Xu Hướng 3/2023 # Chiếc Đồng Hồ Đắt Tiền Và Bí Quyết Sống Hạnh Phúc # Top 6 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chiếc Đồng Hồ Đắt Tiền Và Bí Quyết Sống Hạnh Phúc # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chiếc Đồng Hồ Đắt Tiền Và Bí Quyết Sống Hạnh Phúc được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nhà tâm lý học người Mỹ Festinger đã có một đúc kết rất nổi tiếng được gọi là “Định luật Festinger”. Theo ông, 10% sự việc xảy ra trong đời là không cách nào kiểm soát được, nhưng 90% còn lại của cuộc sống được quyết định bởi thái độ, phản ứng của chính bản thân mình. Câu chuyện về chiếc đồng hồ là một minh chứng rõ nét cho đúc kết nổi tiếng của Festinger.

Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt. Vợ anh, sợ đồng hồ bị nước làm ướt, nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh khi tỉnh dậy, lúc tới bàn ăn lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm rớt chiếc đồng hồ xuống đất và khiến nó bị hư hỏng.

Do vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, nên Festinger đã đánh con trai một trận thật đau. Không những thế, Festinger còn trút cơn thịnh nộ lên vợ anh. Cảm thấy vô lý, người vợ phân trần rằng, vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, nhưng Festinger gắt gỏng nói đó là chiếc đồng hồ không ngấm nước.

Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận, Festinger đã không ăn bữa sáng và ngay lập tức lái xe tới công ty. Tuy nhiên, gần tới công ty, anh nhớ ra mình quên mang cặp và quay xe trở về nhà.

Khi về tới nhà, anh không thể mở cửa, vì chìa khóa lại để trong cặp. Trong khi đó, vợ anh đã đi làm và con trai anh cũng đã tới trường. Không còn cách nào khác, Festinger đành gọi điện thoại cho vợ để lấy chìa khóa.

Trên đường về nhà mở cửa cho chồng, do vội vã, chị vợ đã va quệt vào một sạp hoa quả và phải bồi thường cho chủ sạp một khoản tiền rồi mới được đi. Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đến công ty muộn 15 phút. Anh bị sếp phê bình và tâm trạng anh rất tồi tệ. Không những thế, trước khi tan sở, vì một việc rất nhỏ, anh lại cãi nhau với đồng nghiệp.

Vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng, người vợ đã vuột mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Còn con trai anh, ngày hôm đó có giải thi đấu bóng chày, mà trước đó, cậu  bé hy vọng sẽ đoạt ngôi quán quân. Nhưng vì bị cha mắng, nên tâm trạng không tốt, cậu bé đã không phát huy được khả năng và bị loại ngay từ vòng một.

Trong câu chuyện trên, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% sự việc chúng ta không thể kiểm soát được trong cuộc sống và một loạt việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Do mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% này, nên ngày hôm đó đã trở thành “ngày hạn” cho cả gia đình.

Giả sử, sau khi 10% sự việc không thể kiểm soát xảy ra, Festinger không làm những gì như đã làm, mà thay vào đó là một thái độ khác. Chẳng hạn, anh an ủi con trai: “Đừng quá lo lắng về chiếc đồng hồ. Cha sẽ mang đi sửa”. Với thái độ này, con trai anh sẽ vui vẻ, vợ anh cũng thoải mái, bản thân Festinger cũng không bị phiền muộn và những rắc rối sau đó sẽ không xảy ra.

Câu chuyện về chiếc đồng hồ cho thấy, bạn không thể khống chế được 10% trước đó, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau.

Bài học rút ra là, thái độ sống quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Điều quan trọng không phải bạn gặp chuyện gì, mà là cách bạn phản ứng trong hoàn cảnh ấy.

Hà Vy (Tổng hợp)

