Bạn đang xem bài viết Các Phép Liên Kết Thường Gặp Trong Câu Văn, Đoạn Văn, Bài Văn được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các phép liên kết thường gặp trong câu văn, đoạn văn, bài văn
* Ghi nhớ:
Các đoạn văn trong một đoạn văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
– Về nội dung:
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết lôgic).
– Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp từ ngữ); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế); + Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối).
1. Phép lặp:
Khái niệm: Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Tác dụng: Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
– Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm – Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ – Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
Ví dụ 1:
Gậy tre, chông tre kiên cường chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre còn làm hầm ngụy trang và giữ bí mật… Tre bao bọc, che chở cho nguời con Việt trong những đêm dài hành quân ra trận. Rừng là nhà, nhà ngụy trang bằng tre nứa, đất làm giường, nứa tre làm gối, tre đã cùng người lập nên những chiến công vang dội, hiển hách.
Ví dụ 2:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này… “
(Viếng lăng Bác)
Ví dụ 3:
Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…
2. Phép thế:
Khái niệm: Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
– Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.
– Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.
Tác dụng: Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
Ví dụ 1:
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi. (Hải Hồ)
Ví dụ 2:
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta.
(Hồ Chí Minh)
Ví dụ 3:
Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ.
(Lỗ Tấn)
3. Phép nối.
Khái niệm: Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Tác dụng: Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây: kết từ, kết ngữ, trợ từ, phụ từ, tính từ, nối bằng quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược).
– Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…
Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)
– Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …
Ví dụ: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại, nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! (Nam Cao)
– Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ,chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . ..
Ví dụ: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái)
Ví dụ 1:
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 2:
Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. (Nam Cao)
Ví dụ 3:
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên, ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Ví dụ 4:
Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. (Nam Cao)
Ví dụ 5:
Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Ví dụ 6:
“Một mặt, chúng cấm dân ta buôn bán, thực hiện kinh tế tự túc. Mặt khác, chúng ra sức vơ vét của cải, làm dân ta nghèo đi”.
4. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng:
Khái niệm:
– Phép đồng nghĩa ,trái nghĩa là cách dừng những từ ngứ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa nối cá câu, các đoạn văn với nhau.
– Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ. ⇒ các loài chim
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể – bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ…) hoặc trong quan hệ tập hợp – thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính……)
Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):
Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
⇒ cóc – nhái
Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm… Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan)
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng – chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng)
⇒ Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ
Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân – quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy… nhưng (nghịch nhân quả), nếu… thì (điều kiện/giả thiết – hệ quả).
Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng)
⇒ Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy.
Các Cách Thực Hiện Phép Liên Kết Cho Văn Bản
MỌI NGƯỜI CŨNG ĐỌC
Bạn có từng bị sếp hay ai đó nhận xét “sao em viết rời rạc quá vậy”, hoặc chính bản thân bạn cũng nhận thấy bài mình viết ra bị rời rạc không? Mỗi câu đều có nghĩa rất rõ ràng, đầy đủ, nhưng hình như, các câu nó cứ xa xa nhau thế nào ấy? Làm thế nào để các câu văn nó xích lại gần nhau hơn chút nữa, để cho văn bản chặt chẽ hơn nhỉ?
Có một “phép thuật” rất hiệu quả để tránh lời phê “viết rời rạc”, gọi là “phép liên kết”.
Nhận diện văn bản thiếu liên kết
Bảng 1
(1)
(2)
Năm 1938, Đào Duy Anh xuất bản quyển Việt Nam văn hoá sử cương, là “bản tổng kết đầu tiên về văn hoá Việt Nam” (4, tr.169), trình bày theo quan điểm duy vật, đi từ sinh hoạt vật chất, kinh tế để tiến đến tổ chức xã hội và sau cùng là phong tục văn hoá tinh thần.
Năm 1955, Đào Duy Anh in quyển Cổ sử Việt Nam. Theo Phan Ngọc, Đào Duy Anh tuy không phải là nhà khảo cổ học trên thực địa, không có dịp khai quật, khảo sát di vật, nhưng “cụ là người mở đầu cho ngành khảo cổ học Việt Nam”. “Trước Đào Duy Anh các di chỉ được xét như những hiện tượng rời rạc của cả vùng, không ai nhắc tới vai trò của Việt Nam. Cụ Đào là người đầu tiên hệ thống hoá các tài liệu, rồi dựa trên thư tịch cổ xây dựng các khái niệm làm thành nền tảng cho khảo cổ học Việt Nam: nước Lạc Việt, con rồng tô tem của người Việt, văn hoá Đông Sơn là một giai đoạn của văn hoá Việt cổ…”, (4, tr.171).
