Xu Hướng 6/2023 # Chi Tiết Tạp Chísố 2 # Top 7 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chi Tiết Tạp Chísố 2 # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Chi Tiết Tạp Chísố 2 được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đề tài “Hạnh phúc của người Việt Nam: Quan niệm, thực trạng và chỉ số đánh giá” là một nhiệm vụ quan trọng do Chính phủ Việt Nam giao cho Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì nghiên cứu và chúng tôi Lê Ngọc Văn làm chủ nhiệm. Đề tài thực hiện trong 30 tháng (từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2018). Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định khái niệm hạnh phúc của người Việt Nam và bộ chỉ số đánh giá hạnh phúc của người Việt Nam thích ứng với chuẩn quốc tế, đồng thời mang những đặc trưng riêng của người Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của đề tài gồm: 1. Làm rõ quan niệm về hạnh phúc trong điều kiện của đất nước và con người Việt Nam hiện nay; 2. Phân tích thực trạng về hạnh phúc của người Việt Nam hiện nay; 3. Xác định chỉ số đánh giá hạnh phúc của người Việt Nam phù hợp với điều kiện Việt Nam và có khả năng so sánh quốc tế, trước hết là so sánh với các quốc gia có trình độ phát triển gần với Việt Nam; 4. Nghiên cứu tạo cơ sở cho việc định hướng chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Để triển khai hiệu quả các mục tiêu, đề tài xây dựng 04 nội dung: Nội dung 1: Xây dựng cơ sở lý luận, phương pháp luận và khung phân tích về hạnh phúc và bộ chỉ số đánh giá hạnh phúc; Nội dung 2: Thực trạng quan niệm và sự lựa chọn hạnh phúc của người Việt Nam hiện nay qua điều tra thực nghiệm trên phạm vi toàn quốc; Nội dung 3: Xây dựng chỉ số đánh giá hạnh phúc của người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (qua kết quả phân tích quan niệm, thực trạng hạnh phúc và nhu cầu của người Việt Nam); Nội dung 4: Định hướng chính sách phát triển kinh tế – xã hội mang lại hạnh phúc cho người dân. Bên cạnh đó, đề tài còn liên kết nghiên cứu với các tổ chức trong nước và quốc tế như: Liên kết với các tổ chức trong nước, đề tài phối hợp cùng 03 Vụ/Viện. Cụ thể: Viện Xã hội học là cơ quan phối hợp chính trong thực hiện điều tra, thu thập thông tin định tính và định lượng ở các điểm nghiên cứu. Viện Nghiên cứu Con người là cơ quan phối hợp chính trong tổ chức và biên soạn các chuyên đề. Vụ Gia đình – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan phối hợp chính trong thực hiện tổ chức các hội thảo. Liên kết với tổ chức quốc tế, đề tài hợp tác cùng Trung tâm dữ liệu Hạnh phúc Thế giới (World Database of Happiness) thuộc Đại học Rotterdam, Hà Lan. Hiện tại, cơ sở dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu Hạnh phúc Thế giới có khoảng hơn 2.400 nghiên cứu về đánh giá cuộc sống và đó chính là một phần trong cơ sở dữ liệu thế giới về hạnh phúc. Đề tài đang tiếp tục triển khai nội dung 3 và nội dung 4 theo đúng tiến độ. Đến tháng 3/2018, đề tài sẽ tổ chức nghiệm thu với mục tiêu đảm bảo đáp ứng theo đúng yêu cầu hợp đồng đã ký kết.

Hướng Dẫn Cách Viết Ielts Writing Task 2 Theo Dạng Bài Chi Tiết

60% điểm Writing là của Task 2. Vì thế, Task 2 khó viết – khó ăn điểm hơn so với Task 1. Bạn cần phải chuẩn bị kỹ để đặt bút xuống tốt nhất.

Bài học hôm nay, IELTS Fighter sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin chi tiết nhất về phần thi này cùng hướng dẫn cách viết bài IELTS Writing task 2 đúng nhất.

I. TỔNG QUAN IELTS WRITING TASK 2

II. CÁCH VIẾT BÀI IELTS WRITING TASK 2

1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TASK 2

Đây là phần thi thứ hai của bài thI IELTS WRITING học thuật (IELTS Academic Writing Test)

Cần viết một bài luận có độ dài ít nhất là 250 từ trong vòng 40 phút

Phần thi task 2 chiếm 2/3 tổng số điểm của phần thi Writing

4 tiêu chí chấm điểm bao gồm:

Task achievement: khả năng trả lời vấn đề bài thi đưa ra

Coherence and cohesion: tính gắn kết và liền mạch ccuracasc câu và đoạn văn

Lexical resource: vốn từ vựng được sử dụng trong bài

Grammatical Range & Accuracy: biết và sử dụng chính xác các cấu trúc ngữ pháp

Giám khảo sẽ chấm điểu từng tiêu chí rồi lấy trung bình để ra điểm bài thi của bạn.

Vì vậy những bạn muốn điểm phần Writing part 2 đạt band 6.5 thì có thể tập trung ăn điểm 2 tiêu chí đầu tiên “Task Response” và “Coherence and Cohesion.” .

Chúng ta cùng phân tích từng tiêu chí:

Để đạt điểm cao ở phần này, bạn cần:

Cố gắng trả lời toàn bộ các vấn đề được đưa ra trong câu hỏi

Luận điểm chính phải rõ ràng và các luận điểm phụ phải đảm bảo có thể bổ nghĩa và làm rõ cho luận điểm chính

Dùng ví dụ cụ thể, thích hợp để chứng minh cho ý kiến

Bài viết nên dài từ 260-270 từ (dù đề bài yêu cầu nhỏ nhất là 250 từ)

Lập dàn ý dựa theo luận điểm chính muốn viết để đảm bảo tính thống nhất và logic cho cả bài viết

Nên có từ 4 đến 5 đoạn trong một bài viết (tùy theo số luận điểm ở phần thân bài). Các đoạn ở phần thân bài nên có độ dài như nhau để đảm bảo các luận điểm phụ được khai thác đầy đủ.

Mỗi đoạn chỉ nên đưa ra và làm rõ một luận điểm

Sử dụng các từ nối giữa các câu, đoạn với nhau.

Sử dụng những từ ngữ quen thuộc, đã biết và chắc chắn cách dùng. Tránh sử dụng những từ ngữ khó, cao cấp nhưng chưa nắm chắc ý nghĩa.

Có thể sử dụng 1-2 collocations để kéo band điểm ở phần này.

Khuyến khích sử dụng các câu ghép để thể hiện được khả năng viết câu cũng như tăng tính logic cho bài viết.

Sử dụng các thì cơ bản như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành một cách thuần thục.

Thì hiện tại đơn được dùng nhiều nhất trong bài Writing Task 2 và thường dùng trong các câu trần thuật, câu nhận xét và đưa luận điểm.

Thì quá khứ đơn được dùng nhiều trong các câu đưa ra ví dụ về một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

Thì hiện tại hoàn thành được dùng khi đưa ra một sự thật và muốn gắn nó với mốc thời gian.

Sử dụng các cấu trúc câu khác nhau và vận dụng một số các dạng câu phức tạp hơn như câu bị động, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ

Tránh các lỗi sai cơ bản như mạo từ, danh từ số nhiều, danh từ không đếm được và vị trí từ trong câu

4. CÁC CÂU HỎI TRONG WRITING TASK 2

Đối với dạng bài opinion trong IELTS Writing Task 2, đề bài yêu cầu bạn phải đưa ra quan điểm về ý kiến được nêu ra trong đề bài. Hãy chắc chắn rằng ý kiến của bạn được nêu ra trong đề bài và giải thích ý kiến của mình trong phần thân bài.

Some people think that all teenagers should be required to do unpaid work in their free time to help the local community. They believe this would be benefit both the individual teenager and society as a whole Do you agree or disagree?

Trong đề bài sẽ có hai quan điểm về một vấn đề và bạn phải nêu ý kiến của mình về cả hai quan điểm đó. Mỗi quan điểm phải có độ dài là tương đương nhau.

