Xu Hướng 3/2023 # Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go # Top 12 View | 2atlantic.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP” Tên hồ sơ. Tích hợp kiến thức liên môn để tìm hiểu biển đảo quê hương thông qua dạy học tiết luyện tập bài định lí Py – ta – go ở chương trình hình học 7 Mục tiêu dạy học a, Kiến thức. * Môn hình học 7: - Nắm được định lý py – ta – go và định lý py – ta – go đảo để giải quyết những bài toán đơn giản . Phân biệt được khi nào dùng định lý py – ta – go , khi nào dùng py – ta – go đảo ? * Môn địa lý - Học sinh biết được nước ta có nhiều quần đảo với các nguồn tài nguyên thủy hải sản rất là phong phú , các quần đảo có vị trị chiến lược đặc biệt quan trọng đối với giao thương hàng hải quốc tế * Môn lịch sử : Học sinh biết được các quần đảo này từ xa xưa đã có những chứng tích là của Việt Nam, những tài liệu trong nước cũng như nước ngoài chứng thực là chủ quyền của Việt Nam * Môn giáo dục công dân : - Giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu quê hương biển đảo . - Ý thức được việc giữ gìn tài nguyên, lãnh thổ của quốc gia . b, Kĩ năng. - Kỹ năng tính toán chính xác, vận dụng định lí Py – ta – go , định lí Py – ta – go đảo 1 cách thành thạo để tính độ dài cạnh tam giác vuông hay kiểm tra 1 tam giác là tam giác vuông . -Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. - Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet. - Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin c, Thái độ : - Lên án , phê phán , đấu tranh , ngăn chặn các biểu hiện hành vi tranh giành, xâm chiếm lãnh thổ, làm ảnh hưởng tới hoạt động đánh bặt của người dân Việt Nam . - Hs tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên . Đối tượng dạy học của bài học Lớp 7A, 7B, 7C của trường THCS Nguyễn Trãi gồm 106 học sinh, có 57 học sinh nữ và 49 học sinh nam. Ý nghĩa của bài học : - Biết dùng định lí Py – ta – go để tính toán và Py – ta – go đảo để kiểm tra 1 tam giác có phải là tam vuông hay không ? - Biết vận dụng định lí để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc hằng ngày như tính chiều cao của bức tường, kiểm tra xem dựng tủ có bị vướn vào trần nhà hay không ? .... Thiết bị dạy học, học liệu. - Sử dụng máy chiếu, màn chiếu, loa kết nối máy tính - Học liệu: SGK môn học: toán ; tài liệu , tranh ảnh về biển đảo quê hương Hoạt động dạy và học. Tiết 41 : LUYỆN TẬP 1 ( ĐỊNH LÍ PY – TA – GO ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được định lí py – ta – go và định lý py – ta – go đảo để giải quyết những bài toán đơn giản - Hiểu được khi nào thì dùng định lí py – ta – go , khi nào dùng định lí py – ta – go đảo . - Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản . 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát hình, kĩ năng trình bày 1 bài toán logic 3. Thái độ: Có thái độ tích cực khi giải quyết những bài toán 4. Tích hợp giáo dục tìm hiểu biển đảo quê hương: - Biết được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam - Biết được vị trị địa lý của các quần đảo và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng và quý hiếm của các quần đảo này - Giáo dục các em nhỏ về tình yêu quê hương, đất nước, ra sức học tập để góp phần dựng xây, bảo vệ chủ quyền của đất nước . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Kĩ năng quan sát hình sát hình vẽ - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ lớp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: Dạy học nhóm IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Máy chiếu, đồ dụng dạy học môn toán, tranh, ảnh về biển đảo - Phiếu học tập + bảng phụ . V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: * Ổn định lớp : 1. Kiểm tra bài cũ : - Phát biểu định lí py – ta – go và định lí py – ta – go đảo ? - Điền vào chỗ trống ( .... ) để được khẳng định đúng : a/ Nếu có thì ........... b/ Nếu có AC2 = BC2 + AB2 thì là .................. 2. Bài mới : * Hoạt Động1: Luyện tập Mục tiêu : Biết dùng định lí Py – ta – go và Py – ta – go đảo vào những bài toán thích hợp Hoạt động của GV * bài toán 1: bài 55 sgk / 131 Hoạt động theo nhóm , chuẩn bị bảng con đưa lời giải tóm tắt dán lên bảng, chia lớp thành 4 nhóm , thời gian là 5’ . Nhóm nào tính đúng sẽ được ghi 1 điểm - Yêu cầu học sinh đọc nội dung và quan sát hình vẽ trên máy chiếu - sau 5’ gv cho đáp số : Chiều cao của bức tường là xấp xỉ 3,9 m Đội nào trình bày đúng và kết quả chính xác thì được 1đ, chỉ có kết quả được 0,5 đ . * bài toán 2 : bài 56 sgk / 131 Hỏi cả lớp dùng định lí gì để kiểm tra tam giác vuông ? - Mời 1 hs lên bảng thực hiện , cả lớp bắt đầu kiểm tra Sau 5’ yêu cầu 1 số bạn cho kết quả Giáo viên chốt lại đáp số . Sau đó gv nêu phần chú ý ! ? vậy khi nào các em dùng định lí py – ta – go , khi nào dùng py – ta – go đảo ? Gv cho điểm cá nhân Hoạt động của HS- Nội dung - Đọc nội dung và quan sát hình vẽ - Bắt đầu hoạt động nhóm - Dùng định lí py – ta – go đảo . - 1 hs lên bảng trình bày câu a - Phát biểu tại chỗ câu b và câu c - 1 số hs đứng dạy phát biểu * Hoạt Động 2: Giải các câu hỏi để tìm ra bức tranh bị che khuất Mục tiêu : Vận dụng 1 cách linh hoạt hai định lí thuận và đảo để giải toán . Và qua đó cho học sinh thấy được những ứng dụng thực tiễn của định lí Py – ta – go . Giới thiệu quê hương biển đảo thông qua bức tranh đã được lật mở Hoạt động của GV Hoạt động của HS- Nội dung - Có 4 nhóm,. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 5’ Câu hỏi 1 : (tam giác vuông 1) - Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 12 cm , AC = 5 cm . Tính độ dài BC . (Nhóm nào đúng và nhanh nhất sẽ cộng 3 điểm, đúng và nhanh thứ 2 sẽ cộng 2 điểm, đúng và nhanh thứ 3 sẽ được cộng 1 điểm, đúng và nhanh thứ 4 sẽ được cộng 0,5 điểm ) 1 phần bức tranh sẽ được lật mở . Câu hỏi 2 : ( tam giác vuông 2 ) Khẳng định sau đây đúng hay sai : Tam giác có độ dài 3 cạnh 4cm, 5cm, 6cm là tam giác vuông ? A.Đúng B. Sai Yêu cầu học sinh trình bày lời giải của câu này. Có thể trả lời miệng Tương tự gv lật mở tam giác vuông thứ 2 Câu hỏi 3 (tam giác vuông 3) Độ dài x (cm ) ở hình bên là : A. 4cm B. 6 cm C. 7 cm D. 5 cm Nếu chọn được đáp án đúng thì sẽ trả về màn hình bức tranh, tiếp tục 1 phần bức tranh nữa sẽ được hiện ra Câu hỏi 4 : bài 58 sgk/ 132 ( tam giác vuông 4 ) Đố : Trong lúc anh Nam dựng tủ thẳng đứng, tủ có bị vướng vào trần nhà không ? cho học sinh 1 khoảng thời gian suy nghĩ. Sau đó mời 1 vài học sinh nêu ý tưởng - Để tính được AC ta phải làm sao ? Sử dụng định lí gì ? - Sau khi trả lời xong câu hỏi 4 các thao tác như câu trên, để lật mở mảnh ghép cuối cùng . Sẽ hiện ra bức tranh . Gv hỏi : Cho biết một trong những quần đảo lớn thuộc 1 thành phố của Việt Nam , đó là quần đảo nào ? GV nhấp nút hình bầu dục trên màn hình . Sau đó : - Gv giới thiệu về vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa, cũng như lịch sử chủ quyền của Việt Nam , thông qua tài liệu được đính kèm ở bên dưới giáo án này . Qua đó giáo dục tư tưởng yêu quê hương biển đảo cho các em ! - Sau đó giáo viên giới thiệu về tam giác Ai Cập, có thể em chưa biết và cuối cùng là tiểu sử của nhà toán học Py – ta – go Học sinh quan sát, chuẩn bị bảng con và các dụng cụ để hoạt động nhóm, tích điểm theo nhóm để được những phần quà nhỏ vào cuối giờ học. Câu hỏi 1 : BC2 = 122 + 52 = 169 Suy ra BC = cm Câu hỏi 2 : B. Sai . Nhóm nào trả lời nhanh nhất và đúng sẽ ghi 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai thì sẽ thay bằng nhóm khác Câu hỏi 3 : D. 5cm Hình thức hoạt động nhóm tương tự như ở câu hỏi 2 Câu hỏi 4 : 1 vài học sinh nêu ý tưởng... Có thể là chưa chính xác . Nếu cần thì gv gợi ý kẻ thêm đường AC và tính AC . - Ở câu này chỉ lấy 1 nhóm nhanh nhất cộng 3 điểm - Đáp án : AC xấp xỉ 20, 4 dm .Vậy anh Nam dựng tủ sẽ không bị vướng vào trần nhà . - 1 vài hs đứng dậy phát biểu - học sinh chú ý lắng nghe . * Hoạt Động 3 : Kiểm tra 5’ Phiếu học tập Nội dung Bài làm Câu 1 : Cho mảnh vườn hình chữ nhật , với độ dài các cạnh như trên hình vẽ . Tính độ dài đường chéo của mảnh vườn ? Câu 2 : Tam giác ABC có độ dài 3 cạnh AB = 8cm, AC = 17cm, BC = 15 cm có là tam giác vuông không ? Vì sao ? 3. Dặn dò : - học thuộc lòng 2 định lí thuận và đảo - Xem lại các bài tập đã giải - Làm các bài tập 59, 60 sgk / 133 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập : - Cho học sinh làm bài kiểm tra 5’, để đánh giá kết quả học tập của học sinh - Gv phát phiếu học tập cho cả lớp 8. Các sản phẩm của học sinh : - Qua 3 lớp giảng dạy, khảo sát trong 106 em học sinh, tôi nhận thấy đa số học sinh đã biết giải 2 bài tập này . Kết quả đạt được như sau : Giỏi : 30% ; Khá : 60% ; Trung bình : 10% - Biết phân biệt được khi nào dùng py – ta – go, khi nào dùng py – ta – go đảo ? - Hiểu thêm về các quần đảo của Việt Nam, nêu cao được tinh thần yêu quê hương đất nước, ra sức học tập thật tốt để thể hiện lòng yêu nước . - Từ kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào 1 môn học là 1 việc làm bổ ích, nó không những giúp cho học sinh có được nhiều kiến thức qua 1 bài học , mà còn giúp giáo viên tìm hiểu những kiến thức môn học khác để vận dụng 1 cách linh hoạt vào bài giảng của mình, giúp cho bài giảng sinh động hơn. *Bài thuyết trình về Hoàng Sa - Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời . Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “ bãi cát vàng” . Quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo , bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng . Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 . - Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2 , đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2 . - Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, sự thay đổi thời tiết rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển . Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số các loài chim và đặc biệt là san hô, hải sâm, baba , rùa sinh sống . - Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản thuận lợi phát triển kinh tế , quan trọng hơn đây là vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương quốc tế. - Đã có những bằng chứng , các bia đá thời Pháp thuộc, thời vua nhà Nguyễn để chứng thực Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam . Cách đây hơn 1 năm ( vào ngày 1/5/2014 ), chắc các em cũng nghe nói trên báo đài cũng như các phương tiện khác về vụ Trung Quốc hạ trái phép dàn khoan Hải Dương 981 lên biển đông thuộc lãnh thổ của Việt Nam . Đó là 1 hành động sai trái, vi phạm chủ quyền biển đảo, Trung quốc đã thể hiện 1 thái độ hung hãn, tàu của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam, cũng như là đã tấn công các ngư dân của Việt Nam . Hành động đó là không thể chấp nhận được . Vì thế các em phải ra sức học tập, đó cũng là góp 1 phần nhỏ sức mình thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương biển đảo , cũng như nêu cao tinh thần bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ .Để tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa các em học sinh có thể vào địa chỉ trang web sau : QUÝ THẦY CÔ THAM KHẢO RỒI CHO Ý KIẾN NHÉ ĐỊA CHỈ MAIL : duylinh.nt79@gmail.com

