Bạn đang xem bài viết Cho Mình Hỏi Về Logic Học ? được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phố mùa đông
Trả lời 11 năm trước
[b]Câu 1: Thế nào là khái niệm, kết cấu lôgíc của khái niệm, phân tích kết cấu lôgíc của khái niệm. Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên cho ví dụ và phân tích ví dụ.[/b] Khái niệm : là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất. Kết cấu lôgíc của khái niệm: Mỗi khái niệm bao giờ cũng có nội hàm và ngoại diên. Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó. Ví dụ: nội hàm của khái niệm hình chữ nhật là hình bình hành, có một góc vuông. Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm. Ví dụ : ngoại diên của khái niệm “Thực vật ”là tất cả thực vật đã sống , đang sống và sẽ sống trong tương lai; Ngoại diên của màu vàng là tất cả các sự vật tồn tại thuộc tính màu vàng. Có những khái niệm có ngoại diên rất rộng (vô hạn),cũng có những khái niệm có ngoại diên rất hẹp (hữu hạn) như “Việt nam” Khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó. Khái niệm vó ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm có ngoại diên là lớp. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ với nhau, biểu thị tư tưởng thống nhất phản ánh tập hợp đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung. Nội hàm của khái niệm giống có ít dấu hiệu cơ bản hơn nội hàm của khái niệm loài phụ thuộc vào nó. Nội hàm của khái niệm giống chỉ là một phần nội hàm của khái niệm loài, nhưng ngoại diên của khái niệm giống lại bao hàm ngoại diên của khái niệm loài. Ví dụ: nội hàm của khái niệm hình bình hành giàu hơn nội hàm khái niệm “tứ giác phẳng lồi” nhưng ngoại diên của khái niệm thứ hai bao hàm cả ngoại diên của khái niệm thứ nhất. [b]Câu 2: Thế nào là định nghĩa 1 khái niệm, phân tích kết cấu logic của định nghĩa và chỉ ra nhũng lỗi logic thường phạm phải khi định nghĩa 1 khái niệm cho ví dụ.[/b] Định nghĩa một khái niệm: là thao tác logic nhờ đó xác định nội hàm của khái niệm hay xác lập ý nghĩa các thuật ngữ. Ví dụ : danh từ là từ dùng để chỉ tên sự vật , không chỉ chỉ ra dấu hiệu bản chất của danh từ mà còn phân biệt nó với các từ khác nằm trong lớp “từ”. kết cấu logíc của định nghĩa: Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng có hai thành phần: Khái niệm cần phát hiện nội hàm gọi là khái niệm được định nghĩa (viết tắt là Dfd- difiniendum); khái niệm nhờ đó phát hiện nội hàm của khái niệm được định nghĩa gọi là khái niệm dùng để định nghĩa.(Viết tắt là Dfn- difinience). Các loại khái niệm khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng +Khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế gọi là khái niệm cụ thể ví dụ : tòa nhà hay bút chì hay cây nhài +Khái niệm phản ánh các thuộc tính hay các quan hệ cảu các đối tượng gọi là khái niệm trừu tượng ví dụ : các khái niệm tích cực, dũng cảm … khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định +Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của các đối tượng , các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng. ví dụ: các khái niệm có văn hóa ,văn minh + Khái niệm phản ánh sự không tồn tại dấu hiệu khẳng định ở đối tượng là khái niệm phủ định. Ví dụ : vô văn hóa, không lịch sự.. 3.khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ + Khái niệm quan hệ là các khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của chúng quy định sự tồn tại của khái niệm khác ví dụ “giáo viên”-“học sinh” 4.khái niệm chung và khái niệm đơn nhất + Khái niệm đơn nhất là khái niệm cso ngoại diên chỉ chứa một đối tượng duy nhất ví dụ : “Nguyễn Ái Quốc” quan hệ giữa các khái niệm 1.Quan hệ so sánh được và không so sánh được Quan hệ giữa các khái niệm có chung một dấu hiệu gọi là quan hệ so sánh được Quan hệ giữa các khái niệm không có dấu hiệu chung nào gọi là quan hệ không so sánh được. 2.Quan hệ hợp và không hợp Các khái niệm có ngoại diên trùng nhau hoàn toàn hay trùng nhau một phần gọi là khái niệm có quan hệ hợp hay các khái niệm hợp. Thí dụ : Người lao động chí óc và nhà khoa học Các khái niệm không có phần ngoại diên nào trùng nhau gọi là các khái niệm có quan hệ không hợp hay các khái niệm không hợp. Các khái niệm hợp có các quan hệ: đồng nhất, bao hàm, giao nhau a.các khái niệm đồng nhất. các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau gọi là các khái niệm đồng nhất b.các khái niệm bao hàm . Hai khái niệm được gọi là bao hàm nhau nếu ngoại diên của khái niệm này nằm trọn trong ngoại diên của khái niệm kia. c, các khái niệm giao nhau Hai khái niệm gọi là giao nhau nếu ngoại diên của chúng có một phần trùng nhau. Thí dụ: “học sinh” “và vận động viên” Các khái niệm không hợp được chia thành tách rời đối lập và mâu thuẫn. a.các khái niệm tách rời. Hai khái niệm gọi là tách rời nếu ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau. b.Các khái niệm đối lập. Hai khái niệm gọi là đối lập nếu ngoại diên của chúng không có phần n ào trùng nhau và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung. Ví