Xu Hướng 3/2023 # Bài Tập Về Các Định Luật Bảo Toàn (Phần 2) – Học Hóa Online # Top 8 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Tập Về Các Định Luật Bảo Toàn (Phần 2) – Học Hóa Online # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Bài Tập Về Các Định Luật Bảo Toàn (Phần 2) – Học Hóa Online được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 41: Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 13,70 gam.          B. 18,46 gam.          C. 12,78 gam.          D. 14,62 gam.

(Xem giải) Câu 42: Một loại phèn có công thức K2SO4.M2(SO4)3.nH2O. Lấy 7,485 gam phèn này nung tới khối lượng không đổi thì còn lại 4,245 gam phèn khan. Mặt khác lấy 7,485 gam phèn đó hòa tan vào nước rồi cho tác dụng với BaCl2 dư thì thu được 6,99 gam kết tủa. Kim loại M và giá trị n lần lượt là

A. Cr, 24.          B. Al, 24.          C. Fe, 24.          D. Al, 12.

(Xem giải) Câu 43: Cho 200 ml dung dịch KOH 0,9M; Ba(OH)2 0,2M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M và Al2(SO4)3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là:

A. 9,32 gam.          B. 10,88 gam.          C. 14 gam.          D. 12,44 gam.

(Xem giải) Câu 44: Hòa tan 4,6 gam Na vào dung dịch chứa 200 ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 0,6M, thu được 1,56 gam kết tủa. Giá trị x là:

A. 0,7.          B. 0,8.          C. 0,5.          D. 1,4.

(Xem giải) Câu 45: Cho 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì thu được 9,36 gam kết tủa. Vậy nếu cho 200 ml dung dịch NaOH 1,2M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn):

A. 11,70 gam và 1,6.          B. 9,36 gam và 2,4.          C. 6,24 gam và 1,4.          D. 7,80 gam và 1,0.

(Xem giải) Câu 46: Cho m gam Na vào 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,5M và AlCl3 0,4M. Sau phản ứng thu được kết tủa có khối lượng là (m – 3,995) gam. m có giá trị là :

A. 7,728 gam hoặc 12,788 gam.          B. 10,235 gam.         C. 7,728 gam.          D. 10,235 gam hoặc 10,304 gam.

(Xem giải) Câu 47: Hòa tan hết m gam Al2(SO4)3 vào H2O thu được 300 ml dung dịch X. Cho 150 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, kết thúc các phản ứng thu được 2a gam kết tủa. Mặt khác, cho 150 ml dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch chứa 0,55 mol KOH, kết thúc các phản ứng sinh ra a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là

A. 51,30 và 3,9.          B. 51,30 và 7,8.          C. 25,65 và 3,9.          D. 102,60 và 3,9.

(Xem giải) Câu 48: X là dung dịch Al2(SO4)3, Y là dung dịch Ba(OH)2. Trộn 200 ml X với 300 ml Y được 8,55 gam kết tủa. Trộn 200 ml X với 500 ml Y được 12,045 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch X và Y lần lượt là:

A. 0,1M và 0,05M.          B. 0,1M và 0,2M.          C. 0,05M và 0,075M.          D. 0,075 và 0,1M.

(Xem giải) Câu 49: Dung dịch A chứa m gam NaOH và 0,3 mol NaAlO2. Cho từ từ dung dịch chứa 1 mol HCl vào dung dịch A, thu được dung dịch B và 15,6 gam kết tủa. Sục khí CO2 vào dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:

A. 24.          B. 16.          C. 8.          D. 32.

(Xem giải) Câu 50: Cho m gam NaOH vào 300 ml NaAlO2 0,5M được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch chứa 500 ml HCl 1,0M vào dung dịch X, thu được dung dịch Y và 7,8 gam chất kết tủa. Sục CO2 vào dung dịch Y không thấy xuất hiện kết tủa. Giá trị của m là:

A. 4,0 gam.          B. 12,0 gam.          C. 8,0 gam.          D. 16,0 gam.

(Xem giải) Câu 51: Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m1+16,68 gam muối khan. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 8 gam          B. 12 gam          C. 16 gam          D. Không xác định.

