Xu Hướng 3/2023 # Các Bài Học Cơ Bản Về Kiểm Soát Chất Lượng Xét Nghiệm Quản Lý Chất Lượng Xét Nghiệm Bằng Quy Luật Westgard Và Công Cụ Six Sigma # Top 4 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Các Bài Học Cơ Bản Về Kiểm Soát Chất Lượng Xét Nghiệm Quản Lý Chất Lượng Xét Nghiệm Bằng Quy Luật Westgard Và Công Cụ Six Sigma # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Các Bài Học Cơ Bản Về Kiểm Soát Chất Lượng Xét Nghiệm Quản Lý Chất Lượng Xét Nghiệm Bằng Quy Luật Westgard Và Công Cụ Six Sigma được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Từ ngày 7-9/6/2019, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi đã tổ chức chương trình tập huấn chuyên đề “Các bài học cơ bản về kiểm soát chất lượng xét nghiệm. Quản lý chất lượng xét nghiệm bằng quy luật Westgard và công cụ Six Sigma” cho toàn bộ nhân viên khoa Xét nghiệm, do Ths. Lê Chí Thanh, Viện Pasteur chúng tôi hướng dẫn.

Mục tiêu của khóa học nhằm giúp tất cả nhân viên hiểu và áp dụng các nguyên lý QC thống kê đối với các xét nghiệm định lượng, từ đó giúp theo dõi và đánh giá kết quả nội kiểm trong phòng xét nghiệm, thiết kế một chương trình kiểm soát chất lượng hiệu quả cho phòng xét nghiệm.

                                     Học viên tham gia lớp tập huấn

Đây là cơ hội để các nhân viên khoa xét nghiệm trau dồi kiến thức chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm thực hành trong công tác quản lý chất lượng xét nghiệm tại đơn vị. Trong khóa tập huấn, học viên được hướng dẫn các kiến thức cơ bản về quy luật Westgard, sử dụng biểu đồ Levey-Jennings để đánh giá chất lượng của mỗi lượt chạy, hoạt động thực hiện xét nghiệm song song dựa trên dữ liệu đã có khi có sự thay đổi về quy trình, hóa chất, máy móc; hướng dẫn đánh giá các sai số và tìm nguyên nhân sữa chữa, tìm hiểu về công cụ Six sigma… Qua đó hỗ trợ các phòng của khoa xét nghiệm xây dựng chuẩn chất lượng xét nghiệm. Các học viên được tiếp cận cụ thể thông qua mô hình, hình ảnh, công cụ, bài tập và trao đổi nhóm, chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm, từ đó rút ra các bài học áp dụng tại phòng xét nghiệm, để đạt mục đích cuối cùng là cung cấp kết quả xét nghiệm chính xác, tin cậy và kịp thời cho người bệnh. 

Thực hành trao đổi nhóm và làm bài thực hành về điều tra nguyên nhân sai sót

                                                  Chia sẻ ý tưởng và trao đổi kinh nghiệm

Có thể nói, bên cạnh cải thiện chất lượng công tác khám chữa bệnh, chất lượng dịch vụ cận lâm sàng góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc y tế. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Củ Chi đã áp dụng các công cụ giúp quản lý chất lượng xét nghiệm như nội kiểm, ngoại kiểm, trong thời gian tới đặt mục tiêu áp dụng ISO 15189 để nâng cao chất lượng xét nghiệm. Tiêu chuẩn này hiện nay rất được các phòng xét nghiệm quan tâm, vì đòi hỏi quy trình xét nghiệm không chỉ chuẩn mực, mà phải còn rất ổn định và chính xác.

Tin và ảnh: BS Lê Thị Mai, Phòng KHTH

Chỉ Số Chất Lượng Xét Nghiệm Là Gì?

1. Chỉ số chất lượng xét nghiệm là gì?

Theo định nghĩa của ISO thì chỉ số chất lượng (quality indicator) là:

Thước đo mức độ một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu.

