Xu Hướng 3/2023 # Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi # Top 5 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

1.Khái niệm người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.

Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.

Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.

Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ… lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn, nên việc quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

2. Các giai đoạn của người cao tuổi

2.1. Giai đoạn đầu của người cao tuổi

Những người từ 60 – 69 tuổi. Giai đoạn này kéo theo nó những biến đổi quan trọng trong đời sống con người. Trong thời kỳ giữa những năm 60 và 70 tuổi, phần lớn trong chúng ta tất yếu phải thích ứng với việc phân bổ các chức trách. Nghỉ hưu, việc tự nguyện hay bắt buộc giảm số giờ lao động sẽ dẫn tới thu nhập. Bạn bè và một số đồng nghiệp qua đời. Những nhu cầu của xã hội giảm đi: những người tuổi trên 60 sức khỏe có giảm đi, tính độc lập và tính sáng tạo không như trước đây. Sự phản ứng về mặt xã hội như thế có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của những người cao tuổi còn khỏe mạnh, sung sức, làm ngã lòng họ. Nhiều người 60 tuổi buộc họ phải tiếp nhận luật chơi làm nhịp độ cuộc sống riêng chậm đi, và do đó gián tiếp họ mong đợi hy vọng vào xã hội.

Sức mạnh thể chất vào thời kỳ này cũng sút giảm và điều đó tạo ra những vấn đề phụ thêm cho những người đang tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp. Trong khi đó, nhiều người ở tuổi 60 sức lực còn sung mãn và còn đi tìm kiếm cho mình những loại hình hoạt động mới. Nhiều nam, nữ mới nghỉ hưu không lâu có sức khỏe tốt và trình độ học vấn cao. Họ còn có thể sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình để tự hoàn thiện, củng cố sức khỏe, tham gia hoạt động xã hội hoặc chính trị. Một số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và sinh hoạt tình dục tích cực. Một số người hưu trí có thể trở thành những nhà từ thiện, nhà sản xuất và nhà giáo. Họ là những nhà quản trị tự nguyện của các hãng thương mại nhỏ, những người trợ giúp trong các bệnh viện, những ông nội bà nội.

2.2. Giai đoạn giữa của người cao tuổi.

Những người có độ tuổi từ 70 đến 79 tuổi. Ở độ tuổi này con người thường gặp phải những biến cố quan trọng nhiều hơn so với hai thập niên trước. Nhiệm vụ của người 70 tuổi là giữ gìn bản lĩnh cá nhân đã hình thành ở họ trong khoảng thời gian giữa 60 và 69 tuổi. Nhiều người ở tuổi từ 70 đến 79 thường ốm đau và mất người thân. Bạn bè và người quen biết ngày càng ra đi nhiều hơn. Ngoài việc thu hẹp giao tiếp với xung quanh dần dần họ cũng bớt tham gia vào công tác của các tổ chức xã hội. Ở độ tuổi này, người già thường hay cáu giận, mất bình tĩnh. Tình trạng sức khỏe thường làm họ lo lắng. Mặc dù có những mất mát đó nhiều người ở tuổi 70 còn có khả năng chống đỡ những hậu quả gây ra cho độ tuổi này. Nhờ chất lượng hỗ trợ y tế được cải thiện và có lối sống lành mạnh hơn, người đứng tuổi thường vẫn chung sống với các bệnh ung thư và thoát khỏi hiểm nghèo sau những cơn đau tim đột qụy…

2.3.Giai đoạn gần cuối của người cao tuổi

Những người từ 80 đến 90 tuổi. Không nghi ngờ gì độ tuổi là một trong những tiêu chí để chuyển nhóm “những người mới bước tuổi già” sang nhóm “những người rất cao tuổi”, tuy nhiên đó không phải là tiêu chí duy nhất. Sự chuyển sang nhóm “những người rất cao tuổi” – đó là “một quá trình được bắt đầu từ ngày mà con người sống bằng các ký ức của mình”.

Phần lớn những người 80 đến 90 tuổi, rất khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh mình và tác động qua lại với nó. Nhiều người trong số họ cần có lối sinh hoạt được tổ chức tốt, tránh những điều bất tiện bởi lẽ sinh hoạt tốt tạo ra kích thích tốt, sinh hoạt bất tiện tạo ra sự đơn độc. Họ cần được giúp đỡ để duy trì các mối liên hệ xã hội và văn hoá.

2.4. Giai đoạn cuối của người cao tuổi

Những người 90 tuổi trở lên. Số liệu về những người trên 90 tuổi không nhiều, rất ít so với những người 60, 70 hoặc 80 tuổi. Vì vậy, việc thu thập thông tin chính xác về tình hình sức khỏe và những sự tác động qua lại về mặt xã hội của những người thuộc nhóm tuổi này là rất khó khăn. Mặc dù có khó khăn trong việc tìm hiểu các vấn đề sức khỏe ở nhóm tuổi này, song những người rất già có thể thay đổi các hình thức hoạt động khác nhau một cách có kết quả khi họ biết sử dụng những khả năng vốn có của họ hiệu quả nhất.