dụ màu trắng và màu đen chỉ là hai trong số các màu c. khái niệm mâu thuẫn .Hai khái niệm gọi là mâu thuẫn nếu ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau và tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm giống chung. Các loại và các hình thức định nghĩa khái niệm a, định nghĩa thực tế là định nghĩa nhờ đó đối tượng được định nghĩa tách ra từ lớp các đối tượng giống nhau theo các dấu hiệu khác biệt của nó. Định nghĩa duy danh là địng nghĩa xác định thuật ngữ biểu thị đối tượng tư tưởng. b, định nghĩa rõ ràng và định nghĩa không rõ ràng Định nghĩa rõ ràng là định nghĩa trong đó xác lập được quan hệ bằng nhau của Dfd và Dfn. Định nghĩa rõ ràng có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là định nghĩa qua giống gần gũi và khác biệt về loài. + Định nghĩa theo nguồn gốc là định nghĩa vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tượng được định nghĩa + Định nghĩa chỉ ra quan hệ cảu đối tượng với các mặt đối lập của nó + Định nghĩa là liệt kê các dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng nhằm phân biệt đối tượng ấy với đối tượng khác giống nó. + Nếu đặc trưng là chỉ ra đặc quan trọng nhất của đối tượng + So sánh là thao tác lôgic nhờ đó nêu lên được dấu hiệu của đối tượng bằng cách chỉ ra dấu hiệu tương tự với dấu hiệu đó trong đối tượng khác đã biết đặc trưng nhất . + Thao tác logic đưa lại định nghĩa đối tượng nhờ chỉ ra các dấu hiệu không tồn tại ở đối tượng ấy gọi là phân biệt. Định nghĩa không rõ ràng Định nghĩa không rõ ràng là định nghĩa trong đó Dfn được thay bằng việc giải thích, bằng quy nạp, hay bằng tiền đề. Các quy tắc định nghĩa: + Định nghĩa phải cân đối, tức là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa trùng với ngoại diên của khái niệm để định nghĩa – vi phạm quy tắc định nghĩa sẽ dẫn tới định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa lớn hơn khái niệm để định nghĩa thì định nghĩa quá hẹp, Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa nhỏ hơn khái niệm để định nghĩa thì định nghĩa quá rộng + Định nghĩa không được luẩn quẩn. Khi định nghĩa khái niệm để định nghĩa lại được giải thích qua khái niệm được định nghĩa thì gọi là định nghĩa luẩn quẩn. + Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. +Định nghĩa không được phủ định [b]Câu 3: Thế nào là phân chia khái niệm , phân tích ,…. [/b] Định nghĩa: Phân chia một khái niệm là thao tác lôgic chia khái niệm bị phân chia thành hết thảy các thành phần phân chia. Định nghĩa khác:Phân chia một khái niệm là thao tác lôgic chia các khái niệm giống thành tất cả các loài Hay cũng có thể định nghĩa phân chia một khái niệm là thao tác lôgic giúp ta phát hiện ngoại diên của khái niệm. Có hai loại phân chia: a. phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu. Đó là sự phân chia khái niệm giống thành các loài sao cho mỗi loài vẫn giữ được dấu hiệu nào đó của giống, nhưng dấu hiệu ấy lại có chất lượng mới trong loài Cơ sở phân chia có thể là dấu hiệu bản chất,bên trong hay dấu hiệu không bản chất bên ngoài Chúng ta không được nhầm lẫn giữa phân chia và chia nhỏ đối tượng ,với chia cái toàn thể thành cái bộ phận Thí dụ: năm “Khái niệm doanh nghiệp được phân chia thành doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân và liên doanh” b. phân đôi khái niệm thao tác lôgic chia khái niệm bị chia thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau gọi là phân đôi một khái niệm Phân đôi khái niệm luôn luôn là cân đối và được tiến hành theo một cơ sở nhất định. Nhưng nó chỉ giúp hiểu khái niệm khẳng định và sau khi thực hiện một số bước có thể trở lại khái niệm ban đầu. Các quy tắc phân chia một khái niệm + phân chia phải cân đối có nghĩa là tổng ngoại diên của các thành phần chia bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Nếu phạm quy tắc này sẽ dẫn đến sai lầm – chia thiếu thành phần tức là ngoại diên của khái niệm bị phân chia lớn hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia. – Phân chia thừa thành phần, khi ngoại diên của khái niệm bị phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia +Phân chia phải theo một cơ sở nhất định. Trong quá trình phân chia có thể theo nhiều cách khác nhau tùy theo dấu hiệu lựa chọn. Nhưng trong cách phân chia chỉ được căn cứ vào dấu hiệu xác định nào đó và phải giữ nguyên dấu hiệu ấy trong suốt quá trình phân chia. + Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau có nghĩa là chúng nằm trong quan hệ không hợp. +Phân chia phải liên tục, nghĩa là khái niệm giống bị phân chia phải chuyển tới các khái niệm loài gần gũi, chứ không được chuyển sang loài xa. [b]Câu 4.Tính chu diên[/b] Tính chu diên của các thuật ngữ Thuật ngữ là chu diên, nếu nó nói lên toàn bộ ngoại diên. Thuật ngữ là không chu diên, nếu nó nói lên một phần ngoại diên. a.Phán đoán khẳng định chung (a) Chủ ngữ của phán đoán luôn chu diên,vì nó nói lên toàn bộ ngoại diên (Tất cả S), Đối với vị ngữ có hai trường hợp: +Nếu ngoại diên của vị ngữ lớn hơn ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ không chu diên,vì trong phán đoán chỉ nêu lên một phần ngoại diên của vị ngữ là ngoại diên của vị ngữ. +Nếu ngoại diên của chủ ngữ và vị ngữ như nhau (Svà P nằm trong quan hệ đồng nhất),thì chúng chu diên b.Phán đoán phủ định chung (e) -Trong phán đoán phủ định chung (e) các thuật ngữ đều chu diên ( Không S nào là P hay Mọi S không là P) c. Phán đoán khẳng định riêng i (Một số S là P) Chủ ngữ của phán đoán không chu diên, vì nó nêu lên một phần ngoại diên (Một số S) Vị ngữ nằm trong hai quan hệ khác nhau đối với chủ ngữ. + Nếu vị ngữ và chủ ngữ là khái niệm giao nhau thì vị ngữ kkông chu diên + Nếu vị ngữ và chủ ngữ nằm trong quan hệ bao hàm, ngoại diên của chủ ngữ nằm trong toàn bộ ngoại diên của chủ ngữ thì vị ngữ là chu diên d. Phán đoán phủ định riêng (o) “Một số S không là P” Chủ ngữ của phán đoán luôn không chu diên,vì nói đến một phần của S “ Một số S” vị ngữ chu diên KL:- Như vậy chủ ngữ phán đoán chung (a,e )và vị ngữ phán đoán phủ định o bao giờ cũng chu diên -Chủ từ phán đoán riêng luôn không chu diên -Phán đoán a, P chỉ chu diên khi S trùng P – Phán đoán i, P chỉ chu diên khi S và P quan hệ bao hàm [b] Câu 5: Quan hệ giữa các phán đoán (a,e,i,o) [/b] 1.Quan hệ hợp. Các phán đoán hợp là các phán đoán có cùng giá trị a. Các phán đoán tương đương (hợp hoàn toàn): Các phán đoán tương đương này là các phán đoán có cùng giá trị chân thực hoặc giả dối. Trong các phán đoán tương đương ý nghĩa tư tưởng là như nhau được biểu thị dưới nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ: “Nguyễn Trãi – anh hùng dân tộc”và tác giả “Bình Ngô Đại Cáo- anh hùng dân tộc ” b.Quan hệ phụ thuộc Đó là quan hệ giữa cặp phán đoán a và i, e và o. Các phán đoán a và e – phán đoán chi phối, các phán đoán i và o là phán đoán phụ thuộc. Trong quan hệ phụ thuộc từ tính chân thực của phán đoán phụ thuộc và tính giả dối của phán đoán phụ thuộc có thể suy ra tính giả dối của phán đoán chi phối. Ví dụ “Một số kim loại không dẫn nhiệt”- giả dối suy ra “Mọi kim loại không dẫn nhiệt”-giả dối c.Quan hệ đối lập riêng (hợp một phần) Quan hệ đối lập riêng là quan hệ giữa các phán đoán i và o có đặc trưng : Các phán đoán cùng chân thực nhưng không cùng giả dối 2.Quan hệ không hợp a. Quan hệ đối lập chung là quan hệ giữa các phán đoán có thể cùng giả dối nhưng chúng không cùng chân thực. đó là quan hệ giữa a và e Ví dụ : “Kim loại là chất rắn” và “Không kim loại nào là chất rắn” đều là giả dối b.Quan hệ mâu thuẫn. Quan hệ mâu thuấn là quan hệ giữa các phán đoán không thể cùng chân thực và cùng giả dối. Đó là cặp phán đoán a và o , e và i Ví dụ “Một số câu là phán đoán- chân thực” “Không câu nào là phán đoán -giả dối”.. [b]Câu 6: Các quy luật cơ bản của logic hình thức[/b] 1.Quy luật đồng nhất Trong quá trình lập luận bất cứ tư tưởng nào cũng phải được diễn đạt chính xác, phải có nội dung xác định và vững chắc. Thuộc tính này của tư duy được biểu thị trong quy luật đồng nhất : Trong quá trình lập luận mọi tư tưởng phải đồng nhất với chính nó. Quy luật đồng nhất biểu thị “a là a”( đối với phán đoán) “A là A ” (đối với khái niệm) Kí hiệu A=A hay a a Đồng nhất là sự giống nhau của các đối tượng trong quan hệ nào đó · yêu cầu : Quy luật đồng nhất yêu cầu trong quá trình lập luận không được biến đổi một cách tuỳ tiện, vô căn cứ nội dung của tư tưởng, không được thay thế tư tưởng này, khái niệm này bằng tư tưởng khác khái niệm khác. · Một sai lầm cũng dễ phạm phải là sự thay thế luận đề trong quá trình chứng minh và bác bỏ luận đề nào đó có thể vô tình hay hữu ý bị thay thế bằng luận đề khác. · Trong tư duy không nên đồng nhất các khái niệm giống nhau sự đồng nhất các khái niệm giống nhau dẫn đến sai lầm lôgic gọi là đánh trao khái niệm. · Vịêc vi phạm quy luật đồng nhất thường gặp trong các trường hợp sử dụng không chính xác (Sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa không chính xác) Ví dụ: Trong chân không có dẫn điện không Chân không có dầy dép thì dẫn điện 2.Quy luật không mâu thuẫn (Mâu thuẫn ) a. Nội dung quy luật : Khi nghiên cứu khảo sát 1 đối tượng nào đó trong cùng điều kiện xác định thì không thể có hai phán đoán mâu thuẫn nhau và đối lập chung cùng chân thực, ít nhất một trong hai phán đoán phải là giả dối. – Chỉ phạm quy luật khi cả hai phán đoán đều đúng Ví dụ: Mọi xà phòng đều làm khô ra bạn Nhưng chỉ có … làm cho da bạn mịn màng b. Yêu cầu quy luật – Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong tư duy. Có nghĩa là không được khẳng định đối tượng có một dấu hiệu nào đó xong lại phủ định dấu hiệu ấy có nghĩa là không được khẳng định được khẳng định đối tượng có một dấu hiệu nào đó xong lại phủ định hệ quả rút từ dấu hiệu ấy – Ví dụ : Một người tiều phu đi bán hàng Giáo đâm gì cũng thủng Mộc thì không có gì đâm thủng 3. Quy luật loại trừ cái thứ ba a. Nội dung quy luật Khi xem xét một đối tượng cùng thời gian, điều kiện xác định là không thể có hai phán đoán mâu thuẫn nhau cùng sai nhất thiết có một đúng không có phán đoán thứ ba…..
