Xu Hướng 3/2023 # Chế Định Thời Hiệu Trong Luật Hình Sự Việt Nam # Top 3 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chế Định Thời Hiệu Trong Luật Hình Sự Việt Nam # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Chế Định Thời Hiệu Trong Luật Hình Sự Việt Nam được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lê Cảm

TSKH., Trưởng bộ môn Tư pháp hình sự thuộc ĐHQG Hà Nội

Trịnh Tiến Viết

Bộ  môn Tư pháp hình sự thuộc ĐHQG Hà Nội

* Theo PLHS Việt Nam, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) và quyền thi hành bản án hình sự (BAHS) của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước (cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan thi hành án hình sự) đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm không phải là vô thời hạn, mà chỉ trong một thời hạn nhất định được ghi nhận trong PLHS.

* Nhưng khi một thời hạn nhất định do PLHS quy định đã qua rồi, thì bất kỳ người nào, mặc dù đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm vẫn không thể bị truy cứu TNHS (vì trong trường hợp này họ không bị coi là người phạm tội) hoặc không bị buộc phải chấp hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật.

* Để không bị truy cứu TNHS hoặc không bị buộc phải chấp hành bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật do hết thời hiệu, thì ngoài các căn cứ pháp lý ra, còn phải có một loạt những điều kiện cụ thể khác do PLHS quy định, mà chỉ khi nào có tổng hợp đầy đủ chúng (các căn cứ pháp lý và những điều kiện ấy), người phạm tội mới không bị truy cứu TNHS hoặc không bị buộc phải chấp hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật.

* Căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự (TTHS) tương ứng cụ thể, việc không truy cứu TNHS hoặc không thi hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật do hết thời hiệu chỉ được thực hiện bởi một cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền nhất định (cơ quan Điều tra với sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án hình sự) khi có đầy đủ các căn cứ pháp lý và những điều kiện do PLHS quy định.

* Thời hiệu thi hành BAHS chỉ được áp dụng đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người bị kết án (ví dụ: do thiên tai, hồ sơ bị mất hoặc thất lạc, do sự thiếu trách nhiệm của những cán bộ trong các cơ quan thi hành án hình sự v.v…). Như vậy, thời hiệu thi hành BAHS khác với thời hiệu truy cứu TNHS là ở chỗ: thời hiệu thi hành BAHS căn cứ vào loại hình phạt (phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù) và mức hình phạt (ba năm tù trở xuống, ba năm tù đến mười lăm năm tù, mười lăm năm tù đến ba mươi năm tù), còn thời hiệu truy cứu TNHS thì lại căn cứ vào loại tội phạm tương ứng được phân loại trong BLHS năm 1999 (khoản 3 Điều 8).

II

1. Bằng quy phạm tại khoản 1 Điều 23 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam đã ghi nhận riêng biệt định nghĩa pháp lý (ĐNPL) của khái niệm thời hiệu truy cứu TNHS là gì (?) – “là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Quy phạm này chính là một điểm mới của BLHS năm 1999 (mà trong BLHS năm 1985 trước đây không có) và do đó, nó có ý nghĩa khoa học – thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển của PLHS Việt Nam nói riêng, cũng như đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của con người trong hoạt động tư pháp hình sự nói chung ở nước ta hiện nay.

2. Bằng các quy phạm tại khoản 2 Điều 23 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam, nhà làm luật đã điều chỉnh cụ thể bốn thời hạn khác nhau tương ứng với bốn loại tội phạm được phân loại trong luật (khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1999), mà các cơ quan tư pháp hình sự chỉ có thể và phải dựa vào căn cứ đó để truy cứu người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm. Nói một cách khác, theo BLHS năm 1999, khi đã hết các thời hạn do luật định tại khoản 2 Điều 23 tương ứng với bốn loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8, thì không được truy cứu TNHS người phạm tội.

* Về cơ bản, thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính là từ ngày tội phạm hoàn thành, tức là từ thời điểm hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm (tương ứng với bốn loại tội phạm) được thực hiện, chứ không phải là từ ngày tội phạm bị phát hiện hoặc từ ngày xảy ra hậu quả phạm tội. Ví dụ: thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người được tính từ ngày nạn nhân bị gây thương tích (mà do thương tích đã đưa đến cái chết), chứ không phải từ ngày nạn nhân chết.

* Đối với các tội kéo dài, thì nói chung thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính từ ngày tội phạm kết thúc, nhưng cũng tùy từng trường hợp mà thời điểm này có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với tội đào ngũ, thì thời điểm truy cứu TNHS phải được tính từ ngày quân nhân đào ngũ (mà trước đó người này đã bị xử lý kỷ luật về hành vi rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc gây hậu quả nghiêm trọng…), chứ không phải từ ngày quân nhân này bị bắt giữ hoặc ra đầu thú. Nhưng đối với một loạt các tội tàng trữ (như tàng trữ vũ khí quân dụng, tàng trữ chất phóng xạ, hoặc tàng trữ chất cháy, chất độc), thì thời điểm truy cứu TNHS lại được tính từ ngày tội phạm tương ứng bị phát hiện hay từ ngày người phạm tội bị bắt giữ hoặc ra đầu thú, chứ không phải từ ngày bắt đầu tàng trữ các thứ đã nêu (vì có thể có những trường hợp vào thời điểm bắt đầu tàng trữ các thứ đã nêu, người phạm tội chưa đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của PLHS).

