Xu Hướng 9/2023 # Cơ Khí Chế Tạo Là Gì? # Top 13 Xem Nhiều | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cơ Khí Chế Tạo Là Gì? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cơ Khí Chế Tạo Là Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cơ khí chế tạo là gì?

Cơ khí chế tạo là ngành công nghiệp trực tiếp tạo ra tất cả các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm của cơ khí chế tạo rất rộng, từ các vật dụng hàng ngày, các thiết bị linh kiện điện, điện tử cho đến các thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lưu thông hàng hóa, vật tư.

Hãy nhìn xung quanh bạn và tự hỏi, có đồ dùng, thiết bị, máy móc nào không phải là sản phẩm do con người tạo ra?

Tất cả các sản phẩm kỹ thuật đều qua các công đoạn gia công trong đó có đóng góp quan trọng, quyết định của Cơ khí chế tạo. Không có công nghiệp chế tạo thì không có các sản phẩm công nghệ cao.

Các kiến thức cốt lõi:

Các sinh viên Kỹ thuật chế tạo được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật gia công, . Bên cạnh các kiến thức chung của ngành Cơ khí như Cơ học, Cơ học vật rắn, Chi tiết máy, Nguyên lý máy…, sinh viên ngành Chế tạo máy còn được học và rèn luyện tư duy, kiến thức và kỹ năng về Kỹ thuật và công nghệ chế tạo cơ khí; Thiết kế máy công cụ và dụng cụ gia công, Tự động hóa gia công, Điều khiển số máy công cụ v.v…

ICHI Việt Nam đã hoạt động hơn 10 năm trong ngành cơ khí chế tạo, đặc biệt là cơ khí chính xác. Bằng việc sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy phay cnc, máy tiện cnc… được nhập khẩu từ Nhật, Đức, chúng tôi đã khẳng định được vị thế của một đơn vị gia công Khuôn, và đồ gá hàng đầu khu vực phía Bắc, hiện nay chúng tôi đang cung cấp ra thị trường các sản phẩm trong các lĩnh vực như:

+ Đồ gá, Jig gia công, Jig kiểm tra, Jig Go-No Go, Jig mài; chế tạo jig

+ Đồ gá, Jig hút chân không, Jig hít màng

+ Đồ gá, Jig nhôm, Jig Bakelite, Jig nhựa MC, Jig POM

+ Đồ gá, Jig đồng, Jig thép hợp kim, inox, thép không gỉ

+ Jig lắp ráp hệ thống dây dẫn điện ô tô, xe máy, hệ thống điện tử

+ Gia công cơ khí chính xác, gia công phay CNC, tiện CNC, xung điện, cắt dây CNC, gia công CNC

+ Gia công phay CNC 4 trục, điêu khắc kim loại tốc độ cao

+ Chế tạo khuôn đột dập, khuôn gia công định hình, khuôn cắt,…

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi 0913 055 500

Cấu Tạo, Cơ Chế Hình Thành Và Cơ Chế Hoạt Động Của Glycogen

Theo Wikipedia định nghĩa: Glycogen là một đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose có vai trò làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và nấm. Cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu Glycogen là gì? Cấu trúc, cơ chế hình thành và cơ chế hoạt động của Glycogen.

1. Glycogen là gì?

Theo Wikipedia: Glycogen là gì? “Glycogen là một đại phân tử polysaccharide đa nhánh của glucose có vai trò làm chất dự trữ năng lượng trong cơ thể động vật và nấm.”

2. Cấu tạo của glycogen

Glycogen là chất dự trữ glucid của  động vật, có thể coi glycogen như là “tinh bột” của động vật, vì nó cũng gồm 2 liên kết α -D 1-4 và α-D 1-6  glucoside, nhưng nó khác tinh bột ở chỗ là sự rẽ nhánh rậm rạp hơn, cứ cách 8-10 phân tử glucose có một liên kết nhánh α-D 1-6. Glycogen có nhiều ở gan ( chiếm 5-7% khối lượng của gan) ở cơ nó chiếm 2% khối lượng của cơ, do khối lượng cơ là lớn nên glycogen có ở cơ là chính.