Sau bộ
Hán – Việt từ điển
, Đào Duy Anh biên soạn
Pháp – Việt từ điển
, đồ sộ hơn và còn được hoan nghênh nhiều hơn.
Mặc dù
trước Đào Duy Anh đã có nhiều bộ từ điển Pháp – Việt, nhưng chủ yếu chỉ tập trung dịch những từ tiếng Pháp thông thường ra tiếng Việt.
Đến lượt mình
,
Đào Duy Anh đã làm được một việc rất khó khăn là dịch đối ứng khái niệm thành khái niệm. “Tất cả các từ Pháp được dịch hết, dù có khó, có chuyên môn đến đâu” để “tạo cho tiếng Việt những khái niệm mới, ngay dù như hiện nay chưa ai nói như vậy” (4, tr.168).
Để làm được bộ từ điển này
,
Đào Duy Anh phải tìm mua dần dần đến mấy chục bộ từ điển và tự điển để làm tài liệu tham khảo,
bao gồm
Đại Nam quốc âm tự vị
của Huỳnh Tịnh Của,
Hán – Anh – Pháp – Ý – Đức từ điển
gửi mua về từ bên Thượng Hải và nhiều từ điển có tiếng Pháp của Trung Quốc. “Trong khi biên soạn
Pháp Việt từ điển
, tôi có ý nhấn mạnh các từ ngữ về chính trị và các khoa học xã hội khác. Ý đồ cũng có tham lam, nhưng kết quả cũng tốt, đáp ứng được nhu cầu thiết tha của nhiều người. Tôi đưa được vào sách những từ chính trị mà thời đó nếu viết ra và giải thích trên trên sách có thể bị nhà chức trách làm lôi thôi”, (3. tr.44).
Năm 1938, Đào Duy Anh xuất bản quyển Việt Nam văn hoá sử cương, là “bản tổng kết đầu tiên về văn hoá Việt Nam” (4, tr.169). Điểm ấn tượng của công trình này là nó trình bày theo quan điểm duy vật, đi từ sinh hoạt vật chất, kinh tế để tiến đến tổ chức xã hội và sau cùng là phong tục văn hoá tinh thần.
Năm 1955, Đào Duy Anh in quyển Cổ sử Việt Nam. Với công trình này, theo Phan Ngọc, Đào Duy Anh tuy không phải là nhà khảo cổ học trên thực địa, không có dịp khai quật, khảo sát di vật, nhưng “cụ là người mở đầu cho ngành khảo cổ học Việt Nam”. “Trước Đào Duy Anh các di chỉ được xét như những hiện tượng rời rạc của cả vùng, không ai nhắc tới vai trò của Việt Nam. Cụ Đào là người đầu tiên hệ thống hoá các tài liệu, rồi dựa trên thư tịch cổ xây dựng các khái niệm làm thành nền tảng cho khảo cổ học Việt Nam: nước Lạc Việt, con rồng tô tem của người Việt, văn hoá Đông Sơn là một giai đoạn của văn hoá Việt cổ…”, (4, tr.171).
Mặc dù đoạn văn bản trên có thể chưa bao quát được hết các trường hợp, nhưng cũng phần nào giúp bạn hiểu thế nào là văn bản thiếu liên kết và có liên kết. Nghiền ngẫm đoạn văn bản được trình bày theo hai cách trên, chúng ta có thể thấy rằng, một văn bản rời rạc là một văn bản mà các câu trong nó, các đoạn trong nó chỉ được đặt cạnh nhau, không có từ, hoặc ngữ nào làm nhiệm vụ “móc nối” các câu, đoạn đó với nhau.
Hãy hình dung một văn bản là một đội bóng đá đang thi đấu trên sân:
– Văn bản thiếu liên kết chính là một đội bóng mà 11 người mạnh ai nấy chơi. Đó thật sự là một lối đá rời rạc!
– Văn bản có liên kết chính là một một đội bóng mà 11 người chuyền bóng cho nhau, cùng nhau phòng thủ, tấn công,… Đó là một lối đá kết hợp nhuần nhuyễn thành một hệ thống.
Nói chung, với một đội bóng, chỉ khi các cầu thủ phối hợp với nhau, kết nối với nhau thì mới thật sự là một đội bóng, còn không thì chỉ là 11 người chơi bóng. Văn bản cũng vậy, có liên kết mới thực sự là một văn bản chỉnh thể, còn không thì cũng chỉ là những câu, những đoạn rời rạc nằm cạnh nhau mà thôi.