CHÚ THÍCH 1: Thước đo có thể được thể hiện, ví dụ như % kết quả (% nằm trong yêu cầu quy định), % khuyết tật (% nằm ngoài yêu cầu quy định), các khuyết tật trên một triệu cơ hội (DPMO) hoặc trong khoảng 6 sigma.

CHÚ THÍCH 2: Các chỉ số chất lượng có thể đo lường mức độ tổ chức đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của người sử dụng và chất lượng của tất cả các quá trình vận hành.

VÍ DỤ: Nếu yêu cầu là nhận được tất cả các mẫu nước tiểu trong phòng thí nghiệm không bị nhiễm, số lượng các mẫu nước tiểu bị nhiễm nhận được được thể hiện bằng tỉ lệ % của tất cả các mẫu nước tiểu nhận được (đặc tính vốn có của quá trình) là thước đo chất lượng của quá trình đó.

Tóm lại chỉ số chất lượng là những đo lường được thiết lập và sử dụng để xác định mức độ đáp ứng nhu cầu và các mong đợi về vận hành và hiệu quả.

2. Tại sao cần theo dõi các chỉ số chất lượng xét nghiệm?

– Đáp ứng yêu cầu trong thông tư 01/2013 TT-BYT về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh.

– Đáp ứng tiêu chí 1.7 trong bộ tiêu chí 2429/QĐ-BYT về Tiêu chí đánh giá mức chất lượng PXN Y học.

– Đáp ứng yêu cầu của ISO 15189:2012 PXN Y tế – Yêu cầu về chất lượng và năng lực.

– Và quan trọng hơn hết nó phản ánh chất lượng thực sự của phòng xét nghiệm. Từ đó là cơ sở cho các hoạt động cải tiến chất lượng.

3. Có những chỉ số chất lượng xét nghiệm nào?

Có rất nhiều các chỉ số chất lượng xét nghiệm để phòng xét nghiệm theo dõi đánh giá. Các chỉ số chất lượng được thể hiện ở cả 3 giai đoạn: Trước, trong và sau xét nghiệm. Cụ thể một số chỉ số như sau:

+ Thông tin về người bệnh đầy đủ, chính xác.

+ Phiếu yêu cầu xét nghiệm hoàn thành đầy đủ thông tin và chính xác.

+ Nhãn mẫu xét nghiệm được ghi thông tin đầy đủ, chính xác.

+ Mẫu xét nghiệm được bảo quản và vận chuyển đúng quy định.

+ Thời gian lấy mẫu xét nghiệm.

+ Chất lượng mẫu xét nghiệm.

+ Các mẫu xét nghiệm bị từ chối.

+ Tỷ lệ tổn thương do kim tiêm đâm của nhân viên Khoa Xét nghiệm.

+ Theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên.

+ Kết quả ngoại kiểm tra chất lượng.

+ Số lần trang thiết bị y tế hỏng.

+ Hết, thiếu sinh phẩm, thuốc thử.

+ Kết quả đúng và chính xác.

+ Thời gian trả kết quả kịp thời.

+ Trả kết quả xét nghiệm chính xác không nhầm lẫn.

+ Sự hài lòng của khách hàng.

+ Dịch vụ gián đoạn do các vấn đề về nhân sự.

+ Quản lý mẫu sau xét nghiệm.

+ Bảo trì và hiệu chỉnh thiết bị.

4. Phòng xét nghiệm nên theo dõi chỉ số chất lượng nào?

Có rất nhiều chỉ số chất lượng như ở trên để phòng xét nghiệm theo doi. Tuy nhiên trong cùng 1 thời điểm ta không thể theo dõi quá nhiều các chỉ số chất lượng. Nó sẽ quá sức và không hiệu quả. PXN chỉ nên chọn vài chỉ số chất lượng cần thiết để theo dõi. Nhưng phải đảm bảo các chỉ số này đánh giá cả 3 giai đoạn trước, trong và sau xét nghiệm.

Ví dụ: Với 1 phòng xét nghiệm mới áp dụng thì có thể theo dõi 3 chỉ số như: Tỉ lệ mẫu bị từ chối (trước xét nghiệm), Tỉ lệ kết quả ngoại kiểm “đạt” (trong xét nghiệm), Tỉ lệ trả kết quả đúng hẹn (sau xét nghiệm).