* Đối với các tội liên tục, thì thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính từ ngày hành vi cuối cùng trong một loạt hành vi tội phạm được thực hiện. Ví dụ: đối với tội bức tử, tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, thì thời điểm truy cứu TNHS được tính từ ngày hành vi ngược đãi hoặc hành hạ cuối cùng của tội phạm tương ứng được thực hiện và gây nên hậu quả nguy hại cho xã hội đã đến mức phải bị xử lý về hình sự.

* Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội (rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng) và hành vi phạm tội chưa đạt, thì thời điểm truy cứu TNHS được tính từ ngày hoạt động phạm tội bị chấm dứt về mặt pháp lý do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội và khiến cho người đó không thực hiện được tội phạm đến cùng. Ví dụ: a) người chuẩn bị phạm tội khủng bố bị nhân dân phát hiện và báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên đã không thực hiện được tội phạm đến cùng; b) kẻ phạm tội trộm sau khi lọt vào nhà để trộm nhẫn mặt đá rubi của người khác (giá trị khoảng 680 triệu đồng) để trong tủ nhưng chưa kịp chiếm đoạt được chiếc nhẫn đó (vì sau khi lọt vào nhà và đang mở cửa cánh tủ), thì bị chủ nhà đi làm về nhìn thấy, hô hoán lên và bị những người hàng xóm vây bắt.

* Trong trường hợp phạm nhiều tội, thì thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính từ ngày thực hiện tội đầu tiên trong số các tội bị phát hiện và người phạm tội bị đưa ra xét xử.

* Trong trường hợp phạm tội nhiều lần, thì thời điểm truy cứu TNHS bắt đầu được tính từ ngày tội nào được thực hiện trước tiên trong số các tội bị phát hiện và người phạm tội bị đưa ra xét xử.

4. Bằng các quy phạm tại đoạn 1 khoản 3 Điều 23 BLHS năm 1999, nhà làm luật đã quy định việc tính lại thời hiệu đã qua đối với tất cả bốn thời hạn (tương ứng với bốn loại tội phạm được nêu tại khoản 2 điều luật này), nếu người phạm tội (trong một thời hạn nhất định đã qua tương ứng với mỗi loại tội phạm) lại thực hiện tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt do luật định đối với tội mới ấy là 1 năm tù trở lên. Như vậy, nội dung quy phạm này có nghĩa là: đối với tội mới ấy, bị cáo phải bị đưa ra xét xử và bị áp dụng hình phạt tù trên một năm theo bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

* Căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc là: kể từ ngày tội phạm mà người đó thực hiện nhất thiết phải qua một thời hạn nhất định và thời hạn ấy phải do BLHS quy định (khoản 1).

* Ba điều kiện cần, đủ: a) điều kiện thứ nhất – một trong các thời hạn đã qua ấy phải tương ứng với một trong bốn loại tội phạm được BLHS quy định cụ thể (khoản 2); b) điều kiện thứ hai – trong khoảng thời hạn đã qua ấy, người phạm tội (mà đối với tộu ấy thời hiệu truy cứu TNHS đã qua) phải không được phạm tội mới mà mức cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội mới này là trên một năm tù (đoạn 1 khoản 3); c) và cuối cùng, điều kiện thứ ba – trong khoảng thời hạn đã qua ấy, người phạm tội không được cố tình trốn tránh (hoặc mặc dù cố tình trốn tránh) và đối với người đó phải không có lệnh truy nã của cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (đoạn 2 khoản 3).

7. Bằng quy phạm tại Điều 24 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam nhà làm luật nước ta đã đặt an ninh quốc gia với tính chất là lợi ích (được BLHS năm 1999 bảo vệ bằng các quy định của Chương XI) ngang hàng với hòa bình và an ninh của nhân loại (được BLHS năm 1999 bảo vệ bằng các quy định của Chương XXIV). Đây là một sự thay đổi lớn trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua pháp điển hóa lần thứ hai vừa qua. Có nghĩa là, từ đây theo quan điểm của nhà làm luật Việt Nam được cụ thể hóa trong BLHS năm 1999 – chế định nhân đạo về thời hiệu truy cứu TNHS (khoản 2 Điều 23) không được phép áp dụng: a) chẳng những chỉ đối với các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (được quy định tại các điều 341 – 344 BLHS năm 1999 – các điều 277 – 279 BLHS năm 1985 trước đây); b) mà còn đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia (được quy định tại các điều 78 – 91 BLHS năm 1999).

III.

1. Bằng quy định của khoản 1 Điều 55 BLHS năm 1999, lần đầu tiên trong PLHS Việt Nam đã ghi nhận một quy phạm riêng biệt đề cập đến ĐNPL của khái niệm thời hiệu thi hành bản án hình sự là gì? – “là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên”. Đây chính là một điểm mới trong BLHS năm 1999 (mà trước đây trong BLHS năm 1985 không có). Do vậy, cũng như ĐNPL của thời hiệu truy cứu TNHS (khoản 1 Điều 23 BLHS năm 1999), ĐNPL này có ý nghĩa khoa học – thực tiễn quan trọng đối với sự phát triển của PLHS Việt Nam nói riêng, cũng như đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong hoạt động tư pháp hình sự nói chung ở nước ta hiện nay.