Muốn liên kết… thì phải làm phép liên kết
Ở trên, chúng ta đã hiểu khái lược rằng: một văn bản muốn chặt chẽ thì các câu văn phải “móc nối” với nhau. Tiếp theo, chúng ta phải nhìn sâu hơn vào vấn đề, tại sao phải làm cho một văn bản có liên kết. Phải nói ngay rằng, việc văn bản có liên kết hay không góp phần rất lớn giúp chúng ta hiểu đúng và hiểu dễ dàng ý nghĩa tổng thể của văn bản đó. Muốn văn bản có liên kết, chúng ta phải thực hiện phép liên kết. Chẳng hạn sử dụng các từ ngữ giống như các từ ngữ được in đậm, in nghiêng, gạch chân trong bảng 1.
(1) Dùng từ/ngữ liên kết
Chính là dùng những từ/ngữ như in đậm, in nghiêng, gạch chân trong bảng trên. Trong sách Lược sử Việt ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp chủ biên, Nxb Tri Thức, 2017, tr.50) có trình bày khá đầy đủ các cách dùng từ/ngữ liên kết, ở đây dẫn lại, chia thành bảng cho các bạn tiện theo dõi.
Bảng 2
(Các ví dụ trong bảng này đều trích từ tác phẩm Đờn ca tài tử Nam Bộ của Nguyễn Phúc An.)
Từ ngữ diễn đạt quan hệ đồng hướng
Ví dụ: Ngoài ra, để góp phần hình thành nên nhạc tài tử, còn có một thành tố nữa…
và, hơn nữa, còn, với, cùng, lại, thêm nữa, với lại, ngoài ra, thêm vào đó
tức là, có nghĩa là, rằng, tức, ý là
chẳng hạn, nói cách khác, nói khác đi
như thế, như vậy, cũng vậy
Từ ngữ diễn đạt quan hệ ngược hướng
Ví dụ: Nhưng nếu so với sự lý luận âm nhạc với dịch lý, ngũ hành âm dương của Trung Hoa,…
nhưng, ngoại trừ, nhưng mà, mặc dù, dẫu cho, dẫu, dù, tuy, tuy rằng, tuy là, bất chấp, bất kể
cứ cho rằng… thì; dù… nhưng, dẫu mà… thì
tuy nhiên, vậy mà, thế mà, ngược lại, đằng khác, mặt khác
nếu không, bằng không, nếu có
Từ ngữ diễn đạt quan hệ nhân quả
Ví dụ: Do đó, ngày xưa chúng ta được biết có những thầy đờn danh tiếng, có ngón đờn hay,…
vì lý do, vì rằng, vì lẽ, vì cớ gì, do đó, vì một lý do nào đó, xuất phát từ, có trời biết vì sao
nên, nên chi, cho nên, bởi vì… mà, do, tại, tại vì, giá như, ngộ nhỡ, vì thế, thế nên, do vậy mà
thế là, kết cuộc là, vậy thì, hậu quả là, kết quả là, thành thử
Từ ngữ diễn đạt quan hệ thời gian
Ví dụ: Kể từ sau khi sân khấu cải lương ra đời, và cải lương dần phát triển, lớn lên, định hình, phân tược chia ngôi…
trước khi, sau khi, trong khi mà, một khi đã, cho tới nay, chẳng bao lâu, bao giờ cũng, thỉnh thoảng, từ đó, ngay sau đó, tiếp đó, rồi, rồi sau đó, rồi thì, và rồi, về sau, thế rồi, đoạn
Từ ngữ diễn đạt quan hệ trình tự
Ví dụ: Nói về người ca, trước hết tôi xin nhường lời lại cho ông Bảy Nhiêu viết về ông Ba Lễ là một tài tử ca mà ông cho là sành điệu…
một, một là, thứ nhất là, trước tiên, trước hết, đầu tiên, thoạt tiên, thứ nhất… thứ hai… thứ ba, một là… hai là… cuối cùng là, trước hết… thêm vào đó… cuối cùng là
cuối cùng, sau hết, nói chung, xét cho cùng, kết quả là, tóm lại là, nói gọn lại, chốt lại là
(2) Trình bày theo trật tự tuyến tính thời gian, không gian
Xét các đoạn sau trong Bảng 1:
Năm 1938, Đào Duy Anh xuất bản quyển Việt Nam văn hoá sử cương, là “bản tổng kết đầu tiên về văn hoá Việt Nam” (4, tr.169). Điểm ấn tượng của công trình này là nó trình bày theo quan điểm duy vật, đi từ sinh hoạt vật chất, kinh tế để tiến đến tổ chức xã hội và sau cùng là phong tục văn hoá tinh thần.
Năm 1955, Đào Duy Anh in quyển Cổ sử Việt Nam. Với công trình này, theo Phan Ngọc, Đào Duy Anh tuy không phải là nhà khảo cổ học trên thực địa, không có dịp khai quật, khảo sát di vật, nhưng “cụ là người mở đầu cho ngành khảo cổ học Việt Nam”.
