trọn vẹn; chú ý quan sát nét mặt; tuyết đối không phàn nàn; xây dựng uy tín cá nhân. Còn tác giả Maurice A.Bercoff (Mỹ), trong cuốn sách “Nghệ thuật đàm phán” đã chỉ ra rằng: trong thuyết phục không chỉ có lý lẽ vững chắc, cấu trúc chặt chẽ, lập luận lôgic là chúng ta sẽ áp đặt được quan điểm của chúng ta cho người đối thoại. Điều quan trọng trong đối thoại là phải biết: tính khí anh ta như thế nào, anh ta thực sự muốn gì, điều gì là quan trọng nhất đối với anh ta. Tác giả đã chỉ ra 5 trở ngại trong việc thuyết phục, đó là: đánh giá thấp nhận thức của người khác; bám vào lập trường của người khác, không chịu nghe họ giải thích; lẫn lộn nhân cách với nghề nghiệp của người đối thoại; tự đánh giá quá cao sức mạnh của bạn
24. 16 trong đối thoại; đưa ra đề nghị không hợp với giá trị hay tín ngưỡng của người đối thoại [5, tr.131,138]. Tác giả Hoàng Nam Đấu (Trung Quốc), trong cuốn sách “Nghệ thuật thuyết phục đối tác” đã chỉ ra những nguyên tắc và kỹ năng cần thiết để thuyết phục đối tác đó là: lấy được cái “gật đầu” của đối tác (sự hài lòng, chấp nhận); chỉ nói lý lẽ sẽ không đủ rung động lòng người; khi phải biết tự tin khi thuyết phục; chứng cứ xác thực sẽ mang lại hiệu quả thiết thực; thông tin đưa ra cần có chung cảm xúc từ hai phía; làm cho đối tác hăng hái, phấn chấn; củng cố niềm tiên cho đối tác; biết tán thưởng lại nghệ thuật thuyết phục của đối phương [21 tr15,25]. Tác giả John C. Maxwell (Mỹ), trong tác phẩm “Để trở thành nhà lãnh đạo quần chúng xuất sắc” đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm của mình về nghệ thuật thuyết phục quần chúng. Tác giả cho rằng, trong nghệ thuật thuyết phục quần chúng thì: “Con người cũng giống như con bê vậy. Bạn có thể đẩy họ, đánh họ, hay thậm chí kéo họ mà họ vẫn không chịu di chuyển. Nhưng hãy cho họ thấy một lý do hợp lý, một lý do mà họ thấy có lợi, họ sẽ nhẹ nhàng làm theo. Con người sẽ làm mọi việc vì lợi ích của chính họ. Không phải là vì bạn. Và những lý do này là cảm xúc được đánh thức bởi cách mà họ cảm nhận” [47, tr138]. Tác giả Kurt W. Mortensen – người sáng lập ra Học viện thuyết phục tại Mỹ. Trong cuốn sách “IQ trong nghệ thuật thuyết phục”, ông đã chỉ ra những kỹ năng đàm phán và thuyết phục trong kinh doanh tại Mỹ. Ông cho rằng, thuyết phục không phải là một kỹ năng đơn lẻ mà là kết quả từ sự kết hợp hài hòa của rất nhiều kỹ năng cần thiết khác. Từ kỹ năng lập trình suy nghĩ, thấu hiểu khán giả, tạo được sự đồng cảm và hòa hợp, cho đến những kỹ năng như thuyết trình và giao tiếp, tạo ảnh hưởng lên người khác, gây dựng niềm tin, phát triển cá nhân…[50 tr.33]. Trong tác phẩm “12 Quy tắc vàng của nghệ thuật thuyết phục”, ông đã cho rằng: “Thuyết phục là quá trình thay đổi hoặc cải tiến thái độ, niềm tin, ý kiến hoặc cử chỉ đối với một kết quả được xác định trước thông qua sự tuân thủ tự nguyện” [50 tr.56]. Còn trong tác phẩm “Sức mạnh thuyết phục”, Kurt W.Mortensen đã đưa ra Bảng cấp bậc thuyết phục như sau: [51 tr41].
