Bạn đang xem bài viết Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) bắt buộc và các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam (QCVN) về môi trường.
Về khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật (TCQCKT) xác định như sau: Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế – xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. (Điều 3, Luật TCQCKT) Trước khi Luật TCQCKT được ban hành, thì các TCVN bị bắt buộc áp dụng khi chính thức công bố. Sau khi Luật TCQCKT có hiệu lực, chỉ có QCVN mới bị bắt buộc áp dụng, còn các TCVN chỉ là khuyến khích tự nguyện áp dụng. Theo Luật BVMT 2005 thì tiêu chuẩn môi trường được chia thành 2 nhóm: Nhóm tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh + Nhóm tiêu chuẩn môi trường (TCMT) đối với đất phục vụ cho các mục đích về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với nước mặt và nước dưới đất phục vụ các mục đích về cung cấp nước uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tưới tiêu nông nghiệp và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với nước biển ven bờ phục vụ các mục đích về nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi, giải trí và mục đích khác; + Nhóm TCMT đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn; + Nhóm tiêu chuẩn về âm thanh, ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng. Nhóm tiêu chuẩn chất thải + Nhóm tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp, dịch vụ, nước thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nước thải sinh hoạt và hoạt động khác; + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp; khí thải từ các thiết bị dùng để xử lý, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế và từ hình thức xử lý khác đối với chất thải; + Nhóm tiêu chuẩn về khí thải đối với phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dụng; + Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại; + Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phương tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hoạt động xây dựng. (Điều 10, Luật BVMT 2005) Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP trong đó quy định việc rà soát, chuyển đổi tiêu chuẩn môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường Các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh có hiệu lực pháp lý hiện hành Nhóm tiêu chuẩn về chất lượng nước: TCVN 6773:2000 Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi; TCVN 6774:2000 Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh; TCVN 7382:2004 Chất lượng nước – Nước thải bệnh viện – Tiêu chuẩn thải; TCVN 6663-5:2009 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống từ các trạm xử lý và hệ thống phân phối bằng đường ống; TCVN 8184-1:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 1; TCVN 8184-2:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 2; TCVN 8184-5:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 5; TCVN 8184-6:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 6; TCVN 8184-7:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 7; TCVN 8184-8:2009 Chất lượng nước. Thuật ngữ. Phần 8; Nhóm tiêu chuẩn về môi trường không khí TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo; TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa; Các tiêu chuẩn về chất thải có hiệu lực pháp lý hiện hành Nhóm tiêu chuẩn về chất thải rắn TCVN 6696:2009 Chất thải rắn. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường; TCVN 6705:2009 Chất thải rắn thông thường. Phân loại; Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại TCVN 6706:2009 Chất thải nguy hại. Phân loại; TCVN 6707:2009 Chất thải nguy hại. Dấu hiệu cảnh báo; Các QCVN về môi trường Đến hết năm 2009, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chuyển đổi, ban hành được 21 QCKT quốc gia về môi trường, bao gồm: QCVN 01:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; QCVN 02:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế; QCVN 03:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về kim loại nặng trong đất; QCVN 05:2009/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT – QCKT quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 07: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; QCVN 08:2008/BTNMT – QCKT quốc gia chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 11:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thuỷ sản; QCVN 12:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; QCVN 13:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 14:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về nước sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT – QCKT quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong đất; QCVN 19: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 21: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học; QCVN 22: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện; QCVN 23: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng; QCVN 24: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 25: 2009/BTNMT – QCKT quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. Các doanh nghiệp phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn nào Theo Quy định của Luật TCQCKT thì Tiêu chuẩn là văn bản tự nguyện áp dụng còn Quy chuẩn là văn bản bắt buộc áp dụng. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TCQCKT thì các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng phải chuyển đổi thành QCKT quốc gia về môi trường. Tuy nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay tồn tại song song cả các tiêu chuẩn môi trường bắt buộc áp dụng chưa chuyển đổi và các QCKT quốc gia về môi trường. Do đó các doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng tất cả các tiêu chuẩn môi trường chưa kịp chuyển đổi và các QCKT quốc gia về môi trường đã được ban hành.
Nguồn moitruong
Tiêu Chuẩn Về Trình Bày Bản Vẽ Kỹ Thuật