Nếu như đề bài có yêu cầu bạn đưa ra quan điểm cá nhân thì bạn không cần thiết phải viết thành một đoạn riêng mà chỉ cần lồng quan điểm cá nhân vào phần mở bài hoặc kết bài.

Nowadays anima experiments are widely used to develop new medicines to test the safety of other products. Some people argue that these experiments should be banned because it is morally wrong to cause animal to suffer, while others are in favor of them because of their benefits to humanity. Discuss both views and give your own opinion.

Dạng bài này yêu cầu người viết đưa ra nguyên nhân và hướng giải quyết về một vấn đề nào đó, trong đó bạn chỉ cần dành một đoạn thân bài đề viết về nguyên nhân và đoạn còn lại để viết về phương hướng giải quyết.

In the developed world, average life expectancy is increasing. What problems will this cause for individuals and society? Suggest some measures that could be taken to reduce the impact of ageing populations.

Dạng đề này cũng tương đối đơn giản, đề bài có hai câu hỏi và yêu cầu bạn trả lời từng câu cùng với nêu ra lý do cũng như ví dụ để chứng minh cho câu trả lời của mình. Đối với từng câu hỏi ta cũng sẽ viết câu trả lời thành 1 đoạn thân bài.

5. CÁC BƯỚC VIẾT BÀI CHUNG

Đầu tiên, các bạn nên dành 1-2 phút để phân tích những yếu tố sau của đề bài:

Keyword: Từ khóa trong đề bài

Micro-keyword: Từ khó nhỏ hơn trong đề bài

Instruction word: Từ khoá chỉ yêu cầu, hướng dẫn của đề bài

Some people say that the best way to improve public health is by increasing the number of sport facilities. Others, however, say that this would have little effect on public health and that other measures are required. Discuss both these views and give your own opinion.

Tiếp theo, các bạn nên dành 5-10 phút lập dàn ý cho bài viết của mình. Cách này sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian làm bài thi và khiến bạn mắc ít lỗi sai hơn khi làm bài bởi bạn đã có đầy đủ ý của bài viết ngay từ đầu, và bạn có thể tập trung hơn vào từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp.

Phần mở đầu của đề bài luôn luôn có hai yếu tố sau:

In some countries, many more people are choosing to live alone nowadays than in the past. Do you think this is a positive or negative development?

– In recent years, it has become far more normal for people to live alone, particularly in large cities in the developed world.

– Thesis Statement: Trả lời câu hỏi hoặc đưa thông tin báo hiệu về nội dung của bài viết.

Câu thứ 2 trong phần mở bài thường đi thẳng vào vấn đề để trả lời câu hỏi ở đề bài. Thường có từ nối báo hiệu câu đưa ra ý kiến: “In my opinion”, “I believe that”, hoặc “In my view”

The older generation tend to have traditional ideas about how people should live, think and behave. However, some people believe that these ideas are not helpful in preparing younger generations for modern life. To what extent do you agree or disagree with this view?

-While I agrre that some traditional ideas are oudated, I believe that others are still usefull and should not be forgotten.

Thông thường hai đoạn thân bài thường được viết bao gồm những ý sau:

– Explanation: Giải thích

– Example: Ví dụ cụ thể

Some people think that employers should not care about the way their employees dress, because what matters is the quality of their work. To what extent do you agree or disagree?

Kết bài có nhiệm vụ nhắc lại câu trả lời cho câu hỏi của đề bài. Không nên đưa ra các thông tin mà đề bài không yêu cầu như giải pháp, dự báo,…

Những cụm từ báo hiệu kết luận:

Đối với đề bài trên thì ta có câu kết luận như sau:

In conclusion, I support the trend towards relaxed dress codes for workers, but I do not see it as applicable to all occupations or sectors of the economy.

DẠNG 1: ARGUMENTATIVE ESSAY

Dạng bài “Argumentative essay” là một trong những dạng bài phổ biến nhất trong bài thi IELTS Writing task 2.

Ở dạng bài này, các bạn sẽ được yêu cầu đưa ra ý kiến, quan điểm hay lập trường của bản thân về một vấn đề được nêu ra; đồng thời, các bạn sẽ phải đưa ra các luận điểm và các ý bổ trợ để bảo vệ cho quan điểm đó. Các bạn có thể gặp dạng bài này với những câu hỏi/yêu cầu như sau:

– Do you agree or disagree?

– To what extend do you agree or disagree?

Để trả lời cho câu hỏi này, thông thường các bạn sẽ có ba phương án trả lời:

1. Đồng ý hoàn toàn (Strongly agree)

2. Không đồng ý hoàn toàn (Strongly disagree)

3. Đồng ý/ Không đồng ý một phần (Partly agree/disagree)

Cách viết dạng bài Argumentative essay

Như vậy, tùy thuộc vào việc bạn theo quan điểm nào mà các ý trong phần thân bài sẽ được triển khai khác nhau, tuy nhiên chúng ta vẫn có một dàn bài chung cho dạng bài này như sau:

Phần 1: Mở bài

Ở phần mở bài, tương tự như tất cả các dạng bài khác trong phần thi IELTS Writing task 2, các bạn sẽ phải hoàn thành được những bước sau:

Bước 2: Nêu ra quan điểm của bản thân (Đồng ý/ Không đồng ý/ Trung lập)

Phần 2: Thân bài:

Thân bài thông thường sẽ bao gồm 2 đoạn, tuy nhiên, tùy thuộc vào việc bạn lựa chọn quan điểm của bản thân là gì mà 2 đoạn này sẽ được triển khai theo những cách khác nhau:

Đoạn 1 (Main paragraph 1) Đoạn 2 (Main paragraph 2)

Đồng ý hoàn toàn: Đưa ra lý do 1 cho quan điểm đồng ý Đưa ra lý do 2 cho quan điểm đồng ý

Không đồng ý toàn toàn: Đưa ra lý do 1 cho quan điểm không đồng ý Đưa ra lý do 1 cho quan điểm không đồng ý

Trung lập: Đưa ra luận điểm một bàn vế 1 mặt của vấn đề Đưa ra luận điểm vì sao bạn đồng tính với mặt còn lại của vấn đề

Bên cạnh 3 cách triển khai thân bài chính như trên, các bạn cũng có thể triển khai phần thân bài của bạn theo một cách khác khi bạn đồng ý hay không đồng ý với nhận định:

Đoạn 1: Giải thích vì sao bạn chấp nhận 1 mặt của nhận định được đưa ra

Đoạn 2: Đưa ra các lý lẽ để khẳng định rằng bạn đồng ý/ không đồng ý với nhận định đó

Đây là cách làm hiện nay được các bạn ưu tiên sử dụng hơn, do xu hướng ra đề và đồng thời với cách triển khai ý này, các bạn sẽ thể hiện được tư duy phản biện (critical thinking) khiến cho bài viết của bạn có giá trị hơn.

Khi viết các đoạn thân bài, các bạn cần đưa ra luận điểm rõ ràng, đồng thời hãy sử dụng một số phương pháp để triển khai luận điểm này một cách rõ ràng nhất:

– Đưa ra giải thích

– Đưa ra kết quả

Phần 3. Kết bài

Đối với kết bài, có hai nội dung các bạn sẽ phải hoàn thành:

– Khẳng định lại quan điểm của bản thân (Đồng ý hoàn toàn/ Không đồng ý hoàn toàn/ Trung lập)

1. In the developed world, average life expectancy is increasing. What problems will this cause for individuals and society? Suggest some measures that could be taken to reduce the impact of ageing populations.

2. In many parts of the world today there is a profitable market for products which lighten or whiten people’s skin. Outline the reasons for using such products and discuss what effects they have in terms of health and society.

3. Crime rate in teenagers has increased dramatically in many countries in recent years. Give some possible reasons for this increase and suggest solutions to overcome youth crimes. Các bạn hãy chú ý đến những từ được bôi đậm trong 3 đề. Các bạn có thể thấy rằng mặc dù đề bài có thể sử dụng các từ đồng nghĩa của “problems”, “solutions”, “cause” hay “effect”, chúng ta có thể dễ dàng xác định dạng của đề bài dựa vào các yêu cầu và câu hỏi được đưa ra sau câu nêu vấn đề; từ đó các bạn sẽ biết được hai đoạn thân bài sẽ cần giải quyết những vấn đề nào.

