Xu Hướng 3/2023 # Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu # Top 9 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Với cuộc sống của những người dân bình thường, việc đạt được chính sách lạm phát mục tiêu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Dĩ nhiên, việc duy trì được sự kiểm soát trong tình trạng lạm phát cao là điều có lợi, do điều này giúp bảo toàn giá trị của đồng tiền hiện hành.

Tuy nhiên, việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, vì điều này làm cho những khoản tiền tiết kiệm của họ liên tục mất giá.

Koichi Hamada, Giáo sư danh dự Đại học Yale và là cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, đã đưa ra nhận định như vậy trong bài viết thuộc dự án Project Syndicate. Bản dịch bài viết được đăng tải độc quyền trên VietnamPlus.

Mỹ, châu Âu, và Nhật Bản đang nỗ lực đạt được những tiến bộ tích cực về kinh tế. Ở Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đang giảm xuống, hiện chỉ ở trên mức 4% một chút. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở khu vực đồng euro, đến gần 9%, tuy nhiên nó vẫn cho thấy tiến bộ có ý nghĩa so với khoảng một thập niên trước đó.

Còn Nhật Bản đã đạt được tỷ lệ có công ăn việc làm hầu như hoàn toàn, với nhu cầu về lao động cao đến mức những người mới ra trường giờ đây không chỉ có thể tìm thấy công ăn việc làm, mà họ còn có thể lựa chọn công việc cho mình.

Tuy nhiên, vẫn còn một lĩnh vực chủ chốt vẫn chưa có tiến bộ rõ rệt, đó là lạm phát. Trong khi chỉ số giá tiêu dùng đạt mức 2,2% vào tháng Mười vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản cho đến nay vẫn không thể đạt được mục tiêu đề ra là CPI chỉ khoảng 2%, với tỷ lệ tăng giá bình quân hàng năm của khu vực đồng euro xoay quanh mức 1,5% còn của Nhật Bản thì trong phạm vi 1%.

Mua hàng tại một siêu thị ở Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Có những lý do chính đáng của việc nỗ lực đạt được chính sách lạm phát mục tiêu. Các thị trường tiền tệ sẽ loại bỏ những lãi suất zero. Những lo ngại về việc một số đồng tiền tăng giá, gây phương hại cho sự cạnh tranh trong xuất khẩu, sẽ dịu bớt, do toàn cầu hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tiếp tục tạo ra môi trường cạnh tranh cho mọi người. Và chính sách nới lỏng tiền tệ mà các ngân hàng trung ương quan trọng trên thế giới theo đuổi trong những năm gần đây sẽ được chứng minh là đúng đắn.

Tuy nhiên, với cuộc sống của những người dân bình thường thì việc đạt được chính sách lạm phát mục tiêu không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất. Dĩ nhiên, việc duy trì được sự kiểm soát trong tình trạng lạm phát cao là điều có lợi, do điều này giúp bảo toàn giá trị của đồng tiền hiện hành. Song, việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn, vì điều này làm cho những khoản tiền tiết kiệm của họ liên tục mất giá, gây phương hại cho sự thịnh vượng của họ.

Việc nâng mức lạm phát thấp hơn mục tiêu đề ra tới 2% làm nhiều người lâm vào tình trạng tồi tệ hơn

Cố Giáo sư Arthur Okun, một trong những giáo sư mà tôi theo học tại Đại học Yale trước khi ông chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, đã lập ra cái gọi là chỉ số khốn khổ. Chỉ số này ngoài việc đề cập đến tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tỷ lệ thất nghiệp được quan tâm nhất, còn đưa ra một cái nhìn sâu vào việc những công dân bình thường làm ăn kiếm sống như thế nào.

Chỉ số của Okun – một phép cộng giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp – được đưa ra dựa trên giả định cho rằng một sự gia tăng về lạm phát, giống như một sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp, sẽ buộc một quốc gia phải trả giá về mặt kinh tế và xã hội.