2. Bằng các quy định của khoản 2 Điều 55 BLHS năm 1999, PLHS Việt Nam hiện hành đã điều chỉnh cụ thể ba thời hạn thi hành BAHS khác nhau tương ứng với các loại hình phạt và mức hình phạt mà các cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chỉ có thể và phải căn cứ vào đó để thi hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án (người đã thực hiện tội phạm). Nói một cách khác, theo quy định của BLHS năm 1999, khi đã hết các thời hạn do luật định tại khoản 2 Điều 55 tương ứng với các loại hình phạt (phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù) và mức hình phạt (ba năm tù trở xuống, ba năm tù đến mười lăm năm tù, trên mười lăm năm tù đến ba mươi năm tù), thì không được thi hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án. Trong trường hợp có nhiều bản án đối với một người thì phải tổng hợp hình phạt của nhiều bản án và căn cứ để tính thời hiệu là hình phạt tổng hợp chung. Nếu trong bản án có nhiều người bị kết án, thì mỗi người sẽ được áp dụng thời hiệu thi hành BAHS phù hợp với loại hình phạt và mức hình phạt đối với họ.

* Về cơ bản, căn cứ vào Điều 226 Bộ luật TTHS, thì thời điểm thi hành BAHS đối với người bị kết án bắt đầu được tính từ ngày bản án này có hiệu lực pháp luật (bao gồm: những BAHS của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị; những BAHS của Tòa án cấp phúc thẩm và những quyết định của Tòa án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm), chứ không phải từ thời điểm người đó có BAHS (bản án sơ thẩm) hoặc từ thời điểm BAHS có hiệu lực thi hành (bản án có hiệu lực pháp luật kèm theo các điều kiện khác phát sinh sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Ví du: thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với A về tội giết người theo Điều 93 BLHS năm 1999 phải được tính từ ngày bản án đó có hiệu lực pháp luật (có thể là bản án hình sự không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc bản án hình sự phúc thẩm hoặc quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm), chứ không phải là từ ngày có BAHS hoặc từ ngày BAHS có hiệu lực thi hành đối với A.

* Việc tính lại thời hiệu đã qua đối với tất cả ba thời hạn (tương ứng với các loại hình phạt và mức hình phạt được nêu tại khoản 2 Điều 55 BLHS năm 1999) có nghĩa là: nếu người bị kết án trong một thời hạn nhất định đã qua lại phạm tội mới (không kể là họ có bị phạt tù hay không), thì thời gian đã qua không được tính vào thời hiệu thi hành BAHS mà sẽ được tính lại kề từ ngày người đó phạm tội mới (cần lưu ý là trong BLHS năm 1985 trước đây còn quy định thêm ngoài việc người bị kết án đó phạm tội mới thì họ còn phải bị xét xử và bị áp dụng hình phạt tù).

* Căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc là: kể từ ngày bản án hình sự có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án nhất thiết phải qua một thời hạn nhất định và thời hạn ấy phải do BLHS quy định (khoản 1).

* Ba điều kiện cần, đủ là: a) Điều kiện thứ nhất – một trong các thời hạn đã qua ấy phải tương ứng với một trong các loại hình phạt và mức hình phạt được BLHS quy định cụ thể (khoản 2); b) điều kiện thứ hai – trong khoảng thời gian đã qua ấy, người bị kết án phải không được phạm tội mới và không kể là hình phạt ấy có phải là tù hay không (đoạn 1 khoản 3); c) và cuối cùng, điều kiện thứ ba – trong khoảng thời gian đã qua ấy, người bị kết án không cố tình trốn tránh (hoặc mặc dù họ cố tình trốn tránh) và đối với người bị kết án đó phải không có lệnh truy nã của cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền (đoạn 2 khoản 3).

6. Bằng các quy phạm tại khoản 4 Điều 55 BLHS năm 1999, nhà làm luật Việt Nam quy định việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm, thì do Chánh án TANDTC quyết định theo đề nghị của Viện trưởng VKSNDTC. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thi hành bản án thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành tù ba mươi năm (khác với quy định tương ứng trong BLHS năm 1985 trước đây là “tù chung thân sẽ đổi thành tù hai mươi năm”). Do vậy, chỉ những hành vi phạm tội nào được thực hiện từ ngày 1/7/2000 mà người đó bị phạt tù chung thân thì mới được chuyển thành tù ba mươi năm.

7. Theo quy định của Điều 56 BLHS năm 1999, thì chế định thể hiện tính nhân đạo về thời hiệu thi hành BAHS không được phép áp dụng: a) không chỉ những đối với các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (được quy định tại các Điều 341 – 344 BLHS năm 1999 tương ứng với các Điều 277 – 279 BLHS năm 1985 trước đây); b) mà còn đối với tất cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia (được quy định tại các Điều 78 – 91 BLHS năm 1999). Như vậy, phạm vi không áp dụng thời hiệu thi hành BAHS được mở rộng theo hướng nghiêm khắc hơn đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Điều đó phản ánh rõ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia, cũng như thẳng tay trừng trị những người xâm phạm an ninh, hòa bình và ổn định của các nước khác trên thế giới.