Một buổi sáng, sau khi thức dậy, Festinger đi rửa mặt và tiện tay tháo chiếc đồng hồ đắt tiền của mình để cạnh bồn rửa mặt. Vợ anh, sợ đồng hồ bị nước làm ướt, nên đem đặt nó lên bàn ăn. Con trai anh khi tỉnh dậy, lúc tới bàn ăn lấy bánh mì, không cẩn thận đã làm rớt chiếc đồng hồ xuống đất và khiến nó bị hư hỏng.Do vô cùng yêu thích chiếc đồng hồ, nên Festinger đã đánh con trai một trận thật đau. Không những thế, Festinger còn trút cơn thịnh nộ lên vợ anh. Cảm thấy vô lý, người vợ phân trần rằng, vì sợ nước làm ướt đồng hồ nên mới làm như vậy, nhưng Festinger gắt gỏng nói đó là chiếc đồng hồ không ngấm nước.Hai vợ chồng cãi nhau kịch liệt. Vì quá tức giận, Festinger đã không ăn bữa sáng và ngay lập tức lái xe tới công ty. Tuy nhiên, gần tới công ty, anh nhớ ra mình quên mang cặp và quay xe trở về nhà.Khi về tới nhà, anh không thể mở cửa, vì chìa khóa lại để trong cặp. Trong khi đó, vợ anh đã đi làm và con trai anh cũng đã tới trường. Không còn cách nào khác, Festinger đành gọi điện thoại cho vợ để lấy chìa khóa.Trên đường về nhà mở cửa cho chồng, do vội vã, chị vợ đã va quệt vào một sạp hoa quả và phải bồi thường cho chủ sạp một khoản tiền rồi mới được đi.Sau khi lấy được cặp, Festinger đã đến công ty muộn 15 phút. Anh bị sếp phê bình và tâm trạng anh rất tồi tệ. Không những thế, trước khi tan sở, vì một việc rất nhỏ, anh lại cãi nhau với đồng nghiệp.Vì phải về nhà đưa chìa khóa cho chồng, người vợ đã vuột mất giải thưởng chuyên cần cả tháng. Còn con trai anh, ngày hôm đó có giải thi đấu bóng chày, mà trước đó, cậu bé hy vọng sẽ đoạt ngôi quán quân. Nhưng vì bị cha mắng, nên tâm trạng không tốt, cậu bé đã không phát huy được khả năng và bị loại ngay từ vòng một.Trong câu chuyện trên, chiếc đồng hồ bị vỡ là 10% sự việc chúng ta không thể kiểm soát được trong cuộc sống và một loạt việc xảy ra sau đó chính 90% còn lại. Do mọi người trong câu chuyện đều không kiểm soát được 90% này, nên ngày hôm đó đã trở thành “ngày hạn” cho cả gia đình.Giả sử, sau khi 10% sự việc không thể kiểm soát xảy ra, Festinger không làm những gì như đã làm, mà thay vào đó là một thái độ khác. Chẳng hạn, anh an ủi con trai: “Đừng quá lo lắng về chiếc đồng hồ. Cha sẽ mang đi sửa”. Với thái độ này, con trai anh sẽ vui vẻ, vợ anh cũng thoải mái, bản thân Festinger cũng không bị phiền muộn và những rắc rối sau đó sẽ không xảy ra.Câu chuyện về chiếc đồng hồ cho thấy, bạn không thể khống chế được 10% trước đó, nhưng lại hoàn toàn có thể dùng thái độ và hành vi của mình để quyết định 90% sự việc phía sau.Bài học rút ra là, thái độ sống quyết định chất lượng cuộc sống của chúng ta. Điều quan trọng không phải bạn gặp chuyện gì, mà là cách bạn phản ứng trong hoàn cảnh ấy.(Tổng hợp)

Hạnh Phúc Là Gì? 6 Bí Mật Về Hạnh Phúc Mà Bạn Có Thể Chưa Biết

Hạnh phúc là gì? Bạn định nghĩa như thế nào về một cuộc sống hạnh phúc? Rồi làm sao để có một cuộc sống hạnh phúc? Đây là có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Bài viết này 99SimpleLife sẽ giải đáp những thắc mắc đó cho bạn.

Ok vào bài viết thoai!

Hạnh phúc là gì? Định nghĩa một cuộc sống hạnh phúc?

Hạnh phúc là gì? Theo khoa học, hạnh phúc là một trạng thái tâm lý vui vẻ khi đạt được một điều gì đó mong muốn. Hạnh phúc là một loại cảm xúc bậc cao và chịu sự chi phối với lý trí của con người.

Chính vì thế mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau về hạnh phúc.

Cũng một sự việc xảy ra, có người sẽ hạnh phúc, có người thì không.

Làm sao để hạnh phúc?

Khi một người nào đó hỏi: “Làm sao để hạnh phúc?”.

Mình sẽ trả lời, hạnh phúc không ở đâu xa. Nó ở trong tim bạn.

Bạn có muốn hạnh phúc ngay lúc này không? Dễ thôi.

Đầu tiên là dừng mọi hoạt động lại. Tìm một góc yên tĩnh nào đó. Cho bản thân mình một khoảng lặng.

Và rồi ngồi xuống đó: “Suy ngẫm”.

Biết ơn về những gì bạn có mà người khác không có!

Đâu là những mặt tốt mà bạn có?

Đâu là những điều mà bạn có NHƯNG người khác không có? Hãy biết ơn vì điều đó. Chính sự biết ơn đó, sẽ làm bạn cảm thấy nhẹ lòng hơn.

Đừng bao giờ nói rằng: “Tui không có mặt nào tốt để kể ra cả”.

Tại bạn không chịu chấp nhận đấy thôi.

Bạn ơi, nếu:

Vào ngay lúc này, nếu bạn được tự do chạy nhảy. Thì hãy hạnh phúc.

Bởi rất nhiều người rất muốn được tự do đi lại trên chính đôi chân của họ nhưng không được đấy.

