Bạn đang xem bài viết Cách Để Viết Một Báo Cáo Khoa Học được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
- Các bác sỹ chưa học chứng chỉ nghiên cứu khoa học - Điều dưỡng và cử nhân điều dưỡngMỤC TIÊU: 1. Viết được 1 bài báo cáo khoa học với quy mô nhỏ 2. Trình bày được bằng Slide một báo cáo khoa học trước hội đồng nghiệm thu và hội nghị khoa học I. Chọn đề tài:Để chọn một đề tài nghiên cứu nên dựa vào các tiêu chuẩn sau:
Tính bức thiết: tại sao phải nghiên cứu đề tài này, nó mang lại lợi ích gì?
Tính trùng lắp: nếu đề tài trùng lắp với các đề tài đã nghiên cứu thì giá trị không cao.
Tính khả thi: dựa trên 3 mặt
Loại biểu đồ Mục đích Tối đa
Hình tròn (Pie chart) Phần trăm, cơ cấu 3 – 5 slides
Biều đồ thanh (bar chart) Dùng để so sánh, tương quan, xếp hạng 5 – 7 slides
Biểu đồ tán xạ (scatter plot) Mô tả biến đổi theo thời gian, mối tương quan 1 – 2 slides
Bảng số liệu So sánh số liệu 3 cột và 5 dòng
Hình ảnh cartoons Minh họa 1 – 2 slides
Nên tránh dùng hình hoạt họa, vì những hình ảnh này có thể làm giảm sự trang trọng của bài nói chuyện. Hình hoạt họa dùng không đúng chỗ và đúng cách làm cho người xem cảm thấy khó theo dõi thông điệp chính của bài nói chuyện.5. Font và cỡ chữ Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ không có chân gồm Arial, Comic Sans, Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman, Courier, Script, v.v. Nhiều nghiên cứu khuyên nên dùng font chữ không có chân như Arial, hay các font tương tự.Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size) từ 18 trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-14 có thể chấp nhận được.Không nên dùng chữ viết hoa, Chữ viết hoa được hiểu là la hét, mất lịch sự. Ngoài ra, chữ viết hoa cũng khó đọc và khó theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch đít khi cần nhấn mạnh một điều gì quan trọng; nếu không thì nên tránh cách viết này.6. Màu Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là màu “nặng” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Màu đỏ và xanh lá cây có thể khó thấy đối với những người với hội chứng mù màu.Cách chọn màu còn tùy vào bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền (background color).
Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy: chọn chữ màu tối trên nền sáng. Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm trên nền trắng;
Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng / vàng trên nền xanh đậm.
Cách Viết Và Cấu Trúc Chi Tiết Một Bài Báo Khoa Học
– Thiết kế nghiên cứu
– Thu thập số liệu
– Phân tích số liệu
– Trình bày kết quả
Phương pháp viết bài báo khoa học gồm 4 phần chính (theo chuẩn IMRAD)
– Phương pháp: M sử dụng phương pháp nào và tiến hành ra sao?
– Và: A (And)
– Tiêu đề (Title)
– Tên tác giả (Authorship)
– Tóm tắt (Abstract or Summary)
– Từ khóa (Key words)
– Đặt vấn đề (Introduction) và mục tiêu nghiên cứu (Objective)
– Phương pháp nghiên cứu (Materials and Methods)
– Kết quả (Results)
– Bàn luận (Discussion)
– Kết luận (Conclusion), có thể ghép với bàn luận
– Lời cảm ơn (Acknowledgements)
– Tài liệu tham khảo (References)
– Phụ lục (Appendix)
Để được đăng ở các loại tạp chí tác giả cần biết rõ ràng về loại bài báo mà ta dự định viết, thực hiện đúng theo hướng dẫn yêu cầu của từng tạp chí. Văn phong rõ ràng, cách viết khoa học, viết phản ánh sự thật từ nghiên cứu một cách trung thực, chính xác, tránh dùng văn nói trong bài báo cáo.
Cách viết cụ thể cho bài báo gồm các phần sau:
* có thể sử dụng 1 trong 2 loại tóm tắt:
Tóm tắt không cấu trúc hoặc tóm tắt không tiêu đề là một đoạn văn duy nhất tóm tắt công trình nghiên cứu.