Cách viết dạng bài Problems – Causes – solutions Phần 1: Mở bài

Với dạng bài này, các bạn cũng sẽ làm theo hai bước như sau:

Bước 1: Diễn đạt lại thông tin và nhận định được đưa ra trong đề theo cách khác

Bước 2: Đưa ra nội dung mà bạn sẽ triển khai trong bài Với bước thứ 2, khác với dạng bài Argumentative essay, các bạn sẽ không cần đưa ra ý kiến cá nhân mà cần chỉ ra rằng hai đoạn thân bài của bạn sẽ giải quyết Problems và Solutions/ Causes và Effects/ Causes và Solutions

Phần 2: Thân bài

Tương tự như những dạng bài khác, trong thân bài các bạn cũng nên viết 2 đoạn, nội dung các đoạn bạn cần giải quyết được như sau:

– Đưa ra nguyên nhân 1/nêu vấn đề đó là gì

– Giải thích nguyên nhân 1/vấn đề 1

– Đưa ra ảnh hưởng / giải pháp cho vấn đề 1

– Giải thích giải pháp này giải quyết vấn đề 1 thế nào

Phần 3: Kết bài

Ở dạng bài này, chúng ta cần:

– Tóm lại ý chính trong 2 đoạn thân bài

– Nêu dự đoán/ đánh giá về vấn đề

DẠNG 3: DISCUSSION ESSAY

Dạng bài “discussion” là dạng bài rất phổ biến trong IELTS Writing Task 2, chỉ ít phổ biến hơn dạng bài Argumentative Essay (agree or disagree). Yêu cầu của dạng bài này là người viết phải viết về cả hai mặt của một vấn đề, (discuss both views) rồi sau đó đưa ra ý kiến cá nhân.

Khi giải quyết những bài viết thuộc dạng đề “discussion”, chúng ta cần luôn nhớ hai điểm. Điểm đầu tiên rằng mỗi mặt của vấn đề phải được bàn tới với độ dài như nhau, không vì thiên về mặt nào mà viết dài hơn về mặt đó và ngược lại. Điều thứ hai cần nhớ rằng chúng ta không cần thiết phải đưa ra viết một đoạn riêng để đưa ra ý kiến của bản thân mà chỉ cần nói rõ ý kiến đó trong phần mở và kết bài là bản thân đồng ý với kiến nào.

Cách viết dạng bài Discussion essay

Dàn bài của một bài Disscussion Essay vẫn được chia làm 3 phần và 4 đoạn như những bài viết Task 2 thông thường khác.

– Ở câu thứ hai, chúng ta sẽ nhắc đến cả hai mặt của vấn đề và đưa ra ý kiến của bản thân. Phần này chúng ta nên đưa rõ ra luôn rằng chúng ta đồng ý với ý kiến nào. Đây sẽ phần sẽ rất quan trọng để xác định được sắp xếp ý ở phần thân bài.

Phần 2 – Thân bài (2 đoạn, mỗi đoạn 5-6 câu)

Bàn về ý kiến mà chúng ta KHÔNG ĐỒNG Ý trước. Lý do chúng ta đưa ra ý kiến không đồng thuận trước để bài viết trở nên khách quan hơn. Nếu viết ý kiến chúng ta đồng ý trước thì sẽ dễ bị tập trung quá nhiều vào phần này và khi đưa ra ý kiến sau sẽ trở nên sơ sài hơn và làm cho bố cục bài viết không cân bằng và mang tính chủ quan quá nhiều. Ở phần này chúng ta đưa ra những điểm tốt và nổi bật của ý kiến này, không cần thiết phải đưa ra những điểm không tốt, điểm xấu ngay để đảm bảo tính khách quan. Ta có thể đưa ra 2-3 điểm đúng của ý kiến này để giải thích tại sao nhiều người lại nhìn nhận vấn đề theo hướng này.

Đây là đoạn nói về mặt mà chúng ta ĐỒNG Ý. Mở đầu đoạn nên sử dụng những từ nối mang tính đối lập như “On the other hand”, hoặc “In contrast”, “However”, “Although/Despite/In spite of” để nêu lên rằng cho dù những điểm đúng của ý kiến đầu tiên, thì ý kiến thứ hai vẫn đúng đắn hơn.

Sau đó chúng ta bắt đầu viết về những điểm mạnh của ý kiến ta đồng ý. Những điểm mạnh này có thể được so sánh một cách trực tiếp với ý kiến không đồng ý ở trên theo dạng:

Nếu đi theo ý kiến 2 thì có A, còn nếu đi theo ý kiến 1 thì không có A (với A là một lợi thế hoặc điểm mạnh chủ chốt)

Phần 3 – Kết bài (1-2 câu)

Tổng hợp và khẳng định lại rằng bản thân đồng ý với ý kiến nào trong 2 ý kiến đã cho.

DẠNG 4: 2 QUESTIONS ESSAY

“2 Questions” Essay là dạng bài ít gặp trong đề thi IELTS Writing Task 2 nhưng lại là dạng bài khó nhất. Lý do làm cho dạng bài này gây nhiều khó khăn nhất cho chúng ta đó là có 2 câu hỏi trong đề bài và chúng ta phải sắp xếp thời gian hợp lý để có thể trả lời được cả hai câu hỏi một cách hoàn chỉnh.

LƯU Ý:

Dạng bài này thực tế lại không khó như chúng ta tưởng. Nhiều bạn bị rối bởi cố gắng trả lời cả hai câu hỏi cùng lúc và dễ dàng bị rối về mặt logic.

Vì vậy, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này một cách vô cùng đơn giản đó là mỗi câu hỏi sẽ trả lời bằng một đoạn trong thân bài (thân bài sẽ có 2 đoạn) và ở đoạn thứ hai sẽ có lời dẫn để có kết nối với đoạn đầu tiên. Như vậy chúng ta có thể vừa trả lời cả hai câu hỏi một cách rõ ràng và đủ ý mà vẫn giữ được khả năng liên kết của toàn bài.

Cách viết dạng câu hỏi 2 Questions Essay

– Câu thứ hai khá quan trọng bởi chúng ta phải viết ra được câu trả lời khái quát nhất cho 2 câu hỏi được đưa ra trong bài và nối chúng với nhau thành một câu có nghĩa. Lý do đưa ra hai câu trả lời cho 2 câu hỏi vào cùng một câu chính là để cho giám khảo thấy rằng chúng ta có thể sử dụng câu phức và có khả năng tư duy để liên kết các vấn đề với nhau. Nếu không thể tư duy được làm sao để kết nối 2 câu trả lời cho 2 vấn đề với nhau thì chúng ta vẫn có thể viết thành 2 câu đơn nhưng sẽ không được điểm cao bằng viết 1 câu phức.

Phần 2 – Thân bài (2 đoạn, mỗi đoạn 60 – 80 từ)

Ở đoạn này chúng ta sẽ trả lời câu hỏi thứ nhất. Mở đầu đoạn chúng ta nêu ra luôn câu trả lời khái quát cho câu hỏi thứ nhất. Các câu còn lại của đoạn sẽ là những ý cụ thể hơn, kèm theo ví dụ, liên hệ thực tế để phân tích cũng như tăng tính thuyết phục cho câu trả lời.

Đoạn này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi thứ hai. Ở câu mở đầu vẫn nêu ra câu trả lời như ở đoạn 1 nhưng nên có thêm sự dẫn dắt từ nội dung của đoạn ở trên. Nếu như làm được điều này chúng ta sẽ đạt điểm rất tốt ở tiêu chí “Coherence and Cohesion”. Cấu trúc còn lại của đoạn cũng tương tự như đoạn 1.

Phần 3 – Kết bài

Nhắc lại và tóm gọn lại câu trả lời của hai câu hỏi trong bài một cách khéo léo để tránh trùng lặp với phần mở bài.

