Bạn đang xem bài viết 10 Bước Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Mỹ Phẩm Thành Công được cập nhật mới nhất trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kinh doanh mỹ phẩm hiện tại đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy sôi động và cạnh tranh. Với lực lượng dân số trẻ đông đảo tại Việt Nam, đây thực sự là một mảnh đất tiềm năng, với nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc làm đẹp ngày càng tăng cao.
Nhận thức được cơ hội to lớn này, nhiều bạn trẻ đã có những bước chuẩn bị kĩ càng để sẵn sàng tham gia buôn bán mỹ phẩm hay mở một cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ. Họ không chỉ trang bị đầy đủ về tài chính, mà còn đầu tư không ngừng vào việc tham gia các khóa học về chuyên môn lĩnh vực mỹ phẩm và các kiến thức điều hành mô hình kinh doanh của bản thân.
Còn các bạn thì sao? Bạn có đủ tự tin để mở một cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ cho riêng mình? Hay vẫn còn đang băn khoăn lo lắng, không biết kinh doanh mỹ phẩm cần những gì và nên bắt đầu từ đâu?
Đừng lo vì ngay sau đây chúng tôi ngay lập tức sẽ chia sẻ 10 bước kế hoạch mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ thành công.
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đơn giản với 10 bước.
1. Bạn sẽ bán mặt hàng, sản phẩm mỹ phẩm nào?
Muốn kinh doanh thì phải có hàng để bán phải không nào? Đây là giai đoạn chúng tôi nghĩ rằng bạn cần phải cân nhắc ngay từ lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm. Buôn bán mỹ phẩm nào tốt? Nên kinh doanh mỹ phẩm gì có lời? Đó có thể là đồ make-up, son dưỡng, kem chống nắng, kem dưỡng da, sữa rửa mặt…
Trước khi quyết định bán loại mặt hàng, thương hiệu mỹ phẩm nào, hãy thực hiện khảo sát tìm hiểu xu hướng làm đẹp chung, thị trường kinh doanh, các cửa hàng bán mỹ phẩm xung quanh khu vực bạn sẽ mở cửa hàng để có được bức tranh tổng quát. Từ đó bạn mới hình dung mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì, danh sách những sản phẩm nào sẽ là chủ đạo khai thác thị trường.
Đồng thời, theo kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, có thể bạn chưa biết một số thương hiệu mỹ phẩm không cho phép bất cứ đơn vị nào kinh doanh sản phẩm mang tên thương hiệu của họ, trừ khi đó là đại lý ủy quyền hoặc cửa hàng thuộc sự quản lý của họ. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kĩ thông tin để tránh xảy ra những xung đột về luật pháp
2. Lập bảng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm chi tiết
Để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm thành công đòi hỏi một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết và phù hợp.
Có thể bạn sẽ cho rằng “Tôi không cần phải làm một bản kế hoạch dài dòng, chi tiết như vậy vì tôi đang kinh doanh cho bản thân. Mọi thứ đã được tính toán sẵn ở trong đầu”.
Tuy nhiên, bạn đừng lầm tưởng. Khi bước vào hoạt động bán mỹ phẩm thật sự, sẽ có rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải sẵn sàng đương đầu giải quyết. Nếu không có một bản kế hoạch rõ ràng như vậy, nguy cơ bạn đi “sai hướng” so với kế hoạch, mục tiêu ban đầu là cực kì cao.
Thêm vào đó, đây được coi là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ những gì mình sẽ làm, cơ hội thành công cao hay thấp và cũng dễ dàng để nhận được sự đầu tư tài chính từ người thân hoặc bạn bè.
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đơn giản với 10 bước.
3. Xác định đối tượng khách hàng
Không chỉ riêng kinh doanh mỹ phẩm mà khi lập kế hoạch kinh doanh cho bất cứ ngành hàng nào, điều đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến đó là đối tượng khách hàng mình hướng đến là ai, thói quen mua sắm của họ như thế nào, từ đó quyết định dòng sản phẩm, địa điểm kinh doanh cũng như mức vốn đầu tư cho phù hợp.
Ví dụ, đối tượng khách hàng của bạn là doanh nhân hay nhân viên văn phòng thì bạn nên chọn các hãng mỹ phẩm cao cấp để kinh doanh. Còn nếu đối tượng kinh doanh là học sinh, sinh viên thì bạn nên bán các dòng mỹ phẩm giá rẻ, mỹ phẩm handmade phù hợp với túi tiền các bạn trẻ. Đây là một trong những gợi ý cho cách kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả.
4. Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Mở cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn? Mở shop mỹ phẩm cần chi phí bao nhiêu? Đồng vốn trong kinh doanh bao giờ cũng là một trong những vấn đề quan trọng quyết định việc bạn có thể khởi nghiệp thành công hay không bởi nó chi phối rất nhiều đến hình thức và quy mô kinh doanh của bạn.
Vốn nhập nguồn hàng mỹ phẩm
Vốn nhập hàng mỹ phẩm là khoản tiền đâu tiên bạn cần quan tâm khi bắt đầu lập kế hoạch chi tiết cho việc phân bổ ngân sách và chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh mỹ phẩm. Bởi lẽ đây chính là khoản vốn chiếm tỷ lệ kinh phí lớn nhất trong tổng vốn. Bạn cần phải cân nhắc tất cả số vốn mà mình có để lựa chọn điều chỉnh nhập hàng hợp lí.
Để hạn chế tối đa những rủi ro, bạn nên lựa chọn những sản phẩm được quan tâm nhiều trên thị trường tại thời điểm hiện tại. Dựa vào lượt tìm kiếm mà mức độ quan tâm của người tiêu dùng mà bạn lựa chọn đầu tư vốn mở cửa hàng mỹ phẩm cho mặt hàng nào.
Bằng cách dựa vào lượt tìm kiếm mà mức độ quan tâm của người tiêu dùng dòng vốn nhập hàng sẽ được phân định. Nếu bạn có số vốn khoảng 130 đến 150 triệu thì nên dành khoảng 70 triệu nhập hàng.
Còn nếu nguồn vốn nhiều, bạn sẽ có cơ hội đầu tư được nhiều dòng mỹ phẩm, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, hàng nhập khẩu,… phục vụ được đông đảo nhu cầu, sở thích của các khách hàng tiềm năng hơn. Từ đó, lợi nhuận thu về cũng sẽ lớn hơn.
Thông thường thì số vốn bạn cần có cho đợt nhập hàng đầu tiên khoảng 70- 100 triệu. Đây là mức giá trung bình để bạn nhập hàng, nếu bạn muốn lấy nhiều hơn thì quy mô lớn hơn và số tiền hàng cũng sẽ tăng lên.
