Xu Hướng 3/2023 # Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Và Định Luật Tuần Hoàn # Top 7 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Và Định Luật Tuần Hoàn # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Và Định Luật Tuần Hoàn được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Tính chất của các đơn chất, thành phần và tính chất các hợp chất của mọi nguyên tố đều biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC

1. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP

Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thành một hàng.

Các nguyên tố có số electron hoá trị như nhau được xếp thành một cột.

2. CẤU TẠO CỦA BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

– Ô : Số thứ tự của ô bằng số hiệu nguyên tử và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân bằng tổng số electron của nguyên tử..

– Chu kì: Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử gồm:

+ Chu kì nhỏ là các chu kì 1, 2, 3 chỉ gồm các nguyên tố s và các nguyên tố p. Chu kì 1 gồm hai nguyên tố là hiđro (H) và heli (He). Chu kì 2 và 3, mỗi chu kì có 8 nguyên tố. Đầu các chu kì 2, 3 là các kim loại kiềm liti (Li, Z = 3) và natri (Na, Z = 11), gần cuối chu kì là các halogen, flo (F, Z = 9) và clo (Cl, Z = 17). Cuối các chu kì này là những khí hiếm neon (Ne, Z = 10), agon (Ar, Z = 18).

+ Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7 gồm các nguyên tố s, p, d và f.

Trong đó các chu kì 4 và 5 đều có 18 nguyên tố, bắt đầu chu kì là một kim loại kiềm (K (Z=19)[Ar]4s1 và Rb (Z=37)[Kr]5s1), kết thúc chu kì  là một khí hiếm (Kr (Z = 36)[Ar]3d104s24p6 và Xe (Z = 54) [Kr] 4d105s25p6).

Chu kì 6 gồm 32 nguyên tố, bắt đầu là kim loại kiềm Cs (Z = 55, [Xe]6s1) và kết thúc là một khí hiếm Rn (Z = 86, [Xe]4f145d106s26p6).

Chu kì 7 là chu kì chưa đầy đủ các nguyên tố hoá học.

– Nhóm : Số thứ tự của nhóm bằng số electron hoá trị gồm :

+ Nhóm A : Số thứ tự của nhóm bằng số electron lớp ngoài cùng, gồm các nguyên tố s và p.

+ Nhóm B : Số thứ tự của nhóm B bằng số electron hoá trị gồm các nguyên tố d và f.

III. NHỮNG TÍNH CHẤT BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN THEO CHIỀU TĂNG CỦA ĐIỆN TÍCH HẠT NHÂN

– Bán kính nguyên tử

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

– Năng lượng ion hoá

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, năng lượng ion hoá giảm dần.

–  Tính kim loại – phi kim.

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

– Độ âm điện đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử trong phân tử.

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.

Nguyên tử Độ âm điện theo Pauling Độ âm điện theo Mulliken

Hiđro (H) 2,200 3,059

Liti (Li) 0,980 1,282

Cacbon (C) 2,550 2,671

Nitơ (N) 3,040 3,083

Oxi (O) 3,440 3,500

Flo (F) 3,980 4,438

Natri (Na) 0,930 1,212

Magie (Mg) 1,310 1,630

Nhôm (Al) 1,610 1,373

Silic (Si) 1,900 2,033

Lưu huỳnh (S) 2,580 2,651

Clo (Cl) 3,160 3,535

Kali (K) 0,820 1,032

Canxi (Ca) 1,000 1,303

Brom (Br) 2,960 3,236

– Tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit của chúng mạnh dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng mạnh dần, đồng thời tính axit của chúng yếu dần.

Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các đơn chất, thành phần và tính chất của các hợp chất của các nguyên tố khi xếp chúng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là sự biến đổi tuần hoàn của số electron lớp ngoài cùng.

0.000000

0.000000

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Mẹo Ghi Nhớ Bảng Tuần Hoàn Hóa Học 10

Bảng tuần hoàn hóa học 10 không còn lạ lẫm với các bạn học môn hóa trong chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông nữa. Tuy nhiên để bạn học tốt và nhớ lâu phải cần đến phương pháp học hay. Kiến Guru giới thiệu đến các bạn học sinh một số mẹo ghi nhớ tốt bảng tuần hoàn hóa học 10.

I.

Bảng tuần hoàn hóa học 10 – Bảng tuần hoàn hóa học Mendeleev

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà hóa học Dimitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Ông phát minh là bảng để sắp xếp chu kỳ các nguyên tố hóa học, để nhận biết và có quy luật dễ học hơn. Bố cục của bảng tuần hoàn hóa học đã được tinh chỉnh và mở rộng dần theo thời gian khi mà các nguyên tố dần được phát hiện. Tuy nhiên, các hình thức hiển thị cơ bản vẫn khá giống với thiết kế ban đầu của Mendeleev.

