Bạn đang xem bài viết Áp Dụng Định Luật Coulomb được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Áp dụng định luật Coulomb
Chúng tôi trích giới thiệu với các bạn một số bản dịch từ tác phẩm Những câu hỏi và bài tập vật lí phổ thông của hai tác giả người Nga L. Tarasov và A. Tarasova, sách xuất bản ở Nga năm 1968. Bản dịch lại từ bản tiếng Anh xuất bản năm 1973.
§26. Áp dụng định luật Coulomb
HS A: Lực tương tác giữa hai điện tích tỉ lệ thuận với tích của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
GV: Em phát biểu định luật này chưa hoàn chỉnh; em đã bỏ sót một số điểm.
HS B: Có lẽ nên nên bổ sung thêm rằng lực tương tác đó tỉ lệ nghịch với hằng số điện môi Ke của môi trường. Đúng không thầy?
HS A: Giờ thì em hiểu rồi. Có phải ý thầy muốn chúng em bổ sung rằng lực tương tác giữa hai điện tích có phương là đường nối giữa hai điện tích?
GV: Như thế vẫn chưa đủ. Trên phương đó có tới hai chiều mà.
HS A: Vậy thì chúng em phải nói là các điện tích đẩy nhau nếu chúng có cùng dấu và hút nhau nếu chúng trái dấu.
GV: Tốt. Bây giờ nếu gom hết những bổ sung này thì các em sẽ có một phát biểu hoàn chỉnh của định luật Coulomb. Cũng cần nhấn mạnh rằng định luật này nói về tương tác giữa các điện tích điểm.
HS B: Phương trình của định luật Coulomb có thể được viết sao cho nó chứa đầy đủ thông tin về định luật được không thầy? Dạng bình thường
Trong đó hệ số B tùy thuộc vào hệ đơn vị ta chọn.
HS A: Nhưng trong phương trình này lực tỉ lệ, không phải với bình phương, mà với lập phương khoảng cách giữa các điện tích!
HS A: Ý thầy nói là em chỉ việc viết ra phương trình (158) nếu được yêu cầu viết định luật Coulomb đúng không? Không cần thêm gì nữa phải không?
GV: Em sẽ chỉ phải giải thích kí hiệu trong phương trình.
HS A: Vậy nếu em viết phương trình (157) thay vì (158) thì sao?
GV: Thì em sẽ phải dùng lời mô tả chiều của lực Coulomb.
HS A: Làm thế nào phương trình (158) cho thấy các điện tích hút hay đẩy nhau?
HS A: Thầy hãy giải thích chúng ta nên biết gì về hệ số B.
GV: Hệ số này tùy thuộc vào hệ đơn vị ta chọn. Nếu các em sử dụng hệ đơn vị tĩnh điện tuyệt đối (cgse), thì B = 1; nếu các em sử dụng hệ đơn vị quốc tế (SI), thì B = 1/(4πe0), trong đó hằng số e0 = 8,85.10-12 C2/Nm2 (coulomb bình phương trên newton-mét bình phương).
Chúng ta hãy giải vài bài toán về định luật Coulomb.
Bài toán 1. Bốn điện tích điểm q giống hệt nhau đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông. Hỏi phải đặt điện tích Q có dấu ngược lại và bằng bao nhiêu tại tâm của hình vuông để toàn hệ ở trong trạng thái cân bằng?
HS A: Trong hệ gồm năm điện tích, bốn điện tích đã biết và một điện tích chưa biết. Vì hệ cân bằng, nên tổng lực tác dụng lên từng điện tích trong hệ bằng không. Nói cách khác, chúng ta phải xét sự cân bằng của từng điện tích.
GV: Xét như thế là thừa. Các em có thể dễ dàng thấy rằng điện tích Q ở trạng thái cân bằng, bất kể độ lớn của nó, do vị trí hình học của nó. Do đó, điều kiện cân bằng cho điện tích này chẳng góp ích gì cho bài giải. Do sự đối xứng của hình vuông, bốn điện tích q còn lại là hoàn toàn tương đương. Như vậy, chỉ cần xét điều kiện cân bằng cho một trong bốn điện tích này là đủ, dù là điện tích nào cũng vậy. Chúng ta có thể chọn, ví dụ, điện tích tại điểm A (Hình 100). Có những lực nào tác dụng lên điện tích này?
HS A: Lực F1 do điện tích tại điểm B, lực F2 do điện tích tại điểm D và, cuối cùng, lực do điện tích cần tìm nằm tại tâm của hình vuông.
GV: Tôi thấy không ổn chút nào, tại sao em không xét lực tác dụng bởi điện tích đặt tại C?
HS A: Nó đã bị che khuất bởi điện tích tại tâm của hình vuông.
GV: Đây là một cái sai ngớ ngẩn. Hãy nhớ: trong một hệ điện tích, mỗi điện tích chịu lực tác dụng bởi mọi điện tích khác trong hệ, không có ngoại lệ nào hết. Do đó, em sẽ phải cộng thêm lực F3 tác dụng lên điện tích tại A do điện tích tại C gây ra. Sơ đồ lực cuối cùng được thể hiện ở Hình 100.
HS A: Giờ thì mọi thứ đã rõ. Em chọn phương CA và chiếu toàn bộ các lực tác dụng lên điện tích tại A lên phương này. Tổng đại số của tất cả các hình chiếu lực phải bằng không, tức là
GV: Khá chính xác. Sự cân bằng của hệ điện tích này có bền không?
HS B: Không bền. Đây là cân bằng không bền. Chỉ cần một trong các điện tích hơi lệch một chút, toàn bộ các điện tích sẽ bắt đầu chuyển động và hệ sẽ bị phá vỡ.
GV: Em nói đúng. Thật sự khó nghĩ ra một cách sắp xếp cân bằng bền của các điện tích đứng yên.
Bài toán 2. Hai quả lắc hình cầu có cùng khối lượng và bán kính, có điện tích bằng nhau và được treo bên dưới hai sợi dây cùng chiều dài và treo vào cùng một điểm, được nhúng trong một điện môi lỏng có hằng số điện môi Ke và khối lượng riêng r0. Hỏi khối lượng riêng r của chất liệu làm con lắc phải bằng bao nhiêu để cho góc lệch giữa hai sợi dây trong không khí và trong điện môi đó là như nhau?
HS B: Góc lệch giữa hai sợi dây là do lực đẩy Coulomb giữa hai quả lắc. Gọi Fe1 là lực đẩy Coulomb trong không khí và Fe2 là lực đẩy Coulomb trong điện môi.
GV: Hai lực này khác nhau ra sao?
HS B: Vì, theo điều kiện của bài toán, góc lệch giữa hai sợi dây là như nhau trong cả hai trường hợp, nên khoảng cách giữa hai quả lắc cũng là như nhau. Do đó, độ chênh lệch lực Fe1 và Fe2 chỉ là do hằng số điện môi. Như vậy
Fe1 = KeFe2 (160)
Ta hãy xét trường hợp hai quả lắc nằm trong không khí. Từ sự cân bằng của hai quả lắc, ta kết luận rằng tổng vector của các lực Fe1 và trọng lực sẽ hướng theo phương của sợi dây bởi vì nếu không nó không thể trực đối với phản lực của sợi dây (Hình 101a). Ta suy ra
Fe1/P = tan α
trong đó α là góc hợp bởi sợi dây và phương thẳng đứng. Khi hai quả lắc nhúng chìm trong điện môi, lực Fe1 được thay bằng lực Fe2, và trọng lực P được thay bằng hiệu (P – Fb), trong đó Fb là lực nổi. Tuy nhiên, tỉ số của hai lực mới này, giống như phần trước, phải bằng tanα (Hình 101b). Như vậy
GV: Đáp số của em đúng rồi.
Bài toán 3. Hai quả lắc hình cầu cùng khối lượng m tích điện giống hệt nhau được treo dưới hai sợi dây cùng chiều dài l và treo vào cùng một điểm. Tại điểm treo có một quả cầu thứ ba mang cùng điện tích. (Hình 102). Tính điện tích q của mỗi quả lắc và quả cầu nếu góc hợp bởi hai sợi dây khi quả lắc cân bằng là α.