CHƯƠNG 1 : TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT M ỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Sau khi học xong phần này, sinh viên có khả năng : * Biết các tiêu chuẩn như khổ giấy, khung tên, kiểu chữ , tỷ lệ, đường nét… để thiết lập bản vẽ kỹ thuật đúng tiêu chuẩn. * Ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật đúng quy định. * Vận dụng một số ký hiệu quy ước để biểu diễn đúng và nhanh các vật thể. NỘI DUNG (2 tiết ) 1.1. Khái niệm về tiêu chuẩn 1.2. Khổ giấy vẽ- Dung cụ vẽ 1.2.1. Khổ giấy vẽ 1.2.2. Dụng cụ vẽ 1.3. Tỷ lệ 1.3.1. Định nghĩa 1.3.2. Các tỷ lệ 1.3.3. Ký hiệu 1.4. Nét vẽ 1.4.1. Các loại nét vẽ 1.4.2. Kích thước nét vẽ 1.4.3. Vẽ các nét 1.5. Chữ viết 1.5.1. Kích thước 1.5.2. Các kiểu chữ viết 1.5.3. Chữ cái Latinh 1.6. Ghi kích thước 1.6.1. Quy định chung 1.6.2. Các thành phần của kích thước CHƯƠNG1 : TIÊU CHUẨN VỀ TRÌNH BÀY BẢN VẼ KỸ THUẬT 1.1.KHÁI NIỆM VỀ TIÊU CHUẨN Bản vẽ kỹ thuật là một phương tiện thông tin kỹ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kỹ thuật, là công cụ chủ yếu của người cán bộ kỹ thuật để diễn đạt ý đồ thiết kế và đồng thời cũng là tài liệu kỹ thuật cơ bản dùng để chỉ đạo sản xuất và gia công. Bản vẽ kỹ thuật được thành lập theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Tiêu chuẩn Quốc tế. Các tiêu chuẩn Việt Nam là những văn bản kỹ thuật do Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước trước đây, nay là Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng là cơ quan Nhà nước trực tiếp chỉ đạo công tác tiêu chuẩn hóa nước ta, là tổ chức quốc gia về tiêu chuẩn hóa. Năm 1977 nước ta là thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO (International Organization for Standadization). Mục đích của ISO là phát triển công tác tiêu chuẩn hóa trên phạm vi toàn thế giới, nhằm đơn giản hóa về việc trao đổi hàng hóa, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay ISO đã ban hành hơn 500.000 tiêu chuẩn, trong đó có hàng trăm tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật. Việc áp dụng các tiêu chuẩn nhằm mục đích thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm…Ngoài ra, việc áp dụng các tiêu chuẩn còn làm thay đổi lề lối làm việc cho phù hợp với nền sản xuất lớn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1.2. KHỔ GIẤY VẼ. DỤNG CỤ VẼ 1.2.1. Khổ giấy vẽ : TCVN 7285 : 2003 tương ứng ISO 5457 : 1999. Tiêu chuẩn này quy định khổ giấy và cách trình bày tờ giấy vẽ. 1.2.1.1. Khổ giấy dãy ISO-A Khổ giấy được xác định bằng các kích thước mép ngoài của bản vẽ (Hình 1.1) Khổ giấy bao gồm các khổ chính và các khổ phụ. – Khổ chính gồm có khổ có kích thước là 1189×841 với diện tích bằng 1m2 và các khổ giấy khác được chia ra từ khổ giấy này (Hình 1.2). – Các khổ giấy tiêu chuẩn đều đồng dạng nhau với tỷ số đồng dạng là = 1,41 (kích thước cạnh dài chia cho kích thước cạnh ngắn). Ký hiệu và kích thước các khổ giấy chính (khổ giấy dãy ISO-A) như sau ( Bảng 1.1): Bảng 1.1. Khổ giấy dãy ISO-A Ký hiệu khổ giấy 44 24 22 12 11 Kích thước các cạnh khổ giấy tính bằng mm 1189×841 594×841 594×420 297×420 297×210 Tên gọi tương ứng A0 A1 A2 A3 A4 1.2.1.2. Khổ giấy kéo dài Ngoài các khổ giấy chính ra, cho phép dùng các khổ phụ. Các khổ phụ là các khổ giấy kéo dài được tạo thành bằng cách kéo dài một cạnh ngắn của khổ giấy của dãy ISO-A đến một độ dài bằng bội số cạnh ngắn của khổ giấy cơ bản đã chọn ( Bảng 8.2), khổ phụ được dùng trong trường hợp khi cần thiết, tuy nhiên không khuyến khích dùng các khổ giấy kéo dài. Bảng1.2. Khổ giấy phụ Ký hiệu khổ giấy A3 x 3 A3 x 4 A4 x 3 A4 x 4 A5 x 3 A5 x 4 Kích thước các cạnh khổ giấy tính bằng mm 420×891 420 x1189 297×630 297×841 210×444 210×592 1.2.1.3. Các phần tử trình bày Mỗi bản vẽ phải có khung vẽ, khung tên riêng. Nội dung và kích thước của khung vẽ và khung tên của bản vẽ được quy định như sau : a) Khung bản vẽ Khung bản vẽ được vẽ bằng nét liền đậm, kẻ cách các mép khổ giấy 5mm (hình 1.3a), khi cần đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ được kẻ cách mép trái của khổ giấy một khoảng bằng 25mm (hình 1.3b). a) b) Hình 1.3 b) Khung tên ( Hình 1.4): Khung tên phải bố trí ở ngay góc phải phía dưới bản vẽ (Khung tên của mỗi bản vẽ phải đặt sao cho các chữ ghi trong khung tên có đầu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ đó). Kích thước và nội dung của khung tên được quy định như sau: Hình 1.4 Ô1 : Đầu đề bài tập hay tên gọi chi tiết Ô 2: Vật liệu của chi tiết Ô3 : Tỷ lệ Ô 4 : Ký hiệu bản vẽ Ô 5 : Họ và tên người vẽ Ô 6 : Ngày vẽ Ô 7 : Chữ ký của người kiểm tra Ô 8 : Ngày kiểm tra Ô 9 : Tên trường, khoa, lớp 1.2.2. Dụng cụ vẽ 1.2.2.1. Ván vẽ ( Hình 1.5 ) Ván vẽ thường làm bằng gỗ mềm, phẳng, nhẵn. Mép trái của ván vẽ dùng để trượt thước T nên được bào thật nhẵn. Khi vẽ phải giữ gìn ván vẽ sạch sẽ, không xây xước. Hình 1.6 Hình 1.5 1.2.2.2.Thước chữ T Thước chữ T gồm có thân ngang và đầu thước, chủ yếu dùng để vẽ các đường nằm ngang( Hình 1.6 ). Khi vẽ cần giữ đầu thước áp sát mép trái ván vẽ để trượt thước dọc theo mép trái ván vẽ đến vị trí nhất định (hình 1.7). Tay cầm bút di chuyển dọc theo mép trên thân ngang để vẽ đường nằm ngang. Cần giữ gìn thước không bị cong vênh. Hình 1.7 1.2.2.3. Êke Êke làm bằng chất dẻo hoặc gỗ mỏng, thường gồm bộ hai chiếc: một chiếc hình tam giác vuông cân (có góc 450), chiếc kia hình nửa tam giác đều (có góc 300 và 600) (hình 1.8). Êke phối hợp với thước chữ T để vạch các đường thẳng đứng, các đường xiên 450, 300, 600 …(hình 1.9). Hình 1.8 Hình 1.9 1.2.2.4. Compa vẽ: Compa vẽ dùng để vẽ các đường tròn, bộ phận compa có thể có thêm một số phụ kiện như: đầu cắm đinh, đầu cắm bút (chì hoặc mực), cần nối…Khi vẽ cần giữ cho đầu kim và đầu bút vuông góc với mặt giấy vẽ. 1.2.2.5. Compa đo: Compa đo dùng để lấy độ dài đoạn thẳng. Điều chỉnh hai đầu kim của compa đo đến hai điểm mút của đoạn thẳng cần lấy. Sau đó đưa compa đến vị trí cần vẽ bằng cách ấn hai đầu kim xuống mặt giấy. 1.2.2.6. Thước cong (Hình 1.10 ) Thước cong dùng để vẽ các đường cong có bán kính cong thay đổi. Khi vẽ, trước hết phải xác định được một số điểm thuộc đường cong để nối chúng lại bằng tay. Sau đó đặt thước cong có đoạn cong trùng với đường cong vẽ bằng tay để vẽ từng đoạn một sao cho đường cong vẽ ra chính xác. Hình 1.10 1.2.2.7. Bút chì Bút chì đen dùng để vẽ có nhiều loại, bút chì cứng ký hiệu bằng chữ H, nút chì mềm ký hiệu bằng chữ B. Chúng được xếp theo độ cứng giảm dần sang độ mềm tăng dần từ trái sang phải ( Hình 1.11) Hình 1.11 Thường dùng loại bút chì H, 2H để kẻ nét mảnh và HB,B để kẻ các nét đậm hoặc để viết chữ. Bút chì được vót nhọn hay vót theo hình lưỡi đục. Lõi chì đặt trong vỏ gỗ hoặc vỏ cứng như bút chì máy và bút chì kim. 1.3. TỶ LỆ – Tỷ lệ bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo được trên hình biểu diễn với kích thước tương ứng đo trên vật thể. Có 3 loại tỷ lệ: Tỷ lệ thu nhỏ, tỷ lệ nguyên hình, tỷ lệ phóng to. Bảng 1.3 Tỉ lệ thu nhỏ 1:2 ; 1:2,5 ; 1:4 ; 