Bạn đang xem bài viết 45 Định Luật Cuộc Sống Càng Đọc Càng Thấm được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Định Luật Trái Táo
Nếu có một số táo, có quả tốt có quả hỏng, thì bạn nên ăn quả tốt trước, vứt quả hỏng đi. Nếu bạn ăn quả hỏng trước, thì quả tốt cũng sẽ hỏng, bạn sẽ chẳng bao giờ ăn được quả còn tốt, cuộc sống cũng như vậy.
2. Định Luật Nói Chuyện
Có hai cách nói chuyện đáng ghét nhất, một là không bao giờ dừng lại để nghĩ, hai là không bao giờ nghĩ đến việc dừng lại.
3. Định Luật Chiếc Bánh
Vào lúc trên trời rơi xuống một chiếc bánh, cẩn thận trên mặt đất cũng đang có một cái bẫy chờ đợi bạn.
4. Định Luật Sai Lầm
Ai cũng đều có lúc sai sót, nhưng chỉ khi nào lặp lại sai sót cũ thì đó mới là sai lầm.
5. Định Luật Của Sự Ngu Dốt
Sự ngu dốt phần lớn đều được sinh ra khi tay chân hoặc mồm miệng hành động nhanh hơn cả não bộ.
6. Định Luật Im Lặng
Trong khi tranh luận, quan điểm khó đánh đổ nhất chính là im lặng. Quan điểm khó chấp nhận nhất cũng là im lặng.
7. Định Luật Tiết Kiệm Thời Gian
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian ngay từ khi mới bắt đầu, thì kết quả sẽ là bạn mất nhiều thời gian hơn gấp vài lần.
8. Định Luật Hạnh Phúc
Nếu bạn không cần phải luôn nghĩ xem liệu bản thân có hạnh phúc hay không, thì tức là bạn đang hạnh phúc.
9. Định Luật Giá Trị
Khi bạn đã sở hữu một món đồ gì đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng thứ đó không hề có giá trị như bạn từng nghĩ.
10. Định Luật Động Lực
Động lực thường bắt nguồn từ hai nguyên nhân: hi vọng hoặc tuyệt vọng.
11. Định Luật Của Lời Hứa
Hứa rồi chưa chắc có thể đảm bảo sẽ nhất định làm được, nhưng nếu bạn không hứa, thì dù bạn làm được cũng chẳng có giá trị gì.
12. Định Luật Địa Vị
Có người đứng dưới chân núi, có người lại đứng trên đỉnh núi, tuy vị trí khác nhau, nhưng trong mắt cả hai, người kia đều nhỏ bé như nhau.
13. Định Luật Vui Vẻ
Gặp chuyện gì chỉ cần bạn nghĩ đến mặt tốt của nó thì bạn sẽ vui vẻ, cũng như khi bạn bị ngã xuống rãnh nước, bạn có thể tưởng tượng rằng sẽ có con cá chui vào túi áo bạn.
14. Định Luật Sỉ Nhục
Khi bị sỉ nhục, biện pháp là bỏ qua, nếu không thể bỏ qua, hãy coi thường nó, nếu đến việc coi thường nó mà bạn cũng không thể làm được thì bạn chỉ còn cách là chịu bị sỉ nhục mà thôi.
15. Định Luật Hỗn Loạn
Khi bạn gặp phiền phức, mà vẫn còn muốn thận trọng từng bước, thì phiền phức sẽ trở thành hỗn loạn.
16. Định Luật Thất Bại
Thất bại không có nghĩa là lãng phí thời gian và cuộc đời, mà thường có nghĩa là bạn có thể sở hữu thời gian và cuộc đời một cách tốt hơn nhưng bạn đã không làm.
17. Định Luật Trang điểm
Thời gian dành để trang điểm càng lâu thì tức là khiếm khuyết mà bạn muốn che đi càng nhiều.
18. Định Luật Hiểu Nhầm
Bị một người hiểu nhầm, phiền phức không lớn lắm, bị nhiều người hiểu nhầm, có lẽ sẽ rất phiền phức. Chính mình không hiểu mình, thì không còn cơ hội cho người khác hiểu mình.
19. Định Luật Kết Cục
Có một kết cục “rất đáng e sợ” sẽ đến, còn tốt hơn là không có bất cứ kết thúc nào.
20. Định Luật Thăng Tiến
Người làm quan, mỗi khi thăng một cấp, không cẩn thận thì tình người lại giảm đi một bậc.
21. Định Luật Tăng Giá Trị
Hàng xuất khẩu tiêu thụ trong nước thì sẽ tăng giá, dư luận cũng giống như vậy.
