Bạn đang xem bài viết Bình Đằng Giới Và Bất Bình Đẳng Giới Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu về khái niệm bình đẳng giới là gì?Theo Liên hợp quốc thì khái niệm bình đẳng giới có nghĩa là bất kể phụ nữ hay đàn ông đều được hưởng những quyền lợi như nhau để có thể thực hiện đầy đủ quyền con người và đều có cơ hội đóng góp, hưởng thụ những thành quả phát triển của xã hội.
Tại Mỹ, các tổ chức xã hội đã phải mất hơn 70 năm từ những năm 1848 cho đến năm 1920 để có thể đấu tranh và tạo cho phụ nữ một vài quyền cơ bản như:
Quyền thứ 1 – Quyền được bảo hộ;
Quyền thứ 2 – Quyền bình đẳng cho phụ nữ da màu nói riêng và phụ nữ nói chung;
Quyền thứ 3 – Quyền cải thiện cuộc sống, mức lương làm việc và quyền bầu cử tại Mỹ.
Một số nhà nước hoạt động nhân quyền còn hy sinh tính mạng của mình để được đấu tranh cho các quyền này. Thế nhưng, ở nhiều nước khác trên thế giới, các vấn đề bất bình đẳng vẫn còn tiếp diễn.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, có tới 77% đàn ông giữ vai trò là lao động chính. Trong khi đó, phụ nữ chỉ chiếm con số khoảng 50% hoặc có thể ít hơn con số đó. Với một số nước, con số phụ nữ có mặt trong lực lượng lao động chính con ít hơn rất nhiều. Có tới 62 triệu bé gái bị từ chối quyền được học hành trên toàn thế giới.
Hàng năm có tới 15 triệu bé gái dưới 18 tuổi bị ép phải tảo hôn và những hôn nhân được sắp đặt sẵn của gia đình. Theo số liệu thống kê của quỹ Malala cứ 5 nạn nhân của nạn buôn bán người thì có tới 4 trong số đó là nữ giới. Có ít nhất 1000 vui giết phụ nữ và bé gái vì danh dự gia đình xảy ra hằng năm ở Ấn Độ và Pakistan. Cứ 5 sinh viên nữ thì có 1 người là nạn nhân của các cuộc tấn công tình dục tại các trường học và giảng đường. Tại Mỹ nạn bạo hành gia đình cứ mỗi 15 giây trôi qua sẽ có 1 người phụ nữ bị chồng hoặc bạn trái đánh đập.
Bất bình đẳng giới là gì?Bất bình đẳng giới là gì? Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt đối với nam và nữ về cơ hội, sự tham gia, tiếp cận, kiểm soát và thụ hưởng các nguồn lực. Tư tưởng trọng nam khinh nữ, sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ giới xem như là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới các hành vi bạo lực và nhất là hành vi bạo lực gia đình đối với người phụ nữ.
Những quan niệm xã hội về thân phận của người phụ nữ là tài sản của người đàn ông hay mọi quyền lực thuộc về người đàn ông đã khiến cho nam giới xem cách ứng xử của họ với phụ nữ thế nào là quyền nam giới, trụ cột trong gia đình.
Với tính gọi là gia trưởng, từ xa xưa cho tới tận bây giờ, nam giới đều tự cho mình cái quyền gọi là dạy vợ, nam giới có quyền đòi hỏi sự phục vụ từ người vợ và bắt vợ thực hiện những yêu cầu của mình. Nhất là với những nước Đông Nam Á, trong đó từ xưa đến nay ở Việt Nam các cụ đã có câu:” Thuyền theo lái, gái theo chồng”. Ngay từ trong tiềm thức, người phụ nữ với vị thế bị lệ thuộc, phải phục tùng và phải làm theo điều mà người chồng muốn. Nếu không đúng ý hoặc chậm trễ chính người phụ nữ có thể bị chồng bạo hành hoặc thậm chí là xúc phạm nhân phẩm. Đây cũng chính là một trong những điều gây nên tình trạng bất bình đẳng giới.
Thực tế người phụ nữ cũng như đàn ông, họ sinh ra đều có quyền con người. Họ cần phải được sống một cách bình đẳng giống như nam giới ở nhiều các khía cạnh của xã hội. Muốn xóa bỏ cái gọi là bạo lực gia đình thì cần phải xóa bỏ được bất bình đẳng giới để có thể tạo nên sự bình đẳng giữa hai giới.
Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nayỞ Việt Nam vẫn còn rất nhiều những tư tưởng gọi là trọng nam khinh nữ, phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn so với nam giới và những bé trai trong một số những lĩnh vực nhất định. Tỷ lệ nữ giới làm công ăn lượng chỉ bằng khoảng một nửa so với nam giới. Mức lương lao động của phụ nữ vẫn còn thấp hơn so với nam giới. Ví dụ thực thế như mức lương bình quân thực tế theo giờ côn của lao động nữ chỉ bằng khoảng 80 – 85% so với nam giới.
Thời gian người phụ nữ dành cho công việc nhà không được tính lương cao gấp đôi so với nam giới. Số giờ lao động hưởng lương với nam giới và phụ nữ là bằng nhau, tuy nhiên thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà lại cao gấp đôi so với nam giới, đây là công việc đều không được tính lương lao động.
Do đó người phụ nữ mất đi rất nhiều cái gọi là quyền lợi, đôi khi họ không có thời gian tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ cũng như học vấn của mình.
Ngoài ra người phụ nữ còn gặp rất nhiều những trở ngại hơn nam giới trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng, đặc biệt vì phụ nữ thường không có tài sản thế chấp như đất đai, nhà cửa. Mặc dù luật đất đai không phân biệt đối xử với nữ giới, nhưng do tập quán khiến cho nữ giới yếu thế hơn, bởi vậy quyền sử dụng đất đai thường đứng tên người chồng.
Theo những thông tin báo cáo thì điều rõ ràng thực tế người phụ nữ vẫn gặp nhiều những trở ngại hơn so với nam giới trong những việc tham gia và các hoạt động xã hội. Đặc biệt tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn đang là một trong vấn đề đáng quan tâm.
Luật bình đẳng giới mới nhất không chỉ là mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử giới mà còn giúp cho người phụ nữ có tiếng nói, cũng như có quyền bình đẳng hơn trong mọi lĩnh vực so với nam giới. Do đó, việc đấu tranh cho quyền phụ nữ và bình đẳng giới là một trong những điều cần thiết và ý nghĩa ở một thời điểm.
Những Điều Cần Biết Về Bình Đẳng Giới, Giới Thiệu
Một số khái niệm cơ bản về giới
– Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
– Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được.
– Quan hệ giới: Là các mối quan hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực giữa nam và nữ.
– Vai trò giới: Là những hoạt động khác nhau mà xã hội mong nuốn phụ nữ và nam giới thực hiện.– Nhạy cảm giới: Là sự nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nhu cầu, vai trò và trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới.
– Trách nhiệm giới: Là việc nhận thức được các vấn đề giới, sự khác biệt giới và nguyên nhân của nó, từ đó đưa ra biện pháp tích cực nhằm giải quyết và khắc phục mọi bất bình đẳng trên cơ sở giới.
– Phân công lao động trên cơ sở giới: Là sự phân công việc và trách nhiệm khác nhau giữa phụ nữ và nam giới
– Bình đẳng giới: Là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống và khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.
Phụ nữ và nam giới có vị thế bình đẳng như nhau và cùng:
+ Có điều kiện bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình.
+ Có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực xã hội và thành quả phát triển.
+ Được bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Phụ nữ và nam giới đều bình đẳng tham gia và quyết định mọi công việc trong gia đình và xã hội.
2. Nam giới và phụ nữ cùng chia sẻ công việc trong gia đình và nuôi dạy con cái.
3. Phụ nữ không cam chịu bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử trong gia đình và xã hội.
4. Không khoan nhượng với hành vi ngược đãi phụ nữ và trẻ em gái.
5. Gia trưởng là nguyên nhân chính dẫn đến bạo hành trong gia đình.
6. Phụ nữ và trẻ em gái có quyền và cơ hội học tập, nâng cao hiểu biết như nam giới và trẻ em trai.
7. Cha mẹ khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ em gái đến trường và tiếp tục theo học lên cao.
8. Hôn nhân không tự nguyện và tảo hôn là một nguyên nhân dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
9. Lựa chọn hành vi tình dục an toàn là quyền và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ để phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
10. Nói KHÔNG với tình dục trước 18 tuổi.
Bình Đẳng Giới Là Gì Và Vì Sao Chúng Ta Cần Bình Đẳng Giới?
Mất hơn 70 năm từ năm 1848 cho đến năm 1920 để xã hội đấu tranh cho phụ nữ một vài quyền cơ bản như: Quyền được bảo hộ, quyền bình đẳng cho phụ nữ da màu nói riêng và phụ nữ nói chung, cải thiện điều kiện sống, mức lương làm việc và quyền bầu cử tại Mỹ. Một số nhà hoạt động nhân quyền còn hy sinh tính mạng của mình để đấu tranh cho các quyền này. Thế nhưng, ở các nước khác, những điều sau vẫn tiếp diễn:
– Trên thế giới, có 77% đàn ông trong lực lượng lao động chính. Trong khi đó phụ nữ chỉ chiếm khoảng 50% hoặc chưa tới số đó (ở một số nước lạc hậu hơn, số lượng phụ nữ có mặt trong lực lượng lao động chính còn ít hơn rất nhiều).