HS B: Ta sẽ xét quả lắc A. Có bốn lực tác dụng lên nó (Hình 102). Vì quả lắc ở trạng thái cân bằng, nên em sẽ phân tích những lực này ra các thành phần hướng theo hai phương…
GV (cắt ngang): Trong trường hợp đã cho, có một cách giải đơn giản hơn. Lực do điện tích tại điểm treo tác dụng không có ảnh hưởng nào đối với vị trí cân bằng của sợi dây: lực Fe2 tác dụng theo phương của sợi dây và bị triệt tiêu ở mọi vị trí bởi phản lực của sợi dây. Do đó, bài toán đã cho có thể được giải như là không có điện nào tại điểm treo của sợi dây. Các thí sinh thường không biết điều này.
HS B: Như vậy ta sẽ bỏ qua lực Fe2. Vì tổng vector của các lực Fe1 và P phải hướng theo phương của sợi dây nên ta có
Fe1 /P = tan (α/2) (162)
GV: Lưu ý rằng kết quả này không phụ thuộc vào chuyện có mặt hay không có mặt của một điện tích tại điểm treo dây.
HS B: Vì
GV: Đáp số của em đúng rồi.
HS A: Khi nào thì sự có mặt của một điện tích tại điểm treo dây là có nghĩa?
GV: Chẳng hạn, khi cần tìm lực căng dây.
Bài tập
50. Các điện tích +q giống hệt nhau nằm tại các đỉnh của một lục giác đều. Phải đặt tại tâm của lục giác đó một điện tích bằng bao nhiêu để toàn bộ hệ điện tích cân bằng?
51. Một quả lắc hình cầu có khối lượng m và điện tích q treo bên dưới một sợi dây chiều dài l quay xung quanh một điện tích cố định giống hệt với điện tích của quả lắc (Hình 103). Góc giữa sợi dây và phương thẳng đứng là α. Tính vận tốc góc của chuyển động đều của quả lắc và lực căng của sợi dây.
52. Một quả lắc hình cầu có khối lượng m và điện tích q có thể quay trong một mặt phẳng thẳng đứng tại đầu của một sợi dây chiều dài l. Tại tâm quay có một quả cầu thứ hai có điện tích cùng dấu và độ lớn với điện tích của quả lắc. Phải truyền cho quả lắc một vận tốc nằm ngang tối thiểu bằng bao nhiêu tại vị trí thấp nhất của nó để cho phép nó quay trọn vòng?
Nếu thấy thích, hãy Đăng kí để nhận bài viết mới qua email
Áp Dụng Pháp Luật Là Gì ? Khái Niệm Áp Dụng Pháp Luật ?
1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
1) Khi xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà tự họ không thể giải quyết được, phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết;
2) Khi quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước;
3) Khi cần áp dụng chế tài pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật; 4) Khi nhà nước thấy cần kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể quan hệ pháp luật hoặc để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của sự kiện thực tế có ý nghĩa pháp lí như xác nhận di chúc, xác nhận văn bằng, chứng chỉ, hợp đồng viết tay, chữ kí của người có thẩm quyền…
2. So sánh sự khác nhau giữa áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật:
Về khái niệm: Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền và tự do pháp lý của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép).
Ví dụ: Người lao động ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động.
Còn khái niệm áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật để quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa Ông X và Bà Y.
– Phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm kể trên:
Mọi chủ thể được pháp luật cho phép
Phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền
Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
– Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia vào quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được. Ví dụ: tranh chấp về quyền thừa kế, tranh chấp về hợp đồng,…
– Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà đối với những chủ thể có hành vi vi phạm. Ví dụ: xử phạt người vi phạm luật an toàn giao thông, người có hành vi làm hàng giả,…
– Trong một số quan hệ pháp luật mà nhà nước thấy cần thiết phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc nhà nước xác nhận tồn tại hay không tồn tại một số vụ việc, sự kiện thực tế. Ví dụ: công chứng hợp đồng mua bán nhà, toà tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết,…
– Khi những quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể không mặc nhiên phát sinh hoặc chấm dứt nếu không có sự can thiệp của nhà nước. Ví dụ: đăng ký kết hôn
Chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện, không mang tính chất bắt buộc
Các quy phạm pháp luật thể hiện quyền và tự do pháp lý của chủ thể
Văn bản áp dụng pháp luật
3. Phân tích sự khác biệt của khái niệm giải thích pháp luật và áp dụng pháp luật
Dựa trên những đặc điểm đã phân tích kể trên có thể đưa ra một số nhận định về khái niệm giải thích pháp luật như sau:
3.1. Khái niệm giải thích pháp luật
Pháp luật muốn được thực thi cần được nhận thức đầy đủ và chính xác. Do đó mục đích của giải thích pháp luật là làm sáng tỏ về mặt nội dung, quy trình thủ tục pháp lý để quá trình thực hiện pháp luật được thống nhất, đúng đắn và hợp pháp.hơn nữa do hệ thống các loại văn bản quy phạm pháp luật là rất nhiều nên khả năng thiếu thống nhất nhận thức về các quy định pháp luật là khó tránh khỏi.
3.2. Chủ thể giải thích pháp luật
Việc xác định chủ thể giải thích pháp luật phụ thuộc vào các hình thức giải thích pháp luật.
+ Với hình thức giải thích pháp luật chính thức: chỉ có cơ quan Nhà nước hoặc… có quyền hoặc được trao quyền mới được tiến hành hoạt động này. Về nguyên tắc, chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật đều có quyền giải thích văn bản do chính mình ban hành ra. Thực tế, có chủ thể ủy quyền cho người khác giải thích.
+ Với hình thức giải thích pháp luật không chính thức: bất kì chủ thể nào cũng có thể thực hiện nhưng phải có sự hiểu biết pháp luật sâu sắc và có trình độ nhất định.
3.3. Hình thức giải thích pháp luật
Phụ thuộc vào nhiều yếu tổ như chủ thể, nội dung và yêu cầu của từng vấn đề đặt ra dựa vào phương thức thể hiện: giải thích bằng lời nói(văn nói) và văn bản (văn viết) dựa vào chủ thể tiến hành và giá trị văn bản giải thích: chính thức và không chính thức.
3.1. Giải thích chính thức: là hoạt độg của các chủ thể nhân danh Nhà nước để làm sáng tỏ về nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật hoặc một sự kiện pháp lý cụ thể nhằm đảo bảo cho quá trình nhận thức, thực thi pháp luật thống nhất và hiệu quả. Việc được pháp luật quy định và sự đảm bảo của Nhà nước làm cho loại giải thích này mang tính bắt buộc và hiệu lực pháp lý
+ Do các cơ quan Nhà nước hoặc…tiến hành. Về nguyên tắc (như trên) . Về hình thức, giải thích chính thức có thể là giải thích mang tính quy phạm hoặc tính cá biệt cụ thể.
– Tính quy phạm: hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân được trao quyền là ban hành ra một văn bản luật nhằm hướng dẫn, giải thích cho một văn bản quy phạm pháp luật khác.
– Tính cá biệt: chúng tôi quyền là làm sáng tỏ một nội dung, sự kiện pháp lý nào đó thuộc thẩm quyền giải quyết của chủ thể đó.
+ Trình tự thủ tục giải thích chính thức do pháp luật quy định. Đây là hoạt động nhân danh Nhà nước, có tính pháp lý.
+ Kết quả việc giải thích có hiệu lực và giá trị pháp lý.
3.2. Giải thích không chính thức: là hoạt động không nhân danh Nhà nước, được tiến hành bởi bất kì cá nhân, tổ chức nào và vì những mục đích khác nhau. Đặc điểm cơ bản:
+ Được tiến hành bởi bất kì loại chủ thể nào è thực hiện một phần quyền tự do ngôn luận của các chủ thể được pháp luật ghi nhận và đảm bảo. Về ND, không mang tính quy phạm. Trên thực tế, không có sự đồng nhất giữa các chủ thể.
+ Hoàn toàn không nhân danh Nhà nước: không mag tính bắt buộc, không hàm chứa quyền lực Nhà nước.
+ Hoạt động này và kết quả của nó hoàn toàn không có hiệu lực pháp lý bắt buộc.