25. 17 Dài hạn Cam kết, Tôn trọng Danh dự, Niềm tin Cam kết, Thuyết phục Cổ vũ, Tán thưởng Phục tùng, Động cơ, Lợi ích, Phần thưởng Ép buộc, Áp dụng, Lôi kéo, Dọa dẫm Kiểm soát, Sức mạnh, Sợ hãi, Đe dọa Ngắn hạn Theo tác giả, thuyết phục dựa vào những phẩm chất nằm ở phần đáy của kim tự tháp này là những phẩm chất được sử dụng thường xuyên nhất và dễ dàng nhất nhưng chỉ mang lại những kết quả tạm thời, không mang lại điều mà con người thực sự mong đợi. Thuyết phục dựa vào những phẩm chất liệt kê ở trên đầu kim tự tháp có hiệu quả dù có áp lực hay không. Phương pháp như vậy sẽ tạo ra những kết quả lâu dài bởi vì nó gắn chặt với lợi ích thực sự của con người. Tóm lại, những nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục của các tác giả nước ngoài đã có những giá trị nhất định trong việc cung cấp cơ sở lý luận và căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu kỹ năng thuyết phục, đặc biệt là việc xây dựng thang đo đánh giá các biểu hiện của kỹ năng thuyết phục. Tuy nhiên cũng chưa có tài liệu nào chỉ ra bản chất và đặc điểm của kỹ năng thuyết phục người dân của Công an xã xét trên phương diện tâm lý học và các biện pháp cụ thể để rèn luyện nâng cao các kỹ năng này cho Công an xã. 1.2. Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về thuyết phục – Quan điểm về thuyết phục theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam: Dưới góc độ chính trị xã hội, Hồ Chí Minh xem thuyết phục là một nguyên tắc chỉ đạo trong sự nghiệp giáo dục con người mới ở Việt Nam. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục thì theo nguyên tắc tự nguyện tự giác, giải thích bàn
26. 18 bạc, thuyết phục chứ không gò bó” [48 tr216]. Để thực hiện tốt phương pháp này thì yêu cầu đầu tiên đối với người làm công tác thuyết phục là phải có trình độ, đặc biệt là trình độ lý luận. Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử lý cho khéo, không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế. Kết quả thường thất bại” [48 tr234]. Trong phương pháp thuyết phục, Hồ Chí Minh rất coi trọng tư cách, uy tín của người đi thuyết phục, sự gương mẫu về mọi mặt, đặc biệt là lời nói đi đôi với việc làm là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới hiệu quả thuyết phục. Người đã chỉ rõ: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích” [48 tr.163]. Do vậy, mỗi cán bộ làm công tác vận động thuyết phục phải thực sự có những phẩm chất cần thiết, nhất là uy tín để thu hút quần chúng, đồng thời phải không ngừng hoàn thiện các kỹ năng, phải giỏi thuyết phục, khéo léo vận dụng trong từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể. Người dạy: “Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được, vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất giản đơn. Anh em đi tuyên truyền chưa học cách nói đó, cho nên khi viết khi nói khô khan, cứng nhắc, không hoạt bát, không thiết thực” [48 tr 235]. Thuyết phục là một vấn đề rất phức tạp. Để đạt được mục đích của thuyết phục, người đi thuyết phục phải tích cực nghiên cứu, phân tích tình huống để nắm và hiểu diễn biến tâm lý của đối tượng. Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người tuyên truyền không điều tra, không phân tách, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, bạ gì viết nấy, nhất định thất bại” [48, tr144]. Vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những quan điểm của các nhà kinh điển Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam đã luôn coi trọng công tác thuyết phục, giáo dục nhằm xây dựng con người trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng cụ thể. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI đã tiếp tục khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử; toàn bộ