– Thu nhập mà phụ nữ nhận được trung bình chỉ bằng khoảng 77% nam giới; tức là vẫn thấp hơn 23%.
– Với mỗi 1 đô-la một người đàn ông kiếm ra, phụ nữ tại Mỹ La-tin chỉ kiếm được 56 cents và phụ nữ Mỹ-Phi kiếm được khoảng 64 cents (tức là chỉ hơn một nửa một tẹo).
– 62 triệu bé gái bị từ chối quyền học hành trên toàn thế giới (số liệu của Liên hợp quốc).
– Hàng năm, có tới 15 triệu trẻ em gái dưới 18 tuổi bị ép tảo hôn và hôn nhân sắp đặt sẵn của gia đình.
– Cứ 5 nạn nhân của nạn buôn người thì có tới 4 là nữ (Số liệu của quỹ Malala).
– Có tới 125 triệu phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của tục cắt âm vật (Female genital mutilation) trên toàn thế giới.
– Có ít nhất 1000 vụ giết phụ nữ và bé gái vì danh dự gia đình xảy ra hằng năm ở Ấn Độ và Pakistan.
– Cứ 5 sinh viên nữ thì có 1 người là nạn nhân của tấn công tình dục tại trường học hay giảng đường.
– Tại Mỹ, cứ mỗi 15 giây trôi qua sẽ có một người phụ nữ bị chồng hoặc bạn trai đánh đập (domestic violence)
Còn tại việt Nam, phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn nam giới và trẻ em trai trong một số lĩnh vực. Tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ bằng khoảng hơn một nửa so với nam giới. Mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới, ví dụ: mức lương bình quân thực tế theo giờ công lao động của phụ nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà không được thù lao gấp đôi nam giới. Số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên thời gian phụ nữ dành cho việc nhà lại gấp đôi nam giới, đây là những công việc không được thù lao. Do đó, họ không có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn. Chưa kể, điều kiện dinh dưỡng của phụ nữ kém hơn so với nam giới. Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn có nhiều khả năng bị suy yếu sức khỏe hơn nam giới. Ngoài ra, họ vẫn còn gặp nhiều trở ngại hơn đàn ông trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng, đặc biệt vì phụ nữ thường không có tài sản thế chấp như đất đai. Mặc dù luật đất đai ở Việt Nam không phân biệt đối xử với phụ nữ, song những tập quán phổ biến làm cho họ bị yếu thế hơn, bởi quyền sử dụng đất thường chỉ đứng tên người chồng. Ngoài những những thông tin trong báo cáo trên, rõ ràng trên thực tế người phụ nữ vẫn gặp nhiều trở ngại hơn so với nam giới trong việc tham gia vào các công việc cũng như các hoạt động xã hội. Đặc biệt tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi (theo báo cáo của UNFP).
Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tâm lý và định kiến lên hiệu quả học tập và làm việc với những đối tượng như như phụ nữ, người da màu, hay người thuộc nhóm LGBTQ+… đã gây ra những hệ quả không tốt. Ví dụ như nếu một phụ nữ chọn theo đuổi ngành khoa học, kỹ thuật, hay y dược, việc bị nhìn nhận là nữ thì không thể giỏi logic bằng nam giới sẽ khiến họ tự nghi ngờ bản thân mình và chùn bước; mà từ đó sinh ra tâm lý tự ám thị rằng mình không giỏi cho dù có cố gắng thế nào. Chưa kể, ngay trong chính gia đình và bạn bè, những câu đùa vô ý như “Học cao quá không lấy được chồng” cũng ảnh hưởng ít nhiều lên sự tiến bộ của phụ nữ. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, việc là phụ nữ hay nam giới không ảnh hưởng lên việc theo đuổi các ngành mang tính chất học thuật; tương tự, không phải chỉ có nữ giới mới giỏi các ngành nghệ thuật.
Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng đàn ông. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị ảnh hưởng theo. Ví dụ: quan niệm nam giới phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị dị nghị là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính”. Vai trò người đàn ông ở sự nghiệp được đề cao bao nhiêu thì vai trò của họ trong gia đình, trong mắt con cái bị hạ thấp bấy nhiêu. Chưa kể, nếu họ có theo đuổi các ngành nghệ thuật thì sẽ bị miệt thị và nói là “yếu đuối”, “đàn bà”, “gay”…
Có một quan điểm tương đối phổ biến trong xã hội hiện tại rằng, nhiều nghề và các vị trí quan trọng hoặc những người thành đạt đều là đàn ông, rất hiếm trong số đó là phụ nữ. Từ đó một số người kết luận “xanh rờn” rằng phụ nữ kém hơn hẳn đàn ông và không có năng lực bằng đàn ông cho dù có cố gắng thế nào, nếu có thành công thì cũng chỉ là may mắn. Luận điểm này rất yếu và không có cơ sở vì ngay từ đầu đàn ông và phụ nữ đã không có chung một xuất phát điểm, họ không có cùng một môi trường nuôi dạy hay nói cách khác: Phụ nữ không có nhiều cơ hội học tập và bị cản trở bởi định kiến nhiều hơn. Vả lại, sự tương quan không đồng nghĩa với quan hệ nguyên nhân – kết quả (Correlation does not mean causation). Một số tài liệu cho rằng thời phong kiến phụ nữ nếu bị phát hiện cải trang đi học có thể bị khép vào tội chết. Sự tự do trong các quyền học tập, làm việc mới phổ biến vài chục năm trở lại đây và chủ yếu là ở các nước phát triển. Còn ở các nước khác, đặc biệt là châu Á – thì việc phụ nữ bị trả lương thấp hơn, bị hạn chế khi học cao hơn hoặc bị phân biệt đối xử vẫn còn khá phổ biến. Điều này tương tự với việc một số người phát biểu về người da đen rằng người da đen không có khả năng theo đuổi các ngành học thuật, mà chủ yếu chỉ làm được việc chân tay. Phát ngôn này cũng rất sai lầm vì người da đen vẫn bị phân biệt đối xử và họ phải trải qua những năm dài đau đớn làm nô lệ từ thời xa xưa.
Một số ý kiến sai lầm phổ biến về bình đẳng giới: – Phụ nữ yếu hơn đàn ông, vì vậy làm việc kém hiệu quả hơn đàn ông, cho nên bị trả lương thấp hơn là đúng rồi – Sai. Vì có rất nhiều số liệu cho rằng, nếu cùng giao một việc và nếu phụ nữ hoàn thành công việc với chất lượng tương đương và trong thời gian bằng nhau – thì họ vẫn bị trả thấp hơn. Ví dụ cùng 1 giờ, người đàn ông làm được 10 việc, người phụ nữ cũng làm được 10 việc và kết quả như nhau thì đàn ông vẫn được trả cao hơn phụ nữ. – Những người theo phong trào bình đẳng giới/nữ quyền thì ghét đàn ông – Sai. Trong số những người theo phong trào này, không ít người là nam giới. Chưa kể, những người theo đuổi bình đẳng giới chân chính sẽ hiểu rằng mục tiêu cuối cùng là tốt cho cả hai giới. – Phong trào nữ quyền là đặt phụ nữ cao hơn nam giới, coi thường nam giới – Sai. Nữ quyền ban đầu chỉ đấu tranh cho những quyền và nghĩa vụ phụ nữ chưa có, hay chưa bằng được đàn ông. Ngay cả quyền cơ bản nhất họ còn chưa có thì không thể nói rằng họ muốn hơn được. Những người có quan niệm sai lầm khác thì đó là những biến tướng và như vậy, không hề đại diện cho phong trào đấu tranh cho quyền lợi phụ nữ. – Bình đẳng giới là cào bằng – Sai. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về cơ hội. Ví dụ một người nam cũng có thể theo đuổi các ngành nghệ thuật, hay yêu cầu khéo léo hay một người nữ hoàn toàn có thể theo đuổi các ngành khoa học, kỹ thuật.
Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều phụ nữ là những nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu, có nhiều người thậm chí đã được giải Nobel về Sinh học, Vật lý, Hóa học. Tại các nước phát triển ở Bắc Âu, hay Canada, Singapore… rất nhiều người đứng đầu các phòng nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học chính trị là nữ giới. Trong các ngành STEM (Science, Technology, Engineering and Mathematics), những nhà khoa học nữ có hiệu suất làm việc ngang bằng với các nhà khoa học nam. Một số nghiên cứu còn cho rằng, bình đẳng giới giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, vì khi cho phụ nữ cơ hội như nam giới, họ sẽ có khả năng giúp đỡ và san sẻ công việc cho nhau nhiều hơn.
Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng đấu tranh cho quyền phụ nữ (women’s rights) và bình đẳng giới là cần thiết.
Tổng hợp và viết: Khánh Linh
Bình Đẳng Giới Là Gì Và Tại Sao Chúng Ta Cần Bình Đẳng Giới
Tại Mỹ, các tổ chức xã hội phải mất hơn 70 năm (từ năm 1848 cho đến năm 1920) để đấu tranh và tạo cho phụ nữ một vài quyền cơ bản như: Quyền được bảo hộ; quyền bình đẳng cho phụ nữ da màu nói riêng và phụ nữ nói chung; cải thiện điều kiện sống, mức lương làm việc và quyền bầu cử tại Mỹ. Một số nhà hoạt động nhân quyền còn hy sinh tính mạng của mình để đấu tranh cho các quyền này. Thế nhưng, ở nhiều nước khác, những bất bình đẳng giới vẫn còn tiếp diễn.
Theo thống kê, có 77% đàn ông trong giữ vai trò là lực lượng lao động chính. Trong khi đó phụ nữ chỉ chiếm khoảng 50% hoặc chưa tới số đó (ở một số nước, số lượng phụ nữ có mặt trong lực lượng lao động chính còn ít hơn rất nhiều). Thu nhập mà phụ nữ nhận được trung bình chỉ bằng khoảng 77% nam giới; tức là vẫn thấp hơn 23%. Với mỗi 1 đô-la một người đàn ông kiếm ra, phụ nữ tại Mỹ La-tin chỉ kiếm được 56 cents và phụ nữ Mỹ-Phi kiếm được khoảng 64 cents (tức là chỉ hơn một nửa). 62 triệu bé gái bị từ chối quyền học hành trên toàn thế giới (số liệu của Liên hợp quốc). Hàng năm, có tới 15 triệu trẻ em gái dưới 18 tuổi bị ép tảo hôn và hôn nhân sắp đặt sẵn của gia đình. Cứ 5 nạn nhân của nạn buôn người thì có tới 4 là nữ (Số liệu của quỹ Malala). Có tới 125 triệu phụ nữ và trẻ em gái là nạn nhân của tục cắt âm vật (Female genital mutilation) trên toàn thế giới. Có ít nhất 1000 vụ giết phụ nữ và bé gái vì danh dự gia đình xảy ra hằng năm ở Ấn Độ và Pakistan. Cứ 5 sinh viên nữ thì có 1 người là nạn nhân của tấn công tình dục tại trường học hay giảng đường. Tại Mỹ, cứ mỗi 15 giây trôi qua sẽ có một người phụ nữ bị chồng hoặc bạn trai đánh đập (domestic violence)
Còn tại việt Nam, phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn nam giới và trẻ em trai trong một số lĩnh vực. Tỷ lệ phụ nữ làm công ăn lương chỉ bằng khoảng hơn một nửa so với nam giới. Mức lương của phụ nữ thấp hơn nam giới. Ví dụ: mức lương bình quân thực tế theo giờ công lao động của phụ nữ chỉ bằng khoảng 80% so với nam giới. Thời gian phụ nữ dành cho công việc nhà không được thù lao gấp đôi nam giới. Số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên thời gian phụ nữ dành cho việc nhà lại gấp đôi nam giới, đây là những công việc không được thù lao. Do đó, họ không có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn. Chưa kể, điều kiện dinh dưỡng của phụ nữ kém hơn so với nam giới. Phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn có nhiều khả năng bị suy yếu sức khỏe hơn nam giới. Ngoài ra, họ vẫn còn gặp nhiều trở ngại hơn đàn ông trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng, đặc biệt vì phụ nữ thường không có tài sản thế chấp như đất đai. Mặc dù luật đất đai ở Việt Nam không phân biệt đối xử với phụ nữ, song những tập quán phổ biến làm cho họ bị yếu thế hơn, bởi quyền sử dụng đất thường chỉ đứng tên người chồng. Ngoài những những thông tin trong báo cáo trên, rõ ràng trên thực tế người phụ nữ vẫn gặp nhiều trở ngại hơn so với nam giới trong việc tham gia vào các công việc cũng như các hoạt động xã hội. Đặc biệt tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi (theo báo cáo của UNFP).
Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng đàn ông. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị ảnh hưởng theo. Chẳng hạn, quan niệm nam giới phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị dị nghị là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính”. Chưa kể, nếu họ có theo đuổi các ngành nghệ thuật thì sẽ bị miệt thị và nói là “yếu đuối”, “đàn bà”, “gay”…
Do đó, đấu tranh cho quyền phụ nữ (women’s rights) và bình đẳng giới là cần thiết và ý nghĩa trong mọi thời điểm.
