Xu Hướng 3/2023 # Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán # Top 5 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Bảng cân đối kế toán là gì?

Thực tế, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).

Các số liệu của bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và nguồn vốn tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Đây được ví như là bức tranh tổng thể giúp mọi người có thể hình dung và nắm được tình hình tài chính, nguồn lực của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Có 2 loại bảng cân đối kế toán là: Bảng cáo báo tài chính và bảng báo cáo tài khoản.

1.1 Kết cấu bảng cân đối kế toán

Dựa theo nguyên tác cân đối của kế toán là “tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn” nên bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

a) Phần tài sản

Đối với phần tài sản gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các loại tài sản trong các phần này được sắp xếp theo trật tự thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao hơn sẽ được ưu tiên sắp xếp đầu tiên.

Vốn bằng tiền

Đầu tư ngắn hạn

Các khoản phải thu

Hàng tồn kho

Nợ phải thu dài hạn

Tài sản cố định

Đầu tư XDCB dở dang

Đầu tư tài chính dài hạn

b) Phần nguồn vốn

Đối với phần vốn thì gồm nguồn vốn nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:

Vay ngắn hạn

Nguồn vốn chiếm dụng

Vay dài hạn

Nợ dài hạn

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận

Lợi nhuận chưa phân phối

1.2 Cơ sở để lập bảng cân đối kế toán

Để phản ánh được số liệu bảng cân đối kế toán một cách chính xác và rõ ràng bạn cần dựa vào các cơ sở sau đây để lập bảng cân đối:

Dựa vào sổ kế toán tổng hợp.

Dựa vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.

Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm trước.

Dựa vào Bảng phát sinh tài khoản kế toán.

1.3 Mẫu bảng cân đối kế toán

1.4 Thời hạn lập và gửi bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán thường lập vào thời điểm cuối quý và cuối năm.

a) Đối với thời điểm báo cáo quý

Thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý đối với doanh nghiệp độc lập hoặc doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của doanh nghiệp khác. Hoặc sau 45 ngày kế thúc quý đối với loại hình tổng công ty.

b) Đối với báo cáo năm

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là 30 ngày sau khi năm kết thúc đối với doanh nghiệp độc lập hoặc doanh nghiệp nằm trong cơ cấu doanh nghiệp khác hoặc 90 ngày sau khi năm tài chính kết thúc đối với công ty TNHH, công ty Cổ Phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình HTX

2. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh trực tiếp tình hình “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp nên mỗi số liệu đều có những ý nghĩa riêng nhất định về cả pháp lý và kinh tế.

2.1 Đối với tài sản cố định

Những số liệu ở mục tài sản cố định có ý nghĩa gì trong bảng cân đối kế toán?

a) Xét về mặt pháp lý:

Phần tài sản cố định phản ảnh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thời của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các tài sản này thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

b) Xét về mặt kinh tế:

Còn trên phương diện về mặt kinh tế thì các số liệu ở phần tài sản phản ánh giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như: TSCĐ, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

2.2 Đối với phần nguồn vốn

Những số liệu ở phần nguồn vốn có ý nghĩa gì trong bảng cân đối kế toán:

a) Xét về mặt pháp lý

Những số liệu ở mục nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.

b) Xét về mặt kinh tế

Còn trên phương diện về kinh tế thì những số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

 

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:

  

0909.54.8888 – 028.3985.8888

3. Đặc điểm của bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại kể cả hiện vật cũng như những giá trị, tài sản hữu hình, vô hình giúp các chủ doanh nghiệp, cổ đông….. nắm được tổng quát về tình hình của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán phản ánh được tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại vốn: kế cấu vốn và nguồn vốn hình thành theo phương trình: Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu. Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn theo từng thời điểm cuối tháng, cuối quý cuối năm. Trên mỗi bảng sẽ có số liệu đầu kỳ và cuối kỳ giúp bạn có sự so sánh và đánh giá được tổng quát về sự biến động của dòng tiền, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp trong mỗi chu kỳ, hoạt động kinh doanh. Qua đây cho ta thấy bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, mỗi số liệu trên bảng cân đối kế toán giúp người đọc (chủ doanh nghiệp, cổ đông, đối tác…) có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động công ty, sự phát triển cũng như triển vọng như thế nào.