3.4. Phương pháp giải thích pháp luật
– Phương pháp lôgíc: đặc trưng là xem xét mối liên hệ, sự tương tác, kết cấu về nội dung của các vấn đề thuộc đối tượng giải thích, nhằm chỉ ra những mâu thuẫn, sự phủ định lẫn nhau hoặc khẳng định về tính hợp lý về các vấn đề đó.
– Phương pháp giải thích chính trị lịch sử: nhằm làm sáng tỏ điều kiện, hoàn cảnh lịch sử thực tế mà các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc một sự kiện pháp lý đã xuất hiện.
– Phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm: để giải thích về các quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật.
– Phương pháp giải thích, so sánh, đối chiếu: nhằm kiến giải về mức độ tương đồng, khác biệt đối với quy định pháp luật hoặc các cách điều chỉnh, giải quyết các vấn đề pháp lý thực tiễn giữa các hệ thống pháp luật khác nhau.
– Phương pháp giải thích hệ thống: làm sáng tỏ nội dung, nhiệm vụ của quy phạm đó trong mối tương quan với quy phạm khác của quá trình điều chỉnh pháp luật.
3.5. Nguyên tắc của giải thích pháp luật
Nguyên tắc khách quan trung thực: giải thích pháp luật không là hoạt động lập pháp mà nó hỗ trợ cho quá trình lập pháp để các văn bản quy phạm pháp luật được có hiệu lực trên thực tế. Việc giải thích phải xuất phát từ yêu cầu chung; cần tôn trọng nội dung của các quy phạm pháp luật hoặc các sự kiện cá biệt với tính cách là đối tượng cần giải thích.
Nguyên tắc pháp chế: tôn trọng tính tối cao của hiến pháp về mặt nội dung, hình thức đối với các văn bản quy phạm pháp luật được giải thích và các văn bản giải thích. Cần đảm bảo sự tương thích giữa quy định của hiến pháp với văn bản được giải thích và văn bản giải thích. Điều này đòi hỏi việc đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và yêu cầu về hình thức là hết sức quan trọng đòi hỏi cả việc từ chối không giải thích khi có yêu cầu cũng phải đưa ra cơ sở pháp lý của việc từ chối đó và trả lời cụ thể bằng văn bản.
4. Phân tích việc áp dụng pháp luật đối với bộ luật dân sự
Với tính chất là một đạo luật quan trọng, Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định một cách nhất quán tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 3 và khẳng định: “Bộ luật này là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự”. Với nguyên tắc này, BLDS sẽ điều chỉnh toàn bộ các quan hệ tài sản giữa các chủ thể trong xã hội mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân phi vật chất, trong đó các chủ thể tham gia bình đẳng về mặt pháp lý, tự chịu trách nhiệm về tài sản[6]. Hay nói cách khác, BLDS sẽ điều chỉnh tất cả những vấn đề thuộc “pháp luật dân sự”, tức là những ứng xử, quan hệ được điều chỉnh bởi luật khác nhưng thuộc trong lĩnh vực “pháp luật dân sự”[7].
Đối với các quan hệ có cùng bản chất pháp lý, luật chuyên ngành có thể khác với BLDS do đặc thù của quan hệ chuyên ngành nhưng không được trái với các nguyên tắc chung của luật dân sự. Một số quy định của BLDS như quy định về tư cách pháp nhân, về sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần, những quy định mang tính xác định một khái niệm pháp lý… có ý nghĩa, giá trị pháp lý chung cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Không thể có pháp nhân riêng cho luật dân sự, riêng cho luật thương mại, luật hợp tác xã, mặc dù các loại hình công ty và hợp tác xã có quy chế riêng về việc thành lập, hoạt động, giải thể. Đối với một tài sản nào đó, nếu chủ sở hữu trực tiếp chiếm hữu, sử dụng thì sẽ phải tuân theo quy định của chế định tài sản vật quyền. Tuy nhiên, nếu tài sản đó đưa vào quá trình giao lưu dân sự, kinh tế thông qua hợp đồng vay, cho thuê, đầu tư kinh doanh như lập công ty… thì phải áp dụng theo các quy định của các loại hợp đồng, giao dịch tương ứng, theo quy chế trái quyền. Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể phải tuân thủ nguyên tắc không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại Điều 3 của BLDS.
5. Phân tích một số sai sót trong áp dụng pháp luật hành chính
Một số sai sót thường gặp khi áp dụng pháp luật nội dung trong việc giải quyết án hành chính:
Áp dụng pháp luật nội dung trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là một quá trình phức tạp của Tòa án (mà cụ thể là của Hội đồng xét xử). Để có thể có được bản án hành chính đúng pháp luật, khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án thì quá trình áp dụng pháp luật nội dung vào giải quyết vụ án hành chính cần tuân thủ triệt để và chính xác theo các bước (giai đoạn) sau:
– Phân tích, đánh giá các tình tiết, các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, chính xác và trong mối liên hệ mật thiết với nhau;
– Lựa chọn quy phạm pháp luật nội dung phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng;
– Ban hành bản án, quyết định hành chính.
Thực tế xét xử thời gian qua cho thấy, có những vụ án hành chính do Thẩm phán xem xét, đánh giá chứng cứ không đầy đủ, khách quan, toàn diện nên có trường hợp có căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính nhưng Tòa án đánh giá không có căn cứ pháp lý; ngược lại có trường hợp không có hoặc chưa có đủ căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính nhưng Tòa án lại đánh giá có đủ căn cứ pháp lý.
– Ví dụ 1 (về trường hợp có căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính nhưng Tòa án đánh giá không có căn cứ pháp lý):
Thửa đất số 77, tờ bản đồ số 8 (theo Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ), có diện tích 1.225m2 tại xã DN, huyện DX, tỉnh QN (theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ là thửa số 455, tờ bản đồ số 6) là đất thổ cư có nguồn gốc của gia đình ông Phạm Ngọc H quản lý, sử dụng từ trước năm 1975. Cuối năm 1986, gia đình ông H chuyển sang thị xã HA sinh sống, nhưng vẫn thường xuyên về chăm sóc cây và trồng mới một số loại cây trên thửa đất này.
Bà Phạm Thị T là chủ hộ và cùng con là ông Phạm Văn B có nhà ở ổn định từ năm 1975 đến nay tại thửa đất số 84, tờ bản đồ số 8, xã DN có diện tích 1.515m2 đất thổ cư (theo Nghị định 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ). Thời điểm thực hiện kê khai, đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ, thửa đất số 84 này của gia đình bà T là thửa đất số 456, tờ bản đồ số 6, xã DN. Năm 1994-1995, thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, bà T kê khai diện tích 1.225m2 đất T thuộc thửa 77, tờ bản đồ số 8, xã DN (nguyên là thửa đất của gia đình ông H sử dụng nêu trên), còn ông Phạm Văn B (con trai bà T và cùng chung hộ khẩu với bà T) kê khai và đăng ký quyền sử dụng thửa đất số 84, tờ bản đồ số 8, diện tích 1.515m2 đất thổ cư (thửa đất của bà T nêu trên). Ngày 10/8/1995, Ủy ban nhân dân huyện DX cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G695365 cho hộ bà T diện tích 1.617m2 đất, trong đó có 1.225m2 đất T thuộc thửa 77, tờ bản đồ số 8 và 392m2 đất lúa màu thuộc thửa 83, tờ bản đồ số 8, xã DN.
Ngày 26/12/2006, Ủy ban nhân dân huyện DX ban hành Quyết định số 1827/QĐ-UBND thu hồi của hộ bà T 1.225m2 đất ở thuộc thửa 77, tờ bản đồ số 8. Lý do thu hồi: Do giao quyền sử dụng đất sai đối tượng sử dụng tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G695365 ngày 10/8/1995. Cùng ngày, Ủy ban nhân dân huyện DX ban hành Quyết định số 1828/QĐ-UBND công nhận quyền sử dụng 1.225m2 đất trên cho ông H và ngày 03/01/2007, Ủy ban nhân dân huyện DX cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AD 977327 cho hộ ông H.
Ngày 19/5/2008, bà Phạm Thị T có đơn khiếu nại.