Bạn có một bữa cơm ngày ăn 3 bữa. Hãy biết ơn vì điều đó.

Bởi cứ 9 người trên thế giới thì có 1 người bị đói. Bạn đã may măn hơn họ nhiều rồi.Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và cảm thấy khỏe hơn ngày hôm qua. Hãy hạnh phúc và trân trọng điều đó.

Bởi bạn đã may mắn hơn 1 triệu người sẽ không thể sống sót qua tuần này.

Nếu bạn chưa bao giờ trải qua chiến tranh chết chốc, đau khổ vì tù tội thì bạn đã hạnh phúc hơn 500 triệu người trên thế giới này – những con người kém may mắn hơn bạn rất nhiều.

Khi bạn cảm thấy chính mình đã may mắn hơn rất nhiều người, tự nhiên bạn sẽ HẠNH PHÚC!

Hãy nhớ định nghĩa này: Một cuộc sống hạnh phúc chỉ đến chỉ khi bạn biết bằng lòng với những gì mình có.

Ngay lúc này, bạn có BẰNG LÒNG với hiện tại của chính mình?

Chắc chắn một điều là đa số chúng ta thường cảm thấy không hài lòng về chính mình.

Giá như tui cao thêm một xíu nữa.

Giá như tui có giọng hát hay.

Giá như tui có một thân hình cường tráng hơn một chút xíu nữa.

Giá như tui được sinh ra trong một gia đình giàu có.

…….

Mỗi lần “giá như” là mỗi lần bạn chán ghét bản thân bạn. Bạn không hài lòng với chính mình tý nào cả.

Bạn có biết không: “Tất cả mọi muộn phiền đều bặt đầu từ việc bạn so sánh cuộc đời bạn với cuộc đời của những người khác”.

Mà điều đáng nói là: Bạn so sánh cái bạn “dỡ, yếu, xấu” với cái “đẹp nhất, tốt nhất” của người khác. Bạn không biết là họ cũng có rất nhiều khuyết điểm cũng giống bạn.

Tại sao bạn không so sánh cái bạn “có” với cái người khác “không có”?

Hãy mở rộng tầm nhìn, bạn sẽ thấy cuộc đời vốn rất công bằng.

Không ai hoàn hảo 100% cả.

Hạnh phúc đến từ bên trong con người bạn!

#1. Định nghĩa một cuộc sống hạnh phúc từ câu chuyện “chú cá nhỏ và chú cá lớn”.

Cá nhỏ: Em nghe người ta nói về biển, ai sống ở biển là hạnh phúc lắm. Anh biết biển ở đâu không?

Cá lớn: Bao quanh ta là biển.

Cá nhỏ: Sao em không thấy?

Cá lớn: Biển là nơi ta sống. Từ trong ra ngoài ta đều là biển. Ta sống trong biển và rồi sẽ chết trong biển. Biển bao la cùng khắp nên ngươi không thấy là phải!

Có một điều mà chúng ta đang làm nhưng không hề biết. Đó là tìm kiếm niềm vui từ bên ngoài.

#2. Hạnh phúc không ở đâu xa

Chúng ta tìm kiếm niềm hạnh phúc nho nhỏ từ những thứ bên ngoài như người yêu, đồ ăn, đi du lịch.

Tuy vậy những niềm vui ấy lại rất ngắn.

Bạn có thể ăn một cái bánh ngon bạn yêu thích. Lúc đầu an thì sung sướng lắm.

Nhưng sau khi ăn xong thì sao?

Bạn có còn vui không? Chắc chắn bạn lại tìm đến nó nữa. Lại tiếp tục đi mua đồ ăn.

Khi ăn xong, bạn lại hối hận về những thứ mình nạp vào cơ thể mình một cách vô tội vạ.

Nhưng sau khi tự trách mình thì sao? Bạn lại tiếp tục tìm đến đồ ăn bởi nó khiến bạn vui.

Nhưng thực sự là niềm vui đến từ nó thực sự rất ngắn ngủi.

Tại sao người ta lại tìm đến thuốc lá, rượu bia? Vì người ta đang thèm khát hạnh phúc.

Rất có thể khi cuộc vui diễn ra, bạn rất hạnh phúc.

Nhưng khi tàn cuộc, mọi thứ lại trở về trạng thái ban đầu. Bạn lại bắt đầu lo âu, chán nản, tuyệt vọng.

Và khi chán nản, bạn lại tiếp tục hút thuốc, tìm đến rượu bia. Cốt chỉ để tìm niềm vui. Một vòng lẩn quẩn không lối thoát.

Hay việc bạn luôn tìm kiếm hạnh phúc từ người mình yêu.

Bạn muốn người yêu bạn phải chiều chuộng bạn, yêu thương bạn.

Những lúc họ chìu chuộng bạn, bạn sẽ rất hạnh phúc. Nhưng những khi họ làm phật ý bạn, bạn bắt đầu đâm ra lo lắng, suy nghĩ tiêu cực.