27. 19 hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân; quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ và của Đảng. Công tác dân vận là nhiệm vụ chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc” [dẫn theo 33, tr.64]. Với lực lượng Công an nhân dân, việc nắm vững đặc điểm quần chúng, vận động thuyết phục là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc trong tiến hành công tác vận động quần chúng. Bản chất Công an nhân dân Việt Nam là Công an của nhân dân, vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân để làm việc. Nghị quyết số 40/NQ-TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị đã xác định: “Tiếp tục xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và gắn bó mật thiết với nhân dân; đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, ngăn chặn các loại tội phạm” [65, tr26]. Những quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về thuyết phục trong công tác vận động quần chúng nhân dân có ý nghĩa vô cùng to lớn trong nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân; đây chính là cơ sở phương pháp luận chỉ đạo quá trình nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã. – Các công trình nghiên cứu về thuyết phục: Các công trình nghiên cứu ở trong nước về thuyết phục cũng đã được thể hiện rõ theo hai hướng: Hướng thứ nhất, nghiên cứu thuyết phục dưới góc độ là một phương pháp giáo dục, với các tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Phạm Tất Dong, Hồ Ngọc Đại… Theo quan điểm này, thuyết phục là phương pháp tác động trực tiếp vào ý thức của con người bằng lời nói và việc làm sinh động, bằng sự kiện thực tế khách quan, nhằm làm cho họ hiểu rõ chân lý và quyết tâm hành động theo chân lý. Yêu cầu đặt ra với phương pháp này là: người đi thuyết phục phải có hiểu biết sâu sắc và có lòng tin vào những vấn đề cần đưa ra thuyết phục, phải điềm tĩnh, kiên trì khéo léo và linh hoạt trong giáo dục thuyết phục; những vấn đề đưa ra thuyết phục phải bảo
30. 22 quan hệ với đối tượng thuyết phục, phải biết trình bày rõ ràng, chính xác, hấp dẫn, mạnh mẽ và dễ hiểu những điều cần trao đổi tuyên truyền vận động. Biết chọn và sử dụng từ ngữ hợp lý, phù hợp với trình độ nhận thức và tình cảm của đối tượng để tạo được sự thông hiểu và đồng cảm trong giao tiếp, từ đó thuyết phục được đối tượng theo mục đích đã định. Tác giả Nhữ Văn Thao đã nghiên cứu và chỉ ra trong giao tiếp, cá nhân chủ yếu sử dụng ba nhóm kỹ năng là: kỹ năng thiết lập mối quan hệ, kỹ năng truyền đạt thông tin, kỹ năng thu nhận và xử lý thông tin phản hồi. Trong nhóm kỹ năng truyền đạt thông tin thì kỹ năng quan trọng nhất chính là việc điều khiển, thuyết phục làm thay đổi thái độ của đối tượng giao tiếp. Tác giả cho rằng, thuyết phục là quá trình truyền đạt và tác động bằng lời nói và việc làm sinh động, khiến đối tượng chấp thuận, tin tưởng, noi theo một cách tự giác. Theo tác giả, người cán bộ thuyết phục phải có uy tín, gương mẫu trong hành vi, hành động, cảm hóa đối tượng bằng kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống phong phú của mình, bằng sự kiên trì bền bỉ, thái độ đúng mực, chân thành, bao dung, sự thấu hiểu đối tượng [64]. Tác giả Đinh Thị Mai có phân tích và chỉ ra kỹ năng thuyết phục là