Xu Hướng 6/2023 # Công Tác Cán Bộ Của Đảng # Top 12 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Công Tác Cán Bộ Của Đảng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Công Tác Cán Bộ Của Đảng được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Học viện chính trị – hành chính khu vực icông tác cán bộ của đảngTS Nguyễn Xuân PhươngTrưởng Khoa Xây dựng ĐảngIII. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộII. Tình hình xây dựng đội ngũ CB trong thời gian quaI. Vai trò của cán bộ Nội dung 1. Khái niệm : CB-CB chủ chốt, CB quản lý 2.Vai trß cña c¸n bé I. Vai trß cña c¸n bé 1.Khái niệmCán bộ : – Là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước.– Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một số chức, phân biệt với người thường không có chức vụ Cán bộ quản lý Là người đứng đầu một tổ chức, điều hành hoạt động của tổ chức, sử dụng công cụ, phương tiện để điều khiển một loạt hoạt động nào đóCán bộ chủ chốtLà người đứng đầu quan trọng nhất có tác động chi phối chính toàn bộ hoạt động của một tổ chức nhất định 2. Vai trò của cán bộQuan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin: Cán bộ có vai trò quyết định sự thắng lợi tổ chức thực hiện trong thực tiễnQuan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Đảng ta : Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng,gắn liền với vận mệnh của Đảng,là khâu then chốt trong công tác X.D.Đ. II.. Tình hình đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong thời gian quaĐội ngũ cán bộ– Mặt mạnh : – Mặt yếu : Công tác cán bộ :– Mặt mạnh : – Mặt yếu : Mặt mạnh :– Được rèn luyện nên tỏ ra có bản lĩnh và vững vàng– Phần đông cán bộ được đào tạo cơ bản Nền trình độ nhận thức, quản lý được nâng lên – Phần đông cán bộ giữ gìn được phẩm chất lối sống– Có sự trưởng thành về số lượng-chất lượng và cơ cau

Đội ngũ cán bộ

Mặt yếu :– Một bộ phận cán bộ số suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, lãng phí sách nhiễu nhân dân.Mộ bộ phận giao động giảm Sút lòng tin-Tình trạng quan liêu tham nhũng diễn biến ngày càng trầm trọng mà chưa được ngăn chặn kịp thời.ý thức kỷ luật kém, phát ngôn tuỳ tiện, mất đoàn kếtQuan liêu ra trưởng độc đoán mất dân chủ-Một bộ phận cán bộ chủ chốt yếu kém cả về phẩm chất năng lực, thiếu tính chiến đấu, vi phạm nguyên tắc chậm được xử lý, thay thếBệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân gia tăng.– Vẫn còn tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp

Đội ngũ cán bộMặt mạnh :

– Có một số đổi mới về nội dung và cách làm trong công tác cán bộ (quy hoạch, đánh giá, đào tạo, luân chuyển) – Giữ vững quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ.– Triển khai tương đối tốt các khâu trong quy trình đánh giá cán bộ– Công tác chính sách cán bộ bước đầu có những đổi mới quan trọng (chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chính sách khen thưởng, chính sách tiền lương)Công tác cán bộCông tác cán bộ

– Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng – Có tinh thần đoàn kết, hợp tác, có ý thức tổ chức kỷ luật cao– Có phong cách làm việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân– Dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.– Xây dựng đội ngũ cán bộ phải đảm bảo Tính đồng bộ, tính kế thừa và phát triển.– Có số lượng và cơ cấu hợp lý3. Nhiệm vụ Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược và người đứng đầu tổ chức các cấp, các ngành của hệ thống chính trị.– Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, con em những gia đình có công với cách mạng4. Các Giải pháp Giải pháp 1

Tiếp tục cụ thể hoá và thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Cấp uỷ các cấp có thẩm quyền chủ trì công tác cán bộ và chịu trách nhiệm về công tác cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định.Đề cao trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị.Xác định trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cán bộ và cơ quan tham mưu công tác cán bộGiải pháp 2

Mở rộng và phát huy dân chủ thực hiện công khai minh bạch trong công tác cán bộ.

Đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử .Thực hiện bầu cử phải có số dư, giới thiệu nhân sự phải có nhiều phương án để lựa chọn bổ nhiệm cán bộMở rộng quyền tiến cử và tự ứng cử Thí điểm đại hội trực tiếp bầu bí thư, phó bí thưGiải pháp 3

Đổi mới, hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm, quản lý và giám sát cán bộ.

