Bạn đang xem bài viết Chỉ Là Vì Thói Quen được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
05.10.2023, 12:00
[Hiện đại, Võng du] Chỉ là vì thói quen – Tô Mịch – Điểm: 10
Đang tải Player đọc truyện…
Tốc độ đọc truyện: – 0.90x +
( Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
Chỉ là vì thói quen
Tác giả: Tô Mịch (苏寞)
Convert:https://diendanlequydon.com/
Thể loại: Đô thị ngôn tình, võng du, hài, nhẹ nhàng, HE
Dịch giả: Ngô Hạnh
Biên tập: JR94
Độ dài: 13 chương
Nguồn: https://jackreacher1994.wordpress.com
Giới thiệu
– Tớ không muốn làm người qua đường, chỉ muốn làm người cuối cùng.
Sau cuối cùng còn có cuối cùng, cái cuối cùng đó là vô tận…
***
Nếu tình yêu có thể chia loại, nếu loại thứ nhất gọi là gặp và yêu ngay (tình yêu sét đánh), vậy loại thứ hai gọi là thói quen. Sớm muộn có một ngày, tình yêu thứ nhất sẽ trở thành loại thứ hai, lúc đó, cảm giác mới mẻ không còn, sẽ kéo theo sự mệt mỏi, những tranh chấp tăng thêm, những cuộc chiến tranh lạnh không ngừng nghỉ.
Nếu trực tiếp bắt đầu từ loại thứ hai, không có mơ mộng và lãng mạn, không có cảm giác mới mẻ, ai cũng đều hiểu rõ về đối phương, cho đến những thói quen nhỏ nhặt.
Tại sao lại không thể bắt đầu từ thói quen?
***
Trong lòng mỗi người đều có cái mười năm như thế.
Mà thời gian là liều thuốc tốt nhất, mọi người có chạy nhanh đến mấy cũng đuổi không kịp thời gian.
Có thể từng có người như thế đi qua cuộc đời bạn, sau đó xa rời.
Có thể mười năm sau bạn vẫn còn nhớ, hoặc là quên, hoặc là người đó vẫn ở bên cạnh.
Ánh nắng chiều chiếu rọi lên khung cửa sổ.
Từ đó, lễ truy điệu tuổi xuân của chúng ta đi qua…
3 thành viên đã gởi lời cảm ơn Khách về bài viết trên: DoanhDoanh, Tezuki Ryichi, orchid1912
05.10.2023, 12:02
Re: [Võng du] Chỉ là vì thói quen – Tô Mịch – Điểm: 11
Đang tải Player đọc truyện…
Tốc độ đọc truyện: – 0.90x +
( Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
2 thành viên đã gởi lời cảm ơn Khách về bài viết trên: Tezuki Ryichi, orchid1912
05.10.2023, 12:03
Re: [Võng du] Chỉ là vì thói quen – Tô Mịch – Điểm: 11
Đang tải Player đọc truyện…
Tốc độ đọc truyện: – 0.90x +
( Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)
2 thành viên đã gởi lời cảm ơn Khách về bài viết trên: Tezuki Ryichi, orchid1912
Thành viên đang xem chuyên mục này: boole318, Bé con 95, cocchuvotinh183, haiyen2161, irismynguyen, Khuong_ha, kid_kato, maicamly105, Minh Viên, nguyetcat97, Phi Điệp, Phương Nghi, thaorva, Tickchu188, Xuân thư và 154 khách
Bạn không thể tạo đề tài mớiBạn không thể viết bài trả lờiBạn không thể sửa bài của mìnhBạn không thể xoá bài của mìnhBạn không thể gởi tập tin kèm
Hạt mưa nhỏ: Có bạn nào cho mình hỏi là truyện đăng một thời gian mà không đăng được chương mới thì truyện sẽ bị xóa hay chuyển đến box khác ạ ?
Người Lớn Khó Học Tiếng Anh Vì Thói Quen Cũ Khó Bỏ
SSDH – “You can’t teach an old dog new tricks”, thành ngữ tiếng Anh ám chỉ rằng rất khó để thay đổi thói quen có từ lâu của ai đó. Học tiếng Anh với người lớn cũng vậy.
Thầy giáo Tây Jesse Peterson.
Vấn đề này trong tiếng Anh gọi là “sự hóa đá”. Khi những cái sai bị “hóa đá” lại bên trong như một thói quen, rất khó để sửa chữa. Các thói quen xấu thường gặp bao gồm không phát âm âm cuối của từ, phát âm sai, nói sai ngữ pháp.
Việc sửa thói quen cũ rất phức tạp, không chỉ phụ thuộc vào giáo viên mà đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân học viên.
Tôi từng có cơ hội quan sát các giáo viên một trường tiểu học ở TP HCM. Một nhóm 38 người tham dự khóa học để chuẩn bị cho kỳ thi FCE. Những người này đều đã có thời gian dài dạy và học tiếng Anh nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề khi nói.
Khi học ở chỗ tôi, các giáo viên được dạy tất cả mọi thứ cần thiết để nói tiếng Anh tốt như cách phát âm tốt, cách ngăn chặn những thói quen xấu, làm thế nào để học tập hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, họ không quan tâm. Họ chỉ muốn vượt qua kỳ thi FCE. Họ không làm bài tập, không cố gắng hết sức. Một số người xin về nhà sớm vì quá mệt. Nếu có vấn đề nhầm lẫn hay vướng mắc, họ chỉ ngồi đó cho đến khi kết thúc bài giảng mà không ý kiến gì. Họ cũng đến lớp trễ và sử dụng điện thoại di động trong giờ. Họ lập luận và từ chối hợp tác nếu họ không đồng ý với người dạy, trong khi họ cũng là giáo viên, là những người dạy dỗ cả thế hệ tương lai của Việt Nam.
Sự khó tính của người lớn tuổi cũng là rào cản. Với kiến thức nào đó về tiếng Anh mà họ từng biết, học viên mặc định chắc chắn rằng kiến thức đó luôn luôn đúng, họ sẽ tranh luận nếu như giáo viên dạy khác đi. Tôi không thể đếm hết số lần học viên đã tranh luận với tôi về những kiến thức mà họ cho là đúng, khẳng định thứ tôi dạy là sai, trong khi tôi là người bản xứ. Đây cũng là một thử thách đối với tôi, làm sao để giúp được họ trong khi họ rất bướng bỉnh và tự cho rằng mình biết tất cả.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn cả là sự tập trung. Các học viên thường mắc các lỗi giống nhau, tôi đã sửa lỗi và nhắc nhở nhưng dường như sự cố gắng của họ vẫn chưa đủ để cải thiện bản thân mình.