Ngoài các “từ ngữ diễn đạt quan hệ thời gian” trong Bảng 2, thì cách trình bày theo tuyến tính với mốc thời gian cụ thể cũng là cách để liên kết cho văn bản.
Với không gian cũng vậy. Ví dụ, trong nhiếp ảnh, khi chụp ảnh sự kiện, người ta thường chụp tổng thể, từ ngoài cổng vào, đến sân khấu chính, không gian bên cánh trái, cánh phải, rồi vào hậu trường, v.v.. Tương tự, đối với văn bản, khi cần miêu tả một không gian nào đó, ta cũng đi từ ngoài vào, có trình tự như người thợ chụp ảnh.
Bằng cách trình bày theo tuyến tính như thế, người đọc sẽ dễ hình dung văn bản hơn vì các sự kiện được xâu chuỗi theo một trật tự nhất định. Tất nhiên, đối với những bậc thầy chữ nghĩa, họ hoàn toàn có thể xáo trộn các trật tự trên. Điều đó không hề gì, bởi bản chất của việc liên kết văn bản là làm cho văn bản mạch lạc, logic. Chỉ cần có thể khiến cho văn bản mạch lạc, logic, có lớp lang hẳn hòi thì việc đổi trật tự hay diễn đạt thế nào cũng không phải là vấn đề, tùy vào năng lực của người viết mà thôi.
(3) Dùng phép thế, phép lặp, phép liên tưởng và phép nối
Bảng 3
(Các ví dụ trong bảng này đều trích từ tác phẩm Người đan chữ xếp thuyền của Miura Shion.)
Phép liên kết
Ví dụ
Phép thế:
câu sau sử dụng các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
1. Sau đợt đó,
Nishioka
phải khổ sở vì bị đau hông nhức eo mấy ngày trời. Nội chuyện hắt xì thôi
y
cũng không dám.
2. Sau khi nghe người bên trong trả lời, y mở cửa ra. Đúng lúc vị giảng viên y tìm kiếm đang ăn trưa.
Phép lặp:
câu sau lặp lại các từ ngữ đã có ở câu trước.
1. Trong mắt Nishioka chỉ phản chiếu hình ảnh của
một thế giới
bị bóp méo.
Một thế giới
mà bất kỳ tia sáng nào cũng khiến y trở nên đau khổ.
2. Majime ngoan ngoãn nghe theo lời Kishibe trở về bàn tiếp tục công việc của mình. Còn công việc ấy là công việc gì gì thì cô không rõ.
Phép liên tưởng:
câu sau sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (trong cùng trường liên tưởng) với từ ngữ đã có ở câu trước.
– Sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa gọi là liên tưởng đồng chất.
– Sử dụng các từ ngữ trái nghĩa gọi là liên tưởng khác chất.
1.
Kỳ vọng quá lớn
vào đối phương là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi mình đối với họ toàn tâm toàn ý. Cũng giống như việc trên đời có mấy ai chẳng
thiết tha trông đợi
bất kỳ lời hồi đáp nào từ người thương của mình? (Liên tưởng cùng chất)
2. Không giống như tay giảng viên hám danh hám lợi kia, dẫu cho y có bị thuyên chuyển đến bộ phận nào đi chăng nữa, y vẫn sẽ cố gắng làm chút gì đó cho việc biên soạn “Daitokai”. Nishioka không màng đến chuyện tên tuổi mình có được ghi lên sách hay không, cũng không ngại chuyện sự tồn tại của mình sẽ nhanh chóng bị xóa nhòa khỏi lịch sử Phòng biên tập từ điển. Kể cả khi Majime không còn nhớ đến y nữa, Nishioka cũng vui vẻ bằng lòng. (Liên tưởng khác chất)
Phép nối:
câu sau sử dụng các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
1. Mấy tay giảng viên đại học rốt cuộc
là thế nào
đây?
Là
một đám khờ khạo cái gì cũng mù tịt,
hay là
mấy kẻ nhiều chuyện thích hóng hớt?
2. Majime của chúng tôi nhất định sẽ làm nên một quyển từ điển được người người yêu mến tín nhiệm. Tên thầy sẽ được in trong đó với tư cách là cộng tác viên, nhưng mong thầy nhớ cho, nhờ có Majime nên bản thảo của thầy mới được chất lượng như vậy.
Chú thích:
(*) Đoạn văn bản trong Bảng 1 trích từ bài viết Đào Duy Anh – Cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm và phương pháp nghiên cứu, Nguyễn Thùy Dung, 2020. Các chú thích trong đoạn văn bản này hiểu như sau:
– (3, tr.44) ứng với quyển hồi ký Nhớ nghĩ chiều hôm của Đào Duy Anh, Nxb Hà Nội, tái bản 2020, trang 44.