Tóm lại: Người cao tuổi chiếm tới gần 10% dân số, người cao tuổi là một lực lượng xã hội đông đảo và có vai trò quan trọng trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình lao động, cống hiến; với những giá trị văn hóa truyền thống được lưu giữ, người cao tuổi được coi là một nguồn lực quan trọng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước.

Hiện nay người cao tuổi thường giữ vai trò trọng trách trong các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở: như tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận. người cao tuổi còn là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xã hội như phong trào xây dựng khu dân cư văn hoá, tổ chức hoà giải, tổ chức khuyến học, khuyến tài… của địa phương, của dòng họ. Đóng góp về lao động của người cao tuổi cho gia đình và xã hội là vô cùng to lớn nhất là của các cụ bà, nhưng phần lớn lại là “những việc không tên”, không được đánh giá như là việc trông cháu, nội trợ trong mô hình gia đình truyền thống Việt Nam. Đây không chỉ là một hình thức lao động nặng nhọc mà còn là một loại hình lao động phức tạp đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm. Rất tiếc, những đóng góp này chưa được xã hội chính thức ghi nhận, đánh giá đúng mức. Như vậy người cao tuổi không những giải quyết được các vấn đề của bản thân mà còn có thể góp sức vào sự phát triển của gia đình và xã hội. Nếu không nhận thức và khai thác những kiến thức và kinh nghiệm của người cao tuổi là sự lãng phí rất lớn của xã hội.

BSCKII LÊ THÚY PHƯỢNG

Giai Đoạn Lịch Sử Đáng Nhớ Của Người Việt

Thời bao cấp trước kia diễn ra từ khoảng năm 1976 đến 1986 trước thời kỳ Đổi mới. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta, với nhiều dấu ấn và hoài niệm của bao nhiêu từng sinh sống trong thời bao cấp.

1. Khái niệm về thời bao cấp

Thời bao cấp là một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm 1976 – 1986 diễn ra ở Việt Nam. Từ “Thời bao cấp” là khái niệm dùng của người Việt đặt cho một thời kì lịch sử từng diễn ra sau chiến tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc chiến tranh dai dẳng và khốc liệt của nhân dân ta với các nước hùng mạnh nhất thế giới. Đó là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của các nước đồng minh khác. Khi thông nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giai đoạn hòa bình, xây dựng đất nước. Thời kì đó gọi là thời kì bao cấp, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ).

Thời bao cấp có hoạt động kinh tế diễn ra với nền kinh tế kế hoạch hóa theo tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, xóa bỏ nền kinh tế tư nhân thay vào đó là kinh tế do nhà nước làm chủ. Mặc dù trước đó, khi miền Bắc được giải phóng vào năm 1954, sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thắng thực dân Pháp, nền kinh tế chỉ huy đã được áp dụng nhưng thời kỳ bao cấp đầy đủ nhất ở giai đoạn từ đầu năm 1976 – 1986 trên phạm vi toàn quốc.

Với nền kinh tế kế hoạch, ngành kinh tế thương nghiệp tư nhận bị loại bỏ hoàn toàn, được coi là không hợp pháp trong nền kinh tế chính thống. Theo đó, hàng hóa sẽ phân phối tới người dân theo chế độ tem phiếu do nhà nước điều hành, nắm toàn quyền. Thời kì này, việc vận chuyển hàng hóa tự do giữa các địa phương, mua bán trên thị trường bị xóa bỏ hoàn toàn. Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu. Do đó, chế độ hộ khẩu được hình thành. Nổi bật nhất là sổ gạo, trong đó có ấn định số lượng và các mặt hàng được phép mua dựa trên số khẩu trong một gia đình.

2. Tiền tệ có vai trò ra sao trong thời bao cấp?

Khi cả nước thoát khỏi chiến tranh, toàn dân bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô. Và thời kỳ bao cấp được ra đời không lâu sau đó. Vào thời kỳ này, trong xã hội, hàng hóa khan hiếm, không đủ phục vụ đầy đủ nhu cầu của mọi người dân. Do đó, nhà nước phân phối hàng hóa dựa vào hệ thống tem phiếu. Lương đi làm của người lao động cũng được quy ra lương thực. Tuy nhiên, chợ đen vẫn hoạt động nhỏ lẻ, bị xem là bất hợp pháp nên hàng hóa ở chợ không nhiều và có giá rất cao. Nhiều người lĩnh hàng tem phiếu nhưng không dùng tới thường đem bán ở chợ đen.

