Bạn đang xem bài viết Cơ Chế Bảo Vệ Tự Nhiên Của Cơ Thể Với Mầm Bệnh (Vi Khuẩn, Virus, Nấm,..) được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hệ miễn dịch tự nhiên giúp tiêu diệt mầm bệnh từ cấp độ tế bào tới cấp độ mô. Miễn dịch tự nhiên chia thành đặc hiệu và không đặc hiệu. Sự bảo vệ này dù hoàn hảo đến đâu cũng không theo kịp với sự biến đổi của vi sinh vật. Sử dụng một chất sát khuẩn tương tự hệ miễn dịch tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể với mầm bệnh.
( vi khuẩn, virus, nấm, bào tử,… ) là những vi sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người.
Nhiễm vi sinh vật là tình trạng một loại vi sinh vật xâm nhập và nhân lên một cách nhanh chóng trong cơ thể con người.
Bệnh do vi sinh vật là tình trạng một cơ quan, bộ phận bị rối loạn hoặc mất chức năng do vi Nhiễm vi sinh vật.
Không phải lúc nào nhiễm vi sinh vật cũng phát triển thành bệnh.
Đường hô hấp (miệng và mũi), ví dụ như virus cúm gây bệnh cúm
Đường tiêu hóa (niêm mạc tiêu hóa: dạ dày, ruột, … ), ví dụ Vibrio cholerae gây bệnh tả
Đường tiết niệu – sinh dục, ví dụ Escherichia coli gây viêm bàng quang
Vết thương hở trên da, ví dụ Clostridium tetani gây uốn ván
Vượt qua được hàng rào bảo vệ bên ngoài như niêm mạc, da, …
Tới được mô đích mà vi sinh vật hướng tới (Phổi, não, tim, cơ quan sinh dục,da,…)
Lấy được chất dinh dưỡng từ tế bào cơ thể người.
Nhân lên được một cách nhanh chóng
Không bị hệ thống các tế bào miễn dịch tự nhiên đánh bại. Một số tế bào tham gia miễn dịch tự nhiên như ( đại thực bào, tế bào bạch cầu đa nhân và đơn nhân, tế bào lympho, …)
2. Cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể với mầm bệnh
Cơ thể có hai cách chính để tự bảo vệ mình khỏi mầm bệnh. Miễn dịch tự nhiên không đặc hiệu và miễn dịch tự nhiên đặc hiệu. Hai loại miễn dịch này bổ trợ lẫn nhau để cơ thể có thể chống trọi với hàng trăm loại vi sinh vật mà cơ thể phải tiếp xúc hàng ngày.
Phản ứng miễn dịch tự nhiên có trên toàn bộ cơ thể con người. Mỗi tế bào đóng vai trò một chiến binh diệt vi sinh vật.
Miễn dịch ở cấp độ tế bào . Trong mỗi tế bào có chứa một loại protein phát hiện thành phần lạ trong vi sinh vật. Các protein cảm biến này nhận diện các protein và axit nucleic của vi sinh vật. Sau đó kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Sau khi tế bào bị nhiễm cảm nhận được mầm bệnh xâm nhập, chúng tiết cytokine và chemokine. Cytokine là các phân tử thông báo tình trạng nhiễm khuẩn cho các tế bào lân cận.
Miễn dịch ở cấp độ mô, nhiễm trùng thường biểu hiện dưới dạng viêm. Các dấu hiệu viêm điển hình bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau. Dần dần mô sẽ bị mất chức năng. Mỗi tế bào trong mô đều chiến đấu để tiêu diệt vi sinh vật.
Các chemokine là các phân tử thu hút các tế bào miễn dịch đặc hiệu đến vị trí nhiễm trùng này. Tế bào miễn dịch đặc hiệu như tế bào đa nhân trung tính, đại thực bào,…
Đại thực bào, bạch cầu trung tính phá hủy tế bào vi sinh vật sau khi được gọi đến bằng chemokine. Chúng tiết ra các chất có tính oxy hóa cao như HClO, ClO*, … phá vỡ màng vi sinh vật. Những chất oxy hóa cao này tiếp tục phá hủy protein và ADN trong nhân của vi sinh vật.
Kháng nguyên được định nghĩa là các tế bào vi sinh vật lạ. Đặc biệt, các vi sinh vật lạ này đã từng xâm nhập vào cơ thể trước đó. Chúng bị tiêu diệt và được lưu lại đặc điểm trong các tế bào miễn dịch có khả năng nhớ.
Những tế bào lympho nhớ sinh ra kháng thể mỗi khi có kháng nguyên xâm nhập cơ thể. Phức hợp kháng nguyên – kháng thể lắng đọng, hoạt hóa bạch cầu và đại thực bào đến tiêu diệt một cách nhanh chóng.