 

4. Vai trò và điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán

4.1 Vai trò của bảng cân đối kế toán

Thông qua bảng cân đối kế toán, người đọc có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác một cách rõ ràng để từ đó nắm được hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh tế vừa qua. Hơn thế, những số liệu trên bảng cân đối kế toán còn phản ánh được tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để đầu tư từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch…của doanh nghiệp như thế nào. Từ đó đề xuất chiến lược, giải pháp cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như cân đối các mối quan hệ vốn, nợ của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, có lợi cho chu kỳ kinh tế kế tiếp.

4.2 Điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán

Bên cạnh những vai trò và lợi ích trên thì bảng cân đối kế toán cũng còn những mặt hạn chế sau: Những số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh ở thời điểm hiện tại (thời điểm lập báo cáo) với số liệu đầu kỳ và cuối kỳ nên nếu có sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn ở giữa kỳ thì doanh nghiệp khó đánh giá và nắm bắt được sự thay đổi chi tiết trong cả kỳ. Hơn thế, những số liệu được lập dựa trên nguyên tắc giá gốc nên dễ xảy ra tình trạng có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách và giá trị tài sản ở trên thị trường.

 

Với hơn 17 năm kinh nghiệm thực tế trong việc hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.  Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh

Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM

SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888

Email: lienhe@tanthanhthinh.com

Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Cách Lập Bảng Cân Đối Kế Toán Theo Mẫu B01

Bảng cân đối kế toán – hay có thể coi là báo cáo về tình hình tài chính – phản ánh tổng quát tình hình tài sản của DN về mặt giá trị và nguồn gốc tại một thời điểm nhất định. Gồm 2 phần: Tài sản, Nguồn vốn.

Phần “Tài sản” phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN đến cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới dạng các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản của DN trong quá trình tái sản xuất.

Phần “Nguồn vốn” phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của DN đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân DN – vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn chiếm dụng,…). Tỷ lệ và kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của DN.

Mẫu bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01 – DNN

Cách lập bảng cân đối kế toán – Mẫu số B01 – DNN

a) Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán

– Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp

– Căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết

– Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán năm trước

– Căn cứ vào Bảng phát sinh tài khoản kế toán.

b) Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán năm

– Cột “Mã số” – cột B: tương ứng với các chỉ tiêu báo cáo.

– Số liệu ghi ở cột C “Thuyết minh” của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết hoặc các thuyết minh bổ sung của các chỉ tiêu này trong Bảng cân đối kế toán.

– Số liệu ghi vào cột số 2 “Số đầu năm” của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 1 “Số cuối năm” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh các năm trước anh rhưởng đến các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp phát hiện sai sót trọng yếu cần phải điều chỉnh theo phương pháp hồi tố

– Số liệu ghi vào cột 1 “số cuối năm” của báo cáo này tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chi tiết như sau:

A-Tài sản ngắn hạn (Mã số 100)

Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150

– Mã số 110 (Tiền và các khoản tương đương tiền ): Tổng số dư Nợ của các TK 111, 112 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc các bạn có thể lấy trên bảng cân đối phát sinh tài khoản

– Mã số 120 (Đầu tư tài chính ngắn hạn) = Mã số 121 + Mã số 129

+ Mã số 121 (Đầu tư ngắn hạn): Là tổng dư Nợ của TK 121 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái sau khi trừ đi các khoản đầu từ ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu 110

+ Mã số 129 (Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn): Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Là số dư Có của Tk 1591 trên Sổ cái

– Mã số 130 (Các khoản phải thu ngắn hạn) = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 138 + Mã số 139

+ Mã số 131 (Phải thu của khác hàng): căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK131

+ Mã số 132 (Trả trước cho người bán): Căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tk 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán chi tiết TK 331

+Mã số 138 (các khoản phải thu khác): Là tổng số dư Nợ của các Tài khoản: 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 334, 338 (Không bao gồm các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cước ngắn hạn)