Đổi mới thực hiện chế độ bỏ phiếu tín nhiệm cho từ chức, thôi chức hoặc cách chức đối với cán bộ vi phạm khuyết điểm.Quy định quyền hạn và trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong công tác cán bộ. Quy định vai trò người đứng đầu về công tác cán bộ và trách nhiệm cơ quan làm công tác cán bộ.Nhóm giải pháp về thực hiện 10 quy chế về công tác cán bộNhóm giải pháp về thực hiện chính sách cán bộ

Giải pháp 4Đổi mới, triển khai đồng bộ đánh giá cán bộ. đào tạo bồ dưỡng, luân chuyển cán bộ :A- Đánh giá : Công khai, minh bạch, khách quan công tâm Lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo phẩm chất năng lực Khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh tập thể Tạo được sự tiến bộ trong ngành và trong lĩnh vực Không tham nhũng lãng phí và đấu tranh chống tham nhũngb- Đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển :C- Đề bạt, bổ nhiệm :– Phải căn cứ vào kết quả đánh giá cán bộ để đề bạt bổ nhiệmCăn cứ vào kết quả đào tạo bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Bố trí đúng người đúng việc. Không đề bạt những người không đủ phẩm chất. Thay thế những người yếu kém trì trệ

Giải pháp 5 :Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát hiện nhân tàiThu hút nhân tài vào những lĩnh vực quan trọng Không phân biệt nhân tài là người trong Đảng hay ngoài ĐảngNhà nước có chính sách đầu tư đào tạo nhân tàiKết hợp đào tạo nhân tài từ trong nước và cả ở nước ngoàiThu hút tài năng người Việt Nam sống ở nước ngoàiGiải pháp 6 :Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác cán bộLựa chọn bố trí cán bộ làm công tác cán bộ phải Có đủ tiêu chuẩn, đủ phẩm chất Cấp uỷ quan tâm lãnh đạo đối với cơ quan làm công tác cán bộKiên quyết sử lý loại khỏi đội ngũ những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, vi phạm quan điểm, lợi dung chức quyền, tham nhũngGiải pháp 7 :Ban Chấp hành Trung ương cần có Nghị quyết chuyên đề bàn về vấn đề công tác xây dựng Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ

Tác Phong Làm Việc Là Gì? Về Tác Phong Của Đảng Viên Cán Bộ Công Chức

Tác phong làm việc là gì?

Tác phong làm việc không đơn thuần chỉ là cách ăn mặc, cách giao tiếp và làm việc của một người mà nó còn là cách thực hiện công việc trong phạm vi chuyên môn, thể hiện được các giá trị nghề nghiệp của bản thân như tính chính trực, sự uy tín, đạo đức nghề nghiệp,… 

Tác phong lề lối làm việc của Đảng viên cán bộ công chức

Đối với Đảng viên

Tác phong, lề lối làm việc của Đảng viên bao gồm những tiêu chí sau:

– Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.

– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc.

– Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý

Định hướng Khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý do Ban Chấp hành trung ương ban hành tại Quyết định 89/QĐ-TW về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý gồm:

– Có trách nhiệm với công việc, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

– Phương pháp làm việc khoa học, đúng nguyên tắc, dân chủ.

– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Tác phong làm việc của cán bộ công chức

thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

Việc đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý được thực hiện theo Quyết định 90/QĐ-TW của Ban Chấp hành trung ương.

Cụ thể trong việc đánh giá tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức thuộc diện Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý qua các tiêu chí cụ thể như:

– Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.

– Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ và đúng với nguyên tắc.

– Hợp tác, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

Tác phong lề lối làm việc của giáo viên

Theo quy định Điều 5 Quy định về đạo đức nhà giao ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT thì tiêu chuẩn về tác phong, lề lối làm việc của nhà gió được quy định như sau:

– Phải sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

– Tác phong làm việc khẩn trương, nhanh nhẹn, khoa học, có thái độ văn minh, lịch sự trong các quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, giải quyết công việc khách quan, chu đáo, tận tình.

– Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ cũng phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề giáo, không gây phản cảm và làm phân tán sự chú ý của người học.

– Đoàn kết, giúp đỡ các đồng nghiệp để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử phải đúng mực, gần gũi với phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học, kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

– Xây dựng gia đình văn hóa, yêu thương, quý trọng lẫn nhau, biết quan tâm đến những người xung quanh, thực hiện nếp sông văn hóa nơi cộng đồng.