Đây là tài liệu hướng dẫn chi tiết, các bạn cùng đọc và luyện tập: TẠI ĐÂY

Soạn Bài Đại Từ (Chi Tiết)

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ? Đọc các câu dứoi đây chú ý những từ in đậm và trả lời câu hỏi a) Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.

(Khánh Hoài)

b) Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm.

(Võ Quảng)

c) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: – Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.

(Khánh Hoài)

Nước non lận đận một mình, Thân cò lèn thác xuống ghềnh bấy nay. Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

(Ca dao)

Trả lời câu 1 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ nó ở đoạn văn đầu chỉ ai? Từ nó ở đoạn văn 2 chỉ con vật gì? Nhờ đâu em biết nghĩa của hai từ nó trong hai đoạn văn? Trả lời:

Từ nó ở đoạn văn đầu trỏ em tôi. Từ nó ở đoạn văn thứ hai trỏ con gà của anh Bốn Linh. Sở dĩ chúng ta biết được nghĩa của hai từ nó trong, hai đoạn văn trên là nhờ vào các từ ngữ chỉ người mà nó thay thế các câu văn trước.

Trả lời câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ thế ở đoạn văn thứ 3 trỏ sự việc gì? Nhờ đâu em biết được nghĩa của từ thế trong đoạn văn này? Trả lời:

Từ “thế” ở đoạn văn thứ ba trỏ việc phải chia đồ chơi. Sở dĩ chúng hiểu được nghĩa của từ thế là nhờ vào sự việc mà nó thay thế ở cả câu đầu.

Trả lời câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì? Trả lời:

Từ ai trong bài ca dao dùng để hỏi.

Trả lời câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? Trả lời:

Vai trò ngữ pháp của:

– Từ nó ở câu a: chủ ngữ.

– Từ nó ở câu b: phụ ngữ của danh từ

– Từ thế ở câu c: phụ ngữ của động từ

– Từ ai ở câu d: chủ ngữ.

Phần II CÁC LOẠI ĐẠI TỪ 1. Đại từ để trỏ

a) Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ… dùng để trỏ người, sự vật.

b) Các đại từ bấy, bấy nhiêu dùng để trỏ số lượng

c) Các đại từ vậy, thế dùng để trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.

2. Đại từ để hỏi

a) Các đại từ ai, gì… hỏi về người, sự vật.

b) Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về số lượng.

c) Các đại từ sao, thế nào hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.

Câu 2 Trả lời câu 2 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Tìm ví dụ. Lời giải chi tiết:

– Cháu chào bác ạ!

– Cháu mời ông bà xơi cơm.

– Hôm nay, mẹ có đi làm không?

– Cô chờ ai đấy?

Câu 3, 4 Trả lời câu 3 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Dựa theo cách nói đã nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: ai, sao, bao nhiêu để trỏ chung. Trả lời:

– Ai mà chẳng thích được ngợi khen.

– Làm sao mà tôi biết được bạn đang nghĩ gì.

– Ta quý mến bạn bao nhiêu bạn sẽ quý mến ta bấy nhiêu.

Trả lời câu 4 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đối với các bạn cùng lớp, cùng lứa tuổi, em nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ở trường lớp em có trường hợp xưng hô thiếu lịch sự không? Trả lời:

Với các bạn cùng lớp, cùng tuổi, nên dùng các từ xưng hô như: tôi, bạn, mình,…để xưng hô cho lịch sự.

Hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự hiện vẫn còn khá phổ biến ở trường và ở lớp. Với những trường hợp ấy cấn góp ý để các bạn xưng hô với nhau một cách lịch sự hơn.

Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 57 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa xưng hô trong tiếng Việt với đại từ xưng hô trong tiếng Anh. Lời giải chi tiết:

– Về số lượng

– Từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn từ xưng hô trong tiếng Anh. Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anh chỉ có hai từ, số ít you và số nhiều cũng you – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rất nhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể.

– Ý nghĩa biểu cảm:

+ Tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn.

+ VD: Con trai lớn hơn tuổi: Anh (tiếng việt), you (tiếng anh); con trai nhỏ hơn tuổi: Em (tiếng việt), you (tiếng anh); …

chúng tôi

Chi Tiết Về Tổ Chức Quốc Tế

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

I. MỤC TIÊU, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA WTO

1. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO

WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân các nước thành viên, đảm bảo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực của thế giới. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:

Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển, ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;

Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế, bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được thụ hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;

Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.

WTO thực hiện 5 chức năng sau:

Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ.

Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.

Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO (Phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả các thành viên.

Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển tương lai của kinh tế toàn cầu.

2. Các nguyên tắc pháp lý của WTO

Về phương diện pháp lý, Ðịnh ước cuối cùng của vòng đàm phán Uruguay ký ngày 15-4-1999 tại Marrakesh là một văn kiện pháp lý có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao và luật pháp quốc tế. Về dung lượng, các hiệp định được ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý chung của các nước thành viên như sau:

Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới;

20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá;

– 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại;

– 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;

Tổ chức thương mại thế giới được xây dựng dựa trên bốn nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc; đãi ngộ quốc gia; mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng.

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN được thể hiện ngay tại Ðiều I của Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ ”tối huệ quốc” không được sử dụng trong điều này). Nguyên tắc MFN được hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự ”đối xử ưu đãi nhất”. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT 1947 quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp không áp dụng MFN đối với Cuba mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).

Nếu như nguyên tắc MFN trong GATT 1947 chỉ áp dụng đối với ”hàng hoá” thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ (Ðiều 2 Hiệp định GATS), và sở hữu trí tuệ (Ðiều 4 Hiệp định TRIPS).

Mặc dù được coi là ”hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT 1947 và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ (exception) và miễn trừ (waiver) quan trọng đối với nguyên tắc MFN. Ví dụ như Ðiều XXIV của GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT 1947 cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ưu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là Quyết định ngày 25-6-1947 của Ðại hội đồng GATT về việc thiết lập ”Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập một số mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là Quyết định ngày 26-11-1971của Ðại hội đồng GATT về ”Ðàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hoá đến từ các nước phát triển, trên cơ sở Quyết định này, Hiệp định về “Hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu giữa các nước đang phát triển (Global System of Trade preferences among developing Countries- GSPT) đã được ký năm 1989.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

Các nước, về nguyên tắc, không được áp đụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các hiệp định của WTO, cụ thể đó là các trường hợp mất cân đối cán cân thanh toán (Ðiều XII và XVIII.b); nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước (Ðiều XVIII.c); bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều (Ðiều XIX); vì lý do sức khoẻ và vệ sinh (Ðiều XX) và vì lý do an ninh quốc gia (Ðiều XXI).

Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này được quy định lần đầu tại điều VI và Ðiều XVI Hiệp định GATT 1947 và sau này được điều chỉnh trong thỏa thuận Vòng Tokyo 1979 và hiện nay trong Thỏa thuận Vòng đàm phán Uruguay về trợ cấp và thuế đối kháng, viết tắt theo tiếng Anh là SCM. Thỏa thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT 1947 và Thỏa thuận Tokyo ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại: loại ”xanh”; loại “vàng” và loại ”đỏ” theo nguyên tắc ”đèn hiệu giao thông” (traffic lights).

Riêng về vấn đề hạn chế số lượng đối với hàng dệt may được quy định trong Hiệp định Ða sợi (MFA) và hiện nay được thay thế bởi Hiệp định về hàng dệt may của vòng đàm phán Uruguay (ATC). Hiệp định ATC đã chấm dứt 30 năm các nước phát triển phân biệt đối xử đối với hàng dệt may của các nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ có một thời gian chuyển tiếp là 10 năm để bãi bỏ chế độ hạn ngạch về số lượng hiện hành. Ðiều 1 của Hiệp ATC cũng quy định điều khoản cứu xét đặc biệt đối với một số nhóm nước; ví dụ như các nước cung cấp nhỏ, các nước mới bước vào thị trường (new entrants), các nước phát triển nhất, các nước đã ký hiệp định MFA từ 1986 cũng như các nước xuất khẩu bông.