3. Vi sinh vật tiến hóa là mối nguy hiểm đe dọa loài người
Mầm bệnh sẽ không chịu đầu hàng trước hệ thống miễn dịch của con người. Chúng phát triển và tiến hóa không ngừng. Phản ứng miễn dịch của con người dù có hoàn hảo đến mấy cũng không bắt kịp với biến đổi của vi sinh vật.
Nếu sau khi nhiễm mầm bệnh, cơ thể sinh ra các cytokine để thông báo cho các tế bào lân cân. Vi sinh vật tiến hóa để ức chế sự sinh sản cytokine của cơ thể con người.
Khi không có cytokine, các tế bào trong mô không thể liên lạc với nhau. tình trạng nhân lên không ngừng của vi sinh vật không được thông báo. Vi sinh vật sẽ nhân lên với tốc độ và mức độ cao hơn khó kiểm soát.
Bên cạnh đó, vi sinh vật thay đổi cấu trúc vỏ. Khiến các tế bào miễn dịch nhớ không nhận ra chúng. Hoạt động miễn dịch tự nhiên đặc hiệu không thể xảy ra.
Mô có thể mất hoàn toàn chức năng khi cơ thể không ngăn chặn được sự phát triển quá mức của mầm bệnh. Tử vong sẽ xảy ra nếu như mô đó đảm nhận nhiệm vụ quan trọng như hô hấp hay tuần hoàn.
Khi sự nhân lên của vi sinh vật là quá lớn, hệ thống miễn dịch tự nhiên đáp ứng bằng cách sinh quá nhiều cytokine. Dù cytokine được sinh ra để kiểm soát sự nhân lên của vi sinh vật. Nhưng cytokine quá mức gây “bão cytokine” làm tổn thương chính tế bào lành của cơ thể.
4. Dizigone – Tiêu diệt mầm bệnh tương tự hệ miễn dịch tự nhiên – Không gây đề kháng
Hệ miễn dịch tự nhiên sẽ không thể hoàn toàn bảo vệ cơ thể khi mùa dịch bùng phát. Rất nhiều vi sinh vật có thể tấn công con người từ mọi phía. Để tăng cường khả năng tiêu diệt mầm bệnh hiệu quả, nên sử dụng một dung dịch sát khuẩn có cơ chế tương tự hệ miễn dịch tự nhiên hỗ trợ vai trò hệ miễn dịch.
Dung dịch sát khuẩn phải đảm bảo không gây đề kháng sau khi dử dụng. Vi sinh vật không được có cơ hội tiến hóa, không thay đổi cấu trúc, không thay đổi gen.
Dizigone là một dung dịch kháng khuẩn ion. Dung dịch này sản xuất theo công nghệ chuẩn châu Âu. Ứng dụng dòng điện một chiều đi qua nước muối loãng sinh ra những phân tử có tính oxy hóa cao.
Những phân tử có tính oxy hóa cao như HClO, ClO*,… là sản phẩm sau quá trình điện phân. Đây cũng chính là chất do đại thực bào, bạch cầu đa nhân trung tính tiết ra để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh. Hơn nữa, nồng độ các chất oxy hóa này trong Dizigone còn cao hơn do đại thực bào tiết ra.
Sử dụng Dizigone là một biện pháp hữu hiệu giúp bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cơ thể. Dizigone giúp tiêu diệt vi sinh vật một cách nhanh và mạnh.
Thời gian diệt vi sinh vật của Dizigone chỉ trong vòng 30 giây. Hiệu lực diệt vi sinh vật là 100 % trong thử nghiệm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ. Với thời gian và hiệu lực vượt trội, vi sinh vật bị tiêu diệt không kịp sinh đề kháng.
Xem thông tin về dung dịch Dizigone
Từ bao đời nay, cuộc chiến đấu giữa con người với mầm bệnh chưa bao giờ hết khốc liệt. Nhiều đại dịch làm tử vong hàng triệu người gây ra do những mầm bệnh nhỏ bé. Hệ miễn dịch tự nhiên giúp cơ thể chống trọi lại được với vi sinh vật gây bệnh. Sử dụng thêm dung dịch sát khuẩn Dizigone giúp tiêu diệt mầm bệnh, bổ trợ hệ miễn dịch.
Bệnh Tự Miễn: “Nội Chiến” Trong Cơ Thể
Sự tự miễn (autoimmunity) xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể lại tấn công vào các mô của chính cơ thể đó. Cần biết rằng sự tự miễn khác xa với sự dị ứng (allergy). Trong sự dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những phần tử lạ xâm nhập vào cơ thể như phấn hoa, bụi bặm.