Giá trị nòng cốt của bảng tuần hoàn hóa học là khả năng tính toán tính chất hóa học của một nguyên tố dựa trên vị trí của nó trên bảng. Bảng tuần hoàn hóa học áp dụng phổ biến trong lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học và nó là một phần của phát triển, tiến hóa của nhân loại.

II. Cách xem Bảng tuần hoàn hóa học 10

Để sử dụng bảng tuần hoàn hóa học 10 một cách dễ dàng, dễ nhớ bạn cần chú ý đến những thành phần sau đây:

– Số nguyên tử: Hay còn gọi là số proton của 1 nguyên tố hóa học là số proton được tìm thấy trong hạt nhân của 1 nguyên tử. Là số điện tích của hạt nhân. Số nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số nguyên tử cũng bằng số electron trong một nguyên tử trung hòa về điện.

– Nguyên tử khối trung bình: Gần như các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định. Nên nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.

– Độ âm điện: Độ âm điện của 1 nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại.

– Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.

– Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử. Nhờ số oxi hóa, chúng ta có thể nhận biết được số electron trao đổi khi một chất bị oxi hóa hoặc bị khử trong một phản ứng.

– Tên nguyên tố: Là 1 chất hóa học tinh khiết, bao gồm 1 kiểu nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử, là số lượng proton có trong mỗi hạt nhân.

– Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học đó. Biểu tượng cho các nguyên tố hóa học thường bao gồm 1 hoặc 2 chữ cái trong bảng chữ cái Latin và được viết với chữ cái đầu tiên viết hoa. Các biểu tượng trước đó cho các nguyên tố hóa học bắt nguồn từ từ vựng cổ điển Latin và Hy Lạp.

III. Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10

1.

Nghiên cứu bảng tuần hoàn hóa học 10

Xác định bản chất các thành phần khác nhau của mỗi nguyên tố hóc học. Trong bảng tuần hoàn hóa học 10, mỗi một ô sẽ gồm nguyên tố gồm các thuộc tính, thành phần của nguyên tố đó. Vì thế, để tìm hiểu bảng tuần hoàn, bạn cần biết tên nguyên tố cùng ký hiệu hóa học, số nguyên tử… Tất cả các thông tin này đều có trong ô nguyên tố đó.

Ghi nhớ và thành thạo 10 nguyên tố đầu tiên trong bảng, bạn sẽ tìm ra quy luật cho các giá trị nguyên tố tiếp theo. Sau đó, bạn sử dụng phương pháp so sánh với giá trị đã học. Cứ như vậy, bạn sẽ học hết hơn 120 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendeleev.

2. In bảng tuần hoàn hóa học 10 ra một bản màu dán để trong cặp

3.

Dùng phương pháp ghi nhớ bảng tuần hoàn hóa học 10

Dùng phương pháp ghi nhớ là viết một vài cụm từ, một vài câu giúp bạn nhớ nhanh hơn trong các nguyên tố hóa học. Phương pháp nhớ nhanh và dài nhất là thường xuyên làm bài tập hóa học và tra bảng tuần hoàn hóa học.

Cách nhớ dãy kim loại dễ dàng nhất: K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng áo phi âu.

Kiến Guru đã gửi tới các bạn một số phương pháp giúp ghi nhớ lâu bảng tuần hoàn hóa học 10. Tuy nhiên, cách làm nhanh giúp bạn trở thành một người giỏi hóa thực thụ là thường xuyên giải các bài tập về hóa học, tra và xem các nguyên tố hóa học. Thực hiện các phương pháp cân bằng hòa học cần thiết.

Tuần Hoàn Máu, Trắc Nghiệm Sinh Học Lớp 11

TUẦN HOÀN MÁU 11.1. Cấu tạo chung . Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

– Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận sau:

+ Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp – dịch mô.

+ Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.

1.2. Chức năng của hệ tuần hoàn

+ Hệ thống mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

2. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

– Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

– Động vật đa bào bậc thấp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi trực tiếp qua bề mặt cơ thể.

– Có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.

– Đặc điểm :

2.2. Hệ tuần hoàn kín

+ Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

– Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

– Đặc điểm :

+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

– Hệ tuần hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá) hoặc hệ tuần hoàn kép (động vật có phổi).

– Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

– Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).– Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

– Tất cả những tác nhân làm thay đổi lực co tim, nhịp tim, khối lượng máu, độ quánh của máu, sự đàn hồi của mạch máu đều có thể làm thay đổi huyết áp.

– Vận tốc máu nhỏ nhất ở mao mạch, đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.

Xem video hệ tuần hoàn của con người:

Bước Đầu Của Kinh Tế Tuần Hoàn Ở Việt Nam

Trong nền kinh tế tuyến tính truyền thống, các nhà sản xuất khai thác tài nguyên thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. Sau đó, phế thải từ sản xuất và tiêu dùng bị đưa đi chôn lấp, thậm chí là thải ra môi trường tự nhiên.