Hàm lượng này có thể biến động phụ thuộc vào dinh dưỡng và trạng thái sinh lý (đói, no, lao động, ngủ, thức…)

3. Cơ chế hình thành

Tổng hợp glycogen xảy ra ở mọi tổ chức nhưng mạnh nhất là ở gan và cơ xương. Ở gan, glycogen đóng vai trò dự trữ glucose và sẵn sàng cung cấp glucose cho các tổ chức khác sử dụng, đồng thời nó đảm bảo mức đường huyết hằng định trong máu kể cả thời điểm xa bữa ăn. Còn ở cơ, glycogen được dùng để thoái hóa thành glucose theo con đường Đường phân, cung cấp năng lượng ATP cho sự co cơ.

Quá trình tổng hợp glycogen bắt đầu từ G6P là sản phẩm do phản ứng phosphoryl hóa glucose xúc tác bởi hexokinase (ở gan) và glucose kinase (ở cơ):

D-glucose + ATP → D-glucose-6-phosphat +ADP

Tuy nhiên, phần lớn G6P lại là sản phẩm của con đường tân tạo glucose; glucose trong thức ăn được hấp thu vào máu, biến đổi thành lactat rồi được gan thu nhận và biến đổi thành G6P. Từ G6P, nó được đồng phân hóa thuận nghịch thành G1P nhờ phosphoglucomutase:

Glucose-6-phosphat ↔ Glucose-1-phosphat

Tiếp theo là phản ứng then chốt nhất trong quá trình tổng hợp glycogen: Phản ứng tạo UDP-glucose (UDPG) xúc tác bởi UDPG pyrophosphorylase:

Glucose-1-phosphat + UTP → UDP-glucose + Ppi

Phản ứng xảy ra theo chiều tạo UDPG vì pyrophossphat bị thủy phân rất nhanh thành ortophosphat nhờ có pyrophosphat vô cơ.

UDPG chính là chất trung gian để biến đổi galactose thành glucose. Nó chính là “chất cho” gốc glucose trong quá trình tổng hợp glycogen dưới tác dụng của glycogen synthase. Có thể có hai trường hợp xảy ra:

3.1 Trường hợp có chuỗi glucan sẵn

Enzym glycogen synthase xúc tiến việc chuyển gốc glycosyl từ UDPG tới gắn vào đầu không khử (C-4) của một phân tử glycogen có n gốc glucose có sẵn (hình 8.24) để tạo thêm một liên kết mới (α -1→4) glucosid, nghĩa là tạo thành glycogen có n+1 gốc glucose.

Khi tạo thêm ít nhất 6 phân tử glucose thì enzym gắn nhánh amylose (1→4-1→6)- transglycosylase hay glycosyl (4→6)- tranferase có tác dụng vừa cắt đứt liên kết (α-1→4)- glycosid của đoạn glycogen mới tạo ra, vừa chuyển đến gắn vào OH của C-6 của gốc glucose trên cùng một chuỗi hay chuỗi khác tạo ra một điểm nhánh mới (α-1→6) trong quá trình sinh tổng hợp glycogen.

Sau đó mạch nhánh mới tạo thành lại được kéo dài ra nhờ tác dụng của enzym glycogen synthase dẫn đến tạo các liên kết mới (α-1→4) glycosid. Quá trình trên được lặp lại làm cho số lượng mạch nhánh tăng dần lên cho đến khi đạt được một phân tử glycogen có cấu trúc phù hợp với nhu cầu của tế bào.

Như vậy, tác dụng sinh học của sự gắn nhánh là làm cho phân tử glycogen dễ tan hơn và số đầu không khử của nó tăng lên, do đó phản ứng được nhiều hơn với cả glycogen phosphorylase và glycogen synthase.

3.2 Trường hợp không có chuỗi glucan sẵn

Mở  đầu cho quá trình tổng hợp glycogen cần phải có một chất mồi protein gọi là glycogenin (M≈ 37284): chất này được tìm thấy ở đầu khử của các phân tử glycogen. Quá trình tổng hợp diễn biến theo 5 giai đoạn (hình 2.6):

– Giai đoạn 1: Một gốc glucose từ UDPG gắn vào gốc Tyr194 của glycogenin nhờ xúc tác của protein-tyrosine-glycosyl transferase.