1:5 ; 1:10 ; 1:15 ; 1:20 ; 1:25 ; 1:40 ; 1:50 ; 1:75 ; 1:100 ; 1:200; 1: 400; 1:500 ; 1:800; 1: 1000 Tỉ lệ nguyên hình 1:1 Tỉ lệ phóng to 2:1 ; 2,5:1 ; 4:1 ; 5:1 ; 10:1 ; 20:1 ; 40:1 ; 50:1 ; 100:1 Khi cần biểu diễn công trình lớn, cho phép dùng tỷ lệ 1:2000 … 1:50000 – Trị số kích thước trên hình biểu diễn chỉ giá trị thực của kích thước vật thể, nó không phụ thuộc vào tỉ lệ của hình biểu diễn đó ( Hình 1.12) . b) Tỉ lệ nguyên hình a) Tỉ lệ thu nhỏ Hình1.12 c) Tỉ lệ phóng to – Ký hiệu tỷ lệ được ghi ở ô dành riêng trong khung tên của bản vẽ và viết theo kiểu:1:1; 1:2; 2:1; v.v….Ngoài ra, trong mọi trường hợp khác phải ghi theo kiểu : TL 1:1; TL 1:2; TL 2:1; V.V… 1.4. NÉT VẼ TCVN 8-20 : 2002 (ISO 128-20 :1996) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn . Phần 20 : Quy ước cơ bản về nét vẽ, thiết lập các loại nét vẽ, tên gọi, hình dạng của chúng và các quy tắc về nét vẽ trên bản vẽ kỹ thuật. TCVN 8-24 : 2002 (ISO 128-24 : 1999) Bản vẽ kỹ thuật – Nguyên tắc chung về biểu diễn . Phần 24 : Nét vẽ trên bản vẽ cơ khí quy định quy tắc chung và quy ước cơ bản của các loại nét vẽ trên bản vẽ cơ khí ( bảng 1.4). 1.4.1. Các loại nét vẽ Một số loại nét vẽ và áp dụngcủa chúng được trình bày trong bảng 1.4 và hình 1.13. Bảng 1.4 Tên gọi Hình dạng Công dụng 1. Nét liền đậm (nét cơ bản) – Cạnh thấy, đường bao thấy (A1) – Đường đỉnh ren thấy (A2) 2.Nét liền mảnh – Giao tuyến tưởng tượng (B1) – Đường kích thước (B2) – Đường gióng (B3) – Đường dẫn và đường chú dẫn. – Đường gạch gạch mặt cắt (B4) – Đường bao mặt cắt chập (B5) – Đường tâm ngắn – Đường chân ren thấy (B6) 3. Nét đứt đậm Khu vực cho phép cần xử lý bề mặt. 4. Nét đứt mảnh – Cạnh khuất (D) – Đường bao khuất (F1) 5. Nét lượn sóng Đường biểu diễn giới hạn của hình chiếu hoặc hình cắt (C1). 6. Nét gạch chấm mảnh – Đường tâm (G1) – Đường trục đối xứng (G2) – Vòng tròn chia của bánh răng. – Vòng tròn đi qua tâm các lỗ phân bố đều 7. Nét gạch chấm đậm – Khu vực cần xử lý bề mặt 8. Nét cắt – Đường biểu diễn vị trí vết của mặt phẳng cắt. 9. Nét gạch dài hai chấm mảnh – Đường bao của chi tiết liền kề – Vị trí tới hạn của chi tiết chuyển động (K2). – Đường trọng tâm – Đường bao ban đầu trước khi tạo hình – Các chi tiết đặt trước mặt phẳng cắt… 10. Nét dích dắc Đường biểu diễn giới hạn của hình chiếu hoặc hình cắt… Hình 1.13 1.4.2. Kích thước nét vẽ 1.4.2.1. Chiều rộng nét vẽ – Chiều rộng d của tất cả các loại nét vẽ phụ thuộc vào loại nét vẽ và kích thước của bản vẽ. Dãy chiều rộng nét vẽ lấy tỷ lệ 1 : (1 : 1,4) làm cơ sở : – Dãy chiều rộng nét vẽ như sau : 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1; 1,4 và 2mm – Chiều rộng các nét rất đậm, đậm và mảnh lấy theo tỉ lệ 4 : 2 : 1. – Trên bản vẽ cơ khí thường dùng hai loại nét mảnh và đậm với tỉ lệ giữa hai chiều rộng nét mảnh và đậm là 1 : 2. Ưu tiên nhóm nét vẽ 0,25 : 0,5 và 0,35 : 0,7. 1.4.2.2. Chiều dài các phần tử của nét vẽ Khi lập bản vẽ bằng tay, chiều dài các phần tử của nét vẽ thường lấy theo chiều rộng (d) của nét như sau (Hình 1.14) – Các chấm £ 0,5d – Các khe hở 3d – Các gạch 12d – Các gạch dài 24d Hình 1.14 1.4.3. Vẽ các nét – Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đường song song phải lớn hơn hai lần chiều rộng của các nét liền đậm và không được nhỏ hơn 0,7mm. – Khi có nhiều nét vẽ trùng nhau thì phải vẽ theo thứ tự ưu tiên như sau : 1) Nét liền đậm (đường bao thấy,…) 2) Nét đứt (đường bao khuất,…) 3) Nét gạch dài chấm mảnh (đường tâm, đường trục,…) 4) Nét gạch dài hai chấm mảnh (đường trọng tâm) 5) Nét liền mảnh (đường kích thước, …) – Trong mọi trường hợp, tâm đường tròn được xác định bằng giao điểm của hai đoạn gạch thuộc nét gạch chấm mảnh của hai đường tâm ( hình1.15). – Nét đứt nằm trên đường kéo dài của nét liền thì chỗ nối tiếp để hở, các trường hợp khác, các đường nét cắt nhau cần vẽ chạm vào nhau ( hình 1.16 ). – Các nét gạch chấm mảnh hoặc nét gạch hai chấm mảnh phải bắt đầu và kết thúc bằng đoạn gạch liền mảnh vẽ vượt qua đường bao một đoạn 3 ÷ 5 mm (hình 1.16). Hình 1.15 Hình1.16 – Đối với đường tròn nhỏ cho phép vẽ đường tâm bằng nét liền mảnh (hình 1.15). – Đường dẫn từ một phần tử nào đó được vẽ bằng nét liền mảnh và tận cùng bằng một dấu chấm đen nếu điểm đầu của đường dẫn nằm bên trong đường bao của vật thể (hình 1.17); bằng một mũi tên nếu điểm đầu của đường dẫn nằm trên đường bao của vật thể (hình 1.18) ; không có dấu gì cả nếu điểm đầu của đường dẫn nằm ở vị trí của đương kích thước (hình 1.19). Hình 1.18 Hình 1.17 Hình1.19 1.5. CHỮ VIẾT Theo TCVN 7284-0 : 2003 (ISO 3098-0 : 1997 Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm – Chữ viết Phần 0 : yêu cầu chung, quy định các yêu cầu chung đối với chữ viết gồm chữ, số dùng trên các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như sau : 1.5.1. Kích thước – Khổ chữ: (h) là giá trị được xác định bằng chiều cao của chữ hoa tính bằng mm, có các khổ chữ sau : 2,5; 3,5; 5; 7; 10; 14; 20; 28;40 (mm) Chiều rộng của nét chữ (d) phụ thuộc vào kiểu chữ và chiều cao của chữ. – Các thông số của chữ :xem qui định trong (hình 8.20) và ( bảng 8.5 ) Hình 1.20 Bảng 1.5 Thông số chữ viết Kí hiệu Kích thước tương đối Kiểu A Kiểu B Chiều cao chữ hoa h (14/14)h (10/10)h Chiều cao chữ thường c (10/14)h (7/10)h Khoảng cách giữa các chữ a (2/14)h (2/10)h Bước nhỏ nhất của các dòng b (22/14)h (17/10)h Khoảng cách giữa các từ e (6/14)h (6/10)h Chiều rộng nét chữ d (1/14)h (1/10)h Vùng ghi dấu (cho chữ hoa) f (5/14)h (4/10)h 1.5.2. Các kiểu chữ viết Có các kiểu chữ sau: – Kiểu A đứng và kiểu A nghiêng 750 với d=1/14h – Kiểu B đứng và kiểu B nghiêng 750 với d=1/10h – Ưu tiên sử dụng kiểu chữ B đứng 1.5.3. Chữ cái Latinh – Cách viết chữ đứng theo kiểu A ( H.1.21) và kiểu B ( Hình 1.22) Hình 1.21 Hình 1.22 – Kiểu chữ B đứng ( hình 1.23) và kiểu chữ B nghiêng (hình 1.24) Hình 1.23 Hìn h 1.24. Kiểu chữ B nghiêng – Chữ số: Kiểu chữ B nghiêng và không nghiêng Hình 1.25 1.6. GHI KÍCH THƯỚC 1.6.1. Quy định chung – Các kích thước ghi trên bản vẽ chỉ độ lớn thật của vật thể được biểu diễn. Cơ sở để xác định độ lớn và vị trí tương đối giữa các phần tử được biểu diễn là các kích thước, các kích thước đó không phụ thuộc vào tỉ lệ hình biểu diễn. – Mỗi kích thước chỉ được ghi một lần trên bản vẽ, trừ trường hợp cần thiết khác. – Dùng milimét làm đơn vị đo kích thước dài và sai lệnh giới hạn. Trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo. – Trường hợp dùng đơn vị độ dài khác