Bản kiểm điểm về tác phong lề lối làm việc

Riêng Đảng viên, hướng dẫn 16-HD/BTCTW nêu rõ những nội dung Đảng viên phải kiểm điểm gồm:

– Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc.

– Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

– Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm.

– Kết qảu khắc phục những hạn chế, các khuyết điểm đac được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở kỳ kiểm điểm trước.

– Những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có).

Chèn bản kiểm điểm

Xem Thêm:

Kết luận

Cán Bộ Quản Lý Và Công Tác Cán Bộ

Khái niệm cán bộ quản lý.

Có hai định nghĩa cán bộ quản lý như sau:

+ Định nghĩa 1: Cán bộ quản lý là những người thực hiện những mục tiêu nhất định thông qua những người khác.

+ Định nghĩa 2: Cán bộ quản lý là những người có thẩm quyền ra quyết định dù là được phân quyền hay uỷ quyền.

Yêu cầu đối với cán bộ quản lý.

Về vị trí:

Cán bộ quản lý phải đạt được các tiêu chuẩn chung về các tiêu chuẩn cao hơn như tư duy mới về chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao.

Về chuyên môn.

Cán bộ quản lý phải hiểu được công việc, nắm vững chuyên môn mà mình phụ trách.

Về năng lực tổ chức.

Có khả năng hiểu con người, biết giao việc, có khả năng tập hợp được người dưới quyền và có khả năng gây ảnh hưởng và lựa chọn các phương pháp lãnh đạo để có thể đi đến mục tiêu của tổ chức.

Về đạo đức.

Người lãnh đạo, cán bộ quản lý phải có xu hướng đúng, biết tôn trọng con người, có văn hoá, công bằng, chí công vô tư.

* Ở Việt Nam, luật doanh nghiệp Nhà nước (20/4/1995) Điều 32₡ và 39 đã quy định rõ tiêu chuẩn của giám đốc và thành viên hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:

“Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.

Có sức khoẻ, có phẩm chất đạo đức, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.

Có trình độ, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước.

Chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc giám đốc không được thành lập hoặc giữ các chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần và không được có quan hệ hợp đồng kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phẩn do vợ, chồng, bố, mẹ, con giữ các chức danh quản lý điều hành…”

Để cung cấp cho các bộ phận trong tổ chức một lực lượng lao động có hiệu quả thì nhà quản lý phải biết cách đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo và trả lương đội ngũ nhân sự của mình. ở đây ta chỉ xem lao động quản lý.

Bản chất của công tác cán bộ là hệ thống hoá việc quản lý các cán bộ quản lý. Công tác này đòi hỏi phải có cách tiếp cận hệ thống mở, nó được thực hiện trong bộ phận tổ chức, nhưng tổ chức lại nằm trong xã hội.

Sử dụng cán bộ.

Trong một tổ chức doanh nghiệp, quản lý tức là quản lý con người do vậy đây là hoạt động rất phức tạp. Để sử dụng cán bộ một cách có hiệu quả nhất thì trước hết người quản lý phải xác định được động cơ, mục tiêu của đối tượng.

Động cơ trả lời câu hỏi: Vì sao cấp dưới lại hành động?

Mục tiêu trả lời câu hỏi: Đối tượng muốn gì?

Nhà quản lý phải làm thế nào để tạo ra và duy trì động cơ.

Thứ hai, nhà quản lý phải có quyền lực và thứ ba là phải có nghệ thuật đối nhân xử thế.

Di chuyển cán bộ.

Thuyên chuyển :

Mục đích của thuyên chuyển cán bộ là nhằm kích thích khả năng hoạt động một cách đa dạng, linh hoạt đồng thời đáp ứng những đòi hỏi cần thiết về tổ chức. Mục đích cốt yếu của việc thuyên chuyển là nâng cao tính hiệu quả trong việc đạt tới các mục tiêu.

Để thuyên chuyển cán bộ đạt hiệu quả, cần phải quản lý việc thuyên chuyển tức là phải lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thuyên chuyển.

Thuyên chuyển cán có thể chỉ là thuyên chuyển tạm thời, hoặc vĩnh viễn thuỳ theo yêu cầu, mục đích thuyên chuyển.

Đề bạt:

– Đề bạt là sự thăng tiến của một người lao động tới một công việc tốt hơn kèm theo đó là trách nhiệm lớn hơn uy tín, kỹ xảo cao hơn, được trả lương cao hơn, thời gian lao động, điều kiện làm việc tốt hơn.