Bạn thấy đấy, những niềm vui từ bên ngoài. Những thứ vốn chẳng thể bền vững.

Bạn sẽ suốt cuộc đời lao đầu vào nó như một con thiêu thân. Không lối thoát.

Đó là lý do mà chúng ta thường đi tìm hạnh phúc ở một nơi nào đó. Ở một thứ gì đó. Nhưng cuối cùng thì mọi thứ đều thất bại.

Bạn lại buồn chán, tuyệt vọng.

Quan niệm sai lầm khi định nghĩa về hạnh phúc cuộc sống: “Càng có nhiều tiền càng hạnh phúc“.

Có thể bạn bắt đầu sẽ nghĩ đến việc kiếm tiền. Càng nhiều tiền, bạn sẽ càng hạnh phúc. Bạn nghĩ bạn có thể làm nhiều thứ nhờ vào việc: CÓ NHIỀU TIỀN.

Nhưng một lý do nghịch lý là: “Tại sao nhiều người giàu có, họ lại không hạnh phúc?”

Chẳng phải càng nhiều tiền, càng hạnh phúc hay sao?

Có một điều đáng buồn là, khi bạn càng có nhiều tiền, bạn lại càng muốn thêm nữa. Bạn luôn luôn không hài lòng với mức thu nhập của mình.

Chính sự không hài lòng đó làm bạn không hạnh phúc.

Bạn không thể dùng tiền để làm con bạn ngoan hơn, siêng năng hơn, chăm chỉ hơn.

Bạn không thể dùng tiền để mua tình cảm của người khác.

Bạn không thể dùng tiền để làm mọi người thực sự yêu quý bạn.

Một căn nhà TO không làm bạn cảm thấy vui mãi mãi.

Hạnh phúc đến từ nội tâm. Khi bạn biết nhìn xuống thay vì nhìn lên.

Nếu bạn dừng lại mà suy nghĩ. Thực ra, bạn đã sung sướng hơn rất nhiều người.

Chỉ cần bạn chịu hài lòng với những gì mình có hay không mà thôi!

Hãy nhớ: Nhiều tiền chưa chắc đã hạnh phúc.

Hạnh phúc đến từ việc bạn nhìn nhận những giá trị của bản thân mình.

Bạn có biết là, ai trong chúng ta đều có những mặt tuyệt vời. Khi nhìn lại bản thân mình, bạn vốn đã tuyệt vời ông mặt trời lắm rồi.

Khi bạn càng cảm thấy hài lòng về chính mình, bạn sẽ hạnh phúc.

Khi bạn biết trân trọng những giá trị từ con người bạn: Chấp nhận và hài lòng với chính mình hiện tại.

Chỉ cần bạn chịu nhìn lại, bạn sẽ thấy rằng, bạn thực sự rất may mắn hơn rất nhiều người. Nếu bạn có được may mắn đó, hãy biết ơn vì điều đó.

Càng biết ơn và trân trọng những thứ mình có, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ bên trong con người bạn, là thứ bền vững nhất.

Hãy nhớ: Hạnh phúc đến từ cách bạn nhìn nhận những giá trị xung quanh bạn.

#4. Hài lòng, không phải là không làm gì!

Hài lòng với bản thân mình không có nghĩa là không làm gì.

Hài lòng không phải là việc bạn nằm một chỗ, sống một cuộc sống an nhàn.

Hài lòng ở đây là vui vẻ với cả những MẶT ƯU lẫn MẶT KHUYẾT. Bên cạnh đó vẫn tiếp túc cải tiến bản thân để tốt hơn mỗi ngày.

Hài lòng ở việc bạn yêu bản thân của mình ngay lúc này.

Tiếp túc phát triển bản thân hơn không phải xuất phát từ việc không hài lòng với chính mình.

Mà vì bạn thích và muốn làm điều đó.

Tiến về phía trước, nhưng không cần phải quá nhanh!

Đừng bao giờ theo đuổi sự hoàn hảo.

Bạn sẽ không mong đợi sẽ có một người vợ tuyệt vời, hoàn hảo như đúng ý bạn.

Bạn không mong tất cả mọi người đều yêu quý bạn.

Mỗi người đều có những tính cách riêng. Có người sẽ phù hợp với người này. Có người sẽ phù hợp với người kia.

Bạn biết có người sẽ ghét con người bạn. Không phải vì bạn xấu xa đâu à nghe. Mà chỉ là “Mình không hợp nhau”.

Chỉ đơn giản vậy thôi.

Tại sao lại phải đặt hy vọng vào những thứ vốn dĩ chẳng thể THAY ĐỔI?

Bạn có kỳ vọng mọi người đều tốt với mình?

Bạn có kỳ vọng cuộc đời bạn sẽ được trải thảm hoa hồng với con đường bằng phẳng?