Logic Học Là Gì? Tìm Hiểu Về Logic Học Là Gì?
1 – Logic học là gì?
“Logic học” là bộ ” môn khoa học nghiên cứu” một cách chính xác nhất về tất cả các quy luật và hình thức như ( phán đoán và suy luận vv) về tư duy trìu tượng một cách chính xác nhất.
Hình 1: Khái niệm logic học là gì?
2 – Sự phát triển và hình thành của môn logic học
Ở phương đông thì logic học được bắt nguồn từ Ấn độ, theo như nghiên cứu được phát hiện ra ngay từ thời kì cổ đại, xuất hiện hàng ngàn năm trở lại đây.
Còn ở phương tây thì logic học được bắt nguồn cũng chính từ thời kì cổ đại theo như nghiên cứu khoảng từ năm (560 đến 420 trước công nguyên).
Logic học còn được nghiên cứu từ trên xuống dưới từ logic học truyền thống đến logic học hiện nay như ngày nay chúng ta đang nghiên cứu về logic học là gì.
Hình 2: Sự phát triển và hình thành của môn logic học
3 – Một số ý nghĩa nghiên cứu về logic học là gì?
Logic học được nghiên cứu nhằm phát triển trực tiếp tư duy của con người, nhằm hướng con người đến cái mới hơn. Tất nhiên là không phải những phải những ai không học logic là không có tư duy một cách chính xác nhất , bởi vì tư duy đúng đắn thì đều có thể hình thành bằng kinh nghiệm thực tiễn của con người vào cuộc sống, qua tất cả các quá trình như giao tiếp, ứng xử hay qua việc học tập.
Nhưng điều này thì không phải tư duy một cách tự giác nhất. Chính vì thế ta cũng có thể tư duy một cách sai lầm và thiếu chính xác. Chính vì thế môn logic học này luôn luôn cần thiết trong đời sống hiện nay.
Nhờ có logic học sẽ nâng cao trình độ tư duy, nhờ đó mà có thể tư duy khoa học một cách chính xác nhất, tự giác nhất, chính nhờ vấn logic cũng giúp con người ta tránh được những vấn đề sai lầm thường ngày trong cuộc sống.
Hình 3: Ý nghĩa của logic học là gì?
4 – Kết luận
Logic học được nghiên cứu nhằm phát triển trực tiếp tư duy của con người, nhằm hướng con người đến cái mới hơn. Tất nhiên là không phải những phải những ai không học logic là không có tư duy một cách chính xác nhất , bởi vì tư duy đúng đắn thì đều có thể hình thành bằng kinh nghiệm thực tiễn của con người vào cuộc sống, qua tất cả các quá trình như giao tiếp, ứng xử hay qua việc học tập.
Nêu Khái Niệm Về Sinh Họcsinh Học Là Gì?? Hỏi Cho Mấy Bạn Kiếm Điểm Nèk
Nêu bộ phận để quan sát vật mẫu của kính hiển vi
Câu 7. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : Trong cấu tạo của kính hiển vi, … là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu.
A. Vật kính B. Chân kính
C. Bàn kính D. Thị kính
Câu 8. Trong việc sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay : một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính
B. Sau khi dùng cần lấy khăn bông lau bàn kính, chân kính, thân kính
C. Sau khi dùng thì cần lấy giấy thấm lau thị kính, vật kính
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9. Kính lúp có đặc điểm nào sau đây ?
A. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai mặt lồi.
B. Được cấu tạo bởi tay cầm và tấm kính trong có hai lõm.
C. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có hai mặt lõm.
D. Được cấu tạo bởi giá đỡ và tấm kính trong có một mặt lồi, một mặt lõm.
Câu 10. Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ?
A. Virut
B. Cánh hoa
C. Quả dâu tây
D. Lá bàng
A. Tế bào mô phân sinh ngọn
B. Tế bào sợi gai
C. Tế bào thịt quả cà chua
D. Tế bào tép bưởi
Câu 12. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu ?
A. Nhân B. Không bào
C. Ti thể D. Lục lạp
Câu 13. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào ?
A. Không bào
B. Nhân
C. Màng sinh chất
D. Lục lạp
Câu 14. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật ?
A. Không bào
B. Nhân
C. Màng sinh chất
D. Lục lạp
Câu 15. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?
A. Chất tế bào
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Màng sinh chất
Câu 16. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật ?
1. Chất tế bào
2. Màng sinh chất
3. Vách tế bào
4. Nhân
A. 3 B. 2
C. 1 D. 4
Câu 17. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật ?
A. Chất tế bào
B. Vách tế bào
C. Nhân
D. Màng sinh chất
Câu 18. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó ?