Mục đích của đề bạt nhằm: Củng cố sự trung thành của cán bộ đối với tổ chức, thưởng công cho năng lực, kỹ xảo, phẩm chất người lao động; khuyến khích người lao động phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình; giảm bớt sự biến động lao động.

– Các hình thức đề bạt:

Có 2 hình thức đề bạt sau:

+ Đề bạt thẳng trong bộ phận: là việc đề bạt từ một bộ phận nào đó đến một cấp bậc tiếp theo trong cùng một bộ phận.

+ Đề bạt ngang: Là việc đề bạt từ một cương vị trong một bộ phận đến cương vị cấp bậc cao hơn hoặc đến cương vị tương đương ở một bộ phận khác.

Trả công cho cán bộ.

Các nguyên tắc trả công cho cán bộ:

Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động.

Tiền lương phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Tiền lương cho người lao động phải phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của người lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hình thức trả công cho cán bộ.

Đối với cán bộ quản lý, các doanh nghiệp thường áp dụng hình thức trả công theo thời gian.

Hình thức trả công theo thời gian gắn thu nhập của mỗi người với kết quả lao động mà họ đã đạt được trong thời gian làm việc.

Hình thức trả công này gồm hai chế độ. Theo thời gian đơn giản và theo thời gia có thưởng.

– Chế độ trả công theo thời gian đơn giản: là chế độ trả công mà tiền công nhận được của mỗi người công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định.

Chế độ này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc thật chính xác và có 3 loại cơ bản là lương giờ, lương ngày và lương tháng.

– Chế độ trả công theo thời gian có thưởng: là sự kết hợp giữa chế độ trả công theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã qui định.

Chế độ trả công này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được vì vậy nó có tác dụng động viên, khuyến khích .

Nhận Diện Sự Suy Thoái Về Tư Tưởng Chính Trị, Đạo Đức, Lối Sống Của Cán Bộ, Đảng Viên Qua Công Tác Cán Bộ

Kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương và UBKT các cấp trong thời gian vừa qua ở nhiều vụ việc cho thấy hầu hết những lỗi phạm bắt nguồn từ công tác cán bộ. Từ việc chạy chức, chạy quyền, bổ nhiệm thần tốc, cả nhà làm quan; bao che, dung túng cho sai phạm, khuyết điểm, dẫn đến hệ lụy lợi ích nhóm, tham ô, tham nhũng, cán bộ lạm quyền, trình độ năng lực kém, vi phạm các quy định, quy chế làm việc; thậm chí là vi phạm pháp luật. Nhiều vụ việc diễn ra trong thời gian qua ở các tỉnh, thành, cơ quan, đơn vị đã thể hiện điều này và là một trong những biểu hiện điển hình của sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Và Người đã đưa ra khái niệm cán bộ là gì? theo Người, “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù có tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.(1)

Bởi vậy, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong công tác cán bộ sẽ để lại những hệ lụy khó lường, không chỉ phương hại đến uy tín của Đảng, của cơ quan đơn vị, giảm sút niềm tin trong nhân dân mà còn gây thất thoát, lãng phí, kìm hãm sự phát triển chung cần sớm được nhận diện để ngăn chặn.

Soi vào 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã chỉ ra và qua việc xem xét, xử lý kỷ luật các tổ chức đảng và đảng viên trong thời gian gần đây, có thể thấy những lỗi phạm về công tác cán bộ thường xuất phát từ người đứng đầu. Không ít người đứng đầu đã bất chấp nguyên tắc, quy trình, quy định trong tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm; hoặc tự “đẻ” ra quy trình rồi lấy đó làm “cái gậy” lạm quyền thực hiện công tác cán bộ theo ý của riêng mình. Không khó để nhận diện ra những hành vi này như các trường hợp người đứng đầu UBND tỉnh Gia Lai, Tỉnh ủy Bình Định, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng, Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa….