như centimét, mét… thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích của bản vẽ. – Dùng độ, phút, giây làm đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó. – Không ghi kích thước dưới dạng phân số trừ các kích thước độ dài theo hệ Anh. Đơn vị đo độ dài theo hệ Anh là inch. Kí hiệu : 1 inch=1″; 1″=25,4mm. 1.6.2. Các thành phần của kích thước 1.6.2.1. Đường kích thước : là đoạn thẳng được vẽ song song với đoạn thẳng cần ghi kích thước (Hình 1.26) Hình 1.26 – Đường kích thước vẽ bằng nét liền mảnh, ở hai đầu có mũi tên. – Không dùng bất kỳ đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước (không dùng đường tâm, đường trục hay đường bao). – Đường kích thước của độ dài cung tròn là cung tròn đồng tâm (hình 1.27a), đường kích thước của góc là cung tròn có tâm ở đỉnh góc (hình 1.27b). a) Hình 1.27 b) 1.6.2.2. Đường gióng ( Hình 1.28): – Đường gióng được kẻ vuông góc với đoạn được ghi kích thước. Đường gióng được kẻ bằng nét liền mảnh và được kéo dài quá vị trí của đường kích thước một đoạn ngắn (khoảng từ 2 đến 5mm). – Đường gióng vẽ cho góc phải qua hướng tâm cung. Hình 1.28 – Khi cần, đường gióng được kẻ xiên góc (hình 1.29a). Ở chỗ có cung lượn, đường gióng được kẻ từ giao điểm của hai đường bao nối tiếp với cung lượn (hình 1.29b ) a) b) Hình 8.18 Hình 1.29 – Có thể dùng đường tâm, đường trục hay đường bao để thay cho đường gióng. ( Hình 1.30) Hình 1.30 1.6.2.3. Mũi tên – Mũi tên được vẽ ở đầu mút đường kích thước. Độ lớn của mũi tên lấy theo chiều rộng nét đậm của bản vẽ ( Hình 1.31). – Nếu không đủ chỗ để vẽ thì mũi tên được vẽ phía ngoài đường kích thước (Hình 1.32a) và cho phép thay mũi tên bằng một chấm (Hình 1.32b) hoặc một gạch xiên (Hình 1.32c). Hình 1.31 Hình 1.32 1.6.2.4. Chữ số kích thước Dùng khổ chữ từ 2,5mm trở lên để ghi chữ số kích thước. Chữ số kích thước được đặt ở vị trí như sau: – Ở khoảng giữa và phía trên đường kích thước, riêng đường kích thước trong vùng nghiêng 300 so với đường trục thì con số kích thước được viết trên giá nằm ngang (hình 1.33). Hình 1.33 – Để tránh các chữ số sắp theo hàng dọc, nên đặt các chữ số sole nhau về hai phía của đường kích thước (hình 1.34) Hình 1.34 Trong trường hợp không đủ chỗ, chữ số được viết trên đoạn kéo dài của đường kích thước và thường viết về phía bên phải của đường này. (Hình 1.35). Hình 1.35 Hình 1.36 + Hướng chữ số kích thước dài, theo hướng nghiêng của đường kích thước(Hình 1.36) + Hướng chữ số kích thước góc được ghi như hình ( Hình 1.37) Hình 1.37 LƯU Ý: 1.Không cho phép bất kì đường nét nào của bản vẽ kẻ chồng lên con số kích thước, trong trường hợp đó các đường nét được vẽ ngắt đoạn. (Hình 1.38a) 2.Nếu đường kích thước thẳng đứng, đầu con số kích thước hướng sang trái (H 8.38b) 3. Đối với đường kích thước nghiêng so với đường thẳng nằm ngang của bản vẽ, con số kích thước được ghi sao cho: nếu ta quay đường kích thước và con số kích thước một góc nhỏ hơn 900 đến vị trí đường kích thước nằm ngang thì đầu con số kích thước hướng lên trên. (Hình 8.38c) a) b) c) Hình 8.38 MỘT SỐ KÍ HIỆU QUI ƯỚC: 1. Đường kính: Trong mọi trường hợp, trước con số kích thước của đường kính ghi kí hiệu Æ (hình 8.39). 2. Bán kính: Trong mọi trường hợp, trước con số kích thước của bán kính ghi kí hiệu R (Chữ hoa), đường kích thước kẻ qua tâm (hình 1.40a). – Các đường kích thước của các cung tròn đồng tâm không được nằm trên cùng một đường thẳng (hình 1.40b). Hình 1.39 – Đối với các cung tròn có kích thước quá lớn, cho phép đặt tâm gần cung tròn và đường kích thước kẻ gấp khúc (hình 1.40c). Hình 1.40 Hình 1.41 3. Hình cầu: Trước con số kích thước đường kính hay bán kính của hình cầu ghi chữ “cầu” và dấu Æ hay R. (hình 1.41) . 4. Phân biệt phần mặt phẳng với mặt cong: dùng nét liền mảnh gạch chéo phần mặt phẳng ( Hình 1.42a). 5. Hình vuông: Trước con số kích thước cạnh hình vuông ghi dấu □ (Hình 1.42b). a) Hình 1.42 b) 6. Độ dài cung tròn, : Phía trước con số kích thước độ dài cung tròn ghi dấu , đường kích thước là cung tròn đồng tâm, đường gióng kẻ song song với đường phân giác của góc chắn cung đó (H1.43). Hình 1.43 CÂU HỎI Dụng cụ vẽ thường dùng gồm những dụng cụ gì? 2) Cách sử dụng thước chữ T và êke như thế nào? Trình bày cách dùng compa vẽ và compa đo 4) Vì sao bản vẽ kỹ thuật phải lập theo Tiêu chuẩn Quốc gia hay Tiêu chuẩn Quốc tế ? 5) Các khổ giấy dãy ISO-A có đặc điểm gì ? 6) Tỷ lệ là gì? Ký hiệu của tỷ lệ như thế nào ? 7) Mô tả hình dạng và áp dụng của một số nét vẽ chủ yếu ? 8) Kích thước gồm những thành phần nào ? 9) Chữ số kích thước được ghi như thế nào ở trên bản vẽ ? BÀI TẬP Vẽ khung bản vẽ và khung tên trên giấy A4 nằm ngang ( chừa 25 mm đóng tập ), ghi các nội dung sau đây vào khung tên : + Người vẽ , kiểm tra : chữ thường, nghiêng, cao 3,5 mm + Các ô (5),(6),(7),(8) : chữ thường, nghiêng, cao 3,5 mm + Ô ( 3) ghi Tỉ lệ 1:1 : chữ thường, nghiêng, cao 3,5 mm + Ô ( 4) ghi BV-01 : chữ in hoa , nghiêng cao 3,5 mm + Ô (1) ghi VẼ HÌNH HỌC : chữ in hoa, nghiêng cao 7 mm + Ô (9) ghi TRƯỜNG CĐCN TUY HÒA KHOA : . . . . . . LỚP : . . . . . . . . . . + Ô ( 2 ) : để trống
Đáp Ứng Tiêu Chuẩn Công Nghệ Và Môi Trường Để Hội Nhập
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Với việc hoàn tất đàm phán, ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt. Tuy nhiên, cùng với đó, nhiều ngành sản xuất trong nước sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi không đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất. Một số ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, chế biến và xuất khẩu gỗ… đang đứng trước nhiều thách thức về nguyên liệu, quy trình sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
Trước thực tế đó, nhiều DN đã dần thay đổi nhận thức, muốn phát triển bền vững phải coi trọng yếu tố môi trường, gắn với lợi ích cộng đồng. Công ty cổ phần Traphaco là một trong những DN sản xuất thuốc hàng đầu Việt Nam với những sản phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu tự nhiên. Do đó, khi sản xuất, yếu tố đầu tiên phải tính đến là nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao. Traphaco đã cùng bà con nông dân xây dựng các vùng nguyên liệu sạch ở nhiều nơi như Nam Định, Lào Cai, Nghệ An… Nhân viên đến từng nhà vận động và hướng dẫn bà con áp dụng quy trình trồng dược liệu sạch. Việc này đã góp phần tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người nông dân, đồng thời tạo được vùng nguyên liệu sạch, phục vụ sản xuất.
Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường là chìa khóa để doanh nghiệp hội nhập. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Nhiều công ty đã đầu tư thay đổi công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải nhà kính. Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã đầu tư hơn 10 triệu USD cho công nghệ sản xuất tiết kiệm nước và đầu tư số tiền lớn cho hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại. Trong năm 2015, công ty đã tiếp tục giảm thêm 3% lượng nước tiêu thụ trong sản xuất. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, trong 4 năm qua, Heineken đã liên tục giảm lượng khí thải CO2 trực tiếp trong quá trình sản xuất.
Khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi
Thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, hiện chỉ có rất ít các DN Việt Nam (thường là các tập đoàn, công ty lớn) thực sự đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào cốt lõi chiến lược và chương trình hoạt động. Còn lại đa số DN, đặc biệt là vừa và nhỏ (chiếm gần 98% tổng số DN trên cả nước) vẫn chưa gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường.
Theo ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, có tới 50% DN mắc lỗi thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường. Các DN này chưa quan tâm đến việc chấp hành hay thực thi pháp luật bảo vệ môi trường. Ngoài ra, gần 30% DN xả thải vượt quy chuẩn cho phép. Trong số này có những DN đầu tư công nghệ sản xuất, xử lý môi trường không đảm bảo, có những DN chấp hành chưa nghiêm, cố tình xả thải trộm ra môi trường.
Theo các chuyên gia về môi trường, muốn DN thay đổi nhận thức, xem việc bảo vệ môi trường là chiến lược trọng tâm thì cần tăng chế tài xử phạt, rà soát lỗ hổng trong các văn bản luật. Bên cạnh đó, cần có thêm chính sách cụ thể khuyến khích DN chuyển đổi từ các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm sang lĩnh vực thân thiện với môi trường và bền vững hơn.
Hiện pháp luật đã quy định nhiều quyền lợi của DN trong kiểm soát ô nhiễm môi trường như ưu đãi về vốn, thuế, phí, cơ sở hạ tầng và đất đai cũng như quyền được vay vốn Quỹ bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo nhận định chung của một số chuyên gia, mặc dù quy định như vậy nhưng DN ít khi tiếp cận các chính sách này vì thời gian lâu, thủ tục rườm rà. Bà Nguyễn Thị Quyên, Công ty TNHH Panasonic Việt Nam cho biết, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là xu hướng phát triển và là yêu cầu đối với hoạt động của DN. Hiện đã có nhiều chính sách ưu đãi nhưng DN gặp vướng mắc chung về tài chính, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích và thủ tục áp dụng những giải pháp “xanh”.
“Hiện công ty Panasonic thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ môi trường như tiết kiệm điện, nước, giảm 70% phát thải CO2 và thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định. Tuy nhiên, việc thu hồi sản phẩm thải bỏ còn gặp nhiều khó khăn, cần phải có cơ chế hỗ trợ khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội, không chỉ là của DN sản xuất. Cùng với đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường nên xem xét pin là một trong những sản phẩm cần khuyến khích dán nhãn xanh vì đặc trưng sản phẩm sử dụng phổ thông và có nhiều hàm lượng độc hại”, bà Quyên đề xuất.
Đại diện Công ty Traphaco đề xuất, bên cạnh sự tự ý thức của DN trong quá trình sản xuất, nhà nước cần có những chính sách truyền thông đến người dân về sản phẩm thân thiện môi trường của DN. Đồng thời, đẩy mạnh khuyến khích DN tham gia thực hiện dán nhãn xanh, coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá DN phát triển bền vững.
Ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ – TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Theo đó, sản xuất xanh là yêu cầu tất yếu, khi DN bước vào đầu tư sản xuất kinh doanh phải đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Những DN đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường sẽ được khuyến khích đầu tư. Thời gian tới, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đa dạng sinh học, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật về môi trường.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân: Sẽ sửa đổi những quy định chưa phù hợp
Ông Phạm Văn Lợi, Viện trưởng Viện Khoa học Môi trường: Có thể kiện doanh nghiệp gây ô nhiễm
Tìm Hiều Các Điều Khoản Tiêu Chuẩn
Bài viết sẽ giải thích đơn giản từng điều khoản ISO 9001:2015. Mục đích để tạo điều kiện hiểu về tiêu chuẩn, theo từng điều khoản ISO 9001: 2015.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ISO 9001:2015
Hệ thống quản lý thường thường được coi là một gánh nặng hành chính cho một doanh nghiệp. Đây có thể là một suy nghĩ sai lầm. Nếu Doanh nghiệp tách biệt ISO 9001 ra khỏi công việc kinh doanh thực tế. Họ xây dựng một hệ thống độc lập với hệ thống quản lý đang tồn tại. Đây thực sự là một sai lầm cơ bản về việc thực hiện ISO.
Vậy câu hỏi đặt ra là : Làm thế nào để nó có thể áp dụng thực tiễn ISO 9001 vào Công ty ? Trước tiên bạn hãy tìm hiểu là các điều khoản ISO 9001 yêu cầu cái gì ?
1. TIẾP CẬN THEO QUÁ TRÌNH
Cách tiếp cận quá trình là chìa khóa cho một Hệ thống quản lý hiệu quả.
Về cơ bản, có nghĩa là mọi hoạt động của công ty phải được coi là một quá trình. Bạn nên xác định tất cả các yếu tố đầu vào, nguồn lực cần thiết, tài liệu, hoạt động và đầu ra từ mỗi công việc.
Nói một cách đơn giản, cách tiếp cận quy trình thể hiện tổng quan tất cả các hoạt động trong công ty dưới dạng các quy trình.
Cách tiếp cận theo quá trình
Điều này bao gồm chia nhỏ công ty thành các quy trình khác nhau. Xác định trình tự, tương tác, đầu vào và đầu ra sản phẩm, dịch vụ Công ty. Xác định quy trình nào có thể bắt đầu trước khi các quy trình khác kết thúc. Nhân sự và thông tin cần thiết để bắt đầu quy trình. Kết quả mà Doanh nghiệp mong đợi từ quy trình.
