Bạn đang xem bài viết Các Thiết Kế Nghiên Cứu Khoa Học được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
* Phơi nhiễm (Exposure)
-Là yếu tố nguy cơ ta đang phát hiện (nghiên cứu) và có thể là nguyên nhân
– Phơi nhiễm chính: là phơi nhiễm được trình bày trong giả thuyết nghiên cứu
Một nghiên cứu có thể tìm hiểu nhiều phơi nhiễm.
*.Tình trạng sức khoẻ
– Tình trạng sức khoẻ là cũng một khái niệm rộng có thể được hiểu là một thay đổi do bị tác động bởi một hay nhiều yếu tố phơi nhiễm. VD: tử vong, bệnh v.v…
– Một nghiên cứu có thể tìm hiểu nhiều tình trạng sức khoẻ.
Một đặc điểm nào đó có thể là tình trạng sức khoẻ của một nghiên cứu này nhưng lại có thể là tình trạng phơi nhiễm của một nghiên cứu khác
I. PHÂN LOẠI CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân loại các thiết kế theo đặc điểm phơi nhiễm
1.1.1. Nghiên cứu quan sát: phơi nhiễm của đối tượng không chịu tác động của nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu quan sát được chia làm hai loại dựa trên tính chất của sự quan sát: quan sát mô tả (descriptive study) và quan sát phân tích (analytic study).
1.1.2. Nghiên cứu thử nghiệm/thực nghiệm/can thiệp: phơi nhiễm của đối tượng là do nhà nghiên cứu chủ động tác động.
là loại nghiên cứu mà để kiểm định giả thuyết nhân quả
1.2.Phân loại các thiết kế theo câu hỏi trả lời
+ Khi thực hiện trên đơn vị quần thể: Nghiên cứu tương quan
+ Khi thực hiện trên đơn vị cá thể: Báo cáo trường hợp, nhóm trường hơp, nghiên cứu cắt ngang
1.2.2.Nghiên cứu phân tích: chủ yếu trả lời câu hỏi tại sao?
Các thiết kế phân tích quan tâm đến cả quá trình diễn biến của mối liên hệ giữa nhân và quả, và thường tập trung đi sâu vào quan sát và phân tích một kết hợp nhân – quả. Vì thế các nghiên cứu phân tích thường được tiến hành sau các nghiên cứu mô tả để kiểm định giả thuyết nhân quả mà nghiên cứu mô tả đã hình thành.
+ Trong nghiên cứu quan sát phân tích có : Nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu bệnh chứng, nghiên cứu ngang có phân tích
+ Trong nghiên cứu thực nghiệm có: thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu can thiệp cộng đồng, thử nghiệm thực địa.
1.3. Tóm lại
+ Các nghiên cứu mô tả: tìm hiểu sự phân bố bệnh- hình thành giả thuyết
+ Các nghiên cứu phân tích: tìm hiểu các yếu tố quyết định bệnh- kiểm định giả thuyết
+ Các nghiên cứu can thiệp: đánh giá hiệu quả của một biện phấp can thiệp – chứng minh giả thuyết
II. CÁC THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN
2.1. Các nghiên cứu quan sát
Gồm nghiên cứu mô tả và nghiên cứu phân tích
2.1.1. Nghiên cứu mô tả (Descriptive study)
2.1.1.1. Định nghĩa: là nghiên cứu hình thái xuất hiện bệnh/hiện tượng sức khỏe theo các đặc trưng về con người, không gian, thời gian.
– Con người: ai ?
– Không gian: ở đâu ?
– Thời gian : Khi nào ?
Lưu ý: một số trường hợp cũng nhằm giải thích vì sao ?
Mục tiêu của nghiên cứu mô tả là
– Mô tả một bệnh/hiện tượng sức khỏe
– Cung cấp thông tin lập kế hoạch và đánh gía dịch vụ y tế
– Hình thành giả thuyết căn nguyên cho các nghiên cứu phân tích
2.1.1.2. Các loại nghiên cứu mô tả: Bao gồm nghiên cứu sinh thái/ nghiên cứu tương quan, nghiên cứu trường hợp/ nhóm bệnh, nghiên cứu cắt ngang
* Nghiên cứu sinh thái/ nghiên cứu tương quan.