IV.

1. Một là, bằng một số quy phạm mới trong BLHS năm 1999, chế định thời hiệu trong luật hình sự nước ta đã thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự của Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền.

2. Hai là, để không bị truy cứu TNHS (hoặc không phải chấp hành bản án hình sự) do hết thời hiệu được quy định trong PLHS, thì ngoài căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc (kể từ ngày tội phạm mà người đó thực hiện hoặc từ ngày bản án hình sự đã được tuyên nhất thiết phải qua một thời hạn nào ấy do luật định), người đó phải đáp ứng được một loạt những điều kiện cần đủ, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định.

3. Ba là, bên cạnh việc lĩnh hội quy định được thừa nhận chung của PLHS quốc tế về thời hiệu – không áp dụng chế định này đối với các tội xâm phạm hòa bình và an ninh của nhân loại, PLHS Việt Nam cũng còn có quy định riêng thể hiện tính nghiêm khắc hơn trong việc tăng cường xu hướng trấn áp về hình sự – không áp dụng chế định này đối với cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

4. Và cuối cùng, chế định thời hiệu trong luật hình sự là một trong các chế định cơ bản của luật hình sự Việt Nam nên việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa chế định này để làm sáng tỏ về mặt lý luận là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của khoa học luật hình sự nước ta

Khái Niệm Luật Hình Sự Việt Nam

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm.

Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm – loại vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao hơn hẳn so với các loại vi phạm pháp luật khác cho xã hội. Nhà nước sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp pháp luật hình sự (PLHS). Biện pháp này được Nhà nước sử dụng thể hiện trước hết qua hoạt động xây dựng pháp luật mà kết quả là các văn bản quy phạm PLHS quy định về tội phạm và hình phạt được ra đời. Các quy phạm pháp luật này tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng với nhau trong một hệ thống tạo thành ngành luật hình sự.

Vậy, Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.

2. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm PLHS tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra – đó cũng chính là các quan hệ PLHS.

Vậy, Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.

Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xoá án tích. Trong cả quá trình này xuất hiện đồng thời quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật dân sự… Tuy nhiên, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đa số trường hợp bắt đầu xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can.

Trong quan hệ pháp luật hình sự luôn có hai chủ thể với những vị trí pháp lý khác nhau.

1. Nhà nước: Có quyền truy tố, xét xử người phạm tội, buộc họ phải chịu những biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định để bảo vệ pháp luật bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước thực hiện quyền này bằng cách thể hiện ý chí của mình trong Bộ luật hình sự. Mặt khác, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.

2. Người phạm tội: Có trách nhiệm chấp hành các biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng đối với mình. Mặt khác, họ có quyền yêu cầu Nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Xuất phát từ chức năng điều chỉnh và địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này, luật hình sự sử dụng phương pháp quyền uy – phương pháp sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hình sự. Nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội không bị cản trở hay phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Người phạm tội phải phục tùng những biện pháp mà Nhà nước đã áp dụng với họ. Trách nhiệm của người phạm tội về tội phạm mà họ đã gây ra là trách nhiệm đối với Nhà nước chứ không phải trách nhiệm đối với người bị hại hay trách nhiệm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tổ bộ môn Luật Hình sự – Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).

Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế – Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.

Nghiên Cứu So Sánh Các Quy Định Của Luật Hình Sự Singapore Và Luật Hình Sự Việt Nam

TS.Cao Thị Oanh Giảng viên Khoa Luật hình sự Trường Đại học Luật Hà nội

Pháp luật hình sự nước ta giữ vai trò là công cụ hữu hiệu trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Với vai trò đó, pháp luật hình sự luôn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện theo nhiều hướng khác nhau trong đó có việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp của nước ngoài. Trên cơ sở nhận thức đó, trong phạm vi bài viết này chúng tôi tiến hành nghiên cứu dưới góc độ so sánh một số kinh nghiệm lập pháp hình sự của Singapore với Việt Nam nhằm đánh giá tính phù hợp cũng như xác định khả năng tiếp tục hoàn thiện luật hình sự nước ta. Nghiên cứu này tập trung vào bốn nội dung cơ bản là nguồn của luật hình sự, chủ thể của tội phạm, cách quy định điều luật trong Bộ luật hình sự và hệ thống hình phạt theo quy định của pháp luật hai nước.