Cách tốt nhất để bắt đầu thực hiện điều này là tạo một sơ đồ quy trình. Nó bao gồm tất cả các quy trình trong công ty của bạn và các mối liên kết của chúng.
Khi bạn tạo ra sơ đồ quy trình toàn công ty và xác định mối liên hệ của chúng. Bạn có thể bắt đầu xác định yếu tố đầu vào cần thiết, những bước thực hiện và đầu ra của quy trình là gì.
Để tìm hiểu thêm xây dựng quy trình. Hãy xem: Cách tạo lưu đồ quy trình trong ISO 9001.
2. CHU TRÌNH PDCA (Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến)
Cốt lõi của tiêu chuẩn này, và nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác. Đó là chu trình Kế hoạch – Thực hiện- Kiểm tra- Cải tiến (PDCA).
. Bao gồm xác định mục tiêu, chính sách, quy trình, đo lường nhằm hiển thị liệu các quy trình có mang lại kết quả như mong đợi hay không.
Bước tiếp theo là giai đoạn Do. Doanh nghiệp thực hiện công việc theo kế hoạch, áp dụng các chính sách và quy trình, thực hiện các quy trình và sản xuất, hồ sơ thực hiện.
Sau giai đoạn Do đến giai đoạn Kiểm tra. Trong đó các kết quả của giai đoạn Do được phân tích để xác định hiệu suất và hiệu quả của các hoạt động và hành động được thực hiện trong giai đoạn Do. Bao gồm phân tích, giám sát và đo lường kết quả, đánh giá.
Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ, giai đoạn Cải tiến. Tổ chức cần thực hiện các hành động cải tiến để tốt hơn. Hành động phải dựa trên việc đã xem xét đánh giá kiểm tra các hoạt động trước đó.. Chu trình PDCA phải là một chu trình liên tục thúc đẩy tổ chức theo hướng cải tiến liên tục.
VÍ DỤ ĐƠN GIẢN VỀ CHU TRÌNH PDCA:
Quy trình nhập nguyên vật liệu
Giai đoạn Do: Thực hiện nhập hàng theo kế hoạch đã thực hiện
3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Một cá nhân hoặc một nhóm điều phối và kiểm soát một tổ chức ở cấp cao nhất. Ví dụ: Giám đốc/Tổng giám đốc / Ban giám đốc. Quản lý cấp cao Một nhóm người có chức năng riêng với trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ để đạt được các mục tiêu.
Một sự kết hợp của các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể có ảnh hưởng đến mục đích, mục tiêu, hiệu suất và tính bền vững của tổ chức. Bối cảnh của tổ chức Các yếu tố bên trong bao gồm nhân sự, văn hóa, năng lực và hiệu suất của tổ chức. Các yếu tố bên ngoài bao gồm pháp lý, công nghệ, tính cạnh tranh, thị trường, văn hóa, xã hội và môi trường kinh tế.
Rủi ro là ảnh hưởng của sự không chắc chắn đối với các mục tiêu, và một kết quả là độ lệch dương hoặc âm so với dự kiến. Rủi ro Ví dụ, công ty có kế hoạch cung cấp sản phẩm của mình cho khách hàng, nhưng có nguy cơ sản phẩm không đạt yêu cầu do quy trình sản xuất được kiểm soát kém.
Mức độ thành công trong việc đạt được hoặc tạo ra một kết quả mong muốn. Ví dụ, quy trình sản xuất có hiệu quả nếu nó có thể sản xuất các sản phẩm.
ĐIỀU KHOẢN 4 – BỐI CẢNH CỦA TỔ CHỨC
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của nó
Điều này bao gồm tất cả các yếu tố đang và có thể có khả năng ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả trong tương lai.
Để biết thêm thông tin, hãy xem: Cách xác định bối cảnh của tổ chức trong ISO 9001: 2015.
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm
Để biết thêm thông tin về các bên quan tâm, Hãy xem: Cách xác định nhu cầu và mong đợi các bên quan tâm ISO 9001:2015.
4.3. Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng
Xác định phạm vi của QMS là một trong những điểm quan trọng việc thực hiện ISO. Phạm vi phải được xem xét và xác định cân nhắc tới các vấn đề bên trong và bên ngoài, các bên quan tâm và nhu cầu và mong đợi của họ, cũng như các nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và quy định.
Khi xác định phạm vi QMS phải cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ và quy mô tổ chức, tính chất và độ phức tạp. Phạm vi và loại trừ hợp lý phải được lưu giữ như thông tin tài liệu.
Để biết thêm thông tin về phạm vi, hãy xem: Cách xác định phạm vi của QMS theo ISO 9001: 2015.
4.4. Hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình của nó
Tổ chức cần thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến Hệ thống của mình. Bao gồm các quy trình cần thiết và tương tác của chúng, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn.
Đây là nơi đầu tiên để quá trình đi vào hành động. Tổ chức sẽ cần xác định đầu vào và đầu ra của các quy trình. Trình tự và tương tác của các quy trình, nguồn lực cần thiết. Trách nhiệm của nhân viên và biện pháp đảm bảo tính hiệu quả của các quy trình.
Ngoài ra, tổ chức sẽ phải duy trì thông tin tài liệu cần thiết để hỗ trợ hoạt động của các quy trình. Đồng thời lưu giữ hồ sơ để chứng minh rằng các quy trình đã được thực hiện theo kế hoạch.
Nói 1 cách khác, từ việc phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài, các bên quan tâm. Doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu cho sản phẩm và sản xuất của mình. Kết hợp với phạm vi đã xác định. Doanh nghiệp bắt đầu xây dựng hệ thống quy trình, tài liệu để thực hiện các mục tiêu trên.
Việc triển khai QMS phải cần có cam kết thực hiện của Ban lãnh đạo. Nó rất quan trọng, vì hệ thống chỉ hiệu quả khi Lãnh đạo thực sự muốn thực hiện nó.
Cam kết này phải được thể hiện thông qua việc thông báo cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, thiết lập Chính sách và mục tiêu chất lượng, thực hiện đánh giá quản lý và cung cấp các nguồn lực cần thiết.
Để biết thêm thông tin về lãnh đạo, hãy xem: Cách tuân thủ các yêu cầu lãnh đạo mới trong ISO 9001:2015.
Chính sách chất lượng là một tài liệu cấp cao chứa các tuyên bố về định hướng chung của tổ chức và cam kết về chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
Nó cung cấp một khuôn khổ cho các mục tiêu chất lượng. Đáp ứng các yếu tố tuân thủ và quy định rõ ràng là một yếu tố quan trọng. Cuối cùng, và thực tế, chính sách phải cung cấp một cam kết đối với sự cải tiến liên tục của QMS và kết quả của nó.
Quan trọng, Chính sách chất lượng phải được duy trì dưới dạng thông tin được ghi lại, được truyền đạt trong tổ chức và có sẵn cho tất cả các bên quan tâm.
Để biết thêm thông tin về chính sách. Hãy xem: Cách viết Chính sách chất lượng trong ISO 9010:2015
5.3 Vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn
Trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định chính xác và truyền đạt tới tất cả các cấp bậc của tổ chức. Trong các tình huống cụ thể (biến động theo mùa của lực lượng lao động, tình huống khẩn cấp, v.v.), cần phải ghi chép chính xác và liên lạc với các cơ quan chức năng, và đặc biệt là trách nhiệm của những người lao động làm việc tạm thời.