+ Đơn vị nghiên cứu là quần thể chứ không phải cá thể
– Của các quần thể ở các khu vực địa lý khác nhau tại cùng một thời điểm
– Của cùng một quần thể ở các thời điểm khác nhau
+ Ví dụ
– Nghiên cứu về tỷ lệ tự tử ở các khu vực đạo tin lành và đạo cơ đôc ở vương quốc Anh.
– Nghiên cứu về tỷ lệ tử vong do ung thư ở các nước mà thành phần dinh dưỡng có nhiều chất béo
+ Điểm mạnh và yếu của nghiên cứu sinh thái/ nghiên cứu tương quan.
-Điểm mạnh
. Nhanh, dễ tiến hành
. Có thể sử dụng số liệu sẵn có
. Cơ sở để hình thành giả thuyết
-Điểm yếu
. Không xây dựng được mối quan hệ giữa phơi nhiễm và bệnh/hiện tượng sức khỏe ở mức độ cá thể
. Sử dụng phơi nhiễm trung bình chứ không phải các giá trị thực của cá nhân
. Không kiểm soát được các yếu tố gây nhiễu
*Báo cáo trường hợp bệnh hay đợt bệnh (case report/ case series reports)
+ Mô tả chi tiết về một hoặc một vài trường hợp bất bình thường
– Bệnh hiếm
– Bệnh ở người bất bình thường
+ Mặc dù bằng chứng không thuyết phục nhưng có thể gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo
+ Ví dụ
-Nghiên cứu về bệnh SARS
– Nghiên cứu về bệnh cúm gia cầm
– Nghiên cứu về bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm
+ Điểm mạnh, điểm yếu của báo cáo trường hợp bệnh hay đợt bệnh
-Điểm mạnh:
.Có thể là công cụ duy nhất để nghiên cứu những sự kiện hiện tượng lâm sàng hiếm
. Cơ sở để hình thành giả thuyết
-Điểm yếu:
. Không có nhóm so sánh, chỉ dựa vào kinh nghiệm quan sát của một số cá nhân
. Không thể kiểm định các giả thuyết
. Có nguy cơ bị sai chệch lớn
*Nghiên cứu cắt ngang (Cross – Sectional Study): điều tra tỷ lệ hiện mắc
+ Định nghĩa: Nghiên cứu cắt ngang (Cross sectional study) là nghiên cứu được thực hiện tại một thời điểm hay trong khoảng một thời gian ngắn, mỗi đối tượng chỉ thu thập thông tin một lần và không theo dõi xuôi theo thời gian như trong nghiên cứu đoàn hệ tương lai. Các yếu tố phơi nhiễm (exposures) và bệnh đều ghi nhận vào cùng một thời điểm vì vậy khó xác định được mối liên hệ nhân quả (bệnh và phơi nhiễm cái nào xảy ra trước).
+Sơ đồ nghiên cứu cắt ngang
+ Ví dụ
– Khảo sát tỉ lệ hiện hành nhiễm trùng bệnh viện ỏ bệnh nhân người lớn tại các bệnh viện ở Canada
+ Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu cắt ngang
-Điểm mạnh:
. Ít tốn kém và dễ thực hiện
. Cung cấp thông tin về tình trạng hiện mắc tại một thời điểm
. Có khả năng khái quát kết quả nghiên cứu
. Có thể tìm hiểu nhiều phơi nhiễm và tình trạng sức khỏe trong cùng một nghiên cứu
. Có thể gợi ý mối quan hệ nhân quả giữa phơi nhiễm và bệnh
. Có thể kiểm định giả thuyết nếu phơi nhiễm đã hiện diện từ khi sinh (giới tính, chủng tộc, nhóm máu…)
-Điểm yếu
. Chỉ có thể đánh giá tình trạng có bệnh chứ không phải nguy cơ mắc bệnh
2.1.2. Nghiên cứu phân tích
+ Mục đích là kiểm định giả thuyết
+ Xác định rõ mối quan hệ giữa phơi nhiễm và bệnh/ hiện tượng sức khỏe
+ Căn cứ để phân loại các nghiên cứu phân tích
– Dựa vào thời điểm
. Nghiên cứu hồi cứu(Retrospective study).
. Nghiên cứu tương lai(Prospective study).