+ Mã số 139 (Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn. Số liệu là số dư Có chi tiết của Tk 1592 trên sổ kế toán chi tiết của các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đói (Tk 1592)

– Mã số 140 (Hàng tồn kho) = Mã số 141 + Mã số 149

+ Mã số 141 (Hàng tồn kho): Tổng số dư Nợ của các Tk 152, 153, 154, 155, 156, 157

+ Mã số 149 (Dự phòng giảm giá hàng tồn kho): Số dư Có của Tài khoản 1593 , chi tiết các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Tk 1593)

– Mã số 150 (Tài sản ngắn hạn khác) = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 158

+ Mã số 151 (Thuế GTGT được khấu trừ): căn cứ vào số dư Nợ của tài khoản 133

+ Mã số 152 (Thuế và các khoản phải thu nhà nước): căn cứ vào số dư Nợ chi tiết Tk 333

+Mã số 158 (Tài sản ngắn hạn khác): căn cứ vào số dư Nợ các Tài khoản 1381, tài khoản 141, tài khoản 142, tài khoản 1388 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc trên sổ chi tiết TK 1388

B-Tài sản dài hạn (Mã số 200)

Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240

– Mã số 210 (tài sản cố định) = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213

+ Mã số 211 (Nguyên giá): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 211

+ Mã số 212 (Giá trị hao mòn lũy kế): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các tài khoản: Tk 2141, TK 2142 và Tài khoản 2143

+ Mã số 213 (Chi phí xây dựng cơ bản dở dang): số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 241 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái hoặc bảng cân đối phát sinh tài khoản

– Mã số 220 (Bất động sản đầu tư)= Mã số 221 + Mã số 222

+ Mã số 221 (Nguyên giá): Số liệu để phán ảnh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217

+ Mã số 222 (Giá trị hao mòn lũy kế): Số liệu của chỉ tiêu này ghi bằng số âm, có giá trị là số dư Có của Tài khoản 2147 trên sổ kế toán chi tiết TK 2147

– Mã số 230 (Các khoản đầu tư tài chính dài hạn) = Mã số 231 +Mã số 239

+ Mã số 231 (Đầu tư tài chính dài hạn): số liệu ghi vào chỉ tiêu là số dư Nợ Tài khoản 221

+ Mã số 239 (Dự phòng giảm giá đàu tư tài chính dài hạn): Là số dư Có của Tài khoản 229

– Mã số 240 (Tài sản dài hạn khác)= Mã số 241 + Mã số 248 + Mã số 249

+ Mã số 241 (Phải thu dài hạn): Là số dư Nợ chi tiết của các Tài khoán 131, 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tết các TK 131, 1388

+Mã số 248 (Tài sản dài hạn khác): căn cứ vào tổng số dư Nợ Tài khoản 242, Tài khoản 244

+Mã số 249 (Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi): Số liệu ghi chỉ tiêu này ghi bằng số âm, là số dư Có chi tiết của Tài khoản 1592.

MÃ SỐ 250 (TỔNG CỘNG TÀI SẢN) = MÃ SỐ 100 + MÃ SỐ 200

PHẦN NGUỒN VỐN

A-Nợ phải trả (Mã số 300) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Mã số 300 = Mã số 310 + Mã số 320

– Mã số 310 (Nợ ngắn hạn) = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 + Mã số 318 + Mã số 319

+ Mã số 311 (Vay ngắn hạn): Là số dư Có của Tk 311 và TK 315

+Mã số 312 (Phải trả cho người bán): Là tổng số dư Có chi tiết của TK 331 được phân loại là ngắn hạn mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chi tiết TK 331

+ Mã số 313 (Người mua trả tiền trước): Căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 được phân loại là ngắn hạn mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 được phân loại là ngắn hạn trên Sổ kế toán chi tiết TK 3387

+ Mã số 314 ( Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước): Là số dư Có chi tiết của Tài khoản 333

+ Mã số 315 (Phải trả người lao động): Là số dư Có chi tiết của tài khoản 334.