Giải Toán 7 Bài 7: Định Lí Py

Giải toán 7 Bài 7: Định lí Py-ta-go, Giải bài tập Toán 7 trang 131, 132, 133 giúp các em học sinh lớp 7 tóm tắt lý thuyết và xem đáp án giải các bài tập của Bài

Giải bài tập Toán 7 trang 131, 132, 133 giúp các em học sinh lớp 7 tóm tắt kiến thức lý thuyết và xem đáp án giải các bài tập của Bài 7: Định lí Py-ta-go thuộc chương II.

Lý thuyết bài 7 Định lí Py-ta-go

1. Định lý Pytago

Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

ΔABC vuông tại A ⇒ BC2 = AB2 + AC2

2. Định lý Pytago đảo

Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

ΔABC có BC2 = AB2 + AC2 ∠BAC = 90o

Giải bài tập Toán 7 trang 131 Tập 1

Bài 53 (trang 131 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Tìm độ dài x trên hình 127.

Xem gợi ý đáp án

– Hình a

Áp dụng định lí Pi-ta-go ta có:

x2 = 122 + 52 = 144 + 25 = 169 ⇒ x = 13

– Hình b

Ta có: x2 = 12 + 22 = 1 + 4 = 5

⇒ x = √5

Hình c

Theo định lí Pi-ta-go 292 = 212 + x2

Nên x2 = 292 – 212 = 841 – 441 = 400

⇒ x = 20

– Hình d

Theo định lí Pi-ta-go ta có:

x2 = (√7)2 + 32 = 7 + 9 = 16

⇒ x = 4

Bài 54 (trang 131 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Đoạn lên dốc từ C đến A dài 8,5m, độ dài CB bằng 7,5m. Tính chiều cao AB.

Xem gợi ý đáp án

Áp dụng định lí Py–ta–go vào tam giác vuông ABC vuông tại B ta có:

AB2 + BC2 = AC2

Nên AB2 = AC2 – BC2

= 8,52 – 7,52

= 72,25 – 56,25

=16

⇒ AB = 4 (m)

Bài 55 (trang 131 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Tính chiều cao của bức tường, biết rằng chiều dài của thang là 4m và chân thang cách tường 1m.

Xem gợi ý đáp án

Kí hiệu như hình vẽ:

Vì mặt đất vuông góc với chân tường nên góc C = 90º.

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔABC ta có:

AC2 + BC2 = AB2

⇒ AC2 = AB2 – BC2 = 16 – 1 = 15

⇒ AC = √15 ≈ 3,87(m) hay chiều cao của bức tường là 3,87m.

Giải bài tập Toán 7 trang 131: Luyện tập 1

Bài 56 (trang 131 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau.

a) 9cm, 15cm, 12cm.

b) 5dm, 13dm, 12dm.

c) 7m, 7m, 10m.

Xem gợi ý đáp án

a) Ta có 92 = 81 ; 152 =225 ; 122 =144

Mà 225 = 144 + 81

Nên Theo định lí Py – ta – go đảo, tam giác có độ dài 3 cạnh 9cm ,12cm ,15cm là tam giác vuông.

b) Ta có 52 = 25 ; 132 =169 ; 122 =144

Mà 169 = 144 + 25

Nên Theo định lí Py – ta – go đảo tam giác có độ dài 3 cạnh 5dm ,13dm ,12dm là tam giác vuông.

c) Ta có 72 = 49 ; 102 =100

Mà 100 ≠49 + 49

Nên tam giác có độ dài 3 cạnh 7m, 7m, 10m không là tam giác vuông

Bài 57 (trang 131 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho bài toán “ΔABC có AB = 8, AC = 17, BC = 15 có phải là tam giác vuông hay không ? Bạn Tâm đã giải thích bài toán đó như sau:

AB2 + AC2 = 82 + 172 = 64 + 289 = 353

BC2 = 152 = 225

Vì 353 ≠225 nên AB2 + AC2 ≠BC2

Vậy ΔABC không phải là tam giác vuông.”