một trong các nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản trong công tác tuyên truyền của báo cáo viên. Theo đó, tác giả cho rằng kỹ năng thuyết phục bao gồm các kỹ năng thành phần sau đây: hiểu được đối tượng tuyên truyền, sử dụng thông tin thuyết phục, dùng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và tự chủ cảm xúc khi thuyết phục [46]. Tác giả Vũ Dũng, Nguyễn Thị Mai Lan trong cuốn “Giáo trình Tâm lý học quản lý” đã chỉ ra một số nội dung thuyết phục trong công tác lãnh đạo quản lý. Các tác giả cho rằng, để đảm bảo tính thuyết phục trong truyền đạt thông tin với cấp dưới, người lãnh đạo cần phải chú ý một số kỹ năng cơ bản sau: phải hiểu rõ đối tượng nhận tin; nắm được nhu cầu của đối tượng về thông tin; hiểu được trình độ của người nhận tin; thông tin đưa ra phải rõ ràng, dứt khoát, dễ hiểu; chú ý thái độ, cảm xúc của người nhận, tránh sự quyền uy, ra mệnh lệnh. Theo các tác giả, người lãnh đạo không nên xem việc truyền đạt thông tin là hoạt động một chiều mà phải xem nó là hoạt động hai chiều, có tác động qua lại lẫn nhau. Trong quá trình
32. 24 đẳng, lắng nghe để hiểu người đối thoại, bày tỏ sự thông cảm, giải quyết vấn đề (giải tỏa lo ngại, bận tâm, từ chối) [22, tr89,90]. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác trên lĩnh vực Tâm lý học như: kỹ năng giao tiếp của giáo viên, kỹ năng giao tiếp của sinh viên, kỹ năng giao tiếp của cán bộ ngân hàng, kỹ năng tuyên truyền của cán bộ phụ nữ cơ sở, kỹ năng vận động đồng bào công giáo…tuy không trực tiếp nghiên cứu, phân tích sâu về các kỹ năng thuyết phục nhưng cũng đã tiếp cận ở các góp độ khác nhau về năng lực thuyết phục trong hoạt động giao tiếp. – Nghiên cứu về kỹ năng thuyết phục trên lĩnh vực an ninh, trật tự: Tác giả Nguyễn Đình Thuận, trong công trình nghiên cứu “Biện pháp vận động quần chúng trong công tác công an” đã đề cập: biện pháp vận động thuyết phục quần chúng trong công tác công an là cách thức công an nhân dân sử dụng nhằm huy động sức mạnh của toàn dân bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội, Đảng, Nhà nước ta đã chỉ đạo lực lượng công an nhân dân cả về đường lối, phương châm, nguyên tắc và cho phép sử dụng nhiều biện pháp công tác trong đó có biện pháp thuyết phục vận động quần chúng. Trong các biện pháp mà lực lượng công an sử dụng thì biện pháp vận động quần chúng là biện pháp cơ bản, chiến lược, làm cơ sở và nền tảng cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác [65]. Trong cuốn sách “Kỹ năng giao tiếp – đào tào bậc trung cấp cảnh sát nhân dân”, tác giả Nguyễn Thị Hiền cũng đã đề cập đến kỹ năng thuyết phục trong hệ thống các kỹ năng giao tiếp. Trong đó tác giả đã chỉ ra một số yêu cầu trong giao tiếp để đảm bảo tính thuyết phục đối tượng như: kỹ năng gây thiện cảm qua ấn tượng ban đầu; kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe và diễn đạt trong giao tiếp [dẫn theo 27, tr.62]. Trong cuốn giáo trình “Tâm lý học – đào tạo bậc trung cấp công an nhân dân” của các tác giả: Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Hiền, Bùi Đức Trọng, đã nêu ra phương pháp thuyết phục trong hệ thống các phương thức tác động tâm lý. Trong đó các tác giả cho rằng thuyết phục là quá trình thông báo đến đối tượng giao tiếp nhằm biến đổi quan điểm, thái độ hoặc xây dựng quan điểm, thái độ mới
