Bạn đang xem bài viết 20 Định Nghĩa Về Quy Hoạch, Xây Dựng Nên Biết được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Quy hoạch xây dựng là gì?
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
2. Đô thị là gì?
Đô thị: là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị.
3. Khu đô thị là gì?
Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
4. Đơn vị ở là gì?
Đơn vị ở: là khu chức năng bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong đơn vị ở…; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở… Các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở (cấp I) và vườn hoa sân chơi trong đơn vị ở có bán kính phục vụ ≤500m. Quy mô dân số tối đa của đơn vị ở là 20.000 người, quy mô dân số tối thiểu của đơn vị ở là 4.000 người (đối với các đô thị miền núi là 2.800 người). Đường giao thông chính đô thị không được chia cắt đơn vị ở. Tùy theo quy mô và nhu cầu quản lý để bố trí trung tâm hành chính cấp phường. Đất trung tâm hành chính cấp phường được tính vào đất đơn vị ở. Tùy theo giải pháp quy hoạch, trong các đơn vị ở có thể bố trí đan xen một số công trình ngoài các khu chức năng thành phần của đơn vị ở nêu trên, nhưng đất xây dựng các công trình này không thuộc đất đơn vị ở.
5. Nhóm nhà ở là gì?
Nhóm nhà ở: được giới hạn bởi các đường cấp phân khu vực trở lên (xem bảng 4.4).
Nhóm nhà ở chung cư bao gồm: diện tích chiếm đất của bản thân các khối nhà chung cư, diện tích sân đường và sân chơi nội bộ nhóm nhà ở, bãi đỗ xe nội bộ và sân vườn trong nhóm nhà ở.
Nhóm nhà ở liên kế, nhà ở riêng lẻ bao gồm: diện tích các lô đất xây dựng nhà ở của các hộ gia đình (đất ở), diện tích đường nhóm nhà ở (đường giao thông chung dẫn đến các lô đất của các hộ gia đình), diện tích vườn hoa, sân chơi nội bộ nhóm nhà ở.
Trong các sân chơi nội bộ được phép bố trí các công trình sinh hoạt văn hóa cộng đồng với quy mô phù hợp với nhu cầu của cộng đồng trong phạm vi phục vụ.
6. Đất ở là gì?
Đất ở: là diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở chung cư (trong lô đất dành cho xây dựng nhà chung cư) hoặc là diện tích trong khuôn viên các lô đất ở dạng liên kế và nhà ở riêng lẻ (bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ và sân vườn, đường dẫn riêng vào nhà ở liên kế hoặc nhà ở riêng lẻ đó, không bao gồm đường giao thông chung).
7. Đất xây dựng đô thị là gì?
Đất xây dựng đô thị: là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị). Đất dự phòng phát triển, đất nông lâm nghiệp trong đô thị và các loại đất không phục vụ cho hoạt động của các chức năng đô thị không phải là đất xây dựng đô thị.
8. Đất đô thị là gì?
Đất đô thị:
Đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn.
Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị.
9. Khu ở là gì?
Khu ở: là một khu vực xây dựng đô thị có chức năng chính là phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt hàng ngày của người dân đô thị, không phân biệt quy mô.
10. Cấu trúc chiến lược phát triển đô thị là gì?
Cấu trúc chiến lược phát triển đô thị: là cấu trúc tổ chức không gian đô thị nhằm thực hiện chiến lược phát triển đô thị. Cấu trúc không gian là dạng vật thể hóa của các mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong đô thị.
11. Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những gì?
Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:
Hệ thống giao thông;
Hệ thống cung cấp năng lượng;
Hệ thống chiếu sáng công cộng;
Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;
Hệ thống nghĩa trang;
Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
12. Hạ tầng xã hội đô thị bao gồm những gì?
Hạ tầng xã hội đô thị gồm:
Các công trình nhà ở;
Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;
Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;
Các công trình cơ quan hành chính đô thị;
Các công trình hạ tầng xã hội khác.
13. Công trình hỗn hợp là gì?
Công trình (hoặc đất sử dụng) hỗn hợp: là công trình (hoặc quỹ đất) sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (ví dụ: ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, và/hoặc kết hợp sản xuất…).
14. Mật độ xây dựng là gì?
Mật độ xây dựng:
Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ sân ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất), bể cảnh
…
).
Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) của một khu vực đô thị là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).
15. Chỉ giới đường đỏ là gì?
Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
16. Chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
17.Chỉ giới xây dựng ngầm là gì?
Chỉ giới xây dựng ngầm: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm).
18. Khoảng lùi là gì?
Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
19. Cốt xây dựng khống chế là gì?
Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.