Về vấn đề ”doanh nghiệp nhà nước độc quyền thương mại”, Hiệp định không cấm các bên ký kết thành lập hoặc duy trì những doanh nghiệp nhà nước kiểu như vậy nhưng phải bảo đảm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia vẫn được áp dụng đối với những doanh nghiệp này. Trong vụ Mỹ kiện Thái lan về những hạn chế số lượng và tăng thuế tiêu thụ đánh vào thuốc lá điếu nhập khẩu, Nhóm chuyên gia của GATT đã quyết định rằng Chính phủ Thái Lan có quyền thành lập ”Thai Tobacco Monopoly” là công ty của Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối thuốc lá Thái Lan và có quyền sử dụng công ty này để điều chỉnh giá cả và hệ thống bán lẻ thuốc lá. Tuy nhiên, ngược lại Thái Lan cũng có nghĩa vụ theo đãi ngộ quốc gia không được đối xử với thuốc lá nhập khẩu kém ưu đãi hơn so với thuốc lá sản xuất trong nước. Vì vậy, việc Thái Lan hạn chế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc lá ngoại và tăng thuế tiêu thụ nội địa căn cứ vào tỷ lệ ”nội hoá” trong thuốc lá là vi phạm Ðiều III của GATT về đãi ngộ quốc gia. Bồi thẩm đoàn của GATT đồng thời cũng bác bỏ lập luận của Thái Lan viện dẫn điều khoản cho phép hạn chế số lượng vì lý do sức khoẻ vì cho rằng mục tiêu thực sự của Chính phủ Thái Lan không phải là để hạn chế việc tiêu thụ thuốc lá nói chung (việc hạn chế nhập khẩu và tăng thuế không áp dụng đối vớí sợi và giấy để sản xuất thuốc lá nội địa) mà thực chất là nhằm bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá của Thái Lan.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cùng với MFN là hai nguyên tắc nền tảng quan trọng nhất của hệ thương mại đa phương mà ý nghĩa thực sự là bảo đảm việc tuân thủ một cách nghiêm túc những cam kết về mở cửa thị trường là tất cả các nước thành viên đã chấp nhận khi chính thức trở thành thành viên của WTO.

Nguyên tắc mở cửa thị trường

Nguyên tắc ”mở cửa thị trường” hay còn gọi một cách hoa mỹ là tiếp cận thị trường (market access) thực chất là mở cửa thị trường cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Trong một hệ thống thương mại đa phương, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trường của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu mở cửa.

Về mặt chính trị, ”tiếp cận thị trường” thể hiện nguyên tắc tự do hoá thương mại của WTO. Về mặt pháp lý “tiếp cận thị trường” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường mà nước này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO.

Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

3. Cơ cấu tổ chức của WTO

WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp: 1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội nghị Bộ trưởng, Ðại hội đồng WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; 2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS; 3. Cuối cùng là các cơ quan thực hiện chức năng hành chính – thư ký là Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO.

3.1 Hội nghị Bộ trưởng, Ðại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại

Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO, họp ít nhất hai năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên. Ðiều IV.1 Hiệp định thành lập WTO quy định Hội nghị Bộ trưởng WTO thực hiện tất cả các chức năng của WTO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết để thực hiện những chức năng đó. Hội nghị Bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ một hiệp định đa phương nào của WTO.

Ðại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO, các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Ðại hội đồng (General Council) đảm nhiệm. Ðại hội đồng WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thụy Sĩ. Thành viên của Ðại hội đồng WTO là đại diện ở cấp Ðại sứ của chính phủ tất cả các thành viên. Ða số các nước đang phát triển thường cử luôn Ðại sứ, Trưởng đại diện bên cạnh Liên hợp quốc tại Geneva làm đại sứ tại WTO; các nước phát triển, đặc biệt là các cường quốc thương mại hàng đầu như Mỹ, EU đều cử Ðại sứ riêng về WTO tại Geneva. Các ủy ban báo cáo lên Ðại hội đồng WTO.

Ðại hội đồng có quyền thành lập các ủy ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên Ðại hội đồng là: ủy ban về thương mại và phát triển; ủy ban về các hạn chế cán cân thanh toán; ủy ban về ngân sách, tài chính và quản trị; ủy ban về các hiệp định thương mại khu vực. Ba ủy ban đầu được thành lập theo hiệp định về thành lập WTO, ủy ban cuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết định của Ðại hội đồng WTO.

Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại: Ðiều IV.2 Hiệp định WTO quy định, ngoài các việc thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp, Ðại hội đồng -WTO còn thực hiện những chức năng khác được trao trực tiếp theo các Hiệp định thương mại đa phương, trong đó quan trọng nhất là chức năng giải quyết tranh chấp và chức năng kiểm điểm chính sách thương mại. Chính vì vậy mà Ðại hội đồng WTO đồng thời là “cơ quan giải quyết tranh chấp” (DSB – Dispute Settlement Body) khi thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và là ”Cơ quan kiểm điểm chính sách mại”(TPRB – Trade Policy Review Body) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại.

3.2 Các Cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương

WTO có 3 hội đồng (Council) được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệp đinh thương mại đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS. Tất cả nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 hội đồng này. Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên Ðại hội đồng WTO.

Ngoài ra còn có các cơ quan được các hội đồng của WTO thành lập với tư cách là cơ cấu trực thuộc (subsidiary bodies) để giúp các hội đồng này trong việc thực hiện các chức năng kỹ thuật, ví dụ như ”ủy ban về thâm nhập thị trường”, ủy ban về trợ giá nông nghiệp” và các ”Nhóm công tác (working group) được thành lập trên cơ sở tạm thời để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ như các “nhóm Công tác về việc gia nhập WTO” của một số nước.

Khác với GATT 1947, WTO có một Ban Thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO. Ðứng đầu Ban Thư ký WTO là Tổng giám đốc WTO. Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài vai trò điều hành, Tổng giám đốc cửa WTO còn có một vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một cuộc chạy đua ác liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng hoặc Tổng thống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc đầu tiên của WTO có ông Salinas, cựu Tổng thống Mêhicô).

4. Tư cách thành viên của WTO

Tuy là một tổ chức quốc tế liên chính phủ nhưng thành viên của WTO không chỉ có các quốc gia có chủ quyền mà cả những lãnh thổ riêng biệt, ví dụ như EU, Hồng Công, Macao.

Có hai loại thành viên theo quy định của Hiệp định về WTO: thành viên sáng lập và thành viên gia nhập. Thành viên sáng lập là những nước là một bên ký kết GATT 1947 và phải ký, phê chuẩn Hiệp định về WTO trước ngày 31-12-1994 (tất cả các bên ký kết GATT đều đã trở thành thành viên sáng lập của WTO). Thành viên gia nhập là các nước hoặc lãnh thổ gia nhập hiệp Hiệp định WTO sau ngày 1-1-1995 các nước này đều phải đàm phán về các điều kiện gia nhập với tất cả các nước đang là thành viên của WTO và quyết định gia nhập phải được Ðại hồi đồng WTO bỏ phiếu thông qua với ít nhất hai phần ba số phiếu thuận.

Khác với việc gia nhập, việc rút khỏi WTO phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định riêng của từng nước. Ðiều XV Hiệp định về WTO quy định việc rút khỏi WTO bao hàm cả việc rút khỏi tất cả các hiệp định thương mại đa phương và sẽ có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút. Thượng viện Mỹ khi bỏ phiếu cho phép Tổng thống phê chuẩn Hiệp định WTO đã thông qua quyết định về việc nước này sẽ rút khỏi WTO nếu một ủy ban đặc biệt bao gồm 5 cựu thẩm phán liên bang của Mỹ kết luận rằng Mỹ đã bị Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO xử cho thua một cách “phi lý” hoặc các quyền lợi cơ bản (substantial) của Mỹ đã bị ”vi phạm” trong 3 quyết định liên tiếp của cơ quan này. Việc EU rút khỏi WTO phức tạp hơn vì Ủy ban châu Âu (Cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu) không có thẩm quyền thay mặt tất cả các nước thành viên EU để ra một quyết định như vậy. Ðây là một vấn đề còn đang tranh cãi giữa các chuyên gia pháp lý của EU. Một số cho rằng EU chỉ có thể rút khỏi WTO khi tất cả các nước thành viên EU đều rút khỏi tổ chức này. Một số khác cho rằng chỉ cần một hoặc một số thành viên chủ chốt của EU như Ðức, Pháp, Anh… rút khỏi WTO cũng đủ để cho EU không còn tư cách đại diện cho 15 nước thành viên tại tổ chức này.