Nói chung, đồng tiền vào thời điểm này không có nhiều giá trị sử dụng. Qua từng giai đoạn áp dụng và phổ biến chế độ tem phiếu rộng khắp thì đồng tiền cũng mất giá dần dần. Ví dụ nếu lấy tiền lương năm 1978 làm chuẩn thì năm 1980, số tiền lương này chỉ còn 51,1%, đến năm 1984 chỉ còn 32,7%.

3. Các hình thức bao cấp của nhà nước

Với nền kinh tế – xã hội – văn hóa do nhà nước nắm và quyết định, thời bao cấp gồm nhiều hình thức bao cấp khác nhau.

3.1. Hình thức bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa

* Các tài sản, thiết bị, hàng hóa và vật tư do nhà nước quyết định giá trị nên thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực trên thị trường.

* Các cán bộ công chức được cấp 13kg gạo/tháng còn công nhân lao động nặng được cấp 20kg/tháng. Do đó, cơm nấu thường được độn thêm khoai, ngô, sắn… rất phổ biến và không còn xa lạ đối với những người từng trải qua thời kì bao cấp.

* Hàng hóa các loại đều rất khan hiếm, dù có tiền cũng không mua được. Thậm chí có tem phiếu nhưng có quá nhiều người xếp hàng mua nên không ít trường hợp chờ đến lượt mình thì không còn hàng, đành phải ra về. Hàng hóa số lượng ít, không đa dạng về chủng loại, mặt hàng để lựa chọn phục vụ nhu cầu nên nhiều khi không đủ ăn tới cuối tháng, nhiều người dân phải đi mua ở chợ đen.

* Những người nước ngoài sống ở Việt Nam có thể mua sắm ở cửa hàng quốc doanh một số mặt hàng như Intershop ở Hà Nội các món đồ như rượu vang, đồ hộp.

* Cơm thường trộn thêm các thức ăn phổ biến hơn. Những đồ ăn trộn này nhập từ Ấn Độ, Liên Xô và một số nước khác viện trợ cho Việt Nam thời kì đó. Việt Nam cũng tham gia đổi hàng với các nước này hay mua chịu lương thực, thực phẩm.

* Cùng với bao cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, nhà nước cũng nắm việc phân phối nhà cửa. Nhiều khu nhà tập thể nhiều tầng được xây dựng giống như ở Liên Xô trong các thành phố, phân cho các cán bộ, công nhân viên nhà nước. Khi ở nhà bị hư hỏng, người dân không phải tự sửa mà Sở nhà đất lo sửa cho. Cuộc sống trong những căn hộ tập thể diện tích khiêm tốn, nhiều người trong gia đình sinh sống với cuộc sống thiếu thốn, nhiều bộn bề lo toan. Nhiều gia đình còn kiêm cả chăn nuôi trong nhà để kiếm thêm thu nhập. Lúc này, giá nhà trong thành phố khá rẻ nhưng những người làm nhà nước cũng khó có thể mua được một căn vì thu nhập rất thấp.

3.2. Hình thức bao cấp qua chế độ tem phiếu

Việc phân phổi hàng hóa, nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân được thực hiện qua chế độ tem phiếu. Tem phiếu dành cho các cán bố công nhân viên làm việc trong cơ quan, xí nghiệp quốc doanh. Hàng hóa thông qua chế độ tem phiếu thường có giá thấp hơn rất nhiều so với giá bên ngoài thị trường (chợ đen). Theo đó, lương của người lao động sẽ được quy ra hiện vật.

Sổ gạo hay lúc đầu tên là cuốn sổ lương thực. Chế độ này được áp dụng vào khoảng những năm 1960, đầu tiên là lương thực, sau đổi thành tem phiếu bao gồm các loại mặt hàng, số lượng mà một gia đình được phép mua, dựa trên quy chuẩn như cấp bậc và niên hạn. Do đó, có gia đình được ưu đãi mua, được ưu tiên mua hàng, có gia đình thì không. Tem phiếu mua nhu yếu phẩm hàng ngày sẽ có chế độ riêng tùy vào vị trí công việc, nghề nghiệp mà cán bộ công chức nhà nước và người dân lao động được phát khác nhau. Theo đó, tem phiếu được phân chia cho những cán bộ viên chức cấp cao như sau:

* Tiêu chuẩn đặc biệt A1 dành cho cán bộ cao cấp

* Phiếu A dành cho bộ trưởng

* Phiếu B dành cho thứ trưởng

* Phiếu C là trưởng các vụ, cục, viện

Những người thuộc đối tượng này đều có các cửa hàng riêng phục vụ ở phố Nhà Thờ, Tông Đản và Vân Hồ ở thủ đô.

3.3. Hình thức bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách

Các đơn vị được cấp vốn không bị các chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất, mà chủ yếu dựa theo ý thức của các cơ quan này.

4. Kinh tế và cơ cấu quản lý kinh tế thời bao cấp

Trong thời bao cấp, kinh tế – xã hội của Việt Nam mang nhiều nét đặc thù riêng của thời kì này.