A. Không bào
B. Nhân
C. Vách tế bào
D. Màng sinh chất
Câu 19. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau : … là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.
A. Bào quan B. Mô
C. Hệ cơ quan D. Cơ thể
Câu 20. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ?
A. Antonie Leeuwenhoek
B. Gregor Mendel
C. Charles Darwin
D. Robert Hook
Câu 21. Ở những bộ phận sinh dưỡng, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?
A. 2 B. 1
C. 4 D. 8
1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian.
2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia.
3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất.
A. 1, 2, 3 B. 2, 3
C. 1, 3 D. 1, 2
Câu 23. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Giúp cây ức chế được các sâu bệnh gây hại
C. Giúp cây thích nghi tuyệt đối với điều kiện môi trường
D. Giúp cây sinh trưởng và phát triển
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
D. Sự vươn cao của thân cây tre
Câu 25. Ở cơ thể thực vật, loại mô nào bao gồm những tế bào chưa phân hóa và có khả năng phân chia mạnh mẽ ?
A. Mô phân sinh
B. Mô bì
C. Mô dẫn
D. Mô tiết
Câu 26. Cho các diễn biến sau :
1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con
2. Phân chia chất tế bào
3. Phân chia nhân
Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào ?
A. 3 – 1 – 2
B. 2 – 3 – 1
C. 1 – 2 – 3
D. 3 – 2 – 1
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Trao đổi chất
C. Sinh sản
D. Cảm ứng
Câu 28. Một tế bào lá tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu ?
A. 32 tế bào
B. 4 tế bào
C. 8 tế bào
D. 16 tế bào
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Chất tế bào
C. Vách tế bào
D. Nhân
A. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì sẽ xảy ra quá trình phân chia.
B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình.
C. Sự phân tách chất tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.
D. Phân chia tế bào không phải là nhân tố giúp thực vật sinh trưởng và phát triển
Hãy Tự In Sách Cho Mình
Hãy Tự In Sách Của Mình
*
Nhiều người trong chúng ta viết văn, làm thơ, vẽ tranh, chụp ảnh lưu niệm muốn in một số sách để làm kỷ niệm, để tặng bạn bè nhưng gặp phải trở ngại về tài chánh, bởi vì khi in sách, càng in nhiều giá thành càng rẻ, nhà in nhận in tối thiểu cũng 500 ấn bản.
Ngày nay, ngành in ấn kết hợp với thương mại tiến bộ hơn, chúng ta có thể chỉ in 1 quyển, giá thành tuy đắc gắp 4 lần, so với giá thành khi phải in 1 ngàn bản. Tuy nhiên giá thành 1 quyển sách đen trắng, bìa màu, khổ 5.5X 8.5 in, dày 700 trang, chỉ phải trả chừng US$ 14.00 thêm cước phí gửi tới nhà US$3.99
Điều làm cho chúng ta quan tâm là chỉ in 1 quyển duy nhất, họ cũng in. Nếu ta in thêm 5, 10 quyển thì cũng cứ giá đó mà nhân lên.
Số trang tối thiểu là 84 trang và tối đa là 740 trang. Kích thước có thể thay đổi từ 4.25 X 6.87 in cho tới 12 X 12 in giá tiền sẽ thay đổi, số lượng trang cũng thay đổi, ví dụ sách 12 X 12 in, số lượng trang tối thiểu là 20 trang, tối đa là 250 trang.
Bìa sách loại thường, có tráng lớp nhựa, in nhiều màu chỉ một mặt ngoài, không tính vào số trang in và cũng không tính tiền trang bìa.
Với sách có nội dung in màu, dĩ nhiên giá thành cao hơn trắng đen, chúng ta có thể dùng để in ảnh lưu niệm hay tranh cảnh.
Khi in sách để bán, thông thường người ta dùng số ISBN là chữ viết tắt của International Standard Book Number (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách), nó là mã số tiêu chuẩn quốc tế có tính chất thương mại duy nhất để xác định một quyển sách. Hệ thống ISBN được tạo ở Anh năm 1966 do các nhà phân phối sách và văn phòng phẩm W H Smith cùng bạn bè, ban đầu được gọi là Standard Book Numbering (mã số tiêu chuẩn cho sách) hay SBN. Sau đó được công nhận quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 2108 năm 1970 . Một dạng định dạng tương tự ISSN, là chữ viết tắc của International Standard Serial Number, được dùng cho các ấn phẩm định kỳ như tạp chí .
Có nơi bán số này với 1 ngàn số là US$ 1,000.00, bán lẻ mỗi số US$25.00, có nhà in cho không, nhưng sách in ra, giá đắc hơn là không dùng ISBN mà họ cho không (free), mỗi quyển sách chỉ cần một số ISBN.
Khi chúng ta in sách, không nhằm mục đích bán cho độc giả, thư viện Mỹ, tưởng không cần dùng đến số ISBN, vì dù sao chúng ta cũng phải trả thêm một số tiền.
Muốn in sách, chúng tôi chỉ đơn cử một ví dụ, để hướng dẫn cách làm, cụ thể phải vào trang mạng của nhà in mới biết chính xác từng trường hợp.
1. Dàn trang cho quyển sách
Ví dụ để in một cuốn sách 80 trang, khổ 5.5″ X 8.5″. (khổ bình thường của sách).