Tôi nghĩ mình có thể khắc phục thói quen xấu khi nói tiếng Anh của học viên nhưng việc đó không hề đơn giản. Vì vậy, tôi chỉ tập trung vào những gì mà tôi có thể giúp được. Tôi thiết kế một hệ thống bài giảng giúp học viên tự nhìn ra lỗi và tự sửa những lỗi đó.
Phương pháp đầu tiên là “sự tập trung- đàn hồi”. Mỗi học viên phải đeo trên tay một sợi thun, khi phát âm sai từ nào thì phải tự kéo dãn sợi thun sau đó thả sợi thun ra. Họ sẽ cảm thấy hơi đau, giống như là một hình phạt. Đây là thử nghiệm cho thấy tác động nhỏ của sợi thun có thể gây sốc não và làm học viên nhớ cách phát âm chính xác của từ. Tôi đã áp dụng phương pháp này cho một số học viên, nhưng hầu hết họ đều sợ đau và không còn dùng phương pháp này nữa.
Nói về phương pháp động lực, tôi có một vài học viên chọn lựa chọn phương pháp này. Họ có động lực để học tốt tiếng Anh vì nó giúp ích trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn hiệu quả vì họ quên mất nhiệm vụ, động lực của mình chỉ sau vài ngày.
Phương pháp thứ ba là “phạt tiền”. Nếu học viên tiếp tục mắc phải các lỗi tương tự sẽ bị phạt 1.000 đồng. Nhưng cuối cùng cách này không hiệu quả lắm vì số tiền phạt quá nhỏ, phạt lớn hơn thì có vẻ không hợp lý lắm và có lẽ học viên cũng không đồng ý.
Phương pháp thứ tư là “nhắc nhở về ngữ pháp”. Những lỗi mà học viên mắc phải khi nói tiếng Anh sẽ được ghi lại và tôi đọc lại cho họ vào cuối giờ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ giúp ích được một phần, học viên vẫn tiếp tục mắc những lỗi đó khi họ nói, lý do là vì họ chỉ tập trung vào nội dung mà quên mất cách phát âm chính xác, ngữ pháp….
Phương pháp thứ năm là “hình phạt lặp lại nhiều lần các câu từ chính xác của các lỗi mà học viên mắc phải khi nói”. Khi học viên đọc sai câu hoặc từ tiếng Anh hai lần liên tiếp trong buổi học, họ bị phạt lặp lại 10 lần. Nhưng phương pháp này lại một lần nữa không đem lại hiệu quả như mong đợi, sau vài buổi học học viên vẫn tiếp tục mắc phải những lỗi tương tự. Sau đó tôi tăng số lần phạt từ mười lần lên hai mươi, ba mươi lần. Phương pháp này giúp họ dễ dàng tập trung hơn vào việc nói tiếng Anh cho chính xác, nhưng vì sự mệt mỏi khi phải lặp đi lặp lại quá nhiều lần làm họ tiếp tục mắc phải lỗi như cũ.
Ngay cả khi chúng ta già đi, trình độ tiếng Anh của chúng ta sẽ khó được nâng cao và rất khó khăn để tiếp tục học và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Do đó học viên cần phải liên tục thay đổi cách học. Nếu bạn tiếp tục dùng những phương pháp giống nhau thì bộ não của bạn sẽ quen với lối mòn đó và tiếng anh của bạn không cải thiện là bao. Giống như khi đi đến phòng tập thể dục, bạn tập những bài tập với cánh tay mỗi ngày với hy vọng toàn bộ cơ thể của mình được mạnh mẽ. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra, kết quả là bạn chỉ có cánh tay lớn và một cơ thể nhỏ bé.
Nguồn: Vnexpress
Thói Quen Tốt Là Gì? Những Thói Quen Giúp Bạn “Toàn Năng” Hơn
Việc làm Thể dục – Thể thao
Thói quen ăn đêm, thói quen ngủ dậy muộn, thói quen gập chăn màn sau khi ngủ dậy, thói quen ăn duy nhất một món,…những thói quen hàng ngày bạn nghĩ nó được hình thành như thế nào trong cuộc sống. Và có khi nào bạn tự hỏi từ bao giờ bạn có những thói quen đó hay không? Tin vui dành cho bạn đó không còn là câu hỏi của riêng mình bạn nữa mà đó là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay.
Thói quen tốt là gì?
Thói quen chính là những phản xạ có điều kiện được hình thành trong chính cuộc sống của bạn. Đó là những công việc mà bạn lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống dù vô tình hay cố ý nhưng những thói quen ấy của bạn đã bắt đầu dần hình thành rồi đó.
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều có thể hình thành những thói quen xấu và thói quen tốt đó là dựa vào lợi ích của thói quen. Thói quen tốt chính là những thói như ngăn lắp, nề nếp, đúng giờ, sạch sẽ,…những thói quen tốt cho bản thân bạn và những người khác thì đó chính là thói quen tốt. Còn thói quen xấu chính là những hoạt động như: Lười, không gọn gàng, bừa bộn, ngủ dậy muộn, trễ giờ,…đó chính là những thói quen xấu hình thành và gây ra những tác hại xấu đến chính bản thân của bạn.
“Giang sơn dễ đổi bản tính khó rời” bạn có thấy nó đúng với những thói quen của mình hay không. Những thói quen dễ hình thành nhưng lại vô cùng khó mất đi. Chính vì thế mà việc thay đổi thói quen của một người là vô cùng khó, mất rất nhiều thời gian cũng chưa chắc thay đổi được thói quen.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe về những câu chuyện tình yêu, hai người lúc yêu nhau cùng nhau làm rất nhiều thứ, kéo dài trong một khoảng thời gian dài. Và vô hình chung đã tạo nên thói quen cho hai người đó. Cho đến khi chia tay, những câu gọi “anh ơi” lúc sáng, hay “cầm tay” lúc tỉnh dậy đều thực hiện trong vô thức. Vì đó đã là những thói quen của con người. Câu chuyện tình yêu này nói ra để bạn dễ dàng hình dung ra sự hình thành của thói quen. Những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày của bạn cũng có thể hình thành thói quen tốt và thói quen xấu.