– Dựa vào thời gian:
.Thời gian dài–Nghiên cứu dọc(Longitudinal study).
.Thời gian ngắn–Nghiên cứu ngang(Cross-sectional study).
+ Bao gồm nghiên cứu thuần tập/ đoàn hệ (Cohort Study) và nghiên cứu bệnh chứng (Case – Control Study)
2.1.2.1. Nghiên cứu thuần tập/ đoàn hệ (Cohort Study)
+ Định nghĩa: là một nghiên cứu quan sát phân tích được xuất phát từ 2 nhóm người: nhóm có phơi nhiễm (nhóm chủ cứu) và nhóm không có phơi nhiễm (nhóm đối chứng), sau đó theo dõi sự xuất hiện của bệnh trong tương lai
+ Đặc điểm
– Là một nghiên cứu dọc
– Có thể là nghiên cứu tương lai hay hồi cứu
– Xuất phát từ phơi nhiễm, theo dõi tìm sự xuất hiện của bệnh
– Thuộc nhóm nghiên cứu quan sát
– Thuộc nhóm nghiên cứu phân tích
+ Sơ đồ nghiên cứu thuần tập
+ Sơ đồ thiết kế
-Nghiên cứu thuần tập tương lai (Concurrent prospective cohort study)
. Tình trạng bệnh xảy ra trong tương lai
. Nghiên cứu theo dõi để xác định tình trạng bệnh
-Nghiên cứu thuần tập hồi cứu (Retrospective cohort study)
. Toàn bộ phơi nhiễm và bệnh đều xảy ra trong quá khứ
. Nghiên cứu thu thập số liệu sẵn có về tình trạng phơi nhiễm và tiếp tục dựa vào số liệu sẵn có để xác định tình trạng bệnh
+ Ví dụ: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hút thuốc lá và bệnh mạch vành. Nghiên cứu chọn 3000 người hút thuốc lá và 5000 người không hút thuốc lá. Cả 2 nhóm lúc bắt đầu nghiên cứu đều không có bệnh mạch vành và được theo dõi để xem xét sự phát triển bệnh. Sau một thời gian kết quả nghiên cứu phát hiện 84 người hút thuốc phát triển bệnh và 87 người không hút thuốc lá phát triển bệnh.
2.1.2.2. Nghiên cứu bệnh chứng (Case – Control Study)
+ Định nghĩa: là một nghiên cứu quan sát phân tích được xuất phát từ 2 nhóm người: nhóm có bệnh (nhóm chủ cứu) và nhóm không có bệnh (nhóm đối chứng), sau đó theo dõi ngược theo dòng thời gian xác định tiền sử phơi nhiễm trong quá khứ
Thường được dùng trong dịch tễ học để tìm nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt các trường hợp bệnh hiếm hoặc khó có điều kiện theo dõi thời gian dài như trong nghiên cứu đoàn hệ. Lợi điểm cùa nghiên cứu bệnh-chứng cho kết quả nhanh, ít tốn kém nhưng do hồi cứu lại các sự kiện ở quá khứ nên có nhiều sai lệch (bias) trong thu thập thông tin, vì vậy các kết luận về mối liên hệ nhân quả giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh không có tính thuyết phục cao
+ Đặc điểm
– Là một nghiên cứu dọc
– Chỉ có thể là một nghiên cứu hồi cứu
– Xuất phát từ bệnh chứ không phải từ phơi nhiễm
+ Sơ đồ nghiên cứu bệnh- chứng
+ Điểm mạnh- điểm yếu
-Điểm mạnh:
. Khá nhanh và đỡ tốn kém hơn nghiên cứu thuần tập
. Phù hợp với những bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài
. Tối ưu với nghiên cứu bệnh hiếm
. Có thể tìm hiểu nhiều yếu tố phơi nhiễm
-Điểm yếu:
. Đánh giá phơi nhiễm sau khi bệnh đã phát triển (sai số nhớ lại)
. Nguy cơ bị sai số chọn (chọn nhóm chứng)
. Không phù hợp để đánh giá phơi nhiễm hiếm
. Thường chỉ tìm hiểu được 1 bệnh
+ Ví dụ: Trong 3 năm tại khoa Sản bệnh viện nhận điều trị 30 bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung (CTC). Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng có thể ung thư CTC gây ra do Human papilloma virus (HPV). Chọn nhóm chứng gồm 60 người là các phụ nữ có cùng độ tuổi không mắc bệnh ung thư CTC. Tất cả các đối tượng này đều được làm xét nghiệm PCR để tìm HPV. Kết quả xét nghiệm PCR cho thấy có 22/30 (73,3%) bệnh nhân mắc ung thư CTC có HPV (+), trong khi chỉ 10/60 (16,6%) phụ nữ không bị ung thư CTC có HPV (+)
2.2. Nghiên cứu can thiệp (Interventional Study)
+ Định nghĩa: là nghiên cứu thực nghiệm có kế hoạch, thực chất là nghiên cứu thuần tập tương lai, chỉ khác là phơi nhiễm do chính nhà nghiên cứu chỉ định
Nghiên cứu thực nghiệm là loại nghiên cứu có giá trị nhất trong nghiên cứu y học, nó cung cấp những bằng chứng tin cậy nhất nhưng đòi hỏi thiết kế đúng đắn, tiến hành nghiên cứu phải kiên trì và nghiêm túc, thời gian thường dài và tốn kém.
