Xu Hướng 10/2023 # Chương Ii: Bài Tập Định Luật Ôm Phương Pháp Điểm Nút # Top 19 Xem Nhiều | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chương Ii: Bài Tập Định Luật Ôm Phương Pháp Điểm Nút # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chương Ii: Bài Tập Định Luật Ôm Phương Pháp Điểm Nút được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chương II: Bài tập định luật Ôm phương pháp điểm nút

Chương II: Bài tập định luật Ôm phương pháp nguồn tương đương

Phương pháp hiệu điện thế, điểm nút giải bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu.

I/ Tóm tắt lý thuyết

II/ Bài tập định luật ôm cho đoạn mạch chứa nguồn, máy thu sử dụng phương pháp hiệu điện thế và định lý về nút mạch. Bài tập 1. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4V; r2 = 0,4Ω; R = 28,4Ω; UAB = 6V a/ Tính cương độ dòng điện trong mạch và cho biết chiều của nó b/ Tính hiệu điện thế UAC và UCB

Bài tập 2. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 2,1V; E2 = 1,5V; r1 = r2 = 0; R1 = R3 = 10Ω; R2 = 20Ω Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và qua các điện trở.

Bài tập 3. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = E2 = 6V; r1 = 1Ω; r2 = 2Ω; R1 = 5Ω; R2 = 4Ω Vôn kế chỉ 7,5V có điện trở rất lớn cực dương mắc vào điểm M Tính a/ Hiệu điện thế UAB b/ Điện trở R c/ Công suất và hiệu suất của mỗi nguồn

Bài tập 4. Cho mạch điện như hình vẽ

R = 10Ω; r1 = r2 = 1Ω ; RA = 0; khi dịch chuyển con chạy đến giá trị Ro số chỉ của ampe kế không đổi bằng 1A. Xác định E1; E2

E1 = 8V; r1 = 1,2Ω; E2 = 4V; r2 = 0,4Ω; R = 28,4Ω, UAB = 6V a/ Tính cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và cho biết chiều của nó. b/ cho biết mchj điện này chứa nguồn điện nào và chứa máy thu nào, tại sao? c/ Tính hiệu điện thế UAC và UCB

Bài tập 6. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 12V; r1 = 1Ω; E2 = 6V; r2 = 2Ω; E3 = 9V; r3 = 3Ω; R1 = 4Ω; R2 = 2Ω; R3 = 3Ω. Tính UAB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Bài tập 7. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 10V; r1 = 0,5Ω; E2 = 20V; r2 = 2Ω; E3 = 13V; r3 = 2Ω; R1 = 1,5Ω; R3= 4Ω a/ Tính cường độ đòng diện chạy trong mạch chính b/ Xác định số chỉ của vôn kế

Bài tập 8. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 1,9V; r1 = 0,3Ω; E2 = 1,7V; r1 = 0,1Ω; E3 = 1,6V; r3 = 0,1Ω. Ampe kế A chỉ số 0. Tìm R và các dòng điện. Coi rằng điện trở của ampe kế không đáng kể, điện trở vôn kế vô cùng lớn.

Bài tập 9. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 12V; r1 = 1Ω; E2 = 6V; r2 = 2Ω; E3 = 9V; r3 = 3Ω; R4 = 6Ω; R1 = 4Ω; R2 = R3 = 3Ω Tính hiệu điện thế giữa AB

Bài tập 10. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 3V; r = 0,5Ω; R1 = 2Ω; R2 = 4Ω; R4 = 8Ω; R5 = 100Ω. Ban đầu K mở và ampe kế I = 1,2A coi RA = 0 a// Tính UAB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. b/ Tìm R3 và UMN c/ Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính và mỗi nhánh khi K đóng.

Bài tập 11. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 =3V; E2 = 1,5V; r1 = 1Ω; r2 = 1,5Ω; R là biến trở; Đ(3V-3W), RV = ∞. a/ Tìm R để vôn kế chỉ số 0, khi này đèn có sáng bình thường không. b/ Cho R tăng dần từ giá trị tính được ở câu a, khi đó độ sáng của đèn và số chỉ của vôn kế thay đổi như thế nào?

Bài tập 12. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 20V; E2 = 32V; r1 = 1Ω; r2 = 0,5Ω; R = 2Ω. Tìm cường độ dòng điện trong mỗi nhánh

Bài tập 13. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 80V; R1 = 30Ω; R2 = 40Ω; R3 = 150Ω; R + r = 48Ω, ampe kế chỉ 0,8A; vôn kế chỉ 24V 1/ Tính điện trở RA của ampe kế và điện trở RV của vôn kế. 2/ Khi chuyển R sang song song với đoạn mạch AB. Tính R nếu a/ Công suất tiêu thụ trên điện trở mạch ngoài cực đại b/ Công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt cực đại

Bài tập 14. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 24V; cac vôn kế giống nhau. 1/ Nếu r = 0 thì V1 chỉ 12V a/ chứng tỏ các vôn kế có điện trở hữu hạn. b/ Tính số chỉ trên V2 2/ Nếu r khác 0, tính lại sô chỉ các vôn kế, biết mạch ngoài không đổi và tiêu thụ công suất cực đại.