Ngân sách hoạt động của WTO do tất cả các nước thành viên đóng góp trên cơ sở tương ứng với phần của mỗi nước trong thương mại quốc tế. Tỷ lệ đóng góp tối thiểu là 0,03 % ngân sách của WTO.

5. Cơ chế ra quyết định của WTO

Về phương diện ra quyết định, WTO là một tổ chức kinh tế quốc tế liên chính phủ khác với một số tổ chức khác. Về nguyên tắc, các quyết định lớn và quan trọng nhất của WTO do chính phủ tất cả các nước thành viên thông qua, hoặc ở cấp bộ trưởng tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc ở cấp Đại sứ tại Đại hội đồng WTO. Tất cả các quyết định này thông thường được thông qua trên cơ sở đồng thuận. Khác với IMF hoặc WB, Ban Thư kư hoặc Tổng giám đốc WTO không được các nước thành viên chuyển giao thực hiện những quyền lực quan trọng và quan điểm của WTO không ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách thương mại của các nước thành viên (đây là sự khác nhau cơ bản giữa WTO và IMF hoặc WB). Những nghĩa vụ trong WTO là kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đa phương trên cơ sở nhân nhượng và thỏa hiệp giữa tất các nước.Việc không thực hiện một nghĩa vụ trong WTO, trong trường hợp xấu nhất chỉ có thể dẫn đến việc nước bị thiệt hại có quyền yêu cầu WTO cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa nhưng phải tương ứng với mức độ thiệt hại mà nước này đă phải chịu. Nếu so sánh với các biện pháp chế tài của IMF hoặc WB th́ có thể nói là “kỷ luật tập thể” ở WTO,nói chung vẫn c̣n ”mềm” và “nhẹ” hơn.

Theo điều XVI, khoản 1 của Hiệp định về WTO, cơ chế ra quyết định của WTO sẽ tiếp tục cách làm hơn 40 năm qua của GATT 1947, có nghĩa là WTO sẽ tiếp tục áp dụng nguyên tắc đồng thuận (consensus) trong việc ra quyết định, mặc dù Hiệp định về WTO có một số điều khoản về việc bỏ phiếu.

Để tránh trường hợp việc thông qua quyết định có thể bị phong toả hoặc tŕ hoăn, Hiệp định về WTO quy định một số trường hợp bỏ phiếu như sau:

– Quyết định sửa đổi một số nguyên tắc nền tảng như “tối huệ quốc”, nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” (phải được sự nhất trí của tất các nước thành viên).

– Các quyết định về việc giải thích các điều khoản của hiệp định WTO, và các hiệp định đa biên và cho phép một nước miễn thực hiện một nghĩa vụ nào đó cần được ba phần tư phiếu thuận.

– Các quyết định sửa đổi các điều khoản khác trong các hiệp định thương mại đa phương cần được hai phần ba số phiếu thuận. Những nước không đồng ý với quyết định của đa số có thể bị Hội nghị Bộ trưởng WTO yêu cầu rút khỏi WTO.

Là một tổ chức quốc tế dựa trên các nghĩa vụ pháp lư (rule-based) GATT trước kia cũng như WTO hiện nay đều cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và công bằng, nhằm bảo đảm để tất cả các nước thành viên dù lớn hay nhỏ, dù là nước phát triển hay đang phát triển cũng đều phải tuân thủ “luật chơi chung” của thương mại quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 đă được hầu hết các chuyên gia về thương mại quốc tế đánh giá rất cao và được công nhận như là một trong những thành công quan trọng nhất của GATT sau gần 50 năm tồn tại. Giáo sư Luật Kinh tế quốc tế Ernst-Ulrich Petersmann, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về GATT/WTO đă có nhận xét như sau “Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT có tầm quan trọng sống c̣n đối với việc duy tŕ một hệ thống thương mại quốc tế mở cửa , bởi vì cơ chế đó không chỉ đơn thuần giải quyết êm thấm các tranh chấp mà nó c̣n là công cụ bảo đảm sự tin cậy về mặt pháp lư đối với các cam kết của các chính phủ và quan trọng hơn cả là đó là một vũ khí dùng để răn đe những nước chủ trương chính sách ngoại giao thương mại dựa trên sức mạnh. Những nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đă được WTO kế thừa và phát triển. Sau gần 5 năm hoạt động, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đă thực sự trở thành một trong những định chế có quyền lực nhất trên thế giới. Ngay cả các siêu cường như EU, Mỹ cũng phải chấp nhận đưa các tranh chấp của họ ra giải quyết trước WTO và chấp nhận thực hiện các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, mặc dù đôi lúc những nước này đă công khai phản đối lại các quyết định này, một điều khó có thể tưởng tượng tại các tổ chức quốc tế khác, ví dụ như Liên hợp quốc.

5.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947

Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT mang tính chất “hoà giải” nhiều hơn là “tranh tụng”, có mục đích làm cho các bên tranh chấp hiểu nhau hơn nhằm đi đến một giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được.

Nhiệm vụ hoà giải được giao cho nhóm chuyên gia bao gồm 3 hoặc 5 thành viên thường được chọn trong số những nhà ngoại giao làm việc tại phái đoàn đại diện ở Geneva hoặc quan chức chính phủ của những nước thứ ba, có kinh nghiệm nhiều năm về những vấn đề của GATT. Nhóm chuyên gia có nhiêm vụ xem xét một cách khách quan thực chất nội dung tranh chấp, việc vi phạm Hiệp định nếu có và những thiệt hại có thể có đối với một bên tranh chấp và sẽ soạn thảo một báo cáo để tŕnh lên Đại hội đồng GATT xem xét. Việc thông qua báo cáo được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng đă gây nhiều khó khăn cho cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT vì, về lý thuyết bất kỳ bên ký kết nào cũng có thể phản đối hoặc trì hoãn việc thành lập Nhóm chuyên gia và phong toả việc thông qua báo cáo. Sự chậm trễ trong việc giải quyết tranh chấp trong nhiều trường hợp đã không đem lại tác dụng trên thực tế cho bên thắng kiện do sản phẩm hoặc ngành sản xuất bị thiệt hại đă mất khả năng cạnh tranh sau một thời gian giải quyết tranh chấp kéo dài.

5.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên 4 nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.

Ngoài ra, WTO cũng sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ giải quyết tích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO. Nguyên tắc cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trừng phạt có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, nguyên tắc này không bao hàm rõ rang ý có cấm các nước thành viên không được đơn phương xác định các hành vi của nước thành viên khác có vi phạm các hiệp định của WTO hay không. Lợi dụng sự không rõ ràng này nên một số nước thành viên phát triển như Mỹ, EU. vẫn tiếp tục đơn phương áp dụng các đạo luật của riêng mình như điều khoản Super 301 trong Luật Thương mại Mỹ hoặc Quy định 384/96 của Hội đồng châu Âu để “kết án” và trừng phạt các nước thành viên WTO khác.

5.2.1. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, quy chế “nhóm chuyên gia” và Cơ quan phúc thẩm thường trực

– Cơ quan giải quyết tranh chấp: Viết tắt theo tiếng Anh là DSB (Disput Settlement Body) có quyền quyết định thành lập và thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia và nhóm phúc thẩm, giám sát việc thực hiện các quyết định về giải quyết tranh chấp, cho phép tạm đình chỉ việc áp dụng các hiệp định thương mại với một nước thành viên, cho phép áp dụng các biện pháp trừng phạt.