– (4, tr.168) ứng với quyển Học giả Đào Duy Anh của nhiều tác giả, Nxb Tri thức, 2020, trang 168. Các chú thích khác có dạng (4, chúng tôi cũng được hiểu là thuộc sách này ứng với số trang như thế.
Một Số Phương Tiện Và Phép Liên Kết Trong Văn Bản
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng…
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
– Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
– Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
– Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
1.1 Lặp ngữ âm:
Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa. (vần được in thẳng)
Ví dụ:
(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp “a có b”. Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
1.2 Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài. 1.3 Lặp cú pháp:
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:
“Ðề ngữ – dạng câu đặc biệt ” (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
(Hồ Chí Minh)
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
2.1 Thế đồng nghĩa:
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm… (Nguyễn Ðình Thi)
2.2 Thế đại từ:
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều câu v. v… nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
3. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
3.1 Liên tưởng cùng chất:
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể – bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ…) hoặc trong quan hệ tập hợp – thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính……)
Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):
Cóc chết bỏ nhái mồ côi, Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng! Ễnh ương đánh lệnh đã vang! Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm… Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan)
3.2 Liên tưởng khác chất:
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng – chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng)
Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân – quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy… nhưng (nghịch nhân quả), nếu… thì (điều kiện/giả thiết – hệ quả).
Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng)
– Từ trái nghĩa
– Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
– Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
– Từ ngữ dùng ước lệ
Ví dụ 1 (dùng từ trái nghĩa):
Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ. (Nam Cao)
Ví dụ 2 (dùng từ ngữ phủ định):
Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 3 (dùng từ ngữ miêu tả):
… Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy… (Nam Cao)
Ví dụ 4 (dùng từ ngữ ước lệ):
Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. ( Nguyễn Ðức Thuận)
5. Phép nối:
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
– kết từ,
– kết ngữ,
– trợ từ, phụ từ, tính từ,
– quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép tỉnh lược)
5.1: Nối bằng kết từ:
Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và, với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên… Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn câu.
Ví dụ 1:
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 2:
Ví dụ 1:
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Ví dụ 2:
Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu bia chạy vào làm. (Nam Cao)
5.3 Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ:
Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác…
Ví dụ 1:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. (Tô Hoài)
Ví dụ 2:
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
Ví dụ 3:
Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ. 5.4 Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng):
Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
Ví dụ 1 (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ):
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Phạm Hổ)
Ví dụ 2 (câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu):
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. (Nam Cao)
chúng tôi
Tìm Hiểu Về Các Loại Văn Bản Thường Dùng Trong Văn Học
Trong văn học Việt Nam, các loại văn bản thường được sử dụng gồm 6 loại: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn bản biểu cảm, văn bản hành chính. Để nâng cao khả năng văn học của bản thân, mỗi học sinh cần tìm hiểu tường tận về từng loại văn bản đã nêu trên.
1. Văn bản tự sự
1.1. Khái niệm văn bản tự sự là gì?
Văn bản tự sự còn được gọi là văn bản tường thuật, văn bản kể chuyện (gồm các câu chuyện tưởng tượng, các câu chuyện đời thường).
1.2. Đặc điểm của văn bản tự sự
Văn bản tự sự tập trung trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này dẫn đến sự việc khác, cứ thế nối tiếp nhau và đi đến kết quả, thể hiện một thông điệp và ý nghĩa nhất định.
1.3. Yêu cầu khi làm văn bản tự sự
– Đối với văn bản tự sự kể chuyện đời thường: Trình bày văn bản có bố cục 3 phần, biết sắp xếp các sự việc thành chuỗi có ý nghĩa, lời văn mạch lạc. Tùy thuộc vào nội dung và đối tượng để người viết lựa chọn tình huống hợp lý, có ý nghĩa.
– Đối với văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng: tuy là các tình huống tưởng tượng nhưng vẫn nên đề cao tính hợp lý, câu chuyện phải có bố cục đầy đủ, đặc biệt là thể hiện được ý nghĩa rõ ràng.
1.4. Các chú ý khi làm một văn bản tự sự
– Với dạng văn bản tự sự mà người viết kể lại một câu chuyện bằng chính lời văn của mình, phải đảm bảo không được thay đổi cốt truyện. Tập trung sáng tạo cho hai phần mở bài và kết bài, diễn đạt các ý theo lời văn cá nhân thật sáng tạo, linh hoạt.
– Với dạng văn bản tự sự kể người cần đặc biệt chú ý không được nhầm sang dạng văn bản miêu tả người, để tránh sự nhầm lẫn này các bạn nên tập trung vào hành động, công việc, sự việc… trong quá trình kể chuyện nếu có thêm vào một vài yếu tố miêu tả thì cần đan xen các lời kể, đánh giá, không nên miêu tả quá chuyên sâu.