Xếp hàng chờ xin việc ở Tokyo. (Nguồn: AFP)

Thực tế là mục tiêu lạm phát chỉ là một phương tiện – tạo điều kiện cho tình trạng công ăn việc làm đầy đủ và tốc độ tăng trưởng GDP nhanh hơn – chứ bản thân nó không phải là đích đến. Và, ít nhất đối với Nhật Bản, tiến bộ thực chất nhằm vào mục tiêu đó cho đến nay đã đạt được, mặc dù chưa hoàn thành chính sách lạm phát mục tiêu của Ngân hàng Nhật Bản. Những tín hiệu về tình trạng công ăn việc làm đầy đủ trên thị trường cho người có công ăn việc làm ổn định có thể tạo điều kiện cho một sự gia tăng khiêm tốn về giá cả-tiền lương. Điều này không giống với tình hình trước năm 2013, khi việc thực hiện chương trình cái cách kinh tế của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, còn gọi là Abenomics, đã kết thúc một thời kỳ áp dụng chính sách tiền tệ khắc khổ.

Tuy nhiên, điều này đã không ngăn cản những người chỉ trích Abenomics tiếp tục nhắc đến việc cho đến nay vẫn không hoàn thành chính sách lạm phát mục tiêu. Câu hỏi đặt ra là tại sao.

Cách đây không lâu, tôi đặt câu hỏi đó với một nhân vật phụ trách chính sách tiền tệ (mà tôi không được tiết lộ tên tuổi vị này ở đây). Thay vì đưa ra câu trả lời thẳng vào vấn đề, ông này lại đáp lại rằng đây là một vấn đề “tế nhị,” và cuối cùng tuyên bố rằng cho dù tỷ lệ thất nghiệp có thấp đi thế nào đi chăng nữa thì chính sách lạm phát mục tiêu sẽ tiếp tục được theo đuổi.

Chỉ số khốn khổ có vai trò trong việc giúp chúng ta đánh giá tình trạng các nền kinh tế cũng như thành công của các chính sách

Kiểu suy nghĩ như thế này là rất phổ biến trong số các nhà kinh tế, đặc biệt là thế hệ đã bị cuốn đi bởi cuộc cách mạng “những kỳ vọng hợp lý” trong kinh tế vĩ mô. Đội ngũ các nhà kinh tế này coi kinh tế học là việc nghiên cứu các mô hình, trong đó những kỳ vọng của các tác nhân có thể được cho là hợp lý và thích hợp với mô hình. Từ góc nhìn này, những kỳ vọng về lạm phát có thể được coi hoặc là những điều dự đoán lý tưởng về tương lai, hoặc ít nhất là những dự đoán hợp lý, với việc độ chính xác và đúng đắn của chúng chỉ có thể bị tác động bất lợi bởi những hạn chế về thông tin mà các bên tham gia trong lĩnh vực kinh tế nhận được.

Trong khi điều quan trọng là phải thừa nhận những giá trị của chính sách lạm phát mục tiêu, thì chỉ số khốn khổ cũng đóng một vai trò trong việc giúp chúng ta đánh giá tình trạng các nền kinh tế cũng như thành công của các chính sách./.

Người vô gia cư ngủ trên ghế trong một công viên ở Tokyo, Nhật Bản. (Nguồn: AFP)

Người dịch: Nguyễn Văn Lập

Share this:

Tweet

Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu Và Khả Năng Thực Thi Tại Việt Nam

Ngày 27/9/2011 Bộ Tài chính đề xuất gói 6 giải pháp kiềm chế lạm phát trong đó đề cập đến chính sách lạm phát mục tiêu (Inflation Targeting Policy – ITP) và xác định là chiến lược để NHNN áp dụng trong thời gian tới sau khi áp lực lạm phát giảm bớt.

Vậy chính sách lạm phát mục tiêu là gì và những điều kiện để áp dụng thành công ở Việt nam là gì? Bài viết này sẽ tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn và đánh giá khả năng thành công khi chính sách ITP áp dụng tại Việt nam

Chính sách lạm phát mục tiêu được hiểu là chính sách mà ngân hàng trung ương sẽ đưa ra mục tiêu lạm phát trong một thời gian khá dài (thường là 5 năm) và được quyền chủ động sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, tỷ giá .v.v để đạt mục tiêu đó. Một chính sách lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu như trong quá trình thực hiện lạm phát sẽ vận động xoay quanh mức mục tiêu đã đề ra.

Chính sách lạm phát mục tiêu được áp dụng nhiều bởi các nước phát triển và các nước mới nổi khi lãnh đạo các nước nhận định rằng, lạm phát hay nói cách khác ổn định giá là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ. Tùy từng thời kỳ, mức lạm phát mục tiêu có thể có những điều chỉnh theo năm, tuy nhiên mức điều chỉnh có thể không quá lớn so với định hướng dài hạn đã xác định từ thời gian trước.