+ Mã số 316 (Chi phí phải trả): Là số dư Có của tài khoản 335

+Mã số 318 (Các khoản phài trả ngắn hạn khác): Là số dư Có của các TK 338, TK 138 trên Sổ kế toán chi tiết của các TK 338, 138 (không bao gồm các tài khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn và phần dư Có TK 3387 đã phản ánh vào chỉ tiêu 313)

+ Mã số 319 (Dự phòng phải trả ngắn hạn): là số dư Có chi tiết của TK 352 trên sổ kết oán chi tiết TK 352

– Mã số 320 (Nợ dài hạn) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khỏan nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh, khoản phải trả người bán, các khoản phải trả dài hạn khác, vay và nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo.

Mã số 320 = Mã số 321 +Mã số 322 +Mã số 328 + Mã số 329

+ Mã số 321 (vay và nợ dài hạn): Là tổng sổ dư Có các TK 3411, TK 3412 và kết quả tìm được của số dư Có TK 34131 trừ (-) dư Nợ TK 34132 cộng (+) dư Có Tk 34133 trên Sổ kế toán chi tiết TK 341

+Mã số 322 (Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm): Là số dư Có của TK 351

+ Mã số 328 ( Phải trả, phải nộp dài hạn khác): Là tổng số dư có chi tiết của các Tk 331, 338, 138, 131 được phân loại là dài hạn trên sổ kế toán chi tiết (chi tiết phài trả dài hạn) và số dư có TK 3414 trên sổ chi tiết TK 341

+ Mã số 329 (Dự phòng phải trả dài hạn): Là số dư Có chi tiết của tài khoản 352 trên sổ kế toán chi tiết TK 352

B-Vốn chủ sở hữu

(Mã số 400 = Mã số 410 + Mã số 430)

– Mã số 410 (Vốn chủ sở hữu) = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413+ Mã số 414 +Mã số 415 + mã số 416 + Mã số 417)

+ Mã số 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu): Là số dư Có của Tài khoản 4111

+ Mã số 412 (Thặng dư vốn cổ phần): Chỉ tiêu này phản ánh thặng dư vốn cổ phần ở thòi điểm báo cáo của công ty cổ phàn. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK 4112 trên sổ kế toán chi tiết TK 4112. Nếu TK này có số dư Nợ thì được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

+Mã số 413 (Vốn khác của chủ sở hữu): Là số dư có tài khoản 4118 trên sổ kết toán chi tiết TK 4118

+Mã số 414 (cổ phiếu quỹ): là số dư Nợ của Tài khoản 419 trên sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái

+Mã số 415 (Chênh lệch tỷ giá hối đoái): Là số có của TK 413 trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái.

+Mã số 416 (Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu): Là số dư có của TK 418 trên Sổ cái

+ Mã số 417 (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối): Là số dư Có của TK 421 trên sổ cái hoặc nhật ký- sổ cái . Trường hợp TK 421 có số dư Nợ thì số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dứoi hình thức ghi trong ngoặc đơn (…)

– Mã số 430 (Quỹ khen thưởng, phúc lợi) chỉ tiêu này phản ánh quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Có của tài khoản 431 trên sổ cái.

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (MÃ SỐ 440) = mã số 300 + Mã số 400

Chỉ tiêu “Tổng cộng tài sản Mã số 250” = Chỉ tiêu “Tổng cộng Nguồn vốn Mã số 440”

Balance Sheet (Bảng Cân Đối Kế Toán) Là Gì?

Tomorrow Marketers – Bảng cân đối kế toán (balance sheet) là một báo cáo tài chính cung cấp thông tin sơ lược về tài sản (assets), nợ (liabilities) và vốn chủ sở hữu (shareholders’ equity) của công ty tại một thời điểm cụ thể, đồng thời cung cấp thông tin căn bản để tính toán tỷ lệ hoàn vốn (rates of return) và đánh giá cấu trúc vốn (capital structure) của công ty. Bảng cân đối kế toán được sử dụng cùng với các báo cáo tài chính quan trọng khác như báo cáo kết quả kinh doanh (income statement) và báo cáo dòng tiền (cash flow statement) trong quá trình tiến hành phân tích cơ bản hoặc tính toán các tỷ số tài chính.