– Giai đoạn 2: Tạo phức hợp của glycogenin đã gắn glucose với glycogen synthase theo tỉ lệ 1:1.

– Giai đoạn 3: Kéo dài chuỗi glucan cho tới khi tạo chuỗi gồm 7 gốc glucose hay nhiều hơn. Mỗi gốc glucose mới gắn vào đều đi từ UDPG và đó là những phản ứng tự xúc tác thông qua glycosyl transferase của glycogenin.

– Giai đoạn 4: Glycogen synthase tách dần khỏi glycogenin.

– Giai đoạn 5: Hoàn thành phân tử glycogen nhờ phối hợp tác dụng của glycogen synthase và enzym gắn nhánh (glycogen branching enzym). Cuối cùng, glycogenin vẫn gắn vào một đầu của phân tử glycogen đã được tạo thành.

3. Cơ chế hoạt động của glycogen (thoái hóa glycogen)

Quá trình này xảy ra chủ yếu ở các tế bào gan. Trong cơ thể người và động vật, glycogen là dạng dự trữ của mọi tế bào. Trong đó, gan rồi đến cơ có tỉ lệ glycogen trên tổ chức là cao hơn cả. Ở mô gan, sự thoái hóa glycogen, ngoài mục đích cung cấp glucose cho chính nó còn tạo ra một lượng lớn glucose tự do theo máu ngoại biên để cung cấp cho các mô khác. Vì vậy, ở các thời điểm xa bữa ăn (lúc đói), sự thoái hóa glycogen của gan có vai trò quan trọng trong sự điều hòa hàm lượng glucose trong máu.

Ở tổ chức cơ , khi tế bào hoạt động, sự tiêu hao năng lượng đòi hỏi phải được cung cấp một lượng lớn Glucose để thoái hóa. Ngoài nguồn glucose do máu mang đến, tế bào cơ phải thoái hóa rất mạnh glycogen dự trữ để tạo glucose- 6- phosphat cho quá trình đốt cháy.

Sự thoái hóa glycogen đến glucose trong các tế bào được thực hiện nhờ một hệ thống enzyme bao gồm: phosphorylase là enzyme thủy phân các liên kết α 1-4-glucosid với sự tham gia của một gốc phosphate, giải phóng các phân tử glucose 1 phosphat ở đầu tận cùng của mạch polysaccarid. Phosphorylase tồn tại dưới dạng 2 phân tử: dạng phosphorylase a hay phosphophosphorylase là dạng hoạt động, trong phân tử có gắn gốc phosphate và gốc serin của nó. Phosphorylase b là dạng không hoạt động (dephosphophosphorylase), trong phân tử không chứa gốc phosphate. Hai dạng này, tùy thuộc tình trạng chuyển hóa glycogen trong mô, có thể chuyển hóa qua lại nhờ hệ thống enzyme kinase (gắn gốc phosphat) hoặc phosphatase.

Các enzyme xúc tác sự chuyển dạng phân tử của phosphorylase chịu ảnh hường của nhiều yếu tố điều hòa như hormone, các sản phẩm tạo ra trong quá trình chuyển hóa của tế bào khi mô hoạt động… Vì vậy, ở mỗi mô các enzyme này có sự hoạt động đặc thù khác nhau, sự điều hòa hoạt động của chúng cũng theo những cơ chế khác nhau. Sự khác biệt này rõ rệt nhất ở hai mô gan và cơ.

Enzyme cắt nhánh (debranching enzyme) là một enzyme có hai chức năng, chức năng thứ nhất là chức năng chuyển nhánh (transferase), có tác dụng cắt liên kết α 1-4-glucosid ở sát gốc nhánh rồi chuyển một đoạn mạch thẳng đó đến gắn vào một đoạn mạch khác bằng cách tạo ra một liên kết α 1-4 glucosid khác. Enzyme cắt nhánh còn có chức năng thứ hai là thể hiện hoạt tính amylo 1-6 glucosidase, có tác dụng thủy phân liên kết α 1-6 glucosid của các nhánh chỉ còn lại một phân tử glucose, giải phóng phân tử glucose tự do.