(Xem giải) Câu 52: Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí NO và NO2. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào X thu được m gam kết tủa. Mặt khác nếu thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X thu được kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng ko đổi thu đc a gam chất rắn. Giá trị m và a là

A. 111,84 gam và 157,44 gam          B. 111,84 gam và 167,44 gam

C. 112,84 gam và 157,44 gam          D. 112,84 gam và 167,44 gam

(Xem giải) Câu 53: Cho 14,5 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 475 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 2,8 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO, N2O, N2, N2, (trong đó nN2 = nNO2) có tỉ khối so với H2 bằng 16,4. Các khí đo ở đktc, giá trị của m là

A. 49,1           B. 48,6           C. 49,4           D. 45,5

(Xem giải) Câu 54: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiến 20% khối lượng hỗn hợp. Cho CO đi qua m gam X sau 1 thời gian thu được chất rắn Y có khối lượng nhỏ hơn X là 0,48 gam. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,52m gam muối và 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là

A. 9,95           B. 10,5           C. 10,94           D. 9,54

(Xem giải) Câu 55: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2, FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc, nóng, dư) thu được V lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ dung dịch Y vào dung dịch BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa. Mặc khác cũng dung dịch Y cho tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị V là

A. 38,08           B. 24,64           C. 16,8           D. 11,2

(Xem giải) Câu 56: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,2 mol FeO vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc lấy kết tủa B rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn, m có giá trị là.

A. 16 gam           B. 32 gam           C. 48 gam           D. 52 gam.

(Xem giải) Câu 57: Cho hỗn hợp X gồm SO2 và O2 theo tỷ lệ số mol 1 : 1 đi qua V2O5 xúc tác, đung nóng thu được hỗn hợp Y có khối lượng 19,2 gam. Hòa tan Y vào nước sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2 dư thu được 37,28 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng SO2 + O2 là.

A. 40%           B. 75%           C. 80%           D. 60%

(Xem giải) Câu 58: Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42- có trong 250ml dung dịch X cần 50ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3- là.

A. 0,2M           B. 0,3M           C. 0,6M           D. 0,4M

(Xem giải) Câu 59: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau. Cho phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E là.

A. 6,11 gam           B. 3,055 gam           C. 5,35 gam           D. 9,165 gam

(Xem giải) Câu 60: Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 nung nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng, dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, lượng muối khan thu được là:

A. 20 gam           B. 32 gam           C. 40 gam           D. 48 gam

(Xem giải) Câu 61: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa, rửa sạch đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:

A. 16,0 gam           B. 30,4 gam           C. 32,0 gam           D. 48,0 gam

(Xem giải) Câu 62: Để 16,8 gam Fe ngoài không khi thu được hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, dung dịch thu được cho tiếp NaOH dư lọc kết tủa rồi nung nóng kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 16,0 gam           B. 24,0 gam           C. 32,0 gam           D. 48,0 gam

(Xem giải) Câu 63: Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của a là:

A. 3,6 gam           B. 17,6 gam           C. 21,6 gam           D. 29,6 gam

(Xem giải) Câu 64: Cho 21,4 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn. Khối lượng Al và Fe2O3 trong hỗn hợp A lần lượt là:

A. 10,8 gam và 8 gam           B. 5,4 gam và 16 gam           C. 16 gam và 5,4 gam           D. 13,4 gam và 8 gam

(Xem giải) Câu 65: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500ml dung dịch X là.

A. 14,9 gam           B. 11,9 gam           C. 86,2 gam           D. 119 gam

(Xem giải) Câu 66: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa; Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lương các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi):

A. 3,73 gam           B. 7,04 gam           C. 7,46 gam           D. 3,52 gam

(Xem giải) Câu 67: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 cần vừa đủ V ml dung dịch 1M, thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3 gam chất rắn. Giá trị V là.