Trước tiên chúng ta tạo một hồ sơ (file), dùng Microsoft Word, nhấp chuột vào Page Layout, nhấp chuột vào Size, nhấp chuột vào More Page Size
Thay đổi kích thước Width 5.5″, Height=8.5″
Nhấp chuột vào OK, Trang sách đã được định khổ có kích thước 5.5″ X 8.5″, nhưng lề trên, dưới, trái phải đều là 1″, sách nhỏ mà lề quá to, chúng ta cần lề nhỏ thôi. Muốn vậy, nhấp chuột vào Margins (lề). Một khung chọn lựa từ Margins thả xuống.
Chúng ta có thể chọn Narrow hoặc tùy chọn thì nhấp chuột vào Custom Margins… (ở dưới cùng), ví dụ chúng ta chọn Custom Margins, sẽ có cửa sổ hiện ra cho chúng ta sửa đổi lề, và chọn in sách đứng (Portrait) hay nằm ngang (Landscape), giả dụ chúng ta chọn lề .63″, sửa đổi số ở các khung Top. Bottom, Left, Right = .63″
Bước kế tiếp, chúng ta đánh số trang, nhấp chuột vào Insert, rồi nhấp chuột vào Page Number. Tùy ý chọn số trang nằm ở trên, ở dưới, ở góc, sau khi chọn xong chúng ta Save.
Chúng ta có thể chèn tên tác giả, tựa sách, ví dụ chúng ta chọn chèn tên tác giả ở trang số chẵng, tựa sách trang số lẻ.
Trước tiên chúng ta nhấp chuột vào insert, kế tiếp nhấp chuột vào Header, một số chọn lựa sẽ hiện ra.
Nhấp chuột vào một trong các lựa chọn.
Trên thanh điều khiển có mục Design chọn (mark) Different First Page, Different Odd & Even Pages, Show Document Text. Rồi gõ tựa sách trang số lẻ (Odd Page Header), tên tác giả trang số chẵng (Even Page Header), những chỗ không dùng ta phải xóa bỏ, làm xong Save.
Như vậy trang 1 có tựa sách sẽ không có chèn tên Tác giả hay tựa sách, từ trang 3, 5, 7 … mới có Tựa sách, các trang 2, 4, 6 … có tên Tác giả. Nếu chúng ta chỉ chèn Tựa sách thì đừng chọn (mark) vào ô Different Odd & Event Pages, như thế trừ trang 1, tất cả các trang khác đều chỉ có Tựa sách mà thôi.
Đến đây, chúng ta Copy nội dung từ một hồ sơ khác rồi Paste vào sách. Cũng có thể ngay từ đầu, hồ sơ từ Microsoft Word, chúng ta dùng ngay đó làm các bước Page Layout, Size, More Paper Size …. Làm từ đầu hay sau cùng cũng như nhau.
Sau khi có số trang, chèn tựa sách, tên tác giả, nội dung sách. Chúng ta kiểm tra lại phần nội dung, có thể thay đổi thêm bớt chữ, hình …
Cuối cùng Save As dưới dạng PDF và nhớ chọn (options…):
o All
o Document
– mark vào ô Document structure tags for accessibility
PDF options
– mark vào ô ISO 19005-1 compliant (PDF A)
Xong thì OK và cuối cùng Save.
Như thế chúng ta có một quyển sách ở dạng .pdf theo yêu cầu của nhà in. Sách Save As dưới dạng .pdf cũng là Ebook
2. Làm bìa sách.
Chúng ta dùng phần mền Publisher để tạo ra hình bìa, cất ở dạng .jpg
Kích thước bìa tùy thuộc vào kích thước khổ quyển sách. Sách chúng ta đã có khổ 5.5″ X 8.5″ thì kích thước bìa là 5.5″ X 8.75″ (chiều cao lớn hơn .25 dùng cho 2 lần cắt xén).
Trước tiên chúng ta mở phần mềm Publisher.
Bên trái, khung thứ hai dưới cùng có chữ Change, nhấp chuột vào khung Change, màn hình sẽ hiện ra nhiều khung, ta có thể chọn khung A4 nằm ngang
Bên khung tay phải có Page với:
– Khung Width thay đổi = 11.25″ (5.5″ + 5.5″ + .25″ -Bìa trước, bìa sau, gáy 84 trang. Muốn biết bề dầy của gáy bao nhiêu, chúng ta lấy một quyển sách in, giấy dầy bằng giấy in printer, đếm số trang rồi dùng thước inche đo, mỗi in có 16 vạch, trong mỗi vạch là 1/16 = .0625, 2 vạch là 1/8 = .125, 3 vạch là 3/16 = .1875, 4 vạch là ¼ = .25″ …, )
– Khung Heigth thay đổi = 8.75
– Chừa lề cho mỗi cạnh là .5″
Xong nhấp chuột OK ở dưới cùng, màn hình sẽ hiện ra kích thước ngang 11.25″ và cao 8.75″, xung quanh có một hình chữ nhật chấm chấm màu xanh đó là lề, hình hay chữ nằm trong hay ngoài lề, sau khi làm xong, hình bìa sẽ có chi tiết ấy, nhưng lề thì không có để lại trên hình bìa do máy tự động xóa.
Chúng ta làm 2 đường gióng căn bản (1), (2) để phân biệt bìa trước bên tay phải, gáy sách ở giữa và bìa sau bên tay trái. Nên làm đường gióng dọc (3) ở giữa trang bìa trước và đường gióng ngang (4) cho cả bìa trước và bìa sau. Đường gióng để chúng ta biết mà chèn hình, chữ vào vị trí, trước khi hoàn tất sẽ xóa bỏ.