+ Các loại nghiên cứu can thiệp
– Can thiệp cộng đồng (Community Intervention)
– Thử nghiệm thực địa (Field Trial) hay can thiệp phòng bệnh
(Prophylactic Intervention)
-Thử nghiệm lâm sàng (Clinical Trial)
+ Sơ đồ nghiên cứu can thiệp
2.2.1. Can thiệp cộng đồng:
Là loại nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu là tất cả cư dân sinh sống trong cộng đồng được quan tâm không kể là có bệnh hay không. Có nhiều cách tiến hành thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng, có giá trị và phổ biến nhất là can thiệp cộng đồng có đối chứng nhưng đơn giản và dễ thực hiện nhất là can thiệp (so sánh) trước – sau.
Ví dụ như việc đánh giá hiệu quả của việc cải tạo vệ sinh môi trường trong việc phòng chống sốt rét.
2.2.2. Thử nghiệm thực địa:
Là nghiên cứu thực nghiệm tiến hành trên cộng đồng nhưng đối tượng nghiên cứu là những người không có bệnh nhằm phòng bệnh cho họ.
Các thử nghiệm vaccine là một loại thử nghiệm thực địa phổ biến nhất.
2.2.3. Thử nghiệm lâm sàng.
Là nghiên cứu tiến hành trong bệnh viện (có thể một hay nhiều bệnh viện) nhằm so sánh hiệu quả điều trị của 2 hay nhiều phương án điều trị. Đây cũng là nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả mà nhân ở đây là phương án điều trị và quả là hiện tượng khỏi hoặc không khỏi bệnh. Có nhiều cách thiết kế thử nghiệm lâm sàng: ngẫu nhiên hoặc không ngẫu nhiên, có đối chứng hoặc không đối chứng…Loại thử nghiệm lâm sàng có giá trị hơn cả là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
2.2.3.1. Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
(Randomized Controled Clinical Trial)
+ Khái niệm
– Là một nghiên cứu can thiệp, là công cụ tối ưu để so sánh các phương pháp điều trị
– Là một nghiên cứu phân tích để kiểm định giả thuyết
+ Các đặc điểm cơ bản:
-Đối tượng nghiên cứu phải được lựa chọn theo một tiêu chuẩn nhất định và được phân bổ ngẫu nhiên vào các nhóm nghiên cứu
– Nhà nghiên cứu so sánh nhóm được điều trị với nhóm đối chứng thích hợp
– Nhà nghiên cứu tiến hành các thủ pháp điều trị để nghiên cứu sao cho điều trị đúng
+ Thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
+ Các bước tiến hành
-Nêu giả thuyết: “Nếu A thì B” ?