Tóm tắt có cấu trúc hoặc tóm tắt có tiêu đề là có nhiều đoạn văn theo các tiêu đề sau đây: hoàn cảnh và mục tiêu (Background &Aims), phương pháp thực hiện (Methods), kết quả nghiên cứu (Results), và kết luận (Conclusions). Số lượng từ tóm tắt khoảng 200-300 từ, chi tiết như sau:
– Hoàn cảnh và mục đích nghiên cứu:
Câu 1: mô tả vấn đề tác giả quan tâm là gì, tình trạng tri thức hiện tại ra sao.
Câu 2: mô tả mục đích nghiên cứu một cách ngắn gọn nhưng phải rõ ràng.
– Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thiết kế theo mô hình gì, đối tượng tham gia nghiên cứu đến từ đâu và đặc điểm của đối tượng, phương pháp đo lường, yếu tố nguy cơ thường là 4-5 câu văn.
– Kết quả: những kết quả chính của nghiên cứu, kể cả những số lượng điểm yếu. Trình bày sao cho trả lời câu hỏi nghiên cứu đặt ra từ câu văn đầu tiên, khoảng 4-8 câu.
– Kết luận: 1 hoặc 2 câu văn kết luận và ý nghĩa của kết quả nghiên cứu. Phần lớn độc giả chú tâm vào câu văn này trước khi đọc các phần khác, cần chọn câu chữ sao cho “thuyết phục” và thu hút.
* cần trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?”, gồm các ý: nêu bối cảnh, thực trạng vấn đề nghiên cứu, định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn; tình trạng hiện tại của nền tảng kiến thức (tóm tắt những kết quả nghiên cứu trước đã công bố); nêu các thông tin còn thiếu, mô tả các thiếu hụt hiện có về kiến thức; trình bày mục tiêu của nghiên cứu này là gì và sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời mục tiêu nghiên cứu.
– Thiết kế nghiên cứu: mô tả ngắn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình.
– Đối tượng nghiên cứu: thông tin về đặc điểm đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc đánh giá khái niệm, khái quát hóa công trình nghiên cứu. Gồm đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, dân tộc, trình độ học vấn, hôn nhân… tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại trừ: nêu các biến số.
– Địa điểm và thời gian nghiên cứu: địa điểm có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Nêu địa điểm và thời gian thực hiện.
– Cỡ mẫu và chọn mẫu: rất quan trọng trong nghiên cứu, thường có 1 câu văn mô tả cách xác định cỡ mẫu. Không nhất thiết phải là công thức tính, mà là những giả định đằng sau cách tính. Mẫu được chọn theo cách nào: ngẫu nhiên, thuận tiện, hay toàn bộ….)
– Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin: nêu bộ công cụ, các biến số, việc thử nghiệm. Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu gồm các bước nghiên cứu, thu thập số liệu, can thiệp, thử nghiệm can thiệp…
– Phân tích dữ liệu: chú ý 50% số bài báo trong tạp chí quốc tế (như JAMA) bị từ chối vì sử dụng thống kê không đúng. Cụ thể lưu ý các biến số (độc lập, phụ thuộc), test thống kê, phần mềm sử dụng.
– Đạo đức nghiên cứu: nếu đã được Tổ chức duyệt (số chứng nhận), thực tế triển khai (đồng thuận, tự nguyện, có gây hại không, bảo mật).
* nguyên tắc là trình bày những điều phát hiện qua nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi “đã phát hiện những gì?” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Cần phải phân biệt đâu là kết quả chính và kết quả phụ, chỉ nên trình bày kết quả quan trọng. Trình bày hợp lý theo qui định, bảng/biểu có tiêu đề phù hợp, đối với bảng/biểu có trên 5-10 dòng, nhóm số liệu theo mục tiêu/đặc điểm, dòng/cột không hiển thị. Đối với biểu/hình: tiêu đề ở dưới, hạn chế màu, chú thích rõ ràng, dễ hiểu.
Văn phong dùng thì quá khứ, dạng chủ động, đối với các thống kê (như tên của test, trị số P) nên viết trong ngoặc cùng với kết quả chính.