3. Về cách quy định của các điều luật trong Bộ luật hình sự: Bộ luật hình sự của cả hai nước đều chứa đựng các quy định chung về tội phạm, hình phạt và các quy định về các tội phạm cụ thể. Tuy nhiên, cách quy định nội dung các điều luật trong hai bộ luật này có sự khác biệt đáng chú ý. Bộ luật hình sự nước ta chỉ quy định nội dung của quy phạm mà hoàn toàn không có phần giải thích hay minh họa cho nội dung đó (phần này được thể hiện trong các văn bản giải thích luật hình sự). Cách quy định này tạo cho Bộ luật hình sự tính khái quát khá cao và việc giải thích cụ thể các nội dung của điều luật không cần phải làm ngay khi xây dựng Bộ luật. Tuy nhiên, hạn chế kèm theo đã xuất hiện trong thực tiễn ở nước ta những năm qua là nhiều nội dung cần được giải thích kịp thời để tránh việc áp dụng thiếu thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự đã không được thực hiện. Khác với cách quy định của Việt Nam, Bộ luật hình sự Singapore quy định khá cụ thể các vấn đề về tội phạm và hình phạt. Bên cạnh những quy định đơn giản, dễ hiểu như cách quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, các quy định khác (bao gồm cả quy định chung và quy định về tội phạm cụ thể) đều có thêm phần giải thích (explanation), phần minh họa (illustration) hoặc cả hai phần này. Ví dụ: Điều 80 Bộ luật hình sự Singapore quy định về gây tai nạn khi thực hiện hành vi hợp pháp, ngoài nội dung quy phạm (“hành vi gây tai nạn hoặc rủi ro và không có ý định phạm tội khi thực hiện một hành vi hợp pháp theo cách hợp pháp. bằng những phương tiện hợp pháp và với sự cẩn thận và cảnh báo phù hợp”) còn có phần ví dụ minh họa như sau: A làm việc với một cái rìu, lười rìu bay ra và giết chết người đứng bên cạnh. Ở đây, nếu A đã thực hiện sự cảnh báo phù hợp trước khi tai nạn xảy ra thì hành vi của anh ta là có thể tha thứ được và không phải là tội phạm; Điều 130 Bộ luật hình sự Singapore quy định tội giúp tù nhân trốn, giải thoát hoặc chứa chấp tù nhân, ngoài nội dung quy định về tội phạm còn có phần giải thích như sau: Tù nhân của nhà nước hoặc tù nhân chiến tranh mà được tự do trong phạm vi nhất định ở Singapore với cam kết không tìm cách trốn sẽ bị tuyên bố là trốn khỏi nơi giam nếu anh ta ra ngoài giới hạn anh ta được phép tự do. Với cách quy định khá đặc biệt này, nhìn chung các quy định của Bộ luật hình sự Singapore trở nên dễ hiểu, có thể hạn chế được tình trạng hiểu sai hoặc hiểu không thống nhất về nội dung của điều luật. Chúng tôi cho rằng vấn đề này cũng cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm phục vụ việc hoàn thiện luật hình sự Việt Nam.

4. Về hệ thống hình phạt: Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hệ thống hình phạt tại Điều 28 bao gồm các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung, trong đó, hình phạt chính gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính và trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. Bộ luật hình sự Singapore quy định hệ thống hình phạt tại Điều 53 bao gồm các hình phạt: tử hình, tù (chung thân và có thời hạn), tịch thu tài sản, phạt tiền và đánh roi. Ngoài các hình phạt mà hai nước đều quy định là hình phạt tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, tịch thu tài sản và phạt tiền, có thể nhận thấy những khác biệt đáng kể trong quy định về hệ thống hình phạt ở hai nước. Thứ nhất. Bộ luật hình sự Singapore không phân biệt hình phạt chính và hình phạt bồ sung như Bộ luật hình sự Việt Nam nhưng do luật hình sự Singapore không có quy định mỗi hành vi phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính nên nhà làm luật vẫn có thể quy định nhiều hình phạt đối với một tội phạm như sau: có thể bị phạt tiền đến . .  hoặc bị phạt tù đến . . . hoặc cả hai hình phạt đó. Thứ hai, Bộ luật hình sự Singapore không quy định các hình phạt không tước tự do của người bị kết án mà Việt Nam áp dụng là hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ và hình phạt trục xuất, thay vào đó lại áp dụng hình phạt đánh roi. Chúng tôi cho rằng quy định này không phù hợp với điều kiện văn hoá, truyền thống của Việt Nam và cũng không sử dụng được ưu điểm của các hình phạt không tước tự do đặc biệt là cải tạo không giam giữ và trục xuất.

Từ những nghiên cứu khái quát về luật hình sự Singapore như trên, chúng tôi nhận thấy do những khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội truyền thống lập pháp, luật hình sự mỗi nước đều mang những bản sắc riêng. Tuy nhiên, việc tiếp thu kinh nghiệm lập pháp hình sự của Singapore về nguồn của luật hình sự, chủ thể của tội phạm, cách quy định điều luật của Bộ luật hình sự là việc làm cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện luật hình sự Việt Nam./.

Khái Niệm, Cấu Tạo Và Hiệu Lực Của Đạo Luật Hình Sự Việt Nam

75291

2. Đặc điểm của đạo luật hình sự

Với khái niệm trên cho thấy, có 3 đặc điểm như sau:

Với các đặc điểm trên thì Đạo luật hình sự hiện hành chỉ là Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Song đánh giá cả quá trình lịch sử lập pháp hình sự của Nhà nước ta cho thấy đạo luật hình sự Việt Nam bao gồm: Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999; Bộ luật hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1985 vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997,… Nội dung bên trong của đạo luật hình sự Việt Nam chứa đựng các quy phạm pháp luật. Tính chất của các quy phạm pháp luật hình sự trong đạo luật hình sự thể hiện ở tính chất cấm chỉ và tính chất bắt buộc:

– Về tính chất cấm chỉ của quy phạm pháp luật hình sự được thể hiện ở việc không cho phép người ta thực hiện những hành vi được quy định trong bộ luật hình sự là tội phạm bằng cách răn đe áp dụng hình phạt đối với người thực hiện hành vi đó.