Lời giải trên đúng hay sai ? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng

Xem gợi ý đáp án

Lời giải của bạn Tâm sai. Sửa lại như sau:

AB2 + BC2 = 82 + 152 = 64+225 = 289

AC2 = 172 = 289.

⇒ AB2 + BC2 = AC2

Vậy tam giác ABC là tam giác vuông tại B (Theo định lí Py-ta-go đảo)

Bài 58 (trang 132 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Đố. Trong lúc anh Nam dựng tủ cho đứng thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà không ?.

Xem gợi ý đáp án

Theo bài ra ta có:

Gọi d là đường chéo của tủ 

Ta có d2 = 202 + 42 = 400 + 16 = 416

⇒ d = √416 ≈ 20,4 dm

Suy ra d < 21dm (là chiều cao của căn phòng)

Như vậy trong lúc anh Nam đẩy tủ cho đứng thẳng tủ không bị vướng vào trần nhà

Giải bài tập Toán 7 trang 131: Luyện tập 2

Bài 59 (trang 133 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Bạn Tâm muốn đóng một nẹp chéo AC để chiếc khung hình chữ nhật ABCD được vững hơn. Tính độ dài AC, biết rằng AD = 48cm, CD = 36cm.

Xem gợi ý đáp án

Áp dụng định lí Py-ta-go trong ΔACD vuông tại D ta có:

AC2 = AD2 + CD2 = 482 + 362 = 2304 + 1296 = 3600

⇒ AC = 60 (cm)

Bài 60 (trang 133 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Cho biết AB = 13cm, AH = 12cm, HC = 16cm. Tính độ dài AC, BC.

Xem gợi ý đáp án

Vẽ hình:

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔAHC vuông tại H ta có:

AC2 = AH2 + HC2 = 122 + 162 = 144 + 256 = 400

⇒ AC = 20 (cm)

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔAHB vuông tại H ta có:

BH2 + AH2 = AB2 ⇒ BH2 = AB2 – AH2 = 132 – 122 = 169 -144 = 25

⇒ BH = 5cm

Do đó BC = BH + HC = 5 + 16 = 21 (cm)

Bài 61 (trang 133 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Trên giấy kẻ ô vuông (độ dài cạnh của ô vuông bằng 1) cho tam giác ABC như hình 135. Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác.

Xem gợi ý đáp án

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔAMB vuông tại M ta có:

AB2 = AM2 + MB2 = 22 + 12 = 5

⇒ AB = √5

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔANC vuông tại N ta có:

AC2 = AN2 + NC2 = 32 + 42 = 25

⇒ AC = 5

Áp dụng định lí Pi-ta-go trong ΔBKC vuông tại K ta có:

BC2 = BK2 + KC2 = 32 + 52 = 34

⇒ BC = √34

Bài 62 (trang 133 – SGK Toán lớp 7 Tập 1)

Đố. Người ta buộc con cún bằng sợi dây có một đầu dây buộc tại điểm O làm cho con Cún cách điểm O nhiều nhất 9m. Con Cún có thể tới các vị trí A, B, C, D để canh giữ mảnh vườn hình chữ nhật ABCD hay không ?

Xem gợi ý đáp án

Áp dụng định lý Pytago ta có:

+) OA2 = 42 + 32 = 16 + 9 = 25

⇒ OA = 5m < 9m

+) OC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100

+) OB2 = 42 + 62 = 16 + 36 = 52

⇒ OB = √52m ≈ 7,21 (m) < 9m

+) OD2 = 32 + 82 = 9 + 64 = 73

⇒ OD = √73 ≈ 8,54(m) < 9m

Như vậy con Cún có thể tới các vị trí A, B, D nhưng không tới được vị trí C.

Giáo Án Dạy Học Tích Hợp

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

I/ TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC

CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

Học xong bài này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Hiểu được khái niệm chất và lượng của SVHT, mối quan hệ biện chứng giữa biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của SVHT.

Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Có ý thức kiên trì trong học tập và ren luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh nôn nóng trong học tập.

III/ ĐÔI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC

Số lượng: 44 em.

Số lớp thực hiện: 1.

Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.

+ B ài dạy mà tôi thực hiện là m ột tiết Giáo dục Công dân lớp 10 đồng thời giảng dạy luôn đối với học sinh l ớp 10 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.

+ Các em là học sinh lớp 10 nên việc tiếp cận với kiến thức của học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.

Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó.

Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sốn g.