A. 87,5           B. 125           C. 62,5           D. 175.

(Xem giải) Câu 68: Dung dịch X có chứa: 0,15 mol SO42-, 0,2 mol NO3-, 0,1 mol Zn2+; 0,15 mol H+ và Cu2+. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Y. Nung chất rắn Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z có khối lượng là.

A. 25,5 gam           B. 28,0 gam           C. 26,1 gam           D. 28,8 gam

(Xem giải) Câu 69: Dung dịch X chứa 0,2 mol Ca2+, 0,08 mol Cl-; x mol HCO3- và y mol NO3-. Đem cô cạn dung dịch X rồi nung khối lượng không đổi thu được 16,44 gam hỗn hợp chất rắn khan Y. Nếu thêm y mol HNO3 vào dung dịch X sau đó cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan ?

A. 25,56           B. 27,84           C. 30,84           D. 28,12.

(Xem giải) Câu 70: Dung dịch Y có chứa các ion: NH4+, NO3-, SO42-. Cho m gam dung dịch Y tác dung với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, đun nóng thu được 11,65 gam kết tủa và 4,48 lít khí (đktc). Nếu cho m gam dung dịch Y cho tác dụng với một lượng bột Cu dư và H2SO4 loãng dư sinh ra V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là.

A. 1,49           B. 1,87           C. 2,24           D. 3,36.

(Xem giải) Câu 71: Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với HNO3 loãng, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy chất. Giá trị của x là:

A. 0,045            B. 0,09.            C. 0,135.            D. 0,18.

(Xem giải) Câu 72: Cho tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất là

A. 0,175 lít.            B. 0,25 lít.            C. 0,125 lít.            D. 0,52 lít.

(Xem giải) Câu 73: Hoà tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

A. 0,2 lít.            B. 0,24 lít.            C. 0,3 lít.            D. 0,4 lít

(Xem giải) Câu 74: Để hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đối thì lượng chất rắn thu được là

A. 8 gam            B. 16 gam            C. 24 gam            D. 32 gam

(Xem giải) Câu 75: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và x mol Cu2S vào dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chỉ chứa 2 muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất. Giá trị X là

A. 0,03            B. 0,045            C. 0,06.            D. 0,09.

(Xem giải) Câu 76: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu dược bao nhiêu gam muối clorua khan

A. 2,66 gam            B. 22,6 gam            C. 26,6 gam            D. 6,26 gam

(Xem giải) Câu 77: Hoà tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của 2 kim loại nhóm IIA vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung dịch X ở trên ta cho toàn bộ lượng dung dịch X ở trên tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3. Kết thúc thí nghiệm, thu được dung dịch Y và 17,22 gam kết tủa. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 4,86 gam.            B. 5,4 gam.            C. 7,53 gam.            D. 9,12 gam.

(Xem giải) Câu 78: Cho dung dịnh Ba(OH)2 đến dư vào 100ml dung dịch X gồm các ion: NH4+, SO42-, NO3- rồi  tiến hành đun nóng thì thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Nồng độ kết tủa (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X lần lượt là:

A. 1M và 1M.            B. 2M và 2M.            C. 1M và 2M.            D. 2M và 1M.

(Xem giải) Câu 79: Trộn dung dịch chứa Ba2+; OH- (0,06 mol) và Na+ (0,02 mol) với dung dịch chứa HCO3- (0,04 mol); CO32- (0,03 mol) và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trên là

A. 3,94 gam.            B. 5,91 gam.            C. 7,88 gam.            D. 1,71 gam

(Xem giải) Câu 80: Chia hỗn hợp X gồm hai kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc).  Phần 2: Nung trong không khí dư thu được 2,84 gam hỗn hợp rắn chỉ gồm các oxit. Khối lượng hỗn hợp X là