Các năm sau đó khi các chỉ số này đã được cải tiến tốt rồi thì sẽ theo dõi thêm các chỉ số khác.

5. Các bước để theo dõi chỉ số chất lượng là gì?

Để theo dõi chỉ số chất lượng, thông thường phải trải qua các bước sau:

– Ban lãnh đạo khoa và nhân viên QLCL sẽ xem xét toàn bộ tiến trình công việc để xác định và chọn lựa các chỉ số chất lượng cần theo dõi.

– Xây dựng kế hoạch theo dõi các chỉ số đã chọn lựa và đặt ra mục tiêu/ ngưỡng của mỗi chỉ số. Tần suất và ngưỡng chấp nhận của mỗi chỉ số chất lượng là khác nhau.

– Phân công nhân viên có nhiệm vụ thu thập dữ liệu của mỗi chỉ số chất lượng.

– Nhân viên được phân công định kỳ thu thập, xem xét các chỉ số chất lượng và thông báo kết quả cho toàn thể nhân viên.

6. Cần làm gì sau khi theo dõi chỉ số chất lượng xét nghiệm?

Sau một quá trình theo dõi chỉ số chất lượng, có kết quả và được đánh giá thì có 2 trường hợp xảy ra:

– Trong trường hợp chỉ số không đạt ngưỡng/mục tiêu cần tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hành động khắc phục. Thực hiện các hoạt động cải tiến dựa trên kết quả của chỉ số chất lượng đã theo dõi.

– Thay đổi chỉ số chất lượng cần theo dõi nếu như kết quả cho thấy mục đích yêu cầu đã đạt được một cách bền vững.

7. Ai là người theo dõi chỉ số chất lượng và theo dõi thế nào?

– Tất cả các nhân viện trong PXN đều có thể tham gia theo dõi chỉ số chất lượng. Tuy nhiên cần phân công 1 người chịu trách nhiệm chính để theo dõi, giám sát, tồng hợp và báo cáo chỉ số chất lượng.

– Mỗi người chỉ nên phân công theo dõi 1 chỉ số chất lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

– Phải có các công cụ (như biểu mẫu) phù hợp để theo dõi cho từng chỉ số.

Hiện tại chúng tôi có “Cung cấp bộ tài liệu hệ thống QLCL theo tiêu chí 2429”. Trong bộ tài liệu đã có quy trình về theo dõi chỉ số chất lượng cũng như các biểu mẫu để thực hiện theo dõi chỉ số chất lượng. Nếu các PXN có nhu cầu sử dụng bộ tài liệu này của chúng tôi vui lòng liên hệ trực tiếp:

Cao Văn Tuyến/ 0913.334.212 hoặc 0978.336.115. Nguyễn Văn Quang/ 0981.109.635. Email: chatluongxetnghiem@gmail.com

Các Phương Pháp Thí Nghiệm Kiểm Tra Chất Lượng Cọc

Các phương pháp thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc

Móng cọc nói chung và cọc khoan nhồi nói riêng ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các công trình có ti trọng lớn trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông vận tải…

Do cắm sâu dưới lòng đất không thể thẩm định chất lượng bằng mắt thường cộng với đặc điểm thiếu đồng nhất của đất nền, móng cọc, khác với các loại hình kết cấu bên trên, luôn phi tiến hành kiểm tra bổ xung trước khi có thể nghiệm thu.

Bên cạnh đó cọc khoan nhồi/cọc barette/tường trong đất do đặc thù công nghệ thi công đổ bê tông tại chỗ trong lỗ khoan, thường có sự hiện diện của dung dịch khoan bentonite nên chất lượng cọc lại càng khó kiểm soát. Cọc có thể bị thay đổi thiết diện do sập vách, phân lớp, lẫn bentonite hoặc tạp chất do độ sụt bê tông không đm bo hoặc qui trình đổ không hợp lý.