– Với dạng văn bản tự sự kể chuyện đời thường các bạn cần đảm bảo trình tự kể chuyện phù hợp, xác thực, gần gũi với thực tế, biết cách làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện bằng cách sắp xếp các ý nổi bật, đồng thời lựa chọn cho mình một ngôi kể hợp lý, phù hợp với yêu cầu, nội dung.
– Với các văn bản tự sự kể chuyện tưởng tượng cần xác định đối tượng kể chuyện là người hay sự vật, xây dựng tình huống chuyện, tưởng tượng các hoạt động, sự việc trong một hoàn cảnh, không gian cụ thể.
2. Văn bản miêu tả
2.1. Khái niệm văn bản miêu tả là gì?
Văn bản miêu tả là loại văn bản làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung ra các tính chất, đặc điểm nổi bật của con người, phong cảnh, sự vật, sự việc… làm cho tất cả những yếu tố đó có thể hiện hữu trong trí tưởng tượng của người đọc, người nghe. Đối với văn bản miêu tả, thường bộc lộ rõ nét năng lực quan sát của người nói, người viết.
2.2. Đặc điểm của văn bản miêu tả
– Đây là loại văn bản mang tính thông báo, diễn tả về thẩm mĩ, vì vậy các yếu tố miêu tả phải thể hiện được cái riêng, cái mới lạ trong quá trình quan sát, cách cảm nhận riêng của mỗi người viết.
– Những cái riêng lẻ, cái mới mẻ được gắn kết với nhau và luôn đi kèm với sự chân thật.
– Khi làm văn bản miêu tả, trước hết người viết phải quan sát thật kĩ càng, rồi từ đó liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, ví von và nhận xét… làm nổi bật lên sự vật, sự việc, hiện tượng, phong cảnh, con người.
2.3. Các dạng văn bản miêu tả
– Văn bản miêu tả tả cảnh: tả cảnh là gợi tả lên bức tranh khung cảnh thiên nhiên, các cảnh sinh hoạt đời sống, giúp gợi cho người đọc, người nghe những đặc điểm rõ nét của các cảnh vật đó.
Đối với văn miêu tả tả cảnh, các bạn cần xác định rõ đối tượng cần miêu tả là gì, ở đâu, thời điểm miêu tả là khi nào, từ đó quan sát và chọn ra những hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu, cuối cùng là trình bày các yếu tố đó theo một trình tự phù hợp. Bố cục của văn bản miêu tả tả cảnh gồm 3 phần: mở bài giới thiệu về cảnh sẽ được miêu tả, thân bài đi sâu vào miêu tả quang cảnh, phần kết bài nêu cảm nhận đối với cảnh vật.
Đầu tiên các bạn cần xác định đối tượng chính để miêu tả là ai, quan sát và lựa chọn ra những đặc trưng, chi tiết tiêu biểu, trình bày văn bản theo trình tự bố cục đầy đủ. Đối với văn bản miêu tả người, phần mở bài cần giới thiệu về đối tượng miêu tả, phần thân bài chi tiết miêu tả về ngoại hình, cử chỉ, hành động, tính cách, lời nói… chú ý miêu tả rõ nét các đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt của người được miêu tả, qua các chi tiết miêu tả đó làm nổi bật lên thái độ, tính cách, phẩm chất hình tượng nhân vật, cuối cùng trong phần kết bài nêu nhận xét của bản thân về đối tượng miêu tả.
3. Văn bản biểu cảm
3.1. Khái niệm văn bản biểu cảm là gì?
Văn bản biểu cảm là loại văn bản biểu đạt cảm xúc, tình cảm, sự đánh giá của người viết đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh, đồng thời kích thích nguồn tình cảm, cảm hứng của người đọc. Văn bản biểu cảm còn được coi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại như: ca dao trữ tình, tùy bút, thơ trữ tình,…
3.2. Đặc điểm của văn bản biểu cảm
– Các yếu tố tình cảm đưa vào trong văn bản biểu cảm phải là một tình cảm đẹp, mang đậm các yếu tố nhân văn (yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người, yêu thiên nhiên, ghét những điều xấu xa, độc ác…). Những tình cảm ấy phải trong sáng, rõ ràng, chân thực thì mới làm cho văn bản biểu cảm đó trở nên có giá trị. Ngoài ra, bên cạnh việc sử dụng các tiếng than, lời kêu, văn bản biểu cảm còn kết hợp thêm các yếu tố miêu tả, tự sự.