2. Lợi ích của thói quen tốtLợi ích của thói quen tốt
Bạn có thể tưởng tượng được niềm vui mà mỗi sáng bạn thức dậy với những thói quen tốt là gì chưa? Đó là những thành công, những buổi sáng tràn đầy năng lượng sống, là những nụ cười thay vì cơ thể uể oải và buồn ngủ.
Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ chẳng ai biết được điều gì sẽ xảy ra cả. Bạn có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại, mà bạn biết đấy, ranh giới giữa thành công và thất bại nó cách nhau chỉ trong gang tấc. Những thành công đến từ chính thói quen tốt, và thất bại lại đến từ chính cánh cửa còn lại – thói quen xấu.
Những lợi ích mà thói quen tốt đem lại, trước hết nó sẽ có lợi cho chính bản thân bạn, sau đó mới có lợi ích cho những người xung quanh. Thói quen tốt – người bạn tốt, người xưa thường nói “chọn bạn mà chơi” tại sao chúng ta lại từ chối kết bạn với thói quen tốt chứ. Đúng không nào?
Việc làm Quản lý điều hành
3. Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành “phiên bản hoàn hảo”Hiện nay, tất cả mọi thứ đang dần thay đổi, đặc biệt là những sản phẩm thông minh với những giao diện vô cùng có ích. Đến sản phẩm, dịch vụ còn có thể hoàn hảo, vậy tại sao chúng ta lại không xây dựng cho mình thói quen tốt để trở thành “phiên bản hoàn hảo” hơn trước.
3.1. Hãy học cách nói cảm ơn – xin lỗiCó lẽ bạn sẽ cho đây chính là điều “ngớ ngẩn” nhất mà bạn từng đọc, cảm ơn – xin lỗi thì có gì phải học. Nhưng đó chỉ là khía cạnh nhỏ đứng từ chính cá nhân của bạn mà thôi. Xã hội phát triển ngày càng nhanh, kéo theo những giá trị chuẩn mực của con người ngày càng thay đổi. Họ sống như những người máy chỉ biết ngày đêm làm việc và không quan tâm đến bất kỳ một ai. Lời cảm ơn – xin lỗi chúng ta mất không đến 2 giây để có thể nói ra. Nhưng nếu không nói có lẽ trong phút giây nào đó bạn sẽ cảm thấy hối hận, và khi muốn nói lại không còn cơ hội để nói nữa. Khi một ai đó giúp bạn, hãy nói cảm ơn, và khi làm sai điều gì đó với ai, hãy nói xin lỗi chân thành. Những lời nói như vậy sẽ chẳng hao tốn tiền của nhưng lại khiến đối phương cảm thấy dễ chịu. Bạn hãy xây dựng thói quen sống ngay từ bây giờ với những câu đơn giản cảm ơn và xin lỗi.
3.2. Học cách bắt đầu cho một ngày mới hiệu quảKhông phải ai cũng biết bắt đầu cho một ngày mới hiệu quả, đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có chung lối sống như thế này. Chuông báo thức kêu nhưng bạn vẫn tiếp tục vùi đầu vào chăn ngủ tiếp. Đó chính là những thói quen không tốt của bạn. Hãy bắt đầu ngày mới làm việc hiệu quả bằng cách thể dục, ăn sáng, đọc sách, đặc biệt hãy dậy ngay sau khi báo thức kêu. Nếu bạn muốn làm được như vậy thì bạn hãy đặt cho mình những mục tiêu từ hôm trước đề có thêm những động lực làm việc hiệu quả.
3.3. Học cách ăn uống đều đặnĐề hình thành những thói quen tốt thì bạn không thể bỏ qua những hoạt động hàng ngày được. Đó chính là tiền đề để bạn hình thành nên thói quen tốt. Học cách ăn uống đúng giờ, ăn chín uống sôi đó chính là đang bảo vệ sức khỏe của bạn. Để đủ năng lượng hoạt động cho một ngày thì bạn cần phải ăn uống đầy đủ. Hãy chọn những thực phẩm tươi ngon, bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho một ngày làm việc, và uống đủ 2 lít nước hàng ngày. Đó chính là những thói quen bạn cần rèn luyện để có những thói quen tốt.
3.5. Học cách dành thời gian cho gia đìnhCông việc bận rộn với nhiều áp lực dồn nén khiến cho cảm xúc của con người chúng ta thay đổi. Có người bị cuốn vào vòng xoáy công việc nhưng cũng có người mắc bệnh trầm cảm. Không còn dành nhiều thời gian cho gia đình và bản thân là những điều sai lầm bạn làm. Hãy dành thời gian cho những người xứng đáng, như vậy bạn sẽ giải tỏa được tâm trạng của mình cũng như áp lực được giảm xuống. Đó là cách tốt nhất để tâm trạng của bạn tốt hơn. Bạn biết không, chỉ số hạnh phúc của con người cao nhất khi họ làm công việc mình thích và ở bên cạnh những người họ thương.
Những thói quen bạn nên rèn luyện để trở thành phiên bản “hoàn hảo”
3.6. Dành một không gian nhỏ cho bản thânBản thân bạn cũng cần phải có những thời gian riêng tư, đó là góc nhỏ tâm hồn riêng của mỗi người. Hàng ngày hãy dành ra 15 đến 20 phút cho góc riêng của mình, làm việc mình thích, làm điều mình yêu theo cách riêng của bạn. Đó cũng là một thói quen tốt giúp cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn và thành công hơn, đây cũng là cách giúp bạn thay đổi tư duy tích cực hơn.
3.7. Học cách bỏ chất xúc tác xuống và ngủ ngon hơnCó rất nhiều bạn không chăm chút vẻ bề ngoài, cũng không chú ý đến những hình ảnh của bản thân khi đi ra ngoài. Điều đó không tốt một chút nào đối với chính bạn và cả những người xung quanh bạn. Chăm chút vẻ bề ngoài thể hiện một điều rằng bạn là một người cẩn thận, và khá cầu toàn trong mọi việc. Khi chăm chút cho vẻ đẹp của bạn thì cơ hội cũng tự nhiên đến với bạn nhiều hơn.