Gây nên nhiều bệnh nghiêm trọng
Sự tự miễn sẽ dẫn đến hậu quả là sự hủy diệt các mô, tế bào của chính cơ thể mà hệ miễn dịch đã tấn công vào và sẽ gây nên những chứng bệnh vô cùng nghiêm trọng. Sự tự miễn có thể tác động vào nhiều mô cùng một lúc gây nên bệnh lupus, hoặc chỉ tác động vào từng cơ quan riêng lẻ gây ra các bệnh của tuyến giáp. Bệnh tự miễn có thể gây ra trên 80 tình trạng bệnh (conditions) khác nhau.
Các nhà y học tố cáo chính lối sống hiện đại là thủ phạm gây ra bệnh tự miễn. Ngoài ra cũng cần phải kể đến các yếu tố di truyền. Bạn sẽ rất có khả năng mắc bệnh tự miễn nếu như người thân của bạn đã từng “dính”. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng di truyền cùng tình trạng bệnh, ví dụ nếu người thân của bạn bị các bệnh về tuyến giáp thì bạn vẫn có thể sẽ mắc bệnh lupus.
Bệnh bướu cổ – một trong những hậu quả của bệnh tự miễn. Các yếu tố gây bệnh
Y học hiện đại đã “chỉ mặt điểm tên” năm thủ phạm “thù trong giặc ngoài” đã nhúng tay vào quá trình tự miễn:
1. Thiếu hụt vitamin D: Vitamin D là một “biên tập viên” của hệ miễn dịch. Vitamin D sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại ung thư, ngăn ngừa sự nhóm họp của những “thành phần phản động” trong hệ miễn dịch. Vitamin D được cơ thể tổng hợp nhờ vào ánh sáng mặt trời. Những quốc gia ở vĩ độ cao như Canada và New Zealand có tần suất người mắc bệnh tự miễn cao nhất thế giới. Để chắc ăn rằng bạn không bị thiếu vitamin D thì lượng vitamin D có trong máu khi đem xét nghiệm cần phải đạt ở con số 100-150 pg/ml.
2. Nhiễm trùng: Nhiễm trùng sẽ làm ngòi nổ cho một số bệnh tự miễn, chẳng hạn như sốt thấp khớp, viêm cột sống… Trong sự viêm nhiễm, các tế bào của chính cơ thể lại “na ná” như vi trùng, vì vậy hệ miễn dịch lại “khôn nhà dại chợ”, thay vì đánh vi trùng lại đi tiêu diệt “người nhà”.
3. Xáo trộn vi khuẩn đường ruột: Có hàng tỉ tỉ vi khuẩn sống ở trong ruột có vai trò điều hòa hệ miễn dịch. Trong vài thập niên gần đây, màng nhầy ruột của chúng ta đang “la làng” vì hậu quả sử dụng kháng sinh bừa bãi và sử dụng thuốc ngừa thai vô tội vạ. Phong trào làm ốm cũng là kẻ tòng phạm. Sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng sẽ dẫn đến các chứng tự miễn và các rối loạn miễn dịch.
4. Hội chứng rò ruột: Một khi hệ vi khuẩn đường ruột bị xáo trộn, sự tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, đồng thời màng nhầy ruột sẽ bị tổn hại. Hàng rào phân cách ruột và máu bị hóa giải. Các phần tử thức ăn sẽ thừa cơ hội từ ruột ngao du vào máu và tạo “gánh nặng” cho hệ miễn dịch. Từ đó hệ miễn dịch “nổi quạu” dẫn đến sự tự miễn.
5. Ô nhiễm môi trường: Bệnh tự miễn, nhất là bệnh lupus, ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn khi môi trường sống bị ô nhiễm. Những “tội phạm môi trường” nổi danh nhất là thủy ngân, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, bao nylon… Những hóa chất này gây tổn hại một cách trực tiếp lên hệ miễn dịch. Bệnh tự miễn gây ra trong trường hợp này là do các mô của cơ thể bị tổn hại và bị biến đổi đến nỗi hệ miễn dịch “nhìn không ra”. Nơi đáng thương nhất chính là tuyến giáp vì chúng phải hứng chịu độc chất môi trường nhiều nhất, từ đó gây nên những rối loạn về tuyến giáp. Hiện có “lai rai” khoảng 30.000 hóa chất độc hại đang được sử dụng và chưa bao giờ chúng được thử nghiệm xem tác hại của chúng như thế nào nếu đem sử dụng lâu dài.