– Mỗi văn bản biểu cảm chỉ nên tập trung biểu đạt một loại tình cảm chủ yếu, để có thể gửi gắm tình cảm, hoặc muốn trực tiếp thổ lộ cảm xúc, nỗi niềm của bản thân, người viết có thể mượn các hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ để biểu đạt cảm xúc của mình.
3.3. Cách lập ý cho một văn bản biểu cảm
– Để có thể tạo ý cho một văn bản biểu cảm, khêu gợi nguồn cảm xúc dào dạt, người viết có thể sử dụng hình thức hồi tưởng lại quá khứ, suy nghĩ đối với hiện tại và có mơ ước cho tương lai. Tưởng tượng ra những yếu tố, tình huống biểu cảm, hoặc có thể vừa quan sát sự vật hiện tượng, vừa suy ngẫm và cuối cùng là đưa ra các cảm xúc của bản thân.
– Nên chú ý đối với một văn bản biểu cảm thì các tình cảm gửi gắm vào đó phải thật chân thật thì người đọc mới có thể cảm nhận và đồng cảm được.
4. Văn bản thuyết minh
4.1. Khái niệm của văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh là một dạng văn bản rất phổ biến và hay sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một loại văn bản được chú trọng rất nhiều trong văn học. Văn bản thuyết minh đóng vai trò cung cấp cho người đọc những nội dung kiến thức về tính chất, đặc điểm, thành phần, tác dụng… của những sự vật, hiện tượng tự nhiên bằng cách giới thiệu, giải thích, trình bày. Với loại văn bản này người đọc, người nghe sẽ được hiểu rõ ràng và tường tận về nhiều vấn đề.
Khác với các dạng văn bản khác, văn bản thuyết minh cần đảm bảo rõ ý, mạch lạc, có liên kết các ý chặt chẽ, thu hút người đọc. Văn bản không trình bày lan man, ngôn từ sử dụng cần lịch sự, theo một văn phong ngữ pháp chuẩn của tiếng Việt.
4.2. Đặc điểm của văn bản thuyết minh
– Văn bản thuyết minh đòi hỏi người viết phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, mang lại nhiều thông tin bổ ích cho người đọc, phục vụ vào cuộc sống cũng như trong công việc.
– Văn bản được cần phải trình bày một cách mạch lạc, rõ ràng, nội dung đầy đủ, đúng ý, phân chia các ý hợp lý.
– Người viết có am hiểu sâu rộng, phải nắm rõ được nội dung mình đang viết là gì, từ đó trình bày cho người đọc hiểu được và cảm thấy các nội dung trong văn bản là bổ ích.
– Người viết có thể sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như: tự thuật, đối thoại, kể chuyện, tự luận, diễn giải, ẩn thụ… để làm nổi bật lên tính chất, đặc điểm, nhấn mạnh nội dung chính của bài viết, làm cho văn bản trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được sự hứng thú của người đọc.
4.3. Tính chất của văn bản thuyết minh
-Tất cả nội dung kiến thức mà người viết trình bày trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo tính khách quan, chính xác, không nên áp đặt ý kiến cá nhân vào văn bản. Chính vì vậy, người viết nên tự củng cố kiến thức về các sự vật, hiện tượng trước khi tập trung vào việc thuyết minh.
– Thể loại văn bản thuyết minh có nhiều điểm khác so với văn bản miêu tả, nghị luận, tự sự, các thông tin trong văn bản này cần đảm bảo đúng đắn, không được pha thêm các yếu tố hư cấu. Bởi vậy khi mọi người có nhu cầu đọc một văn bản thuyết minh sẽ có thể tiếp nhận được các thông tin chuẩn xác nhất. Tránh trường hợp do người viết có những tìm hiểu sai mà dẫn đến nhiều sai sót.
– Văn bản thuyết minh có sự liên kết chặt chẽ với tư duy khoa học, thực tế, đảm bảo tính chính xác. Trước khi viết một văn bản thuyết minh, người viết nên điều tra, tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu kiến thức để thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Chúng ta thường thấy trong văn bản thuyết minh có trình bày về cách dùng, chức năng, cấu tạo… giúp người đọc dễ hiểu.
Tính chất trọng điểm của loại văn bản thuyết minh này chính là sự chính xác ở mức độ cao, người viết phải đảm bảo kiến thức chắc chắn, sâu rộng đối với lĩnh vực mà mình viết, các số liệu phải có tính toán hay tham khảo ở các nơi có căn cứ rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh không cần bay bổng, mà phải cô đọng, lịch sự, rõ ràng, dễ hiểu, không lan man, dài dòng, trừu tượng, mơ hồ…
4.4. Bố cục của văn bản thuyết minh
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh
Thân bài: Tập trung trình bày chi tiết về đặc điểm, tính chất, bản chất sâu xa của sự vật, hiện tượng mà mở bài đã đề cập tới. Tiến hành lập luận giải thích nguồn gốc, nguyên nhân, chức năng, cấu tạo để cung cấp các thông tin cần tiết đến cho người đọc.