Các giai đoạn thoái hóa:

Hai enzyme chính tham gia vào quá trình thoái hóa glycogen thành glucose là glycogen phosphorylase và phosphoglucomutase. Có thể chia thành 3 giai đoạn:

3.1 Thủy phân mạch thẳng của phân tử glycogen

Glycogen phosphorylase xúc tác phản ứng cắt gốc glucose tận cùng ở đầu không khử của mạch thẳng glycogen. Đó là phản ứng thủy phân liên kết α 1-4 glucosid với sự tham gia của phosphat vô cơ (Pi) tạo thành α D-glucose-1-phosphat (G1P) và chuỗi mach thẳng của phân tử glycogen ngắn đi một phân tử glucose.

Quá trình này được lặp lại nhiều lần, tách dần từng gốc glucose dưới dạng G1P cho tới khi mạch đang thoái hóa chỉ còn lại 4 đơn vị glucose tại một điểm nhánh (α 1-6) thì dừng lại.

Tiếp đó, enzyme cắt nhánh thể hiện hoạt tính chuyển nhánh sẽ cắt một đoạn 3 gốc glucose của đoạn còn lại, bằng cách thủy phân liên kết α 1-4 glucosid giữa gốc thứ nhất và thứ hai tính từ gốc nhánh, rồi chuyển đoạn có 3 gốc glucose đó đến gắn vào đầu một chuỗi thẳng khác bằng cách tạo một liên kết α 1-4-glucosid khác.

Nhánh glycogen mới này sẽ dài thêm 3 gốc glucose, tạo điều kiện cho phosphorylase tiếp tục tác dụng. Phần mạch nhánh còn lại chỉ còn một gốc glucose với liên kết α 1-6 glucosid. Như vậy, sản phẩm của quá trình thủy phân mạch thẳng của phân tử glycogen là các phân tử glucose 1 phosphat (G1P).

+ Phản ứng xúc tác của phosphorylase này không giống với phản ứng thủy phân liên kết glycosid bởi amylase trong ống tiêu hóa đối với glycogen hay tinh bột: Một số năng lượng của liên kết được giữ lại trong quá trình tạo este G1P.

+ Pirydoxal photphat là cofactor chủ yếu trong phản ứng xúc tác của glycogen phosphorylase, nhóm phosphat của nó đóng vai trò là một chất xúc tác acid kích thích Pi tấn công vào liên kết glycosid (khác với vai trò cofactor của pyridoxal phosphat trong chuyển hóa acid amin).

3.2 Thủy phân mạch nhánh của phân tử glycogen

Khi mạch nhánh chỉ còn lại một gốc glucose, enzyme cắt nhánh thể hiện hoạt tính amylo 1-6 glucosidase, thủy phân liên kết α 1-6 glucosid của gốc glucose còn lại ở nhánh để giải phóng ra glucose tự do.

Như vậy, dưới tác dụng của hệ thống enzyme thoái hóa glycogen nêu trên, phân tử glycogen sẽ chuyển hoàn toàn thành các phân tử glucose 1 phosphat (93%) và glucose tự do (khoảng 7%).

Ở các mô, G1P sẽ được đồng phân hóa nhờ enzyme phosphoglucomutase để tạo thành glucose 6 phosphat (G6P). Glucose tự do cũng được phosphoryl hóa với sự tham gia của 1 phân tử ATP và enzyme hexokinase để tạo G6P. G6P sẽ đi vào các con đường thoái hóa tiếp theo.

Riêng ở mô gan, chỉ một phần nhỏ G6P được tiếp tục thoái hóa để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của tế bào gan, còn lại phần lớn G6P sẽ bị thủy phân nhờ tác dụng của enzyme glucose 6 phosphatase để tạo thành glucose tự do, thấm qua màng tế bào, vào máu tuần hoàn. Enzyme glucose 6 phosphatase chỉ có trong mô gan vì vậy chỉ có gan mới có khả năng cung cấp lượng glucose nội sinh cho máu tuần hoàn. Cũng vì vậy, gan có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa đường huyết.

Cơ Khí Chính Xác Là Gì?

Cơ khí chính xác là gì?