Bất Bình Đẳng Giới Trong Giáo Dục
Published on
tài liệu mang tính chất tham khảo, ít tính chất khoa học
1. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 1. Một số khái niệm 3 1.1. Giới 3 1.2. Bình đẳng xã hội 3 1.3. Bình đẳng giới 3 2. Thực trạng về bất bình đẳng giới trong giáo dục 4 2.1. Trên thế giới 4 2.2. Ở Việt Nam 5 3. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục 8 4. Một số nguyên nhân 9 5. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam 10 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 14 1
2. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Bình đẳng giới là một vấn đề rất quan trọng được cả xã hội quan tâm. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ và vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề đấu tranh của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại được xem là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Trong lĩnh vực giáo dục, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc. Giáo dục có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của cn. Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim từng nói: “Giáo dục có chức năng xã hội hóa cá nhân, giáo dục giúp cho các thế hệ trẻ được chuẩn bị để bước vào cuộc sống xã hội, giáo dục có chức năng củng cố sự đoàn kết xã hội và duy trì trật tự xã hội. Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là một việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích tìm ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục và trong xã hội. Với tư cách là một bộ phận của xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay không thể không tính đến vấn đề giới. Chính vì những lí do cấp thiết đó mà chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. 2
3. NỘI DUNG 1. Một số khái niệm 1.1. Giới “Giới (gender): là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chon am và nữ nhìn từ góc độ xã hội; giới đề cập đến sự phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể”1 Đặc trưng cơ bản nhất của giới là do dạy và học mà có, Vì vậy, những đặc trưng về giới mang tính xã hội, do xã hội quy định. Giới thể hiện các đặc trưng của xã hội của phụ nữ và nam giới nên rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, các khu vực, các giai tầng xã hội. Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội về giới hoàn toàn có thể thay đổi được. 1.2. Bình đẳng xã hội “Bình đẳng xã hội: là nói tới sự thừa nhận và sự thiết lập các định kiến, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, các nhóm xã hội”2. Trên lý thuyết, bất bình đẳng xã hội có nghĩa là không bằng nhau, không ngang nhau về các khía cạnh cơ bản của đời sống xã hội giữa các cá nhân, các nhóm người. Trên thực tế, khái niệm bất bình đẳng xã hội được dùng chủ yếu để chỉ mối tương quan xã hội nào không ngang bằng nhau đến mức gây tổn hại đén quyền và lợi ích của bên yếu thế. 1.3. Bình đẳng giới 1 TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”. 2 Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb. ĐHQG HN 3
4. “Là một cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đang đối diện với cả nam và nữ theo cách chia sẻ các lợi ích của phát triển một cách bình đẳng, bảo đảm chóng lại gánh nặng thiên lệch của những tác động tiêu cực”3 Trong đó, nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau về: – Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng – Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các nguồn lực xã hội và quá trình phát triển. – Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng. – Được hưởng thành quả bình đẳng trong mội lĩnh vực của xã hội. 2. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục 2.1. Trên thế giới Theo một báo cáo của UNICEF, vào tháng 12 năm 2006, nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập của tổ chức này, việc loại bỏ sự phân biệt đối xử vè giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Bà Ann M. Veneman – Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ trở nên thịnh vượng”. Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỉ gần đây đã có một số tiến biij về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng triệu “trẻ em gái và phụ nữ vẫn bị đe dọa bởi sự phân biệt đối xử, việc bị tước quyền và nghèo khổ. Hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được học hơn. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em gái đi học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp. Trình độ học vấn, theo báo cáo, tương quan đến sự cải thiện về các nguồn lực đầu tự cho sự sống còn và phát triển của trẻ em. 3 TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”. 4