– Chọn đối tượng nghiên cứu
. Xác định đối tượng dưới 3 góc độ: con người, không gian, thời gian
. Xác định tiêu chuẩn đầu vào của thử nghiệm lâm sàng
. Xác định cỡ mẫu
– Chọn nhóm đối chứng
– Ấn định đối tượng vào các nhóm để so sánh: có thể thiết kế theo 2 cách sau đây: thiết kế ngẫu nhiên hoàn toàn hay thiết kế ngẫu nhiên phân tầng
– Tiến hành điều trị và theo dõi kết quả
. Cả 2 nhóm đem ra so sánh (nhóm nhận điều trị và nhóm không nhận điều trị) đều phải được nhà nghiên cứu điều trị có vẻ giống nhau trong suốt cuộc nghiên cứu
. Ơ mối nhóm các đối tượng được nghiên cứu đều được theo dõi, đo lường và ghi chép lại
-Trong RCT nên sử dụng kỹ thuật làm mù (mù đơn, mù đôi hoặc mù ba) vì
. Cả trong giai đoạn can thiệp điều trị và theo dõi đo lường kết quả đều có thể gặp sai số và nhiễu
. Giá trị nội tại của nghiên cứu có thể bị sai lệch bởi đối tượng được nghiên cứu, người trực tiếp điều tri và người xử lý phân tích số lieu nếu học biết rõ vấn đề nghiên cứu đặc biệt là mục đích nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Học viện Quân Y (2011),
“Phương pháp nghiên cứu khoa học”, Bài giảng sau Đại học
, Hà nội.
2.Đinh Thanh Huề
(2009), “Phương pháp nghiên cứu khoa học” Bài giảng sau Đại học, Đại học Y dược Huế
3. Nguyễn Ngọc Rạng
“Nghiên cứu khoa học trong bệnh viện” website:
www.thietbiysinh.com.vn/
Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Phổ Biến
Trước hết để hiểu được thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phương pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm khoa học là gì?
Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. ở mức độ chung nhất, khoa học được hiểu như sau: Khoa học là hệ thống tri thức được rút ra từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh, khẳng định bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Phương pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học.Phương pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học.
Như vậy phương pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tượng nghiên cứu. Đến lượt mình, phương pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tượng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta người thành công là người biết sử dụng phương pháp.
Như vậy, bản chất của phương pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con người sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tượng như một phương tiện để khám phá chính đối tượng đó. Phương pháp nghiên cứu chính là con đường dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác được sắp xếp theo một chương trình tối ưu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện được hay không lôgíc tối ưu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức.
Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phương tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phương tiện và phương pháp là hai phạm trù khác nhau nhưng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tượng nghiên cứu mà ta chọn phương pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phương pháp nghiên cứu mà chọn các phương tiện phù hợp nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tượng nào đó. Chính các phương tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
2. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là gì?
Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp bao hàm hệ thống các phương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Phương pháp luận được chia thành phương pháp bộ môn – lý luận về phương pháp được sử dụng trong một bộ môn khoa học và phương pháp luận chung cho các khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phương pháp luận đáp ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng như hoạt động cải tạo và xây dựng thế giới mới.
Dựa trên những đặc điểm cơ bản của phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào việc phân loại các phương pháp.
3. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể
3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải:
Xác định tiêu thức để phân chia.
Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.
Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.
Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng.
Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.
Trong các ngành khoa học xã hội- nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lượng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.
3.2. Phương pháp quy nạp và diễn giải
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ những hiện tượng riêng lẻ, rời rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tượng ấy với nhau để tìm ra bản chất của một đối tượng nào đó.
Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật riêng lẻ người ta tổng kết quy nạp thành những nguyên lý chung. Cơ sở khách quan của phương pháp quy nạp là sự lặp lại của một số hiện tượng này hay hiện tượng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng.
Nếu như phương pháp phân tích – tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hình thức và nội dung thì phương pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Một hiện tượng bộc lộ nhiều bản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, cuối cùng đưa ra giải pháp. Phương pháp quy nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ những kết luận tổng quát đưa ra các giả thuyết.
Trong nghiên cứu khoa học, người ta còn có thể xuất phát từ những giả thuyết hay từ những nguyên lý chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tượng cụ thể nhờ vậy mà có nhận thức sâu sắc hơn từng đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp diễn giải ngược lại với phương pháp quy nạp. Đó là phương pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừa nhận để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, cái trùng hợp cụ thể trong sự vận động của đối tượng.
Phương pháp diễn giải nhờ vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý thuyết, ở đây người ta đưa ra những tiền đề, giả thuyết, và bằng những suy diễn logic để rút ra những kết luận, định lý, công thức.