Chương Ii: Bài Tập Định Luật Ôm Cho Toàn Mạch

Chương II: Bài tập định luật Ôm cho toàn mạch

Chương II: Bài tập định luật Ôm, xác định giá trị cực đại

Bài tập định luật Ôm cho toàn mạch. Các dạng bài tập định luật Ôm cho toàn mạch. Phương pháp giải bài tập định luật Ôm cho toàn mạch chương trình vật lý phổ thông lớp 11 cơ bản nâng cao.

Dạng bài tập định luật Ôm cho toàn mạch cơ bản Công thức định luật Ôm cho toàn mạch

Trong đó:

Eb: suất điện động của bộ nguồn điện (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn điện (Ω)

R: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

U=IR=Eb – Irb: điện áp (hiệu điện thế) của mạch ngoài hoặc độ giảm điện thế của mạch ngoài (V)

I.rb: độ giảm điện thế của mạch trong (V)

II/Bài tập định luật Ôm cho toàn mạch Bài tập 1. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Tính suất điện động của nguồn và cường độ dòng điện trong mạch.

Bài tập 2. Khi mắc điện trở R1 = 5Ω vào hai cực của nguồn điện thì hiệu điện thế mạch ngoài là U1 = 10V, nếu thay R1 bởi điện trở R2 = 11Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài là U2 = 11V. Tính suất điện động của nguồn điện.

Bài tập 3. Khi mắc điện trở R = 10Ω vào hai cực của nguồn điện có suất điện động E = 6V thì công suất tỏa nhiệt trên điện trở là P =2,5W. Tính hiệu điện thế hai đầu nguồn điện và điện trở trong của nguồn điện.

Bài tập 4. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 9V, r = 1Ω; R1 = R2 = R3 = 3Ω; R4 = 6Ω a/ Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. b/ Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D. c/ Tính hiệu điện thế hai đầu nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện.

Bài tập 5. Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết E = 30V, r = 1Ω, R1 = 12Ω; R2 = 36Ω, R3 = 18Ω; RA = 0 a/ Tìm số chỉ của ampe kế và chiều dòng điện qua nó. Xác định hiệu suất của nguồn khi đó. b/ Đổi chỗ nguồn E và ampe kế (Cực dương của nguồn E nối với F). Tìm số chỉ và chiều dòng điện qua ampe kế. Xác định hiệu suất của nguồn khi đó.

Bài tập 6. Cho mchj điện như hình vẽ

E = 12V, r = 1Ω; R1 = R2 = 4Ω; R3 = 3Ω; R4 =5Ω a/ Tìm điện trở tương đương của mạch ngoài b/ Tìm cường độ dòng điện mạch chính và UAB c/ Tìm cường độ dòng điện trong mỗi nhánh và UCD

Bài tập 7. Để xác định vị trí chỗ bị chập của một dây đôi điện thoại dài 4km, người ta nối phía đầu dây với nguồn điện một chiều có suất điện động 15V và điện trở trong không đáng kể, một ampe kế có điện trở không đáng kể mắc trong mạch ở phía nguồn điện thì thấy đầu dây kia bị tách ra khi đó ampe kế chỉ 1A, nếu đầu dây kia bị nối tắt thì ampe kế chỉ 1,8A. Tìm vị trí chỗ bị hỏng và điện trở của phần dây bị chập. cho biết điện trở trên một đơn vị chiều dài là 1,25Ω/km

Bài tập 8. Cho mạch điện trong đó nguồn điện có điện trở trong r = 1Ω. Các điện trở của mạch ngoài R1 = 6Ω; R2 = 2Ω; R3 = 3Ω mắc nối tiếp nhau. Dòng điện chạy trong mạch là 1A. a/ Tính suất điện động của nguồn điện và hiệu suất của nguồn điện. b/ Tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài và nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài trong thời gian t = 20min.

Bài tập 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.

E = 4,5V; r = 1Ω; R1 = 3Ω; R2 = 6Ω a/ Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và các điện trở. b/ Công suất của nguồn, công suất tiêu thụ ở mạch ngoài, công suất hao phí và hiệu suất của nguồn.

Bài tập 10. Cho mạch điện như hình vẽ

Bài tập 11. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 12. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 13. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 14. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 15. Khi mắc điện trở R1 vào hai cực của một nguồn điện trở r = 4Ω thì dòng điện chạy trong mạch là 1,2A, khi mắc thêm một điện trở R2 = 2Ω nối tiếp với R1 vào mạch điện thì dòng điện chạy trong mạch là 1A. Tính suất điện động của nguồn điện và điện trở R1.

Bài tập 16. Mạch kín gồm nguồn điện E = 200V; r = 0,5Ω và hai điện trở R1 = 100Ω; R2 = 500Ω mắc nối tiếp. Một vôn kế mắc song song với R2 thì số chỉ của nó là 160V. Tính điện trở của vôn kế.

Bài tập 17. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 18. Cho mạch điện như hình vẽ

Bài tập 19. Cho mạch điện như hình vẽ

Bài tập 20. Cho mạch điện như hình vẽ

Bài tập 21. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 4,8V; r = 1Ω; R1 = R2 = R3 = 3Ω; R4 = 1Ω; RV = ∞; a/ Tìm số chỉ của vôn kế b/ Thay vôn kế bằng ampe kế. Tìm số chỉ ampe kế.

Bài tập 22. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V; r = 0,1Ω; R1 = R2 = 2Ω; R3 = 4Ω; R4 = 4,4Ω a/ Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở. b/ Tính hiệu điện thế UCD. Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài và hiệu suất của nguồn điện.