4.1. Tình hình kinh tế thời bao cấp

Vì vừa thoát khỏi chiến tranh với những hậu quả nặng nề của một nước thuần nông, nước ta gặp nhiều khó khăn sau thời kì hậu chiến tranh, xây dựng đất nước. Nước ta học theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa. Do đó, kinh tế – xã hội của nước ta không dễ gì có thể nhanh chóng thoát khỏi nghèo khó, khó khăn. Do đó, thời kì bao cấp là giai đoạn mà toàn dân đang cố gắng vượt qua những điều kiện khó khăn, thiếu thốn của thực tại và tìm hướng đi để phát triển đất nước tốt hơn.

Hầu hết người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước và sống theo chế độ tem phiếu của thời kì này. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về ăn mặc, về cuộc sống vật chất và tinh thần.

4.2. Cơ chế quản lý kinh tế thời bao cấp

Vào thời kì bao cấp, cơ chế quản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thể hiện qua những khía cạnh sau:

* Thời bao cấp, quan hệ tiền tệ – hàng hóa không được coi trọng hầu như chỉ là hình thức. Trong đó, quan hệ hiện vật chiếm vị thế chủ đạo. Nền kinh tế sẽ được nhà nước quản lý theo chế độ “cấp phát – giao nộp”. Do đó, sức lao động, tư liệu sản xuất hay phát minh sáng chế không được coi là hàng hóa trên pháp luật.

* Bộ máy quản lý qua nhiều cấp từ trung ương tới địa phương. Do có nhiều cấp trung gian nên hoạt động không năng động, kịp thời, thậm chí dẫn tới nhiều tiêu cực ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, người dân.

* Thời kì bao cấp kéo dài trong 10 năm từ 1976 – 1986 trước khi thực hiện Đổi mới. Nước ta đã thực hiện 2 kế hoạch 5 năm trong giai đoạn này bao gồm: Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976 – 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 – 1986). Theo quan điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế kế hoạch hóa là điểm nổi bật quan trọng nhất với kế hoạch phân bổ mọi nguồn lực, không thừa nhận cơ chế thị trường và sản xuất hàng hóa, xem kinh tế thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản.

* Nền kinh tế nhiều thành phần không được thừa nhận mà chỉ có kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ đạo, để tiến hành xóa bỏ kinh tế tư nhân, cá thể và sở hữu tư nhân khỏi xã hội. Do đó, kinh tế Việt Nam thời kì này lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ với nhiều tiêu cực đòi hỏi phải được cải tiến, đổi mới để theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Do đó, thời kì đổi mới sau đó được áp dụng bắt đầu từ năm 1986.

5. Văn hóa – Xã hội – Giáo dục thời bao cấp

Cùng với nền kinh tế bao cấp, văn hóa, xã hội, giáo dục thời kì này cũng mang những đặc điểm riêng.

5.1. Đời sống văn hóa thời bao cấp

Bên cạnh kinh tế – xã hội, văn hóa được kiểm soát trong thời bao cấp, người dân ít được tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Các mảng về phim, văn học hay nhạc… đều được nhà nước kiểm duyệt trước khi phát hành tới người dân. Nội dung thường gần gũi với quần chúng, tư tưởng và quan điểm của Đảng và có giá trị nghệ thuật đem lại những giây phút thưởng thức nghệ thuật thú vị cho người dân. Văn học nước ngoài chủ yếu của nước Nga Xô Viết, văn học theo tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Văn học lãng mạn bị xem là tiêu cực ở giai đoạn này.

Hồi đó, chưa có phim truyền hình mà chỉ có phim truyện nhựa, phim tài liệu. Phim được chiếu tại các rạp chiếu bóng lưu động, rạp chiếu bóng hay phát trên truyền hình trung ương. Ngoài ra còn có phim thương mại nhưng hiếm. Các phim nước ngoài là phim Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Một số ít là phim Mỹ, Pháp, Anh và Ấn Độ…

5.2. Đời sống xã hội thời bao cấp

Vào thời bao cấp, xã hội Việt Nam gần như không giao lưu với phương Tây vì tư tưởng và vấn đề an ninh. Xã hội ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay nhưng mức sống của người dân thấp. Tất cả sinh viên ra trường đều được nhà nước phân công công việc nên không lo thất nghiệp nhưng không được tự chọn cơ quan làm việc cho mình. Thi đậu đại học thời đó rất khó, ngoài học lực, tiêu chuẩn cao và xét cả lý lịch. Xã hội có tính cộng đồng cao, sống có người làng nghĩa xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau. Đời sống tinh thần không có nhiều loại hình giải trí, cuộc sống bình an nhưng còn nghèo nàn, khó khăn.

5.3. Giáo dục và Y tế

Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, thời bao cấp, giáo dục được phổ thông đại trà tới các xã phường với trường cấp 1,2 và mẫu giáo. Công tác bổ túc văn hóa, xóa mù chữ trong độ tuổi đi học cho người dân. Có trường bổ túc văn hóa cho cán bộ cơ sở.