Bạn có kỳ vọng mình sẽ đạt được thật nhiều thành công trong cuộc sống mà không gặp chút biến cố nào?

Hãy vứt bỏ những kỳ vọng của bạn. Hãy thả nó vào gió. Hãy để gió thổi bay đi.

Hãy nhớ: Vứt bỏ kỳ vọng, ảo tưởng, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.

Và bạn sẽ nhẹ lòng hơn.

#5. Hy vọng càng nhiều, thất vọng càng nhiều

Khi đặt hy vọng vào chuyện gì đó, thường là sẽ bị thất vọng. Cái này là chắc chắn luôn. Nhưng cũng không vì thế mà ta bi quan.

Chỉ là ta nhìn mọi thứ như thể VỐN CÓ của nó. Nó là chính nó.

Không hy vọng ,ảo tưởng. Không bi quan, sợ hãi.

Khi nhìn mọi thứ xung quanh. Bạn hãy nhìn thẳng vào vấn đề. Bạn không đặt hy vọng của mình vào chuyện gì đó. Có như thế, bạn mới không phải thất vọng.

Mọi thứ trong cuộc sống này, CHỈ TƯƠNG ĐỐI thôi.

Khi bạn biết chấp nhận sự TƯƠNG ĐỐI đó, bạn mới có thể hài lòng với chính mình.

Và có như thế, bạn mới có thể HẠNH PHÚC.

Nếu bạn thích một người nào đó, nhưng họ không thích bạn, đó là chuyện bình thường.

Nếu bạn bị một người bạn thân nhất rời bỏ, đó là chuyện bình thường.

Hãy nhớ: Nhìn mọi thứ như nó VỐN CÓ.

Nếu cuộc đời bạn gặp phải một biến cố nào đó, đó là điều lẽ thường trong cuộc sống này.

Mọi thứ chỉ TƯƠNG ĐỐI thôi.

#6. Đừng giữ sự ghen ghét trong lòng

Việc một ai đó đối xử không tốt với mình, bạn đừng giữ sự căm thù như lúc trước nữa. Chỉ đơn giản là, cuộc sống mỗi người một tình cách. Sẽ có người thích bạn.

Sẽ có người ghét bạn.

Mọi thứ chỉ diễn ra trong sự tương đối. Khi theo đuổi sự hoàn hảo, bạn sẽ phải thất vọng.

SỰ THẬT LÀ, khi bạn từ bỏ sự HOÀN HẢO, bạn càng mạnh mẽ hơn.

Bạn không còn nhỏ nhoi như lúc trước.

Bạn không còn giữ sự ghen tỵ hay căm ghét một ai đó trong lòng.

Bạn không còn giận dữ hay yếu đuối trước những tác động từ bên ngoài.

Bạn trở nên bao dung hơn trước những lỗi lầm của người khác.

Bạn không còn đi tìm kiếm lời giải thích về những điều đó nữa. Vì nó là lẽ thường.

Bạn sẽ không phải THẤT VỌNG nữa.

Bởi khi bạn nhìn thẳng vào vấn đề, rằng mọi thứ đều có tính TƯƠNG ĐỐI. Bạn sẽ thôi hy vọng một điều gì đó. Bạn sẽ thôi đặt kỳ vọng vào một điều quá sức đối với bản thân nó.

CUỘC SỐNG chính là như vậy. Nó luôn là chính nó.

Hạnh phúc là khi bạn biết bằng lòng với những gì mình có.

Hạnh phúc chỉ đến khi bạn ngừng so sánh

Hạnh phúc không đến từ những thứ bên ngoài!

Hạnh phúc đến từ cách bạn nhìn nhận những giá trị xung quanh bạn.

Hạnh phúc không đến từ sự hoàn hảo, nó chỉ đến khi bạn biêt “ĐỦ”.

Vứt bỏ kỳ vọng, ảo tưởng, nhìn mọi thứ LÀ CHÍNH NÓ, bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn.

Bạn sẽ không còn cho rằng cuộc sống bất công nữa. Bởi nó không có tội. Chính quan điểm cá nhân chủ quan của con người áp đặt lên nó.

Nếu bạn muốn hạnh phúc trong cuộc sống ngắn ngủi này, hãy nhớ 6 định nghĩa này để có một cuộc sống hạnh phúc hơn:

Hạnh phúc là gì?

Đừng nghĩ rằng nếu muốn có được hạnh phúc, bạn phải làm cái gì đó thật cao siêu. Hạnh phúc ở đâu ư? Bên trong con người bạn.

Ngay lúc này, bạn có thể hạnh phúc với chính con người mình được rồi đấy!

1. Thiết kế cuộc đời thịnh vượng.

2. Hội những người muốn Tự do tài chính

Hạnh Phúc Là Gì? Đừng Chỉ Tìm Hạnh Phúc!