Bài tập 23. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 6V; r = 0,5Ω; R1 = R2 = 2Ω; R3 = R5 = 4Ω; R4 = 6Ω. Điện trở ampe kế không đáng kể a/ Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở. b/ Tìm số chỉ của ampe kế, tính công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài và hiệu suất nguồn điện.

Bài tập 24. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V; r = 0,5Ω. R1 = 4,5Ω; R2 = 4Ω; R3 = 3Ω. Tính số chỉ của ampe kế, công suất tỏa nhiệt của mạch ngoài, hiệu suất của nguồn điện khi a/ K mở b/ K đóng.

Bài tập 25. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 26. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 27. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 28. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 29. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 30. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 31. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 32. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 8V; r = 2Ω, R1 = 3Ω; R2 = 3Ω, điện trở ampe không đáng kể. a/ khóa k mở, di chuyển con chạy C người ta nhận thấy khi điện trở của phần AC của biến trở AB có giá trị 1Ω thì đèn tối nhất. Tính điện trở toàn phần của biến trở này. b/ mắc một biến trở khác thay vào chỗ của biến trở đã cho và đóng khóa K. khi điện trở của phần AC bằng 6Ω thì ampe kế chỉ 5/3A. Tính giá trị toàn phần của điện trở mới.

Bài tập 33. Cho mạch điện như hình vẽ.

r = 2Ω; Đ : 12V-12W; R1 = 16Ω; R2 = 18Ω; R3 = 24Ω. Bỏ qua điện trở ampe kế và dây nối. Điều chỉnh để đèn sáng bình thường và đạt công suất tiêu thụ cực đại. Tính Rb; E và tìm số chỉ ampe kế.

Bài tập 34. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V, r = 0; R1 = R2 = 100Ω; mA1; mA2 là các milimape kế giống nhau, V là vôn kế. Đóng k, vôn kế V chỉ 9V còn mA1 chỉ 60mA a/ Tìm số chỉ của mA2 b/ tháo R1; tìm các chỉ số của mA1; mA2 và V

Bài tập 35. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V; r = 2Ω a/ Cho R = 10Ω. Tính công suất tỏa nhiệt trên R, công suất của nguồn, hiệu suất của nguồn. b/ Tìm R để công suất trên R là lớn nhất. c/ Tìm R để công suất tỏa nhiệt trên R là 16W

Bài tập 36. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 24V, r = 6Ω, R1 = 4Ω. Giá trị biến trở R bằn bao nhiêu để a/ Công suất mạch ngoài lớn nhất. Tính công suất của nguồn khi đó. b/ Công suất trên R lớn nhất. Tính công suất này.

Bài tập 37. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V; r = 1Ω; R1 = 6Ω; R3 = 4Ω R2 bằng bao nhiêu để công suất trên R2 lớn nhất. Tính công suất này.

Bài tập 38. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mạch ngoài biến trở R. Điều chỉnh biến trở đến hai giá trị R1 và R2 thì thấy công suất tiêu thụ ứng với R1 và R2 là như nhau. chứng minh rằng R1R2 = r2

Bài tập 39. Cho mạch điện như hình vẽ.

r = 1Ω; R1 = 2Ω. Khi đóng và ngắt khóa K thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đều như nhau. Tìm R2.

Bài tập 40. Cho mạch điện kín gồm nguồn điện E = 12V, r = 1Ω, mạch ngoài là biến trở R. Điều chỉnh biến trở đến hai giá trị R1 và R2 thì thấy công suất tiêu thụ ứng với R1; R2 là như nhau bằng 18W. Xác định tích R1R2 và R1 + R2

Bài tập 41. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V; r = 5Ω; R1 = 3Ω; R2 = 6Ω, R là một biến trở. a/ R = 12Ω. Tính công suất tỏa nhiệt trên R. b/ Tìm R để công suất tỏa nhiệt trên nguồn lớn nhất. Tìm công suất đó. c/ Tính R để công suất tỏa nhiệt mạch ngoài lớn nhất. tìm công suất đó. d/ Tìm R để công suất tỏa nhiệt trên R là lớn nhất. Tìm công suất đó.

Bài tập 42. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 43. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 44. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 45. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 46. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 47. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 48. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 49. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 50. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 51. Cho mạch điện như hình vẽ.

Phương Pháp Giải Bài Tập Định Luật Ôm

I- PHƯƠNG PHÁP ĐIỂM NÚT

1. Biểu thức định luật ôm cho đoạn mạch AB

Trong đó:

+ IAB: cường độ dòng điện qua đoạn AB theo chiều A → B

+ EP: Suất điện động của nguồn phát (V)

+ Et: Suất điện động của nguồn thu (V)

+ rP: điện trở trong của nguồn phát (W)

+ rt: điện trở trong của nguồn thu (W)

+ RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (W)

2. Công thức hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB

Quy ước dấu:

+ Lấy + I nếu dòng I có theo chiều A → B, ngược lại lấy dấu -I

+ Khi đi từ A → B: gặp nguồn nào lấy nguồn đó, gặp cực nào lấy dấu của cực đó.