Có thể thấy, qua những vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều trường hợp cố tình, bất chấp các quy định, quy trình thì dễ chỉ ra vi phạm, nhưng không ít vụ việc khó bắt lỗi quy trình vì quy trình đã được hợp thức hóa bằng nhiều cách khác nhau. Ở nhiều trường hợp quy trình chỉ là “bình phong”, bị chi phối, áp đặt theo chủ ý của người đứng đầu. Ở đây nguyên tắc tập trung, dân chủ trở thành hình thức; việc tự phê bình và phê bình bị vô hiệu hóa. Tuy kiểm tra thì không có bằng chứng để chỉ ra nhưng không khó để nhận ra sự ưu ái bất thường khi những thông tin cá nhân bị phanh phui, mổ xẻ như các trường hợp Trịnh Xuân Thanh (Hậu Giang), Trần Vũ Quỳnh Anh (Thanh Hóa), Lê Phước Hoài Bảo (Quảng Nam)… Cũng có trường hợp bổ nhiệm theo “hiệu ứng domino”; có nghĩa là anh bổ nhiệm cho người thân của tôi, thì tôi bổ nhiệm người thân của anh; hoặc là anh cứ bổ nhiệm trường hợp này, anh sẽ được xem xét cất nhắc lên vị trí cao hơn. Điều này nhiều người biết, nhưng lại bị khuất lấp bởi những chỉ đạo miệng, không có giấy trắng, mực đen. Ai là người ký đương nhiên phải chịu hình thức kỷ luật, đôi khi bị oan ức. Vì thế, những cán bộ suy thoái, năng lực yếu vẫn được đánh giá, nhận xét tốt, xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí được khen thưởng, được cất nhắc, bổ nhiệm. Sự suy thoái của người đứng đầu đã làm cho một bộ phận cán bộ yếu kém về năng lực, trình độ; tha hóa về đạo đức, lối sống, không đủ tư cách, phẩm chất có cơ hội leo cao, chui sâu vào các cơ quan Đảng, Nhà nước. Khi bị phát hiện thì người đứng đầu lại viện ra quy trình để biện minh cho sự sai phạm.

Một nhận diện nữa về sự tha hóa trong công tác cán bộ là ở một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu chuẩn bị hết nhiệm kỳ hoặc chuẩn bị nghỉ hưu. Thể hiện ở đây là bổ nhiệm tràn lan, bổ nhiệm thừa cấp phó. Việc bổ nhiệm cấp tốc hàng chục cán bộ khi người đứng đầu chuẩn bị nghỉ hưu hoặc chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ diễn ra trong thời gian qua ở không ít các địa phương, đơn vị đã phản ánh điều này. Thí dụ như cách đây không lâu ở Hải Dương có “chuyện thật như đùa” bởi gần như toàn cơ quan làm lãnh đạo hoặc chuyện lạm phát cấp phó ở Sở Giáo dục, đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc; hay chuyện Bí thư Đảng ủy, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ trực tiếp ký quyết định bổ nhiệm 11 cán bộ lãnh đạo không bảo đảm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục và không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Việc này cũng đã từng xảy ra ở Thanh tra Chính phủ khi người đứng đầu cấp ủy cơ quan trước khi nghỉ hưu đã ký quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ và tương đương. Vậy đằng sau việc ký quyết định bổ nhiệm này có vô tư không? động cơ nào? không thể không nói đến lợi ích cá nhân trong sự thu vén trước khi nghỉ hưu hay chuẩn bị hết nhiệm kỳ hoặc lợi ích nhóm nằm trong đó. Qua kiểm tra UBKT các cấp cũng đã chỉ ra và thấy rằng đây chính là những “bộ phận không nhỏ” đã suy thoái.

Báo chí là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền nhận diện ra lỗi phạm của cán bộ, đảng viên và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Điển hình như từ chiếc xe tư nhân mang biển xanh của Trịnh Xuân Thanh, từ việc bổ nhiệm thần tốc Trần Vũ Quỳnh Anh, Lê Phước Hoài Bảo… hay từ vụ Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Trong số 46 người có trong biên chế thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương chỉ có hai người là chuyên viên, còn lại 44 người đều có chức vụ từ phó trưởng phòng trở lên. Hầu hết các phòng đều có trưởng phòng và 4 đến 5 phó phòng, như: Văn phòng sở có chánh văn phòng và 4 phó văn phòng; Phòng Kế hoạch- Tài chính có trưởng phòng và 4 phó phòng; Phòng Việc làm- An toàn lao động có trưởng phòng và 5 phó phòng; Phòng Lao động-Tiền lương và Bảo hiểm xã hội có trưởng phòng và 4 phó phòng; Thanh tra sở có chánh thanh tra và 4 phó chánh thanh tra… Những vụ việc này báo chí chính là kênh thông tin để các cơ quan có thẩm quyền và UBKT các cấp tìm ra những góc khuất trong công tác cán bộ để xem xét xử lý.