V/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1- Phương tiện

– Máy chiếu hoặc băng hình

V I. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a) Ổn định tổ chức.

b) Kiểm tra bài cũ

c) Tổ chức các hoạt động dạy học

– Vào bài- kết nối: GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học:

Hôm nay cô trò chúng ta cùng nh au tìm hiểu kiến thức của bài 8 . Để học tốt bài này thì đòi hỏi chúng ta vận dụng kiến thức của nhiều môn như: vật lí, hóa học , Lịch sử, Ngữ văn và kể cả kiến thức về chính trị xã hội…

– Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử Powerpoint)

Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS tìm hiểu như sau:

Giáo viên hướng dẫn học sinh đàm thoại bằng cách chiếu một số hình ảnh về các sự vật như muối, đường,… và yêu cầu học sinh chỉ ra các thuộc tính của chung từ đó rút ra kết luận . Để tìm hiểu được khái niệm này học sinh cần vận dụng các k iến thức của môn Địa lí, hóa học , lịch sử

+ Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất

Để tìm hiểu nội dung này cần vận dụng kiến thức của môn vật lí và môn hóa học

Giáo viên trình bày trên đồ thị quá trình biến đổi nhiệt độ của nước khi ta đun nước và nêu nhận xét, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

+ Hoạt động 3: Hoạt động nhóm rút ra bài học : Phần này cần có kiến thức liên hệ thực tế để rút ra bài học về phương pháp luận.

Phần thực hành luyện tập vận dụng kiến thức môn lịch sử và môn ngữ văn để làm các bài tập mà giáo viên yêu cầu

Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa cần giải quyết, GV cho HS làm thêm bài tập trò chơi ô chữ để khắc sâu kiến thức, và lập bản đồ tư duy để khái quát hóa nội dung bài học.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.

Câu hỏi: So sánh chất và lượng của sự vật và hiện tượng

Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau: Bảng so sánh chất và lượng

8. Các sản phẩm của học sinh

10.học sinh đạt: 8.

20.học sinh đạt: 7.

12. học sinh đạt:6.

3.học sinh đạt:5.

Minh Ngọc, ngày tháng năm 2013

Người thực hiện

Đỗ Thị Thanh Nhàn

Lớp dạy:..10A ….Tiết(TKB):…..Ngày dạy:………………Sĩ số:….Vắng:…….

CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Học xong bài này học sinh cần nắm được

1. Về kiến thức.

Hiểu được khái niệm chất và lượng của SVHT, mối quan hệ biện chứng giữa biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất của SVHT.

Chỉ ra được sự khác nhau giữa chất và lượng, sự biến đổi của lượng và chất.

Có ý thức kiên trì trong học tập và ren luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh nôn nóng trong học tập.

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1- Phương tiện

V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/Ổn định tổ chức:

2/Kiểm tra bài cũ:

Hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc n/cứu sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn?

b)/Kết nối: Sự vận động và phát triển của SVHT trong thế giới khách quan rất đa dạng. Cách thức phổ biến nhất của chúng là sự biến đổi dần dần về lượng dẫn đến sự biến đổi nhanh về chất.

Hoạt động của thầy và trò

*Hoạt động 1: đàm thoại tìm hiểu khái niệm chất và lượng của sv, ht

Mục tiêu:

Hs nắm được khái niệm chất và lượng của SV, HT

Cách tiến hành:

Tích hợp các kiến thức các môn vật lí, hóa học, lịch sử

Gv: Mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau.

Giáo viên chiếu hình ảnh các sự vật và yêu cầu học sinh chỉ ra các thuộc tính của chúng

? Em hãy chỉ ra những thuộc tính cơ bản của muối?

Muối mặn, màu trắng, dạng tinh thể rắn, dễ hoà tan trong nước..

– Ví dụ: Cu, Fe…

* Cu có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083oC, nhiệt độ sôi là 2880oC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với kim loại khác.

* Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, một mặt đánh đuổi thực dân xâm lược giành độc lập dân tộc, mặt khác đánh đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến giành quyền dân chủ nhân dân. Vì vậy, cuộc cách mạng, về chất là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, khác về chất so v ới cuộc cách mạng khác) .

? Những thuộc tính nào tiêu biểu cho các sự vật, hiện tượng đó?

HS: trả lời

GV: Kết luận đó là chất của các sự vật và hiện tượng. Vậy chất là gì?

* Trong cuộc sống, ta dễ nhầm khái niệm chất theo quan điểm triết học với chất liệu tạo nên SV, HT đó.

* Bài tập: Hãy cho biết sự vật sau đây sự vật nào có nội dung nói về chất theo quan điểm triết học?

a) Bông vải, b) Gừng cay, c) Đất nặn tượng, d) Mía ngọt, e) Vữa xây nhà, f) HS giỏi, g) Cột gỗ lim cứng, không mọt, h) Đất làm gạch, i) Xã hội không có áp bức, bóc lột người.

* Hãy nêu một vài ví dụ để làm rõ trình độ phát triển, qui mô, số lượng của SV, HT?

– Ví dụ: * Đối với mỗi phân tử H20: Lượng là số nguyên tử tạo thành nó (2 nguyên tử Hi-đrô, 1 nguyên tử Ô-xi.

* Đối với mỗi quốc gia: Lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy.

* Nêu khái niệm lượng của SV, HT?

– HS: N/c SGK – trả lời

– GV: N/xét, bổ sung, đánh giá.

? Theo em sự phân biệt giữa chất và lượng mang tính tương đối hay tuyệt đối?

– Chú ý: sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối.

VD: Số lượng HS có học lực Khá của lớp 10A nói lên chất lượng học tập của lớp đồng thời nói lên số lượng HS có học lực khá của lớp.

– Chú ý: Mọi SV, HT trong thế giới đều có hai mặt chất và lượng, là thuộc tính vốn có của sv,ht, không thể có chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài SV, HT; cũng như không thể có chất tồn tại ngoài lượng và ngược lại.