* đây là phần khó viết nhất, bởi lẽ không biết bắt đầu như thế nào? Không biết nhấn mạnh vào khía cạnh nào? Viết như thế nào cho thuyết phục? Viết theo cấu trúc nào? Nên nhớ là không có một cấu trúc cụ thể. Tuy nhiên, những báo cáo hay thường cấu trúc 6 điểm tương đương 6 đoạn chính sau:
– Tóm lược bối cảnh, giả thuyết, mục tiêu, và phát hiện chính trong đoạn văn đầu tiên;
– So sánh những kết quả này với các nghiên cứu trước;
– Giải thích kết quả bằng cách đề ra mô hình mới hay giả thuyết mới; giả định và dự đoán;
– Khái quát hóa (generalizeability) và ý nghĩa (implications) của kết quả;
– Bàn qua những ưu-nhược điểm của nghiên cứu (có ảnh hưởng đến kết quả không?)
– Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bàn luận.
Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bản luận. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu tác giả là gì? Cần có khuyến nghị gì?
Các lý do của bài báo bị từ chối đăng và cách khắc phục
– Không thuộc lĩnh vực quan tâm. Cần chọn tạp chí phù hợp chuyên ngành.
– Phạm vi hẹp, cỡ mẫu nhỏ, phương pháp kết quả không mới. Chọn tạp chí phù hợp.
– Kết quả và bàn luận không thuyết phục, do kết quả phân tích số liệu mặc dù thiết kế tốt. Cần phân tích thống kê, trình bày kết quả phù hợp, tổng quan tài liệu.
– Hình thức và cấu trúc không đúng qui định. Cần nghiên cứu kỹ và tuân thủ hướng dẫn
– Không đạt tiêu chuẩn ngôn ngữ (tiếng Anh). Viết cẩn thận từ đầu, nhờ chuyên gia ngôn ngữ hiệu đính.
– Không đạt tiêu chuẩn đạo đức. Tuân thủ nguyên tắc đạo đức, thông qua hội đồng đạo đức.
– Các lý do khác (đạo văn, tài liệu tham khảo…). Đảm bảo trung thực, sử dụng phần mềm kiểm tra. Sử dụng phần mềm Endnote để trích dẫn tài liệu tham khảo.
Một số kinh nghiệm:
Viết đi viết lại, suy ngẫm, viết câu ngắn. Nên tạo các đề mục theo trình tự logic như quy định của tạp chí. Lưu ý sử dụng thì của động từ trong các phần như phần đặt vấn đề và bàn luận thường sử dụng thì hiện tại và quá khứ; phần phương pháp, kết quả và kết luận hoàn toàn thì quá khứ; phần khuyến nghị dùng thì tương lai, hình và biểu đồ đơn giản, tránh sử dụng hình 3D, không màu và không trùng lặp với bảng.
Đối với sửa bài báo sau phản biện, cần đọc kỹ các góp ý sửa bài báo và trả lời từng góp ý. Nguyên tắc là luôn làm hài lòng người bình duyệt, cụ thể:
– Đồng ý và sửa được: nêu rõ đã sửa như thế nào, bổ sung kết quả sửa
– Đồng ý và không sửa được: nêu rõ là không sửa được vì thiếu số liệu hoặc/và thừa nhận hạn chế của nghiên cứu.
– Không đồng ý: nêu rõ là sau khi cân nhắc thì nhóm nghiên cứu muốn được giữ nguyên ý kiến và nêu ra các bằng chứng hỗ trợ.
(Nguồn: https://hucotu.com/cach-viet-va-cau-truc-chi-tiet-mot-bai-bao-khoa-hoc/)
Thế Nào Là Một ” Bài Báo Khoa Học” ?
THẾ NÀO LÀ MỘT “BÀI BÁO KHOA HỌC”?
Bài báo khoa học (tiếng Anh: scientific paper hay có kho viết tắt là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san. Ở đây có 2 vấn đề được bàn đến: NỘI DUNG BÀI BÁO, TẬP SAN KHOA HỌC VÀ HỆ SỐ ẢNH HƯỞNG.
1. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA MỘT BÀI BÁO.
– Thứ nhất, bài báo mang tính cống hiến nguyên gốc (original contributions). Hai chữ “nguyên gốc” ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: dữ liệu mới và ý tưởng hoặc phương pháp mới. Một bài báo nguyên gốc là bài báo có dữ liệu chưa từng công bố trước đây. Cách hiểu này để phân biệt với những bài báo tổng quan.