Mất đoàn kết xuất phát từ công tác cán bộ cũng là một trong những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Ở cơ quan, đơn vị mà người tốt, người có năng lực, trình độ, bằng cấp đầy đủ không được cất nhắc, bổ nhiệm lại cất nhắc bổ nhiệm người thân của lãnh đạo, người trình độ năng lực kém… thì ắt nơi đó sẽ mất đoàn kết. Do thiếu dân chủ, công khai, minh bạch, nhất là công tác cán bộ không được thực hiện thì khó có thể quy tụ sức mạnh tập thể, năng lực sáng tạo của cán bộ, đảng viên. Đây là môi trường nảy sinh căn bệnh quan liêu, gia trưởng, độc đoán. Và đó cũng là lô gíc tất yếu dễ tạo ra sự đố kỵ, thiếu sự hợp tác trong số ít cán bộ chủ chốt, giữa cấp trên với cấp dưới và nhân viên dưới quyền. Việc bố trí, sử dụng cán bộ không bảo đảm tiêu chuẩn cũng dễ gây mất đoàn kết nội bộ. Nếu người đứng đầu tổ chức mà phẩm chất, năng lực yếu hơn người dưới quyền, lại mang nặng chủ nghĩa cá nhân, xa rời chuẩn mực đạo đức cách mạng thì ở những tổ chức đó cán bộ, đảng viên không phục nhau, thiếu nhất trí cả về nhận thức và hành động, thậm chí mất đoàn kết nghiêm trọng là khó tránh. Nếu trong công tác cán bộ có hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, “thân quen, dòng họ” thì vô hình trung sẽ dung dưỡng cán bộ thiếu đức, thiếu tài, vô cảm trước nguyện vọng, đời sống các mặt của nhân dân.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những suy thoái trong “bộ phận không nhỏ” trong công tác cán bộ? Trước hết là do công tác cán bộ trong thời gian vừa qua bị thao túng, áp đặt của một “bộ phận không nhỏ” trong việc lạm quyền, dẫn đến mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Cấp ủy ở một số nơi thiếu những biện pháp hiệu quả trong giáo dục, giám sát, kiểm soát quyền lực người được giao quyền. Công tác kiểm tra, giám sát của UBKT các cấp chưa được thực hiện nghiêm túc. Cá nhân người được giao quyền thì lạm quyền, lộng quyền trong khi tập thể thì nể nang, né tránh hoặc bị người đứng đầu thao túng. Cũng có nơi xác định công tác cán bộ là của cấp ủy nhưng cấp ủy lại buông lỏng quản lý, để người đứng đầu hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ tùy tiện, tự tung tự tác; trong khi các cơ quan tham mưu, giám sát, thẩm tra thì hoặc làm không hết trách nhiệm, hoặc làm ngơ. Do vậy, ở những nơi có khuyết điểm thì không chỉ người được giao quyền có khuyết điểm, vi phạm mà cả tập thể cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cũng mắc khuyết điểm, vi phạm. Ở một thực tế khác dẫn tới công tác cán bộ bị “một bộ phận không nhỏ” thao túng là chúng ta còn nhiều kẽ hở trong việc ban hành các quy định, quy chế về công tác cán bộ. Nhiều quy chế, quy định về công tác cán bộ chưa được rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tính công khai, dân chủ, thống nhất, chặt chẽ. Qua xử lý các vụ vi phạm của cá nhân và tập thể trong công tác cán bộ; nhiều cá nhân, tập thể cho rằng sai sót trong công tác cán bộ còn do vận dụng một số quy chế, quy định đã lỗi thời và bày tỏ sự tiếc nuối: “Giá như công tác kiểm tra, giám sát được làm sớm hơn, tốt hơn, nghiêm hơn, thường xuyên hơn; giá như sinh hoạt chi bộ việc tự phê bình và phê bình được làm tốt hơn, thực chất hơn, trách nhiệm hơn thì có lẽ hậu quả sẽ bớt nặng nề, vi phạm nhỏ sẽ không trở thành vi phạm lớn”.

Tham gia phát hiện, nhận diện ra những lỗi phạm về công tác cán bộ để có hình thức xử lý hoặc đề xuất hình thức xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống là trách nhiệm của người làm công tác kiểm tra trong công tác xây dựng Đảng và cũng là nội dung quan trọng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ kiểm tra./.

(1)-Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002, tập 5, trang 269 và 273. Phương Ngọc

Cập nhật thông tin chi tiết về Công Tác Cán Bộ Của Đảng trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!