Giới thiệu về bảng cân đối kế toán

Công thức được sử dụng cho Bảng cân đối kế toán

Tài sản (assets) = Nợ phải trả (liabilities) + Vốn chủ sở hữu (shareholders’ equity)

Từ công thức trên, có thể thấy rằng một công ty thường chi trả cho các tài sản mà mình sở hữu bằng cách mượn tiền (nợ phải trả) hoặc sử dụng tiền của nhà đầu tư (vốn từ các cổ đông).

Ví dụ: Nếu một công ty nhận khoản vay 4.000 USD trong 5 năm từ ngân hàng, tài sản (cụ thể là tiền mặt) và số nợ dài hạn (long-term debt) của công ty đều tăng lên 4.000 USD. Nếu công ty lấy 8.000 USD từ các nhà đầu tư, tài sản của công ty và vốn chủ sở hữu của công ty cũng sẽ tăng đúng bằng số tiền đó. Tổng mà công ty tạo ra vượt quá mức nợ của công ty sẽ được ghi nhận vào khoản vốn chủ sở hữu, đại diện cho tài sản ròng (net assets) mà các chủ sở hữu nắm giữ. Các khoản thu này sẽ được ghi nhận tương ứng trong mục tài sản trong bảng cân đối kế toán dưới dạng tiền mặt, tiền đầu tư, hàng tồn kho hoặc một số tài sản khác.

Tài sản (assets), nợ phải trả (liabilities) và vốn chủ sở hữu (shareholders’ equity) đều bao gồm các tài khoản nhỏ hơn thể hiện cụ thể những hoạt động tài chính của công ty. Các tài khoản này có sự khác nhau tùy theo từng ngành, và một thuật ngữ cũng có thể mang những ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào bản chất của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, có một số chi tiết mà tài khoản của tất cả các công ty đều sẽ giống nhau.

Có gì trên Bảng cân đối kế toán?

Bảng cân đối kế toán thể hiện tổng quan tình hình tài chính của công ty tại một thời điểm. Nếu chỉ nhìn vào bảng cân đối kế toán thì không thể biết được xu hướng tình hình tài chính của công ty trong một khoảng thời gian dài. Do đó, doanh nghiệp nên so sánh số liệu với những bảng cân đối kế toán của giai đoạn trước để thấy được xu hướng đầy đủ, đồng thời so sánh với những doanh nghiệp khác trong cùng ngành vì các ngành khác nhau có cách đánh giá tình hình tài chính khác nhau.

Bảng cân đối kế toán có thể cung cấp một số thông tin hữu ích, giúp các nhà đầu tư hiểu được tình hình tài chính của một công ty. Chúng bao gồm tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu – tỷ lệ D/E (debt-to-equity ratio) và tỷ lệ thanh khoản nhanh (acid-test ratio), cùng với nhiều tỷ lệ khác. Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo dòng tiền cũng cung cấp những thông tin có giá trị để đánh giá tình hình tài chính của công ty. Ngoài ra, bất kỳ ghi chú hoặc phụ lục nào trong báo cáo kết quả kinh doanh đều có thể dùng để tham chiếu với bảng cân đối kế toán.

Tài sản

Trong mục tài sản, các tài khoản được liệt kê từ trên xuống dưới theo thứ tự thanh khoản của chúng (tính thanh khoản là tính dễ chuyển đổi thành tiền mặt). Chúng được chia thành các tài sản ngắn hạn (current assets), có thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong một năm hoặc ít hơn; và tài sản tài sản dài hạn (non-current/long-term assets), không thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian dưới một năm.

Tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể bao gồm tín phiếu kho bạc (treasury bills) và chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn (short-term certificates of deposit) hoặc “hard currency” – đồng tiền dễ dàng chuyển đổi (có thể sử dụng tại bất kỳ quốc gia nào) với một tỷ giá ổn định.

Chứng khoán ngắn hạn (marketable securities) gồm chứng khoán vốn (equity securities) và chứng khoán nợ (debt securities) có thị trường thanh khoản – luôn có các nhà đầu tư sẵn sàng giao dịch trong thị trường.