Kỹ thuật viên vận hành máy CNC gia công cơ khí chính xác

Lĩnh vực kỹ thuật Cơ khí chính xác đòi hỏi sự hiểu biết về các lĩnh vực cốt lõi bao gồm cơ học, động học, nhiệt động lực học, khoa học vật liệu, phân tích cấu trúc và điện. Các kỹ sư cơ khí sử dụng các nguyên tắc cốt lõi này cùng với các công cụ như thiết kế hỗ trợ máy tính và quản lý vòng đời sản phẩm để thiết kế và phân tích. Các nhà máy sản xuất, thiết bị công nghiệp và máy móc, hệ thống sưởi ấm và làm mát, hệ thống giao thông, máy bay, thủy phi cơ, robot, thiết bị y tế, vũ khí, và những người khác.

Cơ khí chính xác sản xuất các thiết bị cho ngành hàng không, vũ trụ

Kỹ thuật Cơ khí chính xác nổi lên như một lĩnh vực trong Cách mạng Công nghiệp ở Châu Âu vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, sự phát triển của nó có thể bắt nguồn từ vài nghìn năm trên khắp thế giới. Khoa học kỹ thuật cơ khí xuất hiện vào thế kỷ 19 là kết quả của sự phát triển trong lĩnh vực vật lý. Lĩnh vực này đã liên tục phát triển để kết hợp những tiến bộ trong công nghệ và các kỹ sư cơ khí ngày nay đang theo đuổi sự phát triển trong các lĩnh vực như vật liệu tổng hợp, cơ điện tử và công nghệ nano. Kỹ thuật cơ khí hàng không vũ trụ, kỹ thuật luyện kim, kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật điện, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật công nghiệp và các ngành kỹ thuật khác với số lượng khác nhau. Kỹ sư cơ khí cũng có thể làm việc trong lĩnh vực.

Cơ khí chính xác ứng dụng trong lĩnh vực chạm khắc tượng mỹ nghệ

Vai trò của một kỹ sư cơ khí nói chung và Cơ khí chính xác nói riêng là đưa một sản phẩm từ một ý tưởng ra thị trường với độ chính xác và tinh vi nhất theo yêu cầu của khách hàng. Để thực hiện điều này, kỹ sư cơ khí phải có khả năng xác định các lực và môi trường nhiệt mà sản phẩm. Bên cạnh đó, nó đòi hỏi người thiết kế ra chúng phải có tính thẩm mỹ và độ bền; và xác định phương pháp sản xuất tối ưu nhất có thể nhằm đảm bảo cho sản phẩm hoạt động và sử dụng được bền bỉ và lâu dài.

Độ rộng của ngành học cơ khí chính xác cho phép sinh viên có nhiều lựa chọn nghề nghiệp. Bất kể con đường cụ thể mà sinh viên chọn cho mình, một nền giáo dục kỹ thuật cơ khí trao quyền cho sinh viên có kỹ năng tư duy sáng tạo để thiết kế một sản phẩm hoặc một hệ thống máy móc thú vị.

Như vậy, lĩnh vực Cơ khí chính xác chạm đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống hiện đại nó bao gồm ô tô, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học, máy tính, điện tử, hệ thống cơ điện tử, chuyển đổi năng lượng, robo tự động hóa và sản xuất. Qua bài viết này, nhằm truyền đạt đến người đọc khái quát về lĩnh vực Cơ khí chính xác là gì? Qua đó, thấy được tầm quan trọng và lợi ích của ngành cơ khí nói chung và Cơ khí chính xác nói riêng mang lại trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.

Tham khảo các khóa học lập trình và vận hành máy CNC tại TechK:

✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy phay CNC

✨ Khóa học Lập trình và Vận hành máy tiện CNC

✨ Khóa học MasterCAM 2D – Lập trình gia công phay CNC

✨ Khóa học MasterCAM 3D – Lập trình gia công phay CNC

✨ Khóa học MasterCAM – Lập trình gia công tiện CNC

TRỊNH TẤN VINH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TECHK

Phôi Trong Cơ Khí Là Gì?

Định nghĩa phôi trong cơ khí là gì?