20. Khoảng cách an toàn về môi trường là gì?
Khoảng cách an toàn về môi trường (ATVMT): là khoảng cách an tòan để bảo vệ nguồn nước, từ nguồn phát thải (trạm bơm, nhà máy xử lý nước thải, hồ sinh học, khu liên hợp xử lý chất thải rắn, bãi chôn lấp chất thải rắn, nghĩa trang, lò hỏa táng, công trình sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp…) đến các công trình hạ tầng xã hội.
21. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện là gì?
Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện: là khoảng không gian lưu không về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo công trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện.
Bài viết được tham khảo tại
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG” Số: 04/2008/QĐ-BXD
Khái Niệm Về Quy Hoạch Xây Dựng Đô Thị
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Khái niệm Quy hoạch xây dựng đô thị (theo nghị định 08/2005/NĐ-CP)
Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch xây dựng đô thị gồm:
1. Quy hoạch vùng:Đối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch xây dựng vùng
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định.
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm và dài hơn.
Đồ án Quy hoạch vùng thường được làm trên tỷ lệ 1/25.000 – 1/250.000.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm :
a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn 05 năm, 10 năm và dài hơn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng;
c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng, dự báo tác động môi trường.
2. Quy hoạch chung đô thịĐối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm.
Đồ án Quy hoạch chung đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/5.000 – 1/25.000.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:
a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị đến 20 năm;
b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
3. Quy hoạch chi tiếtĐối tượng và thời gian lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hóa, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
Đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/2000 – 1/500.
Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
a) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch chi tiết;
c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
Theo Kiến Trúc Nội Thất
Khái Niệm Quy Hoạch Xây Dựng Là Gì ?
Quy hoạch xây dựng là gì ? có đặc điểm và yêu cầu gì ?
Trong xây dựng , có rất nhiều các vấn đề ,mỗi một giai đoạn lại có một vấn đề riêng xuất hiện . Bạn có thấy ngày nay , khi con người càng ngày càng nhiều , đất đai bị thu hẹp thì để xây dựng được các vùng kinh tế , hay các trung tâm thương mại.. Những người quản lý xây dựng (?) đều phải quy hoạch lại một vùng , để xây dựng . Vậy quy hoạch xây dựng là gì ? chúng có đặc điểm như thế nào ?
Khái niệm quy hoặc xây dựng ?Quy hoặc xây dựng và việc tổ chức về một địa điểm các không gian đô thị , dân cư , các loại công trình kỹ thuật .. tạo một môi trường sống thật sự thoải mái cho người dân tại các địa phương , các vùng lãnh thổ , Đảm bảo được lợi ích cho cư dân , lợi ích cho quốc gia , Phát triển theo xu hướng hội nhập công nghiệp hóa , hiện đại hóa trên các phương diện kinh tế xã hội , an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường .
Để quy hoạch được xây dựng , người ta phải đảm bảo các yếu tố sau :
Nơi quy hoạch phải phù hợp với tổng thể phát triển kinh tế xã hội ,đảm bảo được quốc phòng an ninh và phát triển được kinh tế .
Tổ chức , sắp xếp một cách có hiệu quả không gian lãnh thổ trên điều kiện khai thác và phát triển hợp lý các nguồn tài nguyên của quốc gia , phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội .
Thiết lập được môi trường sống lành mạnh , hiện đại , tiện nghi theo xu hướng phát triển ,Xây dựng bền vững nhu cầu vật chất và tinh thần , bảo vệ các giá trị di sản .
Xác định được cơ sở cho công tác quản lý đầu tư , thu hút được các đầu tư trong và ngoài nước xây dựng .
Như trên là một số đặc điểm của việc quy hoặc trong xây dựng . Muốn làm tốt thì phải am hiểu các luật được đề ra . Nhất là đối với các chủ thầu xây dựng ( ?) Người trực tiếp xây dựng công trình trên các vùng quy hoạch , phải luôn đảm bảo được sự phù hợp , sự tiện nghi và ngoài ra luôn đảm bảo an toàn lao động cho những người tham gia trực tiếp xây dựng . Bằng cách trang bị các đầy đủ phù hợp như : giầy bảo hộ , mũ bảo hộ , găng tay bảo hộ , kính bảo hộ , khẩu trang bảo hộ hay .
Bạn đã hiểu quy hoạch xây dựng là gì chưa ?
Hợp Đồng Xây Dựng Là Gì? Quy Định Về Hợp Đồng Xây Dựng?
Những điều cần biết về hợp đồng xây dựng. Khái niệm hợp đồng xây dựng? Đặc điểm hợp đồng xây dựng? Quy định về hợp đồng xây dựng. Lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng xây dựng có nhiều loại. Dựa theo tính chất dự án, hình thức giá hợp đồng, mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng thì sẽ có các loại hợp đồng xây dựng khác nhau: Hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng thầu chính,…
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Luật xây dựng năm 2014.
Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Hợp đồng xây dựng mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng xây dựng vẫn có một số nét đặc thù sau:
+ Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu (Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 37/2023/NĐ-CP).
– Về hình thức: Hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật
– Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hợp đồng thi công xây dựng công trình; Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng; Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay và các loại Hợp đồng dân sự khác.
– Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợp đồng theo thời gian; Hợp đồng theo chi phí cộng phí; Hợp đồng theo giá kết hợp; Hợp đồng xây dựng khác; Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 140 Luật Xây dựng năm 2014 hoặc kết hợp các loại hợp đồng này
3. Nguyên tắc ký kết, thực hiện hợp đồng xây dựng– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
– Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
– Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
– Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
– Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
– Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thoả thuận khác;
– Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
– Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thoả thuận.
Điều 6. Hiệu lực và tính pháp lý của hợp đồng xây dựng ( Nghi định 37/2023/NĐ-CP)
a) Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
3. Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng:
Điều 141: Nội dung hợp đồng xây dựng:
1. Hợp đồng xây dựng gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.
2. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Blog Kiến Trúc: Khái Niệm Về Quy Hoạch Xây Dựng Đô Thị
* Quy hoạch chi tiết 1/2000 & 1/500
Khái niệm Quy hoạch xây dựng đô thị (theo nghị định 08/2005/NĐ-CP)
Quy hoạch xây dựng đô thị là việc tổ chức không gian kiến trúc và bố trí công trình trên một khu vực lãnh thổ trong từng thời kỳ, làm cơ sở pháp lý cho việc chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.
Quy hoạch xây dựng đô thị gồm:
1. Quy hoạch vùng:Đối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch xây dựng vùng
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định.
Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm và dài hơn.
Đồ án Quy hoạch vùng thường được làm trên tỷ lệ 1/25.000 – 1/250.000.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng bao gồm :
a) Dự báo quy mô dân số đô thị, nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng và chiến lược phân bố dân cư của quốc gia cho giai đoạn 05 năm, 10 năm và dài hơn;
b) Tổ chức không gian các cơ sở công nghiệp chủ yếu, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng theo từng giai đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng;
c) Tổ chức không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên của từng khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý của toàn vùng, dự báo tác động môi trường.
2. Quy hoạch chung đô thịĐối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch chung xây dựng đô thị
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công nghệ cao và khu kinh tế có chức năng đặc biệt.
Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm.
Đồ án Quy hoạch chung đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/5.000 – 1/25.000.
Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị bao gồm:
a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô thị, định hướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển của đô thị đến 20 năm;
b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đô thị.
3. Quy hoạch chi tiếtĐối tượng và thời gian lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu chức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu bảo tồn, di sản văn hóa, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh trang các khu hiện trạng của đô thị.
Đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/2000 – 1/500.
Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
a) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch chi tiết;
c) Xác định các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yêu cầu về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế.
Quản Lý Xây Dựng Theo Quy Hoạch Đô Thị
Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật..
Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
Quy định của pháp luật về Quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
Theo quy định tại điều 3 luật Quy hoạch đô thị 2009:
Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
1/ Nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị
Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Công trình xây dựng hiện có phù hợp với quy hoạch đô thị nhưng chưa phù hợp về kiến trúc thì được tồn tại theo hiện trạng; trường hợp cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình thì phải bảo đảm yêu cầu về kiến trúc theo quy định của pháp luật.
Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị. Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2/ Quản lý phát triển đô thị mới
Quản lý phát triển đô thị mới
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới liên tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Ban Quản lý phát triển đối với đô thị mới thuộc tỉnh.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ Ban Quản lý phát triển đô thị mới.
Trách nhiệm Ban Quản lý phát triển đô thị mới
Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Lập kế hoạch phát triển tổng thể đô thị mới về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình thương mại, công nghiệp và dịch vụ đô thị.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án đảm bảo đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển theo từng giai đoạn của đô thị mới.
3/ Quản lý cải tạo đô thị
Nguyên tắc cải tạo đô thị
Trường hợp xây dựng lại toàn bộ một khu vực trong đô thị phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong khu vực và với khu vực xung quanh.
Trường hợp cải tạo, nâng cấp một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân trong khu vực phải đảm bảo kết nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hòa không gian, kiến trúc trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh.
Trường hợp nâng cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị.
Trường hợp chỉnh trang kiến trúc công trình phải đảm bảo nâng cao chất lượng không gian, cảnh quan của khu vực và đô thị.
Trách nhiệm quản lý cải tạo đô thị
Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn có trách nhiệm:
Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở, công cộng để xác định khu vực cần cải tạo trong đô thị.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Cập nhật thông tin chi tiết về 20 Định Nghĩa Về Quy Hoạch, Xây Dựng Nên Biết trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!