Bệnh tự miễn cũng “phân biệt giới tính”
Có đến 79% bệnh nhân tự miễn là nữ giới. Một trong những nguyên nhân để bệnh tự miễn “phân biệt giới tính” là hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị thay đổi trong thời gian mang thai. Trong thai kỳ, những tế bào phôi thai có thể di cư vào cơ thể mẹ và “bám trụ” ở đó hàng thập niên. Những tế bào di cư này giúp cơ thể người mẹ kháng lại một số bệnh tật, tuy nhiên chúng cũng trở nên “nghịch tử”, làm cho cơ thể người mẹ mắc chứng tự miễn.
DS NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG
Cơ Chế Và Tác Động Của Oxy Hóa Đối Với Cơ Thể, Bạn Đã Biết?
Cơ chế và tác động của oxy hóa đối với cơ thể, bạn đã biết?
Bạn đã nghe nhiều đến oxy hóa và chất chống oxy hóa nhưng lại không biết quá trình này diễn ra trong cơ thể như thế nào, có tác động xấu với cơ thể ra sao. Cùng Thế Giới Điện Giải tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Quá trình chống oxy hóa diễn ra như thế nào?
1. Hệ thống cân bằng trong cơ thể
Trong cơ thể con người luôn tồn tại theo hệ thống cân bằng giữa quá trình tạo ra các gốc tự do (quá trình oxy hóa) và quá trình sản sinh ra các chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi chất – các tác nhân bên trong (nội sinh) hoặc tác nhân từ bên ngoài (ngoại sinh) như môi trường bị ô nhiễm, chất phóng xạ, tia tử ngoại… làm cho hệ thống cân bằng bị thay đổi, làm gia tăng các gốc tự do và giảm các chất chống oxy hóa dẫn đến việc phá hủy các đại phân tử của tế bào gây ra các loại bệnh tật.
2. Tổng quan về quá trình oxy hóa
Oxy hóa là quá trình xảy ra phản ứng hóa học, trong đó các electron được chuyển sang chất oxy hóa hình thành nên gốc tự do. Sự gia tăng các gốc tự do trong cơ thể sinh ra các phản ứng dây chuyền phá hủy tế bào.
2.1. Gốc tự do là gì?
Theo định nghĩa, gốc tự do có tên tiếng Anh là Free Radical là phân tử với một điện tử độc lập, chưa tạo thành cặp hoặc một số lẻ điện tử. Nguyên tử được xem là phần nhỏ nhất, cơ bản nhất tạo nên vật chất và một nguyên tử gồm một hạt nhân cùng các electron (e-) bay xung quanh theo quỹ đạo giống như các hành tinh bay quanh Mặt trời.
Thông thường, các phân tử bao gồm các nhóm nguyên tử được gắn kết với nhau bởi hoạt động của các cặp electron. Tuy nhiên, trong quá trình phản ứng hóa học, một e- bị kéo ra khỏi chỗ cố hữu của nó khiến phân tử bị mất e- trở thành gốc tự do và có xu hướng đi cướp e- của phân tử khác. Điển hình như các mảnh phân tử (.OH, .CH3), phân tử ( •NO2, •NO, CO2• ), nguyên tử tự do (.Cl, Br…) hay ion (O2•).
Các nguyên tử mất điện tử tạo thành gốc tự do
Vào năm 1954, Denham Harman – bác sĩ của trường Đại học Berkeley, California là nhà khoa học gia đầu tiên nhận ra sự hiện hữu của gốc tự do trong cơ thể với nguy cơ gây ra những tổn thương nguy hiểm cho tế bào, trong khi trước đó, người ta cho là gốc này chỉ có ở ngoài cơ thể.
2.2. Cơ chế quá trình oxy hoá
Trong cơ thể con người, phản ứng oxy hoá sẽ tạo nên các gốc tự do. Các gốc tự do chỉ hình thành khi các mối liên kết yếu ớt bị tách rời mà thông thường, các mối liên kết e- không tách rời lẻ loi, không có cặp. Do bị mất điện tử e- nên gốc tự do rất không ổn định, có xu hướng chiếm đoạt điện tử từ các cấu trúc lân cận, tạo ra hàng loạt gốc tự do mới.
Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền từ phân tử này đến phân tử khác gây tổn thương lớn đến màng tế bào, các phân tử protein và ngay cả ADN… làm biến đổi, rối loạn chức năng và làm tổn hại, thậm chí là gây chết tế bào. Gốc tự do thường hoạt động độc lập nên dễ dàng tấn công vào các phân tử tạo ra phân tử mới, gốc mới và gây ra phản ứng dây chuyền:
R• + R1H R•1 + RH R•1 + R2- R R•3 + R1- R2
Khi còn trẻ, cơ thể bạn còn khỏe mạnh, có thể trấn áp được các gốc tự do nhưng khi tuổi cao, bạn dễ bị gốc tự do lấn át, tấn công gây ra nhiều nguy hại gấp nhiều lần so với người trẻ. Ngoài ra, nếu khoogn được kiềm chế và kiểm soát, các gốc tự do còn gây ra nhiều bệnh lý khác nhau như xơ cứng động mạch, ung thư làm giảm trí tuệ, làm suy yếu hệ thống miễn dịch gây dễ bị nhiễm trùng hoặc teo cơ quan bộ phận người cao niên.
Gốc tự do sẽ phá rách màng tế bào khiến chất dinh dưỡng bị thất thoát làm tế bào không thể tăng trưởng dẫn đến chết dần. Gốc tự do tạo ra chất lipofuscin tích tụ dưới da dễ khiến da bị thâm sạm, bị nám hoặc tàn nhang. Nó còn ngăn cản, tiêu hủy sự tổng hợp các phân tử enzyme trong tế bào, chất đạm, đường bột hoặc mỡ. Chưa kể, gốc tự do còn gây đột biến gene ở ADN, ARN hay ở nhiễm sắc thể. Nó làm chất elastin và collagen mấy đi đàn tính dẻo dai khiến da nhăn nheo, nhiều viết nhăn nheo hơn và cơ khớp cứng nhắc.
Theo các nhà nghiên cứu, các gốc tự do hủy hoại tế bào theo diễn tiến từ oxy hóa màng tế bào gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí rồi tấn công các ty lập thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng, sau cùng bằng cách oxy hóa, chúng làm suy yếu kích thích tố, enzym khiến cơ thể không thể tăng trưởng được.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng không phải gốc tự do nào cũng phá hoại, nhiều loại cũng có ích trong việc cung cấp năng lượng, tạo ra chất màu melanine cần cho thị giác giúp sản xuất prostaglandins có công dụng tăng cường tính miễn dịch, ngừa nhiễm trùng, co bóp thịt, làm dễ dàng cho sự truyền đạt tín hiệu thần kinh, co bóp thịt.
2.3. Nguyên nhân của sự oxy hoá ở cơ thể người
Gốc tự do dễ dàng được tại ra bằng nhiều cách, từ những căng thẳng tinh thần, các bệnh lý trong cơ thể, mệt mỏi do ô nhiễm môi tường, tia phóng xạ, ánh nắng mặt trời, thuốc lá, dược phẩm, thực phẩm có màu tổng hợp, nước có nhiều chlorine và ngay cả oxygen…
Các gốc tự do là guyên nhân gây nên quá trình lão hóa trong cơ thể và nhiều bệnh tật khác
2.4. Hậu quả của sự oxy hoá
Trong cơ thể con người chứa nhiều loại gốc tự do, trong đó các gốc tự do nguy hiểm hơn cả là hydrogen peroxide, superoxide, ozonelipid peroxy nhất là hydroxyl radical – gốc tự do gây ra nhiều tổn thương. Gốc tự do được xem là “sát thủ giấu mặt” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn bệnh tật ở người. Theo thống kê của Y học hiện đại, sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau như tai biến mạch máo não, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, Alzheimer…
Mỗi ngày mỗi tế bào có nguy cơ hứng chịu khoảng 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày. Như vậy, trong suốt 70 năm cuộc đời, cơ thể sẽ phải liên tục chống chọi với 17 tấn gốc tự do.
– Gốc tự do có thể gây ra tổn thương cho tất cả các chất liệu và mô trong cơ thể như mô mỡ, đây là nơi bị tổn thương sớm nhất và thường gặp nhất vì đó là loại mô dễ bị oxy hóa. Các chuyên gia thường dùng thuật ngữ “sự peroxide hóa Lipid” để mô tả sự oxy hóa của mỡ trong cơ thể và sự oxy hóa này làm khởi phát chuỗi phản ứng liên tục trên mỡ.
– Gốc tự do gây tổn hại cho các acid nucleic cơ bản như cytosine, thymine, adenine và guanine – đều là những thành phần cơ bản cấu trúc DNA. Những tổn hại này làm cho DNA sao mã không chính xác theo các thông tin sinh học, đồng thời gây biến đổi DNA và hình thành tế bào ung thư.
– Gốc tự do làm tổn thương protein dẫn đến sự rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể như các protein collagen ở da gây tổn hại da, các enzyme (bản chất là protein) bị tổn thương. Enzyme tổn thương sẽ không hoạt động hiệu quả để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, enzyme này không được sửa chữa phục hồi do nồng độ các gốc tự do cao dẫn đến sự hình thành các bệnh lý và làm cơ thể lão hóa nhanh hơn.