Hàng tồn kho (inventory) là hàng hóa có sẵn để bán, có giá trị thấp hơn giá gốc hoặc giá thị trường.

Tài sản dài hạn (long-term assets) bao gồm:

Đầu tư dài hạn – là những chứng khoán sẽ không thanh lý hoặc không thể thanh lý trong năm sau.

Tài sản cố định (fixed assets) – bao gồm đất đai, máy móc, thiết bị, văn phòng và các tài sản tồn tại lâu dài, những tài sản cần nguồn vốn lớn.

Tài sản vô hình (intangible assets) – bao gồm các tài sản phi vật chất (nhưng vẫn có giá trị) như tài sản trí tuệ và lợi thế thương mại. Nói chung, tài sản vô hình chỉ được liệt kê trên bảng cân đối kế toán nếu chúng được mua, thay vì công ty tự phát triển nội bộ. Do đó, giá trị của chúng có thể bị đánh giá quá thấp – chẳng hạn như không bao gồm logo được công nhận trên toàn cầu – hoặc là quá cường điệu.

Nợ

Nợ (liabilities) là tiền mà một công ty nợ các bên khác, từ các hóa đơn phải trả cho nhà cung cấp đến lãi cho trái phiếu mà công ty đã phát hành cho các chủ nợ để thuê, trả phúc lợi và tiền lương. Nợ ngắn hạn (current liabilities) là những khoản nợ đến hạn trong vòng một năm và được liệt kê theo thứ tự ngày đáo hạn của chúng. Nợ dài hạn (long-term liabilities) là khoản nợ sẽ đáo hạn tại bất kỳ thời điểm nào sau một năm.

Các tài khoản nợ ngắn hạn (current liabilities) có thể bao gồm:

Phần nợ hiện tại của khoản vay dài hạn (current portion of long-term debt)

Nợ ngân hàng

Lãi phải trả

Tiền thuê nhà, thuế, chi phí dịch vụ

Tiền lương phải trả

Triền trả trước của khách hàng

Cổ tức phải trả và các cổ tức khác

Phí bảo hiểm đã thu (earned premiums) và phí bảo hiểm trả lại vì không có rủi ro (unearned premiums)

Nợ dài hạn (long-term liabilities) có thể bao gồm:

Nợ dài hạn: lãi và gốc trên trái phiếu đã phát hành

Quỹ hưu trí (pension fund liability): số tiền mà một công ty bắt buộc phải trả vào tài khoản hưu trí của nhân viên.

Trách nhiệm thuế hoãn lại (deferred tax liability): thuế đã được tích lũy nhưng sẽ không được thanh toán trong một năm nữa (bên cạnh vấn đề thời gian, con số này điều chỉnh sự khác biệt giữa các yêu cầu về báo cáo tài chính và cách đánh giá thuế, như tính toán khấu hao)

Một số khoản nợ được coi là ngoài bảng cân đối, có nghĩa là chúng sẽ không xuất hiện trên bảng cân đối.

Vốn chủ sở hữu (Shareholders’ Equity)

Thu nhập giữ lại (retained earnings) là lãi ròng (net earnings) mà một công ty dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp hoặc sử dụng để trả nợ; phần còn lại được chia cho các cổ đông dưới dạng cổ tức (dividends).

Cổ phiếu quỹ (treasury stock) là cổ phiếu mà một công ty đã mua lại hoặc không bao giờ phát hành ngay từ đầu. Về sau công ty có thể bán nó để huy động tiền mặt hoặc để dành nhằm chống lại sự thu mua từ đối thủ.