Ngày 16/12/2008, Ủy ban nhân dân huyện DX ban hành Quyết định số 2372/QĐ-UBND về việc hủy Quyết định số 1827/QĐ-UBND ngày 26/12/2006, điều chỉnh cho hộ bà T được sử dụng thửa số 77, tờ bản đồ số 8, xã DN.
Ngày 16/01/2009, ông H khiếu nại việc Ủy ban nhân dân huyện DX cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích 1.225m2 cho hộ bà T.
Ngày 13/10/2009, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện DX ban hành Quyết định số 2233/QĐ-UBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông H, có nội dung: việc cấp 1.225m2 đất cho hộ bà T là không đúng đối tượng, không đúng nguồn gốc; việc công nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông H là chưa có đủ cơ sở.
Ngày 10/11/2009, ông Phạm Ngọc H có đơn đề nghị Ủy ban nhân dân huyện DX xem xét lại Quyết định số 2233/QĐ-UBND ngày 13/10/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện DX.
Ngày 01/12/2009, Uỷ ban nhân dân huyện DX ban hành Quyết định số 2936/QĐ-UBND về việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số G695365 ngày 10/8/1995 của hộ bà T vì cấp không đúng đối tượng đối với diện tích 1.225m2; giao diện tích đất nêu trên cho Uỷ ban nhân dân xã DN quản lý, sử dụng.
Ông B (con trai bà T) có đơn khiếu nại, sau đó khởi kiện tại Tòa án nhân dân huyện DX yêu cầu xử hủy Quyết định số 2936/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của Uỷ ban nhân dân huyện DX.
Ngày 04/6/2010, Uỷ ban nhân dân huyện DX ban hành Quyết định số 1123/QĐ-UBND về việc điều chỉnh Quyết định số 2936/QĐ-UBND, có nội dung: hủy bỏ điểm 2 Điều 1 quyết định số 2936/QĐ-UBND (có nội dung “giao diện tích đất nêu trên cho UBND xã DN quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật”) vì Uỷ ban nhân dân huyện DX chưa thu hồi diện tích 1.225m2 nên việc giao diện tích đất nêu trên cho Uỷ ban nhân dân xã DN quản lý, sử dụng là không đúng trình tự quy định của pháp luật; các nội dung khác của quyết định 2936/QĐ-UBND vẫn có hiệu lực pháp luật.
Tại Bản án hành chính sơ thẩm, Toà án nhân dân huyện DX, tỉnh QN quyết định: Bác yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Văn B.
Ông Phạm Văn B có đơn kháng cáo.
Tại Bản án hành chính phúc thẩm, Toà án nhân dân tỉnh QN quyết định: Chấp nhận kháng cáo của ông Phạm Văn B, xử sửa bản án sơ thẩm, hủy Quyết định số 2936/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND huyện DX.
Tòa án cấp phúc thẩm hủy Quyết định số 2936/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 của UBND huyện DX vì đã xem xét, đánh giá chứng cứ không đúng về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của các đương sự, cụ thể:
Về nguồn gốc và quá trình sử dụng diện tích 1.225m2 đất thửa số 77, tờ bản đồ số 8, xã DN, huyện DX, tỉnh QN: ông B và ông H đều có lời khai thống nhất là đất có nguồn gốc của cha mẹ ông H quản lý, sử dụng từ trước năm 1975, sau đó gia đình ông H tiếp tục sử dụng. Đến năm 1986, do hoàn cảnh công tác phải chuyển về thị xã HA nên ông H đã nhờ bà T trông coi hộ (có sự chứng kiến của nhiều người). Tại ”Đơn xin chuyển giao quyền sử dụng đất” do bà T lập ngày 22/10/2006, bà T cũng thừa nhận bà chỉ là người trông coi, quản lý và đứng tên đăng ký thửa đất hộ cho vợ chồng ông H, đồng thời bà T cũng cam kết không tranh chấp gì về thửa đất này.
Mặt khác, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng thể hiện rằng trong thời gian đi vắng, gia đình ông H vẫn thường xuyên về chăm sóc, khai thác và trồng cây, hiện trên đất vẫn còn cây lâu năm do gia đình ông H trồng. Như vậy, gia đình ông H là người sử dụng thửa đất số 77, tờ bản đồ số 8, xã DN, huyện DX liên tục, ổn định từ năm 1975 đến nay. Tuy nhiên, tại thời điểm Nhà nước có chủ trương tiến hành kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, do ở xa và không được thông báo nên hộ ông H đã không tiến hành kê khai diện tích đất nêu trên mà hộ bà T kê khai và được Uỷ ban nhân dân huyện DX cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 10/8/1995.
Theo quy định tại Điều 99 và Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất’.
Theo quy định nêu trên thì gia đình bà T không phải là người sử dụng thửa đất số 77, tờ bản đồ số 8, xã DN, huyện DX liên tục, ổn định tại thời điểm được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995. Do vậy, trong quá trình quản lý kê khai, đăng ký sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân xã DN xác nhận bà T là đối tượng đang sử dụng đất để Uỷ ban nhân dân huyện DX cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng diện tích 1.225m2 đất thửa số 77, tờ bản đồ số 8, xã DN, huyện DX, là không đúng nguồn gốc và đối tượng sử dụng đất. Tại Báo cáo số 52/BC-UBND ngày 16/6/2009 gửi Uỷ ban nhân dân huyện DX, Uỷ ban nhân dân xã DN đã xác nhận điều này. Do đó, Uỷ ban nhân dân huyện DX đã ban hành Quyết định số 2936/QĐ-UBND ngày 01/12/2009 (được sửa đổi bằng Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 04/6/2010) có nội dung thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho hộ bà T là đúng pháp luật.
Thực tiễn giải quyết vụ án hành chính cho thấy, bản án của Tòa án không đúng pháp luật nội dung có thể xuất phát từ việc áp dụng sai lầm pháp luật, có thể do việc không chú ý tới văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan có thẩm quyền; hoặc có thể do cách hiểu máy móc, không đúng của Thẩm phán đối với các văn bản pháp luật nội dung.
– Việc không xác định đầy đủ và chính xác các văn bản pháp luật hoặc văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất làm cơ sở giải quyết vụ án hành chính là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng sai lầm pháp luật khi giải quyết vụ án hành chính.
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, nhiều Thẩm phán không chú ý trong việc xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khiếu kiện; khi tuyên án và ra bản án có nhiều sai sót trong phần quyết định của bản án mà trong nhiều trường hợp phải kháng nghị và giải quyết lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ví dụ: Do có sự tranh chấp quyền sử dụng đất, Uỷ ban nhân dân huyện T đã ra Quyết định số 758/QĐ-UB thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông P, H, N. Ông P và ông N có đơn khiếu nại quyết định trên. Uỷ ban nhân dân huyện T đã có các quyết định giải khiếu nại của ông P và ông N.
Ông P và ông N đều có đơn khởi kiện vụ án hành chính, yêu cầu Toà án huỷ với Quyết định số 758/QĐ-UB.
Toà án cấp sơ thẩm đã thụ lý 02 vụ án hành chính đối với đơn khởi kiện của ông P và ông N.
Đối với trường hợp khởi kiện của ông P: Tại bản án hành chính sơ thẩm số 07, Toà án cấp sơ thẩm quyết định bác đơn khởi kiện; giữ nguyên Quyết định số 758/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân huyện T.
Đối với trường hợp khởi kiện của ông N: tại bản án hành chính sơ thẩm số 08, Toà án cấp sơ thẩm quyết định bác đơn khởi kiện; giữ nguyên Quyết định số 758/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân huyện T.
Tuy nhiên, sau khi ông H khiếu nại, Uỷ ban nhân dân huyện T thấy rằng việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông H là không đúng pháp luật, nên muốn hủy bỏ một phần của Quyết định số 758/QĐ-UB; nhưng do các bản án hành chính sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nên Uỷ ban nhân dân huyện T phải khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Mọi vướng mắc pháp lý của người dân, tổ chức, doanh nghiệp vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư của qua tổng đài tư vấn: 1900.6162 để được luật sư giải đáp mọi vướng mắc pháp lý.
Trân trọng./.