Từ năm 1981, học phổ thông gồm 11 năm, trong đó thêm lớp 5, áp dụng cho khu vực miền Bắc. Từ 11 năm sang 12 năm, thêm lớp 9 bắt đầu từ năm 1992 – 1993, áp dụng ở miền Bắc.

Về mặt y tế, người dân không mất tiền khám chữa bệnh nhưng điều kiện còn nhiều thiếu thốn. Người dân đi khám chữ bệnh, mua thuốc sau đó mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viên thanh toán. Nhà nước viện trợ trang thiết bị y tế, thuốc men… Các bệnh viện có các nhà một tầng hoặc 3 tầng, với quy mô nhỏ. Bệnh viện cũng được Bộ y tế phân chỉ tiêu để thực hiện.

Trước tình hình trì trệ, khủng khoảng của kinh tế và bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa lâm nguy, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trên phạm vi cả nước, theo hướng kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với khoảng thời gian 10 năm, thời bao cấp là giai đoạn mà nhiều người Việt đã trải qua. Mặc dù kinh tế đất nước ngày nay đã phát triển hơn trước nhưng những thế hệ trước vẫn nhớ về một giai đoạn sống đặc biệt này của bản thân hay của một thế hệ.

Người Cao Tuổi Là Gì? Những Điều Bạn Chưa Biết Về Người Cao Tuổi

1. Những kiến thức chung nhất về người cao tuổi cho bạn

Cũng không quá khó khăn để xác định được khái niệm của người cao tuổi. Đó là một trong những định nghĩa khá cơ bản mà mỗi chúng ta cũng có thể tự liên tưởng ra. Tuy nhiên khái niệm người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam cũng có rất nhiều và đa dạng.

Người cao tuổi là gì? Chúng ta có thể hiểu chính xác hơn về định nghĩa này thông qua khái niệm về người cao tuổi của wikipedia, người cao tuổi hay người cao niên được hiểu là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi trung bình từ 60 tuổi trở lên.

Trong pháp lệnh về người cao tuổi tại Việt Nam, được ban hành vào ngày 28/04/2000 cũng có những nhận định căn bản về vấn đề này như sau: ” Người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”.

Đúng vậy, chúng ta thường nghĩ rằng, người cao tuổi là những người già và họ là những người có thể có nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, câu gọi thông thường như “người già” thì thường không phổ biến bằng người cao tuổi.

Tại Việt Nam hiện nay cũng có những quy định rất cụ thể, tất cả những người có độ tuổi 60 tuổi, là công dân của đất nước Việt Nam thì có thể được gọi là người cao tuổi. tuy nhiên một số nước trên thế giới, những người cao tuổi được chính thức thừa nhận khi họ có những cống hiến nhất định cho đất nước của họ.

Tất cả những người thuộc độ tuổi này có thể được gia nhập một cơ quan hay một tổ chức chung được gọi là hội dành cho những người cao tuổi hay là hội người cao tuổi. ở đó họ có thể tự do trao đổi và chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống và hội này được thành lập một cách chính thức và hợp pháp.

Một số kiến thức về hội này cho bạn, như đây là một trong những tổ chức xã hội, đại diện cho những ý chí nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả những người trong độ tuổi thuộc đối tượng người cao tuổi của Việt Nam.

Hoạt động của tổ chức này cũng được các tổ chức khác như các gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện tối đa vai trò của mình đối với xã hội và đất nước, nâng cao vị trí và tầm quan trọng của họ trong sự phát triển của nền kinh tế và khoa học công nghệ như hiện nay.

Tất nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, người cao tuổi cũng luôn thực hiện tốt những vai trò của mình từ trước đến nay. Chúng ta có thể tìm hiểu những vai trò của họ đơn giản như:

1.3.1. Là một trong những tấm gương sáng về đạo đức

Người cao tuổi là gì? Họ luôn là một trong những thế hệ soi đường và dẫn lối, họ có thể hiện được những kinh nghiệm của mình trong lối sống, trong những công lao về việc xây dựng tổ ấm hạnh phúc gia đình. Có biết bao người cha, người mẹ phải đổ mồ hôi và nước mắt của mình để đánh đổi với những hạnh phúc của con em.

Cũng có biết bao thế hệ người cao tuổi tu dưỡng đạo đức và tạo cho con của mình những lối sống và sự lành mạnh, đổi lấy đó, chúng ta có thể chung sống đoàn kết và ổn định như ngày nay. Đó là một trong những tấm gương lớn điển hình cho tất cả những thế hệ sau này, những mầm non tương lai còn trẻ của đất nước để có thể học hỏi và noi theo… chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định đây là một trong những tấm gương mẫu mực mà đời đời chúng ta cần phải biết ơn họ rất nhiều.