Cơ quan phúc thẩm thường trực: một trong những nét mới của bộ máy giải quyết tranh chấp của WTO là việc thành lập Cơ quan phúc thẩm thường trực. Cơ quan này có 7 thành viên, do Cơ quan giải quyết tranh chấp bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm, là những Chuyên gia pháp lý và thương mại quốc tế có kinh nghiệm lâu năm. Cơ quan này có chức năng xem xét theo thủ tục phúc thẩm báo cáo của nhóm chuyên gia, theo đề nghị của một trong các bên tranh chấp. Tuy nhiên, phạm vi “phúc thẩm” chỉ áp dụng đối với những kết luận và giải thích pháp lý được đưa ra trong báo cáo của nhóm chuyên gia. Khi có đề nghị xem xét phúc thẩm, Cơ quan phúc thẩm thường trực sẽ lập ra một nhóm phúc thẩm riêng biệt cho mỗi một vụ tranh chấp, bao gồm 3 thành viên. Nhóm phúc thẩm có thẩm quyền hoặc giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ những giải thích và kết luận pháp lý nêu trong báo cáo của nhóm chuyên gia. Báo cáo của nhóm phúc thẩm sẽ được đệ trình lên DSB để thông qua. Việc thông qua báo cáo phúc thẩm được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực và gần như mang tính chất tự động. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực hiện vô điều kiện quyết định cuối cùng của DSB trên cơ sở báo cáo phúc thẩm. Thời hạn xem xét phúc thẩm là 60 ngày, có thể được gia hạn nhưng không quá 90 ngày.

5.2.2. Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa

Quyết định về giải quyết tranh chấp được DSB thông qua theo nguyên tắc đồng thuận tiêu cực có giá trị pháp lý và có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên tranh chấp.

Thông thường thì bên thua kiện có nghĩa vụ bãi bỏ các quy định hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp mà nhóm chuyên gia kết luận là vi phạm điều khoản trong các hiệp định có liên quan của WTO. Để bảo đảm là bên thua kiện sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của DSB và để tránh tình trạng ”rơi vào im lặng”, WTO đề ra một cơ chế theo dơi và giám sát việc thực hiện quyết định. Trong vòng 30 này kể từ ngày thông qua báo cáo của nhóm chuyên gia, bên thua kiện phải thông báo cho DSB biết về những biện pháp mà nước này dự định áp dụng để thực hiện khuyến nghị của nhóm chuyên gia. Nếu nước này vì lý do nào đó không thể thực hiện ngay khuyến nghị của nhóm chuyên gia th́ DSB có thể cho phép nước này được thực hiện trong một thời hạn ”hợp lý”. Và nếu trong thời hạn hợp lý đó bên thua kiện vẫn không thể thực hiện được khuyến nghị của nhóm chuyên gia thì nước này có nghĩa vụ thư�ng lượng với bên thắng kiện về mức độ bồi thường thiệt hại, ví dụ như giảm thuế quan đối với một sản phẩm nào đó có lợi cho bên thắng kiện. Nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày chấm dứt thời hạn hợp lý, các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận về mức độ bồi thường thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép áp dụng các biện pháp trả đũa, cụ thể là tạm ngưng việc cho bên thua kiện hưởng những nhân nhượng thuế quan hoặc tạm ngưng thực hiện những nghĩa vụ đối với bên thua kiện theo hiệp định có liên quan.

Biện pháp trả đũa phải tương ứng với mức độ thiệt hại và phải được thực hiện trong lĩnh vực (sector) thương mại mà bên thua kiện bị thiệt hại. Để bảo đảm tính hiệu quả của các biện pháp trả đũa và rút kinh nghiệm, WTO quy định trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp trả đũa mà lĩnh vực bị thiệt hại là không thực tế hoặc không có hiệu quả thì bên thắng kiện có quyền yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong một lĩnh vực khác (trả đũa chéo). Chẳng hạn một nước đang phát triển sẽ khó có thể áp dụng một cách hiệu quả biện pháp trả đũa trong lĩnh vực thương mại hàng hoá đối với một nước phát triển nhưng nếu trả đũa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ thì có thể sẽ hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, trong một trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên thắng kiện còn có thể yêu cầu DSB cho phép trả đũa trong những lĩnh vực thuộc các hiệp định thương mại khác với hiệp định thương mại bên thua kiện vi phạm. Tuy nhiên, để bảo đảm sự công bằng và trong trường hợp có tranh chấp về mức độ trả đũa, WTO cũng đành cho bên thua kiện quyền đưa tranh chấp nói trên ra giải quyết theo phương thức trọng tài. Quyết định trọng tài về vấn đề này là quyết định cuối cùng và có giá trị thi hành đối với tất cả các bên.

5.2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp khác

Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO còn có thể sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp khác trong Công pháp quốc tế như trọng tài liên quốc gia (intersate arbitration), trung gian (mediation) và hoà giải (conciliation). Điều 25 Thỏa thuận DSU quy định các nước thành viên có thể giải quyết tranh chấp với nhau thông qua trọng tài đối với những tranh chấp nếu các nước này thỏa thuận nhất trí sử dụng cơ chế này và chấp nhận tuân thủ quyết định của trọng tài.

Các nước cũng có thể sử dụng cơ chế trung gian hoặc hoà giải của một bên thứ ba. Riêng đối với những tranh chấp mà một bên là nước kém phát triển nhất thì Tổng giám đốc WTO có thể đứng ra làm trung gian hoặc hoà giải.

5.2.4. Các nước đang phát triển và Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Mặc dù luôn chiếm đa số tại GATT, nhưng vì những lý do lịch sử (đa số các nước đang phát triển đă từng là thuộc địa của các nước phát triển) nên các nước đang phát triển thường có thái độ ”nghi ngờ” và ”e dè” đối với những cơ chế do các nước phương Tây đặt ra. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 1985, Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (USIC) đă chỉ ra một số nguyên nhân làm cho các nước đang phát triển ít sử dụng đến Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT:

– Thứ nhất, các nước đang phát triển không có đội ngũ chuyên gia pháp lý có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc tham gia xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế và cũng không có khả năng tài chính để đi thuê các chuyên gia phương Tây;

– Thứ hai, tâm lý lo sợ rằng nếu đi kiện cáo các nước phát triển thì có khi họ phải chịu thiệt nhiều hơn là được lợi, “chưa được vạ thì má đã sưng”. Sự phụ thuộc vào thị trường và các nguồn giúp đỡ về tài chính của phương Tây là một trong những lý do khiến các nước đang phát triển rất ngại va chạm với các nước phát triển và nếu có tranh chấp thì các nước này chủ trương xử lý song phương, kín đáo và thường là sẵn sàng nhượng bộ;

– Thứ ba, các nước đang phát triển nhận thức được rằng cho dù họ có thắng kiện và dám dũng cảm áp đặt các biện pháp trả đũa hợp pháp chăng nữa thì cũng không đem lại hiệu quả và có thể có một ảnh hưởng tích cực đến cách cư xử của các nước phát triển;

– Thứ tư, tuy tham gia GATT ngay từ khi mới thành lập nhưng các nước đang phát triển vẫn còn giữ thái độ lưỡng lự trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đa số các nước này cho rằng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng chỉ là một trong những công cụ của các nước phương Tây sử dụng để ép buộc họ mở cửa thị trường.

Vớí những lý do nói trên, quan điểm chung của các nước đang phát triển đối với Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT trong khoảng 30 năm (từ 1948-1979) là ”phớt lờ” cơ chế này. Trong khoảng thời gian này, số vụ kiện của các nước đang phát triển chỉ chiếm có 12% tổng số các vụ kiện tại GATT và đa số là kết thúc thông qua thương lượng trước khi nhóm chuyên gia của GATT thông qua báo cáo cuối cùng.