Phôi trong cơ khí là gì? Phôi trong cơ khí là đối tượng sản xuất không thể thiếu trong bất kỳ quá trình gia công cơ khí nào, là nguyên liệu, vật liệu chính để tạo ra sản phẩm cơ khí nhất định theo kích thước, mẫu mã, hình dáng được thiết kế từ trước.

Các bạn có thể hình dung đơn giản, nếu bạn muốn làm ra một chiếc bàn inox. Bạn phải mua nguyên liệu cần là những thanh, tấm inox kích cỡ lớn. Đó alf những tấm phôi lớn. Để tạo ra một chiếc bàn inox từ tấm phôi này, các bạn cần có bản thiết kế của chiếc bàn inox và các loại máy móc, thiết bị dùng để, cắt, mài, hàn, liên kết các tấm, thanh inox.

Các bạn cần sử dụng máy cắt, máy phay để gia công cắt tấm phôi lớn thành những tấm phôi nhỏ, theo kích thước, hình dáng trong bản thiết kế. Đến đây các bạn có thể hiểu một cách đơn giản, phôi trong cơ khí chính là nguyên liệu chính để tạo ra một sản phẩm cơ khí.

Các phương pháp chế tạo phôi phổ biến hiện nay Công nghệ đúc phôi

Phôi đúc được chế tạo bằng cách rót kim loại vào khuôn và đợi kết tinh lại sẽ thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.

Ưu điểm của các công nghệ đúc phôi này đó là

– Cho phép đúc được hầu hết các kim loại và hợp kim có thành phận khác nhau.

– Phương pháp chế tạo phôi này thích hợp với các chi tiết có hình dáng phức tạp, chịu tải trọng không quá lớn.

– Cho phép đúc chi tiết với khối lượng từ vài chục gram cho đến những chi tiết có kích thước cỡ lớn lên đến vài chục tấn.

– Là công nghệ chế tạo phôi chi phí thấp, rất được ưa chuộng.

Hạn chế:

– Đòi hỏi phải dùng máy kiểm tra hiện đại để phân tích các thành phần kim loại, kéo theo chi phí kiểm tra cao.

– Do đậu rót, đậu ngót mà hệ số sử dụng kim loại thấp.

Công nghệ gia công áp lực

Phương pháp chế tạo vôi bằng công nghệ gia công áp lực là phương pháp sử dụng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ làm kim loại bieetns dạng ở trạng thái mạng tinh thể, theo các định hướng trước nhằm tạo ra các kích thước, hình dạng chi tiết theo yêu cầu.

Ưu điểm:

– Không làm thay đổi khối lượng, thành phần hóa học khi gia công áp lực

– Cải thiện cơ tính của vật liệu

– Đảm bảo kích thước, hình dạng, chất lượng bề mặt của phôi có độ chính xác cao

– Tiết kiệm thời gian gia công cắt gọt

– Ít tổn thất vật liệu

– Đem lại năng suất cao nhờ khả năng rút ngắn các bước trong quá trình công nghệ và dễ cơ khí hóa, tự động hóa.

Hạn chế:

– Khó thực hiện gia công các chi tiết có hình dáng phức tạp

– Với những kim loại, hợp kim có tính dẻo thấp như gang không thực hiện được phương pháp chế tạo vôi này.

Phương pháp rèn tự do

Rèn cũng là một trong những phương pháp gia công kim loại, chế tạo phôi được áp dụng phổ biến ở trạng thái nóng.

Ưu điểm:

– Có tính linh hoạt cao

– Phạm vi gia công rộng

– Khả năng chịu tải trọng của vật liệu khá lớn

– Tiết kiệm vốn đầu tư nhờ chỉ cần sử dụng các thiết bị đơn giản.

– Phôi rèn có cơ tính tốt hơn phôi đúc

– Thích hợp cho dạng sản xuất hàng loạt, hàng khối, đảm bảo tiết kiệm thời gian và cho năng suất rất cao.

Công nghệ gia công phôi

Đây là phương pháp gia công cơ khí có sự hỗ trợ của máy móc và bàn tay thợ cơ khí, thực hiện các nhiệm vụ cắt gọt, tiện, phay, mài, bào.

Trong đó, phương pháp gia công cơ khí chính xác ngày càng được ứng dụng rộng rãi bằng việc sử dụng các loại máy cnc cơ khí tự động đem lại độ chính xác gần như tuyệt đối, đảm bảo độ tinh xảo, thẩm mỹ cao cho từng chi tiết.