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự Việt Nam vẫn cho phép một người được quyền hành động để gây một thiệt hại nhất định cho xã hội trong hai trường hợp: Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết (Điều 15, Điều 16 BLHS).

– Về tính chất bắt buộc của các quy phạm pháp luật hình sự thể hiện ở 2 phương diện là đối với người phạm tội luôn phải chịu một biện pháp trách nhiệm hình sự nhất định, còn đối với các cơ quan có trách nhiệm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội một cách nghiêm minh, kịp thời.

Các quy phạm pháp luật trong Đạo luật hình sự được chia làm 2 loại với vị trí pháp lý khác nhau:

Nhóm quy phạm thứ nhất là các quy phạm quy định các vấn đề có tính chất là nền tảng, cơ sở lý luận chung, như các quy phạm về hiệu lực, về nhiệm vụ, về khái niệm, điều kiện cho việc xác định tội phạm và hình phạt. Các quy phạm này hợp thành phần chung của BLHS (được quy định từ Điều 1 đến Điều 77 BLHS)

Nhóm quy phạm thứ hai là các quy phạm quy định các tội phạm cụ thể và hình phạt cần áp dụng đối với từng tội phạm đó. Các quy phạm này hợp thành phần các tội phạm cụ thể (được quy định từ Điều 78 đến Điều 344 BLHS).

3. Cấu tạo của đạo luật hình sự Việt Nam

3.1. Về hình thức cấu trúc bên ngoài của Đạo luật hình sự Việt Nam

Hình thức cấu tạo bên ngoài của Đạo luật hình sự Việt Nam được thể hiện theo sơ đồ sau:

3.2. Hình thức cấu trúc bên trong của Đạo luật hình sự (Chính là cấu trúc của các quy phạm pháp luật hình sự).

Cấu trúc của một quy phạm pháp luật nói chung bao gồm 3 bộ phận, đó là: bộ phận giả định, quy định và chế tài.

Phần giả định của một quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi ai? ở đâu? hoàn cảnh nào? Đối với phần giả định của quy phạm pháp luật hình sự nó trả lời cho câu hỏi: trong điều kiện nào họ được coi là có lỗi, người phạm tội là công dân Việt Nam, người nước ngoài, độ tuổi, tình trạng năng lực trách nhiệm hình sự, phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Những nội dung này được nêu trong phần chung của Bộ luật hình sự. Như vậy phần giả định của quy phạm pháp luật hình sự được quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự.

Do đó, cấu trúc của một quy phạm pháp luật hình sự phần các tội phạm gồm 2 bộ phận quy định và chế tài. Phần quy định của quy phạm pháp luật hình sự đưa ra quy tắc xử sự mang tính cấm chỉ. Phần chế tài chính là việc quy định khung hình phạt.

4. Hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam

Bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành cũng đều phải xác định rõ phạm vi tác động về không gian, thời gian và đối tượng tác động của văn bản pháp luật đó. Đó chính là hiệu lực về không gian và hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật

4.1. Hiệu lực về không gian của đạo luật hình sự Việt Nam

Khi nói đến hiệu lực về không gian của đạo luật hình sự Việt Nam là chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Bộ luật hình sự Việt Nam được áp dụng đối với ai? đối với những hành vi phạm tội xảy ra ở đâu?

a. Đối với hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam

Trước hết cần phải hiểu phạm vi lãnh thổ Việt Nam là gì? Lãnh thổ Việt Nam theo luật hình sự Việt Nam được hợp thành bởi 3 bộ phận:

1. Lãnh thổ có thực: Bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời thuộc chủ quyền của Việt Nam

2. Lãnh thổ mở rộng: Tàu thuỷ mang cờ hiệu của Việt Nam đang ngoài vùng biển Quốc tế, máy bay dân dụng mang cờ hiệu của Việt Nam đang bay trên đường bay. Tàu chiến, máy bay quân sự của Việt Nam đang ở bất kỳ nơi nào.

3. Lãnh sự quán, Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài.

Được coi là hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam nếu bắt đầu hoặc kết thúc hoặc diễn ra trọn vẹn trong phạm vi không gian nói trên

Về nguyên tắc áp dụng BLHSVN đối với những hành vi phạm tội xảy ra trên lãnh thổ của Việt Nam được quy định tại Khoản 1 Điều 5 BLHS như sau “BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHXNVN”.

Như vậy, với quy định trên thì BLHSVN có hiệu lực tuyệt đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam dù người đó là công dân Việt Nam, người nước ngoài, hay người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với đối tượng là người nước ngoài được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao là trường hợp ngoại lệ được quy định ở Khoản 2, Điều 5 BLHS: “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCNVN thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia hoặc theo tập quán Quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”.