35. 27 Kỹ năng nói chung và kỹ năng thuyết phục nói riêng là vấn đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: Từ việc phân loại, mô tả kỹ năng đến nguyên tắc, điều kiện, phương pháp rèn luyện kỹ năng thuyết phục được các tác giả đề cập và xem xét như là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp. Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể làm phong phú hơn lý luận về thuyết phục và kỹ năng thuyết phục, là cơ sở lý luận quan trọng để đi sâu nghiên cứu kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã, đồng thời có căn cứ xây dựng tiêu chí đánh giá các biểu hiện của kỹ năng thuyết phục, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã. Tuy nhiên, kỹ năng thuyết phục chỉ được các tác giả trình bày chủ yếu dưới dạng những phương pháp, cách thức, kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên cho những người làm công tác vận động thuyết phục quần chúng. Các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về đặc điểm và bản chất tâm lý của kỹ năng thuyết phục người dân, các thành phần cơ bản cấu thành kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã xét về phương diện tâm lý học. Các tác giả cũng đã đưa ra một số phương pháp và biện pháp tổ chức hoạt động để nâng cao kỹ năng thuyết phục, tuy nhiên các biện pháp cụ thể nhằm hình thành và tổ chức rèn luyện kỹ năng thuyết phục, đặc biệt là kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã còn chưa thể hiện rõ. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về kỹ năng và kỹ năng thuyết phục đã vận dụng một cách sáng tạo có hệ thống các lý luận vào thực tiễn và giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn quản lý xã hội ở Việt Nam. Tuy vậy, do tính chất phức tạp, đặc thù của công tác vận động quần chúng bảo vệ an ninh trật tự, đặc biệt là kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã thì chưa có công trình nào đề cập đến. Có thể nhận thấy đây là một mảng “trống” rất cần được quan tâm nghiên cứu.
36. 28 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC NGƯỜI DÂN CỦA CÔNG AN XÃ TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Kỹ năng Kỹ năng là vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Arixtốt (384 – 322 TCN) đã đề cập đến kỹ năng trong cuốn sách “Bàn về tâm hồn”. Tuy nhiên mãi đến thế kỷ XIX, kỹ năng mới được nghiên cứu một cách khoa học, sâu sắc và cụ thể, song các nhà khoa học đã có những quan điểm nghiên cứu khác nhau [dẫn theo 64, tr29]. Quan điểm thứ nhất xem kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Các tác giả như V.A.Cruchetxki, V.X.Kudin, V.V.Tsebuseva, A.G.Kôvaliop, S.Henrry… xem kỹ năng như là sự đưa ra cách thức hành động phù hợp với mục đích trong điều kiện nhất định. V.A.Cruchetxki cho rằng, kỹ năng là phương thức thực hiện hành động đã được con người nắm vững, chỉ cần nắm vững phương thức hành động là con người đã có kỹ năng, không cần tính đến kết quả của hành động. A.G.Kôvaliop xem kỹ năng là những phương thức thực hiện hành động thích hợp với mục đích và điều kiện hành động, còn kết quả hành động thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không phải cứ nắm vững cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng [38]. Các tác giả trong nước như Trần Trọng Thủy, Đào Thị Oanh cho kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động, con người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động và có kỹ năng. Nhìn chung các tác giả theo quan điểm nghiên cứu này đều nhấn mạnh phương thức của hành động, xem xét kỹ năng trong mối quan hệ với hành động và khía cạch kỹ thuật của hành động [66]. Quan điểm thứ hai xem xét kỹ năng ở góc độ năng lực của cá nhân và cũng là điều kiện cần thiết để có năng lực trong một lĩnh vực nhất định. Tiêu biểu như N.D.Levitov. K.K.Platonov, A.I.Piscunov và G.G.Golubevxem kỹ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả với một chất lượng cần thiết trong những