Các câu hỏi thường gặp
Định Luật Coulomb Về Tĩnh Điện (Phần 2)
Charles-Augustin de Coulomb (1736-1806), nhà vật lí Pháp nổi tiếng với định luật mô tả lực tương tác giữa hai điện tích điểm.
HIẾU KÌ. Sở trường kĩ thuật của Coulomb giữ một vai trò lớn trong việc xây dựng công sự Martinique, một hòn đảo ở Caribbean. yC là đơn vị chính thức cho yocto-coulomb, bằng 10 -24 coulomb. Coulomb giành giải thưởng của Viện hàn lâm Khoa học Pháp cho phương pháp tốt nhất chế tạo la bàn dành cho tàu thuyền.
Những đóng góp của Coulomb cho khoa học về lực ma sát là vô cùng to lớn. Không hề cường điệu, người ta có thể nói rằng ông đã sáng lập lĩnh vực khoa học này.
Có thể xem Coulomb là một trong những kĩ sư vĩ đại nhất ở châu Âu thế kỉ mười tám.
Ai có thể quên được cái lần “Chuck” Coulomb thuyết trình trước Viện hàn lâm Khoa học ở Paris năm 1773 khi ông bàn về lí thuyết cơ học đất tiên phong?
Charles-Augustin de Coulomb là một trong những nhà vật lí và kĩ sư lỗi lạc nhất của mọi thời đại có đóng góp cho các lĩnh vực điện học, từ học, cơ học ứng dụng, lực ma sát, và lực xoắn. Coulomb sinh ra trong một gia đình khá giả ở Angoulême ở tây nam nước Pháp. Sau đó gia đình ông chuyển đến Paris, ông vào học trường Collège Mazarin. Ông được hưởng một nền giáo dục phổ thông tốt về nhân chủng học, cũng như toán học, thiên văn học, và hóa học.
Có một dạo, cha ông mất trắng tiền bạc trong đầu cơ tài chính. Tình trạng khó khăn này, cộng với sự bất đồng của Coulomb với mẹ ông về các dự tính nghề nghiệp, làm cho gia đình ông li tán, Coulomb cùng cha chuyển đến Montpellier còn mẹ ông vẫn ở lại Paris. Theo một số nguồn thông tin, mẹ Coulomb muốn ông trở thành một bác sĩ, còn cậu con trai của bà nhất quyết đòi học một chuyên ngành định lượng hơn như là kĩ thuật hoặc toán học. Các bất đồng dần trở nên nảy lửa, và mẹ ông hầu như không thèm nhìn mặt ông.
Năm 1760, Coulomb vào học trường École du Génie tại Mézières và sau đó tốt nghiệp kĩ sư trong hàng ngũ đại úy hải quân trong Quân đoàn Kĩ sư (Corps du Génie). Trong hai thập niên sau đó, ông đã chu du khắp nơi, ở đâu ông cũng tham gia vào kĩ thuật cấu trúc, thiết kế công sự, và cơ học đất – chẳng hạn, ông đã dành ra vài năm ở West Indies với vai trò kĩ sư quân sự – trước khi trở lại Pháp, nơi ông bắt đầu viết các bài báo quan trọng về cơ học ứng dụng.
Coulomb đã chế tạo một cân xoắn vào khoảng năm 1777 để đo lực tĩnh điện. Cân xoắn gồm hai quả cầu kim loại gắn với một thanh cách điện. Thanh được treo tại ngay giữa của nó bằng một sợi tơ hoặc sợi chỉ mảnh không dẫn điện. Để đo lực điện, một trong hai quả cầu được làm cho nhiễm điện. Một quả cầu thứ ba có điện tích giống như vậy được đặt gần quả cầu nhiễm điện của cân, làm cho quả cầu trên cân bị đẩy ra. Lực đẩy này làm cho sợi tơ xoắn đi một lượng nhất định. Nếu chúng ta đo xem cần một lực bao nhiêu để làm xoắn sợi dây một góc bằng như vậy, thì ta có thể ước tính mức độ lực gây ra bởi quả cầu nhiễm điện. Nói cách khác, sợi dây tác dụng như một lò xo rất nhạy cung cấp một lực tỉ lệ thuận với góc xoắn. Coulomb chỉ ra rằng lực biến thiên theo 1/ r2 đối với lực đẩy giữa các điện tích cùng dấu, và lực hút giữa các điện tích trái dấu, cách nhau khoảng r lúc ban đầu. Hình như chưa bao giờ ông thật sự chứng minh được rằng lực giữa các điện tích tỉ lệ thuận với tích các giá trị điện tích – ông chỉ đơn giản thừa nhận điều này là đúng. C. Stewart Gillmor, viết trong Từ điển tiểu sử khoa học, chỉ ra mức độ mà cân xoắn của Coulomb ảnh hưởng đến nền khoa học trong nhiều thế hệ:
Giải phép đơn giản, đẹp đẽ của Coulomb cho vấn đề lực xoắn trong bình trụ [với thang chia] và việc ông sử dụng cân xoắn trong các ứng dụng vật lí có ý nghĩa quan trọng đối với vô số nhà vật lí trong những năm tiếp theo… Coulomb đã phát triển một lí thuyết về lực xoắn trong những sợi tơ mảnh và sợi tóc. Ở đây ông là người đầu tiên chỉ ra cách dây treo xoắn có thể đem lại cho các nhà vật lí một phương pháp đo chính xác những lực cực kì nhỏ.
Đặc biệt, Coulomb đã chỉ ra với thí nghiệm của ông rằng số mũ của r (khoảng cách giữa hai điện tích) là bằng 2 với sai số một vài phần trăm. Ngày nay, chúng ta biết số mũ đó bằng 2 với sai số 2 phần 10 9.
Năm 1779, Coulomb bắt đầu nghiên cứu của ông về lực ma sát, cuối cùng đưa ông đến công bố quan trọng Théorie des machines simples, en ayant égard au frottement de leurs parties et à la raideur des cordages (Lí thuyết về các máy đơn giản, xét đến lực ma sát giữa các bộ phận của chúng và độ cứng của các khớp nối). Công trình này được tiếp nối bởi một chuyên luận về lực nhớt hai mươi năm sau đó. Định luật Coulomb về lực ma sát nói rằng đối với hai bề mặt chuyển động tương đối, lực ma sát động hoàn toàn độc lập với tốc độ tương đối của hai bề mặt.
Nghiên cứu của Coulomb về lực ma sát được khích lệ bởi giải thưởng của Viện hàn lâm Khoa học ở Paris dành cho “giải pháp về lực ma sát trượt và các bề mặt lăn, chống lại sự bẻ cong ở dây thừng, và áp dụng những giải pháp này cho các máy đơn giản dùng trong hải quân”. Theo Peter J. Plau, viết trong Khoa học Ma sát và Công nghệ:
Các nghiên cứu và kết luận của Coulomb về bản chất của lực ma sát đã thống trị tư tưởng trong lĩnh vực này trong hơn một thế kỉ rưỡi, và nhiều khái niệm của ông vẫn còn được sử dụng. Thật vậy, thuật ngữ “lực ma sát Coulomb” vẫn được tìm thấy trong các ấn phẩm giải thích các kết quả thí nghiệm gần đây…
Năm 1802, Coulomb cưới Louise Françoise LeProust Desormeaux, mẹ của hai con trai ông trước khi họ cưới. Louise đang ở độ tuổi đôi mươi. Về cuối đời mình, Coulomb đặc biệt thích sống ở miền quê và dạy khoa học cho cậu con con út, Charles. Vào những ngày cuối đời mình, Coulomb bị sốt và cuối cùng thì qua đời. Tang lễ của ông được tổ chức tại Abbaye de St.-Germain-des-Prés.
Về năng lực khoa học của Coulomb, Ioan James viết trong Các nhà vật lí danh tiếng: Từ Galileo đến Yukawa như sau:
Ông được mô tả là một nhà vật lí hoàn mĩ, sánh ngang vào thế kỉ mười tám chỉ có Henry Cavendish, kết hợp kĩ năng thực nghiệm, độ chuẩn xác đo lường, và căn bản toán học tốt đủ cho mọi nhu cầu của ông.