3. Định lý về nút mạnh (nơi giao nhau của tối thiểu 3 nhánh):

Tại một điểm nút ta luôn có:  

II- PHƯƠNG PHÁP NGUỒN TƯƠNG ĐƯƠNG

– Bộ nguồn tương đương mắc nối tiếp:

Eb = E1 + E2 + … + En

rb = r1 + r2 + … + rn

Có điện trở R ghép nối tiếp với nguồn (e, r) thì:

rb = r1 + r2 + … + R

Bộ nguồn tương đương của bộ nguồn gồm n nguồn mắc song song

Điện trở tương đương của bộ nguồn:

Giả sử chiều dòng điện qua các nguồn như hình vẽ (coi các nguồn đều là nguồn phát)

Tại nút A: I2 = I1 + … + In

Quy ước dấu:

Theo chiều ta chọn từ A → B:

+ Nếu gặp cực dương của nguồn trước thì e lấy (+)

+ Nếu gặp cực âm của nguồn trước thì e lấy (-)

+ Nếu tính ra Eb < 0 thì cực của nguồn tương đương ngược với điều giả sử.

+ Nếu tính ra I < 0 thì chiều giả sử dòng điện là sai, ta chọn chiều ngược lại.

Chương Ii: Bài Tập Định Luật Ôm Cho Mạch Chứa Tụ Điện

Chương II: Bài tập định luật Ôm cho mạch chứa tụ điện

Chương II: Bài tập định luật Ôm mạch chứa điện trở

Bài tập định luật Ôm cho mạch điện chứa tụ điện. Các dạng bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa tụ điện. Phương pháp giải bài tập định luật Ôm cho đoạn mạch chứa tụ điện chơng trình vật lý lớp 11 cơ bản, nâng cao.

I/ Tóm tắt lý thuyết.

1/ Định luật Ôm cho toàn mạch 2/ Các công thức tính điện dung của tụ điện

C: điện dung của tụ điện (F)

Q: Điện tích của tụ điện

Lưu ý: dòng điện không đổi không đi qua tụ điện nên có thể bỏ đi những đoạn mạch chứa tụ điện để mạch đơn giản hơn.

II/ Bài tập định luật Ôm cho mạch điện chứa tụ điện. Bài tập 1. Cho mạch điện như hình vẽ

E = 24V; r = 2Ω; R1 = R2 = 5Ω; C1 = 4.10-7F; C2 = 6.10-7F. 1/ Tính điện tích trên 2 bản của mỗi tụ điện khi a/ K mở b/ K đóng 2/ Tính số e và chiều dịch chuyển của nó qua khóa K khi K vừa đóng.

Bài tập 2. Cho mạch điện như hình vẽ

UAB = 12V, R = 15Ω; R1 = 5Ω; R2 = 10Ω; C1 = 2µF; C2 = 3µF 1/ Tính điện tích trên 2 bản tụ của mỗi tụ điện khi a/ K mở b/ K đóng 2/ Tính số e và chiều dịch chuyển của nó khi K vừa đóng.

Bài tập 3. Cho mạch điện như hình vẽ

C1 = C2 = C3 = C; R1 là biến trở; R2 = 600Ω; U = 120V. a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi tụ theo R1. Áp dụng với R1 = 400Ω. b/ Biếu hiệu điện thế giới hạn mỗi tụ là 70V. Hỏi R1 có thể thay đổi trong khoảng giá trị nào?

Bài tập 4. Cho mạch điện như hình vẽ

E1 = 6V; E2 = 9V; r1 = r2 = 0,5Ω; R1 = R3 = 8Ω; R4 = 0,5Ω; C1 = 0,5µF; C2 = 0,2µF; Đèn Đ: 12V – 18W; khi chưa mắc vào mạch tụ chưa tích điện. a/ Ban đầu khóa K mở, tính điện tích trên các tụ điện. b/ Đóng khóa K thì đèn Đ sáng bình thường. Tính R2 và tính lại điện tích trên các tụ khi đó.

Bài tập 5. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 6. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 12V; r = 2Ω; R1 = 1Ω; R2 = 2Ω; R3 =3Ω; C1 = 1µF; C2 = 2µF a/ Tính dòng điện chạy qua nguồn b/ Tính điện tích trên từng tụ điện

Bài tập 7. Cho mạch điện như hình vẽ.

Bài tập 8. Cho mạch điện như hình vẽ.

R1 = 20Ω; R2 = 30Ω; R3 = 10Ω; C1 = 20µF; C2 = 30µF; U = 50V a/ Tính điện tích các tụ điện khi K mở, K đóng. b/ Ban đầu K mở, tính điện lượng qua R3 khi K đóng.

Bài tập 9. Cho mạch điện như hình vẽ.

Ban đầu các khóa K đều mở, các tụ điện có cùng điện dung C và chưa tích điện. Các điện trở bằng nhau và bằng R. Nguồn điện có hiệu điện thế U. Đóng K1, sau khi các tụ đã tích điện hoàn toàn, mở K1 sau đó đóng đồng thời K2; K1. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi điện trở R. Xác định cường độ dòng điện qua các điện trở vào thời điểm mà hiệu điện thế trên hai bản của tụ ở giữa (tụ giữa hai điểm M, N) bằng U/10. Bỏ qua điện trở của dây nối và các khóa K.

Bài tập 10. Cho mạch điện như hình vẽ.