Chỉ đến thời kỳ sau Ṿòng Tokyo, các nước đang phát triển, đặc biệt là một số nước NIC như Braxin, Mêhicô, Ấn Độ, Achentina mới thực sự quan tâm và sử dụng thường xuyên hơn Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Sự thay đổi này xuất phát từ những lư do sau. Thứ nhất, sự giảm sút của thương mại thế giới những năm 1970 do tác động của hai cuộc khủng hoảng dầu lửa đã dẫn đến việc trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, quá trình công nghiệp hoá tại một số nước đang phát triển đă đem lại những thành quả đầu tiên nổi bật nhất là trong một số ngành sản xuất công nghiệp và chế biến, các nước NIC đă đạt được ưu thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của phương Tây và đã bắt đầu dư thừa năng lực sản xuất trong một số lĩnh vực như may mặc, điện tử dân dụng, thép. Các nước này bắt đầu nhận thức được cần phải sử dụng nhiều công cụ để tiếp cận thị trường tiêu thụ của các nước phương Tây và khi cần thiết sử dụng cả Cơ chế giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra việc thành lập một Bộ phận pháp lý (Legal Office) trực thuộc Ban Thư kư, GATT đă giúp cung cấp những trợ giúp kỹ thuật có hiệu quả cho các nước đang phát triển trong việc nghiên cứu về cơ cấu thể chế và pháp lư của GATT và tư vấn pháp lư cho các nước này trong quá trình chuẩn bị các tài liệu và thủ tục khiếu kiện.

Trong vòng 15 năm (1979-1994), số lượng các vụ kiện của các nước đang phát triển chống lại các nước phát triển đă tăng lên đến 25% tổng số các vụ kiện tại GATT (25/117 vụ).

Ở ṿòng đàm phán Uruguay, Braxin đă đưa ra đề nghị cần thiết phải áp dụng nguyên tắc đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển khi áp dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Đề nghị này đă được chấp nhận và thể hiện trong Thỏa thuận về Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, cụ thể như sau:

– Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Tổng giám đốc WTO đứng ra làm trung gian, hoà giải trong trường hợp có tranh chấp với các nước phát triển;

– Thời gian để giải quyết tranh chấp với các nước đang phát triển có thể được kéo dài hơn so với quy định chung;

– Các nước phát triển cần có thái độ kiềm chế khi áp dụng các biện pháp trả đũa đối với bên thua kiện là nước đang phát triển;

– Các nước phát triển có thể được phép áp dụng các biện pháp trả đũa chéo đối với bên thua kiện là nước phát triển;

– Các nước đang phát triển có thể yêu cầu Ban Thư kư WTO trợ giúp Pháp lư khi có tranh chấp;

– Các nước đang phát triển có thể áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được Đại hội đồng GATT thông qua theo Quyết định ngày 5-4-1966.

Các nước đang phát triển đă nhanh chóng nhận thức lợi ích từ việc sử dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và chỉ sau gần 5 năm, các nước đang phát triển đă trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO.

Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21 %) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi. Có thể nói Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiệu quả để giải quyết tranh chấp thương mại với các nước phát triển. Và xét về toàn cục th́ Cơ chế này là một bước phát triển tiến bộ theo hướng công bằng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế.

6. Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại

Một trong những yêu cầu Cơ bản đối với những công ty tham gia vào thương mại quốc tế là tính ổn định và có thể dự đoán trước của chính sách và hệ thống pháp lý về thương mại. Trong WTO, hai mục tiêu này được thực hiện thông qua Cơ chế kiểm điểm chính sách thươngmại (TPRM), đạt được tại Vòng đàm phán Uruguay và đã được áp dụng tạm thời từ năm l989 theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng đánh giá giữa kỳ tại Montréal, Canađa. Nội dung chính của TPRM là xem xét định kỳ, đánh giá chính sách và thực tiễn thương mại của tất cả các thành viên WTO. Việc kiểm điểm thực hiện theo nguyên tắc nước thành viên có vị trí càng quan trọng trong thương mại quốc tế thì càng phải kiểm điểm thường xuyên hơn các nước thành viên khác. VÌ vậy, bốn cường quốc thương mại lớn nhất thế giới là Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada sẽ kiểm điểm 2 năm/lần, 16 thành viên xếp tiếp theo đó sẽ kiểm điểm 4 năm/ lần. Trung b́nh một năm có khoảng 20 nước phải kiểm điểm chính sách thương mại.

Cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại khác với Cơ chế giải quyết tranh chấp là không có quyền cưỡng chế hoặc giải thích các điều khoản của các Hiệp định của WTO.

Mục đích của TPRM là thông qua cơ chế kiểm điểm giúp các thành viên tuân thủ các luật lệ, quy định của WTO và các cam kết riêng của mình. Đồng thời, nhân dịp kiểm điểm này, các nước thành viên có cơ hội giải thích và làm cho các thành viên khác hiểu biết hơn về chính sách và thực tiễn thương mại của nước mình cũng như về những khó khăn mà nước đó có thể gặp phải khi thực hiện các cam kết của mình.

TPRM đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống thương mại đa phương. TPRM được coi là diễn đàn duy nhất, nơi tất cả các thành viên phải định kỳ ”tự kiểm điểm” về chính sách và thực tiễn thương mại của mình trước tất cả các thành viên khác. TPRM cũng là cơ hội để các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển nhận sự trợ giúp kỹ thuật của Ban Thư ký WTO, tìm hiểu về các chính sách thương mại của các thành viên khác. TPRM cũng giúp các thành viên thúc đẩy các cải cách thương mại cần thiết nhân dịp kiểm điểm việc thực hiện những cam kết thương mại.

TPRM cũng thúc đẩy quá trình minh bạch hoá trong việc ra quyết định và luật lệ về thương mại tại các nước thành viên. Tuy nhiên, Hiệp định về TPRM cũng nói rõ “minh bạch hoá” là vấn đề chính trị nội bộ của mỗi nước và phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, có tính đến sự khác biệt về hệ thống chính trị và luật pháp của từng nước thành viên.

II. TIẾN TRÌNH GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

Đàm phán gia nhập WTO diễn ra trên 2 kênh: Kênh đa phương (đàm phán việc tuân thủ các hiệp định của WTO) và kênh song phương (đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ).

Đàm phán đa phương:

Việt Nam nộp đơn gia nhập và được công nhận là quan sát viên của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT-tiền thân của WTO) vào tháng 6 năm 1994. Ngày 4 tháng 1 năm 1995, ngay trong ngày đầu mở cửa của mình, WTO đã tiếp nhận đơn xin gia nhập của Việt Nam. Kể từ đó, Việt Nam đã chủ động tiến hành những bước đi cần thiết để gia nhập tổ chức này.

Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (gọi tắt là Ban Công tác) được thành lập ngày 30 tháng 1 năm 1995. Đến tháng 6 năm 2004, Ban Công tác đã họp được 8 Phiên. Mục đích chủ yếu của các Phiên họp là minh bạch hoá chính sách kinh tế – thương mại của Việt Nam và đàm phán để điều chỉnh hệ thống chính sách cho phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Để phục vụ cho các cuộc đàm phán đa phương, ngày 26 tháng 8 năm 1996, Việt Nam nộp bản Bị vong lục về chế độ Ngoại thương. Bản Bị vong lục được trình bày theo mẫu chung do Ban Thư ký WTO hướng dẫn.

Đàm phán song phương:

Cho tới nay có 27 đối tác đặt yêu cầu đàm phán song phương với ta trong cả lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Trong số này, ta đã kết thúc được đàm phán với một số các đối tác là Achentina, Braxin, Cuba, Chilê, EU, Xingapo, Uruguay, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Hoa Kỳ, EU, Canađa và Nhật Bản là Nhóm “Bộ tứ” trong WTO, có ảnh hưởng mạnh trong WTO và ảnh hưởng trực tiếp tới bất kỳ tiến trình gia nhập WTO nào. Các đối tác này không chỉ quan tâm đến lợi ích cụ thể của mình (vốn đã rất rộng) mà còn quan tâm đến những vấn đề mang tính nguyên tắc trong đàm phán gia nhập.

Đến nay, Việt Nam đã kết thúc đàm phán gia nhập WTO với 11 đối tác là EU và các nước thành viên, Cuba, Áchentina, Braxin, Chilê, Xingapo, Uruguay, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Côlômbia.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Tiết Tạp Chísố 2 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!