37. 29 điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng. Trong cấu trúc kỹ năng không chỉ bao hàm tri thức, kỹ xảo mà cả tư duy sáng tạo [dẫn theo 64 tr.36]. Các tác giả khác như X.L.Rubinstein, L.X.Vưgotxki, A.N.Leontiev, I.A.Galperin, V.V.Davưdov… dựa trên kết quả nghiên cứu về tâm lý học hoạt động đã đưa ra quan niệm coi kỹ năng chủ yếu là một phần của năng lực hành động, kỹ năng hành động đồng nghĩa với hành động có kỹ năng. Một số tác giả trong nước như Nguyễn Quang Uẩn, Vũ Dũng, Trần Quốc Thành cũng xem kỹ năng không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà là biểu hiện của năng lực, gắn với kết quả của hành động. Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên đã định nghĩa: kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương diện hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng [18, tr.131]. Giáo trình Tâm lý học quân sự, xác định kỹ năng là trình độ vận dụng đúng đắn các kiến thức và kỹ xảo đã có một cách sáng tạo để giải quyết các nhiệm vụ trong mọi tình huống [74 tr.154]. Từ điển Tâm lý học quân sự, đã định nghĩa kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng. Đồng thời còn phân chia kỹ năng thành hai cấp độ là kỹ năng bậc thấp và kỹ năng bậc cao, trong đó sự khác biệt giữa chúng là mức độ vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong những hoàn cảnh, điều kiện biến đổi phức tạp [74 tr.166]. Như vậy, có thể rút ra nhận xét chung về kỹ năng như sau: kỹ năng là sự vận dụng những tri thức, kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả hành động hay hoạt động trong điều kiện nhất định. Kỹ năng không chỉ là mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủ thể hành động. Kỹ năng luôn gắn với một hành động hay một hoạt động cụ thể nào đó và được xem như là đặc điểm của hành động, không có kỹ năng chung chung, trừu tượng tách rời hành động. Vì vậy, cấu trúc của kỹ năng phụ thuộc vào cấu trúc của hoạt động mà chủ thể đang thực hiện. Cơ chế hình thành kỹ năng là cơ chế hoạt động trí óc theo giai đoạn, từ hiểu
38. 30 rõ mục đích, cách thức, điều kiện, phương tiện hành động, triển khai hành động đúng trong thực tiễn. Người có kỹ năng hành động là người: có tri thức về hành động (mục đích, cách thức thực hiện hành động, các điều kiện, phương tiện thực hiện mục đích); có sự tiến hành hành động đúng với yêu cầu của nó; đạt được kết quả phù hợp với mục đích đã đặt ra; có thể hành động đạt kết quả với những hành động tương tự trong những điều kiện khác. 2.1.2. Thuyết phục Thuyết phục là một khái niệm được sử dụng ở nhiều ngành khoa học khác nhau như: giáo dục học, đạo đức học, khoa học quản lý, công tác đảng, công tác chính trị… Trong tâm lý học, thuyết phục được coi là một hiện tượng tâm lý xã hội và đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này. Ngay từ thời cổ đại, Arixtốt (384 – 322 TCN) đã cho rằng thuyết phục là một nghệ thuật, đó là “nghệ thuật khiến người khác làm một việc mà họ thường không làm nếu bạn không yêu cầu” [6 tr.20]. Trong từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên đã định nghĩa: Thuyết phục là làm cho bản thân người ta thấy đúng, thấy hay, tin theo, làm theo (lấy lẽ phải thuyết phục, hành động gương mẫu có sức thuyết