E1 = 6V; E2 = 3V, r1 = 1Ω; r2 = 1Ω; R1 = 4Ω; R2 = 2Ω, các tụ điện có điện dung C1 = 0,6µF; C2 = 0,3µF. Ban đầu K ngắt sau đó đóng K. a/ Tính số electron chuyển qua K khi K đóng, số electron ấy di chuyển theo chiều nào. b/ Tính hiệu điện thế giữa hai điểm D và N khi K ngắt và K đóng.

Bài tập 11. Cho mạch điện như hình vẽ.

U = 120V; C1 = 4µF, C2 = 1µF, C3 = 2µF; C4 = 3µF; C5 = 12µF. Tính điện tích của mỗi tụ điện và các điện lượng bị dịch chuyển qua các điện kế khi đóng khóa K.

Bài tập 12. Cho mạch điện như hình vẽ.

E1 = 6V; E2 = 3V; C1 = C2 = 0,1µF a/ Ban đầu K ngắt, xác định số điện tử chuyển qua khóa K khi K đóng. b/ Sau khi K đóng người ta lại ngắt K, tính điện tích trên các bản và hiệu điện thế giữa hai bản mỗi tụ điện. Biết rằng trước khi nối vào mạch, các tụ điện không mang điện.

Bài tập 13. Cho mạch điện như hình vẽ.

C = 2µF; R1 = 18Ω, R2 = 20Ω; E = 2V, r = 0. Ban đầu các khóa K1 và K2 đều mở. Bỏ qua điện trở của các khóa và dây nối. a/ Đóng khóa K1 (K2 vẫn mở) tính nhiệt lượng tỏa ra trên R1 sau khi điện tích trên tụ đã ổn định. b/ Với R3 = 30Ω, khóa K1 vẫn đóng, đóng tiếp K2, tính điện lượng chuyển qua điểm M su khi dòng điện trong mạch đã ổn định. c/ Khi K1; K2 đang còn đóng, ngắt K1 để tụ phóng điện qua R2 và R3. Tìm R3 để điện lượng chuyển qua R3 đạt cực đại và tính giá trị điện lượng cực đại đó.

Bài tập 14. Cho mạch điện như hình vẽ.

E1 = 6V; E2 = 9V; r1 = r2 = 0; R1 = R3 = 8µ; R4 = 1,5Ω, C1 = 0,5µF; C2 = 0,2µF, Đ(12V-18W). Khi chưa mắc vào mạch các tụ chưa tích điện. b/ Ban đầu khóa K ngắt, tính điện tích của các tụ điện b/ Đóng khóa K thì đèn sáng bình thường. Hãy tính R2, điện lượng chuyển qua R1 và nói rõ chiều của các electron.

Bài tập 15. Cho mạch điện như hình vẽ.

E = 6V; r=R3 =0,5Ω; R1 =3Ω; R2 = 2Ω; C1 = C2 = 0,2µF. Bỏ qua điện trở dây nối. a/ Tính số electron dịch chuyển qua khóa K và chiều dịch chuyển của chúng khi K chuyển từ mở sang đóng. b/ Thay khóa K bằng tụ C3 = 0,4µF. Tìm điện tích trên tụ C3 trong các trường hợp sau. + Thay tụ khi K đang mở + Thay tụ khi k đang đóng.

Bài tập 16. Cho mạch điện như hình vẽ.

E1 = 10V; r1 = 1Ω; E2; E = 6V; Ro = 6Ω; C = 0,1µF. a/ khi E2 = 8V; R = 2Ω + Tính cường độ dòng điện qua các nguồn E1; E2 và qua Ro + Ban đầu khóa K ở chốt (1) sau đó được chuyển sang chốt (2), tính điện lượng chuyển qua nguồn E và nhiệt lượng tỏa ra trên nguồn này khi điện tích trên tụ điện đã ổn định. b/ Với giá trị nào của E2 để khi thay đổi giá trị biến trở R, cường độ dòng điện qua nguồn E1 không thay đổi.

Bài tập 17. Cho mạch điện như hình vẽ

mỗi nguồn E = 7V; r = 1Ω; R1 = 16Ω; R2 = R3 = 10Ω; Đ(4V-1W); C = 2nF. Coi rằng vôn kế của điện trở của ampe kế không đáng kể, điện trở của vôn kế rất lớn. a/ Xác định cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. b/ Xác định số chỉ của vôn kế và ampe kế. c/ Xác định điện tích trên tụ.

Chương Ii:bài Tập Các Định Luật Newton

Chương II:Bài tập các định luật Newton

Chương II: Bài tập lực hấp dẫn

Bài tập ba định luật Newton, các dạng bài tập ba định luật Newton, phương pháp giải bài tập ba định luật Newton chương trình vật lý lớp 10 cơ bản nâng cao

Dạng bài tập ba định luật Newton cơ bản áp dụng công thức định luật II Newton

Trong đó

F: độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật (N)

m: khối lượng của vật (kg)

a: gia tốc của vật (m/s2)

độ lớn gia tốc của vật có thể được tính theo các công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều, chuyển động thẳng chậm dần đều

Lưu ý: để áp dụng được định luật II Newton hợp các lực tác dụng vào vật phải có độ lớn không đổi theo thời gian. Dạng bài tập ba định luật Newton chuyển động của vật chịu tác dụng của nhiều lực Công thức định luật II Newton tổng quát

Công thức định luật III Newton

Trong đó các lực thành phần có thể là

Phương pháp giải:

Phân tích các lực tác dụng vào vật

Viết biểu thức dạng véc tơ định luật II Newton

Chọn hệ qui chiếu, chiếu các lực thành phần lên hệ đó để tìm độ lớn (hoặc có thể tính độ lớn bằng cách ứng dụng nhanh kiến thức về toán véctơ cho vật lý)

Bài tập ba định luật Newton Bài tập 1. Lực không đổi tác dụng vào vật trong 0,6s làm vận tốc của vật giảm từ 8cm/s xuống 5cm/s. Tiếp tục giữ nguyên hướng và tăng độ lớn của lực tác dụng lên gấp đôi, xác định vận tốc của vật sau 2,2s.

