Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản, Bí Kíp Làm Đề Đọc Hiểu được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong đề đọc hiểu Ngữ văn có câu hỏi : Văn bản trên sử dụng phép liên kết nào ? Nhiều bạn học sinh chưa phân biệt được các phép liên kết trong văn bản. Các em có thể tham khảo bảng sau:
Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện
Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước
Phép liên tưởng (đồng nghĩa / trái nghĩa) Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước
Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước
Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu trước
Ví dụ: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” . (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) Các phép liên kết được sử dụng là: – Phép lặp: “Trường học của chúng ta” – Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước đó. “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.
Một Số Phương Tiện Và Phép Liên Kết Trong Văn Bản
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
– Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
– Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
– Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
1.1 Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
Ví dụ:
(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp “a có b”. Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
1.2 Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. 1.3 Lặp cú pháp:
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
“Ðề ngữ – dạng câu đặc biệt ” (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
(Hồ Chí Minh)
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
2.1 Thế đồng nghĩa:
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… (Nguyễn Ðình Thi)
2.2 Thế đại từ:
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v… nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
3. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
3.1 Liên tưởng cùng chất:
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể – bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ…) hoặc trong quan hệ tập hợp – thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính……)
Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):
Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm… Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan)
3.2 Liên tưởng khác chất:
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng – chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng)
Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân – quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy… nhưng (nghịch nhân quả), nếu… thì (điều kiện/giả thiết – hệ quả).
Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng)
– Từ trái nghĩa
– Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
– Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
– Từ ngữ dùng ước lệ
Ví dụ 1 (dùng từ trái nghĩa):
Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ. (Nam Cao)
Ví dụ 2 (dùng từ ngữ phủ định):
Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 3 (dùng từ ngữ miêu tả):
… Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy… (Nam Cao)
Ví dụ 4 (dùng từ ngữ ước lệ):
Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. ( Nguyễn Ðức Thuận)
5. Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
– kết từ,
– kết ngữ,
– trợ từ, phụ từ, tính từ,
– quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
5.1: Nối bằng kết từ:
Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên… Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu.
Ví dụ 1:
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 2:
Ví dụ 1:
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Ví dụ 2:
Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. (Nam Cao)
5.3 Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ:
Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác…
Ví dụ 1:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài)
Ví dụ 2:
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
Ví dụ 3:
Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ. 5.4 Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng):
Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
Ví dụ 1 (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ):
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Phạm Hổ)
Ví dụ 2 (câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu):
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. (Nam Cao)
chúng tôi
Cách Phân Biệt Các Loại Vanilla Trong Làm Bánh
– Ưu điểm: Quả vanilla có mùi thơm đặc biệt, có chất điều vị tự nhiên và có khả năng làm giảm mùi khó chịu trong sản phẩm, cân bằng giữa hương và vị, làm tăng độ béo ngậy của sản phẩm.
– Nhược điểm: Giá thành khá đắt, khoảng 15-35 nghìn/quả, cách lấy hương từ quả vanilla khá lích kích nên thường chỉ có các đầu bếp đẳng cấp trong khách sạn 5 sao hay các cửa hàng bánh cao cấp sử dụng.
– Nhược điểm: Nếu dùng quá tay sẽ dễ làm cho món ăn bị đắng.
3. Vanilla Essence
Vanilla Essence có tên gọi khác là nước vani tổng hợp. Loại này khá phổ biến trên thị trường Việt Nam, được đóng trong chai thủy tinh nhỏ và có ghi chữ Vanilla Essence trên nhãn rất rõ ràng.
+ Có thể dùng để chế biến nhiều dạng đồ ăn thức uống: chè, bánh, kem, sinh tố,…
+ Khi cho quá tay cũng không lo món ăn, đồ uống bị đắng
+ Giá thành rẻ: Với vanilla Essence mỗi lần bạn chỉ cho khoảng thìa cafe nhỏ cũng đủ để tạo mùi cho món ăn, vì thế chỉ cần mua một lọ nhỏ với giá khoảng vài chục nghìn bạn cũng có thể dùng được trong một thời gian khá dài, tùy vào tần suất làm bánh của bạn.
– Nhược điểm: Vanilla Essence không phải là một loại vani nguyên chất mà được tổng hợp từ các chất hóa học nên loại vani được coi như một loại hương liệu tổng hợp (tất nhiên các chất hóa học không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người). Trên nhãn của chai vani thường có dòng chữ “Artificial” (nhân tạo) được in rất nhỏ phía trước hoặc sau chữ Clear vanilla extract làm khách hàng thường không để ý và luôn nghĩ đó là Vanilla extract.