Một hố va chạm trên mặt trăng có đường kính 89 km được đặt tên Coulomb và được Tổng Liên đoàn Thiên văn Quốc tế phê chuẩn vào năm 1970.
Trong sự nghiệp của mình, Coulomb đã tiến hành các nghiên cứu đa dạng và có nhiều đóng góp cho kiến thức của chúng ta về
Sự nứt vỡ của các trụ và dầm
Sự cong vểnh của các vật liệu giòn
Cơ sở vật lí của nhịp cuốn hình vòm
Sự ma sát của máy móc và lực cản trong chất lỏng
Thiết kế cối xay gió
Sự đàn hồi của kim loại và sợi tơ mảnh, và cơ học đất
Thiết kế la bàn từ
Hiệu quả của công nhân con người và động vật (tối ưu nhân tố)
Một vài người đã tìm thấy mặt này mặt kia của Định luật Coulomb trước cả Coulomb. Như tận năm 1750, người Anh Reverend John Michell (1724-1793) đã công bố các nghiên cứu chỉ ra rằng lực hút và lực đẩy giữa các cực nam châm biến thiên tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Cân xoắn của Michell sau đó được Henry Cavendish (1731 1810) dùng để đo tỉ trọng của Trái Đất. Coulomb phát minh ra cân xoắn của ông vào khoảng năm 1784, và mặc dù công trình của Michell có lẽ đi trước Coulomb, nhưng các khám phá của họ là độc lập.
John Robinson (1725 ?), một bác sĩ người Anh, đã đo lực hút và đẩy tĩnh điện vào năm 1769, các thí nghiệm của ông cho thấy lực đẩy điện phụ thuộc 1/1804) đã đề xuất quy luật 1/ r2,06, và lực hút điện phụ thuộc 1/ r2 của lực điện. Priestly đã viết trong Lịch sử và hiện trạng về Điện học như sau: rc, trong đó c < 2. Từ những kết quả này, ông đề xuất rằng có lẽ 1/ r2 là đúng. Đồng thời, nhà hóa học Anh Joseph Priestly (1733
Có lẽ chúng ta không nên suy luận từ thí nghiệm này [với các vật dẫn rỗng tích điện] rằng lực hút điện tuân theo quy luật giống với lực hấp dẫn và do đó phụ thuộc theo bình phương khoảng cách; vì như thế dễ dàng chứng tỏ rằng Trái Đất có dạng một lớp vỏ, một vật thể mà ở bên trong nó sẽ không bị hút về một phía nhiều hơn phía kia?
Mặc dù Priestly chẳng nêu ra bằng chứng thuyết phục cho Định luật Coulomb, song những suy đoán của ông về cơ bản là đúng. Priestly còn độc lập phát minh ra cân xoắn và dùng nó để chỉ ra rằng lực giữa hai cực nam châm biến theo theo nghịch đảo bình phương khoảng cách giữa hai cực.
Ngày nay, chúng ta gọi quy luật 1/ r2 là Định luật Coulomb để tôn vinh những kết quả độc lập mà Coulomb thu được thông qua bằng chứng do hệ thống cân xoắn của ông đem lại. Nói cách khác, Coulomb đã cung cấp các kết quả định lượng có tính thuyết phục cho một điều mà mãi đến năm 1785 thường chỉ là một suy đoán tốt.
Lực Coulomb cũng thích ứng ở cấp độ nguyên tử, và thật vậy, để có thông tin ta hãy so sánh lực hấp dẫn với lực Coulomb đối với nguyên tử hydrogen. Lấy gần đúng, ta xem electron là một hạt điểm quay xung quanh hạt điểm proton, với khoảng cách trung bình giữa electron và proton là 5,3 × 10 -11 mét, lực Coulomb có thể được tính bởi
Độ lớn của lực hấp dẫn Fg giữa proton và electron có thể được tính gần đúng bằng khối lượng electron me và khối lượng proton mp:
Lưu ý rằng lực Coulomb lớn hơn rất nhiều so với lực hấp dẫn giữa hai hạt hạ nguyên tử này.
1. Ampère (André-Marie Ampère, nhà toán học và nhà vật lí)
2. Arago (Dominique François Jean Arago, nhà thiên văn học và nhà vật lí)
3. Barral (Jean-Augustin Barral, nhà nông học, nhà hóa học, nhà vật lí)
4. Becquerel (Antoine Henri Becquerel, nhà vật lí)
5. Bélanger (Jean-Baptiste-Charles-Joseph Bélanger, nhà toán học)
6. Belgrand (Eugene Belgrand, kĩ sư)
7. Berthier (Pierre Berthier, nhà khoáng vật học)
8. Bichat (Marie François Xavier Bichat, nhà giải phẫu học và nhà sinh lí học)
9. Borda (Jean-Charles de Borda, nhà toán học)
10. Breguet (Abraham Louis Breguet, thợ máy và nhà phát minh)
11. Bresse (Jacques Antoine Charles Bresse, kĩ sư dân sự và kĩ sư thủy lực)
12. Broca (Paul Pierre Broca, thầy thuốc và nhà nhân chủng học)
13. Cail (Jean-François Cail, nhà tư bản công nghiệp)
14. Carnot (Nicolas Léonard Sadi Carnot, nhà toán học)
15. Cauchy (Augustin Louis Cauchy, nhà toán học)
16. Chaptal (Jean-Antoine Chaptal, nhà nông học và nhà hóa học)
17. Chasles (Michel Chasles, nhà hình học)
18. Chevreul (Michel Eugène Chevreul, nhà hóa học)
19. Clapeyron (Émile Clapeyron, kĩ sư)
20. Combes (Émile Combes, kĩ sư và nhà luyện kim)
21. Coriolis (Gaspard-Gustave Coriolis, kĩ sư và nhà khoa học)
22. Coulomb (Charles-Augustin de Coulomb, nhà vật lí)
23. Cuvier (Baron Georges Leopold Chretien Frédéric Dagobert Cuvier, nhà tự nhiên học)
24. Daguerre (Louis Daguerre, nghệ sĩ và nhà hóa học)
25. De Dion (Albert de Dion, kĩ sư)
26. De Prony (Gaspard de Prony, kĩ sư)
27. Delambre (Jean Baptiste Joseph Delambre, nhà thiên văn học)
28. Delaunay (Charles-Eugène Delaunay, nhà thiên văn học)
29. Dulong (Pierre Louis Dulong, nhà vật lí và nhà hóa học)
30. Dumas (Jean Baptiste André Dumas, nhà hóa học)
31. Ebelmen (Jean-Jacques Ebelmen, nhà hóa học)
32. Fizeau (Hippolyte Fizeau, nhà vật lí)
33. Flachat (Jeugène Flachat, kĩ sư)
34. Foucault (Léon Foucault, nhà vật lí)
35. Fourier (Jean Baptiste Joseph Fourier, nhà toán học)
36. Fresnel (Augustin-Jean Fresnel, nhà vật lí)
37. Gay-Lussac (Joseph Louis Gay-Lussac, nhà hóa học)
38. Giffard (Henri Giffard, kĩ sư)
39. Goüin (Ernest Goüin, kĩ sư và nhà tư bản công nghiệp)
40. Haüy (René-Just Haüy, nhà khoáng vật học)
41. Jamin (Jules Célestin Jamin, nhà vật lí)
42. Jousselin (Alexandre Louis Jousselin, kĩ sư)
43. Lagrange (Joseph Louis Lagrange, nhà toán học)
44. Lalande (Joseph Jérôme Lefrançais de Lalande, nhà thiên văn học)
45. Lamé (Gabriel Lamé, nhà hình học)
46. Laplace (Pierre-Simon Laplace, nhà toán học và nhà thiên văn học)
47. Lavoisier (Antoine Lavoisier, nhà hóa học)
48. Le Chatelier (Henri Louis le Chatelier, nhà hóa học)
49. Le Verrier (Urbain Le Verrier, nhà thiên văn học)
50. Legendre (Adrien-Marie Legendre, nhà hình học)
51. Malus (Etienne-Louis Malus, physicist)
52. Monge (Gaspard Monge, nhà hình học)
53. Morin (Jean-Baptiste Morin, nhà toán học và nhà vật lí học)
54. Navier (Claude-Louis Marie Henri Navier, nhà toán học)
55. Petiet (Jules Petiet, kĩ sư)
56. Pelouze (Théophile-Jules Pelouze, nhà hóa học)
57. Perdonnet (Albert Auguste Perdonnet, kĩ sư)
58. Perrier (François Perrier, nhà địa lí và nhà toán học)
59. Poinsot (Louis Poinsot, nhà toán học)
60. Poisson (Simeon Poisson, nhà toán học và nhà vật lí)
61. Polonceau (Antoine-Rémi Polonceau, kĩ sư)
62. Poncelet (Jean-Victor Poncelet, nhà hình học)
63. Regnault (Henri Victor Regnault, nhà hóa học và nhà vật lí)
64. Sauvage (Jean-Pierre Sauvage, thợ máy)
65. Schneider (Jacques Schneider, nhà tư bản công nghiệp)
66. Seguin (Marc Seguin, thợ máy)
67. Sturm (Jacques Charles François Sturm, nhà toán học)
68. Thénard (Louis Jacques Thénard, nhà hóa học)
69. Tresca (Henri Tresca, kĩ sư và thợ máy)
70. Triger (Jacques Triger, kĩ sư)
71. Vicat (Louis Vicat, kĩ sư) 72. Wurtz (Charles-Adolphe Wurtz, nhà hóa học)
ĐỌC THÊM
Blau, Peter J., Friction Science and Technology (New York: Marcel Dekker, 1995).