Như vậy, BLHSVN có các quy định ngoại lệ đối với các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp với 2 nhóm như sau:

– Theo pháp luật Việt Nam, theo hiệp định Quốc tế mà Việt Nam tham gia thì những đối tượng được hưởng các đặc quyền ngoại giao là các thành viên của đoàn ngoại giao trở lên.

– Theo thông lệ quốc tế thì vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên của những người kể trên cũng được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

b. Đối với hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam

Trước hết, đối với công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Đối với các đối tượng này khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng BLHSVN tại Khoản 1, Điều 6 BLHS quy định “Công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo bộ luật này”.

Như vậy, nếu công dân Việt Nam hoặc người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu tội đã thực hiện được quy định trong BLHS. Vì theo nguyên tắc quốc tịch thì công dân Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam dù ở bất kỳ nơi nào, đồng thời phải tuân thủ pháp luật ở nước sở tại.

Đối với người nước ngoài khi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam, nguyên tắc áp dụng BLHSVN được quy định tại Khoản 2, Điều 6 BLHS “Người nước ngoài phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nếu tội đã phạm được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia”.

Đó là những tội được quy định tại chương XXIV của BLHS – tội phạm phá hoại hoà bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh, các tội xâm phạm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân Việt Nam.

4.2. Hiệu lực về thời gian của đạo luật hình sự Việt Nam

Hiệu lực về thời gian của BLHS là việc xác định thời điểm phát sinh và thời điểm chấm dứt hiệu lực của BLHS Việt Nam.

Vấn đề hiệu lực về thời gian của BLHS được quy định tại Khoản 1, Điều 7 BLHS “Điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”.

Với quy định này cho thấy mọi hành vi phạm tội thực hiện từ sau thời điểm 01/07/2000 (là thời điểm BLHS 1999 có hiệu lực) đều áp dụng BLHS 1999 để xét xử.

4.3. Vần đề hiệu lực hồi tố của đạo luật hình sự Việt Nam

Hiệu lực hồi tố là hiệu lực của văn bản phát luật hình sự áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước khi văn bản ấy có hiệu lực thi hành.

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 của BLHSVN được phép áp dụng BLHS 1999 để xét xử những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/17/2000 mà sau thời điểm này mới đưa ra xử lý, nếu BLHS 1999 quy định theo hướng có lợi hơn so với BLHS 1985 cho người phạm tội đối với trường hợp phạm tội cụ thể đó (đó là những trường hợp được áp dụng hiệu lực hồi tố). Cụ thể BLHS Việt Nam có hiệu lực hồi tố trong một số trường hợp sau:

– Trường hợp xoá bỏ một tội phạm. Ví dụ: Tội chống Nhà nước XHCN anh em, tội chiếm đoạt tem phiếu, tội phá huỷ tiền tệ, tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất là những tội phạm được quy định trong BLHS 1985 mà không được quy định trong BLHS 1999.

– Xoá bỏ một hình phạt: Ví dụ Điều 138 BLHS 1999 về tội trộm cắp tài sản quy định xoá bỏ hình phạt tử hình.

– Xoá bỏ một tình tiết tăng nặng: Ví dụ BLHS 1999 không còn quy định tình tiết tăng nặng lợi dụng chức vụ cao để phạm tội.

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn.

– Quy định một tình tiết giảm nhẹ mới, như tình tiết người phạm tội đã lập công chuộc tội.

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình phạt, xoá án tích. Ví dụ như BLHS 1985 thời hạn án tích là 3 năm đối với hình phạt cảnh cáo nhưng BLHS 1999 thời hạn là 1 năm.

– Phụ nữ có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi không được áp dụng hình phạt tử hình (BLHS 1985 chỉ áp dụng chính sách nhân đạo này đối với phụ nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi) hoặc người từ 14 đến 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu điều luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt từ 7 năm trở lên (BLHS 1985 quy định người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm có quy định mức cao nhất của khung hình phạt từ 5 năm trở lên). Trường hợp này phải áp dụng BLHS1999 để xét xử người phạm tội

Chú ý: Trong trường hợp điều luật trong văn bản pháp luật mới và văn bản pháp luật cũ không thay đổi thì áp dụng điều luật của văn bản mới để xét xử hành vi phạm tội thực hiện trước khi văn bản mới có hiệu lực.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 của BLHSVN không được phép áp dụng BLHS 1999 để xét xử những hành vi phạm tội xảy ra trước ngày 01/17/2000 mà sau thời điểm này mới đưa ra xử lý, nếu BLHS 1999 quy định theo hướng bất lợi hơn so với BLHS 1985 cho người phạm tội đối với trường hợp phạm tội cụ thể đó (đó là những trường hợp không được áp dụng hiệu lực hồi tố).

Cụ thể BLHS Việt Nam không có hiệu lực hồi tố trong một số trường hợp sau:

– Quy định tội phạm mới, như tội lây truyền vi rút HIV cho người khác Điều 117, BLHS 1999. Tội vi phạm về sử dụng lao động là trẻ em (Điều 267).

– Quy định hình phạt nặng hơn: có thể là loại hoặc mức hình phạt nặng hơn.