Mở shop mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn?
Chi phí thuê địa điểm mở cửa hàng buôn bán mỹ phẩm
Vốn thuê nhân viên bán hàng mỹ phẩm
Nếu cửa hàng bạn mở tương đối lớn thì cần trích ra một khoản tiền để thuê nhân viên. Hãy tìm các bạn nữ trẻ có kinh nghiệm và có am hiểu về sản phẩm để có thể tư vấn tốt cho khách hàng đồng thời trông coi và vệ sinh quán. Hiện nay mức lương cứng thường rơi vào 3 – 5 triệu/tháng ngoài ra để khích lệ nhân viên bạn có thể cộng với % doanh thu. Tuy nhiên, nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ, thì việc tuyển nhân viên là lãng phí không cần thiết. Nhưng như thế đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra nhiều sức lực, tâm huyết hơn cho việc kinh doanh của mình, mặc dù vốn mở cửa hàng mỹ phẩm đã giảm đi một chút.
Vốn dự trù trong quá trình hoạt động
Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn cũng không thể bỏ qua khoản vốn dự trì kinh doanh. Bởi lẽ phần lớn khi mới hoạt động trong tháng đầu rất có thể bạn sẽ chịu lỗ do đó khoản vốn trích ra lúc này là thực sự cần thiết để kiên trì bền bỉ trong thời gian đầu là cực kì cần thiết. Sau khi hoàn tất các bước trên thì việc duy trì hoạt động là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn tại của cửa hàng. Phần lớn những cửa hàng mới bắt đầu kinh doanh, lượng khách hàng ít, bạn có thể chịu lỗ hoặc chỉ để trang trải các khoản chi phí. Chính vì thế sự kiên trì bền bỉ trong thời gian đầu là cực kì cần thiết. Khi chưa thu hồi vốn mở cửa hàng mỹ phẩm, các khoản chi phí cố định và chi phí phát sinh vẫn cần được thanh toán. Do đó, nguồn vốn dự trù sẽ được sử dụng cho mục đích này. Thêm nữa, bạn cũng nên nhập thêm hàng mới góp phần đa dạng dòng mỹ phẩm để thu hút khách hàng hơn nữa. Mức vốn dự trù khoảng 50 triệu là hợp lý để duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng.
Nhắc đến mở cửa hàng mỹ phẩm cần bao nhiêu tiền bao giờ cũng không được bỏ qua khoản vốn dành cho địa điểm mở cửa hàng. Tùy theo diện tích và vị trí mà mức giá thuê các cửa hàng sẽ khác nhau. Bạn cần cân nhắc thật kĩ khoản vốn mà mình có để lựa chọn khu vực tránh tình trạng chọn địa điểm có tiền thuê quá cao trong khi hàng mới mở bán chưa được nhiều sẽ gây gánh nặng. Thông thường chi phí thuê địa điểm dao động từ 10-15 triệu/tháng và bạn sẽ phải trả trước một khoản tiền đặt cọc từ 3 – 6 tháng. Nên hãy đảm bảo bạn có đủ tài chính để trang trải trong khoảng thời gian khó khăn này.Nếu cửa hàng bạn mở tương đối lớn thì cần trích ra một khoản tiền để thuê nhân viên. Hãy tìm các bạn nữ trẻ có kinh nghiệm và có am hiểu về sản phẩm để có thể tư vấn tốt cho khách hàng đồng thời trông coi và vệ sinh quán. Hiện nay mức lương cứng thường rơi vào 3 – 5 triệu/tháng ngoài ra để khích lệ nhân viên bạn có thể cộng với % doanh thu. Tuy nhiên, nếu cửa hàng của bạn có quy mô nhỏ, thì việc tuyển nhân viên là lãng phí không cần thiết. Nhưng như thế đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ ra nhiều sức lực, tâm huyết hơn cho việc kinh doanh của mình, mặc dù vốn mở cửa hàng mỹ phẩm đã giảm đi một chút.Kinh doanh mỹ phẩm cần bao nhiêu vốn cũng không thể bỏ qua khoản vốn dự trì kinh doanh. Bởi lẽ phần lớn khi mới hoạt động trong tháng đầu rất có thể bạn sẽ chịu lỗ do đó khoản vốn trích ra lúc này là thực sự cần thiết để kiên trì bền bỉ trong thời gian đầu là cực kì cần thiết. Sau khi hoàn tất các bước trên thì việc duy trì hoạt động là yếu tố sống còn quyết định đến sự tồn tại của cửa hàng. Phần lớn những cửa hàng mới bắt đầu kinh doanh, lượng khách hàng ít, bạn có thể chịu lỗ hoặc chỉ để trang trải các khoản chi phí. Chính vì thế sự kiên trì bền bỉ trong thời gian đầu là cực kì cần thiết. Khi chưa thu hồi vốn mở cửa hàng mỹ phẩm, các khoản chi phí cố định và chi phí phát sinh vẫn cần được thanh toán. Do đó, nguồn vốn dự trù sẽ được sử dụng cho mục đích này. Thêm nữa, bạn cũng nên nhập thêm hàng mới góp phần đa dạng dòng mỹ phẩm để thu hút khách hàng hơn nữa. Mức vốn dự trù khoảng 50 triệu là hợp lý để duy trì hoạt động kinh doanh cửa hàng.
5. Chọn địa điểm kinh doanh mở cửa hàng mỹ phẩm phù hợp
Vị trí địa lí quyết định rất lớn đến sự thành công khi kinh doanh mỹ phẩm bán lẻ. Dù là địa điểm ở đâu, chúng tôi khuyên bạn nên chọn những khu vực có mật độ cư dân đông đúc, có thể là ngã ba, ngã tư trong trung tâm thành phố, đông người qua lại; đường phố đi lại dễ dàng, có chỗ để xe thoải mái cho khách hàng,…
Tuy nhiên, bạn luôn phải nhớ rằng, địa điểm cửa hàng mỹ phẩm chỉ là một trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Phần lớn, khách hàng tìm đến cửa hàng mỹ phẩm của bạn bởi chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc phục vụ khách hàng nhiệt tình, tận tâm.
Thực tế, có khá nhiều cửa hàng mỹ phẩm nổi tiếng được đông đảo các bạn trẻ biết đến đều không có được vị trí quá đẹp. Tất cả họ đều nằm sâu trong ngõ, nhiều nơi còn khó khăn trong việc di chuyển. Vì vậy, nếu chọn được địa điểm đẹp thì bạn đã có được một lợi thế rồi đó.