2.5. Một số cơ chế chính mà các gốc tự do có thể sinh ung thư
Gây tổn thương DNA, gây đột biến tế phân tử, tế bào
Kích hoạt gen sinh ung, còn gọi là oncogene
Ức chế hệ miễn dịch cơ thể – bất hoạt hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể
Kích hoạt các chất sinh ung hoặc tiền sinh ung, khởi động những phản ứng hóa học có thể gây ung thư
Làm tổn thương màng tế bào và bất hoạt cơ chế nhận diện của cơ thể chống lại sự hình thành và phát triển của các tế bào bất thường
Sự oxy hoá gây nên nhiều bệnh cho cơ thể mà nguyên nhân sâu xa từ các gốc tự do. Một số bệnh thường gặp như:
Một số bệnh phổ biến do oxy hóa gây ra
Ở não như bệnh ung thư não, đau nửa đầu, thoái hoá thần kinh, đột quỵ
Ở mắt như bệnh thoái hoá võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hoá điểm vàng
Ở da như lão hoá da, viêm da, vẩy nến
Ở hệ miễn dịch như viêm nhiễm mãn tính, bệnh lupus, viêm đường ruột, các rối loạn tự miễn
Ở tim như xơ hoá cơ tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, cao huyết áp
Ở các mạch máu như tái hẹp lòng mạch, xơ vữa mạch máu, rối loạn chức năng tế bào nội mô, cao huyết áp
Ở phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi, hen phế quản, dị ứng
Ở thận như bệnh viêm cầu thận, thải ghép thận, thận mãn tính
Ở khớp như thoái hoá khớp, thấp khớp, viêm khớp vẩy nến
Đa cơ quan như bệnh tiểu đường, lão hoá, các bệnh mạn tính khác…
3. Hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ – Hydro
Tiến sĩ Ohta – bậc thầy trong ngành nghiên cứu phân tử Hydro, đến từ trường Đại học Y – Nippon (Nhật Bản) nới rằng lợi ích của phân tử Hydro đối với cơ thể con người gây tiếng vang không nhỏ và đã được chứng minh trong ngành y. Trong một nghiên cứu mang tính đột phá được công bố vào năm 2007, Tiến sĩ Ohta cho thấy rằng phân tử Hydro trung hòa ngay cả những gốc tự do nguy hiểm nhất (tế bào nhiễm bệnh) mà không hề gây hại cho con người. Điều này mang tới sự ngạc nhiên cho thế giới cùng các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về Hydro, về tính năng và tác dụng cụ thể mà phân tử mang lại.
Hydro trong nước ion kiềm có tác dụng loại bỏ các gốc tự do và chống oxy hóa hiệu quả
Trên thực tế, Hydro hòa tan trong cả dầu và nước, điều này phù hợp cho cấu tạo cơ thể người khi bên trong là nước và bên ngoài các tế bào là dầu. Vì vậy, với phân tử siêu nhỏ, Hydro đi vào cơ thể một cách dễ dàng. Ngay cả những tế bào bị suy yếu do gốc tự do, Hydro trung hòa triệt để và loại bỏ các gốc tự do gây bệnh hoặc gây lão hóa cho tế bào trong cơ thể người. Đặc biệt, Hydro không chỉ tiêu diệt các gốc tự do hiệu quả mà còn có thể phân biệt gốc tự do có lợi và có hại để loại bỏ chúng.
Hydro phân tử có 2 chức năng chính:
Kết hợp với các gốc oxy và trung hòa chúng ( khi H2 tiếp túc với O2 tạo thành nước)
Làm tăng các enzyme có lợi cho cơ thể và giảm triệt để các gốc oxy hóa
Hydro là vật chất có kích thước nhỏ nhất có thể dễ dàng thẩm thấu sâu vào từng tế bào để trung hòa, sửa chữa và làm sạch tế bào giúp tế bào khỏe mạnh hơn, trong khi các chất oxy hóa khác có kích thước quá lớn để có thể làm điều này. Ngoài ra, Hydro có khả năng hòa tan trong cả môi trường nước và dầu giúp nó trở thành phân tử duy nhất có thể xâm nhập được vào các tế bào, chống lại các gốc tự do và thậm chí là hoàn nguyên những tế bào hư hỏng.