Elert, Glenn, “Dielectrics,” trong The Physics Hypertextbook; xem hypertextbook. com/physics/electricity/dielectrics/.
Gillmor, C. Stewart, “Charles Coulomb,” trong Dictionary of Scientific Biography, Charles Gillispie, biên tập chính (New York: Charles Scribner’s Sons, 1970).
James, Ioan, Remarkable Physicists: From Galileo to Yukawa (New York: CambridgeUniversity Press, 2004).
Kovacs, J., “Coulomb’s Law,” Project PHYSNET, Michigan State University; xem physnet.org/modules/pdfmodules/m114.pdf.
Priestley, Joseph, The History and Present State of Electricity (London: J. Doddsley, J. Johnson, B. Davenport, & T. Cadell, 1767).
Shamos, Morris, Great Experiments in Physics: Firsthand Accounts from Galileo to Einstein (New York: Dover, 1987).
Wikipedia, ” The 72 Names on the Eiffel Tower “; xem chúng tôi The_72_names_on_the_Eiffel_Tower.
LUẬN BÀN
Từng sự thật được chọn lọc và nhóm lại với nhau sao cho các kết nối hợp lẽ của chúng trở nên tường minh. Bằng cách nhóm những quy luật này với nhau, người ta có thể thu được những quy luật khác tổng quát hơn… Tuy nhiên… những tiến bộ lớn về tri thức khoa học chỉ hình thành [bằng phương pháp quy nạp] đến một mức nhỏ nào đó. Nếu một nghiên cứu là tiếp cận thứ gì đó mà không có quan điểm định trước, thì làm thế nào anh ta có thể chọn lọc các sự thật từ vô số trải nghiệm phức tạp vốn đủ đơn giản để làm lộ ra kết nối của chúng thông qua các quy luật?
Chúng tôi đã chỉ ra rằng nếu thuyết tương đối rộng là đúng, thì bất kì mô hình hợp lí nào về vũ trụ cũng phải bắt đầu với một kì dị… Lúc này tôi nghĩ mặc dù có điểm kì dị, nhưng các định luật vật lí vẫn có thể xác định cách Vũ trụ ra đời.
Nền tôn giáo tương lai của nhân loại sẽ được xây dựng trên các định luật khoa học.
Các định luật khoa học chỉ là các thuật toán của chương trình này [một mô phỏng thế giới]… Ở cấp độ lượng tử, chúng ta đang nhìn vào ngôn ngữ máy, bên dưới đó có lẽ chính là cái máy, và chẳng có thuật toán nào ở cấp độ ấy, chỉ có các thay đổi trạng thái của cái máy cho phép các thuật toán vận hành. Đây là lí do vì sao các hạt lượng tử trông hành xử quá thất thường và khó tóm bắt – chúng không chính thức “ở trong” mô phỏng; chúng là cái đang làm cho mô phỏng xảy ra.
James Platt, trò chuyện cá nhân, 1 tháng Ba 2007
Thế nhưng toàn bộ lịch sử khoa học là một câu chuyện rõ ràng về những lí giải liên tục đổi mới và thay đổi của các sự thật cũ. Tuổi thọ của sự trường tồn hình như là hoàn toàn ngẫu nhiên nên nó chẳng nhìn thấy trật tự nào ở chúng cả. Một số chân lí khoa học có vẻ tồn tại hàng thế kỉ, số khác thì kéo dài chưa tới một năm. Chân lí khoa học không phải giáo điều, nó tốt cho đời sau, mà là một thực thể nhất thời định lượng có thể nghiên cứu được như bất kì thứ gì khác.
Khoa học hoạt động là do vũ trụ được xếp trật tự theo một cách có thể hiểu được. Hiện thân tinh tế nhất của sự trật tự này được tìm thấy ở các định luật vật lí, các quy tắc toán học cơ bản chi phối mọi hiện tượng thiên nhiên. Một trong những câu hỏi lớn nhất của khoa học đó là nguồn gốc của các định luật đó: do đâu mà có chúng, và tại sao chúng có hình thức như chúng vốn thế?… Các định luật vật lí có một tính chất kì lạ và bất ngờ: cùng với nhau, chúng đem lại cho vũ trụ khả năng tạo ra sự sống và sinh vật có ý thức, ví dụ như chúng ta, những người có thể nêu ra những câu hỏi lớn ấy.
Paul Davies, “Thiết lập Các Định luật”, New Scientist
Trích từ Archimedes to Hawking (Clifford Pickover) Vui lòng ghi rõ “Nguồn chúng tôi khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.