Ngược lại, nền kinh tế tuần hoàn chính là một giải pháp thay thế bền vững cho mô hình nói trên. Trong nền kinh tế này, các nhà sản xuất chú trọng kéo dài thời hạn và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của tài nguyên, sau đó quản lý và tái tạo những sản phẩm và tài nguyên này vào cuối vòng đời sử dụng.

Như vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn có khả năng giúp giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm và bảo tồn tài nguyên và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

Tại hội thảo “Mô hình kinh tế tuần hoàn với vai trò thúc đẩy tăng trưởng liên ngành hiệu quả” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) và Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức mới đây, các chuyên gia đồng thuận rằng, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn chính là công thức tăng trưởng bền vững mà doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc.

Theo nghiên cứu của Accenture Strategy, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường trị giá lên tới 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030. Nhiều tập đoàn lớn đã và đang triển khai hướng tới kinh tế tuần hoàn trong tổ chức.

Ví dụ, IKEA cam kết ứng dụng hoàn toàn mô hình kinh tế tuần hoàn vào 2030, Lego hướng đến dùng nhựa thực vật, Carlsberg cải thiện giải pháp đóng gói giảm dùng nhựa. Tại Schneider Electric, các hoạt động kinh tế tuần hoàn chiếm 12% doanh thu và dự kiến tiết kiệm 100.000 tấn tài nguyên giai đoạn 2018-2020. Tuy nhiên, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam chỉ mới phổ biến ở các doanh nghiệp lớn.

“Mặc dù khái niệm nền kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu trở nên phổ biến ở Việt Nam, việc ứng dụng mô hình vào thực tiễn vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ,” Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI, kiêm Tổng thư ký VBCSD nhận xét.

Thực tế, những điển hình về áp dụng kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp hay được nhắc đến chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Ví dụ như Unilever với chương trình thu gom tái chế bao bì nhựa và phân loại rác tại nguồn; Coca Cola với chương trình thu gom, phân loại chai nhựa. Đây cũng là hai đơn vị nòng cốt trong sáng kiến “Zero Waste to Nature” trong khuôn khổ dự án Trung tâm Kinh tế tuần hoàn (VCCE) chủ trì bởi VBCSD.

Hay như Heineken Việt Nam, đơn vị công bố đã có gần 99% phế thải hoặc phụ phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế, 4 trên 6 nhà máy bia sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon.

“Các dự báo đã chỉ ra rằng đến năm 2050 thì lượng rác thải sẽ nhiều hơn lượng cá trên đại dương. Đây là những điều cần suy nghĩ không chỉ với doanh nghiệp mà mỗi cá nhân. Trong các cách thức đến hiện tại, dường như khả thi hàng đầu là giải quyết bằng kinh tế tuần hoàn”, bà Lê Thị Ngọc Mỹ – Giám đốc Phát triển Bền vững Heineken Việt Nam.

Theo các chuyên gia, thay vì phải đưa ra giải pháp mới, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng một cách sáng tạo những bài học kinh nghiệm đã thành công trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.

Trong đó, một số trọng tâm cần lưu ý bao gồm: thay đổi tư duy từ kinh tế tuyến tính sang tuần hoàn; xem rác thải là nguồn nguyên liệu mới để sản xuất; học hỏi khả năng tái tạo và tuần hoàn của thiên nhiên; nhận thức mọi tài nguyên đều giới hạn để sản xuất dựa trên giới hạn đó; ý thức về cộng sinh công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn…

Ở cấp độ vĩ mô, Việt Nam đã có những chính sách để tạo điều kiện cho kinh tế tuần hoàn. Từ năm 2016, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững (SCP). Năm 2017, Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025 nhằm hình thành nên ngành Công nghiệp môi trường, có thể đáp ứng được các nội dung của nền kinh tế tuần hoàn.

Hiện nay Bộ Công Thương cũng đang dự thảo Chương trình hành động Quốc gia về SCP với các giải pháp, quan điểm của kinh tế tuần hoàn để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030.

Ở cấp độ địa phương, TP HCM đã đặt ra hàng loạt mục tiêu như đến 2020 giảm 60% lượng túi nilon khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại và 50% tại chợ truyền thống; năng lượng tái tại và năng lượng mới sẽ đạt 1,7% tổng công suất năng lượng. Cùng với đó, việc di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm trong khu dân cư vẫn đang diễn ra.

“Thành phố bố trí mặt bằng để các cơ sở di dời về các khu công nghiệp tập trung. Trong đó, khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 đã cho thuê được 90%, khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 đang cho thuê. Sắp tới, Thành phố sẽ quy hoạch thêm 2 khu công nghiệp nữa với tổng diện tích tầm 700 ha”, đại diện sở Tài Nguyên – Môi trường TP HCM cho biết tại hội thảo.

Viễn Thông

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Và Định Luật Tuần Hoàn trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!