3.9. Học cách viết lách hàng ngàyKhông cần bạn phải viết những cái gì quá cao siêu, lớn lao. Hãy chuyển những cảm xúc của bạn lên những trang giấy. Đó cũng chính là cách để rèn luyện trí nhớ cho bản thân và cách giải tỏa cảm xúc tốt nhất dành cho bạn. Những mối lo lắng, bận tâm hay những mệt mỏi của công việc khi bạn chuyển lên trang giấy tức là bạn đang có cái nhìn đúng đắn về chún.
3.10. Khi tức giận hãy uống nước trước khi xung độtĐây cũng chính là thói quen mà bạn cần phải biết để có thể tiết chế cảm xúc của mình. Mỗi khi giận giữ, con người chỉ biết đến đến quan tâm đến những cảm xúc lúc đó của họ. Chính vì thế mà bạn hãy uống một cốc nước khi tức giận để cơn giận của bạn được kiềm chế lại trước khi xung đột với nhau. Thói quen này trong cuộc sống không mấy ai có thể làm được, cũng chính vì thế mà có nhiều cuộc cãi nhau, xung đột xảy ra.
Đã có những thói quen giúp bạn hình thành được thói quen tốt hàng ngày. Nhưng làm thế nào để bạn có thể duy trì được thói quen đó thường xuyên.
4. Những bước để hình thành thói quen, giúp bạn trở thành người “toàn năng”Những bước hình thành thói quen giúp bạn trở thành người “toàn năng”
Như đã nói ở trên, thói quen là cái gì đó rất dễ hình thành nhưng vô cùng khó mất đi. Nếu trong người bạn đang có những thói quen xấu thì hãy học cách làm quen với thói quen tốt để nó dần thay chỗ cho những thói quen xấu.
Bước 1: Hãy lập mục tiêu cho bản thân
Mục tiêu chính là những động lực giúp bạn hình thành những thói quen tốt, giúp bạn nhìn vào mục tiêu mà mình đã đề ra và có những bước đi đúng đắn nhất. Trong một lúc nào đó, nếu bản thân bạn vi phạm những mục tiêu đặt ra thì hãy nghiêm khắc nhìn lại mục tiêu ban đầu mình đề ra là gì. Đôi khi bạn sẽ chán và muốn bỏ cuộc với những thói quen xấu hàng ngày đang lấn áp cả tinh thần. Lúc này hãy đọc lại một lượt “bản chiếu thư” mà mình đã tự đặt ra rồi lấy lại động lực.
Bước 2: Những lý do khiến bạn cần phải thay đổi. Hãy đưa ra những lý do thuyết phục khiến bản thân phải thay đổi lập tức. Thuyết phục người khác đã khó, để thuyết phục được bản thân lại càng khó hơn. Chính vì thế mà bạn cần phải có những lý do mang tính thuyết phục mạnh mẽ.
Bước 3: Đưa ra những hậu quả nếu bạn không thay đổi. Hãy liệt kê tất cả những hậu quả có thể xảy ra trong tương lai nếu bạn không kịp thời thay đổi, hình dung lúc đó công việc, cuộc sống của bạn sẽ tệ đến mức như thế nào.
Bước 4: Đưa ra những hành động cụ thể giúp bạn hình thành thói quen mới, những hành động đó sẽ được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Bước 6: Đề ra thời gian thực hiện, hãy đưa ra những con số về thời gian để bạn có thể hoàn thành nó.
Bước 7: Hành động ngay lập tức, với những kế hoạch và mục tiêu đã được vẽ sẵn trên giấy thì bạn không được trì hoãn kế hoạch mà hãy thực hiện ngay lập tức. Chỉ như vậy thì những mục tiêu và kế hoạch mới hoàn thành đúng hạn.
Nghị Luận Xã Hội Về Thói Quen Xấu Và Thói Quen Tốt
2 Bài văn mẫu nghị luận xã hội lớp 12
Nghị luận xã hội về thói quen xấu và thói quen tốt 1. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 1Muốn trở thành người có nhân cách tốt đẹp và thành công trong cuộc sống, con người phải rèn luyện được những thói quen tốt, loại bỏ được những thói quen xấu. Nhất là đối với học sinh ngày nay, việc rèn luyện thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu là hết sức quan trọng, hết sức cần thiết.
Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Qua thói quen có thể thấy được cá tính, văn hóa, hoàn cảnh,… của con người.
Thói quen tốt mang lại nhiều lợi ích nhưng lại khó hình thành hơn thói quen xấu. Con người cần ý thức thật rõ những lợi ích của thói quen tốt và tác hại của thói quen xấu để có phương hướng cụ thể rèn luyện bản thân theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn.
Có thể nhìn thấy rất rõ, đã số học sinh ngày nay đều có những thói quen tốt hết sức đáng mừng. Phần lớn học sinh tự biết rèn luyện mình theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử chung hướng đến hoàn thiện một nhân cách tốt đẹp, trở thành người hữu ích đống góp sức mình xây dựng xã hội văn minh, đất nước cường thịnh.
Thói quen tốt được các bạn thể hiện rất đẹp đẽ và đáng khen ngợi như lễ phép với thầy cô, học hành chăm chỉ,thực hiện điều bác hồ dạy, luôn thương yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô và giúp đỡ bạn bè,… Những thói quen ấy cần được phát huy, gìn giữ nó cho tốt đẹp và càng ngày càng tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều học sinh còn có nhiều thói quen xấu, gây tác động tiêu cực đến việc học tập và rèn luyện đạo đức, nhân cách của học sinh ở trường học. Những thói quen xấu âm thầm làm hư hỏng các học sinh như: nói tục chửi thề, vô lễ với thầy cô giáo, gian lận trong thi cử, tác phong thiếu nghiêm túc,….
Thói quen xấu ban đầu rất mỏng manh, dễ thay đổi. Nếu phát hiện và thay đổi từ ban đầu sẽ hết sức dễ dàng. Thế nhưng, nếu để lâu ngày, ăn sâu vào suy nghĩ thì thật kho thay đổi. Những thói quen xấu ấy nếu không được ý thức và thay đổi dần dần sẽ trở thành hành vi ứng xử và bản chất của con người. Người có nhiều thói quen xấu sẽ có hành động gây hại đến người khác. Những người như thế thường rất dẽ vi phạm pháp luật, gánh chịu những hậu quả nặng nề chỉ do thói quen xấu khó bỏ của mình.