Việc này rất cần thiết ở bất kỳ tổ chức nào. Nó thể hiện rõ, trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí. Mọi người sẽ biết được mình cần làm gì, tương tác như thế nào với người khác.
ĐIỀU KHOẢN 6 – LẬP KẾ HOẠCH / HOẠCH ĐỊNH
6.1 Hành động để giải quyết rủi ro và cơ hội
Khi lập kế hoạch QMS, tổ chức sẽ phải xem xét bối cảnh của tổ chức (phần 4.1) và nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm (phần 4.2) để xác định rủi ro và cơ hội cần được giải quyết.
Mục đích của việc giải quyết các rủi ro và cơ hội là để đảm bảo rằng QMS sẽ đạt được kết quả như mong muốn, nâng cao hiệu quả mong muốn và đạt được những cải tiến. Các hành động phải được lên kế hoạch và thực hiện trong QMS. Sau đó phair được đánh giá về hiệu quả thực hiện của chúng.
Ví dụ: ở Phần 4.1, tổ chức nhận thấy có 01 rủi ro từ việc nguồn cung ứng nguyên vật liệu có thể bị gián đoạn. (dịch bệnh, thị trường). Doanh nghiệp phải có kế hoạch cho việc giải quyết rủi ro này. Ví dụ: Mua dữ trự, tìm sẵn các nhà cung cấp mới, kế hoạch hành động khi nó xảy ra trên thực tế ( ai làm, làm gì, chuẩn bị ra sao)
Để biết thêm thông tin về rủi ro và cơ hội. Hãy xem: Cách giải quyết rủi ro và cơ hội trong ISO 9001.
6.2 Mục tiêu chất lượng và lập kế hoạch để đạt được chúng
Mục tiêu chất lượng phải được đo lường được, định lượng và thời gian cụ thể. Chúng phải phù hợp với Chính sách chất lượng. Nhằm có thể xác định các mục tiêu có được đáp ứng hay không, và nếu không, cần phải làm gì.
Để biết thêm thông tin về các mục tiêu chất lượng. Hãy xem: Cách viết Mục tiêu chất lượng trong ISO 9001.
Khi tổ chức xác định nhu cầu thay đổi đối với QMS, các thay đổi sẽ được thực hiện theo cách có kế hoạch. Điều này bao gồm xem xét mục đích và hậu quả của chúng, tính toàn vẹn của QMS, tính sẵn có của nguồn lực và phân bổ trách nhiệm và quyền hạn.
Tiêu chuẩn yêu cầu tổ chức xác định và cung cấp các nguồn lực để thiết lập, triển khai và cải tiến liên tục QMS. Doanh nghiệp cần tính đến các khả năng của các tài nguyên nội bộ hiện có. Đồng thời cần phải có thêm các nguồn lực từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Các nguồn lực cần có bao gồm: con người, cơ sở hạ tầng, môi trường để vận hành các quy trình, giám sát và đo lường nguồn lực và tri thức tổ chức.
Để biết thêm thông tin về tri thức của tổ chức, hãy xem: Cách quản lý tri thức của tổ chức theo ISO 9001.
Để biết thêm thông tin. Hãy xem: Cách đảm bảo năng lực và nhận thức trong ISO 9001: 2015.
Để biết thêm thông tin. Hãy xem: Tài liệu đào tạo nhận thức ISO 9001: Xây dựng và nội dung của tài liệu.
Để biết thêm thông tin. Hãy xem: Yêu cầu trao đổi thông tin theo ISO 9001: 2015.
Xác định tài liệu nào cần thiết phụ thuộc vào các yếu tố: quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của các quy trình, sản phẩm và dịch vụ của nó; các nghĩa vụ tuân thủ của tổ chức; và theo năng lực của người lao động.
Tiêu chuẩn yêu cầu rằng thông tin tài liệu phải được xác định và mô tả chính xác, việc trình bày nội dung và phương tiện được sử dụng để lưu trữ ( giấy, bản mềm…) Tất cả các thông tin tài liệu phải được theo các thủ tục xem xét và phê duyệt thích hợp để đảm bảo nó phù hợp với mục đích sử dụng của nó.
Cũng cần lưu ý rằng phải có kiểm soát tại chỗ để ngăn chặn việc sử dụng thông tin lỗi thời.
Để biết thêm thông tin về thông tin tài lệu trong ISO 9001. Hãy xem: Cách tiếp cận đối với kiểm soát tài liệu và hồ sơ trong ISO 9001: 2015.
ĐIỀU KHOẢN 8 – Hoạt động / Thực hiện
Để đáp ứng các yêu cầu phân phối sản phẩm và dịch vụ. Tổ chức cần lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các quy trình của mình.Bước đầu tiên là xác định các yêu cầu cho sản phẩm và dịch vụ, nghĩa là các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ có.Doanh nghiệp có thể thấy như là 1
Bản tiêu chuẩn sản phẩm; tiêu chuẩn nguyên vật liệu.
Sau đó, tổ chức cần xác định cách thức các quy trình sẽ được thực hiện và tiêu chí nào sản phẩm hoặc dịch vụ cần đáp ứng để được chấp nhận. Cuối cùng, tổ chức cần xác định các nguồn lực cần thiết cho các quy trình và các hồ sơ cần thiết để chứng minh rằng các quy trình được thực hiện theo kế hoạch.
Trước khi cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, tổ chức cần đảm bảo rằng các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ được xác định và tổ chức có thể cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ đó. Các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ bao gồm mọi luật pháp hiện hành và các yêu cầu mà tổ chức cho là cần thiết.
Để biết thêm thông tin, hãy xem: Cách trao đổi thông tin với khách hàng trong ISO 9001: 2015.
Điều khoản này đề cập đến quản lý thiết kế và phát triển. Từ ý tưởng ban đầu đến sự chấp nhận cuối cùng của sản phẩm. Trong quá trình thiết kế và lập kế hoạch phát triển. Tất cả các giai đoạn của nó phải được xác định với các hoạt động thích hợp. Nhằm để xem xét, xác minh và xác nhận cho từng giai đoạn. ISO 9001 đề cập đến thiết kế và phát triển sản phẩm (không phải thiết kế và phát triển các quy trình).
Tổ chức cũng cần xác định các hoạt động xem xét thiết kế và phát triển. Mục đích của các hoạt động này là để xác định xem quá trình thiết kế và phát triển có đi theo hướng dự định hay không.
Việc xem xét có thể được thực hiện trong các giai đoạn thích hợp hoặc vào cuối dự án. Đánh giá xác định các vấn đề trong quá trình thiết kế và phát triển và đề xuất các hành động để giải quyết chúng; nó có thể bao gồm các bên quan tâm khác. Việc xem xét thiết kế và phát triển phải được ghi lại.
Để biết thêm thông tin, hãy xem: Tìm hiểu quy trình thiết kế trong ISO 9001:2015.
8.4 Kiểm soát các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài
Điều khoản này đề cập đến việc mua nguyên vật liệu hoặc thuê dịch vụ ngoài. Bao gồm các sản phẩm và dịch vụ bạn có được từ các nhà cung cấp và các quy trình thuê ngoài.
Tổ chức cần thiết lập và ghi lại các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp. Bao gồm mức độ quan trọng của sản phẩm hoặc dịch vụ được mua đối với chất lượng sản phẩm của bạn. Kết quả đánh giá nhà cung cấp phải được lưu giữ.
Để đảm bảo rằng các quy trình, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bên ngoài không có ảnh hưởng xấu đến sự phù hợp của các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Tổ chức cần thiết lập các biện pháp kiểm soát bao gồm xác minh và các hoạt động khác.