Một công trình nghiên cứu nếu được thiết kế tốt sẽ có hàng loạt bài báo gốc chứ không phải chỉ một bài duy nhất.
Ý nghĩa thứ hai của bài bá “nguyên gốc” là những bài báo có ý tưởng hoặc phương phá mới. Đó là những công trình nghiên cứu đề ra một cách tiếp cận mới, một ý tưởng mới hay một cách diễn giải mới. Có khi một công trình nhiên cứu có thể có nhiều phát hiện mới và cần phải có nhiều bài báo nguyên gốc để truyền đạt những phát hiện này. Cống hiến mới cho khoa học không chỉ phát hiện mới, mà có thể bao hàm phương pháp mới để tiếp cận vấn đề cũ, hay một cách diễn dịch mới cho phát hiện xa xưa. Do đó, các bài báo khoa học ở dạng này cũng có thể xem là những cống hiến nguyên gốc.
Tất cả các bài báo thể hiện những cống hiến nguyên gốc, trên nguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình duyệt trước khi được công bố. Một bài báo chưa qua hệ thống bình duyệt chưa thể xem là một “bài báo khoa học”.
– Thứ hai, những bài báo nghiên cứu ngắn (short communications, hay research letters hay short paper…v.v…). Đây là những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng từ 600-1000 chữ, tùy theo quy định của tập san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng. Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh nhưng mức độ rà soát không cao như các bài báo cống hiến nguyên gốc. Cần phải nói thêm ở đây phần lớn các bài báo công bố trên tập san Nature (một tập san uy tín vào hàng số 1 trong kha học) là Letter, nhưng thực chất là bài báo nguyên gốc có giá trị khoa học rất cao, chứ không phải những lá thư thông thường.
– Thứa ba là những báo cáo trường hợp (case reports).
Những báo cáo trường hợp cũng qua bình duyệt, nhưng nói chung không khó khăn như những bài báo nguyên gốc.
– Thứ tư là những bài tổng quan (reviews)
– Thứ năm là những bài xã luận (editorials).
Xã luận cũng không phải là một cống hiến nguyên thủy, do đó giá trị của nó không thể tương đương những bài báo nguyên thủy. Thông thường các bài xã luận không qua hệ thống bình duyệt mà chỉ được ban biên tập đọc qua và góp vài ý nhỏ trước khi công bố.
– Thứ sáu là nhưng thư cho tòa soạn (letters to the editor).
Nhiều tập san dành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên tập san. Đây là những bài viết rất ngắn (chỉ từ 300-500 chữ, hay một trang, tùy theo quy định của tập san) của bạn đọc về một điểm nhỏ nào đó của bài báo đăng. Những thư này thường phê bình hay chỉ ra một sai lầm nào đó trong bài báo khoa học đã đăng. Những thư bạn đọc không phải qua hệ thống bình duyệt nhưng thường gửi cho tác giả bài báo nguyên thủy để họ đáp lời hay bàn thêm. Tuy nói là thư bạn đọc, nhưng không phải thư nào cũng được đăng nếu không nêu được vấn đề một cách súc tích và có ý nghĩa.
– Sau cùng là những bài báo trong kỷ yếu hội nghị. Có 2 loại bài báo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những bài báo ngắn (proceeding paper) và nhóm 2 gồm những bìa báo tóm lược (abstracts)
2. TẬP SAN KHOA HỌC VÀ HỆ SỐ ẢNH HƯỞNG.
Tập san khoa học là những tờ báo xuất bản định kỳ, có thể mỗi tuần, mỗi tháng hay mỗi ba tháng, thậm chí 6 tháng 1 lần. Mục tiêu chính của các tập san khoa học là chuyên chở thông tin đến giới nghiên cứu khoa học nhằm từng bước phát triển khoa học. các tập san khoa học còn là những diễn đàn khoa học để giới khoa học có cùng cuyên môn trao đổi học hỏi lẫn nhau.
Uy tín của một tập san thường được đánh giá qua hệ số ảnh hưởng (Impact Factor hay IF). IF được tính toán dựa vào số lượng bài báo công bố và tổng số lần những bài báo đó được tham khảo hay trích dẫn (citations). Do đó tập san nào có hệ số IF cao cũng được hiểu ngầm là có uy tín và ảnh hưởng cao.
3. Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA BÀI BÁO KHOA HỌC.
Một bài báo chỉ khi nào được xem là “bài báo khoa học” nếu nó qua cơ chế bình duyệt và được công bố trên một tập san chuyên môn. Những bài báo xuất hiện dưới dạng bản tóm tắt hay thậm chí bài báo ngắn không thể xem là những bài báo khoa học bởi vì nó không đáp ứng được hai yêu cầu trên.
Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn
Gợi Ý Cách Viết Một Bài Báo Khoa Học – Cổng Thông Tin Đào Tạo Sau Đại Học – Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự
Gợi ý cách viết một bài báo khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có tổ chức và logic, do vậy viết báo cáo cũng phải có tổ chức và logic.
Bài viết nầy cung cấp các tiến trình và kỹ thuật cơ bản để thực hiện một bài báo về kết quả nghiên cứu. Hy vọng rằng các nội dung được giải thích trong bài viết có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng trong việc viết một bài báo khoa học.
1 Viết bài báo khoa học
2 Các câu hỏi đầu tiên
Trước khi viết bài báo khoa học bạn cần tự hỏi mình các câu hỏi sau:
– Nghiên cứu của bạn đã đủ sâu chưa để viết bài báo?
– Đây là bài báo cần xuất bản để thông tin kết quả nghiên cứu cho mọi người?
3 Các đặc điểm của một bài báo khoa học tốt
– Trình bày chính xác về kết quả nghiên cứu.
– Viết rõ ràng và dễ hiểu.
– Tuân theo kiểu trình bày chuyên biệt về kiến thức khoa học.
– Không sử dụng từ ngữ khó hiểu hay thông tục.
– Không sử dụng kết quả nghiên cứu (chưa xuất bản) của người khác khi chưa được sự đồng ý (đây là một lỗi lầm rất nghiêm trọng).
4 Các phần của một bài báo
Một bài báo khoa học mẫu bao gồm các thành phần sau đây, được liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong bài viết:
– Tựa đề (Title): Đây là tên của bài báo, cần ngắn gọn và phù hợp để chú dẫn (indexing).
– Tác giả (Authors): Liệt kê tên người thực hiện nghiên cứu và viết bài báo.
– Địa chỉ thư tín (Postal address): Địa chỉ đầy đủ của tác giả để người đọc có thể liên hệ được.
– Tóm lược (Abstract): Mô tả vắn tắt vấn đề và kết quả.
– Giới thiệu (Introduction): Cho biết vấn đề nghiên cứu là vấn đề gì và giới thiệu các thông số nghiên cứu.
– Vật liệu và phương pháp (Materials and methods): Bạn đã nghiên cứu vấn đề như thế nào, phải trình bày như thế nào để người khác có khả năng lập lại nghiên cứu của bạn.
– Kết quả (Results): Bạn đã tìm được kết quả gì, trình bày số liệu.
– Tài liệu tham khảo (References): Liệt kê các tác giả, năm xuất bản và tên tài liệu,… mà bạn đã tham khảo để phát biểu trong bài báo.
5 Các hướng dẫn cho các phần của một bài báo
5.1 Tên đề tài (Title)
Tên đề tài là phần được đọc nhiều nhất vì các lý do: các nhà nghiên cứu khác đọc nó khi lướt qua nội dung của một tạp chí và thông qua việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn thông tin thứ cấp thường ghi tên đề tài và tên tác giả. Tên đề tài có thể được lưu trữ trong thư mục về cơ sở dữ liệu, chú dẫn và được trích dẫn trong các bài báo khác. Tên đề tài có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm kiếm các thông tin quan trọng. Một tên đề tài tốt cần:
– Chứa ít từ ngữ nếu có thể được. Bỏ các từ không cần thiết, thí dụ: Một số chú ý trên…., Các quan sát trên…. để làm tên đề tài được cô đọng. Nhiều tạp chí yêu cầu tối đa 25 từ.
– Tên đề tài phản ánh chính xác về nội dung bài viết và dễ hiểu, tránh dùng chữ viết tắt, công thức và từ ngữ khó hiểu. Sử dụng những từ ngữ quan trọng nhất, đặt chúng trước tiên trong tên đề tài.