Trong cuộc sống này, luôn có những cái tốt và cái xấu. Và những học sinh tốt thì sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, tin tưởng. Còn học sinh xấu thì sẽ bị mọi người khinh thường, chán ghét, không tin cậy họ và sớm muộn gì sa ngã vào tệ nạn xã hội.
Ông bà xưa có câu “gieo nhân nào thì gặp quả nấy”. Học sinh có nhiều thói xấu cần nhanh chóng khắc phục và tạo ra cho mình nhiều thói quen tốt và không ngừng phát huy cái tốt của mình. Thầy cô hãy động viên, giáo dục tốt, cha mẹ hãy nên là tấm gương tốt cho con cái học tập và làm theo. Đó có lẽ là cách giáo dục tốt nhất.
2. Nghị luận xã hội thói quen xấu và thói quen tốt mẫu 2Thói quen tốt dẫn ta đến thành công. Thói quen xấu đưa ta đến thất bại. Không có gì tồi tệ và đáng buồn hơn những thói quen xấu có ở con người. Không những nó làm cho ta ngày càng xấu đi, ngăn cản ta đi đến thành công mà còn dẫn ta đến những sai lầm không đáng có. Mỗi năm vứt bỏ một thói quen xấu, rồi sẽ đến lúc khiến ngay cả người tồi tệ nhất cũng trở nên tốt đẹp.
Thói quen xấu là những thói quen không tốt, những hành vi thiếu văn hóa, thiếu lịch sự. Chúng là những yếu tố hình thành tính cách con người ta sau này. Chính vì thế ta phải từ bỏ chúng từ bây giờ. Tuy nhiên, ngoài những thói quen xấu ấy, ta còn có những thói quen tốt, giúp ta cải thiện bản thân.
Một vài thói hư tật xấu có ở con người mà chúng ta vẫn thường thấy như lòng đố kị, thói ích kỉ, tật lười biếng, sống dựa dẫm, nói xấu sau lưng người khác, ăn cắp vặt, phá hoại tài sản của người khác, sự vô cảm,….Trong đó, căn bệnh vô cảm của con người là thói hư tật xấu đáng sợ nhất. Chúng ta có thể đã chữa trị được hầu hết thói xấu xa; nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra liều thuốc cho thói xấu tồi tệ nhất, sự vô cảm của con người.
Thói quen xấu là ngọn nguồn của mọi sai lầm. Nó ban đầu chỉ là sợi chỉ mỏng manh nhưng sau đó là sợi dây xích chắn chắn trói buộc cuộc đời ta. Thói quen xấu thường được biểu hiện rõ ràng, từ những việc làm xấu nhỏ nhất như xưng hô thiếu lịch sự, thiếu ý thức học tập,…. cho đến những việc lớn như trộm cắp hay hút chích. Những thói quen ấy rất khó bỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai và nhân cách ta sau này.
Những thói xấu ấy nên được thay thế bằng những thói quen tốt. Hãy bắt đầu bằng việc tự giác học tập, làm việc nhà, tập thể dục vào mỗi sáng…. Chúng không những cải thiện tính cách của ta mà còn cho ta nhiều lợi ích khác.
Thói quen tốt là chìa khóa đưa ta đến thành công. Trước khi có thể trở nên tài giỏi ở một lĩnh vực thì ta phải có nhân cách tốt. Một người vô văn hóa, thiếu đạo đức không thể trở thành người tài giỏi. Và ta phải rèn luyện nhân cách của mình từ những thói quen hằng ngày. Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.
Nguyên nhân mà ta có nhiều thói quen xấu hơn thói quen tốt là vì điều xấu có sức cám dỗ mãnh liệt, khó kìm hãm. Chúng thường nghe rất thú vị và hấp dẫn, nhưng lại mang đến hậu quả nặng nề, thậm chí là đánh đổi lấy mạng sống của chính ta. Tất cả hành động của con người bắt nguồn từ một hoặc nhiều lý do trong những lý do sau: tình cờ, bản tính, bắt ép, thói quen, lý trí, đam mê, và dục vọng.
Hiện nay, mỗi khi ra đường, ta có thể nghe được những lời chửi rủa văng tục ở mọi nơi, ngay cả những nơi mà chúng không nên xuất hiện, điển hình là trường học. Chính những điều nãy đã khiến ta đánh mất nét đẹp văn hóa, thanh lịch trong giao tiếp, ứng xử hằng ngày.
Ngoài những thói quen xấu trong giao tiếp, ta cũng thấy những bài viết về nạn trộm cắp đầy rẫy trên những trang báo, mạng xã hội,… Những vụ trộm cắp ấy xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng nổi bật lại là ở những học sinh cấp 2, cấp 3. Thông thường, nguyên nhân là để thỏa mãn như cầu cá nhân. Họ không được giáo dục, rèn luyện đến nơi đến chốn, thiếu ý thức, để rồi tự hủy hoại nhân cách của mình bằng những hành vi ấy. Tương lai của ta lại bị hủy hoại bởi chính bàn tay của mình trong chớp mắt. Thật đáng buồn.
Những thói quen ta hình thành trong thời thơ ấu không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt. Thói quen tốt sẽ đưa ta đến thành công. Thói quen xấu lại lôi kéo ta vào tương lai mịt mù, đầy tăm tối. Hãy giữ lấy sự tỉnh táo, bình tĩnh và kiên nhẫn chống lại cái xấu, đưa xã hội loài người bước về phía trước, hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn. Để thay đổi thói quen, không còn cách nào tốt hơn là hãy lập một quyết định lý trí, rồi thực hiện hành vi mới một cách quyết liệt.
Trong cuộc sống ai cũng muốn mình sẽ là người thành công nhưng những phẩm chất của người thành công không tự nhiên mà có. Nó phải được rèn luyện qua một quá trình, từ những thói quen hàng ngày của con người. Ngạn ngữ có câu: Gieo thói quen, gặt tính cách. Để có được những phẩm chất tốt, chúng ta phải bắt đầu từ những thói quen tốt. Đó là lí do của bài học hôm nay: Rèn luyện thói quen tốt.
Thói Quen Tích Cực Là Gì?
Trong cuộc sống của mỗi người thì không thể thiếu những thói quen hàng ngày. Trong số những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe thì cũng có không ít những thói quen xấu làm tổn hại không nhỏ đến chắc lượng cuộc sống của bạn.