Quy nạp và diễn giải là hai phương pháp nghiên cứu theo chiều ngược nhau song liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những kết quả nghiên cứu theo phương pháp quy nạp trước đó mà việc nghiên cứu có thể tiếp tục, phát triển theo phương pháp diễn giải. Phương pháp diễn giải, do vậy mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tượng.
Các đối tượng nghiên cứu( sự vật, hiện tượng) đều luôn biến đổi, phát triển theo những hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch sử liên tục được biểu hiện ra trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ có cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Phương pháp lịch sử là phương pháp thông qua miêu tả tái hiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự kiện kế tiếp nhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển.
Hay nói cách khác, phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá của đối tượng, để phát hiện ra bản chất và quy luật của đối tượng.
Phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến. Và trên cơ sở nắm được những đặc thù cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử.
Yêu cầu phải tìm hiểu cái không lặp lại bên cái lặp lại. Các hiện tượng lịch sử thường hay tái diễn, nhưng không bao giờ diễn lại hoàn toàn như cũ.
Phương pháp lịch sử phải chú ý tìm ra cái khác trước, cái không lặp lại để thấy những nét đặc thù lịch sử. Thí dụ, cũng là khởi nghĩa nông dân, nhưng khởi nghĩa nông dân Nguyễn Hữu Cầu có khác khởi nghĩa nông dân Hoàng Hoa Thám về đối tượng, quy mô và hình thức đấu tranh…
Phương pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải theo dõi những bước quanh co, thụt lùi tạm thời…của phát triển lịch sử. Bởi vì lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ, có khi cái cũ chưa đi hẳn, cái mới đã nảy sinh. Hoặc khi cái mới đã chiếm ưu thế, nhưng cái cũ hãy còn có điều kiện và nhu cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. Phương pháp lịch sử phải đi sâu vào những uẩn khúc đó.
Phương pháp lịch sử phải chú ý những tên người, tên đất, không gian, thời gian, thời gian cụ thể, nhằm dựng lại quá trình lịch sử đúng như nó diễn biến.
Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối tượng, phải nắm được sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải bám sát sự vật, theo dõi những bước quanh co, những ngẫu nhiên của lịch sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển. Từ cái lịch sử chúng ta sẽ phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tượng.Tức là tìm ra cái logic của lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nếu phương pháp lịch sử là nhằm diễn lại toàn bộ tiến trình của lịch sử thì phương pháp lôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử, nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng.
Phương pháp lôgíc nhằm đi sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tượng. Muốn vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tượng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra bản chất của hiện tượng.
Nếu phương pháp lịch sử đi sâu vào cả những bước đường quanh co, thụt lùi tạm thời của lịch sử, thì phương pháp lôgíc lại có thể bỏ qua những bước đường đó, mà chỉ nắm lấy bước phát triển tất yếu của nó, nắm lấy cái xương sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. Như Anghen đã nói: lôgíc không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà là sự phản ánh đã được uốn nắn lại nhưng uốn nắn theo quy luật mà bản thân quá trình lịch sử đem lại.
Do đó phương pháp lôgíc có những đặc điểm sau:
Thí dụ, trong khi viết Tư bản luận, Mác có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển điển hình cao nhất của lịch sử lúc đó là xã hội tư bản. Khi phát hiện ra được quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản là quy luật thặng dư giá trị, tức là nắm được sâu sắc các giai đoạn điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm ra các quy luật phát triển của các xã hội trước tư bản chủ nghĩa, mà không nhất thiết phải đi từ giai đoạn đầu của lịch sử xã hội loài người.
Trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp, nếu bạn gặp phải bất kì khó khăn gì cần giúp đỡ thì đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0988 55 2424 để dịch vụ tư vấn làm luận văn của chúng tôi giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất.
Khái Niệm Khoa Học Và Nghiên Cứu Khoa Học
Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
– Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.
– Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các họat động nầy có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lãnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.
Khái niệm đề tài
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức nghiên cứu khác không hoàn toàn mang tính chất nghiên cứu khoa hoc, chẳng hạn như: Chương trình, dự án, đề án. Sự khác biệt giữa các hình thức NCKH nầy như sau:
* Đề tài: được thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật, có thể chưa để ý đến việc ứng dụng trong hoạt động thực tế.