6. Nghiên cứu và phân tích thị trường
Sau khi đã lựa chọn được địa điểm kinh doanh và chuẩn bị nguồn vốn, bạn cần nghiên cứu thị trường mỹ phẩm, khảo sát về nhu cầu của đối tượng khách hàng, giá bán tại khu vực dự kiến kinh doanh, đồng thời nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nếu như bạn không có chuyên môn trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường, tốt nhất là bạn nên tìm đến một công ty tư vấn. Họ sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin nghiên cứu và phân tích thị trường mỹ phẩm với nội dung theo yêu cầu của bạn.
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm đơn giản với 10 bước.
7. Đăng ký kinh doanh và hoàn thành các thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì? Đây là những câu hỏi của rất nhiều bạn đang có ý định kinh doanh mỹ phẩm băn khoăn.
Mở cửa hàng bán mỹ phẩm cần đăng ký kinh doanh. Để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, và được bảo vệ bởi pháp luật, bạn cần đến cục quản lý đăng kí kinh doanh tại địa phương để hoàn thành thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm bán lẻ.
Chú ý khi đăng ký tên kinh doanh mỹ phẩm, hãy chọn tên ngắn gọn, dễ nhỡ, phản ánh đúng lĩnh vực kinh doanh của cửa hàng là bán mỹ phẩm.
8. Thiết kế, trang trí cửa hàng mỹ phẩm
Trước khi bắt đầu thiết kế cửa hàng, bạn phải biết cửa hàng mỹ phẩm của bạn đang hướng đến đối tượng khách hàng chính là những người trẻ, học sinh, sinh viên hay những phụ nữ trung tuổi có nhiều vấn đề về lão hóa da.
Với những người trẻ, phong cách nổi bật, màu sắc trẻ trung và có gu riêng sẽ là một điểm cộng dành cho cửa hàng mỹ phẩm của bạn. Nhưng đối với các khách hàng trung tuổi, màu sắc, thiết kế trang nhã sẽ nhận được nhiều phản hồi tích cực hơn.
Thêm vào đó, hãy đảm bảo khu vực trước và trong cửa hàng mỹ phẩm luôn trong tình trạng sạch sẽ. Chẳng có khách hàng nào muốn đến một cơ sở kinh doanh mỹ phẩm mà bừa bộn rác với thùng hàng carton đựng mỹ phẩm đâu.
Ngoài ra, để mang đến hình ảnh chuyên nghiệp của cửa hàng mỹ phẩm trong mắt khách hàng, bạn nên trang bị cho cửa hàng của mình một phần mềm quản lý cửa hàng mỹ phẩm và bộ thiết bị hỗ trợ bán hàng gồm: phần mềm in hóa đơn, máy quét mã vạch,…
Mở cửa hàng mỹ phẩm cần những gì ?
9. Thuê nhân viên bán hàng mỹ phẩm
Bạn là người quản lý và có thể không có mặt tại cửa hàng thường xuyên. Việc tuyển dụng nhân viên bán mỹ phẩm là một điều cần thiết. Số lượng nhân viên còn phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của cửa hàng mỹ phẩm của bạn.
Hãy cố gắng tối ưu số người nhất có thể bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, giúp tiết kiêm một phần chi phí, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh.
Một trong những bước cực kì quan trọng và khó khăn trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
Tuy nhiên, việc quảng bá thương hiệu không phải chỉ làm khi mới mở cửa hàng mà cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để shop của bạn luôn duy trì phong độ mà không bị tụt lại phía sau.
Bên cạnh việc bán hàng tại cửa hàng theo cách truyền thống. Với tỉ lệ người sử dụng Internet mua hàng ngày càng cao, tất nhiên các bạn không thể bỏ qua kênh bán hàng đầy tiềm năng này rồi.
Cách bán mỹ phẩm không tốn nhiều vốn mà vẫn có thể tiếp cận tập khách hàng lớn và chốt đơn dễ dàng:
Thiết kế website mỹ phẩm để tiếp cận tập khách hàng trực tuyến lớn
Hay hơn nữa bạn có thể bán hàng trên các sàn thương mai điện tử lớn nhất hiện nay như Lazada, Shopee, Tiki…
Sử dụng mạng xã hội để buôn bán mỹ phẩm: Facebook, Instagram,.. Rất đơn giản, chỉ cần có 1 tài khoản mạng xã hội là bạn đã có thể bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh mỹ phẩm ngay lập tức.
Tùy thuộc vào quy mô cũng như mục đích, bạn lựa chọn một trong 3 hình thức: Profile cá nhân, các group bán hàng, Fanpage hoặc áp dụng cả 3 loại trên.
Làm sao quản lý cửa hàng mỹ phẩm hiệu quả?
Công việc chủ shop cần làm để quản lý kinh doanh mỹ phẩm hiệu quả, chống thất thoát.
👉 XEM NGAY
Ý Tưởng Kinh Doanh Mỹ Phẩm
Ngành công nghiệp mỹ phẩm được gọi vui là ngành chống suy thoái kinh kế nhờ tạo ra hàng tỉ đô la doanh thu mỗi năm trên toàn thế giới. Theo ước tính của Ernst and Young, ngành công nghiệp này đã tạo ra tổng mức doanh thu lên tới 245 tỉ đô la vào năm 2012 chỉ tại nước Mỹ. Và doanh số bán mỹ phẩm ước tính sẽ còn tiếp tục tăng bởi sự cần thiết của nó trong cuộc sống con người.
Mô hình kinh doanh mỹ phẩm, những ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm online đột phá hiện nay
I. Kinh doanh mỹ phẩm có lãi không?
Ngành công nghiệp mỹ phẩm đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Nhu cầu về tất cả các loại sản phẩm làm đẹp bình dân, cao cấp ngày càng gia tăng, phát triển đồng đều ở các bộ phân dân cư khác nhau. Đặc biệt, ở tầng lớp trung lưu, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm mỹ phẩm xách tay cao cấp từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp,…, đang mở rộng, mang đến cơ hội đầu tư kinh doanh hấp dẫn cho nhiều người.
Trước đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm bị chi phối bởi các công ty hàng đầu như Unilever, MAC, Maybelline, …. nhưng ngày nay, nhiều công ty với quy mô vừa và nhỏ cũng đang góp mặt mạnh mẽ vào thị trường này
Không chỉ gói gọn trong thị trường bán lẻ mỹ phẩm, ngành công nghiệp mỹ phẩm còn bao gồm một loạt các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh khác như chăm sóc da, liệu pháp làm đẹp, thẩm mỹ viện, spa làm đẹp, cửa hàng mỹ phẩm, tiệm làm tóc,…
Những phân tích trên có thấy, có rất nhiều cơ hội kinh doanh trong ngành kinh doanh mỹ phẩm làm đẹp. Điều này chỉ ra rằng, ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm của bạn có thể triển khai ngay từ bây giờ và có thể mang lại lợi nhuận khủng sau một thời gian ngắn.(Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm khái niệm, thành phần, cách phân loại mỹ phẩm, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin trên Wikipedia Tại đây)
Kinh doanh mỹ phẩm có lời không? Có nên kinh doanh mỹ phẩm không?
II. Ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm đột phá, lợi nhuận cao
1. Bán lẻ mỹ phẩm
Do nhu cầu sử dụng các loại mỹ phẩm luôn ở mức cao, dù là ở lứa tuổi, vùng miền nào đi chăng nữa, ở quê hay thành phố, thì bạn vẫn sẽ kiếm lời lớn khi mở cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm. Với công việc này, bạn cần phải nghiên cứu sâu các loại mỹ phẩm trước khi bắt tay vào kinh doanh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu các loại mỹ phẩm đã được bán phổ biến ở nơi mà bạn dự định mở cửa hàng, cũng như thông tin về khách hàng mục tiêu, bao gồm cả sở thích và mức thu nhập của họ để chọn được mặt hàng phù hợp nhất.
Bán lẻ mỹ phẩm, cách xây dựng ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm thành công
2. Nhà phân phối mỹ phẩm
Giả sử bạn đã tích lũy được một số vốn kha khá, thì bạn có thể khởi nghiệp với quy mô lớn hơn là làm nhà phân phối mỹ phẩm cho các chuỗi cung ứng, bán hàng cho các nhà bán lẻ thay vì bán cho từng khách hàng.
Với ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm này, bạn có thể thu được mức lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nó lại chỉ có thể áp dụng được khi mà bạn đã xây dựng quan hệ tốt với một hệ thống các cửa hàng bán lẻ. Trên thực tế, làm nhà phân phối mỹ phẩm là cách tốt nhất để né tránh sự cạnh tranh từ các nhà bán lẻ khác trong khu vực, và thậm chí là tìm kiếm thành công cho mình dựa trên những sự cạnh tranh này.
3. Sản xuất, bán mỹ phẩm handmade
Bán mỹ phẩm handmade, mẹo xây dựng ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm đắt khách hiện nay
4. Nhận order mỹ phẩm từ các hãng nổi tiếng
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm, chưa có nhiều vốn hoặc muốn test nhu cầu thị trường, ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm xách tay là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Thông qua các mối quan hệ với bạn bè, người thân từ nước ngoài, các tiếp viên hàng không, bạn có thể liên kết với họ, nhận order mỹ phẩm xách tay từ các hãng mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới để kinh doanh kiếm lời.
Thông qua website bán hàng, các nền tảng MXH như Facebook, Instagram, Zalo,…, bạn có thể đăng các sản phẩm mỹ phẩm nổi tiếng của các hãng, giá bán, cách tính giá % order cho khách hàng chọn lựa. Vào các dịp sinh nhật hãng, các ngày lễ quan trọng, các hãng mỹ phẩm cũng đưa ra rất nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi sản phẩm. Nếu có nhiều vốn, bạn có thể gom hàng giảm giá để bán sau này. Nếu như bạn thực sự có khả năng, thì cơ hội làm giàu vẫn còn đang chờ đợi bạn ở phía trước.
Lưu ý: Để ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm oder được tiến hành thuận lợi, suôn sẻ, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh hàng xách tay từ những người đi trước. Việc này sẽ giúp bạn tìm được các mánh, mẹo đánh hàng, làm việc với đơn vị vận chuyển,…, để giảm thuế, hàng ít lỗi, hỗ trợ tốt cho công việc kinh doanh của mình.
Nhận order mỹ phẩm nước ngoài, ý tưởng kinh doanh mỹ phẩm online hiệu quả
5. Kinh doanh mỹ phẩm online
6. Viết blog mỹ phẩm, làm đẹp
Nếu như bạn đã thu hút được một lượng lớn người xem trực tuyến dưới dạng blog hoặc email marketing, thì bạn có thể kiếm tiền từ kinh doanh mỹ phẩm thông qua hình thức affiliate marketing (tiếp thị liên kết). Bạn cần liên hệ với nhà cung cấp sản phẩm để lấy link bán hàng, sau đó gắn link này vào bài blog của bạn. Khi khách hàng chọn mua sản phẩm qua liên kết này, bạn sẽ nhận được một phần hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm. Sự khác biệt giữa tiếp thị liên kết với việc bán hàng online trên các nền tảng như Shopee, Tiki, … là bạn thậm chí sẽ không cần phải chốt đơn, mà thay vào đó, bạn sẽ hướng người mua trực tiếp đến website của nhà cung cấp.
Tương tự như kinh doanh mỹ phẩm, kinh doanh đồng hồ cũng có rất nhiều mô hình, ý tưởng kinh doanh mang lại lợi nhuận cao cho bạn. Nếu muốn tham gia vào thị trường này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, những ý tưởng kinh doanh đồng hồ online trong bài viết của chúng tôi sẽ rất hữu ích với bạn.
Cách Kinh Doanh Mỹ Phẩm (Bài Toán Kinh Doanh Cần Bao Nhiêu Vốn)
Thị trường mỹ phẩm đang phát triển từng ngày cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự cải thiện về chất lượng cuộc sống của người dân. Việc sử dụng các sản phẩm làm đẹp không còn là mảnh đất của riêng các chị em phụ nữ mà của cả cánh mày râu, các cháu học sinh cũng như các mẹ các bà tuổi xế chiều. Chính vì vậy, cách kinh doanh mỹ phẩm sao cho hiệu quả chính là con đường rộng mở cho tất cả những người có máu kinh doanh.
Vốn mở cửa hàng mỹ phẩm
1.1. Tiền hàng
Ước tính số tiền bạn bỏ ra cho lần nhập hàng đầu tiên ít nhất phải khoảng từ 100 triệu đồng để có thể phủ kín các giá kệ và đủ sự đa dạng để khách hàng lựa chọn. Nếu bạn bán hàng online, có khi chỉ cần 5 triệu là bạn có thể bắt đầu, nhưng nếu bạn đang mong muốn mở cửa hàng mỹ phẩm, uy tín sẽ cao hơn rất nhiều và bán được nhiều hơn nên số vốn bỏ ra đương nhiên sẽ lớn hơn nhiều.
1.2. Tiền thuê mặt bằng
Giá thuê mặt bằng đủ để mở các cửa hàng ở các thành phố lớn tối thiểu khoảng 20 triệu đồng một tháng, trả tháng một, nhưng phải cọc 3 – 6 tháng thì tính ra bạn phải bỏ ra một khoản khoảng 100 triệu ngay từ lúc bắt đầu mở cửa hàng rồi.