22. Định Luật Trò Chơi
Dù bạn chơi bowling dở tới mức nào, mỗi lần chơi đều có thể có một hai lần đánh trúng tất, làm bạn vừa lòng, vui vẻ tới mức lần sau lại chơi tiếp.
23. Định Luật Dự Phòng
Học cách sử dụng tay trái làm một vài việc, vì tay phải không phải lúc nào cũng hữu dụng.
24. Định Luật Du Lịch
Không có cảnh nào đẹp hơn cảnh trong kí ức, nên tốt nhất không nên đến nơi nào đó 2 lần.
25. Định Luật Nguy Nan
Thường thì vấn đề càng phức tạp, thời hạn càng ngắn.
26. Định Luật Tài Chính
Các tấm séc luôn đến muộn, còn các hóa đơn luôn đến sớm.
27. Định luật Cuộc Đời
Những thứ bạn sống chết đòi có được nó, có thể đều không phải những thứ cần thiết nhất.
28. Định Luật Hội Nghị
Tất cả mọi quyết sách quan trọng đều được đưa ra trong 5 phút cuối cùng trước khi hội nghị kết thúc hoặc trước bữa trưa.
29. Định Luật Tiền Bạc
Tiền không phải tất cả, nhưng tất cả đều cần tiền.
30. Định Luật Hợp Tác
Việc gì mà một người phải bỏ ra một tiếng để làm, thì nhiều khi hai người sẽ phải bỏ ra hai tiếng.
31. Định Luật Kết Hợp
Cho dù bạn là ai, làm gì, thì người giúp bạn hi vọng và người chống đối lại bạn đều luôn luôn có mặt sát bên bạn.
32. Định Luật Đường Tắt
Mọi người đều đang đi đường tắt, thực ra đó là con đường khó nhất.
33. Định Luật Bản Lĩnh
Đừng bao giờ để tính tình của bạn lớn hơn bản lĩnh hiện tại của bạn.
34. Định Luật Trưởng Thành
Trưởng thành chính là quá trình điều chỉnh tiếng khóc của bạn về chế độ im lặng.
35. Định Luật Sai Lầm
Người khác đều không đúng, thì đó chính là cái sai của bản thân.
36. Định Luật Hiệu Quả
Rơi nước mắt trên vết thương và xát muối vào vết thương, hiệu quả là như nhau.
37. Định Luật Đố Kỵ
Điều mà con người đố kỵ không phải là chuyện lên như diều gặp gió của người xa lạ, mà là chuyện lên như diều gặp gió của người bên cạnh mình.
38. Định Luật Vuông Tròn
Con người không thể quá vuông, cũng không thể quá tròn, một cái sẽ khiến người ta bị thương, một cái sẽ khiến người ta xa cách bạn, bởi vậy mà con người phải là hình bầu dục.
39. Định Luật Nước Miếng
Khi bạn nổi tiếng đến độ khiến người ta chảy nước miếng, thì đồng thời, “nước miếng” dành cho bạn cũng tăng lên vòn vọt.
40. Định Luật Lợi Dụng
Không sợ bị người ta lợi dụng, chỉ sợ mình vô dụng.
41. Định Luật Gió Mưa
Tình yêu, có thể chịu đựng nổi gió mưa, song không chịu đựng được sự bình lặng. Tình bạn, có thể chịu được sự bình lặng, song không chịu đựng nổi gió mưa.
42. Định Luật Hành Tỏi
Quá coi bản thân là cọng hành, sẽ luôn giỏi trong việc: Giả tỏi.
43. Định Luật Đánh Giá
Không cần thiết phải tò mò xem người ta đánh giá bạn thế nào, hãy nghĩ xem bạn đánh giá thế nào về người ta.
44. Định Luật Buồn Chán
Người vui vẻ trước nỗi buồn của bạn, là kẻ địch. Người vui vẻ trước niềm vui của bạn, là bạn bè. Người buồn bã trước nỗi buồn của bạn, là người bạn nên đặt trong lòng.
45. Định Luật Thành Tựu
Nếu bạn không có thành tựu, bạn sẽ vì sự bình thường của mình mà không có bạn bè. Nếu bạn có thành tựu, bạn sẽ bởi sự xuất sắc của mình mà mất đi bạn bè.
Sưu tầm
Càng Lớn, Chúng Ta Càng Lười Yêu Đương
Không phải chán ghét yêu đương mà là lười nghĩ đến. Tôi lười phải bắt đầu một mối quan hệ với người khác, bắt đầu nói những câu từ tán tỉnh nhau, hỏi thăm nhau và rồi tiến đến hẹn hò, làm người yêu. Cả một quá trình như thế, tôi đã không còn đủ sức và cũng chẳng hứng thú nữa.