Nước ion kiềm giàu Hydro được tạo ra từ máy điện giải ion kiềm là loại nước tốt cho sức khỏe giúp cơ thể chống lại các gốc tự do
Đây còn là chất chống oxy hóa an toàn và bền vững vì một số chất chống oxy hóa khác sau khi trung hòa gốc tự do lại có thể trở thành các gốc tự do vì thiếu điện tích. Tuy nhiên, Hydro khi kết hợp với Oxy trong cơ thể (H2+O) sẽ tạo thành nước và được đào thải an toàn ra ngoài. Đặc biệt, Hydro chỉ loại bỏ các gốc tự do có hại và thường giữ lại những gốc tự do cần thiết cho cơ thể.
Như vậy, qua bài viết bạn đã biết oxy hóa là gì, các cơ chế hoạt động và tác động của nó đối với cơ thể rồi phải không. Nếu bạn cần tìm một nguồn nước tốt cho sức khỏe và chứa nhiều chất chống oxy hóa nhưng không biết chọn loại nước nào thì có thể liên hệ hotline 028 777 33 999 hoặc 0909 192 102 để được tư vấn tận tâm.
Nguồn: Theo Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
Thế Giới Điện Giải
Vi Sinh Vật: Prokaryotic (Vi Khuẩn, Archaea), Eukarya, Virus Là Gì?
Vi sinh vật là gì?
Vi sinh vật được định nghĩa là những sinh vật đơn bào hay đa bào nhân sơ hoặc nhân thực. Chúng có kích thước rất rất nhỏ, chính vì thế chúng ta phải sử dụng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy vi sinh vật.
Lưu ý: Thuật ngữ vi sinh vật không tương đương với bất kỳ đơn vị phân loại nào trong phân loại khoa học. Vi khuẩn(bao gồm cả cổ khuẩn), virus, nấm, tảo, nguyên sinh động vật được coi là vinh sinh vật.
Vi sinh vật là một thuật ngữ rộng bao gồm việc nghiên cứu tất cả các loại vi sinh vật khác nhau.
Đặc điểm của Vi sinh vật
Hầu hết các vi sinh vật đều đơn bào và rất nhỏ để nhìn thấy như khái niệm mà tôi đã nói phía trên. Tuy nhiên, có một số vi sinh đơn bào có thể nhìn thấy bằng mắt thường, và một số sinh vật đa bào được nhìn thấy bằng kính hiển vi.
Một số đối tượng VSV có kích thước khoảng 100 micromet (µm), chúng ta có thể nhìn thấy mà không có kính hiển vi, nhưng hầu hết các vi sinh vật nhỏ hơn rất nhiều lần. Các tế bào vi khuẩn thường có kích thước khoảng 1 µm và vi rút có thể nhỏ hơn 10 lần so với vi khuẩn (Hình 1). Xem Bảng 1 cho các đơn vị độ dài được sử dụng trong vi sinh.
Vi sinh vật khác nhau không chỉ về kích thước, mà còn về cấu trúc, môi trường sống, sự trao đổi chất và nhiều đặc điểm khác. Trong khi chúng ta thường nghĩ: vi sinh vật thường là đơn bào, cũng có nhiều sinh vật đa bào quá nhỏ để có thể nhìn thấy mà không có kính hiển vi. Tuy nhiên một số vi khuẩn, chẳng hạn như vi-rút, thậm chí chỉ là tế bào.
Bạn có thể xem vi khuẩn hoặc vi-rút có kích thước nhỏ như thế nào so với các vật khác một cách trực quan nhất tại trang web: https://learn.genetics.utah.edu/content/cells/scale/
Phân loại Vi sinh vật
Vi sinh vật Prokaryotic – VSV nhân sơ
Vi khuẩn
Vi khuẩn được tìm thấy ở gần như mọi môi trường sống trên trái đất, kể cả trong và ngoài cơ thể người. Hầu hết vi khuẩn là vô hại hoặc hữu ích, nhưng một số vi khuẩn lại là mầm bệnh , gây bệnh ở người và các động vật khác. Hầu hết các vi khuẩn có thành tế bào chứa peptidoglycan.
Vi khuẩn thường được mô tả dưới hình dạng chung của chúng. Các hình dạng phổ biến bao gồm hình cầu (coccus), hình que (trực khuẩn), hoặc cong (xoắn ốc, spirochete hoặc vibrio). Hình dưới cho thấy các ví dụ về các hình dạng này.
Chúng có khả năng trao đổi chất và có thể phát triển trong nhiều môi trường và kết hợp các chất dinh dưỡng khác nhau. Một số vi khuẩn có khả năng quang hợp, chẳng hạn như cyanobacteria oxy và lưu huỳnh xanh anoxygenic và vi khuẩn nonsulfur xanh; những vi khuẩn này sử dụng năng lượng có nguồn gốc từ ánh sáng mặt trời, và cố định carbon dioxide để tăng trưởng. Các loại vi khuẩn khác là nonphotosynthetic, lấy năng lượng của chúng từ các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ trong môi trường của chúng.