Vậy những điều kiện nào thì chính sách lạm phát mục tiêu có thể có hiệu quả?

Theo Debelle et al. (1998) để thực hiện chính sách này, các quốc gia cần có:

(i) sự độc lập nhất định của ngân hàng trung ương, ít nhất là trong việc chủ động sử dụng các công cụ và chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương không chịu áp lực phải in tiền để mua trái phiếu chính phủ phát hành nữa ;

(ii) yêu cầu thứ 2 là sự chủ động của ngân hàng trung ương không phải thực thi các mục tiêu khác như tăng trưởng, việc làm, hay tỷ giá hối đoái. Đối với các nước thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì rõ ràng chính sách ITP hoàn toàn không khả thi.

Cũng theo Debelle et al. (1998), một quốc gia sau khi đạt được hai tiêu chí trên thì phải xây dựng một lộ trình thực hiện chính sách ITP. Trước hết, Ngân hàng trung ương phải xác định một mức lạm phát mục tiêu cụ thể trong giai đoạn trước mắt (ví dụ 7% hay 8%) và phải đưa ra một thông điệp rõ ràng và minh bạch với thị trường rằng chúng tôi sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu này trong thời gian nhất định. Đồng thời, Ngân hàng trung ương sẽ đưa ra những công thức mô hình tính toán cụ thể để có cơ chế dự báo lạm phát và các chính sách có thể phải điều chỉnh một khi mục tiêu của lạm phát không đạt được. Điểm cơ bản nhất của chính sách này chủ yếu là cơ chế giao thiệp của Ngân hàng trung ương với thị trường càng rõ ràng, thì thị trường sẽ hiểu được cơ chế hoạt động, cơ chế điều hành chính sách của ngân hàng trung ương và sẽ có những phản ứng phù hợp và làm tăng hiệu ứng của các chính sách điều tiết của ngân hàng trung ương khi không đạt mục tiêu của lạm phát.

Cái điểm khác biệt chính giữa chính sách lạm phát mục tiêu với chính sách xử lý lạm phát khác chính là có một mô hình một cơ chế xử lý cụ thể và định lượng được để dự báo lạm phát cũng như dự báo xu hướng lạm phát. Chính sách lạm phát mục tiêu là chính sách xác định mục tiêu lạm phát, xác định cơ chế dự báo cơ chế điều tiết kinh tế để đạt mục tiêu đó với nhiều vấn đề mang tính toán kỹ thuật nhiều hơn. Như vậy lạm phát mục tiêu có thể khiến chính sách điều tiết kinh tế của Ngân hàng trung ương cứng nhắc hơn và thiên về xu hướng kỹ trị nhiều hơn.

Trong quá khứ, nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách ITP khá thành công như New Zealand, Canada, Anh, Phần Lan, Thụy điển, Úc, Tây Ban nha. Ví dụ New Zealand là quốc gia khá thành công với lạm phát mục tiêu khi trong một thời gian dài những năm 2000 nước này xây dựng cơ chế để đạt mục tiêu lạm phát 2% và họ đã khá thành công.

Khả năng áp dụng ở Việt nam

Qua những phân tích về chính sách lạm phát mục tiêu ở trên, có một số điểm cần lưu ý khi  áp dụng chính sách này ở Việt Nam

Thứ nhất, sự chủ động của ngân hàng trung ương. Trong một thời kỳ dài vừa qua, ngân hàng nhà nước với tư cách là ngân hàng trung ương của Việt nam luôn là thành viên của Chính phủ. Do vậy, có hạn chế về mặt độc lập để đưa ra chính sách tiền tệ. NHNN khó có thể từ chối những lời đề nghị bơm tiền tạo thanh khoản và hỗ trợ tăng trưởng của các thành viên khác của Chính phủ được. Ngoài ra, sự chủ động của NHNN hiện nay còn hạn chế khi các chỉ tiêu hàng năm được xây dựng và gần như là áp đặt cho NHNN như tăng trưởng tín dụng; tổng phương tiện thanh toán; dự trữ ngoại hối; tỷ giá.