Có thể thỉnh thoảng, tôi sẽ tưởng tượng đến việc mình có người yêu, thì nó sẽ như thế nào, sẽ ra sao. Nhưng tưởng tượng cũng chỉ là tưởng tượng, tôi chẳng mong nó sẽ xảy ra.
Sự thờ ơ này, là bởi vì độ tuổi của tôi không còn cho phép bản thân mình rong chơi nữa. Không còn có thể lựa chọn một người bằng tuổi để yêu, không thể chờ họ trong tương lai lại càng không thể dạy một ai đó cách trưởng thành. Bởi tôi còn rất nhiều thứ phải lo toan ở ngoài kia.
Thứ tôi mong cầu là một công việc ổn định, khiến bản thân trở nên ưu tú hơn, cuộc sống thoải mái, tự nhiên cũng sẽ hạnh phúc mà không cần phải có tình yêu.
Có phải không?
Chỉ cần bản thân ưu tú, tự nhiên cũng sẽ gặp được một người ưu tú như vậy, đến lúc ấy, tôi không biết bản thân mình liệu có chấp nhận không? Thế nhưng hiện tại, tôi không muốn yêu đương nữa.
Không muốn ra sức bắt đầu dĩ nhiên cũng chẳng cần nghĩ cách kết thúc. Càng lớn, chúng ta càng khó để yêu một người. Không phải là họ không đủ tốt, hay bản thân yêu cầu quá cao, mà là vì lười phải bắt đầu một mối quan hệ, lười cả quan tâm và quan trọng nhất là không muốn bản thân lại chịu tổn thương hay làm tổn thương họ.
Thứ chúng ta cần nhất hiện tại là cuộc sống như mong muốn, là hạnh phúc luôn kiếm tìm. Bởi trưởng thành rồi, để tin tưởng một ai đó cũng sẽ không còn dễ dàng như ngày còn bé!
Xe Suv Và Cuv Ngày Càng Khó Phân Biệt
Khái niệm xe SUV và Crossover đang được sử dụng pha trộn khiến nhiều người dùng khó có thể phân biệt được 2 dòng xe này qua hình dáng và tên gọi.
Kết cấu của SUV và CUV. Ảnh: autoexpertus
Khi các loại xe gầm cao ngày càng được nhiều người ưa chuộng, các khái niệm SUV hay Crossover (CUV) cũng trở nên gần gũi hơn. Dù vậy, hai khái niệm này dường như đang sử dụng lẫn nhau và không nhiều người dùng phân biệt được 2 dòng xe này.
SUV và Crossover là các khái niệm chỉ loại xe gầm cao. Đặc trưng của dòng xe này là khoảng sáng gầm lớn, có khả năng vượt địa hình và thường từ 5 – 7 chỗ ngồi. Hai dòng xe khác nhau ở cấu trúc thân, khung xe và khó có thể phân biệt qua hình dáng hay tên gọi.
SUV (Sport Utility Vehicle) là dòng xe thể thao đa dụng được thiết kế với cấu trúc thân trên khung (body on frame) tương tự như các xe tải hạng nhẹ. Loại khung gồm thân vỏ xe rời đặt trên hệ thống sắt-xi (được xem là xương sống của một chiếc xe). Vì kết cấu này, các mẫu xe SUV truyền thống thường có kích cỡ to lớn, gầm cao, khả năng vượt địa hình tốt nhưng lại khá cồng kềnh và tiêu tốn nhiều nhiên liệu.
Xe CUV (Crossover Untility Vehicle) ra đời để khắc phục những nhược điểm của SUV. Các xe CUV sử dụng kết cấu thân liền khung (unibody) như các dòng xe sedan. Có thể coi đây là loại xe lai giữa sedan và SUV.
Kết cấu đó cũng giúp cho xe CUV có không gian rộng rãi, trọng lượng xe nhẹ hơn, gầm xe cũng thấp hơn so với các dòng xe SUV nhưng vẫn giữ được khả năng vượt địa hình. Thêm đó, xe SUV thường được lắp động cơ nhỏ hơn, nên cũng tiết kiệm nhiên liệu hơn so với xe SUV.
Ngày càng khó phân biệt SUV và CUV
Xe Crossover và SUV có thể phân biệt được qua kiểu dáng. Các mẫu xe thuần SUV thường có kích cỡ to lớn, gầm cao và thiết kế hầm hố. Tại Việt Nam một số dòng xe SUV quen thuộc như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport hay Ford Everest. Trong khi đó, các mẫu xe CUV lại có thiết kế nhỏ gọn linh hoạt và thiết kế trung tính hơn, chẳng hạn như Mitsubishi Outlander, Honda CR-V hay Hyundai Tucson…Các dòng xe CUV cũng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.