1.3. Trang trí cửa hàng
Các công đoạn để bạn trang trí cửa hàng bao gồm làm trần thạch cao, làm cửa kính, đèn chiếu, giấy dán tường, lắp giá kệ, hệ thống gương và bàn tư vấn khách, trang trí cửa ra vào, camera, … là những thứ tối thiểu của cửa hàng mỹ phẩm bạn cần phải lắp đặt. Chi phí cho những đồ nội thất này nếu có tiết kiệm cũng sẽ tiêu tốn của bạn thêm khoảng 100 triệu nữa. Để phục vụ công việc bán hàng và quản lý cửa hàng của bạn hiệu quả, bạn cần trang bị thêm hệ thống phần cứng và phần mềm bán hàng. Một bộ trọn gói các phần mềm quản lí có chi phí khoảng 30 triệu sẽ giúp bạn có thể quản lý doanh số bán hàng, tránh thất thoát, báo cáo doanh thu cập nhật từng phút từng giây và dù bạn có đi đâu bạn cũng sẽ quản lý được cửa hàng từ xa chỉ thông qua một chiếc laptop.
Để đảm bảo an ninh, bạn có thể lắp thêm camera trong và ngoài cửa hàng. Một bộ camera 4 mắt với đầu ghi hình, ổ nhớ, công lắp chưa đến 10 triệu mà lại giúp ích cho việc giám sát nhân viên cũng như hạn chế trộm cắp từ bên ngoài.
1.4. Tuyển nhân viên
Nhân viên tư vấn và bán mỹ phẩm không chỉ có ngoại hình cần ưa nhìn, giao tiếp khéo léo mà còn phải được đào tạo để am hiểu về sản phẩm nên mức lương sẽ bao gồm lương tối thiểu (khoảng 5 triệu) + % doanh thu hàng tháng nữa. Nên 1 tháng tối thiểu bạn phải dành ra 20 triệu cho quỹ lương. Để tuyển được nhân viên, có thể bạn sẽ phải chi trả một khoản cho các trang tìm việc làm hay các công ty đào tạo khác về trang điểm, chăm sóc sắc đẹp, …
1.6. Tiền dự phòng rủi ro
Như vậy, nếu công việc của cửa hàng suôn sẻ và doanh thu tốt ngay từ ngày đầu tiên thì bạn chỉ cần khoảng 250 triệu cho đầu tư ban đầu, nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị thêm bằng đấy số tiền để đề phòng những rủi ro và đưa cửa hàng vào quỹ đạo ổn định nhất có thể.
Kinh nghiệm kinh doanh mỹ phẩm
2.1. Học hỏi kinh nghiệm từ các cửa hàng mỹ phẩm khác
2. Lên kế hoạch cho việc mở cửa hàng
Đa số các cửa hàng mỹ phẩm thất bại vì họ thiếu một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể. Dù bạn dự định kinh doanh gì, quy mô nhỏ hay lớn, điều đầu tiên cần làm là lập một bản kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tốt. Các nội dung trong bản kế hoạch bao gồm: Xứ mệnh tầm nhìn của cửa hàng, thị trường mục tiêu, ngân sách, mục tiêu, chân dung đối thủ, kế hoạch marketing, …
2.3. Lên kế hoạch ngân sách, tiền vốn
Kế hoạch ngân sách phải là một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Bạn cần bao nhiêu tiền để mở một cửa hàng như kế hoạch? Mỗi tháng phải trả bao nhiêu các khoản chi phí khác? Với tổng chi phí đó, bạn phải thu về lại bao nhiêu thì mới có lợi nhuận? Trong bao lâu thì có thể thu hồi vốn? Nếu không tính toán một cách kỹ lưỡng, có thể bạn sẽ thiếu hụt ngân sách và phải đóng cửa trong vòng vài tháng thôi.
2.4. Lựa chọn dòng mỹ phẩm để kinh doanh
Lựa chọn kinh doanh dòng mỹ phẩm nào là bước vô cùng quan trọng khi mở cửa hàng mỹ phẩm vì nó ảnh hưởng đến khả năng thành công của cửa hàng của bạn. Bạn sẽ phải kinh doanh các sản phẩm về chăm sóc tóc, chăm sóc da, đồ trang điểm hay chuyên son môi, sản phẩm trị mụn, … Việc lựa chọn sản phẩm phải dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến. Để lựa chọn đúng dòng mỹ phẩm và giúp việc kinh doanh hiệu quả, bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu của bạn là ai, độ tuổi của họ, mức thu nhập nhưu thế nào, khách hàng chuộng những dòng sản phẩm nào, thương hiệu ưa thích của họ là gì, trong khu vực hiện đã có ai kinh doanh sản phẩm đó chưa, … Sau khi đã xác định được các yếu tố trên, bạn mới nghĩ đến chuyện sẽ kinh doanh loại sản phẩm nào để đáp ứng được nhu cầu đại đa số khách hàng, bởi lẽ ở mỗi độ tuổi, mỗi khu vục thì nhu cầu chăm sóc bản thân, làm đẹp của mỗi người lại hoàn toàn khác nhau. Việc đánh trúng mục tiêu đối tượng và mong muốn của khách hàng chính là chìa khóa giúp bạn thu hút được sự quan tâm của khách hàng, dẫn đến việc kinh doanh hiệu quả và thành công.
2.5. Lựa chọn địa điểm phù hợp
Nếu kinh doanh tại nhà, bạn cần phải có một khu vực riêng để trưng bày sản phẩm. Nếu thuê mặt bằng, nên chọn mặt bằng nào đông người qua lại, giao thông thuận tiện đi lại, đông dân cư. Đặc biệt, đối với mặt hàng mỹ phẩm, nên mở cửa hàng tại những nơi khu dân cư có mức thu nhập cao thì sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh của bạn bởi lẽ như bạn cũng biết, mỹ phẩm có chất lượng thường có giá rất cao.
2.6. Tìm nhà cung cấp phù hợp
Ngoài việc tìm nhà cung cấp sản phẩm bạn còn phải tìm nhà cung cấp cho các thiết bị cửa hàng tùy vào kế hoạch ban đầu sao cho phù hợp. Chẳng hạn như: Kệ trưng bày, gương, phần mềm bán hàng, website, ghế, tủ, hệ thống an ninh, bàn trải nghiệm
2.8. Thuê nhân viên
Nếu kinh doanh tại nhà, có thể bạn sẽ muốn đảm nhiệm mọi công việc trong cửa hàng. Tuy nhiên nếu mở một cửa hàng với quy mô lớn hơn, bạn sẽ cần phải thuê thêm nhân viên để hỗ trợ. Việc thuê và training nhân viên cho cửa hàng cũng cần phải được lên kế hoạch rõ ràng, chọn đúng người phù hợp cho từng vị trí.
