Xu Hướng 3/2023 # Bỗng Nhiên Ngược Về Nỗi Nhớ # Top 12 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bỗng Nhiên Ngược Về Nỗi Nhớ # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bỗng Nhiên Ngược Về Nỗi Nhớ được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những ngày này cả thế giới đang căng mình ứng phó với đại dịch vi-rút corona. Trong những giây phút trồi lên sự lo lắng, tôi và hẳn nhiều người sẽ nhớ những giây phút bình an, khỏe mạnh, không gian tươi thắm hoa và sắc khi cái Tết mới chỉ trôi đi ít ngày. Hàng nghìn trường học các cấp đã phải cho học sinh nghỉ, hàng trăm lễ hội xuân tạm dừng khai hội. Người ta nói đùa là học sinh được đón Tết thêm một tuần. Nhiều bậc phụ huynh phải ở nhà trông con hoặc chọn cách làm trực tuyến. Nhưng làm sao để nhấn nhá được cái Tết như nó đã từng. Bởi Tết qua rồi. Chúng ta lại nhớ Tết, nhớ hương vị bánh chưng, nhớ mùa lễ hội bao năm rộn ràng phơi phới, nô nức. Từ nhớ Tết thành ra nhớ lễ hội, nhớ những ánh mắt nhìn nhau.

Và trong những ngày thời tiết lâm râm mưa phùn, gió rét, chúng ta sẽ nhớ những ngày khô ráo dạo xuân, nhớ vòng bánh xe yên bình trên phố, nhớ ánh mắt bạn bè với cái bắt tay nhau thật chặt.

Nỗi nhớ là gì? Có phải là một trạng thái của ý thức đầy tính ước lệ, bởi chúng ta không thể cầm nắm nỗi nhớ, không thể cân đong đo đếm được nhớ rất nhiều là nhớ bao nhiêu. Nhưng nỗi nhớ thường đi cùng cảm xúc hồi tưởng, hoài mong, đưa ngược lòng mình về một vùng ký ức, có thể đau thương, hoặc hạnh phúc. Nên có muôn hình vạn trạng định nghĩa về nhớ. Như có cô gái si tình, nói: “Nhớ là để mình rơi thật sâu vào bóng hình của người ấy”. Lại có người bảo: “Nhớ là trồng một cái cây ở trong lòng”. Có người nhớ cha, nhớ mẹ ở quê nhà, thường xuyên gọi điện về hỏi thăm, hoặc để ảnh cha mẹ ở bàn làm việc, để lúc nào cũng được thấy. Có người đi làm xa, nhớ con mà đặt ảnh con làm hình đại diện của facebook, hình nền điện thoại, để lúc nào cũng được trò chuyện với đôi mắt bé thơ.

Có lẽ, trong cuộc đời này, nỗi nhớ về tình yêu và nỗi nhớ người thân là nhiều nhất. Bởi ai cũng có người thân, ai cũng từng yêu và được yêu. Nên có những thi sĩ coi nỗi nhớ là trái tim của tình yêu. Khi biết nhớ, người ta biết nhìn về nhau, nhìn về ký ức và quãng thời gian đã qua, để có thể định lượng được tình cảm của mình. Nhờ nỗi nhớ, người ta có thể nhìn thấy nhau qua hàng nghìn hàng vạn cây số đường dài, để chăng vào mình một nỗi cồn cào, sự thôi thúc, lòng ham muốn gần gũi và tìm về. Yêu mà nhớ nhau người ta muốn hòa vào làm một, để không thể tách rời. Ngày xưa, có một chàng trai yêu cô gái da diết. Song anh muốn thử tình yêu của mình. Anh thử xa tình yêu xem bản thân chịu đựng được bao ngày. Quả nhiên, chỉ hai ngày anh đã không thể chịu được cảnh thiếu vắng nụ cười người yêu, với những vòng ôm ân ái, với mùi hương từ mái tóc cô gái. Anh phải trở về, và chỉ cất lên một lời: “Anh không thể xa em!”.