phục) [57, tr.669]. Cách khái quát như vậy cho thấy quá trình thuyết phục diễn ra bằng cách người đi thuyết phục cung cấp thông tin tới đối tượng thuyết phục, đó chính là sự thông báo, có thể là thông báo bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hay thông qua hành động. Đối tượng thuyết phục tiếp nhận thông tin sau đó phải có sự diễn ra của một cơ chế “chuyển hoá” thông tin, làm cho họ nhận thức được sự đúng đắn và ý nghĩa của vấn đề tiếp nhận, từ đó họ tin tưởng và quyết tâm hành động theo. Nghiên cứu của A.G.Kôvaliốp đã chỉ ra: “Thuyết phục là tác động của một người hoặc của một tập thể đến một người khác nhằm ảnh hưởng đến lý trí và tình cảm trong sự thống nhất giữa hai mặt đó để hình thành những quan điểm, thái độ mới hoặc thay đổi những thái độ không đúng và hình thành thái độ mới phù hợp
39. 31 với những yêu cầu của xã hội, biểu hiện trong những nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức cộng sản” [38 tr.187]. Mặc dù A.G.Kôvaliốp nghiên cứu thuyết phục dưới góc độ là một phương pháp giáo dục, nhưng qua khái niệm mà tác giả đưa ra ta thấy thuyết phục chỉ được thực hiện trong mối quan hệ người – người và diễn ra trong quá trình giao tiếp của con người. Thuyết phục chính là những tác động ảnh hưởng tới lý trí và tình cảm làm cho đối tượng được “cảm hoá” qua đó mà hình thành những quan điểm, thái độ mới hoặc thay đổi những quan điểm, thái độ không đúng. Tác giả Kurt W.Mortensen đã cho rằng: Thuyết phục là quá trình thay đổi hoặc cải tiến thái độ, niềm tin, ý kiến hoặc cử chỉ đối với một kết quả được xác định trước thông qua sự tuân thủ tự nguyện [51 tr.31]. Tác giả Chu Văn Đức đã định nghĩa: Thuyết phục là đưa ra tình tiết, sự kiện, phân tích, giải thích làm cho người khác thấy đúng, thấy hay mà tin theo làm theo [22 tr.89,90]. Theo tác giả Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thị Hiền thì thuyết phục được hiểu là quá trình thông báo đến đối tượng giao tiếp nhằm biến đổi quan điểm, thái độ hoặc xây dựng quan điểm, thái độ mới ở đối tượng giao tiếp [dẫn theo 63, tr.116]. Còn các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Hoàng Thị Bích Ngọc lại cho rằng: thuyết phục là sự thông báo với mục đích thay đổi hoặc tạo nên những quan điểm, thái độ mới ở người bị tác động tâm lý. Đó là phương pháp tác động tâm lý bằng cách phân tích, giải thích, khuyên nhủ bằng lý lẽ, lập luận lôgic, kết hợp với sự đối xử chân tình… nhằm tạo sự tin cậy, tin tưởng, từ đó dần dần thay đổi thái độ của đối tượng [86 tr.159]. Dưới góc độ khoa học Tâm lý, các nhà tâm lý học quân sự cho rằng: “Thuyết phục có nghĩa là làm cho người nghe, người xem đồng ý với quan điểm của cán bộ tuyên truyền cổ động, coi đó như là những quan điểm của mình, thông qua sự thuyết phục mà hình thành niềm tin, hình thành động cơ của hành vi và hoạt động” [58 tr.486]. Theo cách hiểu như vậy thì thuyết phục là dùng lời nói, hành động hoặc kết hợp cả lời nói và hành động để tác động tới đối tượng, những tác động đó phải bảo