2.9. Thiết kế cửa hàng bắt mắt
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm
3.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm đầu tiên mà người kinh doanh cần chú ý đến đó chính là việc đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh bao gồm các bước sau:
– Lựa chọn loại hình kinh doanh mà bạn muốn: có thể là mô hình kinh doanh cá thể, công ty hợp danh công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, ….
– Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết và nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lên cơ quan cấp huyện nơi đặt địa điểm công ty, cửa hàng hoặc nộp tại sở kế hoạch đầu tư – phòng đăng ký kinh doanh nơi cửa hàng của bạn được hiện diện.
– Chờ được nhận giấy phép kinh doanh sau 7 ngày. Nếu sau 7 ngày vẫn chưa nhận được giấy phép kinh doanh thì cá nhân bạn có quyền gửi đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền.
3.2. Thủ tục công bố mỹ phẩm
Trường hợp bạn mở cửa hàng mỹ phẩm và muốn bán được nhiều sản phẩm trên thị trường thì nhất thiết phải thông qua cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp số tiếp nhận phiếu công số sản phẩm của cửa hàng. Giai đoạn này bao gồm các việc sau:
– Chuẩn bị và gửi hồ sơ tới cơ quan quản lý có thẩm quyền
– Chờ giải quyết và nhận hồ sơ. Sau khoảng thời gian 5 ngày nếu có sai sót hay cần điều chỉnh gì thì cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo bằng văn bản gửi tới cá nhân, tổ chức của bạn
3.3. Thủ tục kê khai thuế
Đối với mô hình kinh doanh cá nhân, cụ thể hơn là thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm thì cần phải chuẩn bị một số thủ tục kê khai thuế như sau:
– Thuế môn bài: Hồ sơ bao gồm mẫu tờ kê khai thuế môn bài.
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Căn cứ vào số liệu kê khai thuế và kết quả điều tra doanh thu thực tế của cơ quan thuế mà người kinh doanh được áp dụng những mức thuế GTGT khác nhau phù hợp. Đối với cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu hằng năm dưới 100 triệu đồng thì sẽ được miễn loại thuế này.
– Thuế thu nhập các nhân: Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh trong vòng 10 ngày, người kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kê khai vào mẫu khai thuế thu nhập cá nhân rồi gửi lên cơ quan thuế để hoàn thiện thủ tục đăng ký thuế thu nhập cá nhân của mình. Hồ sơ bao gồm: mẫu tờ khai đăng ký thuế thu nhập cá nhân theo quy định của bộ tài chính, bản sao giấy phép kinh doanh, bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những thủ tục mở cửa hàng mỹ phẩm cần thiết thì cửa hàng của bạn có thể đi vào hoạt động như bình thường.
Thep phần mềm bán hàng Online chúng tôi – tổng hợp
Mỹ Phẩm Và Những Thành Phần Chính
GIỚI THIỆU
Mỹ phẩm là những sản phẩm được thiết kế nhằm làm sạch, bảo vệ hay cải thiện một số tình trạng trên cơ thể bạn
Một số thành phần chính thường xuất hiện trong mỹ phẩm như là nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất giữ ẩm, phẩm màu và mùi hương.
Các thành phần có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, nhưng bất cứ các ảnh hưởng nào lên sức khỏe đều phụ thuộc chính vào nguyên liệu làm ra chúng.
Liều lượng của các chất hóa học trong mỹ phẩm đều đã được cân nhắc sao cho nguy cơ đến sức khỏe là thấp nhất
Tại Úc, mỹ phẩm và các thành phần của chúng được quy định rất nghiêm bởi một số cơ quan chính phủ.
Mỹ phẩm không phải là một phát minh hiện đại. Con người đã biết sử dụng rất nhiều chất để cải thiện vẻ bề ngoài và làm cho nó nổi bật cách đây khoảng 10,000 năm hoặc hơn.
Phụ nữ thời Ai Cập cổ đã biết sử dụng Kohl, một hợp chất chứa bột Chì sulphid để kẻ mí mắt và Cleopatra để tắm cùng với sữa để da trắng mịn hơn. 3000 năm trước Công nguyên đàn ông và phụ nữ Trung Quốc đã bắt đầu biết nhuộm móng tay của họ với phẩm màu phân biệt theo tầng lớp trong xã hội, trong khi phụ nữ Hy Lạp sử dụng Chì carbonat (PbCO3) để làm trắng da. Đất sét được trộn vào bột làm mỹ phẩm trong truyền thống người Châu Phi và thổ dân Úc vẫn sử dụng bột đá và khoáng chất để vẽ lên người trong các dịp lễ hội.
MỸ PHẨM LÀ GÌ?
Quy định và an toàn
Tại Úc, việc sản xuất và sử dụng hóa chất cả trong mỹ phẩm đều rất được xem trọng, tất cả sẽ được quản lý bởi Cục công nghiệp hóa chất quốc gia Úc (NICNAS). NICNAS hoạt động để đảm bảo là các hóa chất sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đáng ghi nhận cho người sử dụng hoặc cho môi trường.
Trong trường hợp mỹ phẩm, mỗi thành phần trong sản phẩm đều phải được đánh giá khoa học và chấp thuận bởi NICNAS trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu vào Úc và trước khi chúng được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng. NICNAS sẽ công bố giới hạn nồng độ mà các hóa chất được sử dụng trong một sản phẩm và cũng hướng dẫn đánh giá khi có một bằng chứng mới được công bố.
Những mỹ phẩm được bổ sung mục tiêu điều trị (như là sản phẩm dưỡng ẩm đồng thời giúp làm trắng da) sẽ được quy định bởi một tổ chức khác là Cụ quản lý các sản phẩm điều trị (TGA).
Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác cũng phải làm nhãn theo quy định của Nghị định thi hành thương mại năm 1991. Nghị định này yêu cầu tất cả các thành phần trong sản phẩm phải được liệt kê trên nhãn và được thi hành bởi Ủy ban người tiêu dùng Úc(ACCC).
Nhãn thành phần
Cũng như ngành thực phẩm, ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng là đối tượng bắt buộc có nhãn sản phẩm được quy định bới chính phủ Úc. Thành phần trong sản phẩm phải được liệt kê trong bao bì, trên sản phẩm hoặc bằng những cách khác để người tiêu dùng có thể đọc được. Cũng như nhãn thực phẩm , các thành phần được liệt kê giảm dần theo khối lượng hoặc dung tích. Mục tiêu của việc bắt buộc làm nhãn thành phần là để người tiêu dùng có thể nhận biết được các thành phần mà họ bị dị ứng hoặc họ có thể so sánh với các sản phẩm khác có cùng tác dụng.