Bài tập 2. Lực không đổi tác dụng vào vật m1 gây gia tốc 6m/s2; tác dụng vào vật m2 gây ra tốc 3m/s2. Tinh gia tốc của vật có khối lượng m1 + m2 chịu tác dụng của lực trên.

Bài tập 3. Vật 0,5kg đang chuyển với vận tốc 2m/s chịu tác dụng của hai lực, lực kéo FK và lực cản FC=0,5N vật chuyển động thẳng nhanh dần đều trên quãng đường 24m mất 4giây. a/ Xác định độ lớn của lực còn lại b/ Sau 24m, lực kéo biến mất thì vật sẽ dừng lại sau bao lâu?

Bài tập 4. Ô tô khối lượng 4 tấn tăng tốc chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau khi đạt vận tốc 54km/h ô tô đi thêm được 50m. Tính lực kéo của động cơ trong khoảng thời gian tăng tốc biết hệ số ma sát trượt của mặt đường 0,05; vận tốc ban đầu của ô tô là 18km/h. Lấy g=10m/s2 hỏi sau bao lâu từ lúc tăng tốc ô tô đạt vận tốc 72km/h, trong khoảng thời gian đó ô tô đi được quãng đường là bao nhiêu.

Bài tập 5. Tác dụng lực 4,5N không đổi theo phương ngang vào vật đang đứng yên có khối lượng 1500g. Hệ số ma sát trượt 0,2; g=10 m/s2 a) Sau 2 giây tính gia tốc, vận tốc của vật. b) Sau 2 giây ngừng tác dụng lực, tính quãng đường tổng cộng vật đi được trước khi dừng lại.

Bài tập 6. Vật khối lượng 1kg trượt trên mặt phẳng nghiêng AB góc 30o, hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng AB µ1=0,1; vật trượt từ A đến B rồi đến điểm C trên mặt phẳng nằm ngang thì dừng lại tính hệ số ma sát trượt trên mặt phẳng AC lấy g=10 m/s2. Biết AB=1m, BC=10,35m

Bài tập 7. Vật chuyển đang chuyển động với vận tốc 20m/s trượt lên dốc dài 100m cao 10m. Cho g=10 m/s2, hệ số ma sát trượt 0,05. a) Tính gia tốc khi vật lên dốc, vật có đi hết dốc không? nếu có tính khoảng thời gian vật đi hết dốc và vận tốc của vật tại đỉnh dốc. b) Các yếu tố khác không đổi, vận tốc ban đầu của vât là 15m/s thì quãng đường vật đi được là bao nhiêu. Tính vận tốc của vật tại chân dốc sau khi lên dốc rồi trượt trở lại chân dốc.

Bài tập 8. Một xe có khối lượng 100kg bắt đầu chuyển động trên đường ngang. Biết sau khi chạy được 200m thì đạt vận tốc 20m/s. a) Tính gia tốc của chuyển động. b) tính lực kéo của động cơ khi : +/ lực cản không đáng kể +/ lực cản là 100N c) Xe đang chạy với vận tốc trên thì tắt máy. Hỏi xe chạy thêm được đoạn đường bao nhiêu và sau bao lâu thì dừng lại ( Lúc này lực cản là 100N)

Bài tập 9. Ném thẳng đứng một quả bóng khối lượng 400 g xuống mặt sàn với vận tốc 4m/s. Quả bóng chịu tác dụng trong thời gian 0,1 s rồi nảy lại ngược chiều với cùng vận tốc. Tính độ lớn lực trung bình tác dụng lên vật trong thời gian đó.

Bài tập 10. Một vật có khối lượng m = 10kg, chịu tác dụng của lực kéo Fk và lực ma sát có hệ số ma sát µ=0,2. Lấy g = 10m/s2. Biết vật chuyển động nhanh dần trên mặt ngang không vận tốc đầu, sau khi đi được 100m vật đạt vận tốc 10m/s. Xác định lực kéo tác dụng lên vật trong hai trường hợp: a) Lực kéo có phương song song với mặt ngang. b) Lực kéo hợp với phương ngang một góc 300.

Bài tập 11. Một vật có khối lượng 4 kg, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc 3 m/s2. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc 2 m/s2. Tính khối lượng của vật đặt thêm vào.

Bài tập 12. Hai xe lăn có khối lượng m1 = 2 kg, m2 = 3 kg được đặt trên ray thẳng nằm ngang. Cho hai xe tương tác với nhau bằng cách đặt một lò xo được nén ở giữa chúng rồi nối bằng dây chỉ. Sau khi đốt dây chỉ đứt xe một thu được vận tốc là 4 m/s. Tính tốc độ mà xe hai thu được.

Bài tập 13. Trên mặt nằm ngang không ma sát, xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm, bật lại với tốc độ 150 cm/s, xe hai chuyển động với độ lớn vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400 g. Tính khối lượng xe một.