– Hạn chế sử dụng động từ (verb).
– Bao gồm các từ khóa (keywords) quan trọng nếu có thể được vì chúng sẽ được sử dụng cho chú dẫn và tìm kiếm qua mạng.
– Tuân theo kiểu định dạng bài báo của nơi bạn định xuất bản.
5.2 Tác giả (Authors)
– Tên tác giả cần ghi đầy đủ, không sử dụng tên viết tắt.
– Chỉ ghi tên người thật sự là tác giả có tham gia viết bài.
– Ghi theo thứ tự tên tác giả đóng góp quan trọng trong bài báo.
– Ghi chú địa chỉ của tác giả theo định dạng của nhà xuất bản.
– Tên tác giả ghi đầu tiên là tác giả chính (senior author), thứ tự các tên tác giả tiếp theo được ghi tùy theo mức độ đóng góp quan trọng cho nghiên cứu. Người hướng dẫn, cố vấn cho nghiên cứu, và đôi khi một trưởng phòng thí nghiệm hay trưởng cơ quan nghiên cứu muốn được ghi vào nhóm tên tác giả thì vị trí thích hợp nhất là tên tác giả cuối cùng.
– Những người chỉ tiếp thu thập số liệu hoặc giúp đỡ thực hiện thí nghiệm thì ghi trong phần cảm tạ.
5.3 Tóm tắt (Abstract)
Tóm tắt cần được viết theo kiểu khẳng định hơn là kiểu mô tả, do vậy nó trình bày sự thật hơn là viết chung chung. Một tóm lược tốt cần phải:
– Ngắn gọn, khoảng 200-250 từ (tiếng Anh), khoảng 350-400 từ (tiếng Việt, khoảng 1/2 trang A4), thông thường là một đoạn văn (paragraph).
– Tóm tắt mục đích nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp sử dụng, các kết quả chính bao gồm bất kỳ phát hiện mới nào, các kết luận chủ yếu và ý nghĩa của chúng.
– Không ghi lược khảo theo tên bảng, hình vì bảng và hình chỉ xuất hiện trong nội dung bài viết mà thôi.
– Không sử dụng các chữ viết tắt ngoại trừ chúng là những thuật ngữ tiêu chuẩn hoặc đã được giải thích.
– Không ghi tên tác giả và tài liệu tham khảo.
– Không ghi bất kỳ thông tin hoặc kết luận nào nằm ngoài nội dung bài viết.
– Không ghi các phát biểu tổng quát hoặc tóm tắt, phải ghi các kết quả tìm được một cách rõ ràng.
– Từ khóa (keywords): Các từ khóa được liệt kê độc lập bên dưới tóm tắt, khoảng 3-5 từ. Tất cả các từ khóa phải hiện diện trong phần tóm tắt.
5.4 Giới thiệu (Introduction)
Một giới thiệu tốt cần tương đối ngắn gọn, để nói tại sao người đọc cần chú ý đến bài báo, tại sao tác giả thực hiện nghiên cứu và cung cấp kiến thức cần thiết cho người đọc để hiểu và nhận xét bài báo.
– Trình bày các tính chất và phạm vi của các vấn đề đã được nghiên cứu.
– Giải thích các mục tiêu và các phương pháp nghiên cứu, khảo sát được bao gồm.
– Định nghĩa bất kỳ các thuật ngữ chuyên biệt hoặc chữ viết tắt sẽ được sử dụng sau đó trong bài viết.
– Cần phát biểu một cách logic và rõ ràng về giả thiết hoặc nguyên lý nghiên cứu.
– Phần giới thiệu không nên viết quá hai trang đánh máy.
5.5 Vật liệu và phương pháp (Materials and Methods)
Cách đơn giản nhất để viết phần nầy là trình bày theo trình tự. Bạn cần cung cấp tất cả thông tin cần thiết để những người nghiên cứu khác nhận xét được nghiên cứu của bạn hoặc có thể lập lại thí nghiệm của bạn. Các nội dung gồm có:
– Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu.
– Mô tả đầy đủ chi tiết bố trí thí nghiệm (kiểu bố trí, nghiệm thức, lập lại,…).
– Mô tả chính xác các đối tượng đã được sử dụng trong nghiên cứu (thí dụ: giống, dòng, tuổi cây,…).