Thói quen tích là gì?Thói quen tích cực là gì? là một câu hỏi không quá khó để có thể trả lời. Vì thói quen tích cực là những thói quen sống tốt và lành mạnh có lợi cho sức khỏe của bản thân. Những thói quen có ích thì được xem là những thói quen tích cực giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
Thói quen thức dậy sớm vào buổi sáng là thói quen sẽ tạo cho bản thân những thói quen tốt sống tốt hơn trong cuộc sống của mình. Thói quen dậy sớm sẽ cho bạn nhiều lợi ích như: có nhiều thời gian hơn để có thể chăm sóc cho cơ thể bản thân như:
– Mở cửa phòng vào buổi sáng sẽ giúp bạn đón được ánh nắng đầu tiên của ngày mới, hít thở được nguồn không khí trong lành.
– Thói quen tập thể dục vào buổi sáng cũng rất có ích cho sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái hơn, cơ thể năng động hơn, tười trẻ hơn. Việc chọn cho mình một bài thể dục hay một môn thể thao yêu thích sẽ làm tăng hiệu qủa của việc tập thể dục hơn. Bên cạnh đó, việc tập thể dục cùng với các thành viên trong gia đình sẽ làm cho sự gắn kết thêm chặt chẽ hơn.
– Dành thời gian để chuẩn bị cho mình một bữa ăn sáng thịnh soạn có đầy đủ các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho ngày mới. Vì bữa ăn sáng được xem là bữa ăn giữ vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu bữa ăn mỗi ngày của con người.
– Thói quen trao gửi lời yêu thương với mọi người thân yêu của mình vào buổi sáng là một thói quen đáng yêu. Nếu duy trì được một thói quen đáng yêu mỗi ngày sẽ làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn và tràn ngập niềm vui. Chính vì thế, cần duy trì thói quen đáng yêu này mỗi ngày là một đều tốt cần phải làm.
– Vào buổi sáng khi thức dậy thì bạn có thời gian làm những việc mình thích như đọc sách, nghe nhạc, đi dạo quanh nơi mình sống để tận hưởng nhịp sống vào buổi sáng là điều khá thú vị.
Thói quen dậy sớm cũng giúp cho việc chuẩn bị đi làm thuận lợi hơn khi không phải cần quá vội vàng đi làm khi mà mình vẫn còn nhiều thời gian vào buổi sáng sẽ tạo cho bạn thói quen luôn đúng giờ.
Việc một người có thói quen luôn đúng giờ ngoài việc thể hiện sự tôn trọng với người khác mà còn nhận được sự tôn trọng của mọi người. Thói quen luôn đúng giờ là một trong những thói quen có ích cho công việc và các mối quan hệ cuộc sống.
Chứ không phải vội vàng như việc dậy muộn mà không có thời gian chăm sóc cơ thể cũng không có kịp thời gian để đi làm, sẽ dẫn đến tình trạng đi làm trễ khi thức dậy muộn còn thức dậy sớm thì không gặp phải trường hợp như vậy.
Thói quen sống khoa họcThói quen sống khoa học là thói quen sẽ rất có lợi cho sức khỏe của bạn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Thói quen sống khoa học là thói quen mà không ít người đang cố gắng xây dựng trong cuộc sống của mình.
Việc sống một cách khoa học với những thói quen lành mạnh là điều ai cũng mong muốn. Việc có những thói quen xem là khoa học không quá khó để có, những thói quen đơn giản và gần gũi với mỗi người như:
– Thói quen xây dựng cho mình một kế hoạch cuộc sống cụ thể, để bản thân sống có mục đích, có ý tưởng, chứ không phải bị mơ hồ về mục tiêu sống của mình.
– Luôn lập cho mình kế hoạch hoạt động cụ thể vào ngày mới để có sự sắp xếp các công việc hợp lý mà không cần phải quá căng thẳng để chọn nên làm việc gì trước.
– Thực hiện quy tắc sống ba tám tức là tám giờ làm việc, tám giờ học tập và tám giờ nghỉ ngơi. Nếu áp dụng được tốt thói quen này trong cuộc sống hàng ngày thì sẽ có thêm một lối sống khoa học và lành mạnh cho bản thân.
– Không sử dụng các loại thực phẩm, nước uống có thể gây hại đến sức khỏe.
– Thói quen biết ơn cũng là thói quen không thể thiếu trong cách cư xử hàng ngày. Thói quen biết ơn đơn giản là thể hiện sự thương yêu kính trọng với những người thân yêu của mình như cha mẹ. Thói quen biết ơn sẽ giúp bạn có được nhân cách tốt hơn. Với thói quen này bạn sẽ thấy cuôc sống thật có ý nghĩa khi việc nhận và cho đi là điều rất dễ dàng mà không có sự toan tính.
Thói quen tích cực là gì và thói quen sống khoa học là hai trong nhiều thói quen có tính bao quát cao trong cuộc sống mà mọi người nên áp dụng vào hoạt động hàng ngày của mình để có một tinh thần và thể lực tốt. Đồng thời, với lối sống khoa học sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn không chỉ trong cuộc sống mà còn cả trong công việc.
7 Thói Quen Hiệu Quả
Giới thiệu 7 Thói Quen Hiệu Quả – Tác giả Stephen R. Covey
Tác phẩm “7 Thói quen Hiệu quả” đã ra đời hơn 25 năm, được biết đến là cuốn sách quản trị (quản trị bản thân và quản trị tổ chức) bán chạy nhất mọi thời đại với hơn 30 triệu bản bán ra trên toàn thế giới và được dịch sang 40 ngôn ngữ. Sách có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm nay dưới cái tên “7 Thói quen để Thành đạt” . Ấn bản mới năm 2023 được đặt lại đúng với cái tên mộc mạc vốn có của bản gốc Tiếng Anh và có nội dung không chỉ được dịch lại toàn bộ cho sát nghĩa, dễ đọc hơn với các độc giả mà còn được cập nhật thêm những công cụ và ví dụ thực tiễn từ phiên bản nước ngoài mới nhất và có hình ảnh bìa (màu xanh đậm) giống với phiên bản gốc mới nhất.