Muốn viết chữ trên Publisher, nhất thiết chúng ta phải đưa mũi tên của con chuột nhấp vào khung chữ A, kéo ra khỏi đó, nó trở thành dấu thập ( + ), dùng dấu thập này nhấp vào chỗ nào mình muốn viết chữ để tạo thành một khung hình vuông hay chữ nhật, gõ chữ vào trong khung này, sau đó dời nguyên khung chữ đi bất kỳ chỗ nào trong tờ giấy, khi ta gõ khung không đủ chỗ chứa thì làm cho khung lớn ra, nói tóm lại khung di chuyển được, biến dạng to nhỏ được.
Còn mấy công cụ trên thanh ngang tưởng cũng cần nhắc lại: Mỗi công cụ có 1 tam giác, công cụ có chữ A tam giác ở trên để làm cho thân chữ nhỏ lại, công cụ có hình cái tách rót chất lỏng dùng để tô màu nền (background), công cụ có hình cây bút lông dùng để chuyển màu các đường vẽ, công cụ có chữ A to dùng để chuyển màu chữ.
Trên Publisher muốn viết chữ chúng ta phải nhấp chuột vào chữ A (công cụ bên tay trái) để tạo khung chữ rồi gõ chữ vào đó, muốn bỏ hình lên chúng ta dùng Insert, Picture, From File để bỏ hình từ trong các ngăn hồ sơ của máy.
Nếu chúng ta muốn làm nền nguyên cái bìa, chúng ta phải nhấp chuột vào khung chữ A, rồi đưa dấu thập ( + ) vào góc trên bên tay trái, nhấp chuột và giữ ngón tay, kéo xéo xuống góc dưới bên tay phải bỏ ngón tay ra (khi kéo ta thấy có khung chữ nhật chấm chấm). Nhấp chuột vào tam giác bên hình cái tách ở thanh công cụ nằm ngang bên trên, bảng màu hiện ra cho ta chọn màu, nếu màu không đủ chọn, ta nhấp chuột vào More Color, sẽ có một khung màu khác hiện ra, có rất nhiều màu nằm trong hình lục giác, chọn màu nào, nhấp chuột vào đó, màu đó sẽ nổi chu vi màu trắng, đồng thời nó hiện ở khung New nằm trên khung Current, ở góc phải phía dưới. Nếu chúng ta vừa ý màu đã chọn ở khung New, chúng ta nhấp chuột khung OK ở trên, như vậy toàn thể bìa có nền (background) theo màu đã chọn.
Trình bày bìa:
Trước hết, dùng ô có chữ A để tạo khung gõ tên tác giả ở bìa sách, tạo khung để gõ tên nhà xuất bản, năm xuất bản. Các khung này sơ khởi đặt ở đâu cũng được, sau đó dời vào đúng vị trí mình muốn trình bày ở trang bìa trước.
Muốn chèn hình vào bìa trước, nhấp chuột vào Insert, màn hình thả xuống một khung, nhấp chuột vào Picture, màn hình sẽ hiện thêm khung khác.
Nhấp chuột vào From File, chúng ta sẽ chọn hình trong các ngăn hồ sơ trong máy chúng ta, rồi nhấp chuột vào Insert trong ngăn hồ sơ, hình sẽ hiện ra trên Publisher, chúng ta dời hình vào vị trí, có thể làm hình nhỏ hay to đồng dạng chúng ta nhấp chuột lên hình, đưa chuột đến đến góc hình, sẽ hiện ra mũi tên 2 chiều, kéo vào hình thu nhỏ, kéo ra hình phóng lớn.
Gõ tựa bằng WordArt, nhấp chuột vào chữ A nghiêng, màn hình sẽ hiện ra nhiều kiểu chữ.
Khi ta chọn kiểu chữ nào, nhấp chuột vào đó, màn hình sẽ hiện ra để cho ta gõ chữ, nhưng ta phải chọn dạng chữ, cỡ chữ rồi ta gõ tựa sách. Hoặc gõ xong rồi chọn dạng chữ, cỡ chữ cũng được.
Sau khi gõ tựa xong, nhấp chuột OK, tựa sẽ hiện ra trên bìa sách, chúng ta dời đến vị trí và làm to nhỏ tùy ý.
Đến phần gáy, chúng ta nhấp chuột vào ô có chữ A để tạo khung viết chữ.
– Khung tên tác giả : Tâm Không
– Khung tựa sách : Cửa Không Dậy Sóng
– Khung năm xuất bản : 2013
Khung đặt bất kỳ ở đâu cũng được, chữ nằm ngang.
Sau đó chữ cần xoay dọc theo gáy dùng ô mệnh lệnh ở thanh trên có mũi tên cong, có dấu chấm ở trong, nhấp chuột vào tam giác rồi nhấp chuột vào khung Rotate Right 90 0. Các khung chữ sẽ quay 90 0, chữ hướng về tay phải.
Quay xong dời các chữ vào vị trí.
Bìa sau, chúng ta có thể insert hình hay chữ vào đó
Như thế là chúng ta hoàn tất việc viết chữ, đưa hình vào trang bìa, muốn hoàn tất hình bìa, chúng ta cần xóa bỏ những đường gióng, bằng cách nhấp chuột vào từng đường gióng rồi xóa (cut), các chữ số cũng xóa (số được dùng để giải thích, khi thực hành không cần làm).
Để đáp ứng yêu cầu của nhà in, chúng ta Save ở dạng JPG nhưng chúng ta phải Change từ Standard printing (150 dpi), sang High quality printing or commercial press (300 dpi).
Cuối cùng nhấp chuột vào Save, chúng ta có tấm ảnh bìa.