*Hoạt động 2 : Tìm hiểu quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

Mục tiêu:

giúp hs thấy được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

– GDKN phân tích,xử lí thông tin

Cách tiến hành:

Vận dụng kiến thức môn vật lí

GV: nêu ví dụ ( thể hiện bằng sơ đồ) trên máy chiếu

00C 1000C

– VD : Trong ĐK bình thường nước ở trạng thái lỏng, nếu tăng nhiệt độ lên 100 ­ ­ ­ ­ ­ 0C chuyển sang thể hơi và nếu còn 00C thì chuyển sang thể rắn

? Theo em việc tăng hoặc giảm nhiệt độ của nước diễn ra như thế nào?

HS: trả lời

GV:nhận xét và kluận

? Theo em mọi sự biến đổi về lượng có dẫn đến sự biến đổi về chất ngay hay không?

? Em hãy lấy ví dụ nói lên độ?

Chú ý: phân biệt được độ thông thường với độ theo nghĩa triết học.

Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định thì phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời được gọi là nút.

? Em hãy lấy ví dụ thể hiện điểm nút?

? Em hãy chỉ ra cách thức biến đổi của lượng?

? Em hãy chỉ ra cách thức biến đổi của chất?

? Em hãy lấy ví dụ chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng?

HS: trả lời

VD: 1HS trung bình, khá, giỏi…..

Nước ở các thể rắn, lỏng, hơi…

Ví dụ: * Khi H2O từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì thể tích của nó khác trước, vận tốc của các phân tử và độ hoà tan của nó cũng khác trước.

*Mục tiêu:

– HS có ý t hức kiên trì trong học tập và rè n luyện, không coi thường việc nhỏ, tránh nôn nóng trong học tập

-GDKN phản hồi, lắng nghe tích cực

*Cách tiến hành:

? Thông qua bài học này các em rút ra những bài học gì cho bản thân?

GV: kết luận

Cách thức vận động và phát triển của sv,ht có ý nghĩa quan trọng với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày- cần liên hệ bản thân với mỗi học sinh

Nội dung kiến thức

Mỗi SV, HT trong thế giới đều có hai mặt chất và lượng thống nhất với nhau

1. Chất

KL: Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sv,ht , tiêu biểu cho sv,ht đó, phân biệt nó với các sv,ht khác.

2. Lượng

– KL: Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính vốn có của sv,ht về trình độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng…của SV, HT.

3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

+ Sự biến đổi về chất của sv, ht bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi này diễn ra một cách dần dần. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng tới trạng thái chất của sự vật, ht nhưng chất của sự vật, hiện tượng chưa iến đổi ngay.

+ Độ: là giới hạn mà sự biến đổi về lượng chưa làm sự biến đổi về chất của SVHT.

VD: ranh giới tồn tại của nước ở lỏng là:

00C

+Khi biến đổi của lượng đạt tới một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật hiện tượng cũ ra đời thay thế sự vật hiện tượng cũ

-Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả SVHT.

– Cách thức biến đổi của lượng.

+ Lượng biến đổi trước và biến đổi dần dần.

+ Sự biến đổi về chất bắt đầu từ lượng.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.

– Cách thức biến đổi của chất

+ Chất biến đổi sau, nhanh chóng

+ Chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó. Mỗi sự vật, ht đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất giữa chất và lượng.

4. Bài học.

– trong học tập và rèn luyện phải kiên trì, nhẫn lại, không coi thường việc nhỏ.

– Tránh nó ng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nửa vời không triệt để.

c/Thực hành, luyện tập:

1. Bảng so sánh chất và lượng

2. Bài tập số5 SGK (CM tháng Tám 1945 dẫn đến việc thành lập nước VN DC CH là chất. Cao trào Xô viết Nghệ- Tĩnh, cuộc vận động dân chủ (36-39), phong trào giải phóng dân tộc (39-45) là lượng).

3/ Giáo viên chiếu lên màn hình một số câu tục ngữ và yêu cầu học sinh chỉ ra câu tục ngữ nào có nội dung nói lên quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. ( vận dụng kiến thức môn văn học)

Lấy ví dụ về biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân

Lấy ví dụ về chất và lượng trong các sự vật hiện tượng

4/Hướng dẫn về nhà:

Câu hỏi SGK. Đọc bài 6.

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI

-Sở Giáo dục và đào tạo Hà Giang

– Trường THCS& THPT Minh Ngọc

– Thông tin về giáo viên

Họ và tên: Đỗ Thị Thanh Nhàn

Ngày sinh: 26/10/1983 Môn: Giáo dục công dân

Điện thoại: 0917 464 691

Email: nhanhai25@yahoo.com

Tổng Hợp Các Bài Mẫu Speaking Part 3 Theo Chủ Đề Cực Hay

2. Chiến lược trả lời Speaking part 3 hiệu quả

Để tránh bị bí ý hoặc chỉ trả lời được 2 – 3 câu, các bạn có thể áp dụng cấu trúc trả lời 3 bước sau đây:

a/ Chủ thể nhắc đến trong Speaking part 3 không phải là ‘BẠN’

Nếu ở Part 1, 2, mục đích câu hỏi thường là về những điều xung quanh bạn, thì ở part 3, các câu hỏi mang tính học thuật rất cao, nghị luận về cuộc sống hoặc những gì xảy ra hàng ngày. Chính vì vậy, bạn cần tránh sử dụng ngôi số 1 để nói ở đây.

c/ Speaking part 3 là một phần thi có sự tương tác lớn

Thay bằng việc giám khảo chỉ hỏi và bạn chỉ trả lời, với Speaking part 3, giám khảo sẽ lắng nghe những gì bạn cung cấp và ‘vặn vẹo’ thông tin khá nhiều. Họ liên tục đặt các câu hỏi để đào sâu vào câu trả lời của bạn trước đó.

d/ Thời gian cho Speaking part 3 kéo dài 4 đến 5 phút

a/ IELTS Speaking Part 3: ‘TV programme’ answers

Câu hỏi 1: Do you think most people watch TV for education or for entertainment?