Trích lời giới thiệu của nhà giáo Giản Tư Trung – tác giả sách Đúng Việc (lời giới thiệu chỉ có trong ấn bản tiếng Việt được dịch bởi FranklinCovey Việt Nam)
Tên đầy đủ của cuốn sách này, nếu dịch sát nghĩa sẽ là: “7 Thói quen của người có hiệu quả vượt trội”, còn nếu dịch một cách ngắn gọn nhưng vẫn sâu sắc sẽ là “7 Thói quen Hiệu quả”. Gần như Stephen Covey đã dành cả cuộc đời mình để nghiên cứu về tính hiệu quả của con người, để đi tìm câu trả lời cho ba câu hỏi lớn lao, đó là: “Vì sao con người ta trở nên ít hiệu quả?”, “Điều gì làm cho con người ta trở nên hiệu quả cao?” và “Điều gì tạo nên hiệu quả bền vững?”, và “7 Habits” chính là sự đúc kết sự nghiệp nghiên cứu cả đời của ông cho ba câu hỏi mang tính “muôn đời” đó.
Stephen Covey từng nói rằng, ông không phát minh hay tạo ra “7 Habits”, mà “7 Habits” được đưa ra dựa trên những giá trị phổ quát và những nguyên tắc trường tồn của nhân loại. Chính trong thái độ khiêm nhường đó, ta nhận ra tầm vóc của ông. Vì ông đã tạo ra một cầu nối giữa chúng ta với những tri thức tinh hoa của nhân loại về làm người, về giá trị sống, và nhất là về tính hiệu quả. Thường những tri thức này không phải là thứ dễ tiếp cận, dễ tiếp thu với đại chúng, nhưng bằng việc sắp xếp và tổng hợp chúng trong một hình hài có tính hệ thống và tính ứng dụng cao, ông đã góp phần đưa những tinh hoa tri thức đó đến với công chúng dễ dàng hơn. Và cũng bởi được xây dựng dựa trên những gì phổ quát và trường tồn nên “7 Habits” mới trở thành một nền văn hóa vượt không gian, vượt thời gian, dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức và mọi xứ sở. Bất kỳ ai cài đặt nền văn hóa “7 habits” này vào và sống hàng ngày với nền văn hóa đó, thì dù là một tổng thống, một doanh nhân, một quản lý hay một đầu bếp, một nhân viên… cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn hẳn…
Thông tin chi tiết
Tên sách: 7 Thói Quen Hiệu Quả
Tác giả: Stephen R Covey
Số trang: 476
Hình thức: Bìa Cứng
Ngôn ngữ Sách tiếng Việt
Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Kỹ năng sống bán chạy của tháng
Review sách 7 Thói Quen Hiệu Quả 1. “7 thói quen để thành đạt”7 thói quen hiệu quả – The 7 habits of highly effective people – là một tác phẩm đã từng được xuất bản với tên gọi “7 thói quen để thành đạt”. Trong ấn bản mới nhất này, Stephen R. Covey cập nhật thêm nhiều kiến thức điển hình về quản trị kinh doanh, quản trị cuộc đời với “văn hóa hiệu quả” đang dần lan tỏa khắp những công dân toàn cầu của xã hội 4.0
Covey là một trong những chuyên gia về lĩnh vực phát triển năng lực lãnh đạo và kiến tạo văn hóa nên không có gì ngạc nhiên khi cuốn sách này của ông mang nặng tính chuyên môn nghiên cứu về tâm lý học, về những nguyên lý, minh triết muôn đời của cuộc sống.
Được xuất bản năm 1989, khác với những chiêu trò, thủ thuật “bề nổi” trên thị trường sách thời bấy giờ, “7 thói quen để thành đạt” của Stephen R.Covey đưa ra những thói quen hữu dụng có thể sẽ khiến cuộc đời bạn trở nên thành công và tốt đẹp hơn. Đến nay cuốn sách đã bán được hơn 20 triệu bản trên nhiều quốc gia, dịch ra 40 ngôn ngữ khác nhau. Năm 2002, tạp chí Forbes đã đưa nó vào danh sách 10 cuốn về quản trị có ảnh hưởng nhất trên thế giới từ trước tới nay.
Không thể phủ nhận, 7 thói quen mà tác giả nêu ra trong cuốn sách chính là căn cơ, nền tảng cốt lõi, là bí quyết trọng yếu để xây dựng lên một con người thành đạt. Vận động viên bơi lội vĩ đại nhất thời đại, Michael Phelps cũng từng chia sẻ nhờ có phương pháp chủ động đặt mục tiêu Mơ, Hoạch định và Chinh phục trong cuốn sách đã tiếp bước cho ông ấy nhận ra giấc mơ và mục tiêu của bản thân mình.
Bên cạnh những người thành công như Michael Phelps, cũng có rất nhiều người thất bại. Có người sau khi đọc xong thì cho rằng ở đây toàn là những thói quen “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. “Thật là một cuốn sách thị trường chẳng gợi nên chút thay đổi nào!”.
Họ không biết rằng thực tế không có ai, không có bất cứ thứ gì có thể đủ sức mạnh truyền cảm hứng cho bất cứ ai, ngoại trừ chính bản thân họ. Chỉ khi đủ khao khát thay đổi bản thân mạnh mẽ, bạn mới có thể tìm thấy lộ trình thành công trong cuốn sách. Vậy nên đừng phủ nhận những giá trị cốt lõi của một cuốn sách có thể dạy bạn những điều hay ho nếu bạn chưa chuẩn bị sẵn sàng. Bởi vì “cánh cổng thay đổi mỗi người chỉ đến từ bên trong”(Mr. Ferguson)
Chỉ cần bạn muốn từ tận đáy lòng, cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” này chắc chắn sẽ là tấm chìa khóa giúp bạn khai mở bến bờ tri thức đích thực, phát triển những tiềm năng vốn có và thay đổi chính bản thân để “tạo dựng phẩm giá” trong cuộc sống vốn xô bồ, tấp nập này
2. Tấm bản đồ mô thức thành đạtNhững suy nghĩ xấu đang ngăn chặn bước đi của bạn đến với thành công như sự sợ hãi khó khăn thử thách, tâm lý nạn nhân thích đổ lỗi, thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ luôn bất biến không thay đổi dù 100 năm, 1000 năm tiếp theo. Vậy nên mọi tư tưởng trong “7 thói quen hiệu quả” sẽ tiếp tục sống mãi, để làm tròn trách nhiệm chỉ dẫn mọi người, thay đổi những thói quen xấu vốn có, thực hành 7 thói quen để thành đạt.