Ngoài công tác giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công cọc như kiểm tra kích thước và chiều sâu hố khoan, mức độ lắng đọng cát, dung dịch khoan, bê tông và thép cọc, khối lượng bê tông… thì công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi sau khi thi công vẫn rất cần thiết để đánh giá chính xác chất lượng thực tế của cọc.

Các phưng pháp thí nghiệm kiểm tra hiện đang được sử dụng rộng r•i trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho móng cọc bao gồm: – Thí nghiệm nén tĩnh cọc – cho c cọc đóng và cọc khoan nhồi – Thí nghiệm siêu âm cọc SONIC – chỉ cho cọc khoan nhồi/cọc barette/ tường trong đất – Thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT – cho c cọc đóng và cọc khoan nhồi – Thí nghiệm biến dạng lớn PDA – cho c cọc đóng và cọc khoan nhồi – Khoan lấy lõi thân hoặc mũi cọc – chỉ cho cọc khoan nhồi/cọc barette/ tường trong đất

Việc lựa chọn phưng pháp, số lượng, vị trí cọc thí nghiệm phụ thuộc vào tính chất công trình, điều kiện địa chất, dạng ti trọng và do tư vấn thiết kế chỉ định, tuy nhiên cho tới thời điểm hiện nay rất nhiều nước đã chuẩn hoá điều này thông qua tiêu chuẩn, quy phạm ngành như TCXD206:1998.

Thông thường thí nghiệm nén tĩnh truyền thống là bắt buộc với một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số cọc công trình. Nhưng trong một số trường hợp việc tổ chức nén tĩnh theo quy định là không kh thi hoặc rất tốn kém và kéo quá dài thời gian như thí nghiệm trên sông biển, hoặc khi số lượng cọc phi thí nghiệm quá nhiều. Trong những trường hợp như thế, thí nghiệm PDA là gii pháp thay thế đầy hiệu qu. PDA không chỉ cho một kết qu tin cậy về sức kháng mũi và ma sát mà còn gim đáng kể chi phí và thời gian thực hiện. Ngày nay PDA được ứng dụng rộng rãi không chỉ đối với cọc đóng mà ngay c với cọc khoan nhồi hoặc cọc barette. Với thiết bị hiện đang có công ty ADCOM có thể thí nghiệm cho những cọc khoan nhồi có sức chịu ti lên đến 1500 tấn.

Thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT và thí nghiệm siêu âm là 2 thí nghiệm không thể thiếu đối với cọc khoan nhồi ngày nay. Tuy nhiên các thí nghiệm này đòi hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định mới có thể đánh giá chính xác được mức độ khuyết tật của cọc. Với hàng chục dự án và trên ngàn cọc thí nghiệm ADCOM tự hào là công ty tiên phong trong lĩnh vực này

Nguồn tin: adcomvn.com

Xét Nghiệm Pcr Là Xét Nghiệm Gì?

Xét nghiệm PCR (Polemerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi polymerase) được cho là xét nghiệm có giá trị rất cao và được thực hiện từ trong giai đoạn sớm. Đây là một phương pháp xét nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.

1. Xét nghiệm PCR là gì?

Xét nghiệm PCR hay còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử là một kỹ thuật nhằm tạo ra một lượng lớn bản sao DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Kỹ thuật này được nhà khoa học người Mỹ Kary Mullis phát minh vào năm 1985.

Xét nghiệm PCR đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học do phản ứng rất nhạy và cho kết quả đặc hiệu. Xét nghiệm PCR thường có kết quả độ chính xác rất cao. Tuy nhiên kết quả cũng còn tùy thuộc trình độ của kỹ thuật viên, phương tiện máy móc làm việc và việc quản lý chất lượng. Cùng một xét nghiệm nhưng có nơi cho kết quả nhạy và chính xác, nơi khác thì không có được độ nhạy bằng.

Hiện nay để thực hiện xét nghiệm PCR thường đắt tiền hơn so với các xét nghiệm thông thường khác do hầu hết hóa chất để làm phản ứng đều phải nhập ngoại và phải mua với giá cao. Chưa kể các thiết bị để làm xét nghiệm PCR cũng lên đến vài chục ngàn USD/máy. Để xét nghiệm một bệnh phẩm, thường bạn phải chi trả 8-10 USD/lần.