Thứ hai, Cơ chế đối thoại và xây dựng mục tiêu lạm phát. Đây là điều kiện 2, tưởng chừng như đơn giản nhưng khá khó khăn đối với tình hình Việt nam trong thời gian tới. Điều kiện này đòi hỏi cơ chế minh bạch thông tin vĩ mô. Hiện nay thị trường gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận những thông tin vĩ mô, và thị trường càng không biết được cơ chế kỹ trị của NHNN. Như vậy, để xây dựng được chính sách ITP, giao thức truyền thông thông suốt của cả hệ thống tài chính và thị trường phải được thực hiện.

Thứ ba, Sự cần thiết của việc áp dụng chính sách ITP. Mặc dù lạm phát là điều xấu, nhưng nếu không có lạm phát chưa chắc sẽ tốt cho nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt nam. Trong vài năm tới, có thể Việt nam chưa bước vào nhóm những nước phát triển, nên các chính sách để tăng cường nghiên cứu phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng.v.v. cần phải xây dựng. Một nền kinh tế có thể tăng trưởng được khi những kỳ vọng tăng giá vẫn còn và người dân vẫn tích cực tham gia vào quá trinh tích lũy và đầu tư. Nếu bước vào xã hội tiêu dùng quá sớm có thể ngăn cản một phần việc tích lũy xã hội và hạn chế đầu tư xã hội.

Như vậy, với những phân tích trên, cần phải một thời gian nữa thì chính sách ITP mới nên được áp dụng tại Việt nam. Có lẽ, áp dụng một phần của chính sách như là xác định một mục tiêu cụ thể mà tạm thời chưa xây dựng cơ chế đối thoại giữa NHNN và thị trường cũng có thể chấp nhận được.

Nguồn: http://www.finance.tvsi.com.vn

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Chính Sách Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Là Gì? Mục Tiêu

Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững

Khái niệm

Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trong tiếng Anh được gọi là Sustainable agricultural development policy.

Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững là chính sách bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động nông nghiệp của một quốc gia nhằm đạt được sự phát triển nông nghiệp bền vững.

Mục tiêu chính sách phát triển nông nghiệp bền vững là:

– Tập trung vào tăng trưởng sản xuất nông nghiệp thông qua cải thiện năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh;

– Phát triển cơ sở hạ tầng;

– Nâng cao mức sống của dân cư nông thôn;

– Tăng cường hội nhập quốc tế ngành;

– Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường một cách bền vững và hiệu quả.

Tình hình các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững của Việt Nam

– Chính sách đất đai, hướng tới sử dụng đất bền vững

Chính sách kiểm soát hành chính về đất đai, sự can dự trực tiếp của nhà nước vào cả thị trường đầu vào và đầu ra và một số thể chế cũ đã trở thành lực cản kìm hãm và hạn chế quá trình chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam.

Điều này đã làm cho nông nghiệp không theo được những hướng đi mới cần thiết để có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước khi Việt Nam đã là một nước có thu nhập trung bình. Thu nhập bình quân đầu người là 2.587 USD năm 2018.

– Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp

Việt Nam rất coi trọng thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, coi ứng dụng khoa học công nghệ là đòn bẩy quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nông sản có chất lượng và hiệu quả.

Gắn sản xuất với thị trường trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nâng cao thu nhập trên một đơn vị ha đất canh tác, cải thiện đời sống của nông dân.

– Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp

Mục tiêu của chính sách tái cơ cấu nông nghiệp là đẩy mạnh đầu tư vào khoa học công nghệ và quản lí trong nông nghiệp.

Chuyển cạnh tranh bằng giá thấp với những hàng hóa chất lượng thấp, khối lượng nhiều sang cạnh tranh bằng giá cao hơn với chất lượng cao hơn và giá trị gia tăng cao hơn. Tái cơ cấu nông nghiệp là bước chuyển vô cùng quan trọng.

Các chính sách khác hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.

Định Nghĩa Inflation Targeting / Mục Tiêu Chống Lạm Phát Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Inflation Targeting là một khái niệm gồm sự công bố một phạm vi mong muốn về số đo lạm phát cụ thể. Rồi dùng các công cụ của chính sách tiền tệ dể đưa số đo lạm phát đó vào phạm vỉ mong muốn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chính Sách Lạm Phát Mục Tiêu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!