Nhưng không ít người dùng thắc mắc tại sao khái niệm xe SUV và CUV có vẻ như được sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, các mẫu xe Crossover đều có thể được gọi chung là SUV. Tuy nhiên, người ta lại không gọi xe SUV là Crossover.
Các mẫu xe SUV có gầm cao và kích cỡ to lớn. Ảnh: Toyota
Việc phân định giữa hai dòng xe này ngày càng trở nên khó hơn khi các mẫu xe có kiểu dáng lai được tạo ra ngày càng nhiều. Đó là chưa kể chính các hãng xe đều gọi chung các sản phẩm gầm cao của mình là xe SUV dù chúng được tạo ra trên nền tảng của một chiếc Crossover.
Chẳng hạn hiện nay, các mẫu xe Honda CR-V hay Mitsubishi Outlander hay Ford EcoSport đều gọi chung là SUV. Lý do là bởi khái niệm SUV quen thuộc và hướng người dùng đến tính năng đặc trưng là khả năng chinh phục địa hình của dòng xe này.
Ngân Sách Cá Nhân Là Gì? Vì Sao Bạn Cần Lập Ngân Sách Càng Sớm Càng Tốt?
Ngân sách cá nhân là một kế hoạch tài chính phục vụ cá nhân bao gồm các khoản thu và chi. Hiểu một cách đơn giản, đây là một kế hoạch bao gồm cả chi tiêu và tiết kiệm. Dựa vào ngân sách đề ra bạn sẽ kiểm soát được dòng tài chính của mình một cách hiệu quả hơn. Mục đích của ngân sách là để dự báo và ước lượng được khoản thu và chi của bản thân. Ví dụ, khi bạn lên ngân sách cho chuyến du lịch, bạn cần phải lên kế hoạch xem mình cần chi tiền vào những khoản nào để chuẩn bị trước và đảm bảo việc không chi tiêu quá đà.
Vì sao bạn cần lập ngân sách càng sớm càng tốt?
Hàng ngày bạn sẽ phải đối diện với việc chi tiêu tài chính. Ít thì có các chi phí: ăn, ở sinh hoạt… Nhiều thì có tiết kiệm, đầu tư, trả nợ… Nếu không có ngân sách, bạn sẽ dễ dàng lâm vào tình cảnh thiếu trước hụt sau, thậm chí là nợ nần. Đây chính là lý do vì sao bạn cần lập ngân sách cho mình.
Khi lên ngân sách cá nhân sớm, bạn sẽ dễ dàng chi tiêu một cách có kế hoạch và hiệu quả. Bạn sẽ có thể yên tâm rằng mình luôn có đủ tiền để trang trải chi phí và sinh hoạt đồng thời thực hiện những mong muốn tài chính mà bạn đã chọn lựa trước đó. Ngoài ra, n ếu bạn có ngân sách và kế hoạch tài chính rõ ràng, những khoản nợ nần cũng có thể được bạn giải quyết một cách nhanh chóng.
Ngân sách của mỗi cá nhân là khác nhau vì mỗi người sẽ có khoản thu nhập cũng như mức chi phí sinh hoạt khác nhau. Việc lập ngân sách sẽ được đánh giá là hiệu quả khi có thể đảm bảo cho cá nhân những nhu cầu sinh hoạt thường ngày và những khoản đầu tư định sẵn.
Bạn có thể tham khảo những mẹo hay để có thể lập ngân sách cá nhân cho hiệu quả:
Sau khi lên ngân sách, để đảm bảo cho việc tích lũy đủ ngân sách mong muốn, bạn cần có một chiến lược tiết kiệm cụ thể.
Luôn theo dõi chi tiêu thực tế của bạn rồi so sánh với ngân sách trước đó để bạn đưa ra được con số chi tiêu dự trù gần sát với thực tế nhất.
Luôn so sánh chi phí hàng tháng với thu nhập hàng tháng của bạn.
Nếu chi phí hàng tháng vượt quá ngân sách cho phép, bạn nên xem xét việc cắt giảm chi phí cho tháng sau.
Luôn tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập từ đó gia tăng ngân sách của bạn để đảm bảo tự do tài chính về sau.
Các công cụ hỗ trợ bạn lên ngân sách hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng tài chính ra đời hỗ trợ bạn việc lên ngân sách và theo dõi một cách sát sao nhất. Được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như Mint, Level Money, GoodBudget,… Trong số đó, thân thiện người Việt và dễ tương tác nhất là có ứng dụng ngân hàng số Timo.
Cập nhật thông tin chi tiết về 45 Định Luật Cuộc Sống Càng Đọc Càng Thấm trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!