Các loại máy gia công cơ khí chính xác phổ biến như máy tiện cnc, máy phay cnc, máy bào cnc…

Đến đây thì các bạn đã biết được phôi trong cơ khí là gì và các phương pháp chế tạo phôi cơ bản, phổ biến nhất rồi đúng không ạ. Ngô phan hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình gia công cơ khí hiệu quả.

Gia Công Sản Xuất Cơ Khí, Kim Khí Là Gì?

1. Cơ khí là gì? Gia công cơ khí Tân Phát

Ngành cơ khí (hay còn gọi là kỹ thuật cơ khí) là một trong ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. HIện nay, tất cả máy móc, dây chuyển sản xuất…đều có sự đóng góp của ngành kỹ thuật cơ khí này.

Kỹ thuật cơ khí là một ngành ứng dụng nguyên lý vật lý, khoa học kỹ thuật, khoa học vật liệu và kỹ thuật để thiết kế, phân tích và chế tạo, bảo dưỡng các loại trang thiết bị máy móc, bộ phận máy móc trong các ngành kinh tế trọng điểm khác.

Nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng đượng áp dụng trong cơ khí để thiết kế, sản xuất các chi tiêt, bộ phận quan trọng của máy bay, ô tô, xe máy, máy móc công nghiệp các loại, vũ khí….

2. Gia công cơ khí là gì? Gia công cơ khí Tân Phát

Gia công cơ khí là quá trình sử dụng máy móc, kỹ thuật cơ khí, công nghệ và các nguyên lý vật lý để tạo nên những thành phẩm cơ độ chính xác cao, ứng dụng sâu rộng trong hoạt động kinh tế của các ngành chế tạo máy móc khác và đời sống con người.

Gia công cơ khí chính xác là việc sử dụng những hệ thống máy móc hiện đại, độ chính xác cao (máy mài, cưa, máy phay, máy tiện…) kết hợp với trình độ kỹ thuật cao để tạo ra sản phẩm.

– Vật liệu sử dụng trong sản xuất, gia công cơ khí: inox, sắt, thép, nhôm…

– Máy móc sử dụng trong quá trình gia công cơ khí: gia công cơ khí bằng laser, gia công cơ khí bắng máy cnc. Việc sử dụng những máy này giúp quá trình gia công cơ khí diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm công sức, vật liệu của người gia công và tăng độ chính xác, sắc nét, sáng bóng cho thành phẩm.

– Công nghệ sử dụng trong quá trình gia công cơ khí:

Công nghệ gia công không phôi: là công nghệ gia công viến dạng, gia công áp lực và gia công nóng gồm các hoạt động như dập nguội, đúc, dập nóng, hàn, rèn, cán, ép, kéo…

Công nghệ gia công phôi: gồm các hoạt động tiện, phay, mài, cắt gọt, bào…

Ngoài ra, còn một số công nghệ khác sử dụng trong quá trình gia công cơ khí như gia công bằng sóng siêu âm, gia công ằng chùm điện tử, gia công bằng tia lửa điện.

3. Các sản phẩm cơ khí mà Tân Phát có thể gia công được Gia công cơ khí Tân Phát

Hiện nay, chúng tôi sản xuất gia công tốt các đơn hàng cơ khí chính như sau:

Kẹp xà gồ

Phụ kiện ngành giáo (cùm giáo, khóa giáo)

Phụ kiện ống thép luồn dây (dây đai thép, hộp nối ống..)

Phụ kiện đường dây hạ thế(kẹp xiết cáp, đai treo cáp, tấm móc treo ốp cột..)

Thang máng cáp

Lông đền, cong vênh, long đen

Đai treo ống

Giàn phơi thông minh

Dây xích chó, mèo các loại

Nhiều loại sản phẩm cơ khí, kim khí khác theo yêu cầu

Để báo giá gia công sản phẩm cơ khí, kim khí hoàn chỉnh Quý khách hàng vui lòng cung cấp cho cơ khí Tân Phát một số thông tin sau:

– Thông tin về sản phẩm: tên sản phẩm, mẫu mã và số lượng, kích thước.