Bài tập 14. Hai quả cầu chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm vào quả cầu thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu chuyển động theo hướng cũ của quả cầu 1 với cùng vận tốc 2m/s. Tìm tỉ số khối lượng m1/m2

Bài tập 15. Một xe đang chạy với vận tốc 1m/s thì tăng tốc sau 2s có vận tốc 3m/s. Sau đó xe tiếp tuc̣ chuyển động đều trong thời gian 1s rồi tắt máy, chuyển động chậm dần đều sau 2s thì dừng hẳn. Biết xe có khối lượng 100kg. a/ Xác định gia tốc của ô tô trong từng giai đoạn ? b/ Xác định lực cản tác dụng vào xe. c/ Lực kéo của động cơ trong từng giai đoạn .

Bài tập 16. Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc 2m/s2, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc 6m/s2. Hỏi F truyền cho vật khối lượng m = m1 + m2 một gia tốc bằng bao nhiêu

Bài tập 17. Một xe lăn khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang, chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phòng đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng của kiện hàng.

Bài tập 18. Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t. a/ Tính tỉ số F2/F1 b/ Vật chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 2t vẫn dưới tác dụng của lực F2. Tìm vận tốc vật ở D. Biết A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng.

Bài tập 19. Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong 6s. Vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 10s tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớ còn hướng không đỏi. Tính vận tốc của vật ở điểm cuối.

Bài tập 21. Một xe tải khối lượng m = 2000kg đang chuyển động thì hãm phanh dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Tính lực hãm

Bài tập 22. Xe khối lượng m = 500kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối cùng của chuyển động là 1m.

Bài tập 23. Đo quãng đường một vật chuyển động thẳng biến đổi đều đi được trong những khoảng thời gian 1,5s liên tiếp, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 90cm. Tìm lực tác dụng lên vật biết m = 150g

Bài tập 24. Quả bóng khối lượng 200 bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực tường tác dụng lên bóng.

Bài tập 25. quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bật trở lại với độ lớn không đổi. Biết va chạm của bóng với tường theo định luật phản xạ gương, và bóng đến đập vào tường dưới góc tới 30o. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng.

Bài tập 26. Từ A, xe (1) chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5m/s đuổi theo xe II khởi hành cùng lúc tại B cách A 30cm. Xe II chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và cùng hướng xe (I). Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. Bỏ qua ma sát, khối lượng xe m1 = m2 = 1000kg. Tìm lực kéo của động cơ mỗi xe. Biết các xe chuyển động theo phương ngang với gia tốc a2 = 2a1

Bài tập 27. Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhỏ nhẹ, đặt hai xe sát nhau để lo xo nén lại rồi buông tay. Sau đó hai xe chuyển động, đi được các quãng đường s1 = 1m; s2 = 2m trong cùng thời gian. Bỏ qua ma sát, tính tỉ số khối lượng hai xe.

Bài tập 28. Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đạp vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A đội ngược lại với vận tốc 0,1m/s, còn xe B chạy tới với vận tốc 0,55m/s. Biết mB = 200g, tìm mA.

III/ Bài tập định luật II Newton và các lực cơ học

Các lực cơ bản, phân tích lực, biểu diễn lực, vẽ lực

Phương pháp giải bài tập các định luật Newton đầy đủ, phép chiếu các đại lượng véc tơ

Video: Bài giảng lực là gì, tổng hợp lực, phân tích lực, vật lý lớp 10

Bài tập 29. Đoàn tàu có khối lượng m = 1000 tấn bắt đầu chuyển bánh, lực kéo đầu máy là 25.104N, hệ số ma sát lăn là µ = 0,005. Tìm vận tốc của đoàn tàu khi nó đi được 1km và thời gian chuyển động trên quãng đường này. Lấy g=10m/s2

Bài tập 30. Vật khối lượng m đặt trên mặt phẳng ngang chịu tác dụng của lực kéo F hợp với phương ngang góc α. Biết vật chuyển động với gia tốc a và có hệ số ma sát trượt với sàn là µ. Tìm F

Bài tập 31. Vật khối lượng m = 20kg được kéo chuyển động ngang bởi lực F = 120N hợp với phương ngang góc α = α1 = 60o, vật chuyển động thẳng đều. Tìm gia tốc chuyển động nếu α = α2 = 30o, hệ số ma sát trượt của sàn µ, lấy g =10m/s2

Bài tập 32. Vật có khối lượng 2,5kg rơi thẳng từ độ cao 100m không vận tốc đầu, sau 10s thì chạm đất. Tìm lực cản của không khí (coi như không đổi) tác động lên vật. Lấy g = 10m/s2

Bài tập 33. Hai xe khối lượng m1 = 500kg; m2 = 1000kg khởi hành không vận tốc đầu từ A và B cách nhau 1,5m chuyển động đến gặp nhau. Lực kéo của các động cơ xe lần lượt là 600N và 900N. hệ số ma sát lăn của xe với mặt đường lần lượt là 0,1 và 0,05. Xe (II) khởi hành sau xe (I) 50s. Hỏi hai xe gặp nhau lúc nào và tại đâu? lấy g = 10m/s2

Bài tập 34. Từ mặt đất người ta ném một vật khối lượng 5kg lên cao theo phương thẳng đứng. Thời gian đạt độ cao cực đại là t1 thời gian trở lại mặt đất là t2. Biết t1 = t2/2. Tính độ lớn lực cản không khí (xem như không đổi). cho g = 10m/s2

Bài tập 35. Quả cầu khối lượng m = 100g treo ở đầu sợi dây trong một toa tàu. Tàu chuyển động ngang với gia tốc a. Dây treo nghiêng góc α = 30o với phương thẳng đứng. Tìm a và lực căng của dây. Lấy g =10m/s2.