5. Sự phân biệt giới trong lĩnh vực giáo dục thường diễn ra gay gắt nhất trong nhóm nước nghèo. Một nghiên cứu gần đây về tỉ lệ đến trường của các bé gái và bé trai ở 41 quốc gia đã cho thấy, trong những nước này, sự pp về giới trong tỉ lệ đến trường giữa nhóm nghèo thường lớn hơn giữa những nhóm không nghèo. Tuy sự bình đẳng trong giáo dục đã có sự cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm qua ở các nước ngày nay còn phụ thuộc diện thu nhập thấp, nhưng sự chênh lệch về số nam và nữ đến trường ở những nước này vẫn lớn hơn ở các nước có thu nhập trung bình và cao. Mặc dù giữa phát triển kinh tế và bình đẳng giới có mqh nhất định, sự hiện diện của phụ nữ trong thu nhập quốc nội vẫn còn khiêm tốn. 2.2. Tại Việt Nam Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong số người biết chữ đã tăng lên đáng kể. Chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam – nữ trong tất cả các cấp bậc học được thu hẹp4. Về cơ bản, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xóa bỏ cách biệt giới ở các cấp học trước năm 2023. Có bốn loại hình giáo dục không chính quy, chủ yếu dành cho người lớn, trong đó có phụ nữ. Các chương trình này đã tạo nhiều cơ hội học tập đối với phụ nữ hơn rất nhiều so với trước. Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của người phụ nữ, đặc biệt là vai trò của giáo dục đối với xã hội, ngành Giáo dục & Đào tạo đã thực hiện tương đối tốt vấn đề bình đẳng giới. Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Đặng Huỳnh Mai đã khẳng định vai trò to lớn của giới nữ: “Chiếm hơn 70% đội ngũ toàn ngành, giới nữ đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển của sự nghiệp Giáo dục & Đào tạo nước nhà”. Một số cơ sở đào tạo lớn vốn có truyền thống nam giới lãnh đạo như Đại học Bách khoa Hà Nội nay đã có nữ giới giữ vị trí Phó hiệu trưởng. Nhiều nữ nhà giáo được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được công nhận chức danh Phó Giáo sư. Đặc biệt, nhiều học sinh nữ, sinh viên nữ tự khẳng định vai trò của giới 4 Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8 – 2005 đã khẳng định điều này. 5
7. Biểu đồ và bảng số liệu: Số lượng học sinh phổ thông tại thời điểm ngày 31 tháng 12 giai đoạn 200 – 2009 phân theo giới tính 6000 5000 4000 Tiểu học 3000 Trung học cơ sở Trung học phổ thông 2000 1000 0 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Năm: 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Tiểu học 5127 4615 4887 4428 4617 4199 4359 3987 4053 3692 3781 3523 3622 3408 3576 3284 3501 3231 THCS 3123 2741 3300 2959 3368 3063 3436 3134 3423 3194 3277 3094 3415 2965 2973 2830 2808 2661 THPT 1156 1016 1366 1089 1286 1169 1331 1258 1421 1349 1507 1468 1560 1515 1465 1557 1385 1543 Số học sinh (Đơn vị: nghìn) 17776,1 17875,6 17699,6 17505,4 17122,6 16650,6 16256,6 15685,2 15127,9 (Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê, chúng tôi Tuy nhiên, nhìn vào biểu dồ, ta cũng có thể nhận thấy, từ năm 2000 đến 2009, số nữ đi học cấp III đã tăng lên đáng kể. Đây là một dấu hiệu tích cực để đánh giá sự bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục. 7
8. 3. Những hệ quả của bất bình đẳng trong giáo dục Khi có những bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận các nguồn lực cuộc sống thì tất yếu dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Thực tế đã cho thấy điều này diễn ra ở cả trên thế giới và ở Việt Nam. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy trẻ em chịu thiệt thòi trực tiếp từ việc mẹ chúng mù chữ hoặc không được đến trường. Không được đi học dẫn đến chất lượng chăm sóc con cái thấp, điều này lại khiến tỉ lệ tử vong và suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh cao. Những bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có hành vi bảo vệ sức khỏe cho con cái phù hợp hơn, chẳng hạn như cho con cái đi tiêm chủng. Ngoài ra, trình độ của người mẹ cao hơn đóng vai trò quyết định trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Về lâu dài, các tác động này sẽ làm cho chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện và năng suất lao động trung bình của toàn xã hội sẽ được nâng lên. Mặt khác, kể cả các nước có nền kinh tế mới phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, khi vấn đề bình đẳng giới không được giáo dục cũng ảnh hưởng rất lớn khi những định kiến “trọng nam” trong xã hội cộng với chính sách chỉ đẻ một con của Trung Quốc đã khiến tỉ lệ tử vong của bé gái cao hơn của bé trai. Theo một số ước tính, số phụ nữ đang sống hiện nay ít hơn từ 60 – 100 triệu người so với con số khi không có sự phân biệt đối xử theo giới6. Bất bình đẳng giới trong giáo dục làm giảm chất lượng nguồn nhân lực trung bình của xã hội. thực vậy, nếu chúng ta giả định rằng, trẻ em trai và gái có khả năng thiên bẩm như nhau và những đứa trẻ có khả năng hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn, như thế, chất lượng nguồn nhân lực trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thể đạt được và kìm hãm tiềm năng tăng trưởng kinh tế. 6 Tài liệu: “Đưa giới vào phát triển” 8