Người cao tuổi với sự trải nghiệm dạn dày về cuộc đời đã trở thành trụ cột tinh thần vững chãi trong gia đình trong hoàn cảnh hiện tại, với việc nêu gương sáng về đạo đức, lối sống để giáo dục cho con cháu những giá trị gia đình truyền thống từ những sinh hoạt và việc làm nhỏ nhất hằng ngày trong gia đình.

Chắc chắn, trong một gia đình nếu chúng ta có những thế hệ như ông bà đã có tuổi thì đó hẳn là một niềm hạnh phúc của bản thân. Người cao tuổi đóng vai trò như một chiếc trụ vững chắc mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của bản thân. Họ có thể có những kỹ năng thuyết phục con cháu với những cách làm đơn giản mà không tạo căng thẳng hay áp lực.

Người cao tuổi có thể thực hiện và tác động từ bên ngoài để hình thành nhân cách tốt đẹp và hướng thiện đến những suy nghĩ hay hành động của con cháu để noi theo.

Không chỉ vậy, những mối quan hệ trong gia đình có thể được người cao tuổi hài hòa và quản lý nó một cách tốt đẹp sao cho trong ấm, ngoài êm, thúc đẩy sự phát triển của xã hội với những người có tư cách đạo đức tốt.

Nếu tính về trình độ học vấn có thể chúng ta thấy họ sẽ không có sự nhanh nhạy như những giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên xét về việc phát huy và gìn giữ những truyền thống hay những điều cốt lõi của dân tộc thì không ai có thể làm tốt bằng họ.

Người cao tuổi tiếp bước những gì còn dang dở, gìn giữ và dạy bảo cho người đời sau những giá trị tinh thần, làm cho nó không bị mai một và tích trữ được các giá trị tài sản tinh thần quý báu.

Ngoài ra, đối với xã hội, cộng đồng và trên toàn thế giới nói chung, người cao tuổi là những người đáng để chúng ta kính trọng, yêu quý và học hỏi.

2. Người cao tuổi được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?

Nhà nước cũng dành những chính sách và sự ưu ái đối với những người cao tuổi, theo các văn bản pháp luật về người cao tuổi, đặc biệt theo luật người cao tuổi năm 2009, quy định về quyền lợi của người cao tuổi là gì như sau:

a) Được bảo đảm đầy đủ các quyền lợi cơ bản về nhu cầu ăn, ở, đi lại một cách thuận tiện nhất.

b) Được tự mình đưa ra những quyết định về việc chung sống với các thế hệ như con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn của bản thân mà không bị ép buộc;

c) Được quyền lợi về sự ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ và những quy định về pháp luật;

d) Họ cũng có thể được tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, giáo dục, du lịch,…

đ) Được tìm kiếm những công việc và nhu cầu về việc làm phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp của bản thân, từ đó, phát huy tối đa sức mạnh của người cao tuổi.

e) Đối với những khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội thì người cao tuổi hoàn toàn được miễn giảm,vnhững trường hợp tự nguyện đóng góp thì có thể được công nhận, nhưng đây là trên tinh thần và không có sự ép buộc;

g) Những dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, những khó khăn khi cần đến đội ngũ cứu trợ cũng được giúp đỡ và quan tâm tận tình, họ cũng có thể được tự gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định ban đầu đặt ra.

Giờ đây, có lẽ những người cao tuổi của nước ta sẽ là một trong những lực lượng chiếm một tỷ lệ động trong phần trăm dân số. Tuy nhiên, không phải như vậy mà họ sẽ bị mất đi những chế độ quyền lợi cho riêng mình. Họ hoàn toàn có thể lên tiếng khi quyền lợi của mình không được đáp ứng.

Quyền lợi và nghĩa vụ luôn là hai yếu tố song hành với nhau trong mọi vấn đề. Bên cạnh những quyền lợi mà họ được hưởng thì người cao tuổi cũng cần thực hiện những nghĩa vụ như sau:

+ Phải nêu cao tấm gương sáng về đạo đức, có những lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không quên giữ gìn những điều quý báu;

+ Gương mẫu chấp hành và thực hiện đúng với những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Truyền đạt và phát huy những thế hệ trẻ trong tương lai, giúp họ sống đúng với tư cách là những mầm xanh tương lai của đất nước.

Thực hiện những nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật ban hành và nghiêm chỉnh. Tránh việc truyền bá những tư tưởng đạo đức lối sống không lành mạnh.

3. Cách chăm sóc người cao tuổi dễ dàng nhất

Trước khi tìm hiểu cách chăm sóc chúng ta cần hiểu về định nghĩa này. Từ đó bạn sẽ biết được những cách chăm sóc tốt nhất cho những người trong độ tuổi đó.