Các sản phẩm được phân loại là sản phẩm điều trị chứ không phải mỹ phẩm khi chúng có mục đích điều trị bệnh hoặc cải thiện quá trình nào đó của cơ thể. Các sản phẩm điều trị có yêu cầu khác về nhãn sản phẩm. Không như mỹ phẩm, họ chỉ cần liệt kê các thành phần có hoạt tính và bất cứ thành phần nào được cho là có nguy cơ gây tác dụng phụ trên một số người. Các sản phẩm ức chế tiết mồ hôi và trị gàu thuộc danh sách này. Mỹ phẩm không bị yêu cầu chứng minh tác dụng của chúng một cách khoa học như là các sản phẩm điều trị. Các tác dụng của chúng thường được các nhà sản xuất viết dưới dạng “có thể giảm các nếp nhăn”. Chính vì vậy mà người tiêu dùng cần biết rằng rất nhiều mục tiêu của mỹ phẩm không hề được chứng minh khoa học.
MỸ PHẨM THƯỜNG CHỨA NHỮNG GÌ?
Hiện nay, có hàng ngàn lại mỹ phẩm khác nhau trên thị trường, tất cả chúng đều có cách phối hợp thành phần khác nhau. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 12,500 loại hóa chất được cho phép sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể.
Một sản phẩm có thể chứ từ 15 đến 50 thành phần. Một ngày mỗi phụ nữ có thể sử dụng từ 9-15 sản phẩm chăm sóc cơ thể, nếu tính luôn nước hoa, mỗi ngày có khoảng 515 chất hóa học tiếp xúc với da họ thông qua việc sử dụng mỹ phẩm.
Nhưng chính xác là chúng ta đã đưa những gì lên da mình? Những cái tên dài trên nhãn thành phần có nghĩa là gì và nó có tác dụng như thế nào? Mặc dù mỗi sản phẩm đều có công thức khác nhau, nhưng hầu như các mỹ phẩm chứa những thành phần thông dụng sau: nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất làm mềm da, phẩm màu, mùi hương và chất ổn định pH.
Nước
Nếu sản phẩm của bạn đựng trong chai, rất có khả năng là thành phần đầu tiên trong list sẽ là nước. H2O là dạng nước cơ bản xuất hiện hầu như trong tất cả các mỹ phẩm bao gồm kem, lotion, makeup, lăn khử mùi, dầu gội đầu và dầu xả. Nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bào chế, như là một chất hòa tan, hòa tan các thành phần khác và giúp đồng nhất nhũ tương.
Nước được sử dụng trong mỹ phẩm không giống như nước mà bạn sử dụng từ vòi hàng ngày. Nó phải là nước siêu tinh khiết nghĩa là không có vi khuẩn, chất độc hoặc các chất ô nhiễm khác. Bởi lý do đó mà trên nhãn chúng ta thường thấy nước cất, nước tinh khiết hoặc aqua.
Chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa là những chất giúp giữ các thành phần không giống nhau (như là dầu và nước) không bị tách lớp. Rất nhiều mỹ phẩm được sản xuất dựa trên sự nhũ hóa nghĩa là một lượng nhỏ dầu phân tán vào nước hoặc là một lượng nhỏ nước phân tán trong dầu. Vì dầu và nước không hòa lẫn vào nhau dù cho bạn ra sức lắc, trộn hoặc khuấy như thế nào đi nữa. Chất nhũ hóa được thêm vào hỗn hợp đó để thay đổi sức căng bề mặt giữa dầu và nước, tại ra một thể đồng nhất. Các chất nhũ hóa thường được sử dụng trong mỹ phẩm như là polusorbate, laureth-4 và kali cetyl sulfate
Chất bảo quản
Chất bảo quản là một thành phần rất quan trọng. Chất bảo quản được thêm vào mỹ phẩm để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật như là vi khuẩn, nấm những tác nhân có thể làm hư hỏng sản phẩm và gây hại cho người sử dụng. Vì hầu hết vi sinh vật đều sống trong môi trường nước nên các chất bảo quản được sử dụng cũng phải tan trong nước. Các chất bảo quản sử dụng trong mỹ phẩm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo và được sử dụng dưới các dạng khác nhau tùy vào công thức của sản phẩm. Một số yêu cấu nồng độ trong khoảng 0,01% trong khi một số khác lại cao hơn 5%.
Một số chất bảo quản thường được sử dụng là paraben, benzyl alcohol, acid salicylic, formaldehyde và tetrasodium EDTA.
Người tiêu dùng khi mua những sản phẩm “không có chất bảo quản” cần biết rằng những sản phẩm này có hạn sử dụng rất ngắn và cần lưu ý khi có bất cứ thay đổi nào xảy ra về màu sắc, mùi…
Chất làm đặc
Các chất làm đặc giúp cho sản phẩm có một độ đặc đồng nhất nhất định. Chúng có thể thuộc 4 nhóm sau:
Chất làm đặc lipid thường có dạng rắn ở nhiệt độ phòng nhưng có thể ở dạng lỏng và có thể thêm vào các mỹ phẩm dạng nhũ tương. Chúng hoạt động bằng cách đưa thể trạng đặc tự nhiên của chúng vào công thức bào chế. Một số chất làm đặc như cetyl alcohol, acid stearic và sáp carnauba.
Chất làm đặc từ tự nhiên, chúng là các polymer tan trong nước, trương phồng lên và làm tăng độ nhớt của sản phẩm. Mốt số chất như là hydroxyethyl cellulose, guar gum, xanthan gum và gelatin. Các loại mỹ phẩm quá đặc có thể được pha loãng với dung môi như là nước hoặc alcohol.
Chất khoáng làm đặc cũng có nguồn gốc tự nhiên, cũng giống như những chất làm đặc khác, chúng tan trong nước và dầu làm tăng độ nhớt của sản phẩm nhưng đem lại một kết quả khác với khi sử dụng gum. Một số chất khoáng làm đặc thông thường như magnesium aluminium silicate, silica và bentonite.
Nhóm cuối cùng là chất làm đặc tổng hợp. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm lotion và kem. Những chất làm đặc nhân tạo phổ biến như carbomer, polymer acid acrylic tan trong nước và có thể sử dụng trong các gel làm sạch da. Một số chất làm đặc khác như cetyl palmitate và ammonium acryloyldimethyltaurate.
Chất làm mềm
Các chất làm mềm da bằng cách ngăn mất nước. Chúng được sử dụng trong nhiều sản phẩm như là son môi, lotion và kem. Một số chất làm mềm từ tự nhiên và tổng hợp như là sáp ong, dầu oliu, dầu dừa và lanoin, petrolatum, dầu khoáng, glycerin, kẽm oxid, butyl stearate và diflycol laurate.