Archaea là gì?
Archaea là danh pháp khoa học của vi khuẩn cổ hay cổ khuẩn. Chúng cũng là sinh vật đơn bào sinh vật đơn bào. Archaea và vi khuẩn có lịch sử tiến hóa khác nhau, cũng như sự khác biệt đáng kể về di truyền, con đường trao đổi chất, thành phần của thành tế bào và màng tế bào của chúng. Không giống như hầu hết các vi khuẩn, vách tế bào vòm của Archaea không chứa peptidoglycan, nhưng thành tế bào của chúng thường bao gồm một chất tương tự gọi là pseudopeptidoglycan. Giống như vi khuẩn, chúng được tìm thấy ở gần như mọi môi trường sống trên trái đất, ngay cả môi trường khắc nghiệt như: rất lạnh, rất nóng, rất cơ bản hoặc rất chua (Hình 3). Một số sinh vật sống trong cơ thể con người, nhưng không ai được chứng minh là mầm bệnh của con người.
Vi sinh vật nhân chuẩn – Eukarya ( VSV nhân thực)
Eukarya chứa tất cả các sinh vật nhân chuẩn, bao gồm các sinh vật nhân chuẩn đơn bào hoặc đa bào như kháng nguyên, nấm, thực vật và động vật. Đặc điểm xác định chính của sinh vật nhân chuẩn là các tế bào của chúng chứa một hạt nhân.
Sinh vật nguyên sinh – Protists
là sinh vật nhân chuẩn đơn bào không phải là thực vật, động vật hoặc nấm. Tảo và động vật nguyên sinh là những ví dụ.
Rong (số ít: alga) là những protists giống như thực vật có thể là đơn bào hoặc đa bào (Hình 4). Các tế bào của chúng được bao quanh bởi các thành tế bào làm bằng cellulose, một loại carbohydrate. Tảo là sinh vật quang hợp có khả năng thu nạp năng lượng từ mặt trời và giải phóng oxy và carbohydrate vào môi trường. Vì các sinh vật khác có thể sử dụng chất thải của chúng, nên tảo là một phần quan trọng của hệ sinh thái. Nhiều sản phẩm tiêu dùng chứa các thành phần có nguồn gốc từ tảo, chẳng hạn như carrageenan hoặc axit alginic, được tìm thấy trong một số sản phẩm như kem, nước sốt xà lách, đồ uống, son môi và kem đánh răng. Một vai trò nổi bật trong phòng thí nghiệm vi sinh, Agar, một loại gel có nguồn gốc từ tảo, có thể được trộn lẫn với các chất dinh dưỡng khác nhau và được sử dụng để phát triển vi sinh vật trong một đĩa Petri.
Nấm cũng là sinh vật nhân chuẩn, một số loại nấm thì đa bào. Nấm không quang hợp, và các thành tế bào của chúng thường được tạo ra từ chitin hơn là cellulose.
Nấm men được tìm thấy trong nhiều môi trường khác nhau, từ biển sâu đến rốn của con người. Một số nấm men có lợi ích sử dụng, chẳng hạn như làm bánh mì tăng lên và đồ uống để lên men; nhưng nấm men cũng có thể làm thức ăn hư hỏng. Một số thậm chí gây bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm âm đạo và nấm miệng (Hình 6).
Giun sán – Helminths
Virus
Vi-rút là vi sinh vật dạng bào , có nghĩa là chúng không bao gồm các tế bào. Về cơ bản, một loại virus bao gồm các protein và vật liệu di truyền — hoặc DNA hoặc RNA, nhưng không bao giờ đồng thời chứa cả hai — chúng ở trạng thái “trơ” bên ngoài một sinh vật chủ. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp chúng vào một tế bào chủ, virus có thể lựa chọn các cơ chế tế bào của vật chủ để nhân lên và lây nhiễm sang các vật chủ khác.
Virus có thể lây nhiễm tất cả các loại tế bào, từ tế bào người sang tế bào của các vi sinh vật khác. Ở người, virus gây ra nhiều bệnh tật, từ cảm lạnh thông thường đến Ebola chết người (Hình 9). Tuy nhiên, nhiều virus không gây bệnh.
Nguồn dịch: lumenlearning
Bản dịch thuộc bản quyền của tác giả và Science Vietnam
Vui lòng ghi rõ nguồn và link bài viết khi sao chép
Cập nhật thông tin chi tiết về Cơ Chế Bảo Vệ Tự Nhiên Của Cơ Thể Với Mầm Bệnh (Vi Khuẩn, Virus, Nấm,..) trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!