– Nêu chi tiết kỹ thuật, khối lượng, nguồn gốc và phương pháp chuẩn bị các vật liệu đã được sử dụng. Nên sử dụng tên Latin, tên hóa học, khô;.
Chú ý:
– Không được mơ hồ về tên, chữ viết tắt.
– Tất cả khối lượng sử dụng phải ghi theo đơn vị tiêu chuẩn.
– Tất cả hóa chất phải được nhận biết rõ ràng để những người nghiên cứu khác có thể sử dụng lập lại thí nghiệm của bạn.
– Mỗi bước thí nghiệm phải được nêu rõ, cho biết số lần lập lại.
– Không được đưa vào bất kỳ điều gì không liên hệ đến kết quả nghiên cứu.
– Không trình bày các chi tiết không cần thiết vì có thể làm người đọc nhầm lẫn.
5.6 Kết quả (Results)
Đây là phần cốt lỏi của bài báo. Cách dễ nhất là trình bày các kết quả tương ứng theo trình tự của các mục tiêu đã được nêu trong phần giới thiệu (Introduction).
– Phát biểu đơn giản và rõ ràng.
– Báo cáo số liệu trung bình cùng với sai số chuẩn (standard error) hoặc độ lệch chuẩn (standard deviation) hay kết quả từ phân tích thống kê.
– Trình bày số liệu trong bảng hoặc hình, không trình bày lập lại số liệu trong phần viết. Chỉ nhắc lại số liệu đã được trình bày trong bảng hoặc hình đối với các số liệu quan trọng nhất. Cùng một nội dung số liệu thì chọn trình bày bằng hình hoặc bảng, không trình bày cả hai.
– Có thể trình bày số liệu không có ý nghĩa thống kê nếu như chúng có ảnh hưởng đến việc giải thích kết quả.
– Đánh số tất cả bảng và hình theo thứ tự.
– Chỉ nên trình bày những bảng và hình cần thiết, rõ ràng và có giá trị.
– Cần tránh: Số liệu lập đi lập lại; số liệu không có ý nghĩa thống kê không cần thiết; các bảng và hình không cần thiết; các từ ngữ không cần thiết.
– Không lập lại những gì đã đề cập trong phần lược khảo tài liệu.
– Liên hệ các kết quả với các câu hỏi được đặt ra trong phần giới thiệu.
– Cho thấy kết quả và giải thích phù hợp với nhau như thế nào hoặc không đồng ý như thế nào với kết quả trong các tài liệu đã công bố trước đó.
– Chỉ ra ý nghĩa của kết quả nghiên cứu.
Chú ý:
– Bám sát các mục tiêu nghiên cứu.
– Tuân theo trình tự của các mục tiêu nghiên cứu.
– Tránh các chi tiết không cần thiết hoặc lập lại thông tin từ những phần trước đó.
– Giải thích kết quả và đề nghị hàm ý hoặc ý nghĩa của chúng.
5.8 Kết luận và đề nghị (Conclusions and recommendation)
– Chọn phát biểu các kết luận quan trọng nhất với các luận cứ rõ ràng cho từng kết luận.
– Không trình bày lập lại các số liệu của kết quả.
– Đề xuất nghiên cứu trong tương lai tiếp theo kết quả đã đạt được hoặc đề nghị áp dụng kết quả nếu nghiên cứu có kết quả thật thuyết phục.
5.9 Cảm tạ (Acknowledgements)
Trong bài báo có thể có hay không có phần cảm tạ. Nếu có, trong phần nầy bạn có thể ghi lời cám ơn cơ quan hoặc cá nhân đã giúp bạn một cách có ý nghĩa trong việc thực hiện thí nghiệm. Đó có thể là nơi cung cấp kinh phí, phòng thí nghiệm cung cấp vật liệu, phương tiện nghiên cứu; có thể là người cho các lời khuyên khi thực hiện thí nghiệm, người giúp đọc và góp ý cho bài báo.
5.10 Tài liệu tham khảo (References)
Liệt kê đầy đủ các tài liệu tham khảo mà các nội dung của chúng đã được trích dẫn trong bài viết. Không ghi dư các tài liệu không được trích dẫn.
Nguồn: www.agu.edu.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Để Viết Một Báo Cáo Khoa Học trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!