Hạnh phúc là gì mà chúng ta ai cũng vất vả đi tìm? Có phải hạnh phúc thực sự là đích đến của cuộc đời này?

Nhiều cô giáo vùng cao như Quản Bạ, Hà Giang chọn hạnh phúc của mình là một cuộc sống có ý nghĩa dù khó khăn, vất vả (ẢNH: MAI THANH HẢI)

Chúng ta cũng vẫn thường coi hạnh phúc là mục đích của cuộc sống. Hàng nghìn đầu sách trên thế giới đã viết về hạnh phúc. Chúng ta chúc nhau một tuổi mới hạnh phúc, một cuộc hôn nhân hạnh phúc, và một năm mới hạnh phúc. Nếu ai đó băn khoăn về con đường sự nghiệp hay tình yêu, chúng ta sẽ hỏi: Công việc nào, người tình nào sẽ khiến cuộc đời bạn hạnh phúc hơn?

Sự hữu hạn của hạnh phúc

Hạnh phúc trước hết là một cảm giác, với nhiều cung độ khác nhau: hồ hởi, phấn khích, lâng lâng, vui vẻ, sung sướng… Có những hạnh phúc nho nhỏ như đói được ăn, và có những niềm hạnh phúc lớn lao sau bao tháng ngày chờ đợi như việc một em bé ra đời.

Từ góc độ sinh học, cảm giác hạnh phúc là kết quả của việc bốn hóa chất phối hợp ăn ý với nhau: dopamine như một cánh tay xốc chúng ta bật dậy từ chiếc ghế lười biếng, endorphins khiến cái chân đau bước nhẹ nhàng hơn, oxytocin giúp ta đến gần bên những người yêu dấu với một cái ôm dịu dàng, và serotonin là cảm giác hạnh phúc khi người yêu dấu ấy nói rằng cái ôm này làm họ sung sướng biết bao. Ta như bay lên trong một khoảnh khắc an vui. Cuộc đời thật đẹp.

Vấn đề là, khoảnh khắc ấy luôn luôn trôi qua. Niềm vui nào cũng dần dần cạn. Ta có thể nhảy lên sung sướng khi giành một giải thưởng, khi gặp lại một người bạn xa lâu ngày, khi tận hưởng một hoàng hôn tuyệt đẹp…

Nhưng những chất hóa học tạo ra cảm giác hưng phấn đó chỉ như dàn vũ công biểu diễn, hết giờ là sân khấu sẽ tắt đèn.

Lớn lên, tôi hiểu rằng tại sao nhiều người không thể hạnh phúc kể cả khi họ sống một cuộc đời viên mãn, vô lo, với đầy đủ nhu cầu tiện nghi và tình cảm.

Tạo hóa ban cho loài người chúng ta một khả năng thích nghi kỳ lạ. Chúng ta ước rằng nếu có một cái nhà thật to, hẳn đời không còn gì phải lo nghĩ. Nhưng khi có cái nhà thật to, ta lại muốn cái nhà to hơn.

Khát vọng và đam mê, về bản chất, chính là điều mà tạo hóa muốn chúng ta tận dụng, miễn là không lạm dụng để “khát vọng” trở thành “tham vọng” và “đam mê” biến thành “tham lam”.

Đó chính là lý do tại sao những lần suýt thắng lại khiến bộ não phát đi tín hiệu khuyến khích mạnh mẽ “cố lên lần nữa” thay vì tín hiệu “thua rồi về thôi”.

Nếu ta hài lòng và hạnh phúc với những gì đang có thì động lực nào để giống loài này đứng dậy đi tiếp, khám phá, xây dựng, tìm tòi, phát minh, liên tục vượt qua những giới hạn của chính mình?

Tạo hóa cũng khiến ta nhìn về quá khứ và tương lai với con mắt đầy định kiến. Hạnh phúc trong quá khứ và hạnh phúc trong tương lai luôn đẹp đẽ hơn hạnh phúc trong hiện tại.

Ta thường nhớ về tuổi thơ và thời thanh niên với cảm giác hoài cổ thời ấy sao mà đẹp thế. Ta cũng hay tưởng tượng ra tương lai xán lạn hơn với bao ước mơ sẽ thành hiện thực.

Đó là vì tạo hóa muốn ta dùng quá khứ với tư cách là bằng chứng để đi tiếp chứ không dừng lại ở thực tại.

Nếu ta nghi ngờ khả năng có thể đạt được hạnh phúc trong tương lai, hãy nhìn vào quá khứ để biết rằng hạnh-phúc-hơn-hiện-tại là mục tiêu trong tầm tay.

Hạnh phúc không phải mục đích, nó là một công cụ phục vụ sự sinh tồn cho tổng thể giống loài. Cũng chính vì hạnh phúc chỉ là công cụ của tạo hóa nên trên đời mới có những người coi việc cung phụng, hy sinh hoặc chết cho kẻ khác là một hạnh phúc.