Có thể hiểu đây là vấn đề về tình trạng cơ thể của những người trong độ tuổi già hóa. Là toàn bộ hoạt động ổn định hay bất thường so với các hoạt động thường ngày. Có thể đây là các vấn đề về tim mạch, xương khớp, tay chân,…

Những người cao tuổi như bạn biết đấy họ là những người rất dễ bị hay tủi thân. Họ cũng phải thường xuyên đối mặt với những thay đổi về sinh lý, tâm lý. Vì vậy, tâm trạng có thể trở nên bất ổn và, cáu gắt, nhiều khi họ thấy mình không được tôn trọng và muốn được sự chú ý nhiều hơn đối với tất cả mọi người.

Vì vậy, để giảm bớt những áp lực về tâm lý hay đem lại cho người cao tuổi những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, chúng ta cần thường xuyên trò chuyện, hỏi han, quan tâm, bàn luận những vấn đề họ quan tâm; luôn lắng nghe và thấu hiểu những ý kiến của người cao tuổi để hiểu hơn về tâm lý của họ một cách thấu đáo nhất.

Một trong những điều đáng quan tâm đó là việc ăn uống không ngon miệng, hấp thu kém, làm cho sức khỏe của người cao tuổi dễ bị suy giảm. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bạn cũng cần chú ý sao cho thực đơn trong mỗi bữa ăn hàng ngày cân đối và phù hợp.

Hãy chia bữa ăn của họ thành nhiều bữa nhỏ, những chất dinh dưỡng có thể dễ được hấp thu hơn. Thực phẩm cũng cần được đa dạng, không quá mặn hay quá nhạt và cũng không nên chứa nhiều dầu mỡ trong đồ ăn hàng ngày.

Thể trạng mỗi người là khác nhau, do vậy nhu cầu về chế độ dinh dưỡng cũng rất khác nhau. Khi chăm sóc người cao tuổi chúng ta cũng nên bổ sung những thực phẩm tốt cho tim mạch; bổ sung nhiều chất xơ nhằm giúp cho hệ tiêu hóa được thuận tiện; Bên cạnh đó cũng nên bổ sung nhiều vitamin D và vitamin A giúp chắc xương và sáng mắt mỗi ngày.

Chúng ta cũng biết, đối với người bình thường yêu cầu phải kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần, người cao tuổi cũng vậy, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì yêu cầu khám sức khỏe lại càng cần thiết hơn. Phòng ngừa những căn bệnh và rủi ro không đáng có.

Khám sức khỏe định kỳ có thể là một trong những liều thuốc tinh thần mang đến sự an tâm cho người chăm sóc và cả người được chăm sóc. Bởi nếu chúng ta hay lo lắng và suy nghĩ về một vấn đề nào đó thì liệu cuộc sống của bạn có còn được yên vui.

Không phải người già là chỉ ăn và nghỉ, họ cũng phải có những chế độ vận động đi lại nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh. Người Việt chúng ta cũng có rất nhiều người quan niệm rằng, để người lớn tuổi là những người được hưởng an nhàn, không được cho họ làm bất kỳ một công việc nào cả.

Nhưng mọi người cũng biết đấy, thường xuyên vận động trí não và thân thể là một trong những liều thuốc bổ giúp sức khỏe của người cao tuổi ổn định hơn. Không hoạt động thường xuyên có thể sẽ bị ảnh hưởng đến xương khớp, gây suy giảm về trí nhớ cũng như dễ dẫn đến các bệnh về đãng trí.

Thay vì những bộ môn vận động mạnh của lớp trẻ, bạn có thể để ông bà, cha mẹ được làm những việc phù hợp mà họ yêu thích. Khuyến khích tham gia những bộ môn như thể dục, đi bộ, cũng có thể tham gia các hoạt động về dưỡng sinh, các bộ môn về yoga, đi bộ, chơi cờ,…Theo một số chuyên gia, nếu người cao tuổi thường xuyên đi bộ từ 1-2 tiếng vào mỗi ngày, họ có thể phòng ngừa được những căn bệnh như suy giảm huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch,…

Với những cách trên chắc chắn bạn sẽ nắm được những cách chăm sóc người thân của mình nói riêng và những người cao tuổi nói chung một cách đơn giản nhất và an toàn nhưng cũng rất hiệu quả.

Nhận Thức Là Gì? Các Giai Đoạn Của Nhận Thức 【Xem Ngay】

Nhận thức là gì? Nhận thức trong tiếng anh là Cognition là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.

Nhận thức là gì?

Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.

Theo quan điểm triết học Mac-Lenin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.

Theo đó nhận thức được cho là quá trình phản ánh năng động và sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ não con người. Nhờ hoạt động nhận thức, không chỉ cái bên ngoài mà cả bản chất nên trong, các mối quan hệ mang tính quy luật chi phối sự vận động, sự phát triển các sự vật hiện tượng, không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã qua và cái sẽ tới. Hoạt động này bao gồm nhiều quá trình khác nhau thể hiện nhiều mức độ phản ánh hiện thực khách quan và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thức khách quan.