40. 32 đảm điều kiện để đối tượng nhận thức đầy đủ cả “nghĩa” và “ý” của nội dung thuyết phục. Trên cơ sở đó đối tượng có sự chấn chỉnh, cấu tạo lại tri thức đã lĩnh hội theo cách hiểu của riêng mình mà vẫn “trùng khớp” với quan điểm của người đi thuyết phục, qua đó bộc lộ thái độ cảm xúc và ý chí hành động. Qua phân tích một số quan điểm khác nhau về thuyết phục, có thể thấy các tác giả đều có chung nhận định thuyết phục chính là quá trình tác động tâm lý đến đối tượng giao tiếp nhằm mục đích xây dựng những thái độ mới, quan điểm mới ở đối tượng giao tiếp. Theo chúng tôi với phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm thuyết phục được hiểu như sau: thuyết phục là hoạt động tác động được xác định bởi chủ thể thuyết phục tới đối tượng thuyết phục trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng thuyết phục theo mục đích nhất định. Thuyết phục là một hiện tượng tâm lý xã hội, nảy sinh trong quá trình hoạt động – giao tiếp giữa các cá nhân. Thuyết phục được diễn ra trong các quan hệ giao tiếp đa dạng, phong phú của con người, nó là một hoạt động quan trọng để thực hiện mục đích giao tiếp. Để đạt được hiệu quả cao trong thuyết phục, chủ thể tiến hành phải có kỹ năng thuyết phục. 2.1.3. Kỹ năng thuyết phục Từ khái niệm kỹ năng cho thấy muốn có kỹ năng về một hành động nào đó con người phải có một số yêu cầu sau: – Có tri thức về hành động đó, nghĩa là nắm được mục đích, cách thức, các điều kiện để thực hiện hành động. – Tiến hành hành động theo đúng quy trình. – Đạt kết quả hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc, mà cả trong những điều kiện khác. Hoạt động thuyết phục với một đối tượng cụ thể nào đó là cả một quá trình với nhiều diễn biến khác nhau. Trong quá trình đó có thể sẽ có rất nhiều các tình huống, hoàn cảnh thuyết phục diễn ra, mỗi hoàn cảnh lại đặt ra mục đích, cách thức và điều
41. 33 kiện thực hiện hành động khác nhau và có quy trình xử lý khác nhau. Vì vậy, mỗi tình huống thuyết phục cụ thể được coi là một hành động trong thuyết phục. Kỹ năng thuyết phục không chỉ đơn thuần là mặt kỹ thuật của các hành động thuyết phục mà còn biểu hiện năng lực của chủ thể hoạt động. Đó chính là khả năng vận dụng linh hoạt và có hiệu quả các tri thức, kinh nghiệm trong hoạt động thuyết phục đã có vào giải quyết những tình huống cụ thể nảy sinh trong quá trình giao tiếp. Như vậy có thể quan niệm: Kỹ năng thuyết phục là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của chủ thể thuyết phục để nhận biết đối tượng thuyết phục, lựa chọn cách thức thuyết phục và tiến hành có hiệu quả hoạt động thuyết phục đối tượng nhằm đạt được mục đích đề ra. Kỹ năng thuyết phục thực chất là tổ hợp của một hệ thống các kỹ năng xử lý các tình huống thuyết phục cụ thể. Vì vậy, để có kỹ năng thuyết phục chủ thể phải dự báo được các tình huống thuyết phục có thể xảy ra, nhanh chóng nhận biết được đối tượng thuyết phục và các điều kiện, hoàn cảnh nảy sinh. Nếu chủ thể không nhận biết được tình huống và không kịp thời phát hiện khi tình huống xuất hiện họ sẽ rơi vào thế bị động, lúng túng trong xử lý và hiệu quả thuyết phục sẽ kém. Việc dự kiến tình huống và khả năng nhận biết tình huống cũng như năng lực khái quát nhanh chóng, đề ra mục đích, cách thức, điều kiện để thực hiện tình huống đòi hỏi chủ thể thuyết phục phải huy động cả về tri thức và kinh nghiệm đã có trong thuyết phục một cách nhanh chóng và sáng tạo nhất. Như vậy, kỹ năng thuyết phục sẽ bao gồm: việc nhận biết rõ về đối tượng thuyết phục, dự báo các điều kiện hoàn cảnh xảy ra, lựa chọn cách thức thuyết phục phù hợp, tiến hành thực hiện có hiệu quả các hành động thuyết phục cụ thể. 2.2. Một số vấn đề lý luận về kỹ năng thuyết phục người dân của công an xã 2.2.1. Công an xã và đặc điểm tâm lý trong hoạt động thuyết phục người dân của công an xã 2.2.1.1. Công an xã
Cập nhật thông tin chi tiết về Công Thức Fabe – Đỉnh Cao Của Sự Thuyết Phục trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!