Bìa sách đã hoàn tất
3. Về việc gửi sách tới nhà in
Chúng ta lên Mạng gõ địa chỉ : lulu.com/publish/
Trang Mạng của Lulu sẽ hiện ra
Chúng ta in sách nên nhấp chuột vào Books hay Start publishing your book (dưới hình mấy quyển sách)
Nhấp chuột vào Start Publishing, một khung ghi danh cho lần in đầu hay đăng nhập, khi đã có in từ trước.
Nhấp chuột phần ghi danh (Register) hay đăng nhập (Log in) khi đã có ghi danh trước rồi, sẽ có hình cho ta lựa chọn loại bìa in sách bìa thường hay bìa cứng.
Chọn xong màn hình sẽ hiện ra để cho ta ghi Tựa sách, Tên tác giả và có 3 chọn lựa:
– Chỉ dành riêng cho mình.
– Phổ biến và bán trên Lulu
– Phổ biến có số ISBN để bán trên Mạng và trên Lulu
Xong nhấp chuột vào Save & Continue
Màn hình hiện ra cho ta chọn khổ sách, ta đã chọn 5.5″ X 8.5″, nhấp chuột vào khung thích hợp.
Xong nhấp chuột vào Save & Continue ở dưới cùng tay phải.
Màn hình sẽ hiện ra khung để Upload sách.
Nhấp chuột vào khung Browse để tìm sách ta muốn in ở dạng .pdf, khi đã có nhấp chuột vào khung Open, xong nhấp chuột vào khung Upload.
Chờ cho máy đưa lên xong sẽ có tín hiệu báo ở phía trên trong khung màu xanh lục: Your file has been add to your book successfully.
Nhấp chuột vào Make Print-Ready File
Màn hình sẽ hiện ra khung báo: Your Print-Ready File is complet
Như thế nội dung sách đã chuyển tới nhà in, nhấp chuột vào Save & Continue để thực hiện bước kế tiếp chuyển tới nhà in hình bìa đã chuẩn bị theo kích thước 5.5″ X 8.75″ ở dạng .jpg
Màn hình sẽ hiện ra khung để cho ta chọn hình trong máy của mình, nhấp chuột vào Browse, Chọn hình xong, nhấp chuột vào Upload.
Khi hình đã được tải xong sẽ hiện ra trên khung.
Nhấp chuột vào Save & Continue để làm bước kế tiếp.
Màn hình sẽ hiện ra bước kế tiếp để chúng ta điền vào những chi tiết cần phải có.
Sau khi điền xong các chi tiết, nấp chuột vào Save & Continue, màn hình sẽ hiện ra giá bán sách.
Khi ta đã làm xong giá bán, tối thiểu phải bằng giá in. Chúng ta nhấp chuột vào Review Project, để xem lại phần chính yếu, nhất là dòng chữ ở gáy có nằm vào gáy hay không.
Thông thường chữ ở gáy rất hay bị lệch sang phải, hay trái nếu chúng ta dàn trang đặt chữ ở gáy ngay chính giữa như hình sau đây:
Khổ bìa ngang là 11.25, như vậy bìa sau 5.5″ ta kẻ 1 đường gióng màu xanh, gáy 84 trang dày .25″, như vậy ta kẻ đường gióng màu xanh ở số kích thước 5.75″, chính giữa gáy là 5.625″, ta kẻ đường tim màu vàng, rồi tất cả các chữ đặt nằm giữa đường tim này, đương nhiên là nằm giữa gáy sách, nhưng khi Upload ta mới biết nó ở đúng vị trí hay không, chẳng hạn như Upload lên xong hết, khi Review Project chúng ta có thể thấy, nó như thế này:
Nhìn kỷ như hình dưới chúng ta thấy chữ ở gáy bị tách ra, một phần lớn nằm ở bìa sau, một phần nhỏ nằm ở gáy. Như vậy, chúng ta phải sữa hình, bằng cách nhấp chuột vào chữ Change ở hàng Book Properties ………… Change.
máy sẽ quay lại ở bước chọn khổ giấy:
Sau khi chúng ta Save với Change Hight Quality pringting (300pdi) để thành hình bìa. Chúng ta trở lại tiếp tục công việc Upload bằng cách nhấp chuột vào Save & Continue và tiếp tục Save & Continue cho đến Upload bìa, lúc này ta thấy có hình cái bìa cũ như hình sau:
Chúng ta vẫn cứ nhấp chuột vào Browse để chọn hình mới trong ngăn hồ sơ của máy chúng ta, sau đó nhấp chuột vào Upload.
Chúng ta thấy rõ, các chữ ở gáy nằm trọn vào khung gáy sách, chúng ta nhấp chuột vào Save & Finish, màn hình sẽ hiện ra:
Nếu chúng ta mua sách, nhấp chuột vào Purchase a copy of ………. Chúng ta mua sách theo Phiếu mua của Lulu, trả bằng thẻ Credit Card, gồm tiền in sách và cước phí gửi sách tùy ta chọn, rẻ nhất là US$3.99. Trên phiếu mua này luôn luôn có Giảm giá 20% theo Coupon của Lulu. Tìm ở địa chỉ: chúng tôi coupon
Chắc chắn sẽ có ít nhiều phần trong bài này tôi trình bày chưa được rõ, xin liên lạc qua Email, tôi sẵn lòng giải thích, cũng để được học hỏi thêm.
18-9-2013
Bản bổ khuyết ngày 21-9-2013
Tặng Hồ Văn Phú
Cập nhật thông tin chi tiết về Cho Mình Hỏi Về Logic Học ? trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!