10. Một nguyên nhân nữa là các chính sách phát triển về giới vẫn có thể tạo ra những kết cục phân biệt về giới. Các chính sách, cùng với các chuẩn mực xã hội hay phân công đồng đều có thể dẫn đến việc tiếp cận các nguồn lực không đồng đều giữa nam và nữ. Việc không nhận thức được hoặc bỏ qua sự khác biệt về giới khi thiết kế các chính sách có thể có hại cho hiệu lực của các chính sách đó, xét cả trên khía cạnh công bằng lẫn hiệu quả. Như vậy, các thể chế xã hội, thể chế kinh tế, hộ gia đình và các chính sách phát triển sẽ cùng nhau quyết định các cơ hội cuộc sống – xét trên khía cạnh giới – của con người. chúng cũng thể hiện những điểm đột phá quan trọng cho chính sách công cộng nhằm giải quyết sự bất bình đẳng giới. 5. Một số giải pháp về bất bình đẳng giới Thứ nhất, thể hiện bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển.Ví dụ Nghị quyết số 11 của Bộ chính trị – BCHTW Đảng khoá X Về công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Thứ hai, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe: Đổi mới và phát triển mạng lưới tư vấn sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản; giáo dục giới tính và tình dục an toàn vị thành niên; vận động nam, nữ áp dụng các biện pháp tránh thai; tuyên truyền, hướng dẫn phụ nữ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình; phòng trừ bệnh dịch. Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa việc lồng ghép giới vào chương trình dạy học trong các nhà trường. Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. 10
12. + Sự tham gia của nam giới và trẻ em trai: Giáo dục nam giới và trẻ em trai, cũng như phụ nữ và trẻ em gái, về lợi ích của bình đẳng giới và cùng đưa ra quyết định có thể giúp tạo ra mối quan hệ hợp tác tốt hơn. + Cải thiện nghiên cứu và số liệu: Số liệu và phân tích tốt hơn rất quan trọng, đặc biệt là về tỉ lệ tử vong của các bà mẹ, bạo lực đối với phụ nữ, giáo dục, việc làm, lương bổng, công việc không lương và thời gian sử dụng và sự tham gia vào chính trị. 12
13. KẾT LUẬN Lợi ích của vấn đề bình đẳng giới vượt xa hơn nhiều những tác động trực tiếp của chúng tới trẻ em. Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới 2007 chỉ ra việc khuyếnh khích bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ – Mục tiêu thiên niên kỉ thứ 3 – sẽ thúc đẩy những mục tiêu khác từ giảm đói nghèo đến cứu vớt sự sống còn của trẻ em, tăng cường sức khỏe, bảo đảm giáo dục phổ cập, phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các căn bệnh khác, và bảo đảm sự bền vững về môi trường. 13
14. TÀI LIỆU THAM KHẢO – TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”. – Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb. ĐHQG HN – Báo cáo Quốc gia của Việt Nam, tháng 8 – 2005. – Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000. Tấn công nghèo đói, Hà Nội, 1999. – Tài liệu: “Đưa giới vào phát triển” – Lê Thúy Hằng: “Khác biệt giới trong dự định đầu tư của bố mẹ cho việc học của con cái” – Tạp chí Xã hội học số 2 – 2006. 14
Những Nội Dung Cơ Bản Về Giới Và Bình Đẳng Giới
Tin xem nhiều
Những nội dung cơ bản về giới và bình đẳng giới
Luật Bình đẳng giới (Luật số 73/2006/QH11) được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Mục tiêu bình đẳng là “xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.
* Sự khác biệt căn bản giữa giới và giới tính:
* Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3 – Điều 5 Luật Bình đẳng giới).
* Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
– Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
– Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
– Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
– Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
– Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
– Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
(Điều 6 – Luật Bình đẳng giới).
4. Vai trò giới: Chỉ những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông chờ ở mỗi người với tư cách là nam giới hoặc phụ nữ.
– Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
– Các định kiến giới thường theo xu hướng thiên lệch, ít tích cực, thậm chí đôi khi còn mang tính tiêu cực, dẫn đến sự sai lệch và hạn chế trong việc nhìn nhận, đánh giá những điều mà cá nhân nam hoặc nữ có thể làm, cần làm hoặc nên làm.
Và trách nhiệm của mỗi chúng ta cũng như của toàn xã hội là phải tìm mọi biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, nhằm bảo đảm bình đẳng giới một cách hiệu quả, thực chất…
Phát triển bởi
Cập nhật thông tin chi tiết về Bình Đằng Giới Và Bất Bình Đẳng Giới Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!