* Dự án: được thực hiện nhằm vào mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể hiệu quả về kinh tế và xã hội. Dự án có tính ứng dụng cao, có ràng buộc thời gian và nguồn lực.
* Chương trình: là một nhóm đề tài hoặc dự án được tập hợp theo một mục đích xác định. Giữa chúng có tính độc lập tương đối cao. Tiến độ thực hiện đề tài, dự án trong chương trình không nhất thiết phải giống nhau, nhưng nội dung của chương trình thì phải đồng bộ.
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu được khảo sát trong trong phạm vi nhất định về mặt thời gian, không gian và lãnh vực nghiên cứu.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Khi viết đề cương nghiên cứu, một điều rất quan trọng là làm sao thể hiện được mục tiêu và mục đích nghiên cứu mà không có sự trùng lấp lẫn nhau. Vì vậy, cần thiết để phân biệt sự khác nhau giữa mục đích và mục tiêu.
* Mục đích: là hướng đến một điều gì hay một công việc nào đó trong nghiên cứu mà người nghiên cứu mong muốn để hoàn thành, nhưng thường thì mục đích khó có thể đo lường hay định lượng. Nói cách khác, mục đích là sự sắp đặt công việc hay điều gì đó được đưa ra trong nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “nhằm vào việc gì?”, hoặc “để phục vụ cho điều gì?” và mang ý nghĩa thực tiển của nghiên cứu, nhắm đến đối tượng phục vụ sản xuất, nghiên cứu.
* Mục tiêu: là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Nói cách khác, mục tiêu là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
Thí dụ: phân biệt giữa mục đích và mục tiêu của đề tài sau đây.
Đề tài: “Ảnh hưởng của phân N đến năng suất lúa Hè thu trồng trên đất phù sa ven sông ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”.
Mục đích của đề tài: Để tăng thu nhập cho người nông dân trồng lúa.
Mục tiêu của đề tài:
1. Tìm ra được liều lượng bón phân N tối hảo cho lúa Hè thu.
2. Xác định được thời điểm và cách bón phân N thích hợp cho lúa Hè thu.
Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu Khoa Học (Mục Tiêu Nghiên Cứu).
Ở bài viết này tác giả sẽ chia sẻ về mục tiêu nghiên cứu. Việc xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu sẽ là một kim chỉ nam cho việc thực hiện một nghiên cứu theo đúng quy trình, vậy mục tiêu nghiên cứu là gì và tại sao lại mục tiêu nghiên cứu lại quan trọng như vậy? Tôi xin được chia sẻ tới các bạn về hai câu hỏi này:
1) Mục tiêu nghiên cứu là gì?
Mục tiêu nghiên cứu đơn giản là việc trả lời câu hỏi: Bạn đang làm cái gì, bạn tìm hiểu về cái gì, nghiên cứu giúp giải quyết điều gì. ví dụ đơn giản: một đề tài nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ tại ngân hàng XYZ. Như vậy, mục tiêu nghiên cứu ở đây cần làm rõ là chất lượng dịch vụ tại ngân hàng XYZ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào. Khi đưa và mô hình nghiên cứu thì cần chỉ rõ b iến phụ thuộc (biến chịu tác động) là chất lượng dịch vụ còn biến độc lập sẽ là các nhân tố có thể tác động tới chất lượng dịch vụ. Và cái quan trọng là cuối cùng đạt được của nghiên cứu là giải quyết điều gì? Ở đây nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố tác động tới chất lượng dịch vụ từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng XYZ thông qua các nhân tố đã tìm ra qua nghiên cứu.
2) Tại sao mục tiêu nghiên cứu lại quan trọng?
Việc đưa ra và nắm rõ mục tiêu nghiên cứu của mình sẽ giúp chúng ta không bị mơ hồ về cái mà mình đang làm, để từ đó có các dẫn dắt định hướng để hoàn thành mục tiêu đó. Khi có được mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng cho các bước sau đó: Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu phù hợp cho đề tài.
Để hiểu rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; tác giả sẽ thực hiện ở bài viết sau
Duy Nguyễn
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Thiết Kế Nghiên Cứu Khoa Học trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!