Bài tập 36. Quả cầu khối lượng m được treo bởi hai dây nhẹ trên trần một toa xe như hình vẽ. AB = BC= CA. Toa xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Tính a a/ Cho biết lực căng của dây AC gấp ba lần lực căng dây AB b/ để dây AB chùng không căng.

Bài tập 37. Vật khối lượng m = 0,5kg nằm trên mặt bàn nằm ngang, gắn vào đầu một lò xo thẳng đứng có k = 10N/m. Ban đầu lò xo dài lo = 0,1m và không biến dạng. Khi bàn chuyển động đều theo phương ngang, lò xo nghiêng góc α = 60o so với phương thẳng đứng. Tìm hệ số ma sát µ giữa vật và bàn. Lấy g = 10m/s2

Bài tập 38. Xe tải khối lượng m = 1tấn bắt đầu chuyển động trên mặt đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát lăn giữa hai xe và mặt đường là µ = 0,1. Ban đầu lực kéo của động cơ là 2000N a/ Tìm vận tốc và quãng đường chuyển động sau 10s b/ Trong giai đoạn kế, xe chuyển động đều trong 20s. Tìm lực kéo của động cơ xe trong giai đoạn này. c/ Sau đó xe tắt máy, hãm phanh và dừng lại sau khi bắt đầu hãm phanh 2s, tìm lực hãm. d/ Tính vận tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động. e/ Vẽ đồ thị vận tốc, gia tốc và đường đi của chuyển động.

Bài tập 39. Thang máy khối lượng 1000kg chuuyển động có đồ thị như hình vẽ. Tính lực căng của dây cáp treo trong thang máy trog từng giai đoạn chuyển động xét hai trường hợp a/ Thang máy đi lên b/ Thang máy đi xuống. c/ Biết buồng thang máy nêu trên có một người đứng trên sàn có khối lượng 50kg. Tìm trọng lượng của người trong từng giai đoạn chuyển động của thang máy. khi nào trọng lượng của người bằng0.

Bài tập 40. Khoảng cách giữa hai nhà ga là s = 10,8km. Một đầu máy xe lửa khối lượng m = 1tấn khởi hành không vận tốc đầu từ nhà ga I, chuyển động thẳng nhanh dần đều trong thời gian t1 = 5phút, sau đó chạy chậm dần đều và dừng lại trước nhà ga II, thời gian chuyển động tổng cộng là t = 20phút. Biết hệ số ma sát lăn là µ = 0,04. Tìm lực kéo của đầu máy trong từng giai đoạn chuyển động.

Phương Pháp Giải Bài Tập Áp Dụng Định Luật Ôm Cho Toàn Mạch

Vật lý là một trong những môn học được nhiều học sinh khối tự nhiên yêu thích. Trong đó việc áp dụng định luật ôm cho toàn mạch được nhiều các thầy cô giáo và các em học sinh trú trọng, quan tâm.

1.Lý thuyết Định luật ôm cho toàn mạch

Thế nào là hiện tượng đoản mạch?

Cường độ dòng điện trong mạch kín đạt tới giá trị lớn nhất khi RN = 0. Khi đó ta có thể nói rằng nguồn điện bị đoản mạch và

Tính điện trở tương đương

Tính điện trở tương đương là dạng bài tập phổ biến cần chú ý

Áp dụng các công thức tính cường độ mạch chính tùy theo cấu tạo của hệ nguồn điện. Thực hiện tính toán theo cường độ mạch chính.

2. Bài tập áp dụng Định Luật ôm cho toàn mạch có lời giải

Câu 1: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc nối tiếp với điện trở 4,8Ω thành mạch kín. Lúc này, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Tính suất điện động của nguồn và cường độ dòng điện trong mạch.

Câu 2: Một bộ acquy được nạp điện với cường độ dòng nạp điện là 3A và hiệu điện thế đặt vào 2 cực của bộ acquy là 12V. Xác định điện trở trong bộ acquy, biết suất phản điện của bộ acquy khi nạp điện bằng 6V.

Lời giải

Câu 1:

Câu 1: Cho một điện trở R = 2Ω mắc vào hai cực của một bộ nguồn gồm hai chiếc pin giống nhau. Nếu hai pin mắc nối tiếp thì dòng qua R là I1 = 0,75A. Nếu hai pin mắc song song thì dòng qua R là I2 = 0,6A. Tính suất điện động e và điện trở trong r của mỗi pin. (ĐS : e = 1,5V ; r = 1Ω)

Câu 2: Một bộ acquy có suất điện động E = 16V được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là 5A và hiệu điện thế ở hai cực của bộ acquy là 32V. Xác định điện trở trong của bộ ắc quy (ĐS : 3,2Ω).

Cập nhật thông tin chi tiết về Chương Ii: Bài Tập Định Luật Ôm Phương Pháp Điểm Nút trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!