Chính vì thế, theo đuổi hạnh phúc là theo đuổi những mục tiêu hữu hạn, những khoảnh khắc đến đi trong phút chốc, những ảo tuởng của sự vĩnh viễn, những viên đường ngọt ngào mà chóng tan. Công cuộc truy tìm hạnh phúc cũng vì thế mà thường thất bại, như thể đuổi theo cái bóng của chính mình.

Hạnh phúc và ý nghĩa

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học công bố rằng một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống có ý nghĩa vừa giống, vừa khác nhau.

Người hạnh phúc thường là kẻ biết chìa tay đón nhận. Những yếu tố làm cho họ hạnh phúc thường là tiền bạc, sức khỏe, sự tiện nghi, bạn bè, vị trí xã hội.

Người sống có ý nghĩa thường là kẻ biết cho đi. Cuộc sống của họ nhiều stress hơn và nhiều thử thách hơn. Những cặp đôi có con thường không hạnh phúc bằng những cặp đôi không con.

Khi những bậc cha mẹ nói chuyện vui đùa bên con cái, chỉ số hạnh phúc của họ còn thấp hơn khi họ tập thể dục, ăn uống hoặc xem ti vi. Tuy nhiên, những phần hạnh phúc vơi đi thì lại được lấp đầy bằng ý nghĩa.

Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey từng nói: “Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là sự thành công, mà là dùng sự thành công đó để tác động một cách tích cực đến xã hội”.

May mắn thay, một cuộc sống vừa hạnh phúc vừa có ý nghĩa là điều hoàn toàn có thể. Như hai vòng tròn chồng lên nhau và vùng trung gian là bến đỗ của những kẻ tìm được sự cân bằng.

Họ là những người không đi tìm hạnh phúc cá nhân, cũng không hy sinh hạnh phúc cá nhân để làm hài lòng xã hội. Họ không coi hạnh phúc là mục đích của cuộc sống. Với họ, hạnh phúc cũng như tiền bạc. Để không thì không có giá trị. Có thì bao nhiêu cũng không đủ. Tiêu thì đằng nào cũng hết.

Trên đường đời, hạnh phúc như những cái cột đèn lướt qua soi sáng mặt đường. Hạnh phúc là những khoảnh khắc thoắt đến thoắt đi, như những trạm xăng tiếp nhiên liệu, cần, nhưng không phải là bến đỗ cuối cùng.

Hạnh phúc không ở cuối con đường, nó chỉ là một phần của con đường. Con đường ấy dẫn về đâu, chúng ta phải tự quyết định.

Mục đích của cuộc sống chính là hướng tới một đích đến cuối con đường cho thật có ý nghĩa. Bạn đã làm được gì cho đời, cho người thân và xã hội? Bạn có tạo được sự thay đổi gì có ý nghĩa không? Bạn để lại di sản gì trên cõi trần này?

Và vì thế, thay vì chúc nhau hạnh phúc, tôi muốn chúc bản thân mình một năm mới sống thật nhiều ý nghĩa.

Và vì thế, thay vì chúc nhau hạnh phúc, tôi muốn chúc bản thân mình một năm mới sống thật nhiều ý nghĩa.

Vai trò của khổ đau

Chỉ khi trở thành một người làm khoa học tôi mới hiểu rằng việc triệt tiêu khổ đau là điều không thể và không nên làm.

Về mặt tiến hóa, khổ đau và những cảm xúc buồn bã là tín hiệu cần thiết để ta ngừng làm tổn thương bản thân. Người khỏe mạnh biết nhận ra tín hiệu ấy, xử lý tình cảm và hành vi để tự bảo vệ mình. Kẻ bệnh tật không có khả năng chống chọi, không nhận ra mình đang tự hủy hoại, thậm chí nghiện khổ đau khi nó đã trở thành thói quen.

Khổ đau, ở một mức độ nào đó, là đất cát, là vấp ngã, là trận giả, là kinh nghiệm để cơ thể xây dựng một hệ thống phòng thủ miễn dịch, là lửa thử vàng, là gian nan thử sức.

Nhưng khổ đau, ngoài vai trò của tiến hóa, còn là phản ứng phụ của một thái độ sống. Ấy là khi chúng ta chọn sống một cuộc đời có ý nghĩa, thì khổ đau lại trở thành điều ta sẵn sàng chấp nhận. Điều này có thể thấy rõ nhất ở những người làm cha làm mẹ, làm khoa học, làm công tác hoạt động xã hội hoặc những chiến sĩ cách mạng.

Họ lao động cật lực. Họ vắt kiệt sức mình. Trong một ngày của họ, lo âu và thử thách nhiều hơn an nhiên và vui vẻ.