Lúc này tôi có thể khẳng định rằng, nỗi nhớ là một tài sản. Nỗi nhớ không phải là “trí nhớ” mà con người ta học tập rồi găm lại trong óc, có thể định lượng người này nhớ lâu, người kia nhớ dai. Nỗi nhớ là cách để con người găm lại ký ức và kỷ niệm mình. Để một quãng đời, một giai đoạn lịch sử, một vẻ đẹp đất nước dù trôi xa, thì vẫn hằn in ở ký ức. Ký ức sẽ neo lại cho đời sau. Và cũng bởi có nỗi nhớ con người biết cần nhau hơn. Con người sẽ trân trọng quá khứ, yêu thương hơn người thương của mình, biết chăm chút và dành cho nhau những gì tốt đẹp khi còn khỏe. Không có nỗi nhớ, quả tim sẽ khô cứng, lòng dạ nhạt nhẽo, sẽ không có giây phút chưng cất đỉnh điểm cho tình yêu, cho những quyết định về lòng tốt, sự khoan dung, không có con đường sáng suốt soi rọi trong bần hàn và đau khổ để hướng đến tương lai.

Chẳng bút mực nào có thể đếm hết nỗi nhớ nhiều như nước đại dương. Cũng không ai có thể nói rõ nỗi nhớ có hình thù thế nào, mùi vị ra sao. Nhưng mà ai cũng có nỗi nhớ, cũng từng và sẽ còn nhớ nữa. Bởi ở trong đó, chúng ta tìm ra nắng ấm cho ngày mưa rét. Nhân loại sẽ luôn nhớ về những trận chiến, những ngày hòa bình, năm tháng chống lại bệnh dịch và sự vẻ vang của những khúc ca chiến thắng.

Cách Bỏ Nỗi Lo Thông Báo Hết Bộ Nhớ Icloud Trên Iphone

Mặc định Apple cung cấp dung lượng lưu trữ thấp, nơi bạn chỉ nhận được 5GB dung lượng lưu trữ iCloud để lưu trữ, đồng bộ thông tin cá nhân như: email, tin nhắn, danh bạ, ghi chú, dữ liệu ứng dụng, ảnh….

Khi hết dung lượng iCloud 5GB này, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả phí để mua thêm dung lượng iCloud, bắt đầu từ 0,99 USD/tháng. Nếu không nâng cấp, bạn sẽ nhận thông báo “iCloud Storage Is Full” trên thiết bị của mình và dịch vụ sao lưu iCloud sẽ bị gián đoạn.

Nhưng trước khi đưa ra quyết định về việc có nên nâng cấp iCloud Storage và bắt đầu trả phí đăng ký trên tài khoản Apple hay không, bạn nên xem xét những gì đang chiếm dung lượng này.

Nội dung bài viết sẽ chỉ cách bạn có thể giải phóng bộ nhớ iCloud bằng cách xóa dữ liệu dư thừa, chẳng hạn dữ liệu được sao lưu các bản sao lưu iCloud cũ cũng như tài liệu & dữ liệu cho các ứng dụng bạn không còn sử dụng.

Bằng cách xem xét tài khoản iCloud, bạn có thể giải phóng đủ iCloud Storage để tránh phải trả tiền cho tài khoản iCloud Storage để tiếp tục sử dụng dịch vụ sao lưu của Apple.

– Trên iPhone, mở ứng dụng Settings và nhấp vào Apple ID. Từ trang Apple ID, chạm vào tùy chọn iCloud. Sau đó chạm vào tùy chọn Manage Storage và đợi trang iCloud Storage tải.

– Bây giờ trên iCloud Storage, bạn sẽ thấy dung lượng lưu trữ iCloud đang được sử dụng và dung lượng của mỗi loại dữ liệu. Điều này sẽ cho phép bạn xác định các khu vực nơi bạn có thể giải phóng không gian từ đó.

– Chạm vào tùy chọn Backups và xem bạn có bất kỳ bản sao lưu cũ nào được lưu trữ trên tài khoản iCloud của mình không. Đây có thể là bản sao lưu từ các thiết bị bạn không còn sử dụng. Nếu có bất kỳ bản sao lưu dự phòng nào, hãy nhấn vào chúng và sau đó từ trang tiếp theo, hãy nhấn vào Show All Apps. Sau đó nhấn vào tùy chọn “Delete Backup”.