Trong các phần của cuốn sách, Covey trước tiên nêu mô thức và nguyên lý nền tảng của tính hiệu quả, nguyên lý phát triển từ bên trong để tạo ra 7 thói quen. Sau đó, ông mới đi sâu vào phân tích và đưa ra những lời giải đáp chuyên môn kèm theo các ví dụ, các câu chuyện để độc giả dễ hiểu.
Bạn hãy hiểu mô thức, đơn giản như một “tấm bản đồ” chỉ dẫn nơi mà bạn muốn đến. Để tránh lạc đường, tránh gặp những “ổ gà”, “ổ voi” hoặc đi quá lâu, kém hiệu quả, bạn phải nỗ lực tìm cách điều chỉnh hành vi của mình theo mô thức đó. Vì mọi mô thức là cội nguồn của thái độ và hành vi của chúng ta. Đúng hay sai, thành công hay thất bại đều tùy thuộc vào mô thức bạn chọn.
3. Stephen Covey nêu 7 thói quen hiệu quả để mọi người cùng nhau tìm thấy “mô thức” lột xác con người và cuộc đời chính mình
Thói quen thứ nhất là làm chủ chính mình. Bởi vì nếu cuộc đời con người là sản phẩm của những điều kiện và hoàn cảnh sống, nên dù có ý thức hay không, thì con người có quyền lựa chọn cho phép những điều đó kiểm soát cuộc đời. Ai mang trong mình “cây dù thời tiết” thì dù nắng hay mưa, bạn vẫn luôn vững vàng, đặt giá trị “tạo ra chất lượng cao trong công việc”.
Thứ hai đó là thói quen bắt đầu bằng đích đến. Nó được tạo trên nguyên lý rằng tất cả mọi thứ đều được tạo lập hai lần, lần đầu là sự tạo lập trong tâm trí, và lần hai là sự tạo lập trong thế giới vật lý. Trước khi bạn khởi hành hãy xác định đích đến và tìm lộ trình tối ưu nhất.
Thói quen thứ ba là ưu tiên điều quan trọng. Đây là nguyên lý bắt buộc trong việc quản lý thời gian. Vì như Goeth nói:”Những điều quan trọng nhất không bao giờ được lùi bước vì những thứ tầm thường”.
Thói quen thứ tư là tư duy cùng thắng. Con người là giống loài ích kỷ, thiếu sự hợp tác mà không biết rằng khi bạn càng hào phóng, càng mang lại lợi ích cho đôi bên, bạn sẽ càng thành công vang dội.
Thói quen thứ năm là thấu hiểu rồi được hiểu. Đây là thói quen quyết định phẩm giá và khả năng lắng nghe thấu hiểu, giao tiếp của bạn. Trước khi thấu hiểu, “chuẩn bệnh” cho ai đó, bạn buộc phải “kê toa” cho chính mình. Hãy chủ động lắng nghe chính mình và lăng kính của mọi người xung quanh.
Thói quen thứ sáu là hợp tác cộng sinh. Đó chính là thói quen hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh. Đừng tỏ ra phòng thủ nữa, mà hãy học cách tôn trọng sự khác biệt và cùng cộng hưởng.
Thói quen cuối cùng là rèn mới bản thân. Hãy lập trình lại cuộc đời vì nó đánh thức bản chất tốt đẹp nhất trong mỗi con người, đừng để bản thân bị nhìn nhận và đối xử như kẻ thất bại.
4. Hãy lưu tâm lăng kính mà bạn nhìn cuộc đờiMỗi người đọc đều sẽ nhận ra Stephen R.Covey đang gắng sức tạo sự khác biệt cho mỗi một người đọc sách, những tác động mang tính “đổi đời” hơn bất cứ một bài giảng nào ta từng học.
Câu chuyện có thể sẽ khiến nhiều độc giả tâm đắc, là một câu chuyện trong thói quen thứ 7 – một ví dụ trong hành trình rèn mới bản thân của Covey. Câu chuyện kể về chiếc máy tính ở Anh bị lập trình sai nên phân loại những học sinh “thông minh” vào nhóm “kém” và ngược lại. Báo cáo xuất từ chiếc máy tính này là yếu tố hình thành nên nhận thức của giáo viên về học sinh từ đầu năm học.
Sau năm tháng rưỡi, khi ban giám hiệu nhà trường phát hiện lỗi sai, đáng kinh ngạc là những đứa trẻ thông minh bị sụt điểm đáng kể còn học sinh được cho là kém thì có tiến bộ vượt bậc.
Câu chuyện xảy ra giống như đại danh hào Goethe từng nói: “Đối đãi với một người qua hiện trạng của anh ta, anh ta sẽ ở mãi hiện trạng ấy. Đối đãi với một người qua tiềm năng của anh ta, anh ta sẽ trở thành người mà anh ta có thể trở thành và nên trở thành.”
Tất nhiên là điều này hoàn toàn có thể không đúng khi nêu ví dụ ở chốn công sở. Nếu sếp đối xử với bạn như thể bạn là người thừa, điều đó không có nghĩa là bạn vô dụng. Nhưng nếu một sinh viên thực tập được ông chủ xem trọng, nhiều khả năng anh ta hoặc cô ta, chính là một nhân viên chủ chốt trong tương lai của công ty này!
Cái mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây, đó là chỉ cần mỗi chúng ta thay đổi lăng kính của chính mình về những người xung quanh, cuộc sống sẽ gần như lập tức tốt đẹp hơn. Dẫu biết rằng “giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời”, nhưng chỉ cần luôn tự động viên chính mình, luôn rèn giũa bản thân, cho phép mình hoàn thiện hơn sẽ không có gì ngăn cản được bạn đến với thành công.
5. Thay cho lời kếtVới độc giả yêu thích cuốn sách này, đừng quên lời Stephen R.Covey đã từng nói : “Chỉ cần bạn sống với một trong 7 thói quen trong hôm nay, bạn sẽ nhận được kết quả ngay tức thì. Và đây cũng là một hành trình trọn đời. Một lời hứa với cuộc sống.”
Mua sách 7 Thói Quen Hiệu Quả ở đâu?Giá trên thị trường cuốn “7 Thói Quen Hiệu Quả” khoảng 120.000đ đến 130.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
Đọc sách 7 Thói Quen Hiệu Quả ebook pdf
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2023 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Cập nhật thông tin chi tiết về Chỉ Là Vì Thói Quen trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!