– Bản vẽ kỹ thuật mô tả sản phẩm (nếu có)

– Yêu cầu về chất liệu, quy cách bao gói

– Thời gian, địa điểm giao hàng

Cần thêm bất kỳ thông tin gì về gia công khoá giáo, long đen hay yêu cầu sản xuất cơ khí theo yêu cầu, bạn hãy gọi ngay hotline Mr Cương 0989154272 để được hỗ trợ tốt nhất.

Thuyết Động Học Phân Tử Chất Khí, Cấu Tạo Chất, Khí Lý Tưởng Là Gì

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của chất, nội dung của thuyết động học phân tử chất khí. Qua đó vận dụng trả lời một số câu hỏi và bài tập để nắm vững nội dung lý thuyết.

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử;

– Các phân tử chuyển động không ngừng;

– Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

* Các vật có thể giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do giữa các phân tử cấu tạo nên vật đồng thời có lực hút và lực đẩy. Độ lớn của những lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa các phân tử.

– Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực hút nhỏ hơn lực đẩy.

– Khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy.

– Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn (lớn hơn nhiều lần kích thước phân tử) thì lực tương tác giữa chúng coi như không đáng kể.

– Ở thể rắn, các phân tử ở gần nhau (khoảng cách giữa các phân tử chỉ vào cỡ kích thước của chúng). Lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Vì thế, các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí

* Thuyết động học phân tử chất khí ra đời vào những năm đầu của thế kỉ XVIII, nội dung cơ bản như sau:

Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng rẽ, có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

– Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

– Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình.

* Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể, nhưng vô số phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình.

– Khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm.

III. Bài tập về cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

– Các phân tử chuyển động không ngừng.

– Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

– Loại phân tử,

– Tương tác phân tử

– Chuyển động phân tử

* Ở thể khí các nguyên tử, phân tử ở xa nhau.

– Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu nên các nguyên tử, phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Do đó, chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. Chất khí luôn chiếm loàn bộ thể tích của bình chứa và có thể nén được dễ dàng.

* Ở thể rắn, các nguyên tử, phân tử ở gần nhau.

– Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các nguyên tử, phân tử này ở các vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. Do đó các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

* Thể lỏng được coi là trung gian giữa thể khí và thể rắn.

– Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí nên giữ được các nguyên tử, phân tử không chuyển động phân tán ra xa nhau. Nhờ đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên, lực này chưa đủ lớn như trong chất rắn để giữ các nguyên tử, phân tử ở những vị trí xác định. Các nguyên tử, phân tử ở thể lỏng cũng dao động xung quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển. Do đó chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của bình chứa nó.

+ Loại phân tử: đều giống nhau (cùng một chất)

+ Tương tác phân tử: chất khí < chất lỏng < chất rắn

+ Chuyển động phân tử:

– Chất khí: tự do, hỗn loạn

– Chất lỏng: chuyển động xung quanh các vị trí cố định trong thời gian ngắn rồi chuyển vị trí khác.

– Chất rắn: chuyển động xung quanh vị trí cố định.

– Định nghĩa: Khí lý tưởng là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm với nhau.

* Bài 5 trang 154 SGK Vật Lý 10: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng

B. Giữa các phân tử có khoảng cách

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

* Chọn đáp án: C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

– Theo thuyết động học phân tử: Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

A. Chỉ có lực hút

B. Chỉ có lực đẩy

C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

* Chọn đáp án: C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

– Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn đẩy.

* Bài 7 trang 155 SGK Vật Lý 10: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn

B. Chuyển động không ngừng

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

* Chọn đáp án: D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

– Giữa các phân tử có tồn tại lực hút; Ví dụ: Để 2 giọt nước tiếp xúc nhau, chúng bị lực hút vào nhau nhập thành một giọt.

– Giữa các phân tử tồn tại lực đẩy; Ví dụ: Cho chất khí vào một xilanh rồi đẩy pittông nén lại. Ta chỉ nén khối khí đến một thể tích nào đó thôi vì khi đó lực đẩy giữa các phân tử là rất lớn, chống lại lực nén của pittông.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Khí Chế Tạo Là Gì? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!