Phương Mai ( (PGS-TS ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan)

Khái Niệm Thế Nào Là Cuộc Sống Giàu Có Và Hạnh Phúc

Hàng ngày, con người đều đi tìm kiếm cuộc sống giàu có và hạnh phúc, họ tìm kiếm ở mọi lúc, mọi nơi, nhưng vì sao người ta phải vất vả vì nó như vậy? Vậy thế nào là Khái niệm cuộc sống giàu có và hạnh phúc !

Bàn về khái niệm thế nào là cuộc sống giàu sang và hạnh phúc , tôi thiết tưởng : có phải chăng thành công và giàu có là một trong những hạnh phúc của con người , là điều mà con người luôn hướng tới hay không? , phải chăng có thêm thành công là thêm hạnh phúc , sự thành công sẽ làm cho con người hạnh phúc hơn?. Nhưng sự thực thì không không có một ràng buộc hay trường hợp ngoại lệ nào như thế cả. Qua những gì tôi chứng kiến từ cuộc sống xung quanh , qua những câu chuyện từ báo đài và bạn bè , tôi thấy rằng nhiều trường hợp , nhiều tình cảnh đã chứng minh rằng hạnh phúc và thành công không phải lúc nào cũng song hành cũng nhau. Giá phỏng để chứng minh cho nhận định trên , thì chúng ta phải chứng minh trên nhiều khía cạnh , và vô số minh họa cho mỗi khía cạnh này , vì cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ.

Vâng , ” thành công” không phải lúc nào cũng đi đôi với “hạnh phúc” , nhưng hạnh phúc thì sao? Nó có là bạn đồng hành của thành công hay không? Thật khó để có sự phân biệt rẽ ròi giữa hạnh phúc và thành công , không ai biết được cái là nào có trước và cái nào đi sau. Chúng bạn thường bảo tôi nên Yên giữ bổn phận , chấp thuận với những gì mình có , liệu tôi có thành công hay không? Và nếu tôi không thành công thì làm sao tôi có thể cảm thấy hạnh phúc được. Giá phỏng có người hỏi bạn định nghĩa như thế nào về hạnh phúc , tôi tin chắc rằng có muôn vàng định nghĩa , trong đó sẽ cố ý kiến cho rằng ” hạnh phúc là đứng trên đỉnh cao của sự vinh quang”. Nhưng tôi biết đối với tôi hạnh phúc là gì. Theo tôi định nghĩa về hạnh phúc khá mơ hồ và trừu tượng , hạnh phúc là cái không để chúng ta kiếm mà là cái chúng tôi hiểu , cảm nhận , Ấy là những thứ vặt vãnh nhất trong cuộc sống mà chốc chốc ta vô tình lờ qua , rồi một giây phút nào đấy , ta chợt nhận ra và yêu quý , trân trọng nó biết bao nhiêu. Với tôi , hạnh phúc là khi tôi vui , và được nhìn thấy người thân , bạn bè , những người xung quanh vui , là lúc nhìn thấy người thân mình mạnh khoẻ , và luôn ở bên cạnh , là những lúc thấy tâm hồn phẳng lặng với những ý nghĩ lương thiện , là mong ước dung dị mà tôi đang thực hiện hàng ngày … phải chăng là điều đó quá đơn thuần đến nỗi nhiều người không nghĩ nó là hạnh phúc. Sự thực là hạnh phúc không phải là thứ cao xa , chúng ta cứ đi tìm cái cao xa ấy thì thật hoài phí biết bao nhiêu.

Khái niệm cuộc sống giàu có và hạnh phúc là hai mảng của cuộc sống , hạnh phúc là cái vô hình , thành công và giàu có là cái hữu hình. Vì :” Tôi có thể nhìn thấy được sự thành công của anh nhưng tôi không biết được anh có hạnh phúc hay chẳng , chỉ có anh mới cảm nhận được cảm giác của anh mà thôi , tôi không thể đưa ra nhận xét thay anh đươc”. Hạnh phúc chỉ mang một khái niệm tương đối mà thôi.Tóm lại, đấy chỉ là cách chia sẽ truyền đạt thong tin, cảm nhận, cách nghĩ hữu hiệu tối ưu nhất, mà tôi tin rằng mỗi người sẽ có một ý kiến , một cảm nhận khác nhau. Suy nghĩ của tôi , của bạn có thể cùng ý kiến hoặc suy nghĩ với ai đấy , bạn có thể không cùng ý kiến hoặc suy nghĩ với ai đấy , nhưng hãy luôn sống hạnh phúc và biểu hiện tâm trạng rất vui vẽ là được , hãy sống và luôn nghĩ mai sau biết đâu không còn được sống nữa , bạn sẽ cảm thấy coi trọng từng giây , từng phút và cuộc sống tự nhiên sẽ có ý nghĩa hơn đấy. Đó ấy là Khái niệm thế nào cuộc sống giàu có và hạnh phúc !

Cập nhật thông tin chi tiết về Chiếc Đồng Hồ Đắt Tiền Và Bí Quyết Sống Hạnh Phúc trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!