Một số công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi (preferred stock). Cổ phiếu này sẽ được liệt kê tách biệt với cổ phiếu phổ thông (common stock) trong mục vốn chủ sở hữu. Cổ phiếu ưu đãi mang một mệnh giá tùy ý (arbitrary par value) – cũng giống như cổ phiếu phổ thông trong một số trường hợp cụ thể, và không ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu (thông thường, mệnh giá cổ phiếu chỉ là 0,01 USD). Tài khoản “cổ phiếu phổ thông” và “cổ phiếu ưu đãi” được tính như sau:

Cổ phiếu phổ thông/ cổ phiếu ưu đãi = Mệnh giá cổ phiếu (par value) x Số lượng cổ phiếu được phát hành (no. of shares issued)

Hạn chế của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cung cấp những thông tin vô giá cho các nhà đầu tư và nhà phân tích, tuy nhiên nó vẫn có một số nhược điểm. Vì đây chỉ là một báo cáo tổng hợp sơ lược trong một khoảng thời gian, nên nó chỉ có thể giúp so sánh sự khác biệt về tình hình tài chính ở thời điểm hiện tại so với thời điểm khác trong quá khứ. Cũng chính vì vậy, nhiều tỷ số tài chính phải được phân tích dựa trên dữ liệu trong cả bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, từ đó doanh nghiệp mới có thể vẽ nên bức tranh tổng quan về những gì đang diễn ra với hoạt động kinh doanh của mình.

Các hệ thống kế toán khác nhau, cách xử lý khấu hao và hàng tồn kho khác nhau cũng sẽ làm thay đổi số liệu được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Do đó, các nhà quản lý thường biến hóa các con số để báo cáo trông có vẻ tốt hơn. Các nhà phân tích cần chú ý đến các chú thích của bảng cân đối kế toán để xác định cách tính toán tài chính của công ty và để nhận ra các dấu hiệu bất thường.

Những điều cần lưu ý

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính báo cáo tài sản, nợ và vốn chủ sở hữu của công ty.

Bảng cân đối kế toán là một trong ba báo cáo tài chính cốt lõi (hai báo cáo còn lại là báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo dòng tiền) được sử dụng để đánh giá một doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán là bản tổng hợp sơ lược thể hiện tình hình tài chính của công ty (tài sản và nợ) từ kể từ ngày ban hành.

Các nhà phân tích sử dụng bảng cân đối kế toán và một số báo cáo tài chính khác để tính toán các tỷ số tài chính.

Tạm kết

Mục Đích, Khái Niệm, Vai Trò Và Ý Nghĩa Của Bảng Cân Đối Kế Toán

Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế IASC đã đưa ra “những quy định chung về việc lập và trình bày các báo cáo tài chính”năm 1998. ví dụ như: Đưa ra các khái niệm làm cơ sở cho việc lập và trình bày các báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng bên ngoài; hoặc hướng dẫn việc lập tiêu chuẩn kế toán cho quá trình xây dựng các chuẩn mực và trợ giúp những người lập báo cáo…

Việc áp dụng những chuẩn mực kế toán được quốc tế chấp nhận như là một biện pháp cần thiết tạo tính minh bạch và giải thích đúng đắn các báo cáo tài chính.

Bảng cân đối kế toán không nằm ngoài những chuẩn mực quốc tế, nên nó cũng thể hiện tính minh bạch trong các báo cáo tài chính. Đây chính là mục đích của các báo cáo tài chính nói chung của các doanh nghiệp hay là mục đích của Bảng cân đối kế toán nói riêng. Tính minh bạch của Bảng cân đối kế toán được đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối tượng sử dụng.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng thể, là bảng tổng hợp – cân đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo.

Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp .

Đó là khái niệm về Bảng cân đối kế toán của Việt nam, và không nằm ngoài những chuẩn mực kế toán quốc tế ( xem: Các sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán IAS 10 – Các chuẩn mực kế toán quốc tế)

Bảng cân đối kế toán có một vai trò quan trọng, bởi nó là tài liệu để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn ở một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Đồng thời bảng cân đối kế toán còn thể hiện triển vọng kinh tế tài chính của đơn vị.

Thông qua bảng cân đối kế toán, ta có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác. Và thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đó giúp cho người quản lý thấy rõ tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để mua sắm từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động , kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch…Từ đó phát hiện được tình trạng mất cân đối, và có phương hướng và biện pháp kịp thời đảm bảo các mối quan hệ cân đối vốn cho hoạt động tài chính thực sự trở nên có hiệu quả, tiết kiệm và có lợi cho doanh nghiệp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì? Ý Nghĩa Và Đặc Điểm Của Bảng Kế Toán trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!