Kết bài: Đánh giá toàn diện về đối tượng, đúc kết nội dung bài thuyết minh.
5. Văn bản nghị luận
5.1. Khái niệm của văn bản nghị luận là gì?
Văn bản nghị luận là loại văn bản có tác dụng xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó đối với các sự vật, sự việc, hiện tượng xuất hiện trong văn học hay trong đời sống bằng cách lập luận thông qua các luận điểm, luận cứ.
5.2. Đặc điểm của văn bản nghị luận
– Luận điểm: các ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong văn bản nghị luận. Một văn bản nghị luận thường bao gồm: Luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm triển khai và luận điểm kết luận.
– Luận cứ: là những dẫn chứng, lý lẽ làm cơ sở để làm nổi bật luận điểm. Luận điểm là ý lớn, nội dung của luận điểm chính là kết luận của dẫn chứng và lý lẽ đó. Luận cứ có nhiệm vụ trả lời cho các loại câu hỏi: Nêu ra luận điểm để làm gì?, Tại sao phải nêu ra luận điểm? Độ tin cậy của luận điểm đó như thế nào?
5.3. Câu trúc của một văn bản nghị luận
– Mở bài – Đặt vấn đề: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận, nêu rõ về tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời đưa ra luận điểm cơ bản cần giải quyết.
– Thân bài – Giải quyết vấn đề: Dùng các lí lẽ dẫn chứng, lập luận để triển khai các luận điểm, thuyết phục được người nghe theo quan điểm được nêu ra trong quá trình nghị luận.
– Kết bài – kết thúc vấn đề: Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận
5.4. Các phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận
– Phương pháp giải thích: Chỉ ra được lý do, nguyên nhân của sự việc, hiện tượng được nêu ra trong các luận điểm chính. Trong văn bản nghị luận, phương pháp giải thích đóng vai trò làm sáng tỏ một nhận định hay đơn giản là làm sáng tỏ một từ và một câu.
– Phương pháp chứng minh: với mục đích chủ yếu là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận, phương pháp này sử dụng lí lẽ và dẫn chứng giúp cho người đọc thấy được tính đúng đắn, chuẩn xác của vấn đề.
– Phương pháp tổng hợp: Từ những điều đã được phân tích, sau đó rút ra một lập luận chung. Các lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối mỗi đoạn hoặc ở cuối bài, chính là phần kết luận của một hoặc nhiều đoạn văn.
– Phương pháp phân tích: là trình bày, lập luận từng phương diện, từng bộ phận của một vấn đề, để từ đó chỉ ra nội dung của hiện tượng, sự vật. Đối với phương pháp phân tích có thể áp dụng thêm các biện pháp so sánh đối chiếu, đưa ra giả thiết,… và cả phép lập luận chứng minh, giải thích.
6. Văn bản hành chính
6.1. Khái niệm
Văn bản hành chính là loại văn bản có chưa các yếu tố thông tin theo quy phạm của Nhà nước, giải quyết những vụ việc cụ thể trong quá trình quản lý và cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy.
6.2. Phân loại văn bản hành chính
– Văn bản hành chính cá biệt:
Là văn bản thể hiện các phương tiện quyết định quản lý của ban quản lý hành chính Nhà nước các thẩm quyền dựa trên những quy định chung, những quyết định của cơ quan quản lý cấp trên, quy định của chính cơ quan mình, để thực hiện việc giải quyết các công việc như: Chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt, quyết định cá biệt.
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, khen thưởng, chỉ thị biểu dương, phát động phong trào thi đua…
– Văn bản hành chính thông thường:
Là các văn bản có tính điều hành để thực hiện các quy phạm pháp luật, dùng để phản ánh tình hình, giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi ghi chép các công việc trong cơ quan. Lại văn bản này rất phức tạp và đa dạng, được chia làm 2 loại như sau:
Văn bản không có tên loại: Đối với loại văn bản này thường không có tên gọi riêng cho mỗi văn bản và được gọi chung là Công văn, ví dụ: Công văn mời họp, công văn đôn đốc, công văn yêu cầu, công văn giải thích, công văn chất vấn, công văn kiến nghị…
Văn bản có tên gọi: Các văn bản này thường được phân chia và đặt tên cụ thể, ví dụ: Tờ trình, báo cáo, thông báo, chương trình, đề án, hợp đồng, kế hoạch, các loại phiếu, các loại giấy…
Theo chúng tôi
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Phép Liên Kết Thường Gặp Trong Câu Văn, Đoạn Văn, Bài Văn trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!