– Khi bạn đã xóa các bản sao lưu cũ, hãy quay lại màn hình Manage Storage và cuộn xuống để tìm các ứng dụng đang chiếm dung lượng lưu trữ trên tài khoản iCloud của mình. Đây có thể là Mail, Messages, ứng dụng nhắn tin của bên thứ ba, ứng dụng chỉnh sửa ảnh,… Nhấn vào ứng dụng bạn muốn xóa dữ liệu iCloud và sau đó nhấn vào nút “Delete Data”. Làm như vậy sẽ xóa dữ liệu cho ứng dụng đó và giải phóng iCloud Storage cho bạn.

Làm điều này đối với bất kỳ ứng dụng nào bạn muốn xóa khỏi tài khoản iCloud của mình. Cuối cùng, bạn sẽ có thể tiết kiệm hàng trăm MB dữ liệu, thậm chí là GB, đủ để thoát khỏi thông báo “iCloud Storage Is Full” đầy phiền toái mà không cần chi thêm tiền cho việc thoát khỏi nó.

Tuy nhiên, những hướng dẫn trên chỉ giúp các bạn khắc phục vấn đề thiếu bộ nhớ iCloud trong một khoảng thời gian nhất định. Để khắc phục triệt để vấn đề này thì các bạn nên mua thêm dung lượng lưu trữ.

Nguồn: 24h

Dấm Bỗng Là Gì, Giấm Bỗng Dùng Nấu Món Gì, Cách Làm Dấm Bỗng Từ Rượu Nếp Chỉ 2 Bước Đơn Giản

Giấm bỗng, dấm bổng hay còn gọi là bỗng rượu là loại gia vị hết sức là “dân tộc” của đa số người Bắc. Giấm bổng ngoài vị chua còn có hương rượu và ít độ cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của vài loại thịt cá. Dấm bỗng là một phó sản của hèm rượu để lên chua tự nhiên. Người ta nấu nếp thành xôi, cho men vào, ủ, rồi thêm nước, cho vào nồi chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu sau khi nấu được gọi là hèm.

Dấm bỗng là gì? Món ngon đặc sản Hà Nội từ giấm bỗng

Hèm sau khi nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba rồi người ta mới lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày hèm sẽ trở chua và được sử dụng như một loại giấm bổng bình thuờng. Nếu để nhiều ngày, giấm bổng quá chua thì đổ bỏ.

Giấm bổng vẫn còn đựơc sử dụng cho đến bây giờ trong một số gia đình gốc Bắc. Giấm bổng thường dùng cho một số món như vịt, ngan um dấm bổng. Có một món ăn gắn bó với giấm bổng như hình với bóng là bún ốc.

Cách làm dấm bỗng như thế nào?

Thông thường thì dấm bỗng được làm từ bã rượu, nhưng trường hợp không có bã rượu bạn có thể thay bằng rượu nếp (cơm rượu) để làm dấm bỗng.

Nước

Bước 1: Hòa nước với cơm rượu cho loãng như cháo loãng, cho vào nồi đun sôi nhỏ lửa 30′ đến 1 tiếng cho cơm rượu nát ra như cháo (có thể dùng nồi áp suất để nấu). Để nguội cho vào lọ thủy tinh đậy kín bằng mảnh vải thô hoặc khăn sữa, buộc lại bằng dây thun, để khoảng 2-3 tuần dấm bỗng lên men chua là có thể dùng được.

Cách làm món bún ốc giấm bỗng Hà Nội thơm ngon mát ruột:

1kg ốc mít

1 lít nước xương hầm

3 quả cà chua

1/2 bát dấm bỗng (loại bát nhỏ dùng để đựng nước mắm)

1 nắm hành lá

1 mớ tía tô

2 bìa đậu phụ (nếu thích)

6 thìa canh dầu ăn

5 thìa cà phê bột canh

1kg bún

2 thìa cà phê ớt bột

Rau sống ăn kèm gồm: xà lách, tía tô, kinh giới, mùi ta, rau muống chẻ, bắp chuối thái mỏng

Các bước thực hiện món bún ốc giấm bỗng:

Bước 1: Ngâm ốc với nước vo gạo hoặc nước có cắt vài lát ớt cho ốc nhả bớt nhớt, rửa sạch rồi luộc ốc với khoảng 2 bát nước.