Tổ chức cần liên lạc với các nhà cung cấp bên ngoài các yêu cầu của mình về:
Để biết thêm thông tin về việc mua. Hãy xem: Cách kiểm soát các quy trình thuê ngoài trong ISO 9001.
Quá trình cung cấp sản xuất và dịch vụ cần được thực hiện trong các điều kiện được kiểm soát. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp tuân thủ các yêu cầu ban đầu. Điều này bao gồm các thủ tục, hướng dẫn và hồ sơ công việc, thiết bị giám sát và đo lường, cơ sở hạ tầng phù hợp, v.v.
Tổ chức phải sử dụng các phương tiện phù hợp để xác định đầu ra khi cần thiết để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ.
Truy suất nguồn gốc
Khi truy xuất nguồn gốc , tổ chức cần kiểm soát việc xác định các đầu ra rõ ràng. Đồng thời giữ lại thông tin tài liệu cần thiết để cho phép truy xuất nguồn gốc.
Trong trường hợp khi tổ chức sử dụng tài sản thuộc về khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài. Cần phải xác định, xác minh, bảo vệ và bảo vệ tài sản này. Khi tài sản của khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài bị mất hoặc bị hư hỏng. Tổ chức sẽ phải báo cáo cho chủ sở hữu và giữ lại thông tin tài liệu về những gì đã xảy ra.
Quyết định về mức độ của các hoạt động sau giao hàng ( bảo hành/ bảo trì) sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều sau đây:
Yêu cầu theo luật định và quy định.
Trọn đời, sử dụng và bản chất của sản phẩm và dịch vụ.
Yêu cầu và phản hồi của khách hàng.
Trong trường hợp thay đổi trong quy trình cung cấp dịch vụ và sản xuất. Tổ chức phải xem xét và kiểm soát các thay đổi để đảm bảo sự phù hợp liên tục với các yêu cầu.
Để biết thêm thông tin về việc thực hiện sản phẩm. Hãy xem: Điều khoản ISO 9001: 2015 8.5 Thực hiện sản xuất sản phẩm – Ví dụ thực tế.
Việc phát hành các sản phẩm và dịch vụ không nên được thực hiện cho đến khi tổ chức đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu. Chứng minh sự phù hợp có thể được thực hiện bằng cách ghi lại bằng chứng về sự phù hợp. Bao gồm các tiêu chí chấp nhận và thông tin về người phụ trách phát hành sản phẩm hoặc dịch vụ.
Các đầu ra không phù hợp phải được ngăn chặn khỏi việc sử dụng hoặc phân phối ngoài ý muốn. Vì vậy tổ chức phải xác định và kiểm soát các đầu ra không phù hợp xuất hiện từ bất kỳ giai đoạn sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào. Tùy thuộc vào bản chất của sự không phù hợp. Tổ chức có thể thực hiện một hoặc nhiều hành động sau:
Việc sự không phù hợp được khắc phục cũng cần phải xác minh lại với yêu cầu mới của Khách hàng.
Để biết thêm thông tin. Hãy xem: Tìm hiểu cách xử lý đối với sản phẩm không phù hợp ISO 9001.
Yêu cầu này không nên được đánh đồng với yêu cầu quản lý thiết bị để theo dõi và đo lường từ khoản 7.1.5 của tiêu chuẩn. Đây là về một khía cạnh rộng hơn của giám sát và đo lường. Thông tin có được từ giám sát, đo lường và phân tích đại diện cho các yếu tố đầu vào trong quá trình cải tiến và xem xét của quản lý.
Thông tin về sự hài lòng của khách hàng có thể được thu thập qua điện thoại, phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi, liên hệ trực tiếp với người dùng trên thị trường v.v.
Để biết thêm thông tin về giám sát, đo lường và phân tích. Hãy xem: Phân tích các yêu cầu đo lường và giám sát trong ISO 9001:2015.
Mục tiêu của đánh giá nội bộ không phải là xác định sự không phù hợp. Mục tiêu của nó là kiểm tra xem QMS của bạn:a) tuân thủ các yêu cầu của ISO 9001 và các yêu cầu của tổ chức của bạn
b) được thực hiện và duy trì một cách hiệu quả
Khi kết thúc đánh giá nội bộ, bạn sẽ nhận được kết quả đánh giá bằng cách đánh giá dữ liệu bạn đã thu thập trong quá trình này.
Kết quả đánh giá có thể được biểu hiện như: khen ngợi, khuyến nghị cải tiến và không phù hợp (nặng và nhẹ). Xác minh các hành động được thực hiện có thể cần thiết và đánh giá lại.
Để biết thêm thông tin về Đánh giá nội bộ, hãy xem:
Ít nhất mỗi năm một lần, ban lãnh đạo cao nhất phải xem xét QMS để xác định:
Đánh giá này phải đánh giá các khả năng cải tiến và nhu cầu thay đổi QMS, Chính sách chất lượng và mục tiêu. Xem xét các yếu tố đầu vào cho xem xét lãnh đạo. Bao gồm kết quả của các xem xét trước đó, thay đổi bối cảnh, kết quả khảo sát sự hài lòng của khách hàng, hiệu suất của QMS và nhà cung cấp, v.v., Ban lãnh đạo cao nhất phải đưa ra quyết định về cơ hội cải tiến, những thay đổi trong QMS và các nguồn lực cần thiết cho giai đoạn sắp tới.
Để biết thêm thông tin về đánh giá quản lý. Hãy xem: Cách thực hiện Xem xét lãnh đạo hiệu quả trong ISO 9001.
Dựa trên kết quả của xem xét lãnh đạo. Tổ chức phải đưa ra quyết định và thực hiện các hành động giải quyết các vấn đề chưa tốt. Nhằm mục tiêu cải tiến liên tục hệ thống. Những hành động đó có thể ở dạng hành động khắc phục, đào tạo, tổ chức lại, đổi mới, v.v.
Để biết thêm thông tin về cách các hành động khắc phục sử dụng để cải tiến liên tục. Hãy xem: Hành động khắc phục và phòng ngừa để hỗ trợ cải tiến liên tục.
Sau khi được xác định, một hành động khắc phục phải được thực hiện để loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp. Đồng thời ngăn chặn sự tái diễn của nó.
Hiệu quả của các hành động được thực hiện phải được đánh giá và ghi lại. Cùng với thông tin được báo cáo ban đầu về hành động không phù hợp / hành động khắc phục và kết quả đạt được.
Để biết thêm thông tin về các hành động khắc phục. Hãy xem: Cách tiến hành hành động khắc phục trong ISO 9001.
Cải tiến liên tục là một khía cạnh quan trọng của QMS. Thực hiện nó nhằm để đạt được và duy trì sự phù hợp. Nâng cao hiệu quả của Hệ thống quản lý chất lượng đối với các mục tiêu của tổ chức.
ISO 9001:2015 cung cấp cho các tổ chức hướng dẫn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. Với mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài lòng của khách hàng. C ung cấp tất cả các điều khoản của tiêu chuẩn và thực sự hiểu chúng có thể mang lại lợi ích cho tổ chức. Giúp đưa công ty của bạn đi trên con đường cải tiến liên tục.
Khi bản hiểu rõ những điều này, Công ty bạn chắc chắn có thể thực hiện được ISO 9001:2015.
9001 Academy
ISO 9001: 2015, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: https://www.iso.org
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Kỹ Thuật Môi Trường trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!