(*) Ở một vài nước khác ngoài Việt Nam, Vanilla Essence còn được biết đến là một loại Vanilla Extract có nồng độ mạnh hơn gấp 2 đến 3 lần Vanilla Extract thông thường và chỉ thường được sử dụng bởi các chuyên gia. Loại này không có ở Việt Nam, nước ta chỉ có Vanilla Essence tổng hợp như đã nói ở trên.
+ Vanilla Extract chiết xuất trực tiếp từ 100% quả vanilla nguyên chất, không chất bảo quản, chất hóa học, rất an toàn cho sức khỏe khi sử dụng.
+ Khi cho quá tay thành phẩm cũng sẽ không bị đắng
– Nhược điểm: Giá thành đắt, khó kiếm.
5. Vanillin
Vanillin là dạng bột trắng, được dùng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm để tạo hương. Việc sử dụng chất này được quy định phải giám sát chặt chẽ, sử dụng ở nồng độ rất thấp, đặc biệt không sử dụng trong sữa bột cho trẻ vì có khả năng gây hại gan, hại thận, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Loại vanillin này đang được bày bán tràn lan và khá phổ biến tại các chợ, các hàng đồ khô tiềm ẩn rất nhiều tác hại cho sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.
Ngoài 5 loại vani đã kể trên còn một số loại vani khác như: Vanilla Sugar (đường vani) nhưng ít được sử dụng hơn.
Phương Pháp Dạy Đọc Hiểu Văn Bản
GV cần hướng dẫn HS đọc chứ không phải là người đọc hộ. Trong ảnh là một tiết học văn tại Trường THPT Nguyễn Huệ (TP.HCM). Ảnh: N.Quang
Dạy đọc hiểu văn bản hoàn toàn khác với giảng văn, nhất là khi đối tượng của giảng văn lại chỉ là các văn bản (VB) văn học.
Về khái niệm, dạy đọc hiểu là việc giáo viên (GV) hướng dẫn học sinh (HS) sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu VB thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó. Đọc hiểu VB đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của HS trong hoạt động đọc. Song điều quan trọng là chúng ta cần thay đổi quan điểm về việc sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) ngữ văn nói chung và PPDH đọc hiểu nói riêng, nghĩa là không có một PPDH đọc hiểu duy nhất nào cả. Tùy thuộc vào loại VB, mục đích đọc và đối tượng HS, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.
Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp và phương tiện nào thì GV cũng cần thiết kế các hoạt động sao cho có thể giúp HS tự đọc VB và biết vận dụng các kỹ năng phân tích, suy luận để đưa ra được các dẫn chứng trong VB làm cơ sở cho các nhận định, phân tích của mình. Đồng thời có lúc phải để cho mỗi HS có quyền đọc hiểu theo kinh nghiệm cảm xúc của mình. Từ đó hình thành cho các em khả năng phân tích và tổng hợp VB. Ngoài ra, GV cũng nên tạo thật nhiều cơ hội cho HS nghiên cứu, thử sức mình qua các bài tập lớn về VB được đọc. Tuy nhiên, không phải HS nào cũng có khả năng làm được như vậy. Cụ thể, với những HS yếu hơn, GV có thể gợi ý hoặc đưa ra các yêu cầu đơn giản hơn. Và dù sử dụng phương pháp gì, dạy đọc hiểu VB nào trong môn ngữ văn cũng cần tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS sử dụng các kỹ năng thao tác để đọc chính xác và đọc có tính đánh giá về các yếu tố hình thức, nội dung và ý nghĩa của VB. Từ đó ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã đọc vào thực tiễn đời sống.
3. Đối với các môn học khác, người tiến hành đọc hiểu VB chính là GV của các môn học đó. Nhưng cần lưu ý, nhiệm vụ chính của GV là hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực môn học mà họ phụ trách chứ không phải hướng dẫn HS đọc hiểu như trong môn ngữ văn. Tuy nhiên, GV sẽ là người có vai trò quan trọng trong sự phát triển năng lực đọc của HS, giúp các em vận dụng những kỹ năng đã học vào thực tiễn.
Tùy thuộc vào loại văn bản, mục đích đọc và đối tượng học sinh, người thầy được tự do lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt Các Phép Liên Kết Trong Văn Bản, Bí Kíp Làm Đề Đọc Hiểu trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!