Bước 2: Ốc chín vớt ra cho ráo nước, dùng tăm nhọn hoặc kim khêu ốc, bóc bỏ phần ruột đen của ốc. Bóp ốc với dấm trắng cho mau sạch nhớt rồi xả sạch. Phần nước luộc ốc để lắng, gạn lấy nước trong.

Bước 3: Đậu phụ để ra rổ cho ráo nước, xắt miếng nhỏ, rán vàng. Cà chua bỏ hạt, bổ làm tư. Thái riêng phần đầu hành trắng, phần hành lá và rau tía tô thái nhỏ. Chưng ớt: Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo hoặc nồi nhỏ, đổ ớt bột vào đảo nhanh tay khoảng 1 phút rồi trút ớt ra bát.

Bước 4: Múc 2 thìa canh dầu ăn vào chảo, thả đầu hành vào phi thơm rồi cho ốc vào xào, nêm 2 thìa cà phê bột canh tạo vị đậm đà cho ốc, trút ốc ra bát.

Bước 5: Múc 3 thìa canh dầu ăn vào nồi, cho cà chua vào chưng lấy màu.

Bước 6: Chế nước dùng và bát nước ốc vào nồi cà chua, nêm 3 thìa bột canh để làm nước chan bún. Đun đến khi canh sôi thì cho dấm bỗng.

Bước 7: Trút đậu phụ rán vào canh. Trần bún với nước sôi, gắp ra bát, rắc hành, ốc rồi chan nước canh đang sôi vào bát.

Món bún ốc giấm bỗng vừa đơn giản, dễ làm, lại dễ ăn, cả mùa đông lẫn mùa hè đều thích hợp. Các bạn có thể chuẩn bị sẵn và sơ chế tất cả các nguyên liệu từ tối hôm trước, cất trong tủ lạnh, sáng hôm sau chỉ cần đun nóng lại nước dùng là đã có bữa sáng ngon lành phục vụ gia đình rồi.

Ghi Nhớ Về Từ Loại, Danh Từ

I – GHI NHỚ VỀ TỪ LOẠI:

– Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại.

– Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát.

– Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ (lớp 5 ). Ngoài ra, còn có 1 số từ loại khác như: Quan hệ từ (học ở lớp 5), số từ, phụ từ, tình thái từ,…(không học ở tiểu học).

II – GHI NHỚ VỀ DANH TỪ  –  ĐỘNG TỪ – TÍNH TỪ: 

Danh từ(DT): DT là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị )

V.D :

– DT chỉ hiện tượng : mưa, nắng , sấm, chớp,…

– DT chỉ khái niệm : đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

– DT chỉ đơn vị :  Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,… ; mét, lít, ki-lô-gam,… ; nắm, mớ, đàn,…

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành 2 loại : DT riêng và DT chung.

+ Danh từ riêng : là tên riêng của một sự vật ( tên người, tên địa phương, tên địa danh,…)

+ Danh từ chung : là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành 2 loại :

– DT cụ thể : là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió ,mưa,…).

– DT trừu tượng : là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,…).

Các DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như : mưa , nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như : chiến tranh, đói nghèo, áp bức,…DT chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đóinghèo,…) nói trên.

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng ( DT trừu tượng – đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể ,mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ,cuộc sống, ý thức , tinh thần, mục đích, phương châm,chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,…Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hoá”, cụ thể hoá được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa , vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau :

– DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ : con, cái , chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm , bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn ,sợi,…

– DT chỉ đơn vị đo lường : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD : lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

– DT chỉ đơn vị tập thể : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể , tổ hợp. Đó là các từ :bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó,…

– DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút , giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

– DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức:xóm, thôn, xã, huyện, nước,nhóm, tổ, lớp , trường,tiểu đội, ban, ngành,…

*Cụm DT:

– DT có thể kết hợp với các từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ chỉ định ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. Cụm DT là loại tổ hợp từ do DT và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.

Trong cụm DT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng. Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong gian hay thời gian.

Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

V.D : – Đi, chạy ,nhảy,… (ĐT chỉ hoạt động )

– Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái )

*Mấy lưu ý về ĐT chỉ trạng thái :

– Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là: nếu như ĐT chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì ĐT chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

+   ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,…

+   ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,…

+   ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,…

+   ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,…

– Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :

+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).

VD :    Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )

Anh ấy đứng tuổi rồi .

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ )

– Các “ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ): yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm, hiểu,…Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.

– Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.

VD :    Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .

– ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ?

– ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động ( ngồi , ngủ, đứng,… ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

V.D1 :  Bố mẹ rất  lo lắng      cho          tôi

ĐT nội động     Q.H.T      Bổ ngữ

– ĐT ngoại động : là những ĐT hướng đến người khác, vật khác (xây, phá, đập , cắt,…). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

V.D2 : Bố mẹ rất    thương yêu    tôi.

ĐT ngoại động       Bổ ngữ

– Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi: ai ? cái gì ? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)

*Cụm ĐT:

– ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT .Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.

Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.

Tính từ(TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,…

*Có 2 loại TT đáng chú ý là :

– TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,… )

– TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,…)

* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :

– Từ chỉ đặc điểm :

Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,…). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,… Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,…của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,…ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật…

Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.

     VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,…

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,…

– Từ chỉ tính chất :

Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,…), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.

     VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,…

Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.

– Từ chỉ trạng thái :

Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

VD :      Trời đang đứng gió .

Người bệnh đang hôn mê.

Cảnh vật yên tĩnh quá.

Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.

Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT ( từ trung gian ), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học , chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.

*Cụm TT: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như : rất, hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… để tạo tạo thành cụm tính từ (khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (như ĐT) ngay trước nó là rất hạn chế )

Trong cụm TT, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định. Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.

Cách phân biệt các DT,ĐT, TT dễ lẫn lộn:

Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ.

a – Danh từ :

– Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,… ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,…)

– DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,… ở phía sau ( hôm ấy, trận đấunày, tư tưởng đó,… )

– DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khinào?…)

– Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,… ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,…)

– Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )

b – Động từ :

– Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,… ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,…)

– Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?…)

c – Tính từ :

– Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,… (rất tốt, đẹp lắm,…)

* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,… cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,…. Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,…Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.

III – BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1 :

Cho các từ sau:

Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.

Xếp các từ trên vào 2 loại: DT và không phải DT

Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật,  DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.

Bài 2 :

Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng :

a)Bạn Vân đang nấu cơm nước.

b)Bác nông dân đang cày ruộng.

c)Mẹ cháu vừa đi chợ búa.

d)Em có một người bạn bè rất thân.

Bài 3 :

Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.

Bài 4 :

–         Anh ấy đang suy nghĩ.

–         Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

–         Anh ấy sẽ kết luận sau.

–          Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

–         Anh ấy ước mơ nhiều điều.

–         Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

Bài 5 :

a)Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.

b)Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.

Bài 6 :

Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ :

–         Đi ngược về xuôi.

–         Nhìn xa trông rộng.

–         nước chảy bèo trôi.

Bài 7 :

Xác định DT, ĐT, TT của các  câu sau :

–         Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.

–         Non cao gió dựng sông đầy nắng chang.

–         Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình.

–         Nước chảy đá mòn.

Bài 8:

Xác định từ loại của những từ sau :

Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu.

Bài 9 :

Xác định từ loại của những từ sau :

Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn.

IV – GỢI Ý – ĐÁP ÁN PHẦN BÀI TẬP THỰC HÀNH:

Bài 1 :

a)

– DT :….

– Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn.

b)

– …..

– DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa.

– DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống.

– DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện.

Bài 2 :

Các từ cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.

Cách sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ ( nước, nương, búa, bè )

Bài 3 :

V.D: Cánh đồng rộng mênh mông / Em rất yêu cánh đồng quê em.

Bài 4 :

Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.

Bài 5 :

– vẫn : bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.

– đã : bổ sung ý nghĩa thời gian ( quá khứ )

– đang : bổ sung ý nghĩa thời gian ( hiện tại )

– sắp : bổ sung ý nghĩa thời gian 9 tương lai ).

Bài 6 :

– DT: nước, bèo.

– ĐT : đi , về, nhìn, trông.

– TT : ngược, xuôi, xa, rộng.

Bài 7 :

– DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá.

-ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi.

– TT : riêng, đầy, cao.

( Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 7 khác từ ngược , xuôi trong bài 6.)

Bài 8:

-DT: niềm vui, tình thương.

– ĐT : vui chơi, yêu thương.

– TT : vui tươi, đáng yêu.

Bài 9 :

– DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn.– ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,.

– TT : thân thương, trìu mến.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bỗng Nhiên Ngược Về Nỗi Nhớ trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!