Các phẩm màu
Một bờ môi đỏ, màu mắt khói hay má hồng, chúng là mục tiêu của nhiều mỹ phẩm nhằm làm nổi bật hoặc cải thiện màu tự nhiên của cơ thể. Một lượng lớn các chất được sử dụng để cung cấp các dải màu cho các sản phẩm trang điểm. Các thành phần khoáng như là oxid sắt, mangan, oxid crom và bột than. Các phẩm màu tự nhiên có thể được làm từ thực vật như là bột củ cải tía, hoặc từ động vật như cánh kiến. Gần đây, các nhà sản xuất sử dụng đỏ carmin, chiết xuất cánh kiến hoặc màu đỏ số 4 tự nhiên.
Các phẩm màu có thể chia làm 2 nhóm: organic là nhóm các phân tử từ carbon và nhóm inorganic là các oxid kim loại. Hai phẩm màu organic chính là lake và toner. Phẩm màu lake được làm bằng cách kết hợp phẩm nhuộm với một chất không tan như alumina hydrate. Sự kết hợp này giúp cho phẩm nhuộm không tan trong nước, tạo ra các sản phẩm chống thấm nước và không trôi khi tiếp xúc với nước. Phẩm màu toner là một phẩm màu organic không kết hợp với bất cứ hợp chất nào khác.
Các phẩm màu inorganic từ oxid kim loại thì nhạt màu hơn các phẩm màu organic nhưng không bị ảnh hưởng bới nhiệt độ, ánh sáng và bền màu hơn.
Các phẩm màu và nguồn gốc của chúng
Oxid sắt cho các màu vàng, đỏ và đen. Các loại oxid sắt cho các dải màu từ nâu đến màu da tự nhiên.
Oxid crom cho màu xanh lá. Nó có thể an toàn cho các mỹ phẩm sử dụng ngoài da nhưng không dùng cho son môi vì có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Ultramarine (Na8-10Al6Si6O24S2-4) là một chất có nguồn gốc tự nhiên từ khoáng lapis lazuli và tạo màu xanh dương. Nó là một oxid của natri, nhôm và silicon, và cũng chứa lưu huỳnh tạo màu xanh sống động. Khi lưu huỳnh thay đổi hóa trị nó có thể tạo ra màu hồng hoặc màu tím cho phẩm màu. Phẩm màu này cũng không được cho phép sử dụng cho son môi.
Ammonium manganese (III) pyrophosphate(H4NMnO7P2) là một loại oxid của Mangan cho màu tím đậm.
Màu xanh sắt được tạo thành bởi sự oxy hóa muối sắt cyanid (C18Fe7N18) và là một trong những phẩm màu nhân tạp đầu tiên. Nó cho màu xanh dương đậm và được phát triển để thay thế cho phẩm màu Ultramarine đắt đỏ. Phẩm màu này cũng không được sử dụng cho son môi.
Titanium oxid (TiO2) có 2 dạng được sử dụng trong mỹ phẩm là anatase và rutile. Chúng có cùng công thức hóa học nhưng hơi khác nhau ở cấu trúc tinh thể. Cả 2 loại này đều được sử dụng để tạo màu trắng. Cấu trúc của rutile có chỉ số khúc xạ cao hơn nghĩa là cho màu như ngọc trai.
Kẽm oxid (ZnO) cũng được sử dụng để tạo màu trắng. Thêm vào đó, Kẽm oxid cũng được sử dụng để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời vì nó phản chiếu và phân tán tia UV.
Các chất làm mờ và làm sáng
Tác dụng làm mờ có thể được sáng tạo bằng rất nhiều nguyên liệu. Một trong số những chất thông dụng nhất là mica và bismuth oxyclorid.
Các sản phẩm làm từ mica chứa [KAl2(AlSi3O10)(F,OH)2] còn được gọi là mica trắng. Dạng tự nhiên của nó là những miếng mỏng hoặc là xay ra thành bột. Các phân tử nhỏ trong bột phản chiếu ánh sáng, chính điều đó tạo hiệu quả làm mờ thường thấy ở nhiều mỹ phẩm. Mica được phủ titanium dioxid lớp trắng khi nhìn thẳng nhưng tạo một dải óng ánh khi nhìn từ các góc khác.
Bismuth oxyclorid (BiClO) được sử dụng để tạo hiệu ứng xám bạc như ngọc trai. Hợp chất này tự nhiên được lấy từ khoáng bismoclite rất hiếm nhưng thường được tổng hợp và được biết đến với tên gọi ngọc trai nhân tạo.
Kích thước của các phân tử được sử dụng để làm nên màu ngọc trai hay làm mờ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sáng của sản phẩm. Những phân tử nhỏ (15-60 micromet) thì bột mịn hơn và phủ tốt hơn. Những phân tử lớn hơn (lớn hơn 500micromet) thì bóng hơn và trong suốt hơn.
Mùi hương
Mùi hương của mỹ phẩm cũng rất quan trọng, dù cho mỹ phẩm đó hiệu quả như thế nào mà mùi của nó khó chịu thì người dùng cũng rất khó chịu. Những nghiên cứu về tiêu dùng đã cho thấy mùi hương là một trong những yếu tố mấu chốt khi người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm đó.
Hóa chất, cả tự nhiên và tổng hợp khi được cho vào mỹ phẩm đều tạo một mùi nhất định. Những sản phẩm không mùi có thể chứa các mùi khử giúp che đậy mùi của các hóa chất khác.
Từ mùi hương thường được dùng với nghĩa là các mùi tổng hợp. Những mùi hương được liệt kê trong danh sách thành phần có thể là đại diện cho hàng tá hoặc hàng trăm hợp chất hóa học để tạo nên mùi ấy. Các nhà sản xuất không liệt kê các thành phần chi tiết vì muốn bảo vệ bí quyết của mình.
Có hơn 3000 hóa chất được sử dụng để tạo nên một số lượng lớn các mùi hương được sử dụng trong mỹ phẩm khắp thế giới. Có một danh sách các mùi được công bố bởi ngành công nghiệp mùi hương. Tất cả các thành phần trong danh sách đều phải được Hiệp hội nước hoa quốc tế đưa ra một chuẩn an toàn sử dụng trong sản phẩm. Tuy nhiên, việc không biết được thành phần chi tiết của các mùi hương có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Nếu người tiêu dùng quan tâm đến những thành phần đó, họ nên chọn những sản phẩm không mùi hoặc mua những sản phẩm của các công ty mà nhãn sản phẩm của họ chi tiết hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Bước Mở Cửa Hàng Kinh Doanh Mỹ Phẩm Thành Công trên website 2atlantic.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!