I think people watch TV primarily for entertainment. There are far more entertainment programmes than educational ones, and in my experience most people treat television as a form of relaxation in the evening. If I think about the most popular TV programmes in the UK, such as talent shows like ‘X Factor’ or soap operas like ‘Eastenders’, the focus is definitely on entertainment rather than education.

Câu hỏi 2: Should TV play a role in educating children? How?

Yes, it definitely should play a role in my opinion. Good children’s TV programmes should tell stories that contain some kind of lesson about how to behave or what is morally right and wrong. Many of the traditional fairy tales, such as ‘Cinderella’, have been made into TV programmes, and there is always a postive message in those stories.

Vocabulary IELTS Speaking Part 3 TV programme:

Primarily: chủ yếu

Entertainment programmes:các chương trình giải trí

Educational ones: giáo dục

Treat television as a form of relaxation: coi truyền hình như một hình thức thư giãn

Talent shows: chương trình tài năng

Soap operas: các vở opera

Definitely: chắc chắn

Play a role in: đóng vai trò trong

How to behave: làm thế nào để cư xử

What is morally right and wrong: điều gì là đúng và sai về mặt đạo đức

Traditional fairy tales: truyện cổ tích truyền thống

A postive message: một thông điệp tích cực

Tv viewing habits: thói quen xem TV

Toddlers: trẻ mới biết đi

Prefer: thích hơn

Taking an interest in: quan tâm đến

Politics: chính trị

Preferences: sở thích

Mature: trưởng thành

b/ IELTS Speaking Part 3: ‘Tenses’ answers

Câu hỏi 1: Do you think films have changed since you were a child?

No, I don’t think films have changed much since I was a child. When I was younger I enjoyed watching action films, and the Hollywood formula for this type of film seems to be the same today. For example, I liked the original ‘Superman’ films, and superheroes are still a popular subject for film-makers.

Câu hỏi 2: As the technology for home viewing improves, do you think people will stop going to the cinema in future?

No, I don’t think that people will stop going to the cinema. People can already buy fantastic home viewing equipment, but it still feels more special to share the experience of watching a new film with a theatre full of people. I don’t think that technology will be able to replicate that cinema atmosphere.

Vocabulary IELTS Speaking Part 3 tenses:

Hollywood formula: công thức hollywood

Original: nguyên bản

Film-makers: nhà làm phim

Fantastic home viewing equipment: thiết bị xem phim ở nhà tuyệt vời

Be able to replicate: có thể thay thế

Cinema atmosphere: không khí điện ảnh/ không khí trong rạp chiếu phim

c/ IELTS Speaking Part 3: ‘Advice’ answers

Vocabulary IELTS Speaking Part 3 Advice:

Depends on: phụ thuộc vào

Life experience: kinh nghiệm sống

Get a wiser or more sensible answer: có được câu trả lời khôn ngoan hay hợp lí hơn

Less likely to: ít có khả năng

Burden: gánh nặng

Financial problem: vấn đề tài chính

Good listener: thính giả tốt

Takes the time to understand the situation: dành thời gian để hiểu tình hình

Objective: mục tiêu

Avoid judging: tránh đánh giá

Seeking help: tìm sự giúp đỡ

Have the ability to: có khả năng

Encourage: khuyến khích

A mixture: một hỗn hợp

Colleagues: đồng nghiệp

d/ IELTS Speaking Part 3: ‘Reading’ topic

Câu hỏi 1: Are the any occasions when reading at speed is a useful skill?

Personally, if I’m reading something interesting, I don’t like reading too quickly because I feel that I don’t properly absorb the information. However, it can be useful to skim through things when you don’t really want to read them, or when you just need to find one particular piece of information. For example, I read at speed when I’m checking a household bill or a letter from the bank.

Câu hỏi 2: Are there any jobs where people need to read a lot? What are they?

Well, researchers obviously need to read a lot, and I suppose that politicians, journalists and other professionals who need to know about current affairs read a lot too. Having said that, I think most workers read hundreds of emails every week. In my previous job, for example, I had to check internal staff emails at least twice a day.

Câu hỏi 3: Do you think that reading novels is more interesting than reading factual books? Why is that?

Both types of book can be equally interesting in my opinion. A good novel can transport you to another world where the characters in the book become almost real. On the other hand, factual books can give you fascinating insights into anything from psychology to ancient history.

Vocabulary IELTS Speaking Part 3 Reading:

Properly absorb the information: thấm thông tin 1 cách tốt

Skim through things: đọc lướt

One particular piece of information: một mẩu thông tin cụ thể

Read at speed: đọc ở tốc độ nhanh Checking a household bill: kiểm tra hóa đơn gia đình

Researchers: nhà nghiên cứu Suppose: giả sử

Politicians: chính trị gia Journalists: nhà báo

Professionals: chuyên gia Current affairs: thời sự

Previous job: công việc trước đó

Internal staff emails: email nhân viên nội bộ

Novel: tiểu thuyết

Transport you to another world: đưa bạn đến một thế giới khác

Characters: nhân vật

Become almost real: trở nên gần như thực Factual books: sách thực tế

e/ IELTS Speaking Part 3: ‘History’ topic

Câu hỏi 1: What do you think we can learn by studying events of the past?