Thêm ý kiến của bạn
Bài Tập Về Định Luật Coulomb Và Định Luật Bảo Toàn Điện Tích
2. Kĩ năng: Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích tính toán và khả năng tư duy logic.
3. Giáo dục thái độ:Giáo dục học sinh tính cẩn thận, ý thức tự học;
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải; chuẩn bị các phiếu học tập về một số câu hỏi và bài tập trắc nghiệm;
Tiết ppct BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT COULOMB VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 2. Kĩ năng: Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích tính toán và khả năng tư duy logic. 3. Giáo dục thái độ:Giáo dục học sinh tính cẩn thận, ý thức tự học; B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Bài tập có chọn lọc và phương pháp giải; chuẩn bị các phiếu học tập về một số câu hỏi và bài tập trắc nghiệm; C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc hai trường hợp xảy ra của tương tác tĩnh điện Coulomb? *Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu và viết biểu thức của định luật Coulomb? *Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nguyên lí chồng chất lực điện; *Giáo viên vẽ hình biểu diễn: q2 < 0 *Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu và viết biểu thức của định luật bảo toàn điện tích? *Giáo viên nêu các chú ý khi áp dụng định luật bảo toàn điện tích: +Sự bảo toàn điện tích trong hiện tượng nhiễm điện do cọ xát bằng không: ; + Đối với hệ không cô lập về điện, trong một khoảng thời gian xác định nào đó, điện tích các vật trong hệ bằng tăng, giảm thì phải có dòng điện từ ngoài vào, hoặc từ hệ đi ra ngoài. + Trong các phản ứng có hạt mang điện tham gia, thì tổng điện tích của sản phẩm bằng tổng điện tích các hạt ban đầu. *Nhắc lại định lí Viét về công thức tính tổng và tích hai nghiệm của phương trình bậc hai. *Giáo viên nhấn mạnh định lý đảo của định lý Viet: Nếu cho x1, x2 thoả mãn điều kiện: Thì x1 và x2 là nghiệm của phương trình: X2 - SX + P = 0 *Học sinh làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên: Hai trường hợp có thể xảy ra: - Nếu q1q2 < 0 thì tương tác giữa hai điện tích điểm trên là tương tác hút; *Học sinh phát biểu và viết biểu thức của định luật Coulomb: F = k; *Học sinh nhắc lại nguyên lí chồng chất lực điện: Giả sử có n điện tích điểm q1, q2,,qn đổng thời tương tác với điện tích qo các lực điện thì lực điện tổng hợp do n điện tích điểm trên gây ra tuân theo nguyên lí chồng chất lực điện: *Học sinh nắm được phương pháp áp dụng nguyên lí chồng chất lực điện. *Định luật bảo toàn điện tích: *Học sinh tiếp thu và ghi nhận kiến thức; *Học sinh tái hiện lại kiến thức toán học ở lớp 9 để nhắc lại định lý Viet: Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm x1, x2 thì: *Học sinh tiếp thu và ghi nhận để áp dụng. Hoạt động 2: Vận dụng nguyên lí chồng chất lực điện để xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 1: Cho hai điện tích điểm q1 = 10-8C và điện tích q2 = -108C đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 10cm. Xác định lực tương tác tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tương tác với điện tích q3 = 2. 10-8C đặt tại điểm C trong hai trường hợp sau: 1. Điểm C thoã mãn điều kiện là tam giác ABC là tam giác đều. 2. Điểm C cách A là 6cm và cách B là 8cm. *Giáo viên phân tích và yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để giải quyết câu 1: + Xác định các lực tương tác tĩnh điện do điện tích q1 và q2 gây ra tại q3 ; C A B; *Giáo viên yêu cầu học sinh viết nguyên lí chồng chất lực điện và xác định vector lực điện tổng hợp lên hình vẽ. *Giáo viên cho học sinh phân tích và xác định phương, chiều và độ lớn của lực điện tổng hợp. *Giáo viên yêu cầu học sinh nhận dạng trường hợp 2; *Giáo viên nhấn mạnh: Trong trường hợp này thì hai lực thành phần vuông góc với nhau nên ta có thể sử dụng định lí Pythagor để xác định độ lớn lực điện tổng hợp. *Vậy trong trường hợp hai lực thành phần hợp với nhau một góc a bất kì thì làm thế nào để giải bài toán trên? *Giáo viên nhấn mạnh khi áp dụng định lí hàm số cosin trong vật lí. *Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp chiếu hệ thức vector ; *Học sinh chép đề bài tập vào vở. *Học sinh lập luận và xác định các vector lực tương tác tĩnh điện do q1, q2 gây ra tại điện tích q3; + Các vector lực tương tác tĩnh điện do điện tích q1 và q2 gây ra tại q3 có: - Điểm đặt: Tại C; - Phương, chiều: Như hình vẽ; - Độ lớn: *Học sinh viết nguyên lí chồng chất lực điện và biểu diễn vector lực điện tổng hợp lên hình vẽ: *Học sinh phân tích và xác định lực điện tổng hơp có: + Điểm đặt: Tại C; + Phương trùng phương với đường thẳng AB; Chiều từ A đến B; + Độ lớn: F = F1 = F2 = 1,8.10-4Newton *Học sinh nhận dạng bài toán; *Học sinh nắm được phương pháp giải trong trường hợp 2 là trường hợp hai lực thành phần vuông góc với nhau. *Học sinh ghi nhận phương pháp. Hoạt động 3: Vận dụng nguyên lí chồng chất lực điện để xác định trạng thái cân bằng tĩnh điện. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 2: Cho hai điện tích điểm q1 = 10-8C và điện tích q2 = -4. 108C đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 10cm. Xác định vị trí điểm C đặt điện tích q3 = 10-8C để điện tích q3 đứng yên. *Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các lực tương tác tĩnh điện do q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3; * Giáo viên yêu cầu học sinh xác định điều kiện cân bằng của điện tích điểm q3; * Giáo viên dẫn dắt học sinh tìm yêu cầu của bài toán từ điều kiện của bài. *Giáo viên tổng quát hoá phương pháp xác định điều kiện cân bằng của điện tích trong trường hợp vật mang điện tích có khối lượng đáng kể, trong trường hợp này ngoài các lực điện thì vật mang điện còn chịu tác dụng của trọng lực. *Học sinh chép đề bài tập vào vở; *Học sinh phân tích điện tích q3 chịu tác dụng của các lực tương tác tĩnh điện do q1 và q2 gây ra; * Điều kiện cân bằng của điện tích q3 là: Hoạt động 3: Vận dụng định luật bảo toàn điện tích. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên cho học sinh chép đề bài tập 3: Hai quả cầu giống hệt nhau, mang điện, đặt cách nhau một đoạn r = 20cm thì hút nhau một lực F1 = 4.10-3N. Sau đó cho chúng tiếp xúc với nhau và lại đưa ra vị trí cũ thì chúng lại đấy nhau một lực là F2 = 2,25.10-3N. Hãy xác định điện tích ban đầu của mỗi quả cầu. *Giáo viên phân tích: + Vì ban đầu hai quả cầu hút nhau nên dấu của hai điện tích như thế nào? + Viết công thức tính độ lớn của lực tương tác tĩnh điện Coulomb có dạng như thế nào? + Khi hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì hiện tượng gì xảy ra? + Điện tích hai quả cẩu sau khi tiếp xúc thì dấu của nó như thế nào và độ lớn của chúng liên hệ với điện tích hai quả cầu ban đầu như thế nào? Nó tuân theo quy luật nào? *Làm thế nào ta tính được điện tích ban đầu của hai quả cầu? *Giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng định lý đảo của định lý Viét để tìm độ lớn các điện tích; *Giáo viên lưu ý: Để giải được phương trình trên ta cần: + Biến đổi để luỹ thừa của tích q1.q2 là luỹ thừa n là số chẵn. + Luỹ thừa của tổng q1 + q2 bằng n/2. *Giáo viên hướng dẫn học sinh giải để học sinh khỏi lúng túng. *Giáo viên yêu cầu học sinh giải tiếp trường hợp (2). *Giáo viên nhấn mạnh: Để tìm được giá trị q1và q2 thì: (q1 + q2) ³ 4q1.q2. *Học sinh chép đề vào vở; *Học sinh lập luận: Gọi điện tích tương ứng của hai quả cầu là q1 , q2. Vì ban đầu hai quả cầu hút nhau nên q1q2 < 0; Theo định luật Coulomb: F = k *Khi cho hai điện tích tiếp xúc với nhau thì có sự trao đổi điện tích. Vì hai quả cầu hoàn toàn giống nhau nên sau khi hai điện tích tiếp xúc thì điện tích hai quả cầu bằng nhau và bằng q'. Theo định luật bảo toàn điện tích: 2q' = q1 + q2 Hay q' = Khi đó lực tương tác giữa hai quả cầu sau khi tiếp xúc được xác định: F' = k q1 + q2 = = ± 2.10-7 (C) (2) Từ (1) và (2) và theo định lý Viét ta có được q1 và q2 là nghiệm của phương trình: X2 ± 2.10-7X = 0; *Xét trường hợp (1): X2 - 2.10-7X = 0; Giải phương trình này ta tìm được hai cặp nghiệm: *Xét trường hợp (2): X2 + 2.10-7X = 0; *Học sinh ghi nhận phương pháp và về nhà giải để tìm kết quả. Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên cho học sinh chép một số bài tập về nhà; Bài 1: Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m=1g bằng những dây có độ dài l = 50cm .khi hai quả cẩu tích điện bằng nhau, cùng dấu, chúng đẩy nhau và cách nhau r = 6cm tính điện tích mỗi quả cầu. Nhúng cả hệ thống vào rượu có = 27.Tính khoảng cách r2 giữa hai quả cầu khi cân bằng .Bỏ qua lực đẩy ảchimede. lấy g = 10 Bài 2: Cho ba điện tích cùng độ lớn q đặt ở ba đỉnh của một tam giác đểu cạnh a trong không khí . Xác định lực tác dụng của hai điện tích lên điện tích thứ ba.Biết điện tích trái dấu với hai điện tích kia . D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .. .. .. ...... E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG .......... Tiết ppct A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Giáo dục thái độ: B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên 2. Học sinh C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY .. .. .. ...... E. PHẦN GIÁO ÁN BỔ SUNG ..........Cập nhật thông tin chi tiết về Áp Dụng Định Luật Coulomb trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!