Sự nhận thức của con người vừa ý thức, vừa vô thức, vừa cụ thể, vừa trừu tượng và mang tính trực giác. Quá trình nhận thức sử dụng tri thức có sẵn và tạo ra tri thức mới.

Các qui trình được phân tích theo các góc nhìn khác nhau ở tùy các lĩnh vực khác nhau như ngôn ngữ học, thần kinh học, tâm thần học, tâm lý học, giáo dục, triết học, nhân loại học, sinh học, logic và khoa học máy tính.

Cách sử dụng khái niệm nhận thức khác nhau trong từng ngành học. Trong tâm lý học và trong khoa học nhận thức cho rằng nhận thức thường đề cập đến các chức năng tâm lý của một cá nhân xử lý thông tin. Khái niệm nhận thức còn được sử dụng trong một nhánh của tâm lý học xã hội – ý thức xã hội để giải thích về những thái độ, sự phân loại và động lực nhóm.

Các giai đoạn của quá trình nhận thức

Sau khi tìm hiểu về nhận thức là gì thì chúng ta cần quan tâm đến các giai đoạn của quá trình nhận thức. Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.

Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính.

Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

Hạn chế của nhận thức cảm tính là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc) là  giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:

Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.

Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.

Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến.

Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.

Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.

Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Theo đó, nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong khi đó, nhận thức lý tính phải dựa vào nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các thành phẩm của nhận thức cảm tính.

Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi hơn, nhạy bén hơn và chính xác hơn, có lựa chọn và ý nghĩa hơn.

Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn

Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực, muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

So sánh nhận thức và tình cảm

Giống nhau

Nhận thức và tình cảm đều phản ánh:

Hiện thực khách quan: chỉ khi có hiện thực khách quan tác động vào con người mới xuất hiện tình cảm và nhận thức.

Tính chủ thể: cả tình cảm và nhận thức đều mang những đặc điểm riêng của mỗi người với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau

Bản chất xã hội, lịch sử: nhận thức và tình cảm đều mang bản chất xã hội. Dựa vào những phong tục, tập quán, lịch sử, xã hội của nơi mà bạn sinh sống hình thành nên.

Ví dụ: Người Việt Nam đi bên phải mới đúng, người Anh đi bên trái mới đúng. Hay người Việt quan trọng thuần phong mỹ tục vì vậy nếu mặc đồ hở hang vào chùa hay gặp mặt người lớn được cho là thiếu ý tứ, thiết tế nhị và sai sót.

Khác nhau

Nội dung phản ánh của tình cảm và nhận thức là khác nhau. Theo đó, tình cảm phản ánh các sự vật, hiện tượng gắn liền với nhu cầu và động cơ của con người. Ngược lại nhận thức phản ánh thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan.

Ví dụ: A đang làm việc tại công ty. A nhận được tin nhắn là mẹ bị ốm.

Về mặt tình cảm: A cảm thấy lo lắng, hoang mang suốt thời gian còn lại và không thể tập trung vào công việc.

Về mặt nhận thức: A nhận thức rõ việc mẹ bị ốm. Mẹ bị ốm vì nguyên nhân gì? Có nặng hay không? Có người chăm sóc mẹ hay chưa?..

Ví dụ: D học toán nhiều nhất trong các môn học ở trường

Về mặt tình cảm: D thích những con số, thích tính toán nên D học toán

Về mặt nhận thức: D cho rằng toán là một môn học quan trọng. Toán giúp ích cho D trong việc đạt thành tích học tập tốt hơn và tốt cho tương lai của D sau này.

Phương thức phản ánh của tình cảm thể hiện qua những rung cảm, những trải nghiệm có được. Phương thức phản ánh của nhận thức thể hiện qua những hình ảnh (cảm giác, tri giác) và bằng những khái niệm (tư duy).

Ví dụ: B thích váy suông

Về tình cảm: B thấy những chiếc váy suông rấ xinh xắn, thoải mái và dễ phối đồ.

Về nhận thức: B cho rằng váy suông hợp với thân hình quả lê, mặc váy suông có thể giúp B che đi các khuyết điểm của bản thân và phù hợp với môi trường làm việc nhiều nam giới, hay vận động của mình.

Ví dụ: H yêu tiếng anh

Về nhận thức: H yêu tiếng anh vì muốn sẽ đi London hay để tìm bạn trai. Tuy nhiên sau một thời gian H muốn đi Tây Ban Nha thì H ngay lập tức bỏ tiếng anh.

Vậy là ThanhBinhPsy vừa chia sẻ đến bạn đọc một trong những kiến thức tâm lý cơ bản. Tin rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhận thức là gì? các giai đoạn của nhận thức và sự khác nhau của nhận thức và tình cảm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Giai Đoạn Của Người Cao Tuổi trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!