A. 1,56 gam.            B. 1,8 gam.            C. 2,4 gam.            D. 3,12 gam.

Bài Tập Các Định Luật Bảo Toàn

BÀI TẬP CHƯƠNG CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN

Dạng 1. Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng

Bài 1. Một hệ gồm hai vật có khối lượng lần lượt là m1 = 2kg, m2 = 5kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 4 m/s, v2 = 6 m/s. Tính động lượng của hệ trong các trường hợp sau: a. Hai vật chuyển động trên một đường thẳng và cùng chiều b. Hai vật chuyển động trên một đường thẳng nhưng ngược chiều c. Hai vật chuyển động theo phương vuông góc với nhau d. Hai vật chuyển động trên theo hai hướng hợp với nhau góc 120o.Bài 2. Hai vật có khối lượng m1 = 200g và m2 = 300g, chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Ban đầu vật thứ hai đứng yên còn vật thứ nhất chuyển động về phía vật thứ hai với vận tốc 44 cm/s. Sau va chạm, vận tốc của vật thứ nhất là 6 cm/s. Tính vận tốc của vật thứ hai sau va chạm trong các trường hợp sau: a. Vật thứ nhất bật ngược trở lại b. Vật thứ nhất lệch khỏi hướng ban đầu một góc 120o. Bài 3. Một tên lửa có khối lượng M = 100 tấn đang bay với vận tốc 200 m/s đối với trái đất thì phụt ra tức thời một lượng khí có khối lượng m = 2 tấn với vận tốc 500 m/s đối với tên lửa. Tính vận tốc của tên lửa sau khi phụt khí trong các trường hợp a. Tên lửa tăng tốc ( Khí phụt ra phía sau) b. Tên lửa giảm tốc ( Khí phụt ra phía trước). Bài 4. Một vật nặng có khối lượng m trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng chiều dài l = 6m, hợp với phương ngang một góc 30o. Sau khi rời khỏi mặt phẳng nghiêng thì vật rơi vào một xe goòng nằm trên đường ray. Khối lượng của xe goòng là M = 5m. Tính vận tốc của vật sau khi rơi vào xe. Bỏ qua mat sát, lấy g = 10 m/s2.Bài 5. Một chiếc thuyền dài l = 4m có khối lượng M = 180kg và một người có khối lượng m = 60kg trên thuyền.Ban đầu thuyền và người đứng yên trên mặt nước yên lặng. Người đi với vận tốc đều từ đầu này đến đầu kia của thuyền. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi chiều dịch chuyển và độ dịch chuyển của thuyền là bao nhiêu?

Dạng 2. Công – công suất. Động năng – định lý biến thiên động năng

Bài 1. Một con ngựa kéo một chiếc xe đi với vận tốc v = 14,4 km/h trên đường nằm ngang . Biết lực kéo F = 500 N và hợp với phương ngang một góc 30o. Tính công của con ngựa trong 30 phút.Bài 2. Một xe tải khối lượng 4tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều sau khi đi được quãng đường 200m thì vận tốc đạy 72km/h. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đườnglà 0,05. Tính công các lực tác dụng lên xe. Lấy g=10m/s2. Bài 3. một vật có khối lượng 4kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Hỏi trong 1,2s trọng lực đã thực hiện một công là bao nhiêu? Công suất trung bình của trọng lực trong thời gian đó và công suất tức thời khác nhau ra sao?Bài 4. Một vật có khối lượng m = 1kg trượt từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng dài 5m, cao 2,5m. Hệ số ma sát trượt là 0,1. Tính công của các lực khi vật trượt hết mặt phẳng nghiêng.Bài 5. Viên đạn có khối lượng 10g bay ngang với vận tốc 0,85km/s. Người có khối lượng 60kg chạy với vận tốc 12m/s. Háy so sanh động năng và động lượng của đạn và người

Bài 6. Một ô tô có khối lượng 0,9tấn đang chạy với vận tốc 36m/s. a. Độ biến thiên động năng của ô tô bằng bao nhiêu khi nó bị hãm tới vận tốc 10m/s? b. Tính lực hãm trung bình trên quãng đường mà ô tô đã chạy trong thời gian hãm phanh là 70m.Bài 7. Một viên đạn có khối lượng 10g bay theo phương ngang với vận tốc 320m/s xuyên qua tấm gỗ dày 6cm. Sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 96m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn.Bài 8. Một ô tô tăng tốc trong hai trường hợp: từ 10km/h lên 18km/h và từ 54km/h lên 62km/h. Hãy so sánh xem công thực hiện trong hai trường hợp này có bằng nhau không?

Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Hóa Học

Định luật bảo toàn khối lượng

Định luật bảo toàn khối lượng (tên gọi khác là định luật Lomonosov – Lavoisier) là một định luật cơ bản trong hóa học. Nó được phát biểu như sau:

1. Lịch sử ra đời của định luật bảo toàn khối lượng

Định luật BTKL được khám phá độc lập bởi 2 nhà khoa học người Nga Mikhail Vasilyevich Lomonosov và Antoine Lavoisier người Pháp, bởi những thí nghiệm chính xác.

Năm 1748: Lomonosov đã nêu lên định đề. Ông đã làm thí nghiệm với bình nút kín đựng bột kim loại và cân khối lượng bình trước và sau khi nung. Ông phát hiện ra rằng khối lượng chúng không thay đổi, mặc dù phản ứng hóa học đã xảy ra.

Năm 1789: Lavoisier đã phát biểu định luật này.

2. Bản chất của định luật bảo toàn khối lượng

Áp dụng định luật

Chất A + Chất B → Chất C + Chất D

Khi đó, ta có công thức:

Khi biết được khối lượng của 3 chất, ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại.

Ví dụ ta có phản ứng: Kẽm + Axit clohidric → Kẽm sunfua + Khí hidro, khi đó:

Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1.

a) Phát biểu ĐLBTKL: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng”.

b) Giải thích vì sao trong một PƯHH, tổng khối lượng các chất được bảo tồn?

Câu 2. Trong PƯHH giữa bari clorua và natri sunfat:

Cho khối lượng của:

NaCl: 11,7 g

Tính khối lượng BaCl 2 tham gia phản ứng?

Trả lời: Theo đề bài, ta có:

⇒ m BaCl2 = (23,3 + 11,7) – 14,2 = 20,8 g

Vậy khối lượng của bari clorua tham gia phản ứng là 20,8 g.

Câu 3. Đốt cháy hết 9 g kim loại Mg trong không khí thu được 15 g MgO. Biết Mg cháy là do phản ứng với oxi có trong không khí.

a) Viết công thức về khối lượng của PƯHH trên:

b) Tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng:

Vậy khối lượng của oxi đã tham gia phản ứng là 6 g.

Bài 2: Thuyết Electron. Định Luật Bảo Toàn Điện Tích

Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố

Nguyên tử có cấu tạo gồm: – Một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm – Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.

Proton và electron còn được gọi là điện tích nguyên tố.

Thuyết electron

Là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của vật

Nội dung: Electron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác:

Nguyên tử bị mất electron trở thành ion dương. Một nguyên tử nhận thêm electron trở thành ion âm.

Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số proton. Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

Vận dụng

Chất dẫn điện và chất cách điện

Chất dẫn điện là chất có chứa nhiều điện tích tự do. Ví dụ: Kim loại, dung dịch axit, bazơ và muối là các chất dẫn điện.

Chất cách điện là chất không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do. Ví dụ: Không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, một số nhựa,…

Lưu ý: Sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.

Sự nhiễm điện do hưởng ứng

Đưa một quả cầu A (+) lại gần đầu M của một thanh kim loại MN trung hòa về điện. Ta thấy đầu M nhiễm điện âm (-) còn đầu N nhiễm điện dương (+)

Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.

Hệ vật cô lập về điện là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.

Kiến thức thực tiễn

Hiện tượng bụi bám chắc vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh. → Khi cánh quạt quay, nó sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ như bụi nên các hạt bụi bám chặt sẽ bám chặt vào quạt (điều này đã nói trong bài 1).

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Về Các Định Luật Bảo Toàn (Phần 2) – Học Hóa Online trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!