2. Xét nghiệm PCR chẩn đoán bệnh gì?

Phát hiện các tác nhân không thể nuôi cấy thường quy: như các virus (viêm gan B, viêm gan C, Dengue, HIV, Herpes, CMV, EBV, HPV, virus SARS, H5N1…), các vi khuẩn (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

Phát hiện các vi khuẩn lậu (Chlamydia, Legionella, Mycoplasma, Treponema pallidum…).

Phát hiện các tác nhân nuôi cấy thất bại vì có mặt rất ít trong bệnh phẩm, đã bị điều trị kháng sinh trước đó (vd: Lao thất bại nuôi cấy, viêm màng não mủ mất đầu…).

Phát hiện mầm mống của bệnh ung thư (tìm HPV trong ung thư cổ tử cung, phát hiện gen APC trong ung thư đại tràng, gen BRCA1 – BRCA2 trong ung thư vú, gen TPMT trong bệnh bạch cầu trẻ em, gen Rb-105 trong u nguyên bào lưới, gen NF-1,2 trong u xơ thần kinh, gen IgH và TCRy trong u lympho không Hodgkin…)

Nghiên cứu về hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA, human lymphocyte antigen)…

Phát hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc như S.aureus – MRSA, các vi khuẩn sinh ESBL hoặc betalactamase, carbapenemase…)

Xác định độc tố của vi sinh vật: Tiểu đơn vị A của độc tố ruột không chịu nhiệt của Escherichia coli.

Trong công nghệ sinh học, xét nghiệm sinh học phân tử được sử dụng trong việc lập bản đồ gen, phát hiện gen, dòng hoá gen, giải mã trình tự ADN…

3. Ưu – nhược điểm của xét nghiệm PCR

3.1. Ưu điểm

Phương pháp xét nghiệm PCR có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với xét nghiệm thông thường khác như:

Cho kết quả xét nghiệm nhanh, thường không quá 5 giờ kể từ khi bắt đầu làm xét nghiệm.

Phát hiện được các tác nhân vi sinh vật gây bệnh mà phòng thí nghiệm lâm sàng không có khả năng phát hiện với các xét nghiệm vi sinh hay miễn dịch truyền thống như các tác nhân virus (HCV, HBV, HPV…)

Xét nghiệm sinh học phân tử cho phép xác định được những tác nhân vi sinh không thể triển khai nuôi cấy được tại phòng thí nghiệm lâm sàng vì khả năng gây dịch cao (H5N1) hay khó nuôi cấy (C. trachomatis, L.pneumophila), hay có mặt rất ít trong bệnh phẩm ( tuberculosis trong lao ngoài phổi, tác nhân viêm màng não mủ cụt đầu…), hay là các tác nhân có thể nuôi cấy được nhưng thời gian có kết quả chung cuộc quá lâu (M. tuberculosis).

Xét nghiệm PCR còn có thể cho ra kết quả định lượng chính xác số bản copies virus/ 1 ml máu. Từ đó hỗ trợ rất đắc lực cho bác sĩ đánh giá được hiệu quả điều trị, cũng như tiên lượng giai đoạn bệnh.

Phát hiện các đột biến gen gây ung thư, gây các bệnh di truyền khác…nhằm có biện pháp phòng ngừa bệnh.

Xác định mối quan hệ huyết thống giữa những cá thể khác nhau.

3.2. Nhược điểm

Xét nghiệm PCR rất khó thực hiện được một cách chuẩn mực tại các phòng thí nghiệm lâm sàng.

Giá thành của xét nghiệm PCR khá cao.

Xét nghiệm PCR đòi hỏi trình độ của kỹ thuật viên, bác sĩ phải là người có trình độ chuyên môn cao.

Đòi hỏi trang thiết bị, máy móc kỹ thuật hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bài Học Cơ Bản Về Kiểm Soát Chất Lượng Xét Nghiệm Quản Lý Chất Lượng Xét Nghiệm Bằng Quy Luật Westgard Và Công Cụ Six Sigma trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!