Ví dụ Tội cố ý gây thương tích trong BLHS 1999 quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân nhưng BLHS 1985 quy định hình phạt cao nhất đối với tội này là 20 năm tù. Tội hành nghề mê tín dị đoan trong 2 bộ luật mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù, thì căn cứ vào mức thấp nhất của tội phạm này trong 2 BLHS để xác định BLHS nào quy định về tội phạm đó với hình phạt tối thiểu cao hơn thì thuộc trường hợp quy định hình phạt nặng hơn. Cụ thể Khoản 1, Điều 247 BLHS 1999 về tội hành nghề mê tín dị đoan quy định hình phạt thấp nhất là 6 tháng tù, nhưng Khoản 1, Điều 119 BLHS1985 quy định hình phạt thấp nhất là 3 tháng tù. Như vậy, Điều247 BLHS 1999 là tội có mức hình phạt nặng hơn.

– Quy định tình tiết tăng nặng mới, tình tiết định khung tăng nặng mới: như tình tiết xâm phạm tài sản XHCN, gây hậu quả rất nghiêm trọng, lợi dụng tình trạng khẩn cấp để phạm tội, hoặc tình tiết định khung tăng mới như giết trẻ em, giết ông bà, cha mẹ…

– Quy định hạn chế phạm vi áp dụng án treo.

Ví dụ: Điều 44 BLHS 1985 quy định người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách mà tội mới là cố ý hoặc vô ý mà bị phạt tù thì phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo. Nhưng Điều 60 BLHS 1999 quy định trong mọi trường hợp phạm tội mới trong thời gian thử thách đối với người đang chấp hành bản án treo đều phải chấp hành hình phạt tù của bản án cho hưởng án treo.

– Quy định hạn chế phạm vi miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt,giảm thời hạn chấp hành hình.

Ví dụ: BLHS 1985 quy định với người bị kết án tù chung thân phải chấp hành được ít nhất là 10 năm mới được xét giảm lần đầu thời gian thực sự ở tù là 15 năm. Theo BLHS 1999 người bị kết án tù chung thân phải chấp hành được ít nhất là 15 năm mới có thể được xét giảm lần đầu, thời gian ở tù ít nhất là 20 năm.

5. Giải thích đạo luật hình sự

Giải thích đạo luật hình sự là việc làm sáng rõ một cách chính xác nội dung và ý nghĩa của các điều luật giúp cho việc áp dụng pháp luật hình sự được đúng đắn.

Căn cứ vào nguồn gốc và giá trị của sự giải thích có các loại sau:

1/ Giải thích chính thức: Là giải thích của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được quy định tại Điều 91 Hiến Pháp 1992. Việc giải thích này có tính chất bắt buộc với mọi cơ quan Nhà nước và mọi công dân.

2/ Giải thích của cơ quan xét xử: Là giải thích của cơ quan Toà án mang tính chất bắt buộc trong phạm vi của bản án đó. Nội dung giải thích của Toà án nhân dân tối cao có tính chất bắt buộc đối với toà án cấp dưới.

3/ Giải thích có tính chất khoa học: Là giải thích của các cán bộ nghiên cứu, làm công tác thực tiễn thể hiện trong các bài báo, sách giáo khoa không mang tính bắt buộc.

4/ Giải thích theo văn phạm: Là sử dụng các quy tắc, văn phạm để tìm hiểu ý của nhà làm luật.

5/ Giải thích theo lịch sử: Là đặt điều luật vào một hoàn cảnh cụ thể để giải thích nó.

6. Nguyên tắc tương tự về luật

Trước thời điểm 01/01/1986 (thời điểm BLHS 1985 có hiệu lực) được phép áp dụng nguyên tắc tương tự về luật. Bởi vì:

Thứ nhất: Trong thời điểm này pháp luật hình sự chưa được hoàn chỉnh, số lượng các điều luật nhỏ hơn số lượng các loại hành vi phạm tội.

Thứ hai: Do yêu cầu của việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Nguyên tắc áp dụng nguyên tắc tương tự về luật trong giai đoạn này thể hiện như sau:

Điều kiện áp dụng: Chưa có điều luật B để xử lý hành vi phạm tội B.

Hành vi B phải tương tự với hành vi A.

Từ thời điểm BLHS 1985 có hiệu lực, tuyệt đối không áp dụng nguyên tắc tương tự về luật. Vì,

Bài tập tình huống

Điều 2 BLHS 1985 và BLHS 1999 quy định “chỉ người nào phạm một tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Dìu Vạn Long và Labéc Hải mang quốc tịch Trung Quốc đến cư trú làm ăn và sinh sống ở nước ta từ năm 1995. Vào khoảng 8 giờ ngày 20/02/2001, Long và Hải đã có hành vi nhảy qua tường vào Đại sứ quán Nga tại nước ta lấy trộm được một số tài sản trị giá 20 triệu đồng trong Đại sứ quán. Khi nhảy qua tường để ra ngoài thì bị bảo vệ phát hiện, đuổi bắt. Long và Hải đã bỏ tài sản lại chạy trốn vào Đại sứ quán Trung Quốc thì bị bắt giữ.

Hãy xác định hiệu lực của BLHS được áp dụng trong trường hợp trên?

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Định Thời Hiệu Trong Luật Hình Sự Việt Nam trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!