I think we can learn a lot by studying history. Just as individual people learn from their mistakes, societies can learn from the mistakes made by previous governments or leaders. For example, from what I’ve read in the newspapers, many economists are looking back to the time of the Great Depression, around 80 years ago, in order to understand the financial crisis that is currently affecting many countries around the world. Even if we don’t always learn from mistakes, I think it’s fascinating to study history because it gives us an insight into who we are and where we come from.

Câu hỏi 2: What important events do you think might take place in the future?

It’s really difficult to predict what will happen in the future; most of the big, historic events of the past would have been impossible to foresee. For example, I don’t think that anyone living 100 years ago could have imagined that people would one day walk on the moon! If I had to guess what might happen in the future, I’d like to think that scientists will invent cures for diseases like cancer, and we’ll all live longer.

Vocabulary IELTS Speaking Part 3 Reading:

Learn from their mistakes: học hỏi từ những sai lầm của họ

Previous governments or leaders: chính phủ hoặc lãnh đạo trước đây

Economists: nhà kinh tế

Fascinating: hấp dẫn

Gives us an insight into: cung cấp cho chúng tôi một cái nhìn sâu sắc vào

Predict: dự đoán

Historic events of the past: những sự kiện lịch sử trong quá khứ

Impossible to foresee: không thể thấy trước được

Walk on the moon: đi bộ trên mặt trăng

Guess: phỏng đoán

Invent cures for diseases: tìm ra phương pháp chữa bệnh

f/ IELTS Speaking Part 3: ‘politeness’ topic

Câu hỏi 1: In your country’s culture, how do you show that you are being polite?

We really value politeness and good manners in the UK, and there are many types of polite behaviour. One of the first things we learn as children is to say “please” and “thank you”. As adults, I think we are careful not to be too direct in the language we use. For example, we would never say “Bring me the bill” in a restaurant because this kind of direct instruction would sound rude. It would be much more polite to say “Could we have the bill, please?”.

Câu hỏi 2: Are we less polite with members of our families than with people we don’t know?

I suppose it’s normal to be a bit more relaxed about politeness with family members. Most people tend to speak in a more informal way at home; in the UK, we still say “please” and “thanks”, but it’s fine to use colloquial language and things like nicknames that you would never use with someone you didn’t know.

Vocabulary IELTS Speaking Part 3 Politeness:

Value politeness and good manners: tính lịch sự và cách cư xử tốt

Polite behavior: hành vi lịch sự

Careful: cẩn thật

Too direct in the language we use: quá trực tiếp bằng ngôn ngữ chúng tôi sử dụng

This kind of direct instruction: loại chỉ thị trực tiếp

Sound rude: âm thanh thô lỗ

A bit more relaxed: một chút thoải mái hơn

Politeness: tính lịch sự

Speak in a more informal way: nói một cách không chính thức

Colloquial language: ngôn ngữ không trang trọng

Nicknames: biệt danh

g/ IELTS Speaking part 3: rivers, lakes, sea

Câu hỏi 1: What do you think are the functions of rivers nowadays?

Trả lời: Rivers have various functions. In the UK, they were probably more important in the past because they were used for the transportation of goods, but I suppose this is still the case in many parts of the world. Rivers can be used as a source of renewable energy in the production of hydro-electric power, and they are also a source of fresh water for drinking and irrigation. Leisure activities are another function: fishing, canoeing, swimming, bathing… I’m sure there are many other things I haven’t thought of.

Câu hỏi 2: What do you think of boats and ships as forms of transportation?

Trả lời: I’m not really a fan of boats and ships. If I’m going abroad, I like to get to my destination quickly, so I prefer travelling by plane. Of course, ships are vital for the transportation of oil and other heavy cargo.

Câu hỏi 3: Why do some people like to live near rivers, lakes or the sea?

Trả lời: Well, the view is probably a major factor; most people like to look out to sea, or across a river or lake. I’d much prefer to look out of my window onto a natural landscape than an apartment building in a city. Then there’s the lifestyle: if you live by the sea, for example, you can lie on the beach, go for a swim, or do water sports like surfing or waterskiing. I definitely wouldn’t mind living near a beach at some point in my life!

Vocabulary IELTS Speaking part 3 Rivers, lakes, sea:

Various functions: các chức năng khác nhau

The transportation of goods: việc vận chuyển hàng hóa

This is still the case: đây vẫn là trường hợp/ vẫn phổ biến

A source of renewable energy: nguồn năng lượng tái sử dụng

Hydro-electric power: thủy điện

A source of fresh water for drinking and irrigation: nguồn nước sạch để uống và tưới tiêu

Leisure activities: hoạt động giải trí

Canoeing: chèo thuyền

Bathing: tắm

Boats and ships: tàu và thuyền

Get to my destination: đến đích/ điểm cần đến

Are vital for: có ý nghĩa quan trọng đối với

Heavy cargo: hàng nặng

The view: khung cảnh

Look out to sea: nhìn ra biển

Or across a river or lake: vượt qua sông hay hồ

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Dự Thi “Dạy Học Theo Chủ